Hội đồng quản trị có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền và mục đích của Công ty như sau: chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty; Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Điều lệ Công ty; Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng; Quyết định mức lương và lợi ích của những người quản lý; Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay,và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty, trừ một số hợp đồng theo quy định của Công ty. Ngoài ra, Hội đồng quản tri còn trực tiếp giám sát chỉ đạo Giám đốc và những người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày cảu Công ty; Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty; Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty
42 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu và triển khai các chế độ chính sách quy định về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động;
- Công tác phân công phân cấp cho các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, tài liệu bồi dưỡng, huấn luyên thi nâng bậc của lao động;
- Công tác tuyên truyền của Công ty, cung cấp tin bài cho các cơ quan tuyên truyền của Công ty và bên ngoài theo quy định của Công ty, tổ chức xây dựng và bảo quản tài liệu tranh ảnh, cờ thưởng, các trang bị hiện vật thi đua, truyền thống của Công ty.
2.2.6. Đảng, Đoàn thể
Đảng, Đoàn thể: là nơi tuyển chọn công nhân viên đi học lý luận chính trị chuyên môn nghiệp vụ tại trường Đảng, các trường Đại học, Cao Đẳng chịu trách nhiệm giải quyết thủ tục của việc kết nạp Đảng và các yếu tố liên quan đến tổ chức Đảng. Bao gồm 5 người trong đó có 1 người quản lý chỉ đạo các thành viên còn lại triển khai.
2.2.7. Các phòng ban
2.2.7.1. Phòng Kế hoạch – xuất nhập khẩu
- Tổ chức lập kế hoạch tổng hợp, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dài hạn và ngắn hạn của Công ty. Lập kế hoạch vật tư và đơn hàng, vật tư nhập và xuất. Tham gia việc phân tích hợp đồng kinh tế. Kế hoạch xuất nhập khẩu của Công ty.
- Lập kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng;
- Điều độ tổng hợp, đồng bộ sản phẩm và kế hoạch;
- Thông tin sản xuất định kỳ
- Phụ trách các phân xưởng sản xuất;
- Giải quyết các thủ tục nhận hàng, xuất hàng, báo giá, giao dịch thực hiện hợp đồng Dự thảo hợp đồng kinh tế tại Công ty với tư cách là người bán (người sản xuất) theo dõi việc thực hiện.
Phòng Kế hoạch – xuất nhập khẩu bao gồm 9 người trong đó có một trưởng phòng, một phó phòng và các nhân viên dưới quyền.
2.2.7.2. Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán có chức năng nhiệm vụ trong Công ty như sau:
Quản lý và sử dụng vốn, tài sản;
Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và doanh thu bán hàng;
- Thực hiện các nghĩa vụ của Công ty với Nhà nước và người lao động
- Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ trực tiếp làm công tác văn thư lưu trữ;
- Mở sổ sách, theo dõi chính xác toàn bộ tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp quản lý và sử dụng theo quy định của chế độ hạch toán kế toán thống kê hiện hành;
- Phản ánh kịp thời tình hình sử dụng biến đổi tài sản vốn;
- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu công nợ tồn đọng, phân tích khả năng thu hồi vốn, phối hợp với bộ phận kế hoạch thị trường để có biện pháp xử lý thích hợp;
- Hạch toán đầy đủ các khoản chi phí phát sinh trong năm tài chính;
- Xây dựng quy định quản lý tài chính trong Công ty;
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập báo cáo tài chính và báo cáo thống kê theo các quy định của Nhà nước hiện hành.
Phòng Tài chính kế toán bao gồm 5 người trong đó có: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên.
2.2.7.3. Văn phòng
- Chịu trách nhiệm về công tác văn thư, soạn thảo hồ sơ, công văn, quyết định trong Công ty;
- Chuẩn bị các công việc để phục vụ cho các cuộc họp, hội thảo, các cuộc họp cổ đông trong Công ty;
- Chịu trách nhiệm về công tác tạp vụ;
- Có trách nhiệm chăm lo đến đời sống, tình hình sức khỏe cho toàn cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
Văn phòng bao gồm 7 người trong đó có 1 Chánh văn phòng
2.2.8. Các đơn vị trực thuộc
2.2.8.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Viettronics Medda
Công ty có nhiệm vụ chuyên môn hóa thiết kế, sản xuất và lắp ráp các thiết bị y tế. Công ty bắt đầu hoạt động dưới tên gọi mới kể từ ngày 1/01/ 2008, có tài khoản và con dấu riêng chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật và được kế thừa toàn bộ năng lực kinh nghiệm, năng lực sản xuất- kinh doanh, năng lực tài chính của Công ty Điện tử y tế Medda, Công ty Điện tử Đống Đa sau đó là Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa.
Công ty kinh doanh các mặt hàng:
- Sản xuất, kinh doanh, đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa, dụng cụ và trang thiết bị y tế; Thiết bị áp lực dùng trong y tế, thiết bị tiệt trùng, thiết bị bệnh phòng; hệ thống khí và nước dùng trong y tế, thiết bị y tế khác;
- Sản xuất, kinh doanh, đại lý mua, bán, ký gửi các sản phẩm về điện, điện tử và các thiết bị dân dụng, chuyên dụng khác; Thiết bị điện, điện tử dân dụng và chuyên dụng, thiết bị môi trường; Thiết bị và đồ dùng dạy học, thí nghiệm, phần mềm;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
Công ty có đội ngũ nhân viên gồm 50 nhân viên trong đó có khoảng 65% kỹ sư có trình độ chuyên môn cao.
2.2.8.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công trình Viettronics
Công ty có nhiệm vụ:
- Cung cấp các thiết bị phục vụ hạ tầng công nghệ thông tin, trung tâm dữ liệu như: UPS, tủ Rack, Điều hòa;
- Tư vấn thiết kế giải pháp và triển khai giám sát thi công các trung tâm dữ liệu;
- Sản phẩm tủ phân phối nguồn thông minh sản xuất tại Việt nam với các tính năng giám sát trạng thái các attomat, giám sát các thông số dòng, áp qua từng attomat. Khả năng kết nối từ xa qua Internet, Lan thông qua giao diện Web, có giao thức kết nối SNMP tương thích với các hệ thống quản trị tập trung, trung tâm dữ liệu, hệ thống BMS, và các hệ thống đo lường, điều khiển công nghiệp.
Công ty có tài khoản và con dấu riêng chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật và được kế thừa toàn bộ kinh nghiệm và năng lực của Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa.
Công ty phải nộp báo cáo cho Công ty Cổ phần Đống Đa theo quy định và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động của mình. Công ty hoạt động trong các lĩnh vực:
- Sản xuất, mua bán và đại lý: máy móc và thiết bị điện, điện tử, tự động hóa, điện lạnh, cơ khí, kim loại, các sản phẩm chế tạo từ cao su, Radio, tivi và thiết bị truyền thông; Đồ gia dụng dùng điện; Thiết bị văn phòng và máy tính (bao gồm cả phần mềm); Dụng cụ và trang thiết bị y tế, thiết bị môi trường, nâng hạ, thang máy, thiết bị bảo vệ, phòng chống cháy nổ;
- Xây dựng: công trình dân dụng, công nghiệp, viễn thông, phát thanh – truyền hình; Đường dây và trạm biến áp điện đến 110KV (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình);
- Kinh doanh thương mại điện tử;
- Kinh doanh các thiết bị rời, thiết bị đồng bộ, phụ tùng cơ điện lạnh, sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm điện lạnh (không bao gồm tái chế phế thảikim loại, xi mạ điện);
- Dịch vụ: quảng cáo, chuyên gia, đào tạo công nhân kỹ thuật, lắp đặt sửa chữa, bảo trì cung ứng các loại dịch vụ kỹ thuật về thiết bị máy móc, sản phẩm;
- Đại lý cung cấp dịch vụ viễn thông;
- Tư vấn, thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp đến 110KV.
