Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt

Quy trình mổ lợn của Đức Việt theo công nghệ rất hiện đại: quy trình mổ treo.Đánh lông bằng máy được các chuyên gia Đức đào tạo,huấn luyện. Lò mổ áp dụng hệ thống quản lý VSATTP HACCP.Được tổ chức BM TRADA của vương quốc Anh kiểm định và cấp giấy chứng nhận. Trong lò mổ có bác sỹ thú y của nhà nước kiểm tra an tòan từng con lợn một và đóng dấu xác nhận. Sau đó thịt lợn mảnh được làm mát trong một hành lang có nhiệt độ +70C .Trong qúa trình sản xuất thịt lợn được chuyển bằng hệ thống băng chuyền treo vào kho bảo quản nhiệt độ O0C.Với quy trình này lợn sống được chọn lựa từ các nhà cung cấp đảm bảo,được cấp giấy chứng nhận an toàn thú y,lợn được kiểm soát,ghi

doc38 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT Thông tin chung về doanh nghiệp Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt Tên tiếng anh : DUC VIET FOOD JOINT STOCK COMPANY Viết tắt : DV J-V CoJSC. Hình thức pháp lý : Công ty cổ phần Website : www.thucphamducviet.vn Email : dvco-ltd@hn.vnn.vn Văn phòng đại diện miền bắc : 33 phố Huế,quận Hoàn Kiếm,Hà Nội. 01/07/2007 văn phòng đại diện của công ty được chuyển về Phòng 604-Tòa nhà Seaprodex-số 20 Láng Hạ-Đống Đa-Hà Nội. Tel : (04) 37764322/653/654 Fax : (04) 3776 4317 Văn phòng đại diện ở miền nam 118 nguyễn Thị Nhỏ,phường 15,Quận 11,TPHCM. Tel : (08) 3868 6482 Fax : (08) 3868 6482 Trụ sở và nhà máy sản xuất đặt tại : Khu công nghiệp Phố Nối-Xã Tân Lập-Huyện Yên Mỹ-tỉnh Hưng Yên Tổng diện tích của nhà máy là :3.6 ha Mã số thuế : 0900214029 Điện thoại : (+84).0321.970229/230 Fax : (+84).0321.970233 Logo : Với hình tượng logo đẹp tên công ty cùng với tên được viết tắt được cách điệu hóa Logo của công ty thể hiện Đức việt là một thương hiệu đã được đăng ký bản quyền hợp pháp. Slogan chung cho mọi sản phẩm của công ty Đức Việt : Thực phẩm Đức Việt vì sức khỏe và tuổi thọ của con người. Slogan với sản phẩm chế biến : Thực phẩm Đức Việt vừa ngon vừa lành. Slogan với các loại sản phẩm thịt tươi an toàn : Sạch từ trang trại tới bàn ăn. Quá trình ra đời và phát triển của doanh nghiệp - Công ty gồm 7 thành viên sáng lập do ông Mai Huy Tân làm Tổng giám đốc. - Lịch sử phát triển của Đức-Việt là cả một chặng đường dài “khi tiến sĩ toán học là Doanh nhân”. Ngày 14/7/2000, công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt được cấp giấy phép thành lập, chuyên sản xuất các loại xúc xích với sự tham gia chuyển giao công nghệ, máy móc, thiết bị của người bạn Đức. Đầu tháng 11 công ty bắt đầu đi vào hoạt động với xưởng sản xuất tại Thanh Xuân và cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại phố Triệu Việt Vương.Nhưng vì một số lý do như đây còn là sản phẩm khá mới mẻ với người tiêu dung VN và hệ thống kênh phân phối của công ty chưa đạt hiệu quả hay cách bảo quản hàng đông lạnh khá cầu kỳvì vậy mà công ty đã không đạt được kết quả kinh doanh tốt và luôn bị thua lỗ. - Đến tháng 10/2002 Căn cứ theo quyết định số 233/1998/QĐ – TTG ngày 01/12/1998 của thủ tướng chính phủ về việc cấp giấy phép đầu tư với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH chính thức đươc thành lập với số vốn pháp định là 900.000 USD và với sự tham gia của các bên : + Bên Việt Nam CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT,THƯƠNG MẠI,DỊCH VỤ ĐỨC VIỆT Tên giao dịch quốc tế : DUC VIET SERVICE,TRADING AND PRODUCING COMPANY LIMITED Tên viết tắt : D-V.CO,LTD Trụ sở chính : 33 phố Huế - Hòan Kiếm Hà Nội + Bên nước ngoài CBV MICHAEL CAMPIONI GMBH Trụ sở chính : Goethe strasse 65,99096 Erfurt,cộng hòa liên bang Đức -Năm 2003 Công ty đã xây dựng nhà máy tại Hưng Yên với diện tích 3.6 ha, và số vốn đầu tư là 1800.000 USD.Nhà máy khánh thành ngày 12/2/2004. -15/3/2004 Công ty đã đầu tư với số tiền là tên 2 trăm triệu USD để nhập công nghệ Đức vào sản xuất.Quy mô sản xuất được mở rộng,sản phẩm được đa dạng hóa,chất lượng sản phẩm được nâng cao -Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,tính tất yếu của quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và cùng với vài trò quan trọng của cổ phần hóa các doanh nghiệp,năm 2005 CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT ra đời với số vốn chiếm 61.2 % trong tổng vốn. Những năm gần đây người tiêu dùng VN không còn xa lạ khi nhắc đến sản phẩm của công ty Đức Việt hơn nữa xúc xích cùng những sản phẩm khác của Đức Việt với hương vị thơm ngn đã trở thành những món ăn ưa thích.Slogan : “ thực phẩm Đức Việt vừa ngon,vừa lành” giúp người tiêu dùng đặt trọn niềm tin vào những sản phẩm của Đức Việt.Nhờ vậy mà tên tuổi cùng với thương hiệu Đức Việt ngày càng được khảng định trên thị trường, trong năm 2005 ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và báo thương mại đã bình chọn thương hiệu Đức Việt là 1 trong 20 thương hiệu mạnh nhất.Sản phẩm của Đức Việt được cấp giấy chứng nhận của cơ quan Việt Nam và CHLB Đức và đã nhận được các bằng khen,huy chương vàng dành cho sản phẩm chất lượng,vệ sinh và an toàn.Không chỉ có vậy suốt trong 3 năm liền 2006,2007,2008 sản phẩm của Đức Việt được bình chọn là hàng VN chất lượng cao. Trong sản xuất, Công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP – Hazard Analysis and Critical Control Points (Hệ thống phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn) từ lò mổ đến các phân xưởng pha lọc thịt và chế biến. Phương châm “sạch từ trang trại đến bàn ăn” được tổ chức hàng ngày từ nguyên liệu đầu vào (lợn siêu nạc khoẻ mạnh từ các trang trại, các nguyên liệu chế biến nhập khẩu, vv), quá trình sản xuất khép kín, cách ly trong nhà máy cho tới khâu phân phối bán hàng để thực phẩm của Đức Việt đến tay người tiêu dùng có độ an toàn cao nhất Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty 3.1) Ngành nghề kinh doanh Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt bao gồm : chế biến nông sản chế biến thịt gia súc,thực phẩm sạch các sản phẩm khác của ngành chăn nuôi 3.2) Sản phẩm Công ty có 4 dòng sản phẩm chính Các loại xúc xích Đức :,xúc xích hong khói,xúc xích viên hong khói,xúc xích vườn bia, xúc xích nướngcùng với các thực phẩm chế biến khác từ thịt kiểu Châu Âu như : giăm bông giò.thăn lát,dọi quế,patê gan,salami bò đặc biệt Các loại thịt lợn an toàn : thịt mảnh,thịt block,thịt pha cắt các loại,bao rọi,nạc vai,nạc thăn. Các loại giò truyền thống Việt Nam : giò lụa,giò tai,patê gan và các loại thịt nấu đông,thịt xông khói : thịt thăn xông khói, thịt nạc mông xông khói,thịt chân giò xông khói,thịt xay,thịt