Tình hình hoạt động tại Công ty May Chiến Thắng

Năm 1980, nước ta bị cấm vận kinh tế, các cơ sở sản xuất hầu hết rơi vào tình trạng khủng hoảng trong đó có Chiến Thắng, tuy vậy Xí nghiệp vẫn vươn lên tìm hướng đi mới chú trọng cải tiến công tác quản lý, xây dựng lại định mức lao động tiền lương, nổi bật ở giai đoạn này là phong trào hạch toán bàn cắt giúp Xí nghiệp tiết kiệm tới 60 -70 nghìn mét vải/ năm. Trong năm 1983 – 1984 công tác cải iến quản lý được đẩy mạnh, đặc biệt là công tác hạch toán kế toán. Đầu tiên, công tác hạch toán kinh tế được tiến hành từ phân xưởng, sau đó rut kinh nghiệm và mở rộng toàn Xí nghiệp. Công tác kế hoạch hoá cũng từng bước được hoàn thiện, công việc sản xuất được tiến hành chu dáo nên dây chuyền sản xuất hoạt động khá nhịp nhàng, một số sản phẩm khi thay đổi được triển khai nhanh hơn nhờ đó năng suất được nâng cao. Đơn giá và định mức sản phẩm cũng được xây dựng lại, các quy chế về lương thưởng được ban hành kịp thời động viên được người lao động, đó là đòn bẩy kinh tế hữu hiệu thúc đẩy việc tăng năng suất.

doc73 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty May Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức tạp, vì vậy để đảm bảo hạch toán đầy đủ chính xác, phần hành này được chia nhỏ cho nhiều kế toán viên quản lý như Kế toán TSCD kiêm về nguyên vật liệu của thảm len Kế toán theo dõi các cửa hàng và đại lý kiêm về nguyên vật liệu phụ Kế toán phân bổ tiền lương kiêm về nguyên vật liệu chính Vì tất cả các chu trình này đều có chung một chu trình hạch toán,vậy em chỉ trình bày phương pháp hạch toán nguyên vật liệu chính. 2.2.1.2. Các chứng từ, sổ sách, tài khoản được sử dụng . Các chứng từ được sử dụng ở phần hành này bao gồm: Hoá đơn GTGT. Phiếu nhập kho. Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Biên bản kiểm nghiệm. Thẻ kho. Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ. Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá. Các sổ sách được sử dụng - Sổ theo dõi lô hàng (Sổ chi tiết hàng hoá theo lô hàng). Sổ tổng hợp hàng hoá(Sổ chi tiết hàng hoá theo từng mặt hàng được tổng hợp vào cuối tháng) Bảng tổng hợp nhập xuất tồn. Bảng kê số 8. Tài khoản được sử dụng: + Tài khoản 152 “ nguyên phụ liệu” phản ánh các loại nguyên vậy liệu của Công ty, được chi tiết thành 5 tiểu khoản cấp 2 và 4 tiểu khoản cấp 3: -1521: nguyên vật liệu chính 15210: nguyên vật liệu chính thảm len. 15211: nguyên vật liệu chính may -1522: vật liệu phụ 15220 : vật liệu phụ thảm len 15221 : vật liệu phụ may - 1523 : Nhiên liệu xăng dầu - 1524 : Phụ tùng sữa chữa thay thế 15240 :Phụ tùng sửa chữa thay thế thảm len 15241: Phụ tùng sửa chữa thay thế may 1527: Vật tư khác thảm len 1528: bao bì + Tài khoản 153 “công cụ dụng cụ” phản ánh công cụ dụng cụ của công ty. + TK 156- Hàng hoá - 1561- Giá mua hàng hoá. - 1562- Chi phí thu mua. Chi phí thu mua hàng hoá phát sinh trong quá trình mua thì được tính vào trị giá hàng mua, còn những chi phí thu mua phát sinh sau khi mua thì được tập hợp hết vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Với hàng gia công hầu hết chi phí vận chuyển do khách hàng đảm nhiệm, nếu Công ty chịu trách nhiệm vận chuyển thì chi phí này sẽ được tính vào trị giá gia công hàng cho khách. Quy trình luân chuyển chứng từ Đối với vật tư nhập kho Với hàng gia công thì sau khi ký kết hợp đồng giữa công ty và các hãng nước ngoài, các hãng chuyển nguyên vật liệu đến công ty, thủ kho tiến hành kiểm tra lại về số lượng và chất lượng như đã ký kết hợp đồng.Sau đó nhập kho vật liệu ghi theo số thực. Phiếu nhập kho được lập thành ba liên : - Một liên lưu tại kho - Một liên giao cho người vận chuyển. - Một liên gửi cho phòng kế toán. Đối với hàng mua ngoài : Sản xuất theo giá FOB và hàng nội địa Căn cứ theo kế hoạch hoặc các nhu cầu phát sinh từ Xí ngiệp sản xuất bộ phận phục vụ sản xuất làm đơn xin mua vật tư. Sau khi Giám đốc ký duyệt, hàng mua về đến Công ty. Thủ kho tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng và lập biên bản kiểm kê vật tư. Đồng thời phòng phục vụ sản xuất lập phiếu nhập kho, ghi thành ba liên đưa cho thủ kho ghi số thực nhập vào phiếu nhập kho: - Một liên lưu tại phòng phục vụ sản xuất. - Một liên thủ kho giữ làm cơ sở vào thẻ kho. - Một liên gửi cho phòng kế toán kèm theo hoá đơng GTGT, căn cứ vào đây kế toán vào sổ Đối với vật tư xuất kho dùng cho các xí nghiệp sản xuất Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và bảng hệ thống các định mức vật tư, phòng xuất nhập khẩu viết lệnh sản xuất giao cho Xí ngiệp sản xuất một bản và kho một bản, Xí ngiệp đưa giấy xuống kho và yêu cầu kho xuất vật tư. Thủ kho tiến hành lập phiếu xuất kho và ghi thẻ kho, phiếu này được lập thành ba liên : - Một liên lưu tại cuống. - Một liên gửi cho các xí nghiệp - Một liên gửi cho phòng kế toán , kế toán căn cứ vào đây để ghi sổ kế toán Đối với xuất vật tư ra bên ngoài Nếu vật tư xuất dùng mà vượt khỏi phạm vi Công ty, sau khi được Tổng giám đốc ký duyệt, phòng phục vụ sản xuất viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Phiếu này đựoc lập thành ba liên : - Một liên lưu tại cuống. - Một liên đưa cho thủ kho để vào thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán - Liên đỏ giao cho người vận chuyển hay thủ kho nhận hàng. Quy trìng luân chuyển chứng từ được thể hiện qua sơ dồ sau Kế hoạch sản xuất Bộ phận sản xuất Tổng giám đốc Phòng kế toán Yêu cầu xuất kho Xí ngiệp Lệnh sản xuất kho Tổ chức hạch toán vật tư trên sổ kế toán - Thẻ kho : Được dùng để phản ánh nhập xuất tồn vật tư về mặt số lượng. Được mở cho từng mã vật tư trên hoá đơn, mỗi loại một thẻ do thủ kho lập. Trên cơ sở các phiếu nhập, phiếu xuất thủ kho ghi mỗi chứng từ một dòng. Cuối tháng thủ kho cộng và tính ra số tồn đối chiếu với sổ sách kế toán (bảng kê chứng từ). - Kế toán vật tư sau khi nhận các phiếu nhập, phiếu xuất thì nhập các chứng từ vào máy. Máy sẽ tự động vào các bảng kê chứng từ theo từng kho mà mình phụ trách tương ứng với thẻ kho. Từ các bảng kê chứng từ máy tự động kết chuyển sang bảng tổng hợp nhập xuất tồn vào cuối tháng. Cuối tháng kế toán vật tư sẽ đối chiếu với thẻ kho về mặt số lượng và đối chiếu với kế toán tổng hợp về mặt giá trị . Sau khi lập các bảng kê chứng từ nguyên vật liệu và tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu thì kế toán vật tư tập hợp đưa cho kế toán tổng hợp các bảng kê chứng từ để ghi vào sổ cái tài khoản nguyên vật liệu theo quý cơ sở lập báo cáo kết quả kinh doanh thẻ hiện ở sơ đồ sau : Chứng từ gốc (PN,PX, hoá đơn GTGT) Bảng kê chứng từ(1521..1528, 153) Bảng tổng hợp nhập xuất tồn Sổ cái tài khoản 1521..1528. 