Tình hình hoạt động tại công ty cổ phần thiết bị xăng dầu petrolimex

Trong một doanh nghiệp, vai trò của các quyết định là hết sức quan trọng và cần thiết. Người có thẩm quyền đưa ra các quyết định quan trọng đối với doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp. Do vậy, các quyết định cần phải giải quyết được 3 vấn đề sau: * Huy động vốn từ các nguồn nào nhằm đảm bảo nguyên tắc: Tính chất của nguồn vốn phải phù hợp với tính chất của việc sử dụng vốn. * Đầu tư vốn vào những tài sản nào là tốt nhất và mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. * Làm thế nào để quản lý tốt mọi hoạt động ở doanh nghiệp mình nhằm ngày một nâng cao hiệu qủa sử dụng các tài sản cũng như tăng giá trị doanh nghiệp. Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp có thể giúp các nhà quản lý làm được điều đó bởi công tác này làm nổi bật tầm quan trọng của các dự báo tài chính, đồng thời là cơ sở cho các nhà quản lý làm sáng tỏ không chỉ chính sách tài chính mà còn cả chính sách chung trong doanh nghiệp.

doc17 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động tại công ty cổ phần thiết bị xăng dầu petrolimex, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu Hoạt động tài chính luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động của doanh nghiệp, và quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong cuộc đời kinh doanh của mình. Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, không chỉ trong phạm vi đất nước mà trên phạm vi toàn thế giới, hoạt động tài chính luôn là một hoạt động quan trọng hơn bao giờ hết . Trong đợt thực tập tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex em đã học được nhiều điều về thực tiễn tài chính cũng như đã củng cố thêm lượng kiến thức em đã học. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Vũ Duy Hào và các cô chú trong Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. I./ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÔNG TY. 1./ Lịnh sử hình thành Công ty. Công ty cổ phần thiết bị Petrolimex tiền thân là Chi Cục Vật Tư I được ra đời từ ngày 28/12/1968 tại quyết định số 412/VT do tổng cục trưởng tổng cục Vật tư Nguyễn Đức Tâm ký. Ngay từ ngày đầu mới ra đời Chi cục được bộ vật tư nay là bộ thương mại giao: tổ chức, tiếp nhận, bảo quản, cung ứng và sản xuất thiết bị xăng dầu; cho hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước là "Xây dựng và bảo vệ tổ quốc". Ngày 20/12/1972 Bộ trưởng bộ vật tử Trần Danh Tuyên ký quyết định 719/VTđổi tên chi cục thành công ty vật tư I. Ngày 12/4/1977 theo quyết định 233/VTQĐ kho tích liệu của tổng công ty xăng dầu được sát nhập vào công ty vật tư I và tên của công ty Vật tư chuyên dùng xăng dâu ra đời, từ đó công ty là thành viên của đại gia đình Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Tháng 3/1993 công ty vật tư xăng dầu chuyên dùng được đăng ký lại theo quyết định số 388/TTg của Thủ tướng chính phủ. Tháng 9/1997 bộ Thương Mại bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ xuất nhập khẩu trực tiếp và xây lắp các công trình xăng dầu. Ngày 30/11/2000 theo quyết định số1642/2000/QĐ_BTM của bộ trưởng bộ thương mại, công ty vật tư chuyên dùng xăng dầu được đổi tên thành Công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex và bổ sung thêm nhiệm vụ: đong mới, sửa chữa, cải tạo các loại xe vận tải vận chuyển xăng dầu, hoá chất, khí hoá lỏng. Tại quyết định 1437/2001/QĐ_BTM ngày 19/12/2001 của bộ trưởng bộ thương mại về việc chuyển công ty thiết bị xăng dầu thành Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu. Tên gọi tiếng Việt: Tổng công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex. Tên gọi tiếng anh: PETROLIMEX EQUIPMENT STOCK COMPANY Viết tắt là: PECO Địa chỉ: số 9, ngõ 