dọi quế xông khói Các gia vị : mù tạt cay ( mù tạt xanh,mù tạt vàng) mù tạt mật ong 3.3) Thị trường Cùng với tập quán ăn uống và điều kiện kinh tế mà sản phẩm xúc xích và một số sản phẩm khác của Đức Việt chưa thực sự được người tiêu dùng Việt biết đến vì vậy đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng,chiếm lĩnh khai thác và mở rộng thị trường là những nhiệm vụ rất quan trọng và khó khăn của công ty. Trong nhiều năm cố gắng,hiện nay các sản phẩm của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt đã có mặt tại các siêu thị,cửa hàng thực phẩm,nhà hàng quán bia,đặc biệt luông có trương trình giới thiệu sản phẩm của Đức Việt tại các hội trợ triển lãm. Mấy năm gần đây hệ thống kênh phân phối của công ty Đức Việt được trải rộng trên 20 tỉnh và thành phố,chủ yếu các thành phố lớn như : Hà Nội,Hồ Chí Minh, Hải Phòng,Hạ Long Với mục tiêu mở rộng thị trường,năm 2006 Đức Việt có kế hoạch phát triển và đã đưa sản phẩm đến 15 cửa hàng bán lẻ. Không dừng lại với khách hàng trong nước mà chủ trương của công ty còn muốn đưa sản phẩm gắn bó với người tiêu dùng trên thế giới vì vậy mà các sản phẩm của công ty còn được đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường như : Châu Âu,Nhật Bản,Asean 3.4) Đối thủ cạnh tranh Mặc dù những sản phẩm như xúc xích và các sản phẩm thịt hun khói còn mới mẻ vời người tiêu dùng VN nhưng điều đó không có nghĩa là công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt không có đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường thực phẩm hiện nay có hơn 12 đối thủ cạnh tranh có sản phẩm tương đồng, Trong đó hơn 60% là doanh nghiệp từ phía nam: Vissan, Anst trường Vinh, Anphát, CP..., ở phía bắc có Đức Việt, Hiến Thành, life food (Nam Định).... có thể chia thành hai dòng sản phẩm như sau: Một là xúc xích, với dòng sản phẩm này được chia làm 2 loại xúc xích chế biến và xúc xích tiệt trùng, Đối với loại xúc xích tiệt trùng là dòng sản phẩm đang bị cạnh tranh gay gắt hầu hết các công ty về lĩnh vực này đều có sản phẩm, do một vài ưu điểm như dễ bảo quản, thời gian để được lâu, dễ dàng quảng cáo và giới thiệu trực tiếp đến tay người tiêu dùng, qua đây nhằm mục đích xây dựng hình ảnh và thương hiệu. Các đối thủ định vị vào đoạn thị trường này như: Star food, Ha Long canfood, Saigon nutri, ngoài ra còn có các đối thủ khác như: Hiến thành, vissan.... Xúc xích chế biến cạnh tranh khá gay gắt, và đặc biệt có sự phân biệt rõ rệt về sản phẩm giá cả. Đức Viết và hãng khác như Hiến Thành, Vissan, le gourmet, Anst trường Vinh có mức gia sàn sàn nhau. Trong khi đó sản phẩm của ông già IKA được định vị cao hơn 1,5 lần so với các đối thủ khác, còn life food thì thấp hơn so với các hãng khác 10 - 20%. Hai là thực phẩm chế biến như: Thăn hong khói, jămbông, badọi... Các hãng mạnh về những sản phẩm này như: Hiến Thành, Vissan, le gourmet... Các đối thủ cạnh tranh luôn đưa ra các chiến lược cạnh tranh .Đáng chú ý nhất là Vissan đang áp dụng chiết khấu trực tiếp trên đơn hang 10% nếu khách hang đặt trước hang, Hiến thành đang áp dụng chính sách chiết khấu 3% trên đơn hang kể từ ngày 20/12/07 đến ngày hết tháng 3/08. Bên cạnh đó một số hãng như legourmet, life food, mặc dù không áp dụng chiết khấu hay thưởng, nhưng giá bán vào thấp hơn so với giá bán gia từ 15- 25%, cụ thể như chân giò hun khói của lifefood có giá nhập 85000/kg, giá bán ra 100000/kg. Thịt ba dọi hong khói của legourmet giá nhập 85000/kg giá bán lẻ 105000/kg. Nhìn chung áp lực các đối thủ cạnh tranh của Đức Việt là khá lớn nhưng xây dựng thương hiệu mạnh Đức việt giúp công ty kinh doanh phát triển.Thị phần trên thị trường của các hãng là khá tương đương.Biểu đồ dưới đây là môt minh chứng: 3.5) Cơ sở vật chất,trang thiết bị Với diện tích 3.6 ha nhà máy sản xuất của Đức Việt được đặt tại Hưng Yên Nhà máy chế biến thực phẩm sạch và gồm có 3 phân xưởng : Phân xưởng 1 : Lò giết mổ theo công nghệ Đức Phân xưởng 2 : Phân xưởng pha lọc Phân xưởng 3 : Phân xưởng chế biến Với số vống hơn 3 triệu USD Công ty đã đầu tư cho các cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm có : điện,trạm điện dự phòng,cấp nước sạch,thcát nước,xử lý nước thải,giao thông nội bộ cho nhà máy tại Hưng yên. Công ty còn đầu tư trang bị cho các đại lý,kho phân phối sản phẩm của công ty .Một số kho phân phối của Đức Việt như: kho phân phối khu vực tây hồ - HN : số 10 ngõ 32 phố An Dương – Tây hồ kho phân phối khu vực Hai Bà Trưng – HN : số 267 Minh Kai – Hai Bà Trưng kho phân phối khu vực Thanh Xuân : số 32 ngõ Hoàn Quân – Quan Nhân – HN kho phân phối khu vực Cầu Giấy – HN : sô 22 A 30 chợ Nghĩa Tân – Cầu Giấy nhà phân phối Miền Nam : 184 Hòa Hưng phường 13 Quận 10 TPHCM. 3.6) Công nghệ - Công nghệ Để đa dạng hóa sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm,công ty đã nhập khẩu những công nghệ hiện đại của nước Đức Quy trình công nghệ Với slogan : “ Sách từ trang trại đến bàn ăn” Dây chuyền sản xuất của công ty Đức Việt luôn đảm bảo an toàn chất lượng. Sơ đồ 1.1 : QUY TRÌNH CHẾ BIẾN SẢN PHẨM Lợn hơi Phân xưởng chế biến Lò mổ CN Đức Thịt lợn tươi Phân xưởng pha lọc Xúc xích & các TP # Thịt lợn tươi Khâu thứ nhất : Lợn hơi Lợn được cung cấp theo hợp đồng từ các trang trại chăn nuôi,sau khi được kiểm định thú y và an toàn dịch bệnh sẽ được chuyển đến lò mổ của Đức Việt. Lò mổ Quy trình mổ lợn của Đức Việt theo công nghệ rất hiện đại: quy trình mổ treo.Đánh lông bằng máy được các chuyên gia Đức đào tạo,huấn luyện. Lò mổ áp dụng hệ thống quản lý VSATTP HACCP.Được tổ chức BM TRADA của vương quốc Anh kiểm định và cấp giấy chứng nhận. Trong lò mổ có bác sỹ thú y của nhà nước kiểm tra an tòan từng con lợn một và đóng dấu xác nhận. Sau đó thịt lợn mảnh được làm mát trong một hành lang có nhiệt độ +70C .Trong qúa trình sản xuất thịt lợn được chuyển bằng hệ thống băng chuyền treo vào kho bảo quản nhiệt độ O0C.Với quy trình này lợn sống được chọn lựa từ các nhà cung cấp đảm bảo,được cấp giấy chứng nhận an toàn thú y,lợn được kiểm soát,ghi chép xuất xứ rõ ràng. Phân xưởng pha lọc Phân xưởng này chỉ sử dụng thịt lợn mảnh do lò mổ của công ty cung cấp và đã được kiếm soát kỹ.Phân xưởng pha lọc làm việc cách ly trong điều kiện nhiệt độ + 70C đến +100C .Phân xưởng còn có hệ thống điện dự phòng khi bị mất điện lưới. Toàn bộ dây chuyền pha lọc được nhập khẩu từ CHLB Đức.Toàn bộ nhà máy được thiết kế theo tiêu chuẩn Đức và EU bao gồm các hệ thống lạnh,thông gió,thoát nước,khử trùng,xử lý nước thải Toàn bộ công nhân trước khi vào nhà