Công ty có đội ngũ nhân viên gồm 40 người.
2.2.8.3. Xí nghiệp Cơ Điện tử
- Thường xuyên kiểm tra giám sát để thực hiện các quy trình công nghệ, phát hiện vướng mắc sai sót để giải quyết;
- Quản lý bảo dưỡng và có trách nhiệm sửa chữa toàn bộ trang thiết bị máy móc khi xảy ra hỏng hóc;
- Có trách nhiệm cân đối thiết bị và sử dụng mặt bằng cho hợp lý;
- Có quyền dừng máy hoặc các hoạt động đang làm nếu có nguy cơ gây tai nạn lao động. Chịu trách nhiệm trước những sai sót, sai hỏng sản phẩm do việc lập các tiến trình công nghệ không hợp lý;
- Hướng dẫn theo dõi giám sát việc áp dụng các kỹ thuật thiết kế mới ở từng phân xưởng để nâng cao mẫu mã chất lượng sản phẩm, xây dựng định mức vật tư nguyên liệu.
- Nghiên cứu để nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bị cho hợp lý. Tận dụng vật liệu thừa để thiết kế các sản phẩm mới.
Xí nghiệp gồm có 40 người.
2.2.8.4. Trung tâm kinh doanh Viettronics
- Tham mưu cho Phó giám đốc phụ trách sản xuất – kinh doanh về các hoạt động sản xuất, rà soát các kế hoạch theo pháp lệnh nhà nước;
- Xây dựng quy chế bán hàng phù hợp với từng mùa, vụ và địa điểm tiêu thụ, nhằm mở rộng khai thác thị trường tiêu thụ, cạnh tranh khách hàng.
- Đề xuất với Giám đốc giá bán các loại sản phẩm cho phù hợp;
- Thực hiện, kiểm tra, đôn đốc công tác tiêu thụ. Đồng thời phối hợp với bộ phận quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh để thu hồi công nợ;
Trung tâm kinh doanh bao gồm 9 người trong đó có 1 Giám đốc trung tâm.
2.2.8.5. Trung tâm giải pháp Công nghiệp Viettronics
- Đây là trung tâm tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động Công nghiệp. Là nơi tham mưu cho giám đốc về các giải pháp hàng công nghiệp.
- Xây dựng đường dây và trạm biến áp điện ;
-Tư vấn, giám sát thi công công trình lắp đặt đường dây và trạm biến áp điện;
- Tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp điện;
Trung tâm giải pháp Công nghiệp Viettronics có tất cả 8 người, trong đó có một Giám đốc trung tâm.
2.2.8.6. Trung tâm Điện tử - Y tế
- Trung tâm này chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo hành các thiết bị khi bị lỗi.
- Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực y tế;
- Cung cấp các sản phẩm thiết bị y tế công nghệ cao;
- Tư vấn, thiết kế các hệ thống giám sát bệnh nhân;
Trung tâm có 25 người trong đó có 1 Giám đốc trung tâm.
3. Các thành tựu mà Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa
3.1. Các thành tựu kinh doanh chủ yếu của Công ty
3.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm 2004 đến 2007
Bảng 1. Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh các năm 2004 đến năm 2007
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Nộp ngân sách nhà nước
876,540,286
949,301,364
2,742,544
812,292,165
2
Tổng doanh thu
283,824,061
95,791,542
75,599,920
124,764,188
3
Tổng chi phí
19,116,494
6,542,885
10,567,186
1,130,264
4
Lợi nhuận trước thuế
6,686,708
170,973
1,049,235
3,868,064
5
Thuế thu nhập doanh nghiệp
1,637,061
47,872
52,006
6
Lợi nhuận sau thuế
5,049,647
123,101
1,049,235
3,816,057
7
Giá vốn hàng bán
259,837,314
89,236,439
69,934,506
113,177,910
(Nguồn: Lấy từ Phòng Tài chính - Kế toán)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được tình hình kinh doanh của Công ty như sau:
Năm 2004, khi chưa cổ phần hoá doanh nghiệp thì Công ty còn có tổng doanh thu cao nhưng từ khi cổ phần hoá doanh nghiệp thì tổng doanh thu của Công ty liên tục tăng. Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất ổn định. Cụ thể như sau:
Về tổng doanh thu:
Năm 2005 giảm 188,032,519 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng là giảm 66,25%;
Năm 2006 giảm 20,191,622 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng giảm 21,08%;
Năm 2007 tăng 49,164,268 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 39,41%.
Ta thấy, doanh thu của các năm tăng giảm thất thường, bên cạnh đó chi phí của các năm cũng tăng giảm như sau:
Năm 2005 giảm 12,573,609 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng giảm 65,77%;
Năm 2006 tăng 4,024,301 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng tăng 38,08%;
Năm 2007 giảm 9,436,922 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng giảm 89,30%.
Như vậy, nhìn vào mức tăng giảm doanh thu và chi phí hàng năm rất phù hợp với tỷ lệ tăng giảm của từng năm. Tức là, năm 2005 giảm doanh thu thì chi phí cũng giảm; năm 2006 doanh thu giảm nhưng chi phí kinh doanh lại tăng do việc quản lý không tốt làm tăng chi phí.
3.1.2. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Nhóm chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh là những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh một cách tổng hợp của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty, đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp trình độ sử dụng các yếu tố, tham gia vào hoạt động kinh doanh.
* Chỉ tiêu thứ nhất: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Công ty.
Công thức: HQ =
Trong đó: HQ là hiệu quả các nguồn lực
M là doanh thu
GV là giá vốn
F là các khoản chi phí để tạo doanh thu
Đây là chỉ tiêu đánh giá đo lường trực tiếp hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phản ánh Công ty thu được bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng trên một đồng chi phí đầu vào bỏ ra trong một năm.
Năm 2004 Công ty thu được 1,0655 đồng doanh thu khi bỏ ra 1 đồng chi phí;
Năm 2005 Công ty thu được 1,0001 đồng doanh thu khi bỏ ra 1 đồng chi phí;
Năm 2006 Công ty thu được 1 đồng doanh thu khi bỏ ra 1 đồng chi phí;
Năm 2007 Công ty thu được 1,0915 đồng doanh thu khi bỏ ra 1 đồng chi phí.
Nhìn vào kết quả này ta thấy sự chênh lệch giữa các năm như sau:
Năm 2005 so với năm 2004 là -0,0654 đồng;
Năm 2006 so với năm 2005 là -0,0001 đồng;
Năm 2007 so với năm 2006 là 0,0915 đồng.
Nhìn chung mức tăng của doanh thu so với 1 đồng chi phí bỏ ra là có hiệu quả, tuy nhiên mức tăng đó giữa các năm còn chưa đều. Công ty cần sử dụng tốt hơn nguồn chi phí bỏ ra để thu được lợi nhuận cao hơn.
* Chỉ tiêu thứ hai: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí.
Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu đồng lợi nhuận (lỗ) mà Công ty thu được từ 1 đồng chi phí mà Công ty bỏ ra: Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trình độ tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa và nâng cao trình độ sử dụng vốn, tổ chức kinh doanh của Công ty. Mức doanh lợi càng cao tức là hiệu quả càng cao khả năng tích luỹ lớn, lợi ích dành cho người lao động càng nhiều.
Ta thấy chỉ tiêu này biểu hiện qua các năm như sau:
Năm 2004, với 1 đồng chi phí đầu vào Công ty lãi 0,2642 đồng;
Năm 2005, với 1 đồng chi phí đầu vào Công ty lãi 0,0188 đồng;
Năm 2006, với 1 đồng chi phí đầu vào Công ty lãi 0,0993 đồng;
Năm 2007, với 1 đồng chi phí đầu vào Công ty lãi 3,3763 đồng.
Như vậy ta thấy chỉ tiêu hiệu quả này rất tốt nhưng không ổn định qua các năm.
* Chỉ tiêu thứ ba: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu.
Chỉ tiêu này phản ánh Công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận (lỗ) trên một đồng doanh thu bán hàng . Chỉ tiêu này biểu hiện qua các năm như sau:
Năm 2004 Công ty thu 0,0178 đồng khi đạt được 1 đồng doanh thu
Năm 2005 Công ty thu 0,0013 đồng khi đạt được 1 đồng doanh thu
Năm 2006 Công ty thu 0,0139 đồng khi đạt được 1 đồng doanh thu
Năm 2007 Công ty thu 0,0306 đồng khi đạt được 1 đồng doanh thu
Như vậy chứng tỏ công ty kinh doanh cũng đã có hiệu quả cao.
Tóm lại từ 3 chỉ tiêu trên nhìn chung ta đánh giá được công ty đã hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
3.1.3. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh lĩnh vực hoạt động
3.1.3.1. Lĩnh vực sử dụng vốn
* Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh
Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Công thức như sau:
Vòng quay toàn bộ vốn
=
Doanh thu
Vốn kinh doanh bình quân
Trong đó : Vốn kinh doanh bình quân = (VKD đầu kì + VKD cuối kì)/2
Bảng 2: Vòng quay vốn kinh doanh
ĐVT: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu
283,824,061
95,791,542
75,599,920
124,764,188
2
Vốn KDBQ
54,761,129
54,330,416
72,789,188
119108851
3
Vòng quay vốn KD
5.182947627
1.763129183
1.038614691
1.047480409
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là khá cao.Cụ thể:
Năm 2004 công ty thu về 5,18 đồng doanh thu khi bỏ ra 1đồng vốn
Năm 2005 công ty thu về 1,76 đồng doanh thu khi bỏ ra một đồng vốn
Năm 2006 công ty thu về 1,04 đồng doanh thu khi bỏ ra một đồng vốn
Năm 2007 công ty thu về 1,05 đồng doanh thu khi bỏ ra một đồng vốn
Từ năm 2004 đến 2007 mức doanh thu thu về của công ty tăng giảm không đều điều đó chứng tỏ công ty đang sử dụng không ổn định nguồn vốn bỏ ra.
* Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng. Công thức xác định:
Số vòng quay vốn lưu động
=
Doanh thu
Vốn lưu động bình quân
Trong đó : Vốn lưu động bình quân = (VLĐ đầu kì + VLĐ cuối kì)/2
* Số ngày một vòng quay vốn lưu động
Số ngày một vòng quay vốn lưu động phản ánh trung bình một vòng quay hết bao nhiêu ngày. Công thức xác định:
Số ngày một vòng quay vốn lưu động
=
360 ngày
Số vòng quay vốn lưu động
Bảng 3: Vòng quay vốn lưu động
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu (triệu đồng)
283,824,061
95,791,542
75,599,920
124,764,188
2
Vốn LĐ (triệu đồng)
41,061,524
37,968,000
77,030,243
131,081,017
3
Vòng quay vốn LĐ (vòng)
6.912165778
2.522954646
0.98143167
0.951809735
4
Số ngày của 1 vòng quay (ngày)
52.08208419
142.6898421
366.8110691
378.2268524
Nhận xét:
Công ty đã sử dụng nguồn vốn lưu động của mình còn chưa được tốt cụ thể số vòng quay vốn qua các năm giảm và số ngày của 1 vòng quay tăng. Điều này không thể quay vòng vốn nhanh để đáp ứng tốt cho hoạt động kinh doanh.
* Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào. Công thức như sau:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
=
Doanh thu
Vốn cố định bình quân
Bảng 4: Hiệu suất sử dụng vốn cố định
ĐVT: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu
283,824,061
95,791,542
75,599,920
124,764,188
2
Vốn CĐBQ
14628910
14815654
15290066.5
15053220.5
3
Hiệu suất sử dụng VCĐ
19.40158638
6.465562843
4.944381373
8.288205703
Công ty đã sử dụng vốn cố định có hiệu quả, hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng qua mỗi năm.
3.1.3.2. Lĩnh vực sử dụng lao động
* Năng suất lao động bình quân
Được tính theo công thức sau:
Năng suất lao động bình quân
=
Giá trị tổng sản lượng
Số lao động bình quân
Bảng 5 : Năng suất lao động bình quân
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tổng doanh thu
Triệu đồng
283,824,061
95,791,542
75,599,920
124,764,188
2
Số lao động
Người
143
178
210
269
3
Năng suất LĐBQ
Triệu đồng
1984783.643
538154.7303
359999.619
463807.3903
Từ bảng phân tích trên ta thấy năng suất lao động qua các năm tăng lên rõ rệt chứng tỏ sự phù hợp trong việc tăng số lượng lao động của công ty để từ đó giúp làm tăng doanh thu cho công ty.Cụ thể:
Năm 2005 năng suất lao động đạt 180.985,9763 triệu đồng
Năm 2006 năng suât tăng 29.307,0862 triệu đồng so 2005 tương đương tăng 16,19%
Năm 2007 năng suất tăng 84.880.0489 triệu đồng so năm 2006 tương đương tăng 40.36%
Năm 2008 năng suất tăng 51204,5142 triệu đồng so năm 2007 tương đương tăng 17,35 %.
* Mức sinh lời bình quân của một lao động:
Mức sinh lời bình quân một lao động
=
Lãi ròng
Số lao động bình quân
Bảng 6: Mức sinh lời bình quân
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Lãi ròng
Triệu đồng
5,049,647
123,101
1,049,235
3,816,057
2
Số lao động
Người
143
178
210
269
3
Mức sinh lời BQ
Triệu đồng
35,312
691.5786517
4996.357143
14186.0855
Chỉ tiêu này phản ánh trong năm 1 lao động đem về bao nhiêu lợi nhuận cho công ty.
Nhìn vào bảng trên ta thấy mức sinh lời bình quân của một lao động tăng lên đều chứng tỏ việc sử dụng lao động trong công ty là hợp lý và giúp công ty thu về lợi nhuận cao.