153 Báo cáo tài chính 2.2.2 Kế toán tài sản cố định. 2.2.2.1. Đặc điểm và quản lý TSCD Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc, chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu nên TSCĐ của Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị tài sản, năm 2000 chiếm 64,48% tổng giá trị tài sản,2001 chiếm 72,83%, năm 2002 tỷ lệ này là 65%, chủ yếu là máy móc thiết bị ngoài ra còn có nhà cửa, phương tiện vận tải, tài sản phúc lợi và vật kiến trúc. TSCĐ được chia theo nguồn hình thành để quản lý, gồm các nguồn sau : Nguồn vốn ngân sách : Do tổng Công ty cấp chiếm tỷ trọng nhỏ . Nguồn vốn vay : Do Công ty vay của các ngân hàng, khách hàng và cán bộ công nhân viên, đây là nguồn chủ yếu hình thành TSCĐ. Nguồn vốn tự bổ sung : Do công ty trích từ lợi nhuận của mình để bổ sung nguồn này chiếm tỷ trọng bé. Nguồn vốn khác : Nguồn vốn này không đáng kể sau đó TSCĐ chia nhỏ theo từng địa điểm đặt Xí ngiệp và theo mã tài sản để quản lý chi tiết theo tài khoản.TSCĐ được đánh giá theo giá thực tế, tính khấu hao đều theo tỷ lệ quy định cho từng loại theo kết cấu sử dụng( Công ty thực hiện trích khấu hao theo quyết định 1062 - TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1006 cuả Bộ Trưởng Bộ Tài Chính), 6 tháng một lần nhân viên kinh tế tại phân xưởng sản xuất sẽ tiến hành kiểm kê dưới sự giám sát của nhân viên phòng kỹ thuật đảm bảo các thông tin về sự thay đổi tăng giảm tài sản cũng như thông tin về việc đảm bảo năng lực sản xuất cuả tài sản được cung cấp kịp thời chính xác : Loại tài sản Tỷ lệ khấu hao Nhà cửa 4% Vật kiến trúc 6% Máy móc thiết bị 10% Phương tiện vận tải 10% Phương pháp tính khấu hao cụ thể như sau : Mức khấu hao hàng năm = Nguyên giá Số năm sử dụng Mức khấu hao hàng tháng = Nguyên giá Số năm sử dụng x 12 Số khấu hao phải trích tháng này = Số khấu hao đã trích tháng trước + Số khấu hao tăng trong tháng - Số khấu hao giảm trong tháng Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số hao mòn luỹ kế Phần hành này do kế toán TSCĐ kiêm kế toán chi phí giá thành thực hiệnvà được tiến hành như sau : 2.2.2.2. Chứng từ, sổ sách, tài khoản được sử dụng Chứng từ sử dụng: Hoá đơn GTGT. - Biên bản giao nhận TSCĐ Thẻ TSCĐ Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ Phiếu luân chuyển nội bộ Biên bản kiểm kê TSCĐ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành Biên bản đánh giá lại TSCĐ Các sổ sách kế toán sử dụng Bảng tính và phân bổ khấu hao. Nhật ký chứng từ số 9. Sổ chi tiết TSCĐ Sổ cái TK211. Sổ cái TK 214 Kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK 211 – Tài sản cố định hữu hình.- phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá. Chi tiết: + 2112- Nhà cửa, vật kiến trúc. + 2113- Máy móc, thiết bị. + 2114- Phương tiện vận tải, truyền dẫn. + 2115- Thiết bị, dụng cụ quản lý. - Tài khoản 214- Khấu hao TSCĐ Chi tiết: TK 2141- khấu hao TSCĐ hữu hình - theo dõi tình hình hiện có và biến động tăng, giảm khấu hao 2.2.2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ Đối với việc tăng TSCĐ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, khi phát sinh nhu cầu mua TSCĐ, phòng kỹ thuật cơ điện làm đơn xin mua TSCĐ, Tổng giám đốc ký duyệt. Khi TSCĐ về Công ty thành lập hội đồng giao nhận tài sản cố định gồm một kỹ thuật viên của Công ty, một bên cung cấp TSCĐ và một thư ký đồng thời lập Biên bản giao nhận TSCĐ. Khi TS đủ tiêu chuẩn nếu chưa sử dụng ngay tiến hành nhập kho, phòng kỹ thuật lập phiếu nhập kho, trên cơ sở đó thủ kho ghi thẻ kho, phiếu này được lập thành ba liên : - Một lưu tại cuống Một gửi lên phòngkế toán Một liên gửi cho kế toán thanh toán kèm theo hoá đơn mua hàng nếu thanh toán ngay hoặc kế toán công nợ để theo công nợ. Sau đó căn cứ vào nhu cầu phát sinh của Xí nghiệp phòng kỹ thuật lập lệnh điều động và phân phát cho các Xí ngiệp, Xí ngiệp xuống kho nhận TS, thủ kho vào thẻ kho rồi gửi cho phòng kế toán , trên cơ sở đó kế toán vào sổ theo dõi. Quy trình này được tổng hợp theo sơ đồ sau Kế hoạch sản xuất Phòng KTCĐ Tổng giám đốc Kho TSCD Kế toán TSCD Hội đồng giao nhận Xí ngiệp Kho TSCD Đối với TSCĐ giảm do thanh lý Khi nhận được giấy báo hỏng TSCĐ của các Xí nghiệp hoặc căn cứ tình hình khấu hao nếu TSCD đã hết thời gian sử dụng, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra.Nếu TSCĐ hỏng không sửa chữa được giám đốc kỹ thật sẽ tổ chức hội đồng thanh lý TSCĐ, lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” và gửi cho phòng kế toán tiến hành huỷ TSCĐ. Ngoài ra cứ 6 tháng một lần Công ty tiến hành kiểm kê TSCD, nếu có sự thay đổi bất thường sẽ lập biên bản gửi lên phòng kế toán . Kế toán căn cứ vào “Biên bản” để ghi vào sổ tăng (giảm) Sửa chữa TSCĐ Công ty không tiến hành lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ mà khi các Xí nghiệp, phòng ban báo hỏng thì phòng kỹ thụât mới tiến hành kiểm tra. Đối với TSCĐ hỏng có thể sửa chữa được, nếu là sửa chữa nhỏ tiến hành sửa chữa tại xưởng,và báo lên phòng kế toán ghi tăng chi phí sản xuất, nếu phải sửa chữa lớn, phòng kỹ thuật sẽ gửi “lệnh điều động TSCĐ” cho bộ phận báo hỏng để bộ phận này chuyển TSCĐ xuống kho. Thủ kho trên cơ sở “lệnh diều động TSCĐ” điều chỉnh thẻ kho và gửi cho phòng kế toán theo dõi. Sau khi việc sửa chữa hoàn thành, TS được đưa trở lại sản xuất, các hoá đơn chứng từ về chi phí sửa chữa được lập thành ba liên Một do nơi sửa chữa giữ. Một do phòng kỹ thuật giữ. Một luôn chuyển lên phòng kế toán. Thủ kho điều chỉnh lại thẻ kho trên cơ sở các hoá đơn chứng từ kèm theo lệnh điều động rồi gửi lên phòng kế toán,lúc này kế toán TSCĐ mới tiến hành ghi tăng nguyên giá TSCD. Quy trình này được thể hiện qua sơ đồ sau : Xí ngiệp sản xuất Phòng KTCĐ Hội đồng thanh lý Kho Sửa chữa lớn Kế toán TSCĐ Kho Tổ chức hạch toán trên sổ kế toán Sau khi kế toán TSCĐ nhận được các phiếu nhập, phiếu xuất kho TSCĐ và các biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản sửa chữac TSCĐ hoàn thành thì kế toán TSCĐ lập thẻ TSCĐ hoặc huỷ thẻ TSCĐ. Trên cơ sở ghi sổ chi tiết TSCĐ theotừng Xí nghiệp. Sổ này theo dõi cả về nguyên giá, giá trị còn lại , khấu hao từng loại. Bên cạnh đó kế toán TSCĐ còn mở sổ chi tiết cho toàn doanh nghiệp. Đồng thời kế toán lập những bảng kê chứng từ tài khoản 211, 214 và các bảng phân bổ khấu hao, bảng tăng tài sản cố định, bảng giảm TSCĐ. Cuối tháng kế toán TSCĐ tập hợp các bảng kê chứng từ nộp cho kế toán tổng hợp, theo quý kế toán tổng hợp lập sổ sái các tài khoản 211, 214, trình tự ghi sổ được thể hiện trên sơ đồ sau : Sơ đồ 5: Sơ đồ trình tự ghi sổ hạch toán TSCĐ. Bảng kê chứng từ TK211, 214 Bảng tổng hợp chi tiết , TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ Thẻ TSCĐ Báo cáo tài chính Sổ cái TK 211, 214 Chứng từ gốc Sổ cái TK 211, 214 2.2.3. Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội. 2.2.3.1 Lao động và thực trạng quản lý lao động Lao động. Tại các doanh nghiệp sản xuất, hạch toán chi phí về lao động là một công việc cực kỳ phức tạp trong hạch toán chi phí kinh doanh. Việc hạch toán chính xác chi phí về lao động có vị trí quan trọng, là cơ sở tính giá thành sản phẩm và giá bán sản phẩm đồng thời nó cũng là căn cứ để xác định các khoản nghĩa vụ nộp cho ngân sách nhà nước, cho cơ quan phúc lợi, mặt khác tiền lương còn là quyền lợi và động lực sản xuất của ngưới lao động. Do vậy việc hạch toán lao động và tiền lương rất quan trọng và có ý nghĩa. Công ty May Chiến Thắng có một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, việc phân loại lao đông, chế độ tiền lương càng trở nên quan trọng. Lao động tại Công ty phân theo quan hệ với quá trình sản xuất gồm hai loại : - Lao động trực tiếp sản xuất : là bộ phận công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. - Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là bộ phận lao động tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bộ phận nhân viên kỹ thuật, bộ phận quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. Với cách phân loại này giúp cho công ty đánh giá hợp lý cơ cấu lao động,tránh được sự lãng phí lao động. Thực tế lao đông gián tiếp chỉ chiếm 5,1% tổng lao động toàn Công ty, cho thấy bộ máy hành chính gọn nhẹ. . Các chế độ tiền lương Do phân loại thành hai loại lao động trong công ty dẫn đến hai hình thức trả lương tương ứng với từng loại lao động Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao đông căn cứ vào số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm làm ra được áp dụng cho lao động trực tiép sản xuất. Lương SP = Đơn giá sản phẩm x Số sản phẩm hoàn thành Trong đó số sản phẩm hoàn thành dựa vào phiếu xác nhận sản phẩm đơn giá sản phẩm = Tiền lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc công việc x định mức thời gian sản phẩm x ( 1+Hpccl) Trong đó lương tối thiểu : 210.000đ Hệ số cấp bậc công việc tuỳ theo từng ngành nghề mức lương của công việc Hpccl: Hệ số tính đến chất lượng công việc Về định mức lao động (ĐMLĐ) Công ty tổ chức xây dựng theo hai phương pháp Phương pháp thống kê kinh nghiệm : Theo đó căn cứ vào cacsoos liẹu thoppngs kê của xá đơn vị sản xuất đồng dạng về các điều kiện thời gian chủng loại hàng hoá, chủng loại vạt tư để rút ra được số bình quân thời gian hoa phí cho một sản phẩm.Cũng có thẻ loại bớt thời gian chết bất hợp lý đẻ xác định hao phí thời gian tiên tiến. Phương pháp bấm giờ : Căn cứ vào các thao tác của công nhân bọ phận đinh mức của phòng tổ chức lao động tiến hành xác định hao phì thời gian lao động của từng thao tác rồi tổng hợp chunh lại thành thời gian hao phí lao đọng cho một sản phẩm (một bá sản phẩm) dòng thời tính thêm thời gian ngừng sản xuất hợp lý. Kết hợp hai phương pháp trên có đựoc các dịnh mức lao động hợp lý cho tất cá các sản phẩm và bán thành phẩm. Đối với các nhân viên nghiệp vụ và phục vụ, do sản phẩm không cụ thể vì vậy phòng tổ chức lao động căn cứ vào khối lượng chất lượng và điều kiện cụ thể mà xác định lao động định viên của từng phòng ban. Đối với công nhân phục vụ : Tổng giám đốc căn cứ vào trình độ và lượng hao phí lao động mà quyết định công bố hệ số thu nhập của từng chức danh theo công thức: Lpv = Htn x Lxn Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và mức độ phức tạp công việc để tính ra hệ số cấp bậc công việc cho lao động gián tiếp. Toàn bộ công việc naỳ thuộc trách nhiệm của phòng Tổ chức lao động 2.2.3.3 Thực trạng kế toán tièn lương và bảo hiểm xã hội Tại phòng tài vụ nhân viên kế toán phân bổ tiền lương tiến hành kiểm tra tính chính xác của việc tính toán và phân bổ tiền lương và tổ chức hạch toán chính xác thời gian, số lượng lao động và kết quả lao động thông qua hệ thống chứng từ sổ sách kế toán theo dõi chi phí lao động Tài khoản sử dụng: Tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên” dùng để phản ánh khoản thanh toán với công nhân viên về tiền lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm xã hội và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ Tài khoản 334 được chi tiết thành ba tiểu khoản cấp hai : TK 3340 : Phải trả CNV thảm len TK 3341 :Phải trả CNV may TK 3342: Phải trả khác Tài khoản 338 “phải trả phải nộp khác” đung để phản ánh các khoản phai trả và phải nộp cho cơ quan nhà nước, cho các tổ chức xã hội ... Tài khoản 338 được chi tiết thành 5 tiểu khoản cấp hai : TK 3382 :Kinh pkí công đoàn TK 3383A : Quyết toán Bảo hiểm xã hội TK3383B : Quyết toán lương ốm TK 3384 : Bảo hiểm y tế TK 3385 : Kinh phí nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ. Các chứng từ sử dụng : Các chứng từ theo dõi cơ cấu lao dộng là quyết định liên quan tuyển thêm, bãi nhiệm, bổ nhiệm, thuyên chuyển. Các chứng từ hạch toán thời gian lao động: Bảng chấm công do các xí nghiệp lập Các chứng từ hạch toán kết quả lao dộng : Phiếu giao nhận sản phẩm, phiếu giao khoán, phiếu làm thêm giờ Bảng thanh toán tiền lương và tiền bảo hiểm xã hội Quy trình luân chuyển chứng từ Phòng tổ chức lao động có nhiệm vụ làm lương cho công ty bằng cách xây dựng một hệ thống đơn giá, giá định mức đối với mỗi loại sản phẩm để tính lương sản phẩm còn tính lương theo thời gian dựa trên hệ số thu nhập và gửi xuống các phân xưởng sản xuất. Trên cơ sở đó tại các Xí nghiệp căn cứ vào hệ thống đơn giá và số lượng sản phẩm thực tế mà mỗi công nhân sản xuất làm ra và bảng chấm công hàng ngày mà nhân viên kinh tế Xí nghiệp sẽ tính lương cho từng công nhân của Xí nghiêp thành những bảng tính lương gửi lên cho phòng tổ chức tiền lương. Tại đây phong tổ chức căn cứ vào cấp bậc lương, hệ thống đơn giá từng sản phẩm đối chiếu lại dưới các xí nghiệp theo quy định. Sau khi kiểm duyệt đầy đủ thì phòng tổ chức gửi sang phòng tài vụ. Kế toán tiền lương nhận được các bảng thanh toán lương cho từng xí nghiệp kiểm tra lại một lần nữa và tiến hành ghi sổ. Quá trình luân chuyển chứng từ thể hiện qua sơ đồ sau : Sơ đồ luân chuyển chứng từ lương Đơn giá định mức Xí ngiệp Bảng chấm công, chứng từ giao nộp sản phẩm Phòng tổ chức lao động Chứng từ thanh toán lương Kế toán tiền lương Tổ chức trên sổ kế toán Kế toán tiền lương dựa trên các bảng thanh toán lương lập các bảng phân bổ lương theo từng mã hàng để tính vào giá thành sản phẩm. Đồng thời tính các khoản trích theo lương theo quy định của bộ tài chính là 19% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 6% người lao động chịu. Tuy nhiên việc trích theo lương không phải dựa vào lương sản phẩm hay lương thời gian mà nó dựa vào hệ số cấp bậc lương từng người. Trên cơ sở đó kế toán tiền lương lập các bảng kê chứng từ 334, 338 (chi tiết cho từng đối tượng). Sau khi lập xong ké toàn tiền lương gửi các bảng phân bổ lương cho kế toán chi phí để tính thành phẩm, gửi bảng thanh toán tiền lương cho kế toán thanh toán để trả lương cho người lao động đồng thời gửi các bảng kê chứng từ cho kế toán tổng hợp vào sổ cái TK 334,338 Chứng từ gốc về lương Báo cáo tài chính Bảng kê chứnh từ 154 Sổ cái tài khoản 3340,3341,3342,338... Nhật ký chứng từ 1, 10 Bảng kê chứng từ 334, 338 Bảng phân bổ 1 Sơ đồ hạch toán tiền lương Kế toán bảo hiểm xã hội Đây là một công việc nhỏ trong kế toán tiền lương nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi của người lao động được hưởng các chính sách, chế độ nghỉ. trên căn cứ các giấy chứng nhận nghỉ ốm do phòng y tế đã kiểm duyệt kèm theo các bảng chấm công ngày nghỉ gửi lên phòng tổ chức kiểm duyệt sau đóchuyển sang phòng kế toán. Kế toán xem số ngày nghỉ có hợp lý không rồi tiến hành nhập vào máy theo các khoản mục : Bản thân ốm; con ốm; thai sản ; máy sẽ tự động kết chuyển vào các bảng kê chứng từ 3383A, 3383B... Sau đó từng tháng quyeets toán lên danh sách người lao đọng hưởng trợ cấp BHXH lập báo cáo tổng hợp gửi lên BHXH quận thanh toán. 3.4 Kế toán tiền mặt – thanh toán 3.4.1 Các loại vốn bằng tiền và thực trạng quản lý vốn bằng tiền Tiền của doanh nghiệp là tài ản tồn tại trực tiếp dưới hình thức giá trị bao gồm tiền tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Tại công ty thì chỉ được phép giữ lại một số tiền trong hạn mức chi tiêu thường xuyên. Còn khi tham gia ký kết các hợp đồng, thanh toán nhà cung cấp .. đều qua tài khoản của công ty tại ngân hàng đại diện. Đặc biệt công ty may Chiến Thắng chủ yếu sản xuất cho nước ngoài nên bạn hàng chính của công ty loài đối tác nước ngoài thì việc giao dịch thanh toán đều qua L/C thông qua ngân hàng của mình . Các loại vốn bằng tiền của công ty : Tiền Việt Nam Đồng Ngoại tệ (chủ yếu là USD) 3.4.2 Thực trạng tổ chức kế toán tiền mặt Nhiệm vụ kế toán vón bằng tiền Theo dõi và quản lý việc thu chi tiền mặt thông qua hệ thống sổ sách kế toán Tham gia trực tiếp giao dịch các ngân hàng Kết hợp các phần hành kế toán trong việc thanh toán theo đúng quy dịnh Tài khoản sử dụng TK 111 “ tiền mặt” phản ánh các loại tiền mặt của doanh và đựơc chi tiết thành hai tiểu khoản cấp hai TK1111: Tiền VNĐ TK1112: Tiền ngoại tệ TK112 “ tiền gửi ngân hàng” phản ánh só tiền của doanh nghiệp tại ngân hàng.TK này được hi tiết thành hai tiểu khoản cấp hai, ngoài ra còn theo dõi chi tiết theo từng ngân hàng TK 1121: Tiền VNĐ gửi ngân hàng TK 1122 : Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng Chứng từ sủ dụng Các hoá đơn mua hàng, hoá đơn bán hàng, các hợp đồng kinh tế Cá giấy báo nợ, báo có của ngân hàng. Tổ chức kế toán vốn bằng tiền Đối với nghiệp vụ chi tiền Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh do mua hàng hoá, vật tư hoặc lệnh chi ....Nếu mua ở bộ phận nào thì bộ phận đó giữ chứng từ gốc rồi sau đó chuyển bản sao có đầy đủ chữ ký của kế toán trưởng kèm theo hoá đơn mua hàng hoặc các phiếu chứng nhận mua hàng cho kế toán vốn bằng tiền để lập phiếu chi tiền hoặc giấy uỷ nhiệm chi. Phiếu này được lập thành hai liên : Một liên gốc kế toán thanh toán giữ Một liên dùng để luân chuyển Sau đó đưa cho kế toán trưởng và tổng giám đốc ký duyệt, chuyển sang phòng thủ quỹ xuất quỹ, thủ quỹ ký xác nhận vào phiếu chi gửi cho ké toán thanh toán, lúc này kế toán mới tiến hành ghi sổ. Riêng đối với giấy uỷ nhiệm chi thì sau khi nhận giấy báo nợ của ngân hàng kế toán mới tiến hành ghi sổ. Đối với nghiệp vụ thu tiền Căn cứ vào các các hoá đơn bán háng ( HĐGTGT) do công ty lập kế toán thanh toán tién hành lập phiếu thu, hoặc giấy uỷ nhiệm thu. Phiếu này lập thành ba liên : Một liên lưu tại gốc Một liên gửi cho người nộp tiền Một liên dùng để luân chuyển Phiếu này được gửi cho kế toán trưởng ký duyệt sau đó gửi cho thủ quỹ tiến hành thu tiền, thủ quỹ vào phiếu thu tiền xác nhận thực thu sau đó gửi cho phòng kế toán tiến hành ghi sổ. Riêng phiéu uỷ nhiệm thu thì kế toán chỉ ghi khi nhận giấy báo nợ của ngân hàng Quy trình luân chuyển chứng từ tiền mặtđược thể hiện sơ đồ sau : KT vốn bằng tiền Yêu cầu thu, chi tiền KT vốn bằng tiền Thủ quỹ Kế toán trưởng Ngân hàng Sơ đồ luân chuyển chứng từ tiền mặt Tổ chức hạch toán trên sổ sách Sau khi nhập các phiếu thu, phiếu chi vào máy kế toán lập được các bảng kê chứng từ TK111, 112 chi tiết theo ngân hàng. Sau đó tập hợp các bảng kê gửi cho kế toán tổng để ghi vào các bảng bê số 1, 2 để phản ánh phát sinh bên nợ của TK 111, 112 và nhật ký chứng từ số 1, 2 để phản ánh phát sinh bên có của TK111, 112 cuối quý ghi vào sổ cái TK111, 112 nó được thể hiện qua sơ đồ sau : Báo cáo tài chính Chứng từ (PN, PC..) Bảng kê chứng từ 111, 112 Sổ cái TK111, 112 Bảng Kê 1,2 Nhật ký Chứng từ 1, 2 3.5. Kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ 3.5.1. Đặc điểm thành phẩm và đánh giá thành phẩm a) Đặc điểm thành phẩm Mặt hàng chủ yếu của Công ty là các loại áo Jacket, áo váy nữ, quần áo đồng phục... và các sản phẩm may da, thảm len. Mỗi loại mặt hàng có nhiều kích cỡ, mầu sắc khác nhau. Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán cũng như để thuận tiện cho việc áp dụng máy vi tính, Công ty đã tiến hành đặt mã số cho các loại sản phẩm. Sản phẩm của Công ty được phân làm hai loại: - Sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng gia công xuất khẩu - Sản phẩm sản xuất để tiêu thụ nội địa Trong đó, lượng sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sản phẩm sản xuất ra trong kỳ của Công ty. b) Đánh giá thành phẩm Tại Công ty May Chiến Thắng, thành phẩm nhập xuất kho đợc tính theo giá thực tế. Việc tính giá thành sản phẩm xuất kho hay giá vốn hàng bán được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh. 3.5.2. Trình tự luân chuyển chứng từ nhập xuất thành phẩm Các chứng từ về nhập xuất kho thành phẩm là căn cứ để thủ kho tiến hành nhập xuất kho và là minh chứng pháp lý về tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trình tự luân chuyển một số chứng từ ở Công ty như sau: a) Chứng từ nhập Sản phẩm sau khi hoàn thành được phòng kiểm tra chất lượng kiểm tra, đạt yêu cầu mới đợc nhập kho. Nhân viên ở các xí nghiệp lập phiếu lập kho (chỉ ghi số lợng) rồi chuyển cho thủ kho. Thủ kho nhận phiếu nhập kho, kiểm nhận hàng và nhập kho, sau đó cùng người nhập ký vào phiếu. Thủ kho giữ lại một liên để ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho phòng kế toán ghi đơn giá, tính thành tiền và ghi sổ. Phiếu nhập kho đợc lập thành 3 liên: Liên 1: Lưu tại phân xưởng Liên 2: Phòng kế toán lưu giữ Liên 3: Người nhập giữ b) Chứng từ xuất Thành phẩm của Công ty chia làm hai loại: thành phẩm gia công xuất khẩu theo đơn đặt hàng và thành phẩm sản xuất tiêu thụ trong nớc (tiêu thụ trực tiếp cho các đơn vị cá nhân có nhu cầu lớn). Đối với cả hai loại hình tiêu thụ này, khi xuất kho phòng phục vụ sản xuất lập “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”. Phiếu này đợc lập làm 3 liên: + Liên 1: lưu tại phòng phục vụ sản xuất + Liên 2: dùng để vận chuyển hàng + Liên 3: dùng để thanh toán nội bộ Kế toán thành phẩm Kho thành phẩm xí nghiệp hoàn thành Sơ đồ luân chuyển chứnh từ thành phẩm 3.5.3 Tài khoản sử dụng Để hạch toán thành phẩm, kế toán tiêu thụ của Công ty sử dụng tài khoản TK 155 đợc chi tiết thành hai tiểu khoản sau: Tài khoản 1550: Thành phẩm thảm may Tài khoản 1551: Thành phẩm may mặc Công ty May Chiến Thắng sử dụng phơng pháp kê khai thường xuyên để hạch toán thành phẩm, kế toán dựa vào phiếu nhập, phiếu xuất kho để phản ánh quá trình luân chuyển thành phẩm 3.5.4 Trình tự hạch toán trên sổ sách Công ty đã áp dụng máy vi tính vào tổ chức hạch toán kế toán nên công tác kế toán trở nên gọn nhẹ, đơn giản hơn, giảm bớt việc ghi chép bằng tay. Tuy nhiên một số công việc vẫn phải tính toán, ghi chép bên ngoài. Việc hạch toán chi tiết thành phẩm tại Công ty đợc thực hiện theo phơng pháp thẻ song song, ở kho chỉ theo dõi về mặt số lượng còn ở phòng kế toán theo dõi cả về mặt số lợng và giá trị giống như hạch toán nguyên vật liệu được trình bày ở trên. 3.5.5. Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May Chiến Thắng Công ty May Chiến Thắng thực hiện việc tiêu thụ thành phẩm theo phương thức gia công hàng xuất khẩu là chủ yếu. Theo phơng thức này, Công ty nhận nguyên vật liệu từ bên đặt hàng để gia công. Công ty chuyển giao sản phẩm cho khách hàng (theo đơn đặt hàng) còn khách hàng phải thanh toán cho Công ty khoản tiền gia công tương ứng để sản xuất ra số sản phẩm đó theo giá thoả thuận giữa Công ty và bên đặt hàng đã ký kết trên hợp đồng. Khi khách hàng đến mua hoặc đến ngày giao hàng theo hợp đồng, Phòng phục vụ sản xuất lập hoá đơn GTGT (đánh số thứ tự theo tháng) rồi chuyển cho Phòng Tài vụ, ở đây kế toán trưởng duyệt và ký, sau đó hoá đơn được chuyển cho giám đốc và đóng dấu. Sau khi hoá đơn được lập, nhân viên Phòng phục vụ sản xuất cùng khách hàng hoặc đại diện khách hàng xuống kho để kiểm tra sản phẩm, đóng Contenter, kẹp chì và chuyển thành phẩm đến địa điểm giao hàng đã ký kết trong hợp đồng rồi giao cho ban đaị diện của hãng tại bãi gửi hàng đó, điểm giao hàng thờng là Cảng Hải Phòng, Sân bay Nội Bài hoặc Sân bay Tân Sơn Nhất. Ngoài ra, Công ty còn tiêu thụ nội địa nhưng chiếm một phần nhỏ trong tổng số sản phẩm sản xuất ra của Công ty. Công ty tự sản xuất sau đó bán trực tiếp cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu. Công ty có nhiều bạn hàng nên có nhiều phương thức thanh toán. Đối với những bạn hàng có quan hệ thường xuyên, lâu dài, có tín nhiệm trong ký kết hợp đồng, Công ty có thể cho họ thanh toán theo phương thức trả chậm. Đối với những bạn hàng không thường xuyên thì trước khi Công ty giao hàng khách hàng phải thanh toán đầy đủ. 3.5.6 Tài khoản sử dụng Để phù hợp với đặc điểm và các quy định về phương thức bán hàng, kế toán tiêu thụ thành phẩm của Công ty sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng”: dùng để phản ánh doanh thu bán hàng của Công ty, đợc chi tiết thành 3 tiểu khoản sau: Tài khoản 5110- Doanh thu bán thảm len Tài khoản 5111- Doanh thu sản phẩm may Tài khoản 5112- Doanh thu kinh doanh dịch vụ khác Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”- dùng để phản ánh giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất bán ra trong kỳ. Tài khoản này chi tiết thành 3 tiểu khoản: Tài khoản 6320- Giá vốn thảm len Tài khoản 6321- Giá vốn sản phẩm may Tài khoản 6322- Giá vốn các loại hàng hoá dịch vụ khác Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”- dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng. Tài khoản này tại Công ty được chi tiết thành các tiểu khoản sau: Tài khoản 6411- Chi phí bao bì. Tài khoản này đợc chi tiết đến từng xí nghiệp như: Tài khoản 64110- Chi phí bao bì xí nghiệp thảm len, tài khoản 64111- Chi phí bao bì xí nghiệp may, ứng với xí nghiệp may nào thì lại được chi tiết theo từng xí nghiệp may đó. Tài khoản 6412- Chi phí vận chuyển+xuất nhập khẩu Tài khoản 6413- Chi phí cửa hàng Tài khoản 6414- Chi phí bốc vác Tài khoản 6415- Chi phí thuê ô tô Tài khoản 6416- Chi phí giới thiệu khách hàng Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”- dùng để tập hợp các khoản phát sinh trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”- Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền khách hàng đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa trả cho Công ty. Tài khoản này đợc mở chi tiết cho 2 tài khoản bậc hai: Tài khoản 1310- Phải thu của khách hàng thảm len Tài khoản 1311- Phải thu của khách hàng may Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản 111, 113, 141... 