84, phố Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình , Hà Nội. Số điện thoại: 04.343654 - 7719709 - 7719572 - 8310515 Số fax: 04.77189661 2./ Đặc điểm tình hình Công ty - Hình thức sở hữu: Vốn góp cổ phần. - Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư thiết bị ngành dầu khí, sản xuất sửa chữa lắp đặt vật tư thiết bị; phương tiện tồn chứa vận chuyển bơm rót của ngành dầu khí; thi công xây lắp công trình tư vấn dịch vụ, cho thuê văn phòng, kho bãi, thiết bị. - Nhân viên: Có 132 nhân viên trong đó nhân viên quản lý là 32 người. - Chế độ kế toán áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ, đơn vị tiền tệ là tiền Việt Nam. 3./ Sơ đồ bộ máy tổ chức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính nhân sự Phòng kinh doanh Các cửa hàng VTTB xăng dầu xí nghiệp cơ khí và điện tử xăng dầu Chi nhánh ở miềm Nam Phòng tổng hợp Nhà máy thiết bị điện tử Xưởng cơ khí Đội xây lắp công trình Tổ dịch vụ Phòng bảo vệ Tổ bán hàng 1./ Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ động là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty bao gồm các cổ động có quyền biểu quyết. Đại hội động cổ đông họp ít nhất mỗi năm 1 lần trong thời hạn dưới 90 ngày kể từ ngày khi kết thúc năm tài chính hoặc họp bất thường. * Đại hội đồng cổ động có các nhiệm vụ và quyền sau: - Quyết định loại, tổng số cổ phần và các loại chứng khoán khác của Công ty được chào bán. - Quyết định số cổ tức hàng năm của từng cổ phần do Hội đồng quản trị đề nghị. - Quyết định việc thành lập Công ty con, chia tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể Công ty, thanh lý tài sản trong thời hạn Công ty giải thể. - Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ hoặc vốn điều lệ của Công ty. - Quyết định mua, bán tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư tài chính có giá trị lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu được ghi trong sổ kế toán. - Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán mỗi loại. - Quyết định bán, niêm yết cổ phần Công ty trên thị trường chứng khoán. - Quyết định cổ phần cho công ty con và khống chế số lượng tối đa bán cho các công ty con. - Bầu hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. - Xem xét, xử lý các vi phạm của hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông. - Thông báo, báo cáo tài chính tổng hợp hàng năm, phương án và phương pháp sử dụng lợi nhuận và các quỹ của Công ty do hội đồng quản trị đề nghị. - Nghe và chất vấn báo cáo của hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát về tình hình hoạt động của Công ty. - Nghe kết luận báo cáo kiểm của năm tài chính của Công ty. - Quyết định thù lao hoạt động của các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát và tiền lương của các thành viên hội đồng quản trị chuyên trách (nếu có). - Thông qua định hướng phát triển trung hạn, dài hạn hàng năm của Công ty do hội đồng quản trị đề nghị. - Các quyền khác... 2./ Hội đồng quản trị. - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty do đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc quyền của Đại hội đồng cổ đông. - Hội đồng quản trị có 5 thành viên... nhiệm kỳ là 3 năm. 3./ Giám đốc. Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về quyền hạn, nhiệm vụ được giao và được quyền uỷ nhiệm đầy đủ quyền hạn cần thiết để quản lý, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Giám đốc có thể là thành viên của hội đồng quản trị. 4./ Ban kiểm soát. - Ban kiểm soát gồm 3 thành viên trong đó có 1 thành viên đại diện cổ đông chi phối và có ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu bãi nhiệm kỹ của ban kiểm soát cùng nhiệm kỳ với thành viên Hội đồng quản trị. Các thành viên trong Ban kiểm soát bầu 1 người làm trưởng. - Ban kiểm soát kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị. Hoạt động điều hành kinh doanh của giám đốc Công ty, trong ghi chép quyết toán và báo cáo tài chính, kiểm soát và giám sát Hội đồng quản trị, giám đốc điển hình trong việc chấp hành điều lệ và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. 