máy đều được kiểm soát,phải làm vệ sinh cá nhân,thay quần áo,giày dép,mũ,ủng,khẩu trang,tất cả được khử trùng để đảm bảo an ninh vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà máy còn bố trí lực lượng bảo vệ vòng ngoài,mỗi công nhân đều phải có thẻ dán ảnh,mới được vào nhà máy.Trước khi vào khu sản xuất các công nhân phải được kiểm soát bởi lực lượng bảo vệ vòng trong về vệ sinh và an toàn cá nhân. Sau khi đựợc pha lọc thịt lợn được chia thành 2 nhóm : Nhóm 1 : Thịt để chế biến xúc xích và thực phẩm khác. Nhóm 2 : Thịt lợn tươi an toàn được cung cấp ra thị trường bằng hệ thống xe lạnh chuyên dụng của công ty,giao tận nơi cho khách hàng. Phân xưởng chế biến Phân xưởng chế biến cũng được đảm bảo an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn chất lượng đã quy định. Tiến hành chế biến ra xúc xích và các thực phẩm khác.Phân xưởng chế biến bao gồm 4 tổ trực tiếp sản xuất. + Tổ xay trộn + Tổ nhồi + Tổ lò + Tổ đóng góp xuất nhập Các tổ này sẽ trực tiếp chế biến sản phẩm từ thịt đã qua pha lọc.Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ được tập hợp từ các tổ này.Với những nhiệm vụ,chức năng khác nhau,thịt được chế biến theo từng bước sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng. Sơ đồ 1.2 : QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT Tòan bộ các công đọan sản xuất từ pha lọc chế biến thịt,đến thành phẩm cuối cùng và vẩn chuyển tới các cửa hàng,siêu thịđược thực hiện theo quy trình của hệ thống. Bảo quản trong kho lạnh Đóng gói Nhồi Xử lý nhiệt Xông khói Làm mát Xay trộn Trong các công đoạn sản xuất,khâu XÉT NGHIỆM có vai trò quan trọng.Qua khâu này giúp cho các nhà sản xuất kiểm tra,đánh giá chất lượng sản phẩm.Ngay sau khi nguyên liệu được trở về,các kỹ sư thực phẩm phải lấy mẫu để xét nghiệm xem thịt có đảm bảo an toàn chất lượng hay không,có chứa các dịch bệnh, ký sinh trùng các vi sinh vật,có thuốc thú y,thuốc kháng sinh hay không.Tất cả các mẫu này được xét nghiệm một cách kỹ càng,chính xác để đảm bảo nguyên liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn chất lượng để tiến hành sản xuất. Sau mỗi ca làm việc,toàn bộ nhà máy được khử trùng.vệ sinh sạch sẽ.Công tác bảo vệ an ninh và an tòan thực phẩm được thực hiện thường xuyên và nghiêm ngặt. Đức Việt ký hợp đồng với một công ty bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ vòng ngoài,Vòng trong do một tổ bảo vệ của công ty phụ trách.Ngoài ra công ty có một đội HACCP kiểm tra phối hợp với công tác an toàn thực phẩm.Tất cả các kho vật tư,nguyên liệu,kho thịt đều có khóa riêngvà do nhân viên chuyên trách chịu trách nhiệm. CHƯƠNG II : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT I) HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1) Vốn đầu tư ban đầu Số vốn pháp định của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt là : 900.000 đô la mỹ. Số vốn đầu tư ban đầu là : 1800.000 đô la Mỹ.Trong đó: Số vốn bên Việt Nam đóng góp là : 459.000 USD,chiếm 51% vốn pháp định. Số vốn đóng góp này bao gồm : tiền mặt,giá trị máy móc thiết bị,chi phí xây dựng nhà xưởng,phương tiện vận tải,giá trị bản quyền thương hiệu,nhãn mác hàng hóa Số vốn do bên nước ngoài đóng góp : 441.000 USD chiếm 49 % vốn pháp định. Số vốn góp bao gồm : tiền mặt ,thiết bị máy móc nhập khẩu,công nghệ 2) Phân tích tình hình kinh doanh 2.1) Báo cáo kết quả kinh doanh Bắt đầu từ năm 2002 khi thành lập công ty liên doanh Đức Việt TNHH ,mọi hoạt động kinh doanh của công ty đi vào ổn định,sau 2 năm từ năm 2004,tình hình kinh doanh của công ty Đức việt chưa khả quan.Thời gian đầu công ty luôn thua lỗ do một số lý do như chi phí đầu tư lớn,chưa tìm ra phương pháp kinh doah tối ưu nhưng hai năm trở lại đây đặc biệt là sau khi công ty tiến hành cổ phần hóa,và trở thành công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt,tình hình kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định và khá phát triển. Kết quả sản xuất và kinh doanh của công ty trong 5 năm gần đây được thể hiện qua các số liệu trong các bảng sau : Bảng 1.1 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT 2004 – 2008 Đơn vị : 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2207 +/_ % +/_ % Doanh thu BH & cung cấp DV 5.220.600 9.397.080 25.364.457 29.016.359 32.889.352 3.651.902 14,39 3.872.993 13,35 Các khoản giảm trừ 57.427 93.971 1.187.942 1.355.741 1.584.389 167.799 14,13 228.648 16,87 Doanh thu thuần 5.163.173 9.903.109 25.176.585 27.660.618 31.304.963 2.484.033 9,87 3.644.354 13,18 Giá vốn hàng bán 4.253.865 7.444.263 20.291.600 22.017.387 24.389.165 1.725.787 8,50 2.371.778 10,77 Lợi nhuận gộp 909.308 2.458.846 4.884.985 5.643.231 6.915.798 758.246 15,52 1.272.567 22,52 chi phí bán hàng 388.111 632.133 1.453.906 1.914.572 2.315.276 460.666 31,68 400.704 20,93 lợi nhuận trước thuế 521.197 1.826.713 3.431.079 3.728.659 4.600.522 297.580 8,67 871.863 23,38 thuế TNDN(28%) 145.935 511.479 960.702 1.044.024 1.288.146 137.322 14,29 244.122 23,38 Lợi nhuận sau thuế 375.262 1.315.234 2.470.377 2.684.635 3.312.376 214.258 8,67 627.741 23,38 Nguồn : phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt Từ số liệu trên bảng trên ta thấy rõ được tình hình kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt. Nhìn chung doanh thu bán hàng qua các năm đều tăng lên,mặc dù năm 2004 doanh thu của công ty chỉ đạt hơn 5 tỷ đồng nhưng đến năm 2005 doanh thu đã tăng lên gần 10 tỷ dồng,đến năm 2007 con số này là 29.016.352 nghìn đồng tăng lên so với năm 2006 14,39 %.Đến năm 2008 doanh thu bán hàng vẫn tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2007 một chút,tỷ lệ tăng là 13,35 %,với tình hình kinh tế của cả nước năm 2008 thì đây cũng là một điều dễ hiểu. Mới tham gia họat động được một vài năm vì vậy việc đầu tư cho việc phát triển sản phẩm là khá lớn,ví dụ như việc đầu tư giới thiệu sản phẩm,đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp,phát triển cửa hàng bán lẻ nội và ngoại thànhdo vậy chi phí cho hoạt động kinh doanh cao.Chi phí bán hàng năm 2007 là 460.666 nghìn đồng và năm 2008 con số này là 400.704 nghìn đồng. Mặc dù chi phí kinh doanh cao nhưng đây là hoạt động đầu tư bước đầu và sẽ mang lại hiệu quả cao lâu dài.Thương hiệu Đức Việt sẽ dần tạo được thế đứng vững chắc của mình trên thị trường.Năm 2007 lợi nhuận sau thuế mà công ty thu được là 2.684.635 nghìn đồng,và năm 2008 công ty thu được 3.312.376 nghìn đồng. Bên cạnh đó ở các thị trường khác nhau khối lượng tiêu thụ không ngừng tăng lên. Bảng 1.2 : KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM TIÊU THỤ TẠI CÁC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT Đơn vị : tấn Thị trường năm 2004 năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng tiêu thụ 104 100 170 100 423 100 689 100 794 100 Hà Nội 60,7 58,4 85,85 50,5 207,693 49,1 341,38 49,55 376,5 47,42 TPHCM 23,4 22,5 43,69 25,7 110,826 26,2 190,34 27,63 228,45 28,77 Đà Nẵng 5,3 5,06 8,84 5,2 21,996 5,2 35,12 5,09 37,18 4,68 Hải Phòng 7,4 7,1 12,24 7,2 30,456 7,2 54,21 7,87 52,18 6,57 thị trường khác 7,2 6,94 19,38 11,4 52,029 12,3 67,95 9,86 99,69 12,56 Nguồn : phòng kinh doanh công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt Ban đầu sản phẩm của công ty không thể chen chân vào thị trường thực phẩm do nó quá xa lạ với người tiêu dùng và công ty phải chấp nhận thua lỗ trong năm đầu hoạt động. Tuy nhiên sau đó nhờ những nỗ lực của công ty nói chung và bộ phận Marketing nói riêng, công ty không những được người tiêu dùng biết đến mà còn tạo ra thế đứng vững chắc trên thị trường thực phẩm và khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở các thị trường không ngừng tăng lên,năm 2007 tăng từ 423 tấn (năm 2005 )lên 689 tấn; năm 2008 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát mà kết quả kinh doanh của công ty có một chút biến động.Khối lượng sản phẩm tiêu thụ vẫn tăng lên nhưng giảm hơn so với tốc độ tăng năm năm 2007.Năm 2008 khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 794 tấn. Trong tổng khối lượng tiêu thụ của công ty thì thị trường tại các thành phố lớn được coi là trọng điểm ,đặc biệt là Hà Nội.Khối lượng tiêu thụ tại Hà Nội luôn chiếm trên 50 % tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong một năm của công ty.Năm 2007 tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ tại thị trường Hà Nội là 49,55 % ;năm 2008 là 47,42 %. Không chỉ tại các thị trường ở thành phố lớn mà khối lượng sản phẩm tiêu thụ tại các thị trường khác cũng tăng khá cao, và tỷ lệ phần trăm khối lượng của các thị trường này so với tổng khối lượng cũng ngày càng tăng: năm 2007 khối lượng sản phẩm tiêu thụ tại các thị trường khác là 67,95 tấn chiếm 9,86 %.Kết quả trên cho thấy công ty không chỉ chú trọng vào việc phát triển kinh doanh tại các thị trường ở các thành phố lớn mà ngày càng quan tâm và mở rộng thị trường kinh doanh ra các tỉnh lẻ. 2.2) Phân tích cơ cấu vốn Bảng 1.3) BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN KINH DOANH Đơn vị :1000 đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị tỷ trọng % Giá trị tỷ trọng % Giá trị tỷ trọng % Giá trị tỷ trọng % Giá trị tỷ trọng % Vốn cố định 22.568.442 86,64 27.345.647 81,72 25.378.614 77,71 26.003.314 73,62 26.994.354 70,94 vốn lưu động 4.094.146 13,37 6.115.389 18,28 7.277.440 22,29 9.318.221 26,38 11.056.457 29,06 vốn kinh doanh 26.662.448 100 33.461.036 100 32.656.054 100 35.321.535 100 38.050.811 100 Nguồn : Báo cáo tài chính đã được kiểm toán Theo bảng cơ cấu vốn kinh doanh,vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn lưu động.Năm 2006 vốn cố định là 25.378.614 đồng chiếm 77,71 % tổng vốn kinh doanh,trong khi vốn lưu động chiếm 22,29 %. Tuy nhiên qua số liệu trong 5 năm gần đây thì cơ cấu vốn kinh doanh có xu hướng biến động theo chiều tăng tỷ lệ vốn lưu động và giảm tỷ lệ vốn cố định.Cụ thể : vốn cố định năm 2007 là : 26.003.314 chiếm tỷ lệ 73,62 % đến năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn 70,94 % với số vốn là 26.994.354 đồng. Thông thường đối với một doanh nghiệp sản xuất thì tỷ trọng vốn cố định và vốn lưu động thường ngang bằng nhau nhưng Đức Việt cũng như một số doanh nghiệp mới đi vào sản xuất,cần có số vốn ban đầu để đầu tư máy móc trang thiết bị,cơ sở hạ tầng,và đặc biệt là công ty đầu tư cho các công nghệ mới ,công nghệ Đức,dây chuyền sản xuất chế biến mà Đức Việt sử dụng có giá trị khá cao.Thêm vào đó sản phẩm của Đức Việt chưa thực sự trở thành các loại thực phẩm thông thường,Vì vậy vốn lưu động còn chưa chiếm tỷ trọng cao.Nhưng do sự cố gắng nỗ lực của công ty mà tình hình kinh doanh đang ngày càng phát triển,tỷ trọng vốn lưu động đang có xu hướng tăng lên : năm 2008 vốn lưu động là 11.056.457 đồng, Xu hướng biến động cơ cấu vốn kinh doanh của công ty phù hợp với đặc điểm của công ty mới đi vào hoạt động.Và con số trên thể hiện tình hình kinh doanh của công ty ngày càng phát triển bởi tỷ lệ vốn lưu động tăng lên. 2.3) Nguồn vốn Số vốn kinh doanh của công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Bảng 1.4 : BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN KINH DOANH NĂM 2007 – 2008 Đơn vị : 1000đồng chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 so sánh số tiền tỷ trọng % số tiền tỷ trọng % +/_ % A.Nợ phải trả 23.863.597 67,56 26.074.447 68,53 2.210.850 9,26 I.nợ ngắn hạn 5.238.297 14,83 7.227.987 18,99 1.989.690 37,98 II.nợ dài hạn 18.625.300 52,73 18.846.460 49,54 221.16 1,19 B.Vốn CSH 11.457.938 32,44 11.976.365 31,47 518.427 4,52 I.vốn CSH 11.432.765 32,37 11.948.405 31,40 518.427 4,53 1.vốn CSH 10.840.609 30,69 11.236.929 29,53 396.320 3,66 2.LNCPP 592.156 1,68 711.476 1,87 119,320 20,15 II.kinh phí và quỹ khác 25.173 0,07 27.960 0,07 2.787 11,07 Tổng nguồn vốn 35.321.535 100 38.050.811 100 2.729.277 7,73 Nguồn : báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2007.2008 Qua số liệu trong bảng trên ta thấy được nếu như năm 2006 kinh doanh của công ty hiệu qủa chưa cao thì đến năm 2007 và 2008 kinh doanh đã đạt được hiệu quả tốt.Thể hiện ở số liệu về lợi nhuận chưa phân phối .Nếu như những năm trước công ty Đức việt kinh doanh chưa có lợi nhuận thì đến năm 2007 đã có lợi nhuận 592.156 nghìn đồng,năm 2008 con số này tăng lên là 711.476 nghìn đồng. .Nguồn vốn của công ty tại thời điểm 31/12/1007 là 35.321.535 nghìn đồng,đến năm 2008 tổng nguồn vốn tăng thành 38.050.811 đồng tăng 2.729.277 nghìn đồng tương ứng 7,73 %. Như vậy mặc dù năm 2008 vừa qua nền kinh tế chịu ảnh hưởng ít nhiều của khủng hoảng kinh tế nhưng hoạt động kinh doanh của công ty vẫn được duy trì và phát triển.Có thể nói là năm 2007 công ty cổ phần thực phẩm Đức việt kinh doanh rất hiệu quả,tốc độ phát triển năm 2008 chậm lại một chút nhưng không đáng kể,tình hình kinh doanh của công ty vẫn rất tốt. Nợ phải trả tính đến thời điểm cuối năm 2008 là :26.074.447 nghìn đồng tăng 2.210.850 đồng tương ứng 9,26 %.Mặc dù nợ phải trả tăng nhưng điều này chứng tỏ quy mô kinh doanh của công ty tăng lên. Nợ ngắn hạn năm 2008 là 7.227.987 nghìn