3.5.7 Hạch toán tiêu thụ thành phẩm a) Kế toán doanh thu tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ của Công ty là tổng giá trị thực hiện do hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty bao gồm doanh thu bán hàng cho bên đặt hàng, doanh thu do xuất bán cho các cửa hàng trong nớc và doanh thu khác. Doanh thu bán hàng xuất khẩu của Công ty đợc xác định căn cứ vào số lượng và đơn giá gia công mà các hãng và Công ty đã cùng thoả thuận ký kết hợp đồng gia công để xác định doanh thu bán hàng của Công ty theo tiền ngoại tệ (USD) và quy đổi ra tiền Việt Nam đồng (theo tỷ giá hiện hành của tháng có hàng xuất giao). Đơn giá gia công trong đó bao gồm: + Tiền công gia công cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết + Chi phí vận chuyển bốc dỡ nguyên vật liệu từ cảng về Công ty + Chi phí thu mua thêm phụ liệu (nh chỉ, cúc,... nếu khách hàng yêu cầu) Doanh thu bán hàng trong nớc cũng đợc xác định theo giá trị hàng xuất bán cho các cửa hàng. Căn cứ vào các chứng từ xuất giao cho khách hàng như: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, hoá đơn GTGT,... kế toán tiêu thụ thành phẩm tiến hành tập hợp số liệu, ghi vào “Bảng kê hoá đơn bán hàng” cho cả số hàng gia công xuất khẩu và hàng nội địa. Sau đó, kế toán tiêu thụ tiến hành ghi “Sổ tổng hợp bán hàng” theo dõi doanh thu hàng bán ra cả bằng tiền Đôla và tiền Việt Nam đồng đối với từng loại sản phẩm, đồng thời tiến hành ghi vào “Sổ theo dõi tiền hàng” theo dõi tình hình thanh toán của từng khách hàng Cuối kỳ, căn cứ vào “Số tổng hợp hàng bán” kế toán tiêu thụ vào số liệu cột doanh thu trên “Bảng kê chứng từ TK 911” 3.5.8 Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm Kết quả tiêu thụ thành phẩm là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng số tiền lãi (lỗ). Kết quả tiêu thụ thành phẩm là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. ở Công ty May Chiến Thắng, kết quả tiêu thụ thành phẩm đợc xác định riêng đối với từng hãng. Đồng thời, kết quả tiêu thụ cũng đợc tập hợp riêng đối với từng loại sản phẩm đó là sản phẩm may, thảm len và các hàng hoá khác. Cuối tháng kế toán tổng hợp căn cứ vào các số liệu ở Sổ tổng hợp bán hàng, Bảng kê hoá đơn bán hàng, Bảng kê chứng từ giá vốn hàng bán, Sổ theo dõi tình hình Nhập-Xuất-Tồn thành phẩm, Bảng kê chứng từ tài khoản 641, Bảng kê chứng từ tài khoản 642 để tiến hành lập “Bảng kê chứng từ TK 911”. Đến cuối kỳ, kế toán tổng hợp lập sổ cái tương ứng với từng tài khoản 632, TK 641, TK 642, TK 511, TK 911 và “Báo cáo xác định kết quả sản xuất kinh doanh”. “Bảng kê chứng từ TK 911” là bảng được mở theo tháng, dùng để theo dõi tổng hợp các tài khoản liên quan đến tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ như: TK 511- doanh thu tiêu thụ ; TK 911- Xác định kết quả sản xuất kinh doanh; TK 632- giá vốn hàng bán; TK 641- Chi phí bán hàng; TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp và TK 421- Lợi nhuận để lại. Số liệu được lấy từ các sổ chi tiết tương ứng. Cụ thể, doanh thu tiêu thụ được lấy từ Sổ tổng hợp bán hàng, giá vốn hàng bán được lấy từ Sổ theo dõi tình hình Nhập-Xuất-Tồn thành phẩm. Số liệu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp căn cứ vào bảng kê chứng từ TK 641, TK642. Từ đó kế toán tính được lợi nhuận để lại. “Bảng kê chứng từ TK911” được chi tiết để tính kết quả tiêu thụ của từng loại sản phẩm. chứng từ + “Bảng kê chứng từ TK 9110”- Xác định kết quả tiêu thụ đối với thảm len. + “Bảng kê chứng từ TK 9111”- Xác định kết quả tiêu thụ đối với sản phẩm may. + “Bảng kê chứng từ TK 9112”-Xác định kết quả tiêu thụ đối với các loại hàng hoá, dịch vụ khác. Quá trình hạch toán được thể hoá bằng sơ đồ sau : Chứng từ gốc tiêu thụ Báo cáo tài chính Sổ Cái Tk 511,911,632,641,632, Bảng kê chứng từ TK 642,641,911 Sổ chi tiết bán hàng(511,632) 3.6. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt dộng công ty trong một thời kỳ 3.6.1 Chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất a) Đặc điểm chi phí sản xuất ở Công ty may Chiến Thắng hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu, thường xuyên, liên tục là gia công xuất khẩu cho các hãng nước ngoài. Lợi nhuận hoạt động này đem lại chiếm tới hơn 90% tổng lợi nhuận của toàn Công ty. Do loại hình sản xuất kinh doanh mang tính chất đặc thù nên chi phí sản xuất cũng có điểm khác biệt đó là chi phí nguyên vật liệu chính không có trong giá thành và chi phí nguyên vật liệu phụ (nếu có) cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể trong tổng giá thành. Nguyên nhân là: VNL chính, VL phụ đều do bên đặt hàng cung cấp theo đúng số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất đã ghi trong hợp đồng. Thỉnh thoảng có trường hợp bên đặt gia công không cung cấp đầy đủ phụ lliệu hoặc nhờ Công ty mua hộ ( theo thoả thuận hợp đồng). Hiện nay, Công ty may Chiến Thắng tập hợp chi phí sản xuất theo các khoản mục sau: - Chi phí NVL thị trờng: chỉ tính ra phần chi phí vật liệu phụ để gia công chế biến. - Chi phí nhân công trực tiếp bao gòm tiền ơng và các khoản trích theo lơng của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị tại phân xởng sản xuất. - Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất ở từng phân xởng nh: chi phí NVL, công cụ dụng cụ dùng chung cho phân xởng, chi phí khấu hao nhà xởng, chi phí tiền lơng và các khoản trích theo lơng của nhân viên quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài nh điện, nớc. b) Tổ chức quản lý chi phí sản xuất. Trong điều kiện nền kinh tế thị trờng cạnh tranh gay gắt, việc quản lý chi phí sản xuất trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp nói chung và Công ty may Chiến Thắng noí riêng. Do tính chất đặc thù của ngành may, sản xuất mang tính chất ổn định, ít biến động nên Công ty áp dụng biện pháp quản lý CPSX theo định mức. Định mức chi phí nguyên liệu, vật liệu được Công ty cùng khách hàng nghiên cứu xây dựng thoả thuận dựa trên điều kiện của mỗi bên và ghi rõ trong hợp đồng. Trên cơ sở đó, phòng kỹ thuật lập bảng định mức chi phí sản xuất cho từng mã hàng và gửi cho phân xởng thực hiện. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty và đáp ứng yêu cầu quản lý, yêu cầu của công tác hạch toán kế toán nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty được xác định là từng xí nghiệp trong đó chi tiết cho từng nhóm sản phẩm. Nguyên tắc tập hợp chi phí ở công ty Tập hợp chi phí đến từng đối tượng hạch toán đảm bảo tính chính xác cao. Nghĩa là có thể ngay từ chứng từ gốc để phân loại, tổng hợp rieng cho từng xí nghiệp, từng mã hàng, Với những khoản mục không thể tập hợp trực tiếp theo từng đối tượng thì tiến hành phân bổ theo những tiêu thức nhất định. 3.6.