5./ Các bộ phận khác : Thực hiện các công việc theo sự điều động của Hội đồng quản trị và Giám đốc và các Phòng ban khác trong công ty. II/ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG. 1/ Chức năng hoạt động: - Kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại thiết bị vật tư. - Sản xuất, sửa chữa phương tiện tồn chứa, vận chuyển, bơm rót của ngành dầu khí. - Đóng mới, cải tạo các loại xe vận chuyển xăng dầu, hoá chất, khí hoá lỏng. - Thi công xây lắp công trình dầu khí - Tư vấn dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. - Cho thuê văn phòng, kho bãi, thiết bị. - Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu 2/ Mục tiêu. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh được quy định ở trên, nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho các cổ đông; bảo toàn và phát triển vốn của các cổ đông; tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động; đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội và góp phần giữ vững thế chủ đạo của tổng công ty xăng dầu Việt Nam trên thị trường. 3/ Phạm vi hoạt động. Trên toàn bộ lãnh thổ việt nam, ở mọi vùng của tổ quốc và ra cả nước ngoài (nếu có). 4./ Tình hình công ty. Vốn điều lệ 10.000.000.000 VNĐ chia làm 100.000 cổ phần phổ thông, mỗi cổ phần là 100.000 VNĐ Riêng tổng công ty xăng dầu chiếm 30% cổ phần. Hội đồng quản trị của công ty gồm 5 thành viên trong đó 3 thành viên là đại diện của cổ đông chi phối nhiệm kỳ 3 năm. Tình hình đầu kỳ - Công ty đã tiến hành hoàn tất các thủ tục đất đai tại hầu hết các địa điểm Công ty hiện đang quản lý và giao cho xí nghiệp cơ khí điện tử xăng dầu triển khai xây dựng của hàng xăng dầu tại xí nghiệp với kinh phí khoảng 496.000.000 VNĐ và cải tạo nâng cấp kho Thanh Liệt 335.000.000 VNĐ với phương hướng đầu tư để tăng sản xuất kinh doanh. Công ty đầu tư thực hiện đúng quy chế có trọng điểm, đảm bảo chất lượng và mang lại hiệu quả thiết thực. Dự kiến trong năm 2003 Công ty sẽ quan tâm sử dụng có hiệu quả quỹ đất tại đai hiện có và tìm kiếm đầu tư phát triển cửa hàng kinh doanh xăng dầu bán lẻ. Thành lập chi nhánh Công ty tại phía Nam tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Công ty đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị công cụ nên công tác bảo hành bảo dưỡng vật tư thiết bị phục vụ bán hàng được nâng cao và khẳng định uy tín của Công ty. Nhằm đa dạng hoá các mặt hành kinh doanh Công ty đã hoàn việc đăng ký mẫu mã và sản xuất sản phẩm là cột bơm hiện Công ty Peco 1, bước đầu đã có hơn 30 sản phẩm được bán ra ngoài thị trường. Hiện này Công ty đang đẩy nhanh triển khai kế hoạch 2 giai đoạn lắp ráp IKD cột bơm Tatsuno. Công ty dự kiến sản xuất, tiếp thị và phổ biến loại cột bơm trên nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường tăng giá trị gia tăng cho hàng hoá và giảm giá sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Công tác tài chính và quản lý tài chính của công ty. - Công tác tài chính kế toán năm 2002 nói chung là tốt, công ty đã trả xong nợ cũ của tổng. Các đơn vị trong công ty thực hiện nghiêm túc các quy định về kế toán thống kê và pháp luật nhà nước. - Lợi nhuận do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại dạt 2,8 tỷ đạt 28% vốn điều lệ, đây cũng là kết quả khả quan đáng khích lệ. - Công tác thu hồi công nợ thời gian qua công ty đã cố gắng song vẫn chưa kịp thời, một số trường hợp vẫn còn chậm. Cong ty thực hiện đẩy mạnh quyết đoán dứt điểm các công trình xây lắp dịch