Tình hình hoạt động tại công ty THHH An Gia

LỜINÓIĐẦU Kinh doanh thương mại trong nền kinh tế thị trường hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, công ty TNHH An Gia là công ty kinh doanh thương mại để tồn tại và phát triển được trong điều kiện hiện nay là một sự cố gắng rất lớn của ban giám đốc và toàn bộ nhân viên trong công ty. Công ty An Gia mua hàng của các nhà sản xuất sau đó bán cho người tiêu dùng, là trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng công ty cần phải giữ và tạo được mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp cũng như luôn tôn trọng và phục vụ khách hàng một cách chu đáo nhất vì công ty chỉ bán được hàng khi tìm được nguồn khách hàng thích hợp để thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH An Gia em đã nhận được sự giúp đỡ của ban giám đốc công ty, các phòng ban và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của trưởng phòng kế toán, em xin chân thành cảm ơn và ghi nhận mọi sự giúp đỡ quý báu này. Bên cạnh đó là phải kểđến sự nỗ lực giảng dạy của các thầy cô trong trường đã cung cấp cho em những kiến thức cơ bản nhất trước khi đi thực tập và củng cố nhưngx kiến thức chuyên ngành cho việc hoàn thiện bài báo cáo này. Báo cáo thực tập tổng hợp về tình hình kinh doanh của công ty TNHH An Gia bao gồm các phần sau: Chương I: Khái quát về sự hình thành và phát triển của công ty THHH An Gia. Chương II: Thực trạng về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH An Gia. Chương III: Phân tích đánh giá kết quả hoạt động của công ty TNHH An Gia MỤCLỤC Nội dung Trang Lời nói đầu Chương I:Khái quát về sự hình thành và phát triển của công ty THHH An Gia. I. Giới tiệu tóm lược về công ty An Gia 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty . 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty . 1.3. Cơ cấu tổ chức quản lýđiều hành của công ty . II. Môi trường kinh doanh của công ty 2.1. Môi trường bên trong của công ty 2.2. Môi trường kinh doanh bên ngoài của công ty . 2.3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty Chương II: Phân tích vàđánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH An gia thời kỳ 2004 – 2006 I. Các hoạt động chủ yếu kinh doanh của công ty 1.1. Các mặt hàng kinh doanh của công ty vàđặc điểm của nó . 1.2. Phân tích nguồn hàng của công ty . 1.3. Tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty . II. Phân tích tình hình lao động tiền lương của công ty . 2.1. Tổ chức và quản lý lao động của công ty 2.2. Phân tích năng suất lao động của công ty . 2.3. Phân tích tình hình lương thưởng trong công ty . III. Vốn và nguồn vốn của công ty 3.1. Vốn và cơ cấu vốn của công ty . 3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 3.3. Về nguồn vốn của công ty . 3.4. Các chỉ tiêu đánh giá tài chính . IV. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 4.1. Doanh thu, chi phí lợi nhuận của công ty 4.2. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả của công ty . Chương III: Phân tích đánh giá công tác quản trị của công ty TNHH An Gia, các kiến nghịđề xuất I.Đánh giá công tác quản trị theo các chức năng 1.1. Đánh giá công tác hoạch định ở công ty TNHH An Gia 1.2. Đánh giá về công tác tổ chức tại công ty TNHH An Gia . 1.3.Đánh giá công tác kiểm soát của công ty . 1.4.Đánh giá công tác lãnh đạo của công ty . II. Đánh giá công tác quản trị theo hoạt động tác nghiệp của công ty 2.1. Công tác quản trị mua hàng 2.2.Công tác quản trị bán hàng 2.3. Công tác quản trị hàng tồn kho . 2.4.Quản trị tài chính ở công ty . 2.5. Quản trị nhân sựở công ty III. Những kiến nghị vàđề xuất . Kết luận

docx31 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại công ty THHH An Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng của mình. Tổng thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm đời sống mọi tầng lớp nhân dân được cải thiện. Đây là cơ hội tốt nhất cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nền kinh tế tăng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trung vào sản xuất cao. 2.2.3. Khách hàng Khách hàng là nhân tố then chốt của thị trường, vì vậy đối tượng khách hàng của công ty đó là những cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng tiêu dùng như: cửa hàng buôn bán mỹ phẩm, rượu bia, bánh kẹo, đường sữa... 2.2.4. Đối thủ cạnh tranh Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là không thể tránh khỏi, công ty nào khi bắt tay vào lĩnh vực kinh doanh cũng đều có đối thủ cạnh tranh. Môi trường cạnh tranh luôn biến động