Tình hình hoạt động tại Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến

1. QUÁTRÌNHRAĐỜIVÀPHÁTTRIỂNCỦA CÔNGTYCỔPHẦN XNK NÔNGLÂMSẢNCHẾBIẾN 1.1. Quá trình hình thành Căn cứ Nghịđịnh số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Thực hiện Quyết định số 65/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2005. Công ty được thành lập theo Quyết định số 3597/QĐ/BNN-TCCCB ngày 19/10/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến thành Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến. Tên giao dịch quốc tế: EXPORT AND IMPORT JOINT STOK COMPANY FOR AGRICULTURAL FOREST PRODUCTS Tên viết tắt: EIA. jsc Trụ sở chính: Số 25 phố Tân Mai, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 1.2. Quá trình phát triển của Công ty Tiền thân của công ty là chuyên sản xuất giống nấm Tương Mai vàđược chính thức thành lập theo quyết định 3027/QĐ/UB ngày 24/8/1985 thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Nhiệm vụ chính của Trung tâm là sản xuất các loại giống nấm ăn, tổ chức liên doanh sản xuất chế biến và thu gom nấm để phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Năm 1991, theo Quyết định số 969/QĐ/UB ngày 28/5/1999 của UBND Thành phố Hà Nội chuyển Trung tâm chuyên sản xuất nấm thành Công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm Hà Nội thuộc Liên hiệp thực phẩm vi sinh Hà Nội. Nhiệm vụ của Công ty là sản xuất các loại giống nấm ăn, tổchức liên doanh liên kết sản xuất chế biến và thu gom nấm để phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Năm 1997, do việc sản xuất kinh doanh XNK phát triển mạnh, theo quyết định 3395/NN-TCCB/QĐ ngày 25/12/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc chuyển đổi tên Công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm thành Công ty đầu tư, XNK nông lâm sản chế biến- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của công ty là chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến từ măng, nấm và nông lâm sản chế biến khác. Năm 2004, theo chủ trương chính sách của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần nên công ty được chuyển đổi từ Công ty Đầu tư XNK nông lâm sản chế biến thành Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến. Hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của công ty là chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến từ nấm, măng và nông lâm sản chế biến khác. Các mặt hàng này trước đây được xuất khẩu sang các nước phương Tây và các nước châu Á. Nếu như trước đây các mặt hàng này chủ yếu được xuất sang Liên Xô cũ và các nước Đông Âu thì từ khi biến động chính trị lớn xảy ra. Công ty gặp không ít khó khăn vàđã phải tìm các thị trường mới. Tuy nhiên cùng với sựđổi mới của cơ chế kinh tế và chính sách mở cửa của Nhà nước, ngành kinh doanh XNK nói chung và Công ty nói riêng đã gặp phải không ít những khó khăn. Nhưng cho đến nay Công ty cũng đã dần tháo gỡ vàđã có những bước tiến bộ nhất định và tự khẳng định mình trong lĩnh vực kinh tế. Trên những nền tảng ban đầu, Công ty không những giữđược mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống mà còn mở rộng quan hệ với các bạn hàng mới liên doanh, liên kết với các tổ chức công ty trong và ngoài nước. Cùng với sự tăng trưởng phát triển và chuyển đổi của nền kinh tế, Công ty đãbắt kịp với nhịp độ sôi động của thị trường kinh doanh hàng hoá, XNK liên quan nhiều đến các bạn hàng trong và ngoài nước. Do vậy, việc tìm kiếm thị trường mới là một yêu cầu tất yếu đặt ra đối với Công ty. Công ty đã tiếp tục tìm kiếm, phát hiện thị trường mới, duy trì thị trường sẵn cóđể tăng kim ngạch XNK. Phương thức kinh doanh thời kỳ này được thay đổi một cách linh hoạt để thích ứng với cơ chế thị trường. Cụ thể như sau: + Đối với cơ sở sản xuất trong nước: Công ty xác định lại đối tượng sản xuất, tổ chức có hiệu quả mạng lưới sản xuất, thu mua, đầu tư, mở rộng các đơn vị sản xuất có tiềm năng thực tế, nhằm vào vùng có nguyên liệu. Mở rộng các hình thức mua bán hàng XNK như: mua đứt, bán đoạn, uỷ thác nhập khẩu, hàng đổi hàng v.v + Đối với nước ngoài: Công ty chấn chỉnh lại phong cách bán hàng, bán những gì khách hàng cần mua, biết chào hàng, biết bắt mối hàng và giữ mối hàng. Nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết, luôn luôn giữ uy tín của Công ty bằng cách đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về mẫu hàng, chất lượng hàng, thời gian giao hàng Công ty áp dụng các hình thức bán hàng trực tiếp, hàng đổi hàng, mua bán qua môi giới, đại lý gửi bán, cóđộc quyền hoặc giới hạn thị trường tiêu thụ. Công ty áp dụng phương thức thanh toán mở thị trường, thanh toán chuyển khoản v.v Việc kinh doanh XNK ngày càng mở rộng và phát triển làm cho doanh thu của Công ty mỗi năm một tăng lên và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.

docx47 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOANH PTGĐ KỸ THUẬT PTGĐ TC-NC Phòng Kỹ thuật chuyển giao công nghệ Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng Tổ chức- Hành chính Phòng Kế toán tài vụ Các chi nhánh và Xí nghiệp trực thuộc Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức thành các phòng ban phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. - Ban quản trị (Ban giám đốc công ty) Bao gồm: Tổng giám đốc, Phó TGĐ kĩ thuật, Phó TGĐ Kinh doanh, Phó TGĐ Tổ chức nội chính. - Chủ tịch Hội đồng quản trị (kiêm TGĐ) Đứng đầu Công ty vừa đại diện cho Nhà nước, vừa đại diện cho CBCNV: quản lý, tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ 1 thủ trưởng. Có quyền quyết định và điều hành hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức (đại hội cổ đông), chịu trách nhiệm trước tập thể, trước kết quả lao động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó TGĐ: là những người trợ giúp cho Tổng giám đốc theo quyền hạn và trách nhiệm được phân công, ngoài ra các Phó TGĐ còn có nhiệm vụ giao việc, kiểm tra, đôn đốc công việc và tạo mối quan hệ qua lại giữa Ban giám đốc và các phòng ban phân xưởng… + Phó TGĐ Kỹ thuật: Điều hành công việc của kỹ thuật chuyển giao công nghệ, báo cáo kịp thời cho TGĐ để ra các quyết định chỉ đạo. + Phó TGĐ Kinh doanh: Điều hành 2 phòng là phòng Kế hoạch tổng hợp và phòng Kinh doanh XNK. + Phó TGĐ Nội chính: Làm công tác tổ chức quản lý lao động, tuyển dụng lao động, định mức tiền lương, các chế độ BHXH, tổ chức bồi dưỡng đào tạo tay nghề cho công nhân, nghiên cứu và xây dựng các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lương và phân phối tiền lương, thưởng, xây dựng kế hoạch đào tạo cho công nhân kỹ thuật. - Phòng Kinh doanh XNK: Có nhiệm vụ lên phương án và xây dựng kế hoạch XNK, tìm kiếm thị trường mới và phát triển thị trường hiện có cũng như mở rộng thị trường. Tìm cách giữ vững thị trường và khách hàng. Chịu trách nhiệm trực tiếp về việc XNK hàng hoá. - Phòng Kinh doanh tổng hợp: Nghiên cứu và lên các kế hoạch sản xuất, thực hiện các hoạt động