- Chủ tịch Hội đồng quản trị: là người có quyền hành cao nhất trong Công ty, tham gia quản lý mọi hoạt động của Công ty.
- Giám đốc: là người chủ sở hữu Công ty, chịu trách nhiệm về tài sản của Công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty.
- Phó Giám đốc: là người trợ giúp cho Giám đốc và được Giám đốc giao phó cho một công việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc mà Giám dốc giao phó.
- Phòng tổ chức lao động: tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tài chính, thu, chi, vay và đảm bảo các nguồn thu chi, chịu trách nhiệm trong công tác lưu trữ chứng từ. Trực tiếp quản lý vốn và nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Có trách nhiệm theo dõi chi phí sản xuất và các hoạt động tiếp thị, hạch toán các kết quả hoạt động kinh doanh.
53 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng kế toán tài chính
Phòng kinh doanh, thương mại
Phòng kỹ thuật
Phòng quản lý đơn hang
Tổ máy 1
Tổ máy 2
Tổ máy 3
Chức năng quyền hạn từng bộ phận:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị: là người có quyền hành cao nhất trong Công ty, tham gia quản lý mọi hoạt động của Công ty.
- Giám đốc: là người chủ sở hữu Công ty, chịu trách nhiệm về tài sản của Công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty.
- Phó Giám đốc: là người trợ giúp cho Giám đốc và được Giám đốc giao phó cho một công việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc mà Giám dốc giao phó.
- Phòng tổ chức lao động: tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tài chính, thu, chi, vay và đảm bảo các nguồn thu chi, chịu trách nhiệm trong công tác lưu trữ chứng từ. Trực tiếp quản lý vốn và nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Có trách nhiệm theo dõi chi phí sản xuất và các hoạt động tiếp thị, hạch toán các kết quả hoạt động kinh doanh.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Phòng quản lý đơn hàng: Có chức năng quản lý các đơn hàng của Công ty và trợ giúp cho phòng kế toán trong công tác hạch toán và kiểm tra các đơn hàng.
Đặc điểm tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh
Trên thực tế bộ máy quản lý được quy định chung không có tồn tại ngay cả các Công ty, doanh nghiệp nhà nước, mà các doanh nghiệp phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh của minh để tổ chức và xây dựng mô hình bộ máy quản lý sao cho phù hợp nhất, đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nhất. Mỗi mô hình tổ chức Công ty cũng được coi là đặc trưng của Công ty đó. Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội đã xây dựng tổ chức sản xuất theo dây truyền khép kín gồm 3 tổ máy:
- Tổ máy 1: chuyên sản xuất sản phẩm Nước uống đóng chai loại 0,5L.
- Tổ máy 2: chuyên sản xuất sản phẩm loại bình 7L.
- Tổ máy 3: chuyên sản xuất sản phẩm đóng bình loại 19L.
Đứng đầu các phân xưởng có các quản đốc phân xương giúp Giám đốc hiểu được tình hình hoạt động sản xuất của Công ty và các nguyện vọng ý kiến đề xuất của công nhân.
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của Công ty, để phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý của doanh nghiệp, Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập chung. Công ty bố trí cho các nhân viên thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh diễn ra vào sổ sách trong phạm vi Xưởng sản xuất, cuối tháng chuyển chứng từ về phòng kế toán của Công ty.
Hệ thống sổ sách theo hình thức nhật ký chứng từ tại Công ty:
Số hiệu sổ
Nội dung
NKCT
BK
SCT
NKCT 1
Ghi Có TK 111 "tiền mặt"
BK 1
Ghi Nợ TK 111 "tiền mặt"
NKCT 2
Ghi Có TK 112 "tiền gửi NH"
BK 2
Ghi Nợ TK 112 "tiền gửi NH"
NKCT 3
Ghi Có TK 113 "tiền đang chuuyển"
NKCT 4
Ghi Có TK 331, 315, 341, 342
SCT 1
Dùng cho các TK 311, 315, 341, 342
NKCT 5
Ghi Có TK 331 "phải trả cho NCC"
SCT 2
Thanh toán với nhà cung cấp
NKCT 6
Ghi Có TK 151 "hàng mua đang đi đường"
NKCT 7
Ghi Có TK142,152,153,154,334.
BK 3
Tính giá thành thức tế vật liệu và CCDC
BK 4
Tập hợp CP theo mã hang, TK154.
BK 5
Tập hợp CPBH,QLXDCB, TK 641,642,214
BK 6
Tập hợp CP trả trước, phải trả TK 142, 335
Phân bổ tiền lương và BHXH
Phân bổ NVL, CCDC
Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
NKCT 8
Ghi Có các TK 155,157,511,521,631,641
SCT 3
Dùng cho các TK 511,521,632,911
BK 7
Nhập, xuất, tồn thành phẩm HH, TK155,156
BK 8
Tính giá thực tế thành phẩm hàng hoá
BK 9
Hàng gửi bán TK 157
BK 10
Thanh toán với người mua TK 131
SCT 4
Thanh toán với người mua TK 131
NKCT 9
Ghi Có các TK 211,212,213
SCT 5
Dùng cho các TK 211,212,213
NKCT 10
Ghi Có các TK 121,128,136,141,142,143
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán thành phẩm tiêu thụ và xđkq kd
Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hang kiêm thủ quỹ
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tiền lương
Chức năng từng bộ phận kế toán:
- Kế toán trưởng: là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm về công tác kế toán của đơn vị, giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của Công ty đồng thời đảm nhận nhiệm vụ lập các báo cáo tài chính định kỳ, cung cấp thông tin tài chính định kỳ của Công ty cho các đối tượng liên quan như: Ngân hàng, các nhà đầu tư
- Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tiền lương: là người chịu trách nhiệm trực tiếp với kế toán trưởng. Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp số liệu của toàn Công ty để lập báo cáo kế toán theo tháng, đồng thời phụ vụ sổ cái TK 334, TK 338 từ các chứng từ gốc để lập bảng tính lương và bảo hiểm xã hội cho từng mã sản phẩm.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định: có nhiệm vụ theo dõi việc nhập - xuất - tồn các nguyên vật liệu hay công cụ dụng cụ, tình hình tăng, giảm tài sản cố định phân bổ các chi phí này cho các đối tượng có liên qua.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: có nhiệm vụ theo dõi các loại chi phí sản xuất chính, chi phí sản xuất phụ, tiến hành phân tích giá thành sản phẩm, lập báo cáo tài chính liên quan. đến các TK 154, TK 632.
- Kế toán tiền mặt tiền gửi ngân hàng: khi có các nghiệp vụ liên quan đến việc thu chi, kế toán thanh toán có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ các chứng từ có liên quan. Nếu chi thì kế toán viết phiếu chi, nếu thu thì kế toán viết phiếu thu, đồng thời hàng tháng lập kế hoạch tiền mặt tiền gửi lên ngân hàng có quan hệ giao dịch như ngân hàng đầu tư 14 Láng Hạ, theo dõi trên TK 111, TK 112, lập chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết, sổ cái TK 111, TK 112.