vụ III./ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI. Bước sang năm 2003 việc kinh doanh xăng dầu việc kinh doanh xăng dầu trên thị trường đang diễn ra ngay ngắt, việc đầu tư cơ sở vật chất của các đơn vị kinh doanh xăng dầu đã bước đầu đi vào chiều sâu. Kết quả thực hiện với lãi suất dự kiến khoảng 220.000.000 VNĐ. Trong đó Công ty đã lắp ráp được 500 cột bơm các loại và đưa vào sử dụng 433 cột bơm. Đặc điểm nổi bật là Công ty đã phục vụ kịp thời tận nơi nhu cầu cột bơm cho các đơn vị trong ngành, lắp ráp đến đâu sử dụng hết đến đó đỡ phần tồn kho. Tuy nhiên do vốn ít, đồng thời Công ty lắp ráp thêm cột bơm Peco 1 và kinh doanh thêm cột bơm Tatsuno nên doanh thu không được như dự kiến. Kế hoạch trong năm 2003 là: - Tiếp tục theo đuổi mục tiêu với 7 loại hình kinh doanh chính. Dự kiến: + Kinh doanh vật tư tăng tư 10% - 12%. + Kinh doanh xăng dầu từ 9% - 10%. + Sản xuất cơ khí tăng từ 5% - 7%. + Kinh doanh xây lắp tăng từ 5% - 7%. + Lắp ráp tăng từ 3% - 4%. + Kinh doanh dịch vụ cho thê tài sản và hoạt động khác tăng từ 15% - 17%. + Dịch vụ hàng gửi tăng từ 2% - 3%. - Đẩy nhanh được sản xuất, lắp ráp 2 loại cột bơm mới và nhanh chóng đưa vào sử dụng một cách phổ biến. - Huy động thêm vốn, đầu tư có trọng điểm nhằm đảm bảo hoạt động của Công ty. - Nâng cao dịch vụ bảo hành bảo dưỡng nhằm tăng uy tín của Công ty, đảm bảo hoạt động được bình thường. - Đẩy mạnh việc hoạt động sản xuất kinh doanh ở các tỉnh phía Nam. Một số chỉ tiêu đặt ra. *Doanh thu:87.900.000.000 VNĐ * chi phí:85.950.000.000 VNĐ *lợi nhậu trước thuế:1.950.000.000 VNĐ *trả lãi cổ tức:1.100.000.000 VNĐ (11% vốn điều lệ) *lao động: 135 người *lương bình quân: 1.200.000VNĐ/ người/ tháng IV./ CÁC QUAN ĐIỂM CHUNG : Khái niệm về tài chính doanh nghiệp : Theo quan điểm chung nhất của các nhà kinh tế học, Tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp, phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanhh nghiệp. 2. Tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp : a. Đối với người quản lý doanh nghiệp : Trong một doanh nghiệp, vai trò của các quyết định là hết sức quan trọng và cần thiết. Người có thẩm quyền đưa ra các quyết định quan trọng đối với doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp. Do vậy, các quyết định cần phải giải quyết được 3 vấn đề sau: * Huy động vốn từ các nguồn nào nhằm đảm bảo nguyên tắc: Tính chất của nguồn vốn phải phù hợp với tính chất của việc sử dụng vốn. * Đầu tư vốn vào những tài sản nào là tốt nhất và mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. * Làm thế nào để quản lý tốt mọi hoạt động ở doanh nghiệp mình nhằm ngày một nâng cao hiệu qủa sử dụng các tài sản cũng như tăng giá trị doanh nghiệp. Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp có thể giúp các nhà quản lý làm được điều đó bởi công tác này làm nổi bật tầm quan trọng của các dự báo tài chính, đồng thời là cơ sở cho các nhà quản lý làm sáng tỏ không chỉ chính sách tài chính mà còn cả chính sách chung trong doanh nghiệp. b. Đối với nhà đầu tư vào doanh nghiệp : Với họ, mục tiêu hàng đầu là cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro mà họ có thể đạt được cũng như gánh chịu. Do vậy, khi đầu tư vào doanh nghiệp tình hình tài chính của công ty ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Để cân bằng lợi nhuận và rủi ro, họ cần thiết phải phân tích tài chính doanh nghiệp theo cách riêng của mình. Thu nhập của họ thông thường thể hiện dưới hình thức là cổ tức và họ tham gia vào doanh nghiệp với tư cách là cổ đông tức là người góp vốn vào doanh nghiệp và là đồng sở hữu doanh nghiệp. Làm giàu cho doanh nghiệp cũng chính là làm giàu cho chính bản thân họ, do đó việc phân tích cẩn thận tình hình tài chính doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp và chính sách hợp lý là điều rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, cũng có những người chỉ quan tâm đến sự chênh lệch giá cổ phiếu của công ty chứ không hề quan tâm tới việc làm giàu cho công ty. Với những người này, họ chỉ cần nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách sơ bộ để có thể quyết định nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Nhưng dù họ có tham gia vào doanh nghiệp dưới hình thức nào đi chăng nữa thì điều họ quan tâm trước tiên là tình hình tài chính. Phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp họ có những quyết định đúng đắn, hợp lý và kịp thời. c. Đối với chủ nợ của doanh nghiệp : Người cho vay đối với doanh nghiệp không giống với người đầu tư vào doanh nghiệp vì họ không có lợi tức từ doanh nghiệp mà họ chỉ có được lãi cho vay đối với doanh nghiệp mà thôi. Họ quan tâm tới tình hình tài chính doanh nghiệp để nắm bắt khả năng chi trả gốc và lãi của doanh nghiệp và để xác định rằng có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không. Để có những thông tin chính xác phục vụ cho quyết định cho vay, họ có nhiều nguồn thông tin nhưng phân tích tài chính là một nguồn chính xác và hiệu quả nhất. Thông qua các số liệu phân tích, họ hiểu rõ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và những khả năng phát triển trong tương lai. Từ đó họ có thể có được những thông tin bổ ích cho quyết định cho vay của mình. Hơn nữa, phân tích tài chính doanh nghiệp còn giúp họ nắm bắt được nguồn hình thành các khoản dùng cho trả lãi và xác định phương thức trả lãi hợp lý. Đồng thời, việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà cho vay đánh giá chính xác hơn về doanh nghiệp . d. Đối với cơ quan quản lý Nhà Nước : Dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà Nước thực hiện phân tích để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các hoạt động tài chính khác. Từ đó xác định nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện và theo dõi xem doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình không. Đồng thời, việc này cũng giúp các cơ quan quản lý Nhà Nước có những biện pháp xử lý kịp thời nếu doanh nghiệp thực hiện không đúng vai trò và nghĩa vụ của mình. e. Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp : Đối với những người này, tình hình tài chính của doanh nghiệp chính là tình hình thu nhập của họ bởi lương là thu nhập chủ yếu của họ. Do vậy, họ buộc lòng phải quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Sự quan tâm của họ chỉ đơn thuần là triển vọng lợi nhuận là bao nhiêu ? Nếu thua lỗ thì họ bị ảnh hưởng như thế nào ? Định hướng phát triển trong tương lai có tốt không ? ... Với họ, việc phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ giúp ích cho họ nắm được cơ hội công việc của họ sẽ còn trong bao lâu và sẽ hưởng với mức lương như thế nào ? Trên đây là một số những vai trò chủ yếu của phân tích tài chính doanh nghiệp, chứng tỏ tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Tuy mỗi đối tượng phân tích theo một cách khác nhau nhưng chung nhất là nhằm tối đa hoá giá trị thuộc sở hữu của họ. V./ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Thu thập thông tin phục vụ cho việc phân tích Trong mọi việc, thông tin luôn giữ một vai trò quan trọng, nó quyết định sự chính xác, đúng đắn và hiệu quả của công việc. Trong phân tích tài chính cũng vậy, thông tin là nền tảng để khái quát nên thực trạng tài chính doanh nghiệp. Các nhà phân tích thông thường sử dụng 2 loại thông tin sau cho việc phân tích: 2./ Thông tin trong nội bộ doanh nghiệp : Đây là thông tin mang ý nghĩa quyết định đối với việc phân tích có hiệu quả hay không, nó mang tính bắt buộc. Các thông tin này thường do bộ phận kế toán của công