3.1.4.Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu của công ty so với kế hoạch đề ra
3.1.4.1. Tình hình sản xuất so với kế hoạch đề ra
Bảng 7: Sản xuất các sản phẩm so với kế hoạch năm 2007
Đơn vị tính: Cái
STT
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ thực hiện (%)
1
Nồi hấp tiệt trùng dung tích từ 25 lít đến 70 lít
4000
3895
97.38
2
Nồi hấp tiệt trùng dung tích từ 150lít đến 1000lít
300
265
88.33
3
Tủ ấm
4000
3900
97.5
4
Tủ sấy tiệt trùng
4000
3800
95
5
Nồi luộc dụng cụ
6000
5500
91.67
6
Máy lắc máu
2000
1420
71
7
Máy hút dịch
3000
2650
88.33
8
Lò đốt rác thải y tế
300
264
88
Nhìn vào bảng trên ta thấy số sản phẩm mà Công ty dự định sản xuất chưa đạt so với kế hoạch năm 2007. Tuy nhiên, số cái sản phẩm đạt được cũng chiếm tỷ lệ cao so với kế hoạch. Đây là dấu hiệu tốt trong hoạt động sản xuất của Công ty.
3.1.4.2. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm so với kế hoạch đặt ra
Bảng 8: Tiêu thụ các sản phẩm so với kế hoạch năm 2007
Đơn vị tính: Cái
STT
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ thực hiện (%)
1
Nồi hấp tiệt trùng dung tích từ 25 lít đến 70 lít
4000
3456
86.40
2
Nồi hấp tiệt trùng dung tích từ 150lít đến 1000lít
400
265
66.25
3
Tủ ấm
4000
3650
91.25
4
Tủ sấy tiệt trùng
4200
3800
90.48
5
Nồi luộc dụng cụ
5800
5500
94.83
6
Máy lắc máu
2000
1250
62.50
7
Máy hút dịch
3500
3000
85.71
8
Lò đốt rác thải y tế
350
290
82.86
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty phần lớn là chưa đạt so với kế hoạch đặt ra. Đặc biệt là số sản phẩm tiêu thụ được so với kế hoạch của sản phẩm máy lắc máu đ ạt 62,5% v à sản phẩm có mức tiêu thụ cao nhất so với kế hoạch là sản phẩm nồi luộc dụng cụ với tỷ lệ là 94,83%. Tuy nhiên Công ty nên chú trọng hơn nữa để tỷlệ tiêu thụ đạt kết quả cao.
Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa:
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm (từ năm 2004 đến năm 2007) đạt kết quả tốt. Tất mọi chỉ tiêu hiệu quả tuy còn nhiều vấn đề không ổn định nhưng vẫn giúp Công ty có lợi nhuận tăng hàng năm.
4. Đánh giá các hoạt động quản trị tại Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa
4.1. Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của Công ty
Từ khi thành lập đến năm 2006, Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa (trước còn gọi là Công ty Điện tử Đống Đa) là một thành viên của Tổng Công ty tin học Điện tử Việt nam có tư cách pháp nhân không đầy đủ, thực hiện hạch toán kinh tế phụ thuộc trong Công ty .
Vì thế mọi kế hoạch hay chiến lược kinh doanh nhà máy đều thực hiện theo kế hoạch và chiến lược của Tổng công ty đưa xuống nên hoạt động này chưa được chú trọng nhiều.
Để phù hợp với xu thế phát triển của đất nước Công ty Điện tử Đống Đa đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 3861 QĐ-BCN ngày 24 tháng 11 năm 2005 của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương ) về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Điện tử Đống Đa thành Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa.
Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa có tư cách pháp nhân theo luật kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh.
Từ khi trở thành Công ty cổ phần và có tư cách pháp nhân đầy đủ công ty đa tiến hành xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh để có thể đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên hoạt động này còn mới lạ và chưa được quan tâm đúng mức.
Công ty đã xây dựng kế hoạch kinh doanh chung cho toàn bộ công ty, còn về vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh công ty chưa thật sự chú ý tới.Cụ thể về kế hoạch Công ty xây dựng cho năm 2008 cho sản phẩm dụng cụ y tế là
Sau đây là kế hoạch sản xuất – tiêu thụ của năm 2008 là như sau:
Bảng 9: Kế hoạch sản xuất các sản phẩm năm 2008
Đơn vị tính: Cái
STT
Chỉ tiêu
Kế hoạch
1
Nồi hấp tiệt trùng dung tích từ 25 lít đến 70 lít
4500
2
Nồi hấp tiệt trùng dung tích từ 150lít đến 1000lít
400
3
Tủ ấm
5000
4
Tủ sấy tiệt trùng
4800
5
Nồi luộc dụng cụ
6200
6
Máy lắc máu
2400
7
Máy hút dịch
3200
8
Lò đốt rác thải y tế
400
Bảng 10: Kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm năm 2008
Đơn vị tính: Cái
STT
Chỉ tiêu
Kế hoạch
1
Nồi hấp tiệt trùng dung tích từ 25 lít đến 70 lít
4000
2
Nồi hấp tiệt trùng dung tích từ 150lít đến 1000lít
400
3
Tủ ấm
4000
4
Tủ sấy tiệt trùng
4200
5
Nồi luộc dụng cụ
5800
6
Máy lắc máu
2000
7
Máy hút dịch
3500
8
Lò đốt rác thải y tế
350
4.2. Quản trị quá trình sản xuất
4.2.1. Phương pháp tổ chức sản xuất
Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa chủ yếu sản xuất các mặt hàng là các dụng cụ y tế phục vụ cho các bệnh viên trong nước. Ngoài ra Công ty còn lắp ráp đồ điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng.
Công ty tiến hành sản xuất, lắp ráp sản phẩm chủ yếu bằng các quy trình công nghệ hiện đại để sản phẩm ra đời có chất lượng cao nhất..
Công ty tiến hành sản xuất và lắp ráp theo đúng quy trình cơ cấu sản xuất đã được nêu ở ph ần cơ cấu sản xuất.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, Công ty yêu cầu các nguyên vật liệu phải qua kiểm tra để đảm bảo đúng định mức kĩ thuật đã xây dựng sẵn.
4.2.2. Hệ thống các bộ phận sản xuất của công ty
Hệ thống các bộ phận sản xuất của nhà máy được bố trí hợp lý để đảm bảo đúng dây chuyền sản xuất sản phẩm.
4.3. Quản trị và phát triển nguồn nhân lực
4.3.1. Lực lượng lao động hiện có của Công ty
Năm
Số lượng lao động( người)
2004
143
2005
178
2006
210
2007
269
4.3.2. Kết cấu lao động của Công ty
Hiện nay, Công ty có 269 nhân viên trong biên chế trong đó có 4% là tiến sỹ, thạc sỹ; 45% là Đại học; 20% là Cao đẳng, trung cấp; 31% là công nhân.
4.3.3. Tình hình sử dụng lao động
Hiện tại Nhà máy thực hiện chế độ thời gian làm việc 292 ngày/ năm. Những ngày nghỉ bao gồm:
- Nghỉ phép: 12 ngày
- Nghỉ chủ nhật: 52 ngày
- Nghỉ 30/4: 1 ngày
- Nghỉ 1/5: 1 ngày
- Nghỉ 2/9: 1 ngày
- Nghỉ Tết dương lịch: 1 ngày
- Nghỉ Tết nguyên đán: 4 ngày
- Nghỉ Ngày giỗ Vua Hùng: 1 ngày
Tổng số ngày nghỉ trong năm: 73ngày
- Thời gian làm việc bình thường trong Nhà máy như sau: làm việc 8 giờ trong 1 ngày, 06 ngày làm việc trong 1 tuần, 26 ngày làm việc trong 1 tháng.
- Trường hợp người lao động làm việc thêm giờ ngoài khoản định mức theo yêu cầu của công việc chung thì phải được sự đồng ý của người lao động và phải bố trí cho người lao động nghỉ bù hoặc trả lương làm thêm giờ theo quy định của Nhà nước. Thời gian làm thêm giờ không quá 4 giờ trong ngày và 200 giờ trong 1 năm.