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm, thanh toán và xác định kiết quả kinh doanh: theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm và xác định kết quả hoạt động kinh doanh, ghi sổ chi tiết các TK có liên quan. Hàng tháng vào sổ cái TK 155, tính giá hàng hoá gửi đi, theo dõi TK 131, TK 331, TK 632
CHƯƠNG II
THỰC TẾ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
2.1 Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1.1Khái niệm về chi phí sản xuất:
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình biến đổi một cách có ý thức và có mục đích, các yếu tố sản xuất đầu vào để hình thành các sản phẩm nhất định.
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh nhất định phải kết hợp hài hoà 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất đó là: tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và sức lao động.
Sự tham gia của 3 yếu tố trên vào quá trình hoạt động có sự khác nhau, từ đó hình thành nên các chi phí sản xuất tương ứng.
Chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu và chi phí tiền lương cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm sáng tạo ra. Để có thể biết được số chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong từng thời kỳ hoạt động là bao nhiêu, chi phí như thế nào? nhằm phục vụ cho công tác quản lý. Mọi chi phí bỏ ra cuối cùng đều được thể hiện bằng thước đo tiền tệ gọi là chi phí sản xuất.
Như vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền tệ của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phát sinh thường xuyên, liên tục trong một quá trình sản xuất, quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy để phục vụ cho yêu cầu quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải hạch toán cho từng thời kỳ, hàng tháng, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mới được coi là chi phí sản xuất, còn các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất khác, chi phí hao hụt về nguyên vật liệu ngoài định mức, lãi phải trả về các khoản vay quá hạn, thanh toán các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồngsẽ không phải là chi phí sản xuất kinh doanh.
Thực chất của chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển giá trị của chi phí sản xuất yếu tố sản xuất vào các đối tượng để tính giá thành sản phẩm.
2.1.2 Đặc điểm phân loại chi phí sản xuất:
* Đặc điểm chi phí sản xuất:
Loại hình sản xuất Nước uống tinh khiết cho khách hàng có rất nhiều sản phẩm khác biệt lớn nhất, rõ nét nhất là yếu tố chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội có điểm nổi bật là chi phí nguyên vật liệu phụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá thành sản phẩm. Nguyên nhân là do đặc điểm của loại hình sản xuất Nước uống tinh khiết, Nguyên vật liệu chính và phụ là do Công ty tự khai thác và do khách hàng chịu trách nhiệm giao cho Công ty đúng với số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất đã ghi trong hợp đồng. Công ty chỉ hạch toán vào chi phí sản xuất phần chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đó từ điểm giao nhận hàng về kho của xưởng sản xuất và chi phí nguyên vật liệu phụ khác mà Công ty phải mua thêm để tiến hành sản xuất. Trong quá trình kiểm nhận lại kho, nếu thấy thiếu Công ty sẽ báo lại cho khách hàng biết và trường hợp khách hàng có yêu cầu, Công ty sẽ mua hộ số nguyên vật liệu đó và khách hàng sẽ thanh toán cho Công ty sau. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất gia công, Công ty có thể sẽ không dùng hết số nguyên vật liệu của khách hàng do tiết kiệm được, thì phần tiết kiệm đó Công ty sẽ được hưởng và không hạch toán giảm chi phí sản xuất.
Một hợp đồng sản xuất của Công ty với một đơn vị khách hàng có thể bao gồm nhiều mã hàng, số vật liệu phụ mua thêm để sản xuất cũng thường dùng cho nhiều loại hàng khác nhau, do đó khó có thể xác định chi phí nguyê vật liệu, vật liệu tính vào giá thành cho từng loại sản phẩm.
*Phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội được phân loại căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh thương mại.
- Chi phí nhiên liệu, vật liệu: bao gồm giá mua, kinh phí mua, chi phí mua của các loại nguyên vật liệu, CCDC sản xuất mà Công ty phải mua thêm để tiến hành sản xuất kinh doanh theo đúng yêu cầu của khách hàng.
- Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định của công nhân trực tiếp sản xuất, cán bộ quản lý phân xưởng (tổ may), nhân viên kỹ thuật, nhân viên kinh tế tại các tổ máy
- Chi phí khấu hao TSCĐ: số tiền trích khấu hao trong kỳ của toàn bộ tài sản cố định dùng cho sản xuất như: dây truyền lọc nước, máy đóng bình, máy đóng màng co, nhà xưởng kho sản phẩm ở tổ máy
- Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm: các khoản chi phí về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài, phục vụ sản xuất trong doanh nghiệp: điện, nước dùng cho sản xuất
- Chi phí bằng tiền khác: bao gồm chi phí vận chuyển bán thành phẩm khi sản xuất, chi phí thuê chuyên gia kỹ thuật, chi phí cho hoạt động sản xuất, nhiên liệu xăng dầu, dịch vụ in thuê
Ngoài 4 yếu tố chi phí kể trên, chi phí vận chuyển NVL từ điểm nhận hàng về kho của Công ty cũng được hạch toán vào chi phí khác bằng tiền, vì vậy dịch vụ vận chuyển này thường được Công ty thanh toán ngay bằng tiền mặt cho từng chuyến hàng.
2.1.3 Đặc điểm và phân loại giá thành
Phân loại theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Theo cách phân loại này thì chỉ tiêu tính giá thành được chi làm ba loại:
- Giá thành kế hoạch: là gí thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch hoặc việc tính toán này do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện trước khi thực hiện sản xuất chế tạo sản phẩm.
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành, trước khi tiến hành sản xuất chế tạo sản phẩm. Nếu như giá thành kế hoạch không biến đổi trong suất cả kỳ kế hoạch thì giá thành định mức luôn luôn thay đổ phù hợp với sự thay đổi của các chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch.
- Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã phát sinh và tập hợp trong kỳ, giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình chế tạo sản phẩm.
Phân loại theo phạm vi các chi phí cấu thành
Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu này được chia làm 2 loại:
- Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
- Giá thành tiêu thụ: là chỉ tiêu phẩn ánh toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ = A + B + C
Trong đó: - A là giá thành sản xuất sản phẩm
- B là chi phí bán hàng
- C là chi phí quản lý doanh nghiệp
2.1.4 Mỗi quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, chi phí là biểu hiện về mặt hao phí còn giá thành là biểu hiện của kết quả quá trình sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của một quá trính. Chính vì vậy chúng giống nhau về chất vì đều là những lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chỉ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy vậy do quá trình sản xuất sản phẩm không đều nhau nên giá thành và chi phí sản xuất lại khác nhau về lượng. Chi phí sản xuất gắn liền với một kỳ nhất định, vì vậy Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội đang áp dụng kỳ tính giá thành là tháng để đáp ứng kịp thời thông tin và chính xác thông tin về giá thành, mà không tính đến số chi phí đó có liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm là giới hạn của chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành sản phẩm. Do vậy được tính vào chỉ tiêu giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành không kể chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ đó.