Marketing của Công ty, đồng thời đảm nhận công tác tiêu thụ sản phẩm và thực hiện, cập nhật thông tin về chất lượng sản phẩm phản hồi nhanh chóng kịp thời tới nơi sản xuất để có phương án kiểm tra, giám sát và điều chỉnh kịp thời. - Phòng Kỹ thuật chuyển giao công nghệ: Có nhiệm vụ quản lý, nghiên cứu và áp dụng các công nghệ kỹ thuật, tập huấn và hướng dẫn cho khách hàng những sản phẩm mới chuyển giao. - Phòng Kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện toàn bộ công tác kế toán toàn công ty. Báo cáo và thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, thường xuyên về tình hình tài chính của Công ty, lập kế hoạch phân phối thu nhập và tham mưu cho TGĐ để xét duyệt các phương án đầu tư và sản xuất kinh doanh. - Các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc Tổ chức và quản lý sản xuất giống từ cấp 1 đến cấp 3 theo kế hoạch sản xuất, quản lý các mặt về nhà xưởng và máy móc thiết bị để sản xuất, phải chịu mọi trách nhiệm mọi hoạt động của đơn vị mình trước công ty, cuối kỳ cần báo cáo về công ty quá trình sản xuất kinh doanh của mình. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty Xí nghiệp chế biến rượu bia Trung tâm chuyển giao nông lâm nghiệp Ba Vì Xí nghiệp tre giống chuyên măng Tân Yên CÔNG TY 3.2. Chiến lược và kế hoạch của Công ty Công ty xác định kinh doanh là hoạt động lâu dài nên luôn mở rộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá trong và ngoài nước, luôn luôn nghiên cứu và phát triển tốt sản phẩm của mình về số lượng và chất lượng. 3.2.1 Kế hoạch dài hạn của Công ty: Phát triển rộng lớn vùng nguyên liệu về hàng nông lâm sản sau đó tổ chức thu mua để chế biến tạo nên sản phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Củng cố các bạn hàng và thị trường sẵn có, xây dựng bạn hàng mới và thị trường mới. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và lựa chọn phát triển mặt hàng mà Công ty kinh doanh. - Kế hoạch trung hạn của Công ty là: Luôn luôn đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật để phù hợp với việc nghiên cứu tiếp nhận sản phẩm mới, công nghệ mới. Tổ chức sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm sau đó cung cấp cho các đơn hàng hàng năm tiếp theo. - Kế hoạch ngắn hạn: Cung cấp các sản phẩm của Công ty sản xuất ra cho các bạn hàng theo đơn hàng hàng năm. * Mục tiêu phát triển: Công ty phấn đấu trong những năm tới là xây dựng công ty thành một công ty kinh doanh XNK ngành hàng nông lâm sản mạnh của quốc gia. Có các cơ sở chế biến nông lâm sản với công nghệ cao đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Gồm các đơn vị thành viên đủ mạnh, có sản phẩm xuất khẩu ổn định. · Công tác đầu tư: Tập trung đầu tư chế biến hàng nông lâm sản phục vụ xuất khẩu xây dựng đầu tư vùng cung cấp nguyên liệu nông lâm sản có năng suất, chất lượng cao cung cấp cho các đơn vị chế biến xuất khẩu đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. · Về sản xuất và kinh doanh nội địa Duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ phục vụ các sản phẩm hàng hoá nội địa, không ngừng tăng doanh thu, bảo đảm việc làm ổn định thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động. * Đề đạt được mục tiêu đề ra, công ty đã đề ra một số biện pháp thực hiện như sau: Để thực hiện các chỉ tiêu trên, khi triển khai xây dựng, thực hiện chiến lược phát triển công ty và các đơn vị thành viên cần có những giải pháp đồng bộ về đầu tư, thị trường, đào tạo cán bộ tương xứng mục tiêu và nhiệm vụ. Công ty đã tập trung một số giải pháp trọng tâm sau: * Công tác thị trường - Tập trung củng cố thị trường cũ, mở rộng thị trường mới, coi thị trường là yếu tố quan trọng quyết định hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Đảm bảo duy trì và tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phân đoạn thị trường, xác định tiềm năng, xây dựng định hướng phát triển thị trường, sản phẩm cho các đơn vị. - Thực hiện chương trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thị trường một cách qui mô và hệ thống. Nghiên cứu thành lập bộ phận nghiên cứu phát triển mang tính chuyên môn cao. - Tập trung xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thị trường, chiến lược đầu tư, chiến lược đầu tư của Công ty trong điều kiện khu vực và quốc tế. Phối hợp công tác phát triển thị trường giữa công ty và các đơn vị thành viên, đầu tư tài chính, nhân sự có năng lực để xây dựng phát triển thị trường. - Xây dựng Website, thương hiệu của công ty, các thành viên, các mặt hàng chiến lược của Công ty. * Tiếp tục triển khai các dự án đã được phê duyệt và nghiên cứu triển khai các dự án mới chế biến ngành hàng nông lâm sản có đủ điều kiện. Đẩy nhanh các dự án đó, đặc biệt quan tâm phát triển vùng nguyên liệu cho các dự án. * Tăng cường công tác quản lý tài chính. - Rà soát phân tích và xử lý dứt điểm công nợ, làm lành mạnh tình hình tài chính của các đơn vị. - Tăng cường quản lý tài chính các dự án thuộc quản lý của Công ty: + Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý Công ty Đảm bảo thực hiện tốt vai trò quản lý của Công ty đối với các đơn vị thành viên, tăng cường tính kỷ cương, pháp luật và chế độ trách nhiệm đối với từng đơn vị, thành viên và cá nhân lãnh đạo các đơn vị thành viên, tiếp tục nghiên cứu và ban hành cơ chế phối hợp hoạt động giữa các đơn vị thành viên nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp của toàn Công ty. + Tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ giỏi để làm nguồn chuẩn bị các lớp cán bộ kế cận, đảm bảo tính liên tục có hệ thống phù hợp đáp ứng quá trình phát triển của Công ty trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. 3.3. Quản trị quá trình sản xuất của Công ty * Kế hoạch hoá sản xuất Đặc thù của Công ty là tổ chức kinh doanh XNK và chế biến nông lâm sản bởi vậy việc xây dựng kế hoạch cũng có nhiều loại. - Kế hoạch sản xuất theo thời gian: + Kế hoạch dài hạn: Công ty sản xuất ra các loại cây giống để phục vụ cho việc phủ xanh trồng 5 triệu ha rừng nên kế hoạch dài hạn của Công ty là lên kế hoạch nhập và nhân lên loại cây giống gì? trong thời gian nào? sau đó công ty sẽ tổ chức thu mua sản phẩm để chế biến. + Kế hoạch trung hạn: Công ty nhập và chuyển giao công nghệ về sau đó tổ chức nhân lên cho số lượng lớn hơn để cung cấp các cây giống cho các tỉnh. + Kế hoạch ngắn hạn: Lập kế hoạch sản xuất tạo ra giống cây để cung cấp cho các tỉnh, bởi vì là sản phẩm của ngành nông lâm nghiệp nên kế hoạch là sản xuất theo mùa vụ. 3.4. Quản trị và phát triển nguồn nhân lực Trong sự phát triển lực lượng sản xuất những năm cuối thế kỷ 20 đã đem lại những viễn cảnh lớn thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo khả năng khai thác toàn diện tiềm năng, thể lực và trí lực của con người. Ngày nay ở các nước phát triển người ta phải thừa nhận vai trò ngày càng cao của yếu tố con người trong sản xuất cũng như trong mục tiêu hoạt động xã hội. Có thể khẳng định rằng "không một hoạt động nào có tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu quản trị nhân lực". Thông thường quản trị nhân lực là nguyên nhân của thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục tiêu cơ bản của bất kỳ tổ chức nào cũng là sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được mục đích của tổ chức mình. Tuy nhiên không phải bất kỳ tổ chức sản xuất kinh doanh nào cũng nhận thức rõ được vấn đề này, có nơi còn chưa đặt vấn đề thành một chính sách, một biện pháp để có kế hoạch trong sản xuất kinh doanh vì vậy mà thường hay bị động gặp đâu làm đó, chạy theo tình hình sự việc. Để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình, Công ty đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân viên với số lượng và trình độ văn hoá tương ứng với quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty mình. - Về lực lượng lao động Bảng 2: Tình hình lao động của Công ty qua 4 năm (2002-2005) Diễn giải 2002 2003 2004 2005 Tốc độ phát triển (%) Số lượng (Lao động) Cơ cấu (%) Số lượng (Lao động) Cơ cấu (%) Số lượng (Lao động) Cơ cấu (%) Số lượng (Lao động) Cơ cấu (%) 2003/2002 2004/2003 2005/2004 Bình quân Tổng số CBCNV 106 100,0 108 100,0 108 100,0 95 100,0 +1,9 100 -12 -3,37 1. Theo trình độ chuyên môn 106 100,0 108 100,0 108 100,0 95 100,0 - Trên đại học 4 3,8 5 4,6 7 6,5 8 8, 25,0 40 14,3 26,4 - Đại học 21 19,8 26 24,1 31 28,7 34 35,8 23,8 19,2 9,7 17,0 - Trung cấp 35 33 26 24,1 23 21,3 18 19 -25,7 -11,5 -21,7 -19,6 - Công nhân 46 43,4 43 47,2 39 43,5 35 36,8 -6,6 -9,3 -10,3 -8,7 2. Theo nghề nghiệp 106 100 108 100,0 108 100,0 100,0 - Trực tiếp 84 79,3 86 79,6 86 79,6 76 80 +2,4 0 -11,6 -3,1 - Gián tiếp 22 20,7 22 20,4 22 20,4 19 20 0 0 -13,6 -4,5 3. Theo bản chất lao động 106 100,0 108 100,0 108 100,0 95 100,0 - Biên chế 88 83,02 88 81,5 88 81,5 88 92,63 0 0 0 0 - Hợp đồng 18 16,98 20 18,5 20 18,5 7 7,37 +11,1 0 -65 18 Qua biểu trên ta có thể thấy Tổng số lao động của toàn công ty giảm qua 4 năm (2002-2005) cụ thể: Năm 2002, tổng số cán bộ công nhân viên 106 lao động Năm 2003, tổng số cán bộ công nhân viên 108 lao động Năm 2004, tổng số cán bộ công nhân viên 108 lao động Năm 2005, tổng số cán bộ công nhân viên 95 lao động Tốc độ giảm bình quân qua 4 năm là -29,9% ứng với 12 lao động. Việc giảm 12 lao động đó chính là giảm số lượng lao động hợp đồng của Công ty. Năm 2002 số lao động hợp đồng là 18 lao động Năm 2005 số lượng lao động hợp đồng giảm xuống còn 7 lao động. Tốc độ giảm bình quân 4 năm là 18%. Sở dĩ có sự giảm đó là do Công ty đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, công cụ dụng cụ tiên tiến đã góp phần giúp một số công việc mà trước kia công nhân phải làm. Tuy có sự giảm về số lượng nhưng chất lượng làm việc ngày càng cao, sản phẩm tung ra thị trường ngày càng nhiều. Có được sự thay đổi lớn đó là do đội ngũ cán bộ ngày càng được đào tạo tốt hơn. Cụ thể năm 2002 có 4 lao động trên đại học (3,8%); 21 lao động đại học (19,8%). Đến năm 2005 tăng thêm 4 lao động trên đạihọc, 13 lao động đại học. Tốc độ tăng bình quân 4 năm lao động trên đại học là 26,4%, lao động đại học là 17,6%. Điều này chứng tỏ trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty được nâng lên cao sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất và phát triển công ty. - Về kế hoạch phát triển nguồn nhân lực Trong những năm qua Công ty đã phát triển được đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ năng lực tốt phù hợp với yêu cầu và khả năng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới Công ty sẽ đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên ngày một tốt hơn nữa để phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh tới của Công ty. - Kết quả về đào tạo và bồi dưỡng lao động của Công ty. Công ty đã đào tạo và bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ về khoa học cũng như trình độ về chuyên môn cao để phù hợp với kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể là: + Năm 2002 có 4 lao động trên đại học (3,8%) có 21 lao động đại học (19,8%) + Năm 2003 tăng thêm 1 lao động trên đại học (4,6%) có 26 lao động đại học (24,1%) + Năm 2004 có thêm 2 lao động trên đại học (6,5%) tăng thêm 5 lao động đại học (28,7%) + Năm 2005 có 8 lao động trên đại học (8,4%) có 34 lao động đại học (35,8%) Tốc độ tăng bình quân qua 4 năm trên đại học chiếm 26,4% ứng với 4 lao động. Đại học chiếm 17,6% ứng với 13 lao động. Điều này chứng tỏ Công ty luôn đào tạo nâng cao trình độ khoa học cho lực lượng lao động của mình để góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển của Công ty. - Tạo dựng môi trường văn hoá + Về vật chất - Trả công lao động một cách xứng đáng: trả đúng đủ lượng; tăng lương, thưởng đối với lao động làm thêm giờ, làm ngoài giờ, vượt năng xuất kế hoạch hoá được giao. - Có quà, tiền cho cán bộ công nhân viên trong ngày lễ, tết. - Ngày 8/3 chị em phụ nữ được tặng hoa và có quà lưu niệm, đó là để động viên tinh thần cho cán bộ công nhân viên. - Có quỹ thăm hỏi khi công nhân viên bị ốm, bị tai nạn lao động. - Bố trí phương tiện và tiện nghi cho nơi làm việc sạch sẽ, đẹp đẽ. + Về tinh thần Cũng như tác động về hình thức của vật chất, là sự động lực tạo ra được từ món ăn tinh thần đối với người lao động không hề nhỏ. Công ty đã sử dụng một số hình thức khuyến khích sau: - Xây dựng các danh hiệu thi đua: lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua và các hình thức khen thưởng như giấy khen, bằng khen thông qua việc kiểm tra xem xét lại lợi ích cho công ty. Đối với lao động có thâm niên công tác tới 15 năm trở lên mà là lao động tốt thì được hưởng 1 số chính sách ưu đãi. Đối với lao động đạt thành tích cao vượt năng suất, có phát minh sáng kiến trong quá trình sản xuất kinh doanh đem lại lợi ích cho công ty được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến. - Hàng năm công ty tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để cán bộ công nhân viên rèn luyện thêm sức khoẻ, tăng thêm sự đoàn kết bình đẳng của cán bộ công nhân viên như: tổ chức thể thao thi cầu lông, bóng bàn… - Đảm bỏ sự tham gia của công nhân viên vào hoạt động quản lý: khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia đóng góp và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp giúp cho lãnh đạo ra các quyết định đúng đắn. Mọi thắc mắc của cán bộ công nhân viên đều được lãnh đạo giải quyết trả lời một cách rõ ràng, chi tiết, công khai. - Thù lao lao động: Lương + thưởng của cán bộ công nhân viên trong công ty được hưởng theo quy định của công ty và hàng năm được nâng lương, phụ cấp bởi vậy thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng nâng lên cao đảm bảo mức thu nhập cho người lao động. Bởi vậy cán bộ công nhân viên rất gắn bó và phát huy trong công việc của mình được giao. Và bên cạnh những cái mà lao động trong công ty được hưởng thì công ty cũng có biện pháp quan trọng trách