- Người lao động làm việc 8 giờ liên tục trong 1 ngày thì được nghỉ giữa ca 45 phút tính vào thời gian làm việc. Đảo ca nghịch, thời gian giãn cách giữa các ca ít nhất là 12 giờ.
- Các chế độ riêng đối với người lao động nữ và lao động chưa thành niên được thực hiện theo quy định của Luật lao động hiện hành.
4.3.4. Tuyển dụng và đào tạo lao động
P Tuyển dụng:
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, Phòng tổ chức xác định nhu cầu sử dụng lao động ở các bộ phận, nếu thiếu cần bổ sung thì lên kế hoạch tuyển dụng: xác định số lượng, yêu cầu về trình độ chuyên môn, sức khoẻ, kinh nghiệm làm việcsau khi được nhà máy phê duyệt, Phòng tổ chức gửi thông báo tuyển dụng đến các cơ quan, đơn vị (Đài phát thanh và truyền hình, các trường đào tạo)
Hình 1:
Quy trình tuyển dụng lao động áp dụng tại doanh nghiệp
Xác định nhu cầu cần tuyển dụng
Xem xét nhu cầu
Phê duyệt
Thông báo tuyển dụng
Nhận, kiểm tra và xem xét hồ sơ
Thi tuyển, phỏng vấn Kiểm tra trình độ
Gửi trả đề nghị bộ phận yêu cầu
Trả lại người đăng ký
Kiểm tra sức khoẻ
Báo cáo đề nghị tuyển dụng
Trả lại người đăng ký
Phê duyệt tuyển dụng
Thử việc – báo cáo kết quả thử việc
Kiểm tra xem xét
Ký hợp động tuyển dụng lao động
Gửi trả người đăng ký
hợp đồng
* Yêu cầu đối với người lao động về trình độ văn hoá chuyên môn tay nghề
- Có trình độ văn hoá tốt nghiệp PTTH (trường hợp đặc biệt có trình độ văn hoá thấp hơn thì phải được sự nhất trí chung của hội đồng tuyển dụng, nhưng ít nhất cũng phải tốt nghiệp THCS)
- Đã có tay nghề hoặc có trình độ chuyên môn trước khi xin việc
- Đã qua các khoá đào tạo tại công ty theo những ngành nghề mà công ty yêu cầu
- Nếu có bằng cấp hoặc chứng chỉ, phải là bản chính hoặc có công chứng
* Những yêu cầu khác:
- Có đủ sức khoẻ để đảm bảo hoàn thành công việc được giao
- Không vi phạm các tệ nạn xã hội
Người lao động mới đến Công ty làm việc phải qua thời gian tập sự theo quy định của Luật lao động hiện hành. Khi tiếp nhận nhân viên mới, trưởng bộ phận và trưởng Phòng tổ chức kiểm tra đánh giá khả năng làm việc thực tế theo nội dung mô tả công việc và xác nhận vào biểu mẫu xác nhận khả năng làm việc. Nếu đạt yêu cầu, trường Phòng tổ chức trình Giám đốc nhà máy ký hợp đồng lao động và lưu kết quả xác nhận vào hồ sơ nhân sự. Nếu không đat, trưởng Phòng tổ chức trình Giám đốc nhà máy không giao kết hợp đồng lao động.
P Đào tạo:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng năm và kế hoạch phát triển những năm tiếp theo của nhà máy Phòng tổ chức lập phương án sử dụng lao động và xác định nhu cầu cần đào tạo.
Vào cuối quý III hàng năm, trưởng phòng, quản đốc, trưởng các đơn vị trực thuộc giám đốc lập nhu cầu đào tạo năm tới của đơn vị theo biểu mẫu: Nhu cầu đào tạo.
Khi tiếp nhận tuyển dụng nhân viên mới hoặc có sự thay đổi về kỹ thuật công nghệ sản xuất. Quản đốc các phân xưởng phải lập các nhu cầu đào tạo theo biểu mẫu: Nhu cầu đào tạo và gửi Trưởng phòng tổ chức.
Khi phát hiện thấy sự bất cập về trình độ so với yêu cầu công việc thì trưởng các phòng, ban, quản đốc các phân xưởng lập nhu cầu đào tạo theo biểu mẫu nhu cầu đào tạo gửi trưởng Phòng tổ chức.
* Lập kế hoạch đào tạo:
- Trưởng phòng tổ chức tập hợp nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo chung của công ty trình giám đốc hay phó giám đốc phê duyệt. Kế hoạch đào tạo bao gồm các nội dung sau:
Mục đích yêu cầu đào tạo
Nội dung đào tạo
Hình thức đào tạo
Danh sách đào tạo
Thời gian thực hiện
Kinh phí đào tạo
- Căn cứ vào kế hoạch chung, trưởng Phòng tổ chức lập kế hoạch chi tiết từng khoá đào tạo trình giám đốc hoặc phó giám đốc phê duyệt. Bản sao kế hoạch khoá đào tạo được gửi cho các bộ phận có liên quan biết để thực hiện.
- Đào tạo ngoài kế hoạch do trưởng Phòng tổ chức đề nghị giám đốc xem xét quyết định.
* Tổ chức đào tạo:
- Tự đào tạo
+ Việc đào tạo cán bộ, công nhân, nhân viên bao gồm: đào tạo từ đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng bậc theo giáo trình công nghệ và tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng, do Phòng tổ chức nhân sự thực hiện.
Việc đánh giá kết quả bằng hình thức thi lý thuyết và thực hành. Nguyên tắc chấm thi 2 người chấm, điểm là điểm trung bình của 2 người chấm. Hội đồng giám khảo lâp biên bản chấm thi theo biểu mẫu. Biên bản chấm thi gửi Phòng tổ chức nhân sự.
+ Trưởng Phòng tổ chức nhân sự thực hiện việc theo dõi thời gian đào tạo.
* Đào tạo bên ngoài:
- Cán bộ công nhân được cử đi đào tạo bên ngoài theo kế hoạch đã được giám đốc phê duyệt. Sau khi học phải nộp bản sao chứng chỉ đào tạo tại Phòng tổ chức nhân sự. Khi có nhu cầu đào tạo tại chỗ, công ty sẽ mời các cơ sở chuyên nghiệp hay chuyên gia bên ngoài đến đào tạo tại công ty. Thủ tục mời, ký hợp đồng đào tạo và tổ chức lớp học do Trưởng phòng tổ chức nhân sự tổ chức thực hiện.
- Trưởng phòng tổ chức theo dõi quá trình, tiến độ thực hiện các khoá đào tạo theo biểu mẫu: theo dõi thời gian đào tạo bên ngoài. Những khoá đào tạo có cấp chứng chỉ thì trưởng Phòng tổ chức nhân sự cập nhật chứng chỉ vào hồ sơ nhân sự.
- Căn cứ vào tình hình thực tế, trưởng Phòng tổ chức có thể đề nghị giám đốc hoặc phó giám đốc quyết định điều chỉnh kế hoạch đào tạo.