đòi hỏi công ty phải thích ứng, vì vậy với đội ngũ nhân viên làm việc nhiệt tình, tổ chức tốt lực lượng bán hàng trực tiếp có trình độ, có khả năng giao tiếp và tiếp thị. Đặc biệt công ty biết sử dụng biện pháp cạnh tranh về giá, điều này một phần đã giúp cho công ty đứng vững và phát triển mạnh trên thị trường hiện nay. 2.3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 2.3.1. Những thuận lợi Trong những năm qua, mặc dù hoạt động trong cơ chế thị trường có nhiều biến động phức tạp, công ty THH An Gia đã vượt qua khó khăn, luôn đứng vững và phát triển. Thông qua hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng, mức sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Cụ thể công ty đã đạt được những kết quả sau: - Công ty đã đưa ra những chính sách tiếp thị,bán và phân phối hàng hoá một cách hợp lý dẫn đến sự thành công trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. - Công ty thực hiện tốt việc thu nợ của khách hàng làm cho vốn của công ty ít bị chiếm dụng, làm giảm thiểu được chi phí về vốn, giá thành hạ, tăng lợi nhuận cho công ty. - Công ty tiến hành kiểm tra tình hình kinh doanh, tài chính - kế toán theo định kỳ, mở rộng quan hệ với các ngân hàng để ký các hợp đồng tín dụng dài hạn nhằm đầu tư chiều sâu vào cơ sở vật chất, làm tiền đề để phát triển lâu dài. - Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học vào quản lý kinh doanh nên năng suất lao động tăng lên không ngừng. - Mạng lưới phân phối hàng hoá của công ty được quản lý bởi một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, luôn phản hồi cho công ty những thông tin về thị trường một cách kịp thời và chính xác. Đội ngũ làm công tác xử lý thông tin lập tức phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức sau đó trình ban lãnh đạo công ty để kịp thời điều chỉnh, thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp với biến động của thị trường nhằm đạt được hiệu quả tối ưu. 2.3.2. Những khó khăn Bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty còn rất nhiều tồn tại cần phải giải quyết như: - Do đời sống dân cư được nâng lên, cộng thêm tính cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã quy cách phẩm chất của hàng hoá ngày càng cao mà lượng hàng hoá tồn đọng của công ty khá lớn - những hàng hoá không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại của thị trường ( giá cả cao, kém chất lượng, mẫu mã lỗi thời). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến khâu tiêu thụ hàng hoá của công ty còn yếu. - Cơ chế quản lý của công ty tuy được đổi mới song chưa đồng bộ và chưa thật nhất quán gây trở ngaị cho việc triển khai các kế hoạch kinh doanh. - Trình độ của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều gây khó khăn trong công tác tổ chức kinh doanh. - Do vay nợ ngân hàng quá nhiều nên dẫn đến chi phí về vốn cao, mặt khác công ty đang phải phụ thuộc và chịu sự chèn ép của các khoản nợ làm ảnh hưởng khá nhiều đến giá cả hàng hoá. - Do là công ty TNHH, lại mới được thành lập nên uy tín và kinh nghiệm kinh doanh còn hạn hẹp, chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Lượng khách hàng còn ít, công ty chưa ký được các hợp đồng lớn để mở rộng hơn nữa mạng lưới kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH AN GIA THỜI KỲ 2002 – 2004 I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.1. Các mặt hàng kinh doanh của công ty và đặc điểm của nó Công ty TNHH An Gia là một công ty kinh doanh thương mại nên đặc điểm kinh doanh của công ty là kinh doanh tổng hợp các mặt hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm của công ty gồm nhiều loại khác nhau như: như bột giặt, mỹ phẩm, hoa quả tươi, các dịch vụ kho tàng và vận chuyển .... Các mặt hàng kinh doanh là những hàng hoá có chất lượng cao có uy tín trên thị trường và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tuy công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng nhưng ta có thể chia ra các nhóm hàng kinh doanh chính: - Nhóm hàng thực phẩm gồm: hoa quả tươi, bánh mứt kẹo, rượu bia, sản phẩm bơ sữa, thức ăn nhẹ, đồ uống giải khát, thức ăn trẻ em, đồ hộp.... - Nhóm hàng hoá mỹ phẩm gồm: bột giặt, mỹ phẩm, dầu gội đầu, đồ dùng trẻ em, xà phòng, chất tẩy rửa... - Các mặt hàng tiêu dùng khác - Kinh doanh dịch vụ kho tàng và vận chuyển. Đây là những mặt hàng kinh doanh chính của công ty nó bộ phận chủ yếu đem lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ cơ cấu doanh thu của các nhóm hàng hoá trên ở phần tiếp theo. 1.2. Phân tích nguồn hàng của công ty