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Kế toán chi phí NVL NVL trực tiếp được thành hai loại : NVL chính Phụ liệu Công ty sử dụng TK154 chi tiết cho từn xí nghiệp để tập hợp chi phí NVL trựctiếp Đối với hàng gia công NVL do khách hàng chuyển đến công ty theo dõi giá trị mà chỉ theo dõi về mặt số lượng đồng thời chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, vật tư thì lại phản ánh vào chi phí bán hàng. Đối với hàng xuất khẩu hay hàng nội địa công ty tự tổ chức mua NVL nên hạch toán trực tiếp vào TK 154 và được theo dõi cả về số lượng và giá trị Chi phí nhân công trực tiếp : chi phí nhân công trực tiép phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty là các khoản tiền mà doanh nghiệp phải rả cho công nhan ttực tiếp sản xuất sản phẩm và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí này được hạch toán thông qua TK 154 chi tiết cho từng xí nghiệp. Các khoản trích theo lương công ty thực đúng theo chế độ Bộ Tài Chính ban hành là trích 19% vào chi phí và 6% là người lao động chịu. Tuy nhiên trong 19% trích vào chi phí thì 2% BHYT, 2% KPCĐ được hạch toán vào chi phí quản lý doanh như vậy không hạch toán đúng theo chế đó bộ phận nào phát sinh thì hạch đúng vào bộ phận đó điều đó làm cho giá thành sản phẩm không phản ánh đuúng giá thực. Việc theo dõi chi phí tiền lương thông qua TK154. 334. 338 Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí trả lương và khoản trích theo lương Chi phí phụ liệu Chi phí công cụ dụng cụ Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí khác Chi phí sản xuất chung được theo dõi trên TK 627 được chi tiết thành hai tiểu khoản cấp hai và 5 tiểu khoản cấp ba TK 6270 : Chi phí xí nghiệp thảm len TK 6271 : chi phí sản xuất may Chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng được tập hợp lại vào cuối tháng tính giá thành thì phân bổ chi phí theo tổng quỹ lương công nhân sản xuất. 3.6.3 Kế toán chi phí sản xuất Sau khi các phần hành kế toán khác lập các bảng phân bổ khấu hao, lương , bảng tổng hợp nhập xuất tồn NVL kế toán chi phí bắt đầu tập hợp chi phí theo các khoản mục để tính giá thành. Do phần mềm kế toán không có nhật ký chứng số 7 để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh vì vậy viẹc theo dõi chi phí phải thực hiện bằng công tác thủ công. Do vậy máy chỉ cho ra các bảng kê chứng từ TK 1540, 1541. Trên cơ sở đó kế toán tính thẻ giá thành sản phẩm đồng thời tập hợp các chứng tư đưa cho ké toán tổng hợp vào các sổ cái TK 154, 627 là cơ sở lập báo cáo tài chính. Việc hạch toán chi phí sản xuát được thể hiện qua sơ đồ sau : Chứng từ gốc về sản xuất BPB 1, 2, 3 Sổ cái TK 154, 627 Thẻ tính giá thành Báo cáo tài chính Bảng kê chứng từ 154, 627 3.6.4 Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty may Chiến Thắng a). Đối tượng, phương pháp, kỳ tính giá thành sản phẩm Trong loại hình sản xuất gia công máy móc, đơn giá gia công sản phẩm đã được phía khách hàng và công ty bàn bạc, thoả thuận, nhất trí xác định và đợc ghi vào trong hợp đồng từ trước khi bắt đầu quá trình sản xuất. Có thể nói rằng, đơn giá gia công sản phẩm là thước đo, là chuẩn mực để công ty đánh giá hiệu quả của công tác sản xuất kinh doanh, hiệu quả của công tác quản lý các yếu tố chi phí sản xuất... Bởi lẽ, nếu làm tốt công tác quản lý các yếu tố chi phí sản xuất, chi phí sản xuất đợc tiết kiệm, đúng mục đích thì giá thành thực tế sản phẩm có thể ít hơn đơn giá gia công đã ký với khách hàng. Chính điều này sẽ đem lại lợi ích cho công ty. Việc quản lý giá thành theo đơn giá gia công ở công ty may Chiến Thắng là điều kiện cụ thể và mang tính thực tiễn cao. Cũng giống như xác định đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, việc xác định đối tợng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm ở bất kỳ một doanh nghiệp nào. Do đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ của công ty nên công ty xác định đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành nhập kho. Chu kỳ sản xuất nên định kỳ hàng tháng, công ty tổ chức tính giá thành sản phẩm. Kỳ tính giá thành của công ty là hàng tháng. Việc xác định kỳ tính giá thành của công ty là đúng đắn, phát huy khả năng kiểm tra, giám đốc của kế toán đối với các yếu tố chi phí sản xuất, phát hiện kịp thời các trờng hợp gây thất thoát, lãng phí chi phí để từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp. Để phù hợp với đối tợng tập hợp chi phí sản xuất, đối tợng tính giá thành và yêu cầu quản lý của công ty. Phơng pháp tính giá thàh đợc áp dụng là phơng pháp trực tiếp giản đơn. Cuối tháng, căn cứ vào các báo cáo sản phẩm hoàn thành nhập kho, chi phí sản xuất đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm. b). Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở công ty may Chiến Thắng Sản phẩm làm dở dang cuối kỳ của công ty bao gồm các loại nh sau: - Dở dang, nguyên liệu (cha cắt hoặc cắt cha đồng bộ) - Sản phẩm làm dở dang dạng bán thành phẩm cắt (cha may xong) - Sản phẩm làm dở dang bán thành phẩm may (cha là) - Sản phẩm làm dở dang dạng bán thành phẩm là (cha đóng gói, đóng hòm). Do ở công ty may Chiến Thắng thực hiện việc tính lơng theo chế độ khoán sản phẩm, tức là quỹ lơng của phân xởng đợc tính trên cơ sở số lợng sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lợng nhập kho. Chính chế độ tính lơng này đã khuyến khích, các phân xởng vì lợi ích bản thân mình có biện pháp tổ chức sản phẩm hợp lý nhằm tạo ra số sản phẩm đạt chất lợng lớn nhất. Vì vậy, sản phẩm làm dở dang cuối kỳ của công ty may Chiến Thắng không có hoặc có rất ít không đáng kể, công ty không tổ chức công tác đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. c). Phơng pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty may Chiến Thắng Kế toán căn cứ vào báo cáo sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng, các chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính giá thành sản phẩm theo công thức: Giá thành sản phẩm = Z1+Z2 +Z3... Trong đó zi là các chi phí tạo nên một sản phẩm. Phần III: Đánh giá chung về công tác kế toán trong công ty Công tác kế toán đóng vai trò không thể thiếu được trong bộ máy quản lý nó cung cấp thông tin về tài chính và kết quả kinh doanh , là cơ sở cho việc ra quyết định quản lý. Do vậy công tác kế toán càng hiệu quả thì công ty càng ra các quyết định đúng đắn để mở rộng công ty về quy mô cũng như chất lượng hoạt động. bởi thế mà bất kỳ một công ty nào cũng luôn hoàn thiện công tác kế toán công ty một cách hoàn chỉnh. Riêng đối với công ty May Chiến Thắng thì công tác kế toán đã đạt được một số thành tựu đáng kể. 1. Những thành tựu đạt được Nhìn chung công tác kế toán đáp ứng được yêu cầu quản lý sản xuất và phát huy được vai trò cung cấp thông tin kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Về tổ chức bộ máy kế toán công ty Công ty đã bố trí phân công công việc cụ thể rõ ràng cho