Hồ sơ đào tạo:
Nhu cầu đào tạo
Kế hoạch đào tạo
Theo dõi tiến độ đào tạo
Chứng chỉ đào tạo
Hợp đồng thử việc
Biên bản xác nhận khả năng làm việc
4.3.5. Hình thức trả lương
Hiện tại Nhà máy xi măng La Hiên áp dụng hai hình thức trả lương là:
- Trả lương theo thời gian: áp dụng đối với cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và những đối tượng khác không thể trả lương theo sản phẩm được và được trả lương căn cứ vào hệ số lương được xếp theo quy định tại Nghị định 26/CP và tiền lương mặt bằng do Công ty quy định.
- Trả lương khoán sản phẩm: áp dụng đối với tập thể hoặc cá nhân lao động làm khoán, được quy định chi tiết trong quy chế lương của Công ty do Phòng tổ chức trực tiếp quản lý.
4.3.6. Nhận xét tình hình lao động của công ty
Tổng số lao động: So với năm 2006 thì số lao động của năm 2007 tăng (269-210) = 59 người. Đây là một sự biến đổi khá lớn , nguyên nhân chủ yếu của việc tăng số lượng lao động đột biến kể trên là do năm 2006 Công ty bắt đầu chuyển sang Công ty cổ phần và có các đơn vị thành viên khác trực thuộc Công ty.
Trong số lượng lao động tăng thêm đó, số lượng lao động trực tiếp chiếm tới >82%. Như vậy có thể thấy rằng cơ cấu lao động công ty đang có sự chuyển đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trực tiếp, giảm dần tỷ trọng lao động gián tiếp trên tổng số lao động nhằm mục tiêu tạo ra một bộ máy quản lý tinh giảm, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo việc điều hành tốt các hoạt động SXKD của công ty.
4.4. Quản trị các yếu tố vật chất
4.4.1. Tình hình sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định là cơ sở vật chất của doanh nghiệp nó phản ánh năng lực hiện có của doanh nghiệp, phản ánh trình độ kỹ thuật. Đây là tiền đề quan trọng để tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm do vậy bất kỳ doanh nghiệp nào cũng rất quan tâm đến tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp mình. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất.
Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của tài sản cố định là sự hao mòn, trong quá trình sản xuất, tài sản cố định hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Mặt khác quá trình hao mòn tài sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh, nghĩa là sản xuất càng khẩn trương bao nhiêu thì mức độ hao mòn càng nhanh bấy nhiêu. Bời vì việc phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức tài sản cố định của nhà máy đang sử dụng mới hay cũ, mới cũ ở mức độ nào. Tình trạng sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa năm 2007 như sau:
Bảng 11. Bảng tình trạng sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Gía trị (triệu đồng)
Tỷ trọng
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ trọng
1. TSCĐ hữu hình
10,601,383
78.45
10,706,890
78.88
Nguyên giá
21,789,487
22,626,088
Hao mòn luỹ kế
-11,188,103
-11,919,198
2. TSCĐ vô hình
59,473
0.44
12,332
0.09
Nguyên giá
270,932
270,932
Hao mòn luỹ kế
-211,458
-258,599
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
2,852,941
21.11
2,854,672
21.03
Tổng cộng
13,513,799
100.00
13,573,894
100.00
4.4.2. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu
- Những nét chính về tình hình dự trữ, cấp phát và sử dụng vật tư tại Công ty:
Công ty luôn coi trọng công tác chất lượng. Coi chất lượng là nhiệm vụ quan trọng nhất trong sản xuất kinh doanh. Tất cả các quy trình sản xuất sản phẩm đều thực hiện áp dụng theo tiêu chuẩn chất lượng ISO: 9001- 2000. Chính vì vậy công tác dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu rất được Công ty chú trọng để đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm. Tất cả các vật tư chính đầu vào đều được qua kiểm tra, kiểm nghiệm số lượng, chất lượng trước lúc nhập kho. Công ty xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật một cách chặt chẽ. Tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm. Hàng tháng đều có báo cáo tình hình sử dụng định mức vật tư. Trong cuộc họp giao kế hoạch sản xuất tháng. Những vật tư nào sử dụng tiết kiệm hay lãng phí đều được phân tích kỹ tìm hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Chính vì vậy các vật tư sử dụng sản xuất đều được sử dụng hợp lý, tiết kiệm góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
- Quy trình cấp phát nguyên vật liệu:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng tháng bộ phận quản lý sản xuất lập phiếu yêu cầu dự trù nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm thông qua lãnh đạo phê duyệt, phòng kế hoạch vật tư mua nhập kho cung ứng cho các bộ phận sản xuất. Bộ phận đó sẽ làm phiếu xin cấp vật tư theo định mức.
4.5. Quản trị chất lượng
Công ty cổ phần Viettronisc Đống Đa luôn coi chất lượng là hàng đầu. Phương châm sản xuất của công ty là:
“ Chất lượng sản phẩm quyết định sự hưng thịnh của công ty”
Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000. Các quy trình hoạt động trong công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO bao gồm:
Quy trình kiểm soát tài liệu và hồ sơ
Quy trình đào tạo
Quy trình tạo sản phẩm
Quy trình xem xét các yêu cầu và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng
Quy trình mua và nghiệm thu vật tư, hàng hóa
Quy trình sản xuất xi măng
Quy trình bảo dưỡng thiết bị
Quy trình sửa chữa sự cố thiết bị
Quy trình nhân biết và xác định nguồn gốc sản phẩm
Quy trình bảo toàn sản phẩm
Quy trình kiểm soát thiết bị đo lường
Quy trình đánh giá nội bộ
Quy trình kiểm tra dây chuyền sản xuất
Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp
Quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa
Quy trình sử lý khiếu nại khách hàng
Để khách hàng yên tâm khi sử dụng sản phẩm công ty đã xây dựng lên cam kết chất lượng của mình:
“ Chúng tôi cam kết phấn đấu để luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng.Chúng tôi coi chất lượng là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.Để đạt được chất lượng tôt và ổn định chúng tôi cam kết sẽ thực hiện các nguyên tắc sau:
1. Chúng tôi tìm hiểu kĩ khách hàng để đảm bảo sản phẩm và dịch vụ của mình cung ứng ra đáp ứng được nhu cầu của họ
2. Chúng tôi giáo dục công nhân viên để mọi người cùng hiểu rằng: Chất lượng sản phẩm quyết định sự hưng thịnh của nhà máy
3. Chúng tôi tổ chức việc giáo dục và đào tạo cho mọi cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao năng lực của mình
4. Chúng tôi duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 một cách có hiệu quả trên cơ sở có sự tham gia của tất cả mọi người
Công ty trân trọng tiếp nhận ý kiến đóng góp của khách hàng và coi đó là sự trợ giúp quý báu để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm”
4.6. Quản trị tiêu thụ
Hiện nay sản phẩm của Công ty đã được bán rộng khắp trên cả nước, có nhiều sản phẩm trở thành sản phẩm độc quyền của các Công ty nước ngoài. Đặc biệt dụng cụ y tế được sản xuất ra bước đầu đã cạnh tranh được với các sản phẩm nước ngoài.
Để tiêu thụ sản phẩm Công ty sử dụng 2 kiểu kênh:
* Kênh trực tiếp (0 cấp): Nhà sản xuất -> người tiêu dùng
* Kênh gián tiếp (1 cấp): Nhà sản xuất -> nhà bán lẻ -> người tiêu dùng
Công ty áp dụng các chính sách bán hàng linh hoạt. Khi khách hàng có nhu cầu công ty vận chuyển đến tận nơi. Đối với khách hàng là đại lý quanh khu vực thành phố công ty cử nhân viên xuống hướng dẫn lắp đặt tại cửa hàng.