nhiệm đối với cán bộ công nhân viên nào mà làm thiệt hại lợi ích của công ty thì phải chịu bồi thườngnhững các thiết hại mà mình gây ra tuỳ theo mức độ thiệt hại. Bởi vậy lao động trong công ty luôn luôn ý thức và làm tốt các công việc được giao. - Về vấn đề định mức lao động trong công ty Công ty áp dụng các hình thức trả lương như sau: + Đối với cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật, hành chính ở văn phòng chủ yếu là lương được trả theo thời gian dựa vào bằng cấp, cấp bậc và số ngày làm việc của cán bộ cùng với mức độ hoàn thành công việc đựơc giao để phân chia. + Đối với công nhân sản xuất thì lương được trả theo sản phẩm mà họ làm ra. 3.5. Quản trị các yếu tố vật chất: - Sử dụng tài nguyên đất đai. Đặc thù của công ty là sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu về mặt hàng nông lâm sản. Bởi vậy việc sử dụng tài nguyên về đất đai phải rộng rãi. Do đó việc quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai. Để sản xuất, kho chứa nguyên vật liệu, kho chứa hàng phải đáp ứng một cách có hiệu quả về mặt kinh tế, về thuận lợi trong công tác vận chuyển vật tư hàng hoá. + Diện tích phục vụ cho công việc sản xuất, chuyển giao công nghệ về sản phẩm giống cây trồng, công ty đã bố trí một cách hợp lý có hệ thống phù hợp với từng loại cây, ở từng chất đất ở từng độ cao và vùng khí hậu. + Về hệ thống kho tàng chứa vật tư đảm bảo thuận tiện cho việc bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển thuận tiện. - Công ty luôn luôn đầu tư nhập các loại giống cây trồng nông lâm sản có chất lượng cao phù hợp từng nhu cầu của thị trường cũng như từng vùng khí hậu, đất đai. - Thực trạng về nguyên vật liệu và sản phẩm của công ty. Hiện nay với diện tích đất đai đồi núi của chúng ta là rất lớn vẫn còn bỏ không. Do vậy, để sử dụng nguồn tài nguyên này có hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cao công ty đã không ngừng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về sản phẩm giống cây trồng nông lâm nghiệp để phục vụ cho việc phủ xanh đất trống đồi trọc hiện chưa sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế nhanh có sản phẩm. Sản phẩm của công ty đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đó và trong tương lai là một vùng nguyên liệu rộng lớn để phục vụ cho việc chế biến thành sản phẩm phục vụ cho việc xuất khẩu. - Thực trạng về TSCĐ của công ty. Tài sản cố định của công ty hầu như đều xây dựng và mua sắm sử dụng đã lẫn và cũ, nhưng với các đặc thù và khả năng của công ty đã sử dụng một cách hợp lý luôn luôn tu sửa bảo dưỡng những tài sản còn sử dụng được mà chưa cần phải thay mới tính toán và xắp xếp khi nào nên xây dựng mua sắm TSCĐ mới kỹ thuật gồm thiết kế để tránh lãng phí. Công ty luôn luôn nghiên cứu cân nhắc khi nào cần thiết phải mua thêm dây chuyền máy móc công nghệ mới phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Công ty đã áp dụng biện pháp tính khấu hao một cách phù hợp với khả năng của công ty và công nghệ của máy móc thiết bị để sớm phục vụ cho việc tái đầu tư TSCĐ trong từng thời gian và sản phẩm cụ thể 3.6. Công tác quản trị chất lượng sản phẩm Công ty đã thực hiện phương châm "chỉ có chất lượng sản phẩm cao thì sản phẩm hàng hoá mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước". Với phương châm trên công ty luôn luôn quản lý khắt khe và chặt chẽ về chất lượng của sản phẩm mà công ty sản xuất. Bởi vì nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công trong cơ chế thị trường cạnh tranh và xu thế hội nhập ngày nay Công ty giám sát quản lý chất lượng sản phẩm từ đầu vào cho tới khi ra sản phẩm qua nghiên cứu về quy trình sản xuất của công ty ta có thể thấy rõ vấn đề này. Ví dụ: Quy trình sản xuất giống cây tre chuyên măng: Nhập cây giống tre măng (chọn cây giống tốt, phát triển tốt, trồng ở nơi có chất đất phù hợp, khí hậu phù hợp) ® Trồng và chăm sóc theo đúng tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật ® Chọn cành tre để chiết (cành đủ tiêu chuẩn về kích thước, tuổi, sức sống và chất lượng cành tốt) ® Tiến hành chiết (chọn thời gian phù hợp với sự phát triển của cây giống, lựa chọn công nhân có kỹ thuật ® cắt bẻ cành chiết khỏi cây mẹ (căn cứ vào chất lượng rễ mọc ra, căn cứ vào thời tiết) ® Đóng vào bầu (lựa chọn những cành đảm bảo tiêu chuẩn về rễ và sức sống ® Đưa vào vườn ươm (theo dõi sự phát triển của những cây ươm, cây nào phát triển tốt để lại còn cây nào không phát triển tốt phân loại ra) ® xuất bán thành phẩm (chọn những cây phát triển tốt, to mập, lá xanh…) 3.7. Quản trị tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty Để hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận cho công ty thì hoạt động quản trị tiêu thụ là một phần không thể thiếu được bởi hàng hoá sản phẩm sản xuất ra phải mang đi tiêu thụ thì mới đem lại lợi nhuận. Vậy câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp là hàng hoá sản xuất ra mang đi tiêu thụ ở đâu? cho ai? và tiêu thụ như thế nào? Quản lý sản phẩm tiêu thụ ra sao? Để trả lời các câu hỏi trên Công ty đã tiến hành: - Nghiên cứu nhu cầu về sản phẩm nông lâm sản: Bởi vì có lợi thế là đất nước ta là một đất nước nông nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn, lao động nhân công rẻ, nhu cầu về nhập sản phẩm nông sản của nước ngoài lớn. -Xây dựng hệ thống kênh phân phối Công ty áp dụng kết hợp 2 hệ thống kênh phân phối đó là: + Phân phối trực tiếp: Từ Công ty tới người tiêu dùng + Phân phối gián tiếp:Thông qua trung gian bán hàng. Hàng hoá sản phẩm Công ty sản xuất ra bán cho các trung gian khác sau đó rồi mới đến người tiêu dùng. Và Công ty đã quản lý mạng lưới phân phối là: chất lượng của sản phẩm là tốt, còn giá cả được bán theo qui định của Công ty, còn mạng lưới bán hàng được hưởng tỷ lệ hoa hồng chiết khấu. - Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: Được xây dựng trên cơ sở số lượng sản phẩm tiêu thụ của năm trước để làm dự báo của năm sau kết hợp với các đơn đặt hàng của năm trước còn lại cùng với dự báo nhu cầu sản phẩm, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm vào những thị trường có nhu cầu lớn. - Kế hoạch Marketing Sau khi sản phẩm mà nhu cầu của thị trường đang giảm, Công ty đã kịp thời thiết kế và cho ra sản phẩm mới để thay thế. Khi có sản phẩm mới Công ty tổ chức những lớp tập huấn để giới thiệu về sản phẩm mới của mình cho các khách hàng truyền thống và các khách hàng mới. - Tổ chức hoạt động bán hàng: Công ty đã tuyển chọn một đội ngũ cán bộ bán hàng có đủ năng lực về kỹ thuật. Cụ thể dùng ngay chính các cán bộ kỹ thuật chuyển giao công nghệ để hướng dẫn và giao hàng cho khách hàng. - Tổ chức hoạch định sau bán hàng: Cụ thể là Công ty đã cung cấp các thong tin về qui trình chăm sóc và kỹ thuật về sản phẩm của mình, thường xuyên xem xét và kiểm tra sự phát triển của sản phẩm khi khách hàng trồng thông báo kịp thời cho khách hàng về sự sinh trưởng và phát triển của sản