đồng tăng 1.989.690 nghìn đồng tương ứng 37,98 %. Nợ dài hạn năm 2008 là :18.846.460 nghìn đồng tăng 221.16 nghìn đồng tương ứng 1,19 % 2.4) Tài sản Bảng 1.5 : BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN NĂM 2007 – 2008 Đơn vị : 1000 đồng Chỉ tiêu 31/12/1007 31/12/1008 so sánh số tiền tỷ trọng % số tiền tỷ trọng % +/_ % I.Tài sản ngắn hạn 7.915.238 22,4 8.989.698 23,62 1.074.460 13,57 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 421.712 1,19 508.937 1,86 87.225 20,68 2.Các khoản phải thu 1.144.239 3,24 1.358.976 3,31 214.737 18,77 3.hàng tồn kho 6.349.287 17,97 7.121.785 18,45 772.498 12,17 4.Tài sản ngắn hạn khác II.Tài sản dài hạn 27.406.297 77,59 29.061.113 76,37 1.654.816 6,04 1.tài sản cố định 26.862.354 76,05 28.404.487 74,64 1.542.133 5,74 2.Tài sản dài hạn khác 543.943 1,54 656.626 1,73 112.683 20,72 Tổng tài sản 35.321.535 38.050.811 Theo bảng phân tích cơ cấu tài sản trên ta thấy được tình hình kinh doanh của công ty. Tài sản của công ty năm 2007 là trên 35 tỷ và năm 2008 số tài sản của công ty tăng lên hơn 38 tỷ,tăng hơn 1tỷ và tương đương 13,57 %. Tài sản lưu động tăng lên một lượng là : 1.074.460 nghìn đồng,tỷ trọng tăng từ 22,4 % đến 23,62%. Tài sản cố định tăng lên 1.542.133 nghìn đồng,nhưng tỷ trọng của tài sản cố định giảm từ 76,05 % xuống 74,64 %. Qua các số liệu năm 2007 – 2008 trên bảng trên ta còn thấy công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt rất chú trọng đầu tư tài sản dài hạn,tỷ trọng tài sản dài hạn này chiếm 77,59 % tổng tài sản năm 2007 và chiếm 76,37 % tổng tài sản năm 2008.Trong đó công ty đầu tư chủ yếu vào các loại tài sản cố định như máy móc,dây chuyền thiết bị sản xuất mới,công nghệ mớiluôn đảm bảo mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm,mở rộng quy mô. Với đặc trưng là doanh nghiệp sản xuất,Tài sản ngắn hạn của công ty chỉ chiếm khoảng trên 20 %.Và có xu hướng tăng qua các năm cụ thể là tăng từ 22,4 năm 2007 lên 23,62% năm 2008,tương ứng với tăng một lượng là 1.074.460 nghìn đồng. Chiến tỷ trọng chủ yếu trong tài sản ngắn hạn là hàng tồn kho.Năm 2007 tỷ trọng hàng tồn kho là 17,97 %,năm 2008 con số này tăng lên la 18,45 % tương ứng là 772.498 ngìn đồng.Những con số này chứng tỏ việc sản xuất ra các sản phẩm của Đức Viêj đạt được hiệu quả tốt.Công ty đã tận dụng được công suất máy móc thiết bị ở mức tối ưu. Tuy nhiên công ty cũng cần phải thật chú trọng đến vấn đề này vì đặc điểm sản phẩm của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt là các loại thực phẩm có thời hạn sử dụng nhất định nên một lượng lớn hàng tồn kho có thể gây hư hỏng,tổn thất lớn cho công ty .Như vậy xây dựng chính sách tiêu thụ ,sản xuất và bảo quản là rất quan trọng. Các khoản tiền và tương đương tiền của công ty năm 2007 có tỷ trọng là 1,17 % năm 2008 tỷ trọng là 1,86 %.Số liệu này phù hợp với đặc điểm của một doanh nghiệp sản xuất. II) CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC Công ty Đức Việt luôn chú trọng đến các hoạt động xã hội như: 1. Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho trường tiểu học xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 2. Hợp tác với DED (tổ chức hỗ trợ phát triển của Đức) và Hội nông dân huyện Yên Mỹ thực hiện dự án nuôi cá trên vùng đất trũng, xử lý chất thải, nuôi lợn và bảo vệ môi trường cho các hộ gia đình tại huyện Yên Mỹ. 3. Công ty tiến hành tặng xe lăn cho người khuyết tật của tỉnh Hưng Yên. Đây là hoạt động xã hội thường xuyên của Công ty, hoạt động này được tiến hành hàng năm nhằm giúp đỡ những người khuyết tật trong tỉnh Hưng Yên. 4. Kết hợp với DEG (tổ chức phát triển Đức) xây dựng trung tâm đào tạo cho nông dân và người lao động tỉnh Hưng Yên và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đào tạo những kiến thức cần thiết trong nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. CHƯƠNG III : HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT Một số hoạt động quản trị của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt Tổ chức của một công ty gồm có nhiều hoạt động quản trị,quản trị nguồn nhân lực,quản trị nguyên vật liệu,quản trị chất lượng Quản trị nguồn nhân lực 1.1 Cơ cấu tổ chức Trong hoạt động quản trị kinh doanh nguồn nhân lực luôn giữ vị trí và vai trò quan trọng, trong nhiều trường hợp còn là chủ thể quản trị. Một doanh nghiệp có máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện đại tới đâu thì nhân tố con người với trình độ tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỹ thuật, sự hợp tác, khả năng cập nhập thông tin vẫn tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm dịch vụ, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình sứ dụng lao động của công ty được phản ánh qua số liệu báo cáo của phòng nhân sự công ty đến cuối năm 2008 công ty Đức Việt có khoảng 333 nhân viên trực tiếp và gián tiếp sản xuất STT Bộ phận Số người 1 Ban GĐ và phòng nhân sự tại HN 87 2 Nhân sự nhà máy 246 Bộ phận trực tiếp 154 Bộ phận gián tiếp 92 Trình độ của nguồn nhân lưc của công ty được phản ánh qua các số liệu trong bảng sau : Bảng 1.6 : BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT Đơn vị :người STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng số lao động Người 187 257 333 2 Trình độ lao động Đại học Người 65 102 157 Tỷ trọng % 34,76 39,69 47,15 Cao đẳng Người 39 67 101 Tỷ trọng % 26,07 30.48 30,3 Trung cấp Người 83 88 75 Tỷ trọng % 44,38 29,83 22,52 Qua bảng số liệu trên ta thấy Đức việt mở rộng quy mô sản xuất và quy mô lao động cũng tăng lên năm 2007 công ty có 257 lao động và năm 2008 số lao động là 333 người. Về cơ cấu lao động lao động có trình độ đại học năm 2007 chiếm 39,69 % Sơ đồ 1.3 : BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT Phòng hành chính Phòng tài chính – kế toán Nhà máy chế biến thực phẩm sạch Phòng thịt sạch Phòng marketing Phòng kinh doanh Tổng giám đốc kinh Phó giám đốc doanh Phó giám đốc kỹ thuật kiêm GĐ nhà máy Phó giám đốc tài chính Phân xưởng chế biến Phân xưởng pha lọc Lò mổ CN Đức Tổ lò Tổ đóng gói xuất nhập Tổ nhồi Tổ xay trộn 1.2) Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 1.2.1)Ban lãnh đạo Tổng giám đốc : Là người có quy ền cao nhất trong phân bổ nguồn lực,tổ chức hay cách thức thực hiện,kiểm tra,giám sát các hoạt động cũng như tổ chức lại công ty. Là người quyết định chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về tình hình kinh doanh của công ty Phó giám đốc tài chính :. Là người quản lý công tác tài chính kế toán của công