Công ty tiến hành thu thập thông tin của khách hàng bằng các giao dịch trực tiếp qua điện thoại hoặc qua nói chuyện trực tiếp.Các thông tin thu thập được sẽ được nhân viên bán hàng nghi lại và để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Các yêu cầu của khách hàng sẽ được trình tới trưởng phòng kinh doanh từ đó sẽ xem xét khả năng đáp ứng của công ty so với yêu cầu của khách hàng để có kết luận là có thể đáp ứng nhu cầu hay không. Nếu yêu cầu được chấp nhận khách hàng sẽ nhân được thư báo giá từ phía công ty với đảm bảo sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm,dịch vụ và giá cả hợp lý.
Công ty đánh giá được mức độ thỏa mãn của khách hàng thông qua cac phiếu đóng góp ý kiến của khách hàng.Công ty thu thập ý kiến của khách hàng qua các tiêu chí sau:
Chất lượng sản phẩm
Giá sản phẩm
Chất lượng, mẫu mã
Chất lương dịch vụ vận chuyển, bốc xếp
Thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, nhân viên lái xe tiêu thụ
Dịch vụ đối chiếu công nợ, thanh toán công nợ
Với các mức độ đánh giá là : Tốt, trung bình và kém (yếu)
4.7. Quản trị tài chính
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Việc phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty sẽ cho ta biết được công ty có tình hình tài chính như thế nào.
Bảng 12. Một số chỉ tiêu tài chính năm 2007
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu tài chính
Thực hiện
A. Tài sản ngắn hạn
131,081,017
1. Vốn bằng tiền
13,238,478
2. Các khoản phải thu
66,926,049
3. Hàng tồn kho
45,182,093
4. Tài sản ngắn hạn khác
5,734,398
B. Tài sản dài hạn
14,426,142
1. Nguyên giá TSCĐ
22,897,020
2. Giá trị hao mòn luỹ kế
-12,177,797
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
2,854,672
4. Tài sản dài hạn khác
765,248
C. Nợ phải trả
119,924,280
1. Nợ ngắn hạn
119,162,644
2. Nợ dài hạn
761,636
D. Nguồn vốn, quỹ
25,479,463
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
20,008,613
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
3,816,058
3. Tổng các quỹ
3,118,038
* Các chỉ số thanh toán
+ Chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn = (TSLĐ + đầu tư ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn
Chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 1,1. Chỉ số này cho biết khả năng thanh toán hiện thời của Công ty là 110%.Công ty có khả năng chi trả nợ ngắn hạn.
+ Chỉ số thanh toán nhanh = (TSLĐ – Giá trị lưu kho)/Nợ ngắn hạn
Chỉ số thanh toán nhanh của công ty là 0,721. Chỉ số này cho biết khả năng thanh toán ngay số nợ ngắn hạn của công ty là 72,1%. Như vậy khả năng thanh toán ngay số nơ ngắn hạn của công ty là chưa cao.
* Chỉ số về quản trị vốn
+ Chỉ số vốn tự có = Vốn CSH / Tổng nguồn vốn
Chỉ số vốn tự có của công ty là 0,7853. Chỉ số này cho biết trong tổng số vốn công ty có thì vốn tự có của công ty chiếm 78,53%. Chứng tỏ công ty đã có sự tự chủ về nguồn vốn của mình.
+ Chỉ số vốn bị chiếm dụng = Các khoản phải thu / Tổng nguồn vốn
Chỉ số này của công ty là 2,63. Chỉ số này cho biết công ty đang bị chiếm dụng vốn là 263% trong tổng nguồn vốn kinh doanh.Tỉ lệ này cần phải xem xét lại..
* Chỉ số về quản trị nợ
+ Hệ số nợ = Tổng số nợ / Tổng nguồn vốn
Hệ số này của công ty là 4,7067 > 1. Chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty là thấp,tình hình tài chính của công ty không được khả quan.
Nhận định chung tình hình tài chính của công ty như vậy là khá khả quan.Tuy nhiên cần quan tâm nhiều hơn đến các khoản nợ của mình để đảm bảo khả năng trả nợ cao.
4.8. Kế toán và tính hiệu quả
Với tư cách là một hệ thống thông tin và kiểm tra bộ máy kế toán là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý của Công ty. Các bộ phận cấu thành bộ máy quản lý của Kế toán có nhiệm vụ thực hiện những công việc Kế toán thuộc phần hành của mình, hướng dẫn kiểm tra các bộ phận khác của Công ty, thực hiện lập báo cáo Kế toán, kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch sản xuất kinh doanh, Kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra tình hình sử dụng tài sản, kinh phí phát triển, ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô lãng phí, vi phạm các chế độ, thể lệ về quản lý kinh doanh chính của Nhà nước.
Bộ máy kế toán nhìn chung gọn nhẹ, kiểm tra xử lý thông tin kịp thời, chặt chẽ, nên tiết kiệm được chi phí hạch toán và nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
Hình thức kế toán áp dụng
Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ có sử dụng phần mềm kế toán Bravo.
Ngoài ra Công ty còn sử dụng các công cụ khác để hạch toán kinh tế.
5. ĐÁNH GIÁ , NHẬN XÉT CHUNG TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY
5.1.Tình hình tiêu thụ và công tác Marketing
Marketing là một trong những yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể tồn tại, tăng doanh thu và phát triển trên thị trường. Do đặc điểm là doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất, lắp ráp các sản phẩm phục vụ y tế, các đồ điện tử, điên công trình... và hiểu sai về quan niệm Marketing nên hoạt động Marketing tại Công ty chưa được chú trọng. Hiện nay ban lãnh đạo công ty đã hiểu được phần nào vai trò của hoạt động Marketing đối với công ty xong mới chỉ dừng lại ở Marketing là hoạt động góp phần làm tăng hiệu quả ở khâu tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động Marketing không phải là hoạt động chỉ góp phần làm tăng hiệu quả ở khâu tiêu thụ mà phần quan trọng hơn đó là phát hiện nhu cầu và tìm cách thoả mãn nhu cầu của khách hàng và tạo điều kiện để khách hàng tiêu dùng sản phẩm của mình một cách thuận lợi nhất. Vì vậy, hạn chế lớn nhất đối với hoạt động Marketing là khâu nghiên cứu thị trường, hoạt động nghiên cứu thị trường phải nhằm đem lại cho doanh nghiệp những thông tin quan trọng bao gồm: các thông tin về khách hàng, về thị trường,.... và khả năng của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ những thông tin từ việc nghiên cứu thị trường đó doanh nghiệp sẽ phối hợp các bộ phận để đưa ra quyết định lựa chọn. Hiện nay, hoạt động của công ty đa phần đi theo chiều ngược lại tức là vẫn ở giai đoạn sản xuất hàng hoá sau đó tiêu thụ sản phẩm mà không phải xuất phát từ khách hàng và thoả mãn khách hàng. Ngoài ra, hệ thống marketing của công ty còn gặp những hạn chế sau:
+ Không có tổ chức một cách hệ thống và chưa có bộ phận chuyên môn đảm nhận công tác marketing và thị trường.
+ Hoạt động marketing chưa thực hiện được chức năng nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin về thị trường.
+ Thực hiện ít các hoạt động xúc tiến bán hàng.