phẩm. Và sau đó ký kết hợp đồng thu mua những sản phẩm mà Công ty đã cung cấp cho khách hàng sản xuất ra để làm nguyên liệu cho công tác chế biến sản phẩm của mình. - Mức độ thoả mãn của khách hàng Khách hàng yên tâm về chất lượng sản phẩm của Công ty, thoả mãn vì giá của của sản phẩm và sản phẩm sản xuất ra không lo bán ở đâu? bán bao nhiêu? Bởi trước khi nhận sản phẩm Công ty giao cho khách hàng đã yên tâm và sau khi sản xuất ra sản phẩm Công ty đã thu mua lại. Bởi vậy khách hàng rất vui vẻ, thoải mái và yên tâm. 3.8. Quản trị tài chính của Công ty Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty (Bảng 1) Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2002-2005 ta thấy: * Tổng doanh thu của Công ty tăng dần qua 4 năm: - Năm 2002 tổng doanh thu của Công ty là 4.804.075.421đ - Năm 2003 tổng doanh thu của Công ty là 5.005.088.865đ - Năm 2004 tổng doanh thu của Công ty là 5.237.512.675đ - Năm 2005 tổng doanh thu của Công ty là 6.421.097.319đ Như vậy, tổng doanh thu của Công ty hàng năm đều tăng lên một cách rõ rệt, tốc độ tăng bình quân 4 năm là: +539.277.299,33 đồng (+0,5%) * Lợi nhuận trước thuế từ nưam 2002-2005 đều tăng, tốc độ tăng bình quân 4 năm là: 200.440.140,67đồng (+116,5%) Năm 2002 là 81.266.670 đồng Nhưng đến năm 2003 là 118.039.430đ (+36.772.760đ ứng với 45,3%) Năm 2004 là 386.743.718đ (+268.704.288đ ứng với 227,6%) Năm 2005 là 682.587.092đ (+295.843.374đ ứng với 76,5%) * Ta thấy doanh thu thuần về bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ tăng mạnh bình quân là 10,5. Cụ thể năm 2002 là 4.742.530.241 đồng Năm 2003 là 4.936.705.332đ tăng lên (+4,1%) Nhưng đến năm 2005 là 6.336.144.788đ (tăng lên 1.150.829.377 đồng ứng với 22,2%). * Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: Năm 2002 doanh nghiệp phải nộp là 22.754.667 đồng Năm 2003 doanh nghiệp phải nộp là 33.051.040 đồng (+10.296.373đ ứng với 45,2%) Năm 2004 doanh nghiệp phải nộp là 108.288.241 đồng (+75.237.201đ ứng với 127,6%) Năm 2005 doanh nghiệp phải nộp là 191.124.385 đồng (+82.836.144 đồng ứng với 76,5%) Công ty luôn luôn có ý thức hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Trên đây mới chỉ là vài nét sơ bộ đánh giá về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các chỉ tiêu này chưa phản ánh hết được những thành công và hạn chế trong việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhưng qua đó ta cũng có cái nhìn tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Sau khi điểm qua vài nét về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chúng ta sẽ đi vào sâu vào nghiên cứu đánh giá tình hình tổ chức vốn kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. * Tình hình tổ chức vốn kinh doanh của Công ty - Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Vốn kinh doanh là yếu tố quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Không có vốn thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị đình trệ, một doanh nghiệp khi muốn mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh thì nhu cầu về vốn càng thúc đẩy doanh nghiệp đi tìm nguồn vốn phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Bảng 5: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty trong năm 2005 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm 2005 Tỷ trọng Cuối năm 2005 Tỷ trọng Chênh lệch Cuối năm/đầu năm % 1. Vốn lưu động 7.738.291.733 57,3 8.709.814.241 61,0 +971.522.518 +12,6 2. Vốn cố định 5.769.962.000 42,7 5.574.971.297 39,0 -194.990.703 -3,4 Tổng vốn 13.508.253.733 100,0 14.284.785.548 100 776.531.815 +9,2 Trong năm 2005 vốn kinh doanh của công ty ở thời điểm cuối năm tăng lên so với đầu năm 776. 531.815 đồng (+9,2%). Do công ty đã tăng vốn lưu động lên để mua nguyên vật liệu và thực hiện các khoản chi sự nghiệp dự án để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm. Do vậy ở thời điểm cuối năm vốn lưu động tăng lên là 971.522.518 đồng và chiếm tỷ trọng 6%/tổng vốn kinh doanh ở thời điểm cuối năm; vốn cố định giảm đi là 194.990.703 đồng và chiếm tỷ trọng 39% tổng vốn kinh doanh là do nguyên giá TSCĐ ở thời điểm cuối năm giảm đi so với đầu năm. - Nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước nên đương nhiên khởi đầu công ty được Nhà nước cấp vốn khi thành lập, cộng với những ưu đãi cho vay vốn phục vụ kinh doanh. Bảng 6: Nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty Nội dung 31/12/2004 31/12/2005 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % A. Vốn chủ sở hữu I. Nguồn vốn quỹ 1. Nguồn vốn kinh doanh 1.1. Ngân sách cấp 1.2.Tự bổ sung 2. Vốn quỹ 10.942.886.095 6.982.860.695 6.621.753.872 3.973.052.323 2.648.701.549 361.106.868 81 63,8 94,8 60,0 40 5,2 11.527.437.474 7.233.462.074 6.782.931.441 3.973.052.323 2.809.879.118 450.530.633 80,7 62,7 93,8 58,6 4,4 6,2 584.551.379 250.601.379 161.177.569 0 1.61.177.569 89.423.765 5,3 3,6 2,4 0 6,1 24,8 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 3.960.025.400 36,2 4.293.975.400 37,3 333.950.000 8,4 B. Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn 2. Nợ dài hạn 3. Nợ khác 2.565.367.638 1.826.321.739 362.741.627 367.304.272 19 71,2 14,1 14,3 2.757.348.074 2.018.302.175 362.741.627 367.304.272 19,3 73,2 13,2 13,3 191.980.436 191.980.436 0 0 7,5 10,5 0 0 Tổng cộng 13.508.253.733 100,00 14.284.785.548 100,00 776.531.815 5,7 Căn cứ vào nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh của công ty ta sẽ đi phân tích tình hình tổ chức sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm 2005 như sau: - Tổng vốn kinh doanh của công ty trong năm 2005 là 14.284.785.548 đồng. So với năm 2004 đã tăng 776.531.815 đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,7%). Trong đó vốn sở hữu tăng 584.551.379 đồng (ứng với + 5,3%) Nợ phải trả tăng 191.980.436 đồng (ứng với + 7,5%)/ - Vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2005 tăng lên so với năm 2004 là do nguồn vốn quỹ (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận chưa phân phối) của công ty tăng lên là + 89.423.765 đồng (ứng với 24,8%). Do trong năm công ty thực hiện các dự án do Nhà nước giao nên trong năm nguồn kinh phí, quỹ khác tăng lên là 333.950.000 đồng (tương ứng với + 8,4%). nguồn vốn kinh doanh (ngân sách cấp + tự bổ sung) đã tăng lên là + 161.177.569 (ứng với 2,4%) là do công ty đã sử dụng bổ sung được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh + 16.177.569 đồng (ứng với 6,1%). Sự tăng lên lần này mới phần nào đáp ứng được sự tăng lên của nợ phải trả. - Nợ phải trả trong năm 2005 của công ty đã tăng lên là + 191.980.436 đồng (ứng với + 7,5%). Sự tăng này là do công ty tăng các khoản nợ ngắn hạn + 191.980.436 đồng (ứng với + 10,5%). * Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả thì sẽ tạo ra được sự gia tăng lợi nhuận vốn chủ sở hữu ngược lại doanh nghiệp nào sử dụng vốn kinh doanh kém hiệu quả thì nó sẽ đưa doanh nghiệp đó đến con đường phá sản. Để xem xét về tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty ta nghiên cứu bảng 7 (Tình hình sử dụng vốn kinh doanh). Bảng 7: Tình hình sử dụng vốn kinh doanh STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 1 2 3 4 5 6 7 8 Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân Lợi nhuận thuần (sau thuế) Doanh lợi doanh thu (4/1) Doanh lợi tổng vốn (4/2) Doanh lợi vốn chủ sở hữu (4/3) Hệ số vòng quay tổng vốn Đồng Đồng Đồng Đồng % % % Vòng 5.185.315.411 13.508.253.733 10.942.886.095 278.455.477 5,4 2,6 2,6 6.336.144.788 14.284.785.548 11.527.437.474 491.462.707 7,8 3,4 4,3 1.150.829.377 776.531.815 584.551.379 213.007.230 2,4 0,8 1,7 Qua bảng trên ta thấy. - Hệ số vòng quay toàn bộ vốn của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp đã đầu tư. Theo số liệu ở bảng trên ta thấy trong năm 2004 có hệ số vòng quay toàn bộ vốn của công ty là… vòng so với hệ số vòng quay toàn bộ vốn của năm 2005 là …. vòng. Đã lên. Kết quả này cho thấy toàn bộ vốn kinh doanh của công ty trong năm 2005 chuyển…. hơn so với năm 2004. Điều này cho thấy vốn kinh doanh của công ty sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên để có kết luận đầy đủ hơn ta cần xem xét thêm một số chỉ tiêu: - Doanh lợi tổng vốn (là chỉ tiêu đo mức sinh lời của đồng vốn) Năm 2005 là 3,4%, năm 2004 là 2,6%. Đã tăng lên 0,8%. Điều này cho thấy mức sinh lời của đồng vốn đã tăng lên. - Doanh lợi vốn chủ sở hữu: Năm 2005 đã tăng lên so với năm 2004 là (4,3 - 2,6) bằng 1,7% điều này cho thấy khả năng sinh lời trên một đồng vốn đã tăng lên. - Doanh lợi doanh thu năm 2005 đã tăng hơn so với năm 2004 là 0,8 - 5,4%) bằng + 2,4%. Điều này cho thấy là biểu hiện tốt trong 1 đồng doanh thu thu được tăng lên 0,024 đồng lợi nhuận trước thuế. * Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Vốn cố định trong doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng. Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà cửa vật kiến trúc… để tiến hành sản xuất kinh doanh. Ta xem xét tình hình tài sản cố định của công ty: Bảng 8: Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2005 Đơn vị: Việt Nam đồng STT Nhóm tài sản cố định Đầu năm 2005 Tăng trong năm 2005 Giảm trong năm 2005 Cuối năm 2005 Nguyên giá Tỷ trọng % Nguyên giá Tỷ trọng % Nguyên giá Tỷ trọng % Nguyên giá Tỷ trọng % I 1 2 3 4 II Tài sản cố định đang dùng Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Máy móc thiết bị quản lý Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý 6.512.216.100 3.581.718.855 1.628.054.025 976.832.415 325.610.805 1.329.0369 98 55 25 15 5 2 466.361.096 1.2457.8000 247.566.096 0 94.217.000 0 100 26,7 53,1 0 20,2 0 132.902.369 68.902.369 64.000.000 0 0 0 100 51,8 48,2 0 0 0 6.845.674.827 3.637.394.486 1.811.620.121 976.832.415 419.827.805 0 100 53,1 26,5 14,3 61,0 0 Tổng cộng 6.645.118.469 100,0 466.361.096 100,00 132.902.369 100,00 6.845.674.827 100,00 Bảng 9: Tình hình trang bị tài sản cố định năm 2005 STT Nhóm tài sản cố định Đầu năm 2005 Cuối năm 2005 Nguyên giá Giá trị còn lại % giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại % giá trị còn lại I. 1 2 3 4 I Tài sản cố định đang dùng Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Máy móc thiết bị quản lý Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý 6.512.216.100 3.581.718.855 1.628.054.025 976.832.415 325.610.805 1.329.0369 3.666.714.720 1.847.560.577 949.843.018 62.389.5400 245.415.725 64.000.000 56,3 51,6 58,3 63,9 75,4 48,2 6.845.674.827 3.637.394.486 1.811.620.121 976.832.415 419.827.805 0 3.789.427.274 1.947.585.263 931.052.030 53.489.5400 375.894.581 0 55,4 53,5 51,4 54,8 89,5 0 Tổng cộng 6.645.188.469 3.730.714.720 6.845.674.827 3.789.427.274 Bảng 10: Tình hình sử dụng vốn cố định Đơn vị: Việt Nam đồng STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 1 2 3 4 5 6 7 Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân TK Lợi nhuận thuần Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/2) Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1/2) Doanh lợi vốn cố định (4/2) Đồng Đồng Đồng Đồng Lần lần % 5.185.315.411 5.105.219.984 6.070.856.983 278.455.477 1,02 0,9 5,2 6.336.144.788 5.672.466.649 6.745.396.648 491.462.707 1,12 0,94 8,7 +1.150.829.377 + 567.246.665 + 674.5539.665 +213.007.230 +0,1 + 0,04 3,2 Trong thời gian qua tình hình tài sản cố định của công ty có sự thay đổi - Theo bảng 9 tình hình trang bị tài sản cố định của công ty ta thấy: + Giá trị TSCĐ đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đến cuối năm 2005 là 6.845.674.827 đồng chiếm 100% trong tổng giá trị, tài của công ty năm 2005. Do công ty làm tốt công tác quản lý sử dụng tài sản cố định nên không có tài sản cố định không dùng chờ thanh lý. + Giá trị TSCĐ đang dùng trong kinh doanh năm 2005 của công ty tăng lên là 466.361.096 đồng so với mức giảm tài sản trong năm là 132.9023 đồng thì phần tăng nguyên giá là không đáng kể. Cụ thể phần tăng giảm nguyên giá tài sản cố định dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: + Nguyên giá nhà cửa vật kiến trúc: cuối năm 2005 đạt 3.637.394.486 đồng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguyên giá TSCĐ với tỷ lệ 53,1% thời điểm cuối năm giảm về nhà cửa vật kiến trúc là 689.02369 đồng, biến động tăng về nhà cửa vật kiến trúc là 124.578.000 đồng là do công ty tiến hành sửa chữa nâng cấp nhà xưởng. + Nguyên giá máy móc thiết bị cuối năm 2005 là 1.811.620.121 đồng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguyên giá 51,4%. Trong năm qua nguyên giá máy móc thiết bị tăng lên là 247.566.096 đồng chiếm tỷ trọng 51,4%. Điều này chứng tỏ công ty đã chú ý tới đổi mới máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Nguyên giá giảm trong năm là 64.000 đồng - Nguyên giá phương tiện vận tải cuối năm của công ty là 976.932.415 đồng chiếm 14,3%. Trong năm phương tiện vận tải không giảm. - Nguyên giá máy móc thiết bị quản lý của công ty cuối năm 2005 là 419.827.805 đồng chiếm 6,1%, trong năm nguyên giá máy móc thiết bị quản lý của công ty tăng lên 94.217.000 đồng và không giảm trong năm. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng đầu tư thiết bị dụng cụ quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý. - Trong năm công ty đã thanh lý được TSCĐ không cần dùng trong năm để thu hồi vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trên đây chúng ta xem xét đến tình hình sử dụng và giá trị sử dụng TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Để có thể tái đầu tư sản xuất và bảo toàn giá trị tài sản thì giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp cần phải được chuyển dịch dần vào chi phí dưới hình thức khấu hao tương ứng với giá trị hao mòn của tài sản. Qua bảng 9: Thực tế TSCĐ của công ty ta thấy tính đến thời điểm 31/12/2005. Nguyên giá TSCĐ là 6.845.674.827 đồng nhưng giá trị còn lại là 3.789.427.274 đồng. Nghĩa là hầu hết TSCĐ của công ty đã gần hết thời hạn sử dụng kinh tế kỹ thuật . Theo quy định hiện hành công ty được giữ lại 100% vốn khấu hao tài sản để tái đầu tư cho tái sản xuất. Do vậy tổng số khấu hao lũy kế mà công ty khấu hao có thể tận dụng kịp thời để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Qua bảng 10 ta có nhận xét về tình hình hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. - Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty năm 2005 đạt 1,12 lần có nghĩa là cứ 1 đồng vốn cố định công ty tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 1,12đ doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty năm 2005 tăng so với năm 2004 là 0,1 lần. Điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định của công ty có hiệu quả. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty trong năm 2005 là 0,94 lần và năm 2002 là 0,9 lần. Như vậy hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng (+ 0,04%). Điều này cho thấy công ty đã khai thác tối đa tài sản cố định. - Doanh lợi vốn cố định của công ty năm 2005 so với năm 2002 đã tăng lên (+ 3,2%). Chứng tỏ công ty sử dụng vốn cố định có hiệu quả. * Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ của doanh nghiệp ta nghiên cứu các bảng sau: Bảng 11: Cơ cấu vốn lưu động của công ty Đơn vị: Việt Nam đồng STT Vốn lưu động Đầu năm 2005 Cuối năm 2005 Chênh lệch Tỷ lệ tăng giảm Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Mức tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % I II III Vốn lưu động dự trữ 1. Nguyên vật liệu 2. Công cụ, dụng cụ Vốn lưu động trong sản xuất 1. Chi phí trả trước 2. Chi phí sxkd dở dang Vốn lưu động trong lưu thông 1. Tiền - Tiền mặt tại quỹ - Tiền của ngân hàng 2. Vốn trong thanh toán - Phải thu của khách hàng - Trả trước cho người bán - Thuế GTGT được khấu trừ - Phải thu nội bộ - Phải thu khác - Tạm ứng - Chi sự nghiệp dự án 3. Thành phẩm tồn kho 28.897.992 27.864.492 1.033.500 505.968.611 53.658.161 452.310.450 720.3425.130 1.560.268.063 57.950.362 1.502.317.701 5.635.766.887 781.343.062 73.298.629 0 224.550.200 123.566.329 70.510.895 436.2497.772 7390180 0,4 96,4 3,6 6,5 10,6 89,4 93,1 21,7 3,7 96,3 78,2 13,9 1,3 0 3,9 2,2 1,2 77,5 0,1 17.315.166 17.315.166 0 827.790.577 49.784.705 778.005.872 7.864.708.508 2.214.791.740 30.293.888 2.184.497.852 564.9916768 742.211.035 52.331.455 68.298.415 145.639.936 154.430.773 54.731.895 4432273259 0 0,2 100 0 9,5 6 94 90,3 28 1,4 98,6 72 13 0,9 1,2 2,6 2,7 1 77,8 0 11.582.826 10.549.326 1.033.500 321.821.966 3.873.456 325.695.422 661.283.378 654.523.677 27656474 682180151 14149881 39132027 20967174 68298415 78910264 30864444 15.779.000 69.775.487 73.90180 -1,2 91,1 8,9 33,1 -1,2 101,2 68,1 99,0 -4,2 104,2 2,1 -276,5 -148,2 482,7 -557,7 218,3 -111,6 493 -1,2 -40,1 -37,9 0 +63,6 -7,2 +7,2 +9,1 +41,9 -47,7 +45,4 +0,2 -5 -28,6 +100 -35,1 +25 -1,6 +1,6 0 Tổng cộng 7.738.291.733 100,0 870.9814251 100,0 971.522.518 100 32,6 Bảng 12: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 1 2 3 4 5 6 Vòng quay vốn lưu động Số ngày một vòng quay vốn LĐ Vòng quay hàng tồn kho Số ngày một vòng hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình vòng ngày vòng ngày vòng ngày 0,661 544,6 6,95 51,8 4,594 78,36 0,614 586,3 6,277 57,35 4,272 84,27 -0,05 41,69 -0,67 5,553 -0,32 5,907 Qua tài liệu trong bảng ta thấy: Tổng vốn lưu động của công ty tại thời điểm cuối năm 2005 đạt mức là 8.709.814.251 đồng chiếm 61% tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty tại thời điểm cuối năm. Trong năm 2005 tổng vốn lưu động của công ty tăng thêm được 971.522.518 đồng với tỷ lệ tăng 12,6% so với thời điểm cuối năm 2004. Có sự biến động như vậy đối với vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là do nguyên nhân nhất định trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để làm rõ nguyên nhân ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu sau: Trong bảng 1: Cơ cấu vốn lưu động của công ty ta thấy: - Vốn lưu động khâu dự trữ trong năm 2005 giảm 11.582.826 đồng ứng với tỷ lệ giảm (-40,1%) so với năm 2004. Trong đó yếu tố làm giảm vốn lưu động trong khâu dự trữ của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Do nguyên vật liệu của công ty chủ yếu đi mua trực tiếp của người nông dân về để chế biến và hơn nữa sản phẩm sản xuất theo thời vụ nên khi đến thời vụ công ty tổ chức thu mua về để chế biến ngay. Do đó vốn lưu động trong khâu sản xuất kinh doanh của công ty trong năm cũng có sự biến động theo: - Vốn lưu động trong khâu sản xuất trong năm 2005 chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và chi phí chờ kết chuyển đã tăng lên 321.821.966 đồng ứng với tỷ lệ tăng + 33,3%.Tổng số vốn lưu động của công ty tăng lên với tốc độ tăng 63,6%. Điều này cho thấy trong năm công ty đã tăng cùng vốn lưu động để sản xuất chế biến do quy mô sản xuất tăng lên tạo ra nhiều sản phẩm hơn để tiêu thụ. Đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng tăng thêm từ đó tạo ra nguồn vón trong thanh toán cao hơn. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: trong năm 2005 tăng lên là 661.283.378 đồng ứng với tỷ lệ tăng là + 9,1% chiếm tỷ trọng 67,9%. Đây là nhóm chủ đạo khiến cho vốn lưu động trong khâu dự trữ giảm. Trong nhóm này đáng chú ý là vốn bằng tiền chủ yếu là tiền gửi ngân hàng tăng đột biến là 41,9% chiếm 99,6%. Thời điểm cuối năm trong khi công ty vẫn phải đi vay nợ ngắn hạn, đó là điều chưa tận dụng triệt để nguồn vốn hiện có. Khoản phải thu của khách hàng giảm đi 39.132.027 đồng với tốc độ giảm là 5%. Điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng thu hồi vốn bị chiếm dụng, đây là biểu hiện tốt. Trong năm khoản phải thu của khách lại tăng lên là 25%, tốc độ này tăng khá lớn do đó công ty nên xem xét lại để đôn đốc thu hồi nợ để tăng nhanh vòng quay của vốn trong năm công ty cũng đã chú trọng việc đầu tư các vùng nguyên liệu khoản chi dự án của công ty trong năm tăng đáng kể và nó chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng vốn lưu động của công ty. * Nộp ngân sách: Năm 2004 thuế nộp ngân sách của công ty là 108.288.241 đồng Năm 2005 thuế nộp ngân sách của công ty là 191.124.385 đồng Như vậy công ty đã thực hiện nghĩa vụ góp vào ngân sách Nhà nước tăng lên là 82.836.144 đồng ứng với tỷ lệ tăng 76,5%. * Phân phối lợi nhuận: - Lợi nhuận của công ty từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm đều tăng bởi vậy thu nhập bình quân đầu người của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng tăng lên cụ thể: Năm 2004 thu quân đầu người là: 1.050.000 đồng/người/tháng Năm 2005 thu nhập bình quân đầu người là: 1.200.000đ/người/tháng Thu nhập bình quân đầu người của cán bộ công nhân viên càng ngày càng tăng làm cho cuộc sống của người lao động ổn định họ phấn khởi hăng xay bởi vậy hiệu quả kinh doanh được nâng lên: - Lợi nhuận của công ty còn được dùng tạo ra các quỹ sau: + Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh: - Cải tiến một phần máy móc thiết bị, thay thế thiết bị cũ và mua thiết bị mới, cải tiến quy trình công nghệ sản xuất… - Mua sắm thay đổi, bổ sung những bộ phận máy móc thiết bị. - Bù đắp thiệt hại về TSCĐ chưa khấu hao cơ bản đủ vốn mà đã bị hư hỏng trước thời gian. - Quỹ khen thưởng: + Khen thưởng tổng kết hàng năm cho công nhân viên chức có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất sáng tạo, lao động giỏi. - Quỹ phúc lợi: + Chi tiền thưởng cho công nhân viên chức, nhà ăn. + Cho vay vốn gia tăng sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện sinh hoạt của công nhân viên. + Đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn công ty hoạt động. Trên đây là những đánh giá về công tác quản trị tài chính của công ty, quản trị tài chính của công ty có những thành công đáng khích lệ. Nhưng vẫn còn khó khăn nhất định làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, công ty cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị tài chính của mình. 3.9. Kế toán và hiệu quả - Kế toán tài chính Để phù hợp với tính chất quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán gồm: 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp và 4 nhân viên. * Kế toán trưởng: là người phụ trách chung, có nhiệm vụ giám sát mọi số liệu trên sổ kế toán, đôn đốc các bộ phận kế toán chấp hành các quy chế , chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. * Phó phòng kế toán: giúp việc, cố vấn cho kế toán trưởng chỉ đạo hạch toán trong công ty và tổng hợp số liệu làm kế toán báo cáo tổng hợp. * Kế toán thanh toán công nợ: Theo dõi hạch toán toàn bộ công nợ hàng hoá, trực tiếp mở sổ chi tiết cho từng khách hàng. Đối chiếu với khách hàng và đôn đốc toàn bộ công nợ. * Kế toán vật tư sản phẩm tiền lương, bảo hiểm xã hội. * Kế toán thanh toán ngân hàng: Theo dõi toàn bộ tài khoản tiền gửi , tiền vay, giải quyết các mối quan hệ của công ty với ngân hàng. * Thủ quỹ: Quản lý số tiền có trong quỹ, két của công ty, phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn bằng tiền khác. Bộ máy công tác kế toán của công ty được thể hiện như sau: Sơ đồ: Bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán công nợ Kế toán vật tư, sản phẩm, lương BHXH Kế toán thanh toán ngân hàng và TSCĐ Thủ quỹ - Hình thức sổ kế toán đang đựơc áp dụng tại công ty:là hình thức chứng từ ghi sổ. - Về hệ thống báo cáo: hệ thống báo cáo tài chính tại công ty cuối mỗi quý, kế toán trưởng lập các báo cáo sau: + Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B01 - DN + Báo cáo lợi tức : Mẫu số B02 - DN + Lưu chuyển tiền tệ : Mẫu số B03 - DN + Thuyết minh báo cáo tài chính : Mẫu số B01 - DN - Trình tự ghi chép được thể heịen theo sơ đồ sau: Sơ đồ: Luân chuyển chứng từ của công ty Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái tổng hợp Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi định kỳ 4. Nhận xét chung 4.1. Các thành tựu: Những kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây đang giúp cho công ty tự khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình trên thương trường với doanh thu thuần tăng lên thể hiện sự phấn đấu không ngừng trong từng bước đi để nâng cao doanh thu, đáp ứng nhu cầu kinh doanh và lợi ích xã hội cũng như ngày một nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã mạnh dạn nghiên cứu các lĩnh vực kinh doanh mới trên cơ sở vẫn lấy thế mạnh vốn có của công ty làm nền, và phát triển những lĩnh vực kinh doanh mới của công ty có thể khai thác. Trong công tác tổ chức vốn của công ty cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác huy động sử dụng vốn như: Vốn cố định, công ty cũng đã chú trọng thanh lý các tài sản cố định không cần dùng để thu hồi vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mặt khác đã tăng cường đầu tư vốn để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và quản lý doanh nghiệp. Trong sử dụng vốn lưu động công ty cũng đã có những biện pháp nhất định nhằm khắc phục tính thời vụ do ngành gây ra và có những chính sách thanh toán hợp lý, linh hoạt làm cho các đối tác tin cậy. Bên cạnh những mặt đã đạt được công ty vẫn còn những tồn tại cần tháo gỡ. 4.2. Các hạn chế Công ty chưa tận dụng hết nguồn vốn hiện có. Trong năm 2005 chưa tận dụng hết nguồn vốn khấu hao cơ bản của công ty mà vẫn phải đi vay nợ ngắn hạn đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh. Trong công tác tổ chức quản lý sử dụng vốn lưu động của công ty vẫn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ như: Công ty để các khoản vốn chiếm dụng khá lớn công ty nên chú trọng công tác thu hồi nợ để đầu tư vào các lĩnh vực có hiệu quả hơn. Công ty phải thúc đẩy quá trình bán hàng để giảm thiểu hàng tồn kho tận dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 5. Định hướng phát triển của công ty Mục tiêu phát triển của công ty là thời gian tới làm ăn có lãi, hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao, đảm bảo chất lượng tốt nhất, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng thị trường trong nước và nước ngoài, từng bước nâng cao đời sống cho người lao động. Để cụ thể hoá mục tiêu là phương hướng hoạt động trong thời gian tới là: - Tiếp tục đẩy mạnh mà mở rộng sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực có tiềm năng khai thác như mở rộng các vùng nguyên liệu sẵn có, tiếp tục đầu tư cho người nông dân các vùng cây giống với chất lượng tốt có khả năng thu hoạch cho sản phẩm nhiều nhất tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người nông dân và tạo ra nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho công ty ổn định. - Trên cơ sở các hoạt động của công ty là lĩnh vực nông lâm sản công ty sẽ phấn đấu khai thác tối đa hiệu suất của các sản phẩm sẵn có và đưa vào các sản phẩm mới và phát triển địa bàn hoạt động của công ty tạo điều kiện cho việc thu mua sản phẩm. - Mở rộng thị trường tiêu thụ: trong thời gian tới công ty phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường sẵn có và mở rộng thị trường tiêu thụ mới. Trên đây là những phương hướng và mục tiêu hoạt động của công ty trong thời gian tới. KẾT LUẬN CHUNG Quản trị kinh doanh là quản lý toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn sản xuất kinh doanh đạt được kết quả tốt thì đòi hỏi doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản trị các yếu tố: Về bộ máy quản trị: Lãnh đạo công ty phải có trình độ khoa học kỹ thuật… Phải hoạch định chiến lược và kế hoạch một cách chính xác có căn cứ khoa học. Quản trị các yếu tố sản xuất một cách chặt chẽ, có khoa học. Quản trị con người một cách hợp lý và có hiệu quả… Quản trị tài chính làm sao để hiệu quả sử dụng các nguồn vốn tốt nhất. Làm sao cho ra những sản phẩm tốt thị trường phát triển để bán được nhiều sản phẩm thu được nhiều lợi nhuận về cho công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBCTTTH Cty XNK Nong lam san che bien sua.docx
Tài liệu liên quan