Giá thành sản phẩm gồm một phần chi phí phát sinh hoặc một phần chi phí thực tế phát sinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí ở kỳ này và giá thành sản phẩm còn bao gồm một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang.
Mỗi quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được cụ thể hoá bằng công thức tính giá thành sau:
Tổng giá thành sản phẩm
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Khi giá trị sản phẩn dở dang đầu kỳ và cuối kỳ không có hoặc bằng nhau thì tổng giá thành sản xuất bằng tổng chi phí sản xuất.
2.1.5 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất kinh doanh là phạm vi giới hạn chi phí sản xuất kinh doanh thương mại cần được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành.
Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp, trước hết phải căn cứ vào các yếu tố tính chất sản xuất và qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý, đơn vị tính giá thành trong doanh nghiệp.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các loại chi phí được tập hợp trong một thời gian nhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra phân tích chi phí và giá thành sản phẩm. Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí.
Trong Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội, với tính chất phức tạp của công nghệ và sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc chi phí sản xuất theo từng tổ máy, có cấu tạo vật chất riêng, mỗi tổ máy, quy trình sản xuất có dự toán sản xuất riêng nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là đơn đặt hàng, các chi phí sản xuất của xí nghiệp được phân bổ cho các đơn đặt hàng theo tiêu thức khác nhau như chi phí nhân công, theo chi phí nguyên vật liệu. Cụ thể các đối tượng kế toán tập hơp chi phí sản xuất chính ở Công ty là:
Tổ máy 1:
Tổ máy 2:
Tổ máy 3:
Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng đã được quy định hợp lý có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giới hạn của mỗi đối tượng kế toán chi phí. Trong các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu dùng các phương pháp tập hợp chi phí sau:
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng, chi phí sản xuất liên quan đến sản xuất, hoạt động kinh doanh thương mại nào thì tập hợp cho sản xuất sản phẩm đó.
- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số chi phí phát sinh theo đơn đặt hàng kể từ khi bắt đàu sản xuất đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vự sản xuất: phương pháp này thường được áp dụng các tổ máy thực hiện khoán. Đối tượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị sản xuất như tổ đội sản xuất hay các khu vực sản xuất. Trong từng đơn vị sản xuất lại được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí như hoạt động thương mại.
Trong Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội, mỗi đối tượng có thể áp dụng một hoặc một số phương pháp hạch toán trên. Nhưng trên thực tế có một số yếu tố chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng, do đó phải tiến hành phân bổ các khoản chi phí này một cách chính xác và hợp lý cho từng đối tượng.
2.1.6 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Như đã nêu ở trên đối tượng tính giá thành là các sản phẩm Nước uống tinh khiết đóng chai ở Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội như chai 0,5L, bình 7L, bình 19L được thừa nhận theo từng sản phẩm.
Đơn vị tính giá thành được xác định là chai, bình.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty
Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Cuối tháng kế toán căn cứ vào số sản phẩm hoàn thành trong tháng, chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính giá thành theo Công thức sau:
Công thức 1:
Ztti = Ddki + Ctki - Dcki
Trong đó: Ztti: là tổng giá thành thức tế mã sản phẩm i
Ddki: là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ phân bổ cho mã sản phẩm i
Ccki: là chi phí phát sinh trong kỳ tính cho mã sản phẩm i
Dcki: là CPSXKD dở dang cuối kỳ của mã sản phẩm i
Công thức 2:
Ztti
Ztti = ∑
SLi
Trong đó: Ztti: là giá thành mã sản phẩm i
∑Ztti: là tổng giá thành mã sản phẩm i
SLi: sản lượng hoàn thành của mã sản phẩm i
Cụ thể đối với mã 010VB7:
SL010VB1 = 5.382
Ddk010VB1 = 0
Dck010VB1 = 0
Ctk010VB7 = 855.802 + 102.583 + 2.291.632 + 543.053 + 12.647.700 + 1.824.671 + 1.424.224 + 588.746 + 623.988 + 873.085 = 21.755.484
Vậy giá thành sản phẩm mã 010VB7:
Ztk010VB7 = 0 + 21.755.484 - 0 = 21.755.484 VNĐ
Giá thành của một sản phẩm mã 010VB7 là:
21.755.484
Ztk= = 4.402 VNĐ/bình
5.382
Lợi nhuận gộp thu được từ việc sản xuất mã hàng 010VB7 là:
Lg010VB7 = 24.864.840 - 21.755.484 = 3109356
Đơn giá sản xuất của một đơn vị sản phẩm mã 010VB7 là 4.402
Vậy lợi nhuận gộp thu được từ việc sản xuất một mã sản phẩm 010VB7 là:
Lg010VB7 = 4.620 - 4.402 = 218 VNĐ/ bình
Kết quả tính toán này được thể hiện qua thẻ tính giá thành sau:
Do Công ty không tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ nên toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ đều được tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Đối với những đơn đặt hàng chưa hoàn thành kế toán không mở sổ theo dõi riêng mà sẽ tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất vào kỳ kế toán sau:
2.1.7 Yêu cầu quản lí và nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chỉ tiêu giá thành là chỉ tiêu chất lượng quan trọng, mang tính chất tổng hợp, phản ánh chất lượng công tác hoạt động kinh doanh của Công ty.
Yêu cầu của công tác hạch toán là tính đúng, tính đủ chính xác giá thành sản phẩm thực tế nên cần phải hạch toán đúng, đủ chính xác chi phí sản xuất. Muốn quản lý tốt quá trình hạch toán chi phí đó thì đòi hỏi phải tích cực hoàn thiền công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải xác định đúng nội dung chi phí trên cơ sở áp dụng phương pháp tính giá thích hợp.
Nhiệm vụ: Trên tình hình thực tế yêu cầu đặt ra cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất của Công ty là:
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy dùng sản xuất và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏngtrong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Tính toán hợp lý giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành của Công ty.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng tổ máy từng loại sản phẩm, vạch ra khả năng và các biện pháp tăng giảm giá thành sản phẩm một cách hợp lý và hiệu quả.
- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo nguyên tắc quy định.
- Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng tổ máy, từng bộ phận sản xuấttrong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo Công ty.
2.2 Thực tế kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà nội.
Với tính chất đặc thù của ngành Nước uống tinh khiết sản xuất mang tính ổn định, ít biến động Công ty đã áo dụng quản lý sản xuất theo định mức chi phí.