ty cung cấp thông qua các báo cáo tài chính, đó là: * Bảng cân đối kế toán : Là báo cáo tổng hợp, mô tả tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định. Nó được xác lập dựa trên cơ sở cân đối những tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Nó thể hiện mối quan hệ giữa những gì doanh nghiệp có và những gì doanh nghiệp nợ, gồm hai phần: + Tài sản : Phản ánh qui mô, cơ cấu các loại tài sản của doanh nghiệp có đến thời điểm lập báo cáo. + Nguồn vốn : Phản ánh toàn bộ công nợ và vốn tự có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. * Báo cáo kết quả kinh doanh : Là tập hợp thông tin rất quan trọng đối với hoạt động phân tích tài chính, nó cho biết sự luân chuyển vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cho phép các nhà quản lý dự đoán được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo này còn giúp các nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thu được thực tế khi bán hàng cũng như chi phí sản xuất kinh doanh và số tiền thực tế chi ra, để từ đó có thể điều tiết lượng tiền mặt một cách hợp lý. Như vậy, báo cáo kết qủa kinh doanh cho biết tình hình tổng hợp về tài chính trong một thời gian nhất định cũng như tình hình biến động vốn và các nguồn cung ứng vốn. * Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : Đây là báo cáo lập ra để trả lời câu hỏi liên quan đến các luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định. Nó là một trong 4 báo cáo bắt buộc mà doanh nghiệp phải lập nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng. Nó chủ yếu đưa ra các thông tin về tình hình trả nợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp. Những luồng tiền này được chia ra làm 3 nhóm: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính. * Thuyết minh báo cáo tài chính : Đây là tài liệu cung cấp các thông tin chưa có trong các báo cáo trên về tình hình kinh doanh cũng như tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời giải thích thêm về một số chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính. 3. Các thông tin ngoài doanh nghiệp : Các thông tin này được chia ra làm 2 loại : + Thông tin theo nghành kinh tế : Là những thông tin liên quan đến doanh nghiệp nhưng đặt trong mối liên hệ với các hoạt động chung của nghành kinh doanh. Đó thường là các chỉ tiêu trung bình nghành và các chỉ tiêu về chu kỳ kinh tế của nghành. Thông qua các chỉ tiêu này, các nhà phân tích có thể đánh giá khái quát hơn và chính xác hơn về tình hình của công ty trên mọi mặt. + Thông tin chung của nền kinh tế : Đây là các thông tin về thị trường tài chính, thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ... Thông tin từ các thị trường này giúp nhà phân tích có được cái nhìn thấu đáo hơn về tình hình doanh nghiệp và có thể đưa ra các giải pháp khả thi hơn. KẾT LUẬN Trong cơ chế mở hiện nay, Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex Hà Nội cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác đang trên đường hội nhập và phát triển. Tình hình tài chính là cái mà chủ các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn cả. Do vậy, tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex Hà Nội, vấn đề tài chính doanh nghiệp cũng đang là vấn đề được sự quan tâm của Đại hội đồng các cổ đông, Ban kiểm soát cũng như Hội đồng quản trị và nhiều đối tượng khác. Tình hình tài chính của Công ty trong những năm qua nói chung là tốt nhưng còn nhiều điều cần quan tâm để duy trì sự lành mạnh trong tài chính của Công ty. Thông qua các yếu tố trên, ta có thể thấy được tình hình tài chính đó của Công ty. Và có thể rút ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex Hà Nội, nhằm nhanh chóng hội nhập và phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA9348.DOC
Tài liệu liên quan