từng phần hành và mỗi người được phân công tách biệt không có sự chồng chéo. Đặc biệt nguyên vật liệu của công ty phức tạp do vậy một kế toán viên không thể đảm nhiêml toàn bộ được vì vậy công ty đã bố trí phần hành kế toán nguyên vật liệu kèm theo các phần hành khác mà vẫn đảm báo tính độc lập. Bên cạnh đó công ty có một đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm, có trình độ, có năng lực, nhiệt tình trong công việc và trung thực đã đóng góp đắc lực vào công tác hạch toán và quản lý kinh tế của công ty. Với kết cấu bộ máy kế toán gọn nhẹ bao gồm 7 kế toán phần hành một kế toán tổng hợp, một kế toán trưởng phù hợp với cơ cấu tổ chức tỏ chức bộ máy quản lý công ty mà nó còn đáp ứng theo nhu cầu hiện đại. Công ty đã chuyển kế toán thủ công sang kế toán máy do tổng công ty dệt may cài đặt đã giúp cho việc hạch toán và lưu giũ chứng từ đựơc gọn nhẹ. Do vậy công tác kế toán chỉ còn đi sâu vào chất lượng là giải quyết các nghiệp vụ phát sinh như nào cho hợp lý. Về công tác hạch toán kế toán - Công ty luôn chấp hành các chính sách, chế độ kế toán tài chính của Nhà nước, các chính sách về giá, thuế, tổ chức sổ sách một cách phù hợp. Tổ chức kế toán đầy đủ, hợp thức các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhờ đó kế toán đã góp phần bảo vệ tài sản của Công ty, đảm bảo lĩnh vực sản xuất và lưu thông đạt hiệu quả cao. Do đặc diểm kinh doanh của công ty mà công ty áp dụng hình thức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp tính giá đích danh khi xuất dùng nguyen vật liêu là hợp lý. Cụ thể vật tư mua vào thường xuyên và thường xuyên sử dụng với nhiều giá khác nhau từ các nhà cung cấp khác nhau đồng thời có sự hỗ trợ của máy tính giúp cho công ty có những thông tin chính xác kịp thời và cập nhật về hàng tồn kho cũng như tính đúng giá trị thực của nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất tư đó tính giá thành chính xác để từ dó công ty có các biện pháp hạ giá thành sản phẩm đến mức tối đa. Chi phí sản xuất của công ty đã được tổ chức quản lý nguyên vật liệu về mặt số lượng theo định mức đã khuyến khích tiét kiệm chi phí sán xuất. Đồng thời đẻ tiết kiẹm được nguyên vật liệu công ty thựchiện quy chế thưởng 30% giá trị tiét kiệm cho xí nghiệp thực hiện theo quy định của công ty. Bên cạnh đó công ty cũng đưa ra các biện pháp xử lý nghiêm khắc cho những hành động làm ấu làm bừa, đã khuyến khích công nhân có tinh thần trách nhiệm cao trong lao động sản xuất. Tại công ty may Chiến Thắng, kỳ tính giá thành là 1 tháng đảm bảo việc cung cấp số liệu được kịp thời cho yêu cầu quản trị của công ty. Bên cạnh các thành tựu đạt được công tác kế toán công ty còn một số tồn tại nhất định. Là một doanh nghiệp nhà nước có truyền thống và lâu đời công ty đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Đây là hình thức kết hợp việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hẹ thống, giữa kế toán tổng hợp và kế toán phần hành, giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng. Hình thức nhật ký chừng từ đã phản ánh toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm bớt khối lượng công tác kế toán thủ công bên cạnh đó với sự trợ giúp của kế toán máy thì công việc càng trở nên gọn nhẹ hơn rất nhiều. Tuy nhiên phần mềm kế toán chưa hoàn chỉnh cho hình thức này bởi việc hạch toán chi phí sản xuất và hạch toán tiêu thụ thành phẩm không được theo dõi trên các nhật ký chứng từ số 7 (phần I, phần II ) nhật ký chứng từ số 8 , bảng kê 11 mà chỉ theo dõi trên các bảng kê chứng từ TK 154, 911 như vậy không phản ánh được mối quan hệ với các TK liên quan đồng thời không đúng theo chế độ kế toán. Việc hạch toán chi phí sản xuất như đã được trình bày ở trên kế toán không hạch toán chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp vào TK sử dụng 621, 622 mà hạch toán trực tiếp vào TK 154 về bản chất là không sai tuy nhiên việc theo dõi theo các khoản mục là khó khăn nó ảnh hướng đến việc xác định các nhân tố làm hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó việc hạch toán các khoản trích theo lương khác với chế độ, kế toán hạch toán 2% BHYT, 2 % KPCĐ tất cả các bộ phận vào chi phí quản lý doanh nghiệp như vậy giá thành sẽ sai lệch với thực tế. Đặc điểm của Công ty May Chiến Thắng là số lượng chủng loại thành phẩm lớn. Để thuận lợi trong việc quản lý thành phẩm cũng như thích hợp với việc áp dụng chế độ kế toán máy, kế toán Công ty đã tiến hành đặt mã hoá sản phẩm. Tuy nhiên việc đặt mã hoá này không thống nhất với kho thành phẩm nên trong qúa trình đối chiếu giữa kế toán và kho gặp nhiều khó khăn, vẫn phải kiểm tra theo tên gọi của sản phẩm. Hoạt động chủ yếu của Công ty May Chiến Thắng là gia công hàng xuất khẩu còn lượng hàng tiêu thụ nội địa chiếm phần không đáng kể trong tổng doanh thu tiêu thụ nên trong các bảng kê cũng như các sổ tổng hợp kế toán tiêu thụ không theo dõi riêng biệt giữa doanh thu tiêu thụ nội địa cũng như doanh thu tiêu thụ xuất khẩu. Điều này, đã gây khó khăn trong việc đối chiếu so sánh giữa hàng tiêu thụ trong nước và nước ngoài. Trong quá trình gia công theo đơn đặt hàng cho nước ngoài có phát sinh những khoản chi phí như chi phí bốc dỡ, chi phí mua thêm các nguyên phụ liệu... Theo hợp đồng gia công khoản này do bên đặt hàng chịu và thanh toán lại cho Công ty cùng với tiền gia công. Hiện nay, Công ty lại hạch toán phần chi phí này vào doanh thu tiêu thụ thành phẩm. Phần này thực ra không nằm trong đơn giá gia công mà chỉ là một khoản chi hộ khách hàng nên việc hạch toán vào doanh thu là không hợp lý. Doanh nghiệp không hạch toán giá vốn hàng bán riêng biệt đối với sản phẩm tiêu thụ xuất khẩu và sản phẩm tiêu thụ nội địa nên gây khó khăn trong việc xác định kết quả tiêu thụ giữa hàng tiêu thụ trong nước và nước ngoài. Việc giao hàng của Công ty do Phòng phục vụ sản xuất đảm nhiệm. Chủ yếu giao hàng của Công ty là tại kho nhưng trong một số trường hợp vẫn phải giao hàng tại những địa điểm khác do khách hàng yêu cầu như Cảng Hải Phòng, Sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Nội Bài... và như vậy là phải vận chuyển hàng. Nhưng mỗi khi xuất hàng ra khỏi kho, Công ty đã xác nhận là đã tiêu thụ ngay và ghi sổ như vậy chưa thể hiện quá trình tiêu thụ thành phẩm của công ty. Ngoài ra công ty không lập dự phòng cho giảm giá hàng tồn , nợ khó đòi và giảm giá đầu tư dài hạn chứng tỏ công ty chưa quan tâm đến vấn đề thận trọng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1377.doc
Tài liệu liên quan