Chi phí sản xuất của Công ty bao gồm:
- Kế toán chi phí NVL chính
- Kế toán chi phí nhân công
- Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ
- Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài
- Kế toán chi phí bằng tiền khác
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu
* Kế toán NVL chính
Tại Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội, đối với loại hình sản xuất nước uống thì hầu như toàn bộ NVL do bên đặt hàng cung cấp. Tức là chi phí vận chuyển từ Công ty đặt hàng đến địa điểm giao nhạn hàng, Phí bảo hiểm cho lượng NVL do bên đặt hàng chịu. Số lượng sản phẩm đặt hàng và định mức NVL tính cho một đơn vị sản phẩm được Công ty và khách hàng cùng nghiên cứu, xây dựng cho phù hợp với mức tiêu hao thực tế và dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi bên. Ngoài phần NVL tính toán theo định mức, khách hàng còn phải chuyển cho Công ty 3% số NVL để bù vào sự hao hụt, kém phẩm chất trong quá trình vận chuyển và sản xuất.
Do đó phần NVL do bên đặt hàng cung cấp được kế toán theo dõi về mặt số lượng chứ không hạch toán vào chi phí sản xuất. Kế toán chỉ hạch toán chi phí sản xuất phần chi phí vận chuyển từ điểm giao nhận hàng về đến Công ty, số chi phí vận chuyển này được hạch toán thẳng vào TK 154, nói thuộc yếu tố chi phí khác bằng tiền.
Để sản xuất ra sản phẩm theo như yêu cầu của khách hàng, mà lại tiết kiệm được chi phí NVL nhất, Công ty áp dụng hạch toán theo tổ máy "phiếu theo dõi tổ máy" (Bảng số 1) nhằm phản ánh chính xác số lượng tường loại chai, bình tiêu hao thực tế cho mỗi mã liên quan.
PHIẾU THEO DÕI TỔ MÁY
Loại bình: 7lít
Mã hàng: 010VB7
Ngày
Số bình
khối
lượng
(lít)
Đường
kính/bình
sản
lượng
Nguyên vật liệu tiêu hao
Đối chiếu
thực tế
Bình số
Số
lít/bình
Sản
lượng
Cổ bình
1-Jan
120
840
30
50
25
47,6
19
(0,05)
29
31,4
22
2,6
0,3
32
39,4
22
2,5
0,2
33
39,3
22
2,4
(0,8)
Theo bảng số 1 trên ta thấy, ngày 1/1/2007 tổ máy của Công ty nhận được là 157,8 lít nước để sản xuất sản phẩm mã hàng 010VB7. Lượng bình sản xuất lược là 50, mỗi bình có đường kính là 3,0m.
Vậy số bình sản xuất được là: 50*3,0 = 150bình
Số lít hao phí ở cổ bình là: 2,6 + 2,5 + 2,4 = 7,5
Tổng số lít tiêu hao thực tế: 150 +7,5 = 157,5lít
Số lít còn lại: 157,8 - 157,5 = 195,2lít
Tuy nhiên trên thực tế số lít thừa còn lại đó là những phần trong quá trình đóng nước vào bình bị chảy ra ngoài không sử dụng được nữa.
Phần thiếu: -0,05 +0,3 +0,2 -0,8 = -0,35lít là do hạch toán tổ máy sản xuất. Các giá trị vật liệu khác tiết kiệm được sẽ ghi vào thu nhập khác.
* Kế toán chi phí NVL phụ:
Vật liệu phụ của Công ty như: Vỏ, nắp, temđược xuất kho cho các tổ máy căn cứ và định mức tiêu hao vật liệu phụ cho một đơn vị sản phẩm và số lượng sản phẩm sản xuất ra. (Bảng 2)
CÔNG TY CP&PTCN HÀ NỘI
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 3 tháng 1 năm 2007 Số: 162
Tên người nhận: Nguyễn Văn Nam
Lý do xuất kho: sản xuất nước uống tinh khiết
Xuất tại kho: Chị Nguyết
ĐVT: VNĐ
TT
Tên nhãn hiệu
qui cách
Mã hàng
ĐVT
Số Lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực nhập
1
Vỏ bình 19L
010VB19
C
200
200
25000
5000000
2
Vỏ bình 7L
010VB7
C
160
160
5000
800000
3
Chai 500ml
010VB05
C
720
720
1200
864000
Cộng
1080
1080
6664000
Phụ trách SD
(ký tên)
Phụ trách CT
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
Người nhận
(ký tên)
Thủ kho
(ký tên)
Cuối tháng, kế toán tổng hợp toàn bộ số lượng NVL nhập - xuất - tồn, tính NVL theo phương pháp hạch toán bình quân gia quyền ở thời điểm cuối kỳ theo công thức sau:
Đơn giá bq NVL xuất dùng
=
Giá trị NVL tồn đầu kỳ + NVL nhập trong kỳ
SL NVL tong đầu kỳ + SL NVL nhập trong kỳ
Giá trị NVL xuất dùng
=
SL NVL xuất dung
x
Đơn giá bq NVL xuất dùng
Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tổng hợp số liệu để lập sổ chi tiết tài khoản NVL phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ nhập - xuất NVL. (Bảng 3)
SỔ CHI TIẾT TÀI KHỎAN
Nguyên vật liệu
Tháng 1 năm 2007
Bảng 3
Do mỗi đơn đặt hàng thừng có nhiều mã hàng, mỗi loại NVL được trực tiếp chi phí NVL cho từng mã hàng, kích cỡ sản phẩm. Thực tế, kế toán chỉ có thể tập hợp nguyên vật liệu trực tếp cho từng mã đối với một số loại như: thùng, temcòn một số loại như: nắp, vật liệu phụ (keo dán, băng dính) thì đến cuối tháng căn cứ vào tổng chi phí NVL của tất cả các mã thuộc đơn vị đặt hàng sản xuất trong tháng, kế toán phân bổ chi phí theo doanh thu cho từng mã hàng.
Cụ thể:
Đối với mã 010VB7:
Doanh thu trong tháng 1/2007 là: 24.864.840 VNĐ
Tổng doanh thu tháng 1/2007 là: 21.125.165.350 VNĐ
Chi phí NVL tính cho mã 010VB7 như sau:
- Chi phí trực tiếp gồm:
+Tem: 855.802
+ Thùng: 2.291.632
- Chi phí chung phân bổ:
Vỏ 25.000 x
24.864.840
= 2..925VNĐ
2.125.165.350
Phụ tùng vật liệu phụ:
4641405 x
2.864.840
= 54.305 VNĐ
2.125.165.350
Kết quả tính toán này được phân bổ trong bảng 4 sau:
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU
Trong bảng phân bổ chi phí NVL, cột tỷ lệ thể hiện tỷ lệ về doanh thu của từng mã so với tổng doanh thu trong tháng, cột đơn giá là đơn giá sản xuất một đơn vị sản phẩm như trong hợp đồng đã ký kết.
Ví dụ: tỷ lệ mã 010VB7 là:
24864840
= 0,01
2125165350
Đơn giá sản xuất mã 010VB7 la: 4620 VNĐ/chiếc
Căn cứ các chứng từ gốm, Kế toán vào chứng từ ghi sổ 01 XVL (xuất vật liệu), 02 XVL, 03 XVL, 04 XVL thể hiện các nghiệp vụ xuất vỏ, thùng, phụ tùng, vật liệu phụ. Bảng 5.