ty,người này phải chịu trách nhiệm trước các kết quả về mặt quản lý của mình trước tổng giám đốc. Là người phụ trách các công việc như đối nội,đối ngoại,thăm viếng,tiếp khách,kế hoạch nhân sự Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về công tác quản lý của mình. Phó giám đốc kinh doanh : Là người quản lý,điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ví dụ như xây dựng các chiến lược phát triển thị trường,kế hoạch về hiệu qủa kinh doanh,quản lý các hệ thống cửa hàng, kênh phân phối Chịu trách nhiệm trước kết quả quản lý của mình với tổng giám đốc. Phó giám đốc kỹ thuật kiêm giám đốc nhà máy : Là người phụ tráchvề mặt kỹ thuật sản xuất Có nhiệm vụ theo dõi các bộ phận sản xuất,các phân xưởng sản xuất. Là người chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm,phát triển sản phẩm,quản lý công nhân thuộc trách nhiệm của mình trước tổng giám đốc. 1.2.2) Các phòng ban trực thuôc. +) Khối tài chính – kế toán Phòng tài chính-kế toán : Có chức năng theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.Qua các công việc như : thống kê,hạch toán ,kế toán,kiểm soát hoạt động kinh tế tài chính của công tyTừ đó bộ phận này có nhiệm vụ cung cấp các thông tin tài chinh và kết quả kinh doanh làm cơ sở cho việc ra quyết định của ban giám đốc Phòng hành chính : Có chức năng xây dựng và quản lý mô hình tổ chức kế hoạch,lao động tiền lương. Phòng hành chính còn có nhiệm vụ đề xuất mô hình tổ chức,tham mưu cho giam đốc về công tác tổ chức,quy hoạch cán bộ,bố trí sắp xếp cơ cấu nhân viên,soạn thảo các quy chế,quy định trong công ty tổng hợp hoạt đông. Lập công tác cho giám đốc quản trị hành chính,văn thư lưu trữ,đối ngoại pháp lý,đảm bảo cơ sở vật chất cho các họat động kinh doanh của công ty +) Khối kinh doanh Khối này bao gồm 3 phòng là phòng kinh doanh,phòng marketing và phòng thịt sạch.Các phòng này có mối quan hê mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Phòng kinh doanh : Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty. Các công việc chính của phòng này là : tìm kiếm khách hàng,mở rộng thị trường,giao dịch với khách hàng,tổ chức bán hàng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Phòng kinh doanh phải chịu trách nhiệm trong lĩnh vực của mình trước phó tổng giám đốc. Phòng marketing : Nhiệm vụ chủ yếu là truyền thông về công ty và sản phẩm. Chức năng của phòng này là lập kế hoạch thực hiện,và kiểm tra các chương trình quảng cáo,tiếp thị giới thiệu sản phẩm,trong đó đăt trọng tâm vào việc tạo ra và duy trì các mối quan hê trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Hỗ trợ tích cực cho họat động kinh doanh của công ty. Hệ thống cửa hàng bao gồm - Các đại lý bán lẻ : chịu trách nhiệm phân phối hàng hóa cho công ty và chịu sự giám sát của công ty. - Cửa hàng bán lẻ - Cửa hàng giới thiệu sản phẩm : làm nhiệm vụ giới thiệu hàng và bán hàng cho công ty,quảng bá sản phẩm rộng rãi. Nhà máy chế biến thực phẩm sạch : Nhà máy có chức năng thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến nhóm sản phẩm thịt heo an toàn.chức năng tương đương với phòng kinh doanh. Trưc tiếp sản xuất ra các sản phẩm của công ty.Qúa trình chế biến thực hiện tại 3 phân xưởng chính : - Lò giết mổ : - Phân xưởng pha lọc. - Phân xưởng chế biến. 1.3) Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động. Công ty rất chú trọng đến việc tuyển dụng lao đông vì đây là yếu tố quyết định sự thành bại của công ty. Công ty tiến hành đăng tuyển trên trang Web của mình, kết hợp với viẹc đăng tuyển trên báo Lao Động cũng như trên trang web: vietnamwork.com.vn, nhằm thu hút được nguồn nhân lực có trình độ quan tâm tới công ty. Quy định về tuyển dụng Nam, nữ từ 18 tuổi trở lên. Đối với cán bộ khối văn phòng trình độ tối thiểu cao đẳng, đối với công nhân trình độ tối thiểu là tốt nghiệp PTTH ưu tiên người có nơi ở gần nhà máy. Thời gian thử việc là 60 ngày đối với công việc có chức danh, hoặc chức vụ quan trọng, mức lương thỏa thuận; 30 ngày đối với công việc có chức danh, nghề cần tình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, với mức lương thử việc là 70% lương. Tất cả các nhân viên sau thời gian thử việc nếu đạt yêu cầu sẽ được ký hợp đồng lao động chính thức và được hưởng quyền lợi theo quy định của nhà nước. Cán bộ công nhân viên của công ty thường xuyên được tham gia các khóa học về chuyên môn cũng như các khóa học về chuyển giao công nghệ do chuyên gia người Đức trực tiếp hướng dẫn. 2) Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định 2.1) Các loại nguyên vật liệu dùng trong công ty. Nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất bao gồm: Thịt lợn sạch. Gia vị hỗn hợp. Đường kính. Muối nấu. Ruột lợn, ruột cừu. Túi nilon PA/PE. Vỏ chai Senf, vỏ hộp pate. Đề can . 2.2) Tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Hiện nay công ty áp dụng phương pháp hoạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Theo phương pháp này để phản ánh tình hình biến động nguyên vật liệu ở kho phải mở thẻ kho để ghi chép về mặt số lượng còn ở phòng kế toán phải mở thẻ kế toán chi tiết nguyên vật liệu để ghi chép về mặt số lượng và giá trị. Một trong những yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu đòi hỏi phải phản ánh, theo dõi chặt chẽ tình hình nhập – xuất – tồn kho theo từng thứ, từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được thể hiện theo thẻ kho, thứ vật liệu được tiến hành ở cả kho và phòng kế toán. Theo phương pháp thẻ song song, công việc cụ thể tại kho là thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn vật liệu về mặt số lượng. Mỗi chứng từ nhập, xuất vật tư được nghi một dòng vào thẻ kho. Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật tư. Cuối tháng thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập, xuất tính ra số tiền tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm vật tư. Tại phòng kế toán, kế toán vật tư mở sổ kế toán chi tiết vật tư để hoạch toán số lượng và số tiền của từng thứ vật tư theo từng kho. Sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập, xuất phát sinh trong tháng trong tháng của từng thứ vật tư, mỗi vật tư chỉ ghi một dòng trong sổ. 2.3). Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu. Do đặc thù các sản phẩm của công ty đều phải bảo quản lạnh nên điều kiện kiên quyết để dự trữ và bảo quản của công ty là phải cấp lạnh, nếu: Bảo quản trong kho lạnh, tủ đá nhiệt độ dưới 0oC thì được 90 ngày từ ngày sản xuất. Bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh thì được 40 ngày kể từ ngày sản xuất. Nếu không cấp lạnh để nhiệt độ ngoài trời thì được 4- 8 tiếng mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra để đảm bảo giao hàng đúng hẹn, đảm bảo giá cả và chất lượng cho khách hàng công ty luôn chủ động dự trữ nguyên vật liệu cũng như đảm bảo nguồn cung ổn định bằng cách lập trang trại riêng và liên kết với những trang trại lớn tại Hưng Yên. Bằng chứng là công ty đã giữ ổn định được giá cả và uy tín về việc cung cấp hàng cho khách hàng. Công ty thường để mức dự trữ trong kho là 15%. Định hướng phát triển của công ty 1) Định hướng phát triển chung. Chi phí đầu tư lớn,đối thủ cạnh tranh nhiều,Đức Việt gặp không ít khó khăn để mà có thể xây dựng thành công lên một thương hiệu Đức Việt nổi tiếng như ngày nay.Slogan cũng là mục tiêu chung,phương châm sống của toàn công ty đó là đưa sản phẩm ngon và an toàn đến tận tay người tiêu dùng.Ban lãnh đạo công ty đề ra các chiến lược kinh doanh để tạo dựng nên một thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở thị trường tiêu dùng VN mà rộng hơn là cả thị trường thế giới. Chiến lược kinh doanh Chiến lược phát triển thương hiệu Với mục tiêu ban đầu của công ty là giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam một nét văn hóa ẩm thực mới và cũng mong muốn đáp ứng được nguyện vọng đông đảo của người Việt Nam đã sống, học tập và làm việc tại Đức.Đức Việt đã cố gắng để người tiêu dùng biết đến 4 chữ thực phẩm Đức Việt.Với chiến lược phát triển thương hiệu giờ đây công ty đã trở thành một nhãn hiệu quen thuộc với nhiều người tiêu dùng trong nước. Điểm mổi bật nhất trong chiến luợc phát triển thương hiệu sản phẩm của Công ty Đức Việt là áp dụng hệ thống HACCP trong sản xuất được CHLB Đức và Vương quốc Anh thẩm định và công nhận. Bên cạnh đó,công ty luôn đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng quy mô của hệ thống bán hàng với nhiều kênh phân phối đa dạng; các hình thức, giải pháp marketing, tiếp thị và quảng cáo phù hợp. - Chiến lược về chất lượng nhất quán – tiêu chuẩn HACCP Ngày nay khi nền kinh tế phát triển,đời sống người dân đã được nâng cao thì sức khỏe và dinh dưỡng cộng đồng được chú trọng rất nhiều.An tòan thực phẩm là một đòi hỏi rất cao.Trong khi đó Đức Việt là một trong số doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại miền Bắc Việt Nam dám đầu tư vào lĩnh vực rất mạo hiểm đó là Nhà máy chế biến thịt và thực phẩm an toàn, Nhà máy giết mổ lợn. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh này được coi là mạo hiểm bởi lẽ nó liên quan mật thiết tới sức khoẻ và dinh dưỡng cộng đồng Với những sản phẩm mới mẻ và đặc biệt đối với người tiêu dùng VN nên chiến lược xây dựng một thương hiệu mạnh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của ĐứcViệt.Và cho đến thời điểm này nhắc xúc xích,thịt nguội chất lượng cao là người tiêu dùng đã nghĩ tới Đức Việt.Đây là một thành công lớn của ĐứcViệt.Có được sự thành công đó là bởi lẽ khi xây dựng thương hiệu Đức Việt không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một hình ảnh và sản phẩm của doanh công ty,mà hình ảnh đó phải được phát triển sinh động trong tâm trí của khách hàng.Và việc xây dựng thương hiệu không chỉ dừng ở việc thiết kế và đăng ký một Logo hoặc tạo dáng bao bì mà nó bao gồm một quá trình hành động liên tục của công ty trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm như xúc xích, thực phẩm chế biến từ thịt của nhiều hãng khác nhau, thậm chí các loại giò có thể do hàng nghìn cơ sở sản xuất tư nhân. Để thương hiệu thực phẩm Đức Việt với Logo Đức Việt và Slogan chính “Thực phẩm Đức Việt vừa ngon vừa lành” đi vào lòng người tiêu dùng và được người tiêu dùng tin dùng, Công ty Đức Việt đã liên tục thực hiện một cách có hiệu quả hệ thống các giải pháp để có thể tiếp cận được với khách hàng: Trước hết, Công ty đã áp dụng một chính sách chất lượng nhất quán. Trong sản xuất, Công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP .Phương châm “sạch từ trang trại đến bàn ăn” được tổ chức hàng ngày từ nguyên liệu đầu vào (lợn siêu nạc khoẻ mạnh từ các trang trại, các nguyên liệu chế biến nhập khẩu, vv), quá trình sản xuất khép kín, cách ly trong nhà máy cho tới khâu phân phối bán hàng để thực phẩm của Đức Việt đến tay người tiêu dùng có độ an toàn cao nhất. - Chiến lược marketing Để trở thành một thương hiệu nổi tiếng thì không chỉ là đảm bảo và nâng cao chất lượng công ty còn luôn chú trọng để làm tốt công tác marketing.Vì vậy đồng thời với việc thực thi chính sách chất lượng làm nền tảng của thực phẩm, Công ty có một chiến lược marketing phù hợp: Logo, Slogan, bao bì, biển hiệu, các hoạt động giới thiệu sản phẩm, các hình thức quảng cáo phù hợp, các hội nghị khách hàng, tờ rơi, tờ gấp, vv.... Đặc biệt Công ty xây dựng một đội ngũ tiếp thị bán hàng thường xuyên được đào tạo nâng cao. + Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm. Nói đến Đức Việt không chỉ nói đến các loại xúc xích, mà còn có rất nhiều loại sản phẩm thịt nguội : : thịt mảnh,thịt block,thịt pha cắt các loại,bao rọi,nạc vai,nạc thăn.Các loại giò truyền thống Việt Nam : giò lụa,giò tai,patê gan và các loại thịt nấu đông,thịt xông khói : thịt thăn xông khói, thịt nạc mông xông khói,thịt chân giò xông khói,thịt xay,thịt dọi quế xông khóiCông ty luôn cố gắng để đa dạng hóa sản phẩm.Đức Việt chú trọng vào đầu tư công nghệ mới,nhập khẩu công nghệ của Đức nhằm đa dạng hóa sản phẩm,nâng cao chất lượng. Ngày 20 tháng 7 năm 2005 công ty Đức Việt đã đưa ra giới thiệu trên thị trường một sản phẩm mới: Thịt heo an toàn Đức Việt. Đây là sản phẩm được thực hiện giết mổ trên dây chuyền hiện đại của CHLB Đức, một đất nước phát triển mà việc kiểm soát thực phẩm hết sức gắt gao và nghiêm ngặt Khẩu hiệu của Công ty Đức Việt là “Sạch từ trang trại tới bàn ăn”. Để đảm bảo được mục tiêu của mình, thịt heo an toàn Đức Việt không chỉ được kiểm soát ở quy trình giết mổ mà còn được giám sát chặt chẽ từ khi nuôi dưỡng ở các trang trại. Lò mổ công nghệ Đức và nhà máy chế biến thịt và thực phẩm sạch của Công ty được xây dựng tại khu công nghiệp phố Nối, Hưng Yên. Hưng Yên có ngành chăn nuôi lợn rất phát triển, với tổng đàn lợn hơn 500.000 con. Đức Việt đã xây dựng một trung tâm đào tạo về chăn nuôi sạch cho nông dân tỉnh Hưng Yên. Hiện nay,công ty Đức Việt đang ký hợp đồng với gần 100 trang trại chăn nuôi trên địa bàn của tỉnh. Người nuôi phải chấp hành đúng theo quy trình chăn nuôi của Đức Việt, đó là: Mỗi con heo đều phải có nguồn gốc rõ ràng, mỗi bao cám cho heo ăn cũng được kỹ sư của công ty giám sát, kiểm tra, nước uống của heo cũng được xét nghiệm đủ tiêu chuẩn sạch, các bữa ăn của lợn được lên lịch cụ thể, việc thăm khám và tiêm phòng được thực hiện hàng tuần. Chỉ khi đảm bảo được những tiêu chuẩn đó, Đức Việt mới tiếp nhận heo và đưa vào nhà máy giết mổ. Tại nhà máy, thịt được sản xuất theo công nghệ giết mổ heo, quy trình giết mổ hoàn toàn được khép kín. Nhà máy xây dựng một khu nhốt chờ để tập trung heo từ các trang trại chuyển về để chăm sóc cho heo phục hồi sức khỏe. Quy trình này nhằm đảm bảo cho heo đỡ bị stress để thịt heo đảm bảo được chất lượng tốt nhất khi đến tay của người tiêu dùng. Việc giết mổ heo hoàn toàn được thực hiện bằng máy móc: Từ khâu sốc điện, chọc tiết đến mổ, Đức Việt đều đảm bảo vệ sinh. Lợn được treo móc ngược và hoàn toàn không chạm đất. Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra chất lượng và loại ngay những con không đạt yêu cầu. Tiếp đó, lợn tiếp tục được chuyển qua những hành lang lạnh để vào phòng lạnh với nhiệt độ ở 00C. Từ đó, sản phẩm thịt heo sạch sẽ được vận chuyển đến các điểm bán hàng bằng xe và thùng composite chuyên dùng. Đức Việt có hệ thống các cửa hàng của riêng mình. Tại các cửa hàng sản phẩm sẽ được đảm bảo trong tủ bảo quản độ lạnh cần thiết. Các nhân viên bán hàng cũng được kiểm tra sức khỏe định kỳ và trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động. Toàn bộ quá trình cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều được bảo quản nghiêm ngặt từ 0-4 độ C, đó là điều kiện quan trọng để triệt tiêu cũng như phòng, chống vi khuẩn xâm nhập. Theo các chuyên gia của công ty, do hệ thống làm lạnh từ khi giết mổ đến sản phẩm cuối cùng cho nên “Miếng thịt đưa ra thị trường không còn nóng, ấm – Đó cũng là tiêu chuẩn của người Đức đặt ra khi sản xuất dây chuyền này. Điều đó khác hẳn với quan niệm của người tiêu dùng VN là thích miếng thịt còn nóng.Thay đổi tâm lý và quan niệm của người tiêu dùng là nhiệm vụ chính của Đức Việt để sản phẩm thịt sạch được người tiêu dùng ưa chuộng, bởi Đức Việt hoàn toàn yên tâm và tự tin về sản phẩm của mình. Trong thời gian gần đây sản phẩm xúc xích của Đức Việt đã có thêm một sản phẩm mới rất đặc biệt đó là xúc xích Beclin.Đây là một loại sản phẩm mới đặc biệt với công nghệ xay thô và thêm 20 % thịt bò trong thành phần làm cho sản phẩm có vị đặc biệt và khác lạ so với các sản phẩm cũ.Để giới thiệu sản phẩm mới đến với khách hàng công ty đã tổ chức những đợt mời khách hàng ăn thử sản phẩm mới.Sản phẩm với công nghệ mới đã được người tiêu dùng rất hài lòng và nhanh chóng đưa loại xúc xích mới này vào danh sách những loại thực phẩm ưa thích. + Mở rộng quy mô của hệ thống bán hàng với nhiều kênh phân phối đa dạng. Mở rộng thị trường,đẩy mạnh công tác đưa sản phẩm chất lượng tốt đến tay mọi người dân là mục tiêu của Đức Việt.Vì vậy công ty luôn cố gắng đầu tư phát triển các đại lý phân phối sản phẩm của Đức Việt ,mở và phát triển các cửa hàng bán lẻ tại các trợ HN và các khu vực khác.Luôn đầu tư cho chiến lược đầu tư phát triển thị trường. 2) Các kế hoạch phát triển công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt Ban lãnh đạo luôn luôn vạch ra những kế hoạch để giúp công ty đạt được những mục tiêu đã đề ra. Công ty sẽ đầu tư mở rộng tổ hợp TRAGINCOM (TRAde – Agriculture – Industry COMplex for agricultural products and foods) - Tổ hợp công nông thương về nông sản thực phẩm. Hoạt động của Công ty trong vai trò này chính là việc: Tổ chức sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi, hệ thống trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp đến hệ thống giết mổ, pha lọc, chế biến, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, phân phối, bán hàng. Hoạt động này đã nêu cao khẩu hiệu của Công ty: “Sạch từ trang trại đến bàn ăn.Luôn chủ trương làm đúng kế hoạch ngay từ đầu nên Đức Việt đã tạo dựng nên một tên tuổi thành công . Mục tiêu của công ty là tới hết năm 2008 sẽ đưa sản phẩm của công ty có mặt tại tất cả các siêu thị tại Hà Nội và qua các số liệu báo cáo thì công ty đã đạt được mục tiêu này.Kế hoạch tiếp theo là đến cuối năm 2010 thực phẩm của Đức Việt sẽ được đa số người tiêu dùng biết đến. Để đạt được mục tiêu này công ty sẽ phải có những nỗ lực trong lập những kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, những chiến lược Marketing phải được thực hiện hiệu quả. Cuối tháng 3/2008, công ty đã tham gia hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tại Hà Nội tổ chức tại triển lãm Giảng Võ cùng với các đối thủ cùng ngành khác như CP, Vissan, Cầu Tre, Đây là một vinh dự đối với công ty từ năm 2006 tới nay và là một dịp tốt để quảng bá doanh nghiệp, thương hiệu và những người làm Marketing của công ty có cơ hội học hỏi đối thủ. Đây là những hoạt động quảng bá sản phẩm có hiệu quả rất cao Vì vậy các kế hoạch tiếp theo cuả công ty là sẽ làm hàng loạt chương trình thực hiện tại các lễ hội truyền thống như Chùa Hương, đền Hùng, Yên Tửvà các chương trình ở trường học, tỉnh lẻ. Công ty cũng đang thực hiện việc triển khai các hoạt động để thay đổi logo cũng như các nhãn mác sản phẩm của công ty và nghiên cứu thêm những sản phẩm mới nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của mình. Mới đây là hoạt động dùng thử sản phẩm nem mới của công ty. Bên cạnh đó công ty sẽ tích cực tham gia các hoạt động xã hội như các chương trình tài trợ cho các trường tiểu học, làm từ thiện, khuyên góp, ủng hộ, hợp tác với các tổ chức hội nông dân về hướng dẫn chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng đầu vào cho quá trình chế biến.Các hoạt động như: 1. Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho trường tiểu học xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 2. Hợp tác với DED (tổ chức hỗ trợ phát triển của Đức) và Hội nông dân huyện Yên Mỹ thực hiện dự án nuôi cá trên vùng đất trũng, xử lý chất thải, nuôi lợn và bảo vệ môi trường cho các hộ gia đình tại huyện Yên Mỹ. 3. Công ty tiến hành tặng xe lăn cho người khuyết tật của tỉnh Hưng Yên. Đây là hoạt động xã hội thường xuyên của Công ty, hoạt động này được tiến hành hàng năm nhằm giúp đỡ những người khuyết tật trong tỉnh Hưng Yên. Luôn có kế hoạch làm tốt các hoạt động xã hội thể hiện rằng công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt không chỉ quan tâm đến hoạt động kinh doanh mà còn quan tâm đến xã hội. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5770.doc
Tài liệu liên quan