5.2.Tình hình lao động tiền lương
Bố trí lao động còn chưa hợp lý, số lao động tuyển mới khá nhiều song trình độ không cao (31% là công nhân) làm cho trình độ người lao động nói chung có xu hướng giảm xuống, năng suất lao động chưa cao, một số bộ phận làm không đúng chuyên môn được đào tạo. Công ty còn quản lý chưa tốt thời gian lao động của cán bộ CNV, ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động còn chưa tốt cùng với việc quản lý lỏng lẻo làm cho năng suất lao động chưa cao, chi phí tiền lương còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của Công ty.
Công tác đào tạo của Công ty chưa thực sự phát huy hiệu quả. Hiện nay Công ty áp dụng 2 phương pháp đào tạo là đào tạo tại chỗ và đào tạo ở bên ngoài nhưng đào tạo tại chỗ thì không mấy hiệu quả, thái độ học tập chưa cao, công tác kiểm tra sát hạch còn mang tính hình thức, còn đào tạo ở bên ngoài cũng không đạt được yêu cầu đặt ra, điều đó ảnh hưởng bởi nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ những người được cử đi học.
Thu nhập của người lao động không ngừng được cải thiện và nâng cao, góp phần đảm bảo được mức sống và sinh hoạt của họ, khuyến khích được tinh thần trách nhiệm của người lao động trong công việc khiến cho họ yên tâm làm việc và gắn bó với Công ty hơn.
Công ty đã thực hiện việc thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên Nhà máy rất cụ thể, chính xác đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Việc chi trả tiền lương, thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về các chế độ BHXH, BHYT đảm bảo quyền lợi trực tiếp của người lao động. Công ty cũng sử dụng đầy đủ các chứng từ kế toán đã quy định trong chế độ ghi chép ban đầu về tiền lương, về thanh toán các chế độ BHXH.Việc áp dụng hai hình thức trả lương là lương thời gian và lương sản phẩm là khá phức tạp do nhiều khi không thể phân chia được rõ ràng.
5.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu và tài sản cố định
Công tác quản lý, dự trữ, cung cấp và sử dụng vật liệu và tài sản cố định tại công ty nói chung là chưa thực sự hợp lý thể hiện ở:
Công tác dự trữ vật liệu và bảo quản tài sản cố định tại Nhà máy: với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất lắp ráp dụng cụ y tế, điện tử, điện lạnh nên việc dự trữ nguyên vật liệu đòi hỏi những điều kiện kỹ thuật khắt khe về kho bãi và chủng loại sản phẩm sản xuất không nhiều, đều từ những nguyên vật liệu có kỹ thuật cao nên công tác dự trữ vật liệu rất khó khăn. Tuy nhiên, nhiều kho bãi còn có điều kiện bảo quản không tốt. Về công tác cung ứng nguyên vật liệu tại Công ty là khá tốt, có kế hoạch và thực hiện quy củ, ít xảy ra tình trạng người lao động trực tiếp phải dừng tiến độ sản xuất do nguyên vật liệu, các công cụ dụng cụ mà bộ phận phụ trợ sản xuất cung cấp không đồng bộ, xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu, công cụ dụng cụ, nhiên liệu,.... Vì vậy quá trình sản xuất, lắp ráp được thực hiện liên tục, ít phải dừng máy chờ nguyên vật liệu có đủ, đồng bộ.
Về máy móc thiết bị thì máy móc thiết bị tại Công ty tuy chưa khai thác hết công suất song máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu,...
Tuy nhiên, nhìn chung việc quản lý và sử dụng máy móc thiệt bị tại Công ty hiện nay chưa tốt, ý thức giữ gìn bảo quản máy móc, trang thiết bị của người công nhân là chưa cao, nên chưa kịp phát hiện những hỏng hóc để sửa chữa ngày mà chỉ đến khi máy hỏng hẳn thì buộc phải ngừng sản xuất và báo cho bộ phận sửa chữa biết. Nên đôi khi đã xảy ra tình trạng máy móc thiết bị hỏng giữa trừng làm cho người lao động phải nghỉ chờ sửa máy làm giảm năng suất lao động, gây ra các sản phẩm lỗi...
5.4. Tình hình tài chính của Công ty
Chính sách quản lý tài chính của Công ty tỏ ra chưa có hiệu quả, thể hiện qua việc các khoản tồn kho lớn.
Khả năng trả nợ còn chưa cao. Công ty cần chú trọng hơn nưa đến các khoản nợ để đảm bảo khả năng trả tốt hơn.
6. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Xuất phát từ tâm lý sính ngoại của người Việt Nam vẫn còn ăn sâu, trang thiết bị lại mua bằng tiền của nhà nước""tiền chùa"" nên người tiêu dùng tha hồ tung tiền mua hàng của nước ngoài. Thực tế, một số sản phẩm trước đây phải nhập ngoại nhưng nay Việt Nam đã tự sản xuất có chất lượng không thua kém hầng nhập ngoại nhưng xem ra sản phẩm cũng không được ưu đãi. Thậm trí các sản phẩm sản xuất trong nước còn bị cạnh tranh một cách không lành mạnh so với các sản phẩm cùng loại của nước.
Vì vậy với mục tiêu tăng trưởng bền vững sau cổ phần hóa Công ty đã có những định hướng phát triển như sau:
Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu các sản phẩm, dụng cụ y tê. Coi đó là sản phẩm mũi nhọn của toàn Công ty, đưa sản phẩm cạnh tranh được với các sản phẩm nước ngoài, xóa bỏ tư tưởng “sính ngoại” của người Việt, tạo niềm tin tưởng, tin dùng sản phẩm của Công ty. Nghiên cứu sản xuất ra các bán thành phẩm để hạn chế sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng.
Công ty cần áp dụng triệt để hơn hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Ngày càng hoàn thiện hệ thống văn bản, tài liệu ISO; ban hành, phân phối tài liệu và giáo dục ý thức học tập thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng tới mọi bộ phận trong Công ty. Biện pháp phòng ngừa và phương châm làm đúng ngày từ đầu cần được coi trọng hơn để giảm những khoản lãng phí lớn về vật chất, thời gian và lao động nhằm khắc phục hậu quả do chất lượng sản phẩm không ổn định, đồng đều.
Chú trọng hơn nữa công tác tuyển dụng và đào tạo lao động nhằm sử dụng lao động hợp lý, đúng người đúng việc, nâng cao trình độ tay nghề đặc biệt là đội ngũ quản lý, tránh tình trạng công nhân phải nghỉ do máy móc thiết bị hỏng hóc. Công ty cần có hình thức trả thưởng xứng đáng cho công nhân hoàn thành vượt mức thời gian lao động để nâng cao số ngày làm việc thực tế, từ đó gia tăng sản lượng đầu ra. Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát lĩnh vực tiền lương, thu nhập đảm bảo công khai hoá tiền lương, làm cho tiền lương và thu nhập trong đơn vị được gắn kết thành một mối, thực hiện phân phối có hiệu quả, phát huy nguồn lực cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chủ động trong khâu cung ứng nguyên vật liệu sản xuất (hiện tại Nhà máy đang nhập NVL của một số đơn vị trong và ngoài nước), việc đảm bảo chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn vì không thể kiểm soát được các nguyên liệu đầu vào, xây dựng hệ thống kho bãi đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhân viên quản lý cân đối vật tư cần phải thường xuyên tiến hành nâng cao trình độ nghiệp vụ, bám sát hoạt động sản xuất của các phân xưởng để từ đó có kế hoạch cung ứng vật tư đầy đủ, chính xác và kịp thời.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5730.doc