CÔNG TY CP&PT CN HÀ NỘI
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 01 XVL
Loại: Nguyên vật liệu
Từ ngày: 1/1/2007 đến 31/1/2007
chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
162
2/1/2007
Xuất nắp cho tổ 2
154
152
587214
163
2/1/2007
Xuất nắp cho tổ 1
154
152
68500
164
2/1/2007
xuất tem cho tổ1
154
152
754342
165
3/1/2007
Xuất tem cho tổ 2
154
152
65843
.
..
.
251
31/1/2007
Xuất tem cho tổ 3
154
152
35396
Tổng cộng
1511295
Ngàythángnăm.
Kế toán duyệt
Bút toán tập chung:
Nợ TK 154: 28.220.831
Có TK 152: 28.220.831
Kèm theo chứng từ gốc
Từ các chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ cái TK 152 (bảng 6) làm căn cứ cho việc lập "chi tiết TK 154" và "Sổ cái TK 155" vào cuối tháng lập them "Bảng cân đối số phát sinh", "Báo cáo tài chính" vào cuối niên độ.
SỔ CÁI
Tên TK: Nguyên vật liệu
Số hiệu: 152
Ngày
tháng
ghi sổ
chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK đối
ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
..
Mang sang
779172484
01NVL
31/1
Mua NVL nhập kho
111
12395006
331
102007342
02NVL
31/1
Mua NVL nhập kho
111
33365822
331
86552726
0ÃVL
31/1
Xuất kho
154
28220831
02XVL
31/1
Xuất kho
154
8767610
03XVL
31/1
Xuất kho
154
87462480
04XVL
31/1
Xuất kho
154
46414051
Cộng phát sinh
234320896
170864972
Số dư
842628408
2.2.2 Kế toán chi phí nhân công
Yếu tố chi phí nhân công là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội. Vì thế hạch toán đầy đủ, chi phí nhân công sẽ cung cấp thông tin hữu hiệu quản lý, cho các quyết định lớn trong công tác tính giá thành.
Do đặc thù kinh doanh là sản xuất hàng nước uống, có các sản phẩm cụ thể, do vậy Công ty tiến hành tính và trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất cũng như công nhân quản lý sản xuất theo sản phẩm. Có nghĩa là tiền lương được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng ở từng công đoạn và đơn giá tiền lương cho từng công đoạn đó.
Kế toán khi nhận được bảng thanh toán lương cùng các chứng từ khác tiến hành tổng hợp và lập sổ chi tiết thanh toán với công nhân viên và bảng tổng kết lương tháng ở bảng 8 và bảng 9 sau:
Từ các chứng từ gốc sẽ được đưa sang chứng từ ghi sổ ở tại bảng 10 được thể hiện sau - chi trả lương cho công nhân viên.
Hiện nay Công ty chưa lập chứng từ ghi sổ TK 334 thể hiện việc phân bổ chi phí tiền lương vào các TK 154, TK 642 cũng không thực hiện trích KPCĐ tính vào chi phí sản xuất theo quy định. Việc trả lương cho CNV được thanh toán bằng tiền mặt. Công ty lập sổ cái TK 111, TK 334 được trình bày trên bảng 11, TK 338 được trình bày trên bảng 12 vào cuối tháng.
BẢNG TỔNG KẾT LƯƠNG THÁNG 1/2007
Bảng 8
Tên bộ phận
Tổng lương
Lương
kỳ 1
Các khoản bảo hiểm
Lương
kỳ 2
BHXH
BHYT
Khác
Hành chính
100033762
30800000
6962900
1044435
67226427
Cán bộ quản lý
18913789
4000000
1425060
213759
1327970
Phòng tổ chức
15270596
5800000
1224960
183744
8061892
..
..
..
.
.
PX thuê
21929030
5300000
1517860
227679
14883490
Tổ thuê 1
6575776
1400000
286520
42987
4846278
..
..
.
.
.
.
Tổ máy
797683065
180000000
17307200
2596080
597779785
Tổ máy 1
48350056
9600000
843320
126498
37780238
.
.
.
..
.
PX hoàn thiện
174405786
33900000
2643640
396546
137456600
.
.
.
Tổng
1100051642
250000000
28431600
4269740
817355302
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 334
Tháng 1 năm 2006
Bảng 9
Chứng từ
Diễn giải
TK đối
ứng
Phát sinh
SCTG
Loại
Số
Ngày
Nợ
Có
1
A
B
C
D
E
2
3
155
PC1
121
7/1/2007
Trả lương kỳ 2 tháng 12/2006 cho văn phòng
111
56910005
272
PC1
133
15/1/07
Tạm ứng lương kỳ 1
cho tổ máy 1
111
8850000
272
PC1
133
15/1/07
Tạm ứng lương kỳ 1
cho tổ máy 2
111
8030000
272
PC1
133
15/1/07
Tạm ứng lương kỳ 1
cho tổ máy 3
111
8580000
..
.
..
.
.
.
554
PC1
160
31/1/07
Trả lương cho
PX thuê
111
11315318
591
PB
31/1/07
Phân bổ chi phí tiền lương
642
86188357
592
PB
31/1/07
Phân bổ chi phí tiền lương
154
981166945
Tổng
93685323
1067355302
Số dư đầu kỳ: 725.642.189
Số dư cuối kỳ: 1.037.805.302
Ngày.tháng.năm.
Người lập
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
Giám đốc
(ký tên)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 02 XVL
Loại: Tiền lưong
Từ ngày: 1/1/2007 đến ngày 31/1/2007
Bảng 10
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
133
15/1/07
Tạm ứng lương
kỳ 1 cho tổ 1
334
111
8850000
133
15/1/07
Tạm ứng lương kỳ 1
334
111
8030000
133
15/1/07
Tạm ứng lương
kỳ 1cho tổ 2
334
111
8580000
133
15/1/07
Tạm ứng lương
kỳ 1 cho tổ 3
334
111
6550000
Tổng
32010000
Ngày.thángnăm..
Kế toán duyệt
Bút toán tập chung:
Nợ TK 334: 32010000
Có TK 111: 32010000
Kèm theo chứng từ gốc
SỔ CÁI
Tên TK: phải trả công nhân viên
số hiệu: 334
Bảng 11
NT
ghi
sổ
Chứng tử ghi sổ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Tháng 1/2007 dư
01CL
30/1
Trả lương cho CNV
111
56910005
02CL
31/1
Trả lương cho CNV
111
185500000
03CL
Trả lương cho CNV
111
6000000
04CL
31/1
Trả lương cho CNV
111
29550000
05CL
31/1
Trả lương cho CNV
111
465961866
06CL
31/1
Trả lương cho CNV
111
11315318
Phân bổ tiền lương
154
981166945
642
86188357
Cộng PS
755237189
1067355302
Số dư
1067355302
SỔ CÁI
Tên TK: BHXH, BHYT
Số hiệu: 3382, 3383
Bảng 12
NT
ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK đối
ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Tháng 01/2007 số dư phân bổ BHXH, BHYT
154
642
60592467
29140331
3556009
Cộng PS
326966340
Số dư
93288807
Căn cứ vào bảng tính lương thanh toán lương kế toán lập bảng tính lương và bảo hiểm cho từng mã sản phẩm tại bảng số 13.
Tổng CP tiền lương
=
SL SP hoàn thành của mã đó
x
Đơn giá lương SXSP
Cụ thể:
Đơn giá lương sản xuất sản phẩm mã 010VB7 là: 2350 VNĐ/chiếc
Sản lượng SP mã 010VB7 trong tháng: 5382 chiếc.
Vậy tổng chi phí về tiền lương trong tháng 1/2007 mà Công ty phải trả là:
2.350 x 5.382 = 12.647.700
Căn cứ vào số liệu ở bảng tính lương và bảo hiểm cho từng mã ta biết được yếu tố chi phí nhân công nằm trong giá thành mỗi mã sản phẩm là bao nhiêu, từ đó làm cơ sở để vào thẻ tính giá thành cho từng mã.
BẢNG TÍNH LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM CHO
TỪNG MÃ SẢN PHẨM
Tháng 1 năm 2007
TT
Tên mã
Sản lượng
TK 334, TK 338
Lương
Bảo hiểm
1
010VB7
5382
2350
12647700
2
T19
14748
4967
73253316
3
T7
15564
3218
50084952
4
T05
1835
3252
5967420
5
T2050
3129
4239
13263831
.
..
..
Tổng
40658
155217219
2.2.3 Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí khấu hao TSCĐ dung trong sản xuất được tính và trích theo quyết định 166/1999/QĐ - BTC của bộ trưởng bộ tài chính. Theo quyết định này, thời gian sử dụng TSCĐ liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao và chỉ trích khấu hao TSCĐ liên quan đến hoạt động kinh doanh. Việc trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quy tắc tròn tháng.
Ở Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội trích khấu hao cơ bản không được tính thẳng cho từng sản phẩm mà tập hợp toàn bộ vào TK 154. Sau đó căn cứ vào tiêu chuẩn doanh thu mà phân bổ cho mã hàng trong tháng. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính để trích khấu hao TSCĐ dựa vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao hàng năm.
Công thức:
Mức khấu hao của một tháng
=
Nguyên giá TSCĐ
X Tỷ lệ khấu hao TSCĐ
12
TSCĐ của Công ty gồm nhiều loại hình khác nhau.
Để quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng tài sản của Công ty, kế toán sử dụng TSCĐ tại bảng 15 sau:
Tử sổ TSCĐ kế toán tổng hợp toàn bộ số trích khấu hap TSCĐ dung cho quản lý. Để trích khấu hao có trong giá thành của từng mã sản phẩm, kế toán tiến hành phân bổ theo doanh thu theo công thức sau:
Số trích khấu hao trong giá thành sp.
= Số lượng x đơn giá sản xuất
Điều này được thể hiện ở bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tại bảng số 16 sau:
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH SỬ DỤNG ĐỂ QUẢN LÝ
Bảng 15
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO
Bảng 16
Ở bảng 16, tổng chi phí khấu hao TSCĐ dung cho sản xuất sản phẩm trong tháng là: 40.204.461 VNĐ .
Chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ cho mã hàng 010VB 7 là:
40204461 x
24864840
= 470399
2125165350
Việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ hiện nay chưa được ghi vào chứng từ ghi sổ TK 214. Theo quy định hiện hành áp dụng cho hình thức ghi sổ kế toán do đó hệ thống sổ sách của Công ty chưa đảm bảo đầy đử và chặt chẽ.
2.2.4 Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền
Khi phát sinh chi phí về dịch vụ mua ngoài, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 154 và sổ chi tiết các tài khoản khác có liên quan như: TK 111, TK 331,làm căn cứ để lập sổ cái TK 154, TK 111, TK 331,
Cũng từ các chứng từ gốc kế toán vào các chứng từ ghi sổ số 01CT, 02CT, 03CT, 04CT với các nội dung trả tiền điện, dầu, chi phí sản xuất phát sinh trong tháng. Bảng 17.
Sau khi tập hợp được toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền (Có TK 111, 112, 331,) phát sinh trong tháng, riêng chi phí thuê ngoài chuyển tiếp kế toán tập hợp trực tiếp cho từng mã hàng theo giá thuê đã căn cứ vào các chứng từ gốc, hoá đơn thanh toán.
Các chi phí khác tiến hành tập hợp toàn bộ rồi phân bổ cho từng mã sản phẩm hoàn thành theo tiêu chuẩn của doanh thu.
Công thức:
CPDV mua ngoài, CP khác bằng tiền phân bổ cho mã hàng i
=
Tổng CPDV mua ngoài, CP khác
bằng tiền PS trong tháng
Tổng DTSX trong tháng
X DT mã hàng i
Số tiền phân bổ cho từng mã sản phẩm được thể hiện trong bảng phân bổ 18 sau:
Trong bảng số 18, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền của ma hàng 010VB7 là:
Chi phí điện, dầu:
121726560 x
24864840
= 1424224 VNĐ
2125165350
Chi phí bằng tiền khác:
60349537 x
24864840
= 588746 VNĐ
2125165350
Chi phí vận chuyển:
533331420 x
24864840
= 623988 VNĐ
2125165350
Chi phí sản xuất: 873085 VNĐ.
CHỨNG TỪ GHI SỔ
số: 01CT
Loại: Chi phí bằng tiền
Từ ngày 01/01/2007 đến 31/01/2007
Bảng 17
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
111
3/1/2007
Trả phí thuê bến giao hàng
154
111
200000
112
3/1/2007
Trả phí thuê bến giao hàng
154
111
150000
113
3/1/2007
Trả phí thuê bến giao hàng
154
111
118182
114
4/1/2007
Trả phí thuê bến giao hàng
154
111
154545
.
..
..
.
..
..
..
.
121
15/01/07
Trả phí thuê bến giao hàng
154
111
318182
122
15/01/07
Trả phí thuê bến giao hàng
154
111
59091
..
.
..
.
.
.
.
..
130
31/01/07
Trả phí thuê bến giao hàng
154
111
842673
131
31/01/07
Trả phí thuê bến giao hàng
154
111
120000
Tổng
1962673
BẢNG PHÂN BỔ CPDV MUA NGOÀI, CP KHÁC BẰNG TIỀN
Bảng 18
2.2.5 Kế toán chi phí sản xuất toàn Công ty
Cuối tháng nhân viên thống kê cho cán bộ kế toán về số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho chưa giao cũng như đã giao cho khách hàng để làm căn cứ kế toán lập chứng từ ghi sổ TK 155 (bảng 19) phản ánh số sản phẩm nhập kho chưa giao, còn số sản phẩm đã giao cho khách hàng thì không nhận chứng từ ghi sổ.
CÔNG TY CP&PTCN HÀ NỘI
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 01TP
Loại: Thành phẩm
Từ ngày 01/01/2007 đến 31/01/2007
Bảng 19
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
83
14/01/07
Nhập kho 103630
155
154
23732000
Tổng
23732000
Để tập hợp chi phí toàn Công ty kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ TK 152, 334, 111, 331, 155,toàn bộ số phát sinh trên TK 154, trên sổ chi tiết 154 (bảng 20), sổ cái TK 154 (bảng 21). Dựa vào sổ chi tiết TK 152, 214, 111, 311,sổ cái TK 152, 334, 111,kế toán tập hợp tổng số phát sinh Có của TK 154. Cuối tháng lấy tổng số phát sinh bên Nợ TK 154 chính là chi phí toàn Công ty.
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Chi phí sản xuất dở dang
Tháng 1 năm 2007
Bảng 20
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Số phát sinh
SCT
Loại
SH
NT
Nợ
Có
14
PX1
162
2/1/2007
Tổ máy 1
152
68500
15
PX1
162
2/1/2007
Tổ máy 1
152
64470
16
PX1
162
2/1/2007
Tổ máy 1
152
100860
17
PX1
162
2/1/2007
Tổ máy 1
152
587214
18
PX1
163
2/1/2007
Tổ máy 2
152
68500
..
152
..
160
PC2
122
8/1/2007
Trả cước vận
chuyển bốc xếp
1111
220000
161
PC2
122
8/1/2007
Trả cước vận
chuyển bốc xếp
1111
376800
.
.
.
376
GBN
14
24/1/07
Nộp tiền điện SX
1122
23313900
.
..
..
589
PKT
54
31/1/07
CP dài kỳ
242
37496845
590
PKT
55
31/1/07
Phân bổ chi phí KHCB
214
155952245
591
PB
31/1/07
Phân bổ chi phí tiền lương
334
981166945
592
PB
31/1/07
Phân bổ chi phí BHXH
3383
25922025
593
PN3
31/1/07
Phân bổ chi phí BHYT
3382
3218306
594
PB
14/1/07
Nhập kho
155
23732000
595
83
31/1/07
Kết chuyển giá
vốn hàng SX
632
1660834784
Tổng
1660834784
1660834784
SỔ CÁI
TK: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Bảng 21
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Tháng 1/07 dư
01XVL
31/1
NVL xuất dùng trong kỳ
152
28220381
02XVL
31/1
NVL xuất dùng trong kỳ
152
8767610
03XVL
31/1
NVL xuất dùng trong kỳ
152
87462480
04XVL
31/
NVL xuất dùng trong kỳ
152
46414051
01CT
31/1
Chi phí bằng tiền
111
50319337
02CT
31/1
Chi phí bằng tiền
111
53311420
03CT
31/1
Chi phí dịch vụ mua ngoài
331
121726560
04CT
31/1
Chi phí dịch vụ mua ngoài
331
98353424
31/1
Khấu hao TSCĐ
214
155952245
Chi phí tiền lương
334
981166945
BHXH, BHYT
338
29140331
01CP
31/1
Nhập kho TP
23731000
Giá vốn
1660834784
Cộng PS
1660834784
Số dư
1660834784
2.3 Kiểm kê và tính giá thành dở dang
Sản phẩm dở dang ở Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội chỉ có các thành phẩm ở trong tổ máy mới qua lọc, chưa qua các khâu tiệt trùng hay tiệt trùng dở dang có thể đánh giá được. Ở xưởng sản xuất, có khi những sản phẩm này cũng được coi là nguyên vật liệu tại xưởng sản xuất (tổ máy sản xuất) để chuyển vào kỳ kế toán sau. Vì vậy không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và coi đó là nguyên vật liệu ban đầu được chuuyển và kỳ sản xuất và tính giá thành sau.
Để kiểm kê và tính được giá thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ Công ty Công ty áp dụng phương pháp số lượng ước tính tương đương. Theo phương pháp này phải dựa vào số lượng sản phẩm hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành của sản phẩm hoàn thành tương đương, sau đó phân bổ chi phí cho sản phẩm dở dang theo từng khoản mục.
Trong tháng 1 năm 2007 xưởng sản xuất của Công ty sản xuất được 196500 sản phẩm hoàn thành là loại chai 0,5L (mã 0100L5), khối lượng dở dang là 2500 với mức độ hoàn thành là 50%. Chi phí được tập hợp như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 63.025.731
- Chi phí nhân công trực tiếp : 61.807.291
- Chi phí sản xuất chung : 97.953.867
Nguyên vật liệu chính tính được trong sản phẩm dở dang tính được như sau:
Chi phí NVLTT trong sản phẩm dở dang
=
63.025.731
X 2500 = 791780
196.500 + 2.500
Chi phí NCTT trong sản phẩm dở dang
=
61.807.291
X 2500 x 50% = 388.237
196.500 + 2.500
Chi phí SXC trong sản phẩm dở dang
=
97.953.867
X 2500 x 50% = 615.288
196.500 + 2.500
Vậy tổng giá trị sản phẩm dở dang của Xưởng sản xuất là: 1.795.305.
2.4 Tính giá thành sản phẩm hoàn thành
Xuất phát từ quy trình sản xuất liên tục, khép kín không trải qua quá trình giá thành bán thành phẩm và trong cùng một quá trình sản xuất bỏ ra một khối lượng nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Cuối kỳ thu được sản phẩm là một loại sản phẩm theo đặc điểm của từng tổ máy sản xuất, do đó để xác định giá thành phẩm thì Công ty đã áp dụng theo phương pháp tính giá thành giản đơn.
Công thức tính phương pháp này như sau:
Giá thành của một đv sản phẩm SX
=
Giá trị spdd + CP PS - Giá trị sp
đầu kỳ trong kỳ dd cuối kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Vậy theo kết quả tính toán ở các phần trên, kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm cho xưởng sản xuất như sau:
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Mã 0100L5
Số lượng: 196.500
Khoản mục
Giá trị spdd đầu kỳ
CP PS trong kỳ
Giá trị SPdd cuối kỳ
Giá thành Chai 0,5L
Tổng Z
Đơn vị Z
CPNVLTT
0
63.025.713
791.780
62.233933
316,7121
CPNCTT
0
61.807.291
388.237
61.419.054
312,5651
CPSXC
0
97.953.867
615.288
97.338.579
495,3617
Tổng
0
222.786.871
1.795.305
220.991.566
1124,6389
Kế toán ghi sổ
(ký tên)
Kế toán tổng hợp
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
3.1 Đánh giá về công tác hạch toán
Chứng từ kế toán:
Chế độ chứng từ kế toán được Công ty chấp hành nghiêm chỉnh, theo đúng quy định hiện hành của bộ tài chính. Quá trình luôn chuyển chứng từ từ xí nghiệp về Công ty đều được kiểm tra chặt chẽ. Chứng từ được lưu trữ an toàn và mang tính pháp lý cao, rất thuận tiện cho việc kiểm tra.
Sử dụng hình thức kế toán nhất ký chung là rất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh thương mại của Công ty. Việc bố trí và phân chia trách nhiệm cụ thể cho các kế toán viên phù hợp với trình độ và khả năng.
Sổ kế toán:
Sổ được in bằng máy từng tời rời và đóng lại nên đảm bảo tính rõ ràng, không tẩy xoá.
Trong quá trình theo dõi sổ sách và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán còn có lập các bảng kê, sổ nhật ký chuyên dùng, số chi tiếtĐiều này làm cho việc kiểm tra đối chiếu và theo dõi các chi phí phát sinh, doanh thu bán hàng, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty được dễ dàng, nhanh chóng.
Hệ thống tài khoản và công tác hạch toán kế toán:
Với qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ mặc dù vậy Công ty Cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội luôn có nhiều hoạt động kinh doanh, khối lượng công việc và nghiệp vụ nhiều. Vì vậy công tác hạch toán cần đòi hỏi có sự quản lý và cập nhập thông tin, số liệu kịp thời, nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên với sự trang bị của hệ thống máy vi tính, ứng dụng tin học vào công tác kế toán đã giúp cho việc tiếp cận thông tin kế toán được nhanh chóng việc cập nhập số liệu được dễ dàngđồng thời kết hợp với lực lượng cán bộ công nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn cao, am hiểu về các chuẩn mức kế toán, chương trình kế toán trên máy nên có nhiều thuận lợi trong việc phát huy năng lực và khả năng chuyên môn của mình.
3.2 Sự cần thiết để hoàn thiện
Thực tế cho thấy bên cạnh những việc làm được, những xu hướng thuận lợi còn có những vấn đề nảy sinh, những tồn tại vướng mắc cần phải giải quyết và nhìn nhận một cách khách quan từ đó mới có thể đề ra được những giải pháp thoả đáng đảm bảo cho phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền lợi của người lao động. Hiện nay Công ty đang từng bước thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm bằng cách từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh.
Do vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác Kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất, vì nó vừa là vấn đề có tầm quan trọng trong Kế toán tài chính vừa là nội dung cơ bản của Kế toán quản trị. Từ những vấn đề nêu trên, nhận thức được vai trò quan trọng của Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ công tác Kế toán của doanh nghiệp và kết hợp với tình hình thực tế tại Công ty, với những kiến thức và kinh nghiệm đã được học trong trường tôi tiến hành chọn đề tài nghiên cứu: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội cho báo cáo tốt nghiệp này.
3.3 Kiến nghị
Từ những nhận xét, đánh giá một số điểm khác trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các đề xuất biện pháp đã nêu có tính chất tham khảo và kiến nghị. Mục đích chỉ là muốn đóng góp, suy nghĩ của bản thân để có thể hoàn thiện hơn công tác kế toán của Công ty.
Hạch toán theo đúng nội dung của tài khoản: theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì đối với nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu và phụ tùng thay thế phải được theo dõi trên TK 154 sự tách biệt như vậy sẽ tạo mọi điều kiện để theo dõi và quản lý các loại vật tư.
Để hạch toán nguyên vât liệu theo đúng nội dung kế toán cần thực hiện theo đúng hệ thống tài khoản của bộ tài chính. Cụ thể đối với.
TK 152: nguyên vật liệu
TK 1521: Nguyên vật liệu chính
TK 1522: Nguyên vật liệu phụ
TK 1523: Nhiên liệu
Như vậy khi xuất vật liệu chính, vật liệu phụ kế toán ghi:
Nợ TK 621, 627
Có TK 1521:
Có TK 1522:
Có TK 1523:
Hoàn thiện việc hạch toán một số khoản mục chi phí sản xuất:
Đối với chi phí sản xuất: hiện nay chi phí sản xuất cho các xí nghiệp sản xuất, nếu áp dụng cách này sẽ làm giảm đi tính chính xác của CPSX phân bổ CPSX cho từng đơn đặt hàng, Công ty cần tách biệt chi phí khấu hao TSCĐ của từng đơn đặt hàng.
Tăng cường biện pháp quản lý nguyên vật liệu: tại Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội nguyên vật liệu dùng cho các đơn đặt hàng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, từ 65% đến 70%, do vậy xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu góp phần lớn trong việc kiểm soát chi phí.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ trong công tác kế toán: trong công tác quản lý phải thừa nhận rằng việc áp dụng máy vi tính là rất hữu hiệu, đối với công tác kế toán cũng vậy. Việc sử dụng máy vi tính sẽ làm cho kế toán cập nhập và sử lý số liệu nhanh hơn, chính xác giảm thiểu được thời gian và công sức của mỗi cán bộ nhân viện.
KẾT LUẬN
Chi phí sản xuất luôn là vấn đề được quan tâm chú ý nhất trong các doanh nghiệp. Quản lý được chi phí sản xuất thực chất là tiết kiệm các chi phí cho các đầu vào và quá trình sản xuất. Mặt khác chi phí sản xuất là cơ sở cấu tạo nên giá thành sản phẩm, tiết kiệm được chi phí sản xuất tạo tiền đề cho việc hạ giá thành sản phẩm.
Trên đây em đã trình bày tình hình thực tế quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần và phát triể công nghệ Hà Nội, một trong những doanh nghiệp đang làm ăn có lãi và đang trên đà phát triển trong ngành sản xuất Nước uống tinh khiết nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Xuất phát từ việc nhận thức được quan điểm đổi mới va những vấn đề còn tồn tại trong quá trình tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty, trên cơ sở những kiến thức đã học, kết hợp với sự hưỡng dẫn của Cô giáo Ths. Bùi Minh Hải đã hết lòng hỗ trợ giúp đỡ em từ khi chọn đề tài, cách thức tiếp cận thực tiến tại đơn vị thực tập đến khi hoàn chỉnh bản báo cáo này, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất mong muốn góp phần tổ chức hợp lý công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội.
Do thời gian thực tập còn hạn chế, kinh nghiệp thực tế chưa có nên bản báo cáo này không thể tranh khỏi những sai xót vì vậy em mong được sự giúp đỡ, chỉ đạo của các thầy, cô trong Trường và các anh chị trong Công ty quan tâm để bản báo cáo của em được hoàn thiện tốt hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tới cô giáo Ths. Bùi Minh Hải và toàn bộ các anh, chị nhân viên phòng kế toán Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội cùng toàn thể gia đình, ban bè đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2008
Sinh viên thực tập
Bùi Văn Hiệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT1-236.doc