Tổ chức nguồn hàng là khâu quan trọng và là tiền đề để thực hiện doanh số bán ra của công ty. Hàng hoá cung ứng cho công ty có nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn có mặt hàng, khối lượng, chất lượng và giá cả khác nhau. Vì vậy công ty phải chú trọng nghiên cứu nguồn hàng và lựa chọn người cung ứng, phải tìm được nguồn cung ứng ổn định, có uy tín trên thị trường, chất lượng tốt, mẫu mã phong phú và giá cả hợp lý. Sau đây là tình hình tổ chức nguồn hàng của công ty trong thời gian qua: - Trên cơ sở đánh giá thị trường, nắm bắt nhu cầu để lựa chọn mặt hàng đầu tư theo hình thức như: ký kết hợp đồng mua hàng hoá theo thời vụ, có kế hoạch nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, những mặt hàng trong nước sản xuất được nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu, nhằm mục đích tạo khả năng cạnh tranh và chi phối thị trường. - Kiên trì bám sát các cơ sở, các nhà sản xuất lớn có hàng uy tín trên thị trường, xây dựng mối quan hệ tốt, lâu dài với các nhà cung cấp - Củng cố mặt hàng truyền thống của công ty và chú trọng khai thác, phát triển các mặt hàng mới, hàng thay thế có chất lượng tốt hơn nhằm đa dạng hoá sản phẩm. - Tổ chức khai thác nguồn hàng dưới nhiều hình thức nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh như: bao tiêu phần lớn sản phẩm của các nhà sản suất, ứng trước vốn lấy hàng khi vào thời vụ tiêu thụ, đặt hàng theo nhu cầu, nhận đại lý hoặc mua trả chậm để tránh căng thẳng về vốn, tạo đủ lực lượng hàng hoá để tổ chức bán ra có hiệu quả cao. - Công ty không ngừng củng cố và hoàn thiện hơn mối quan hệ với các nhà sản xuất, các đơn vị xuất nhập khẩu và các bạn hàng khác trong và ngoài nước - Chủ động ký kết hợp đồng ngay từ đầu năm để các nhà sản xuất bố trí kế hoạch kịp thời - Quá trình giao nhận hàng hoá kịp thời và luôn thanh toán sòng phẳng, một số mặt hàng phục vụ nhu cầu lễ tết công ty đã ứng tiền trước để giữ hàng, giữ giá và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị xuất kinh doanh - Không mua hàng chậm luân chuyển, hàng kém phẩm chất. Hàng mua về phải đảm bảo bán được ngay, không để tồn kho gây ứ đọng. *Phân tích các nhóm hàng kinh doanh chủ yếu của công ty Bảng 1: Cơ cấu doanh thu theo nhóm hàng kinh doanh. Đơn vị tính: triệu đồng TT Nhóm hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh % DT TT% DT TT% DT TT% 05/04 06/05 DT thuần toàn công ty 54644.00 100 49517.00 100 52642.00 100 90.62 106.31 1 Nhóm hàng thực phẩm 13661.00 25 11388.91 23 13686.92 26 83.37 120.18 2 Nhóm hàng hoá mỹ phẩm 19671.84 36 16340.61 33 18424.70 35 83.07 112.75 3 Các mặt hàng tiêu dùng khác 12568.12 23 11884.08 24 8949.14 17 94.56 75.30 4 Kinh doanh dịch vụ, kho tàng. 8743.04 16 9903.4 20 11581.24 22 113.27 116.94 (Nguồn số liệu do công ty TNHH An Gia cung cấp). Qua bảng số liệu trên có thể rút ra mấy nhận xét sau: Doanh thu thuần của công ty năm 2005 giảm 9,38% tức là giảm 5.127 triệu đồng so với năm 2004. Năm 2006 so với năm 2003 doanh thu thuần tăng 6,31% tức tăng 3.125 triệu đồng. Trong cơ cấu thu thuần thì doanh thu từ nhóm hàng Hoá mỹ phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của toàn công ty. Mức tỷ trọng này tuy không thật sự ổn định nhưng mức xê dịch là không đáng kể. Mức tỷ trọng của nhóm kinh doanh dịch vụ kho tàng thấp nhưng nó đang có xu hướng tăng qua các năm. Còn các nhóm hàng khác có sự tăng giảm không đáng kể. 1.3. Tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty thời kỳ 2004 – 2006 Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của hoạt động kinh doanh, có bán được hàng mới có doanh thu và lợi nhuận. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của bán hàng công ty đã không ngừng củng cố, xây dựng các biện pháp bán hàng phù hợp với sự thay đổi chung của nền kinh tế và nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trong vòng ba năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty cũng đã đưa ra nhiều giải pháp thích hợp, quay vòng vốn nhanh, không ngừng củng cố, thiết lập mối quan hệ với bạn hàng, giữ chữ tín trong kinh doanh. Mối quan hệ đó được thể hiện: - Bán giữ giá đối với những khách hàng đã trả tiền trước - Quản lý và và sử dụng mọi nguồn vốn, chủ động lập kế hoạch vay vốn tại ngân hàng và tìm nhiều biện pháp trả tiền khế ước vay ngân hàng đúng hạn. - Việc thực hiện văn minh thương nghiệp cũng có nhiều chuyển biến tốt, giữ được chữ tín với bạn hàng nên có nhiều khách hàng đến với công ty như thương nghiệp các tỉnh, các huyện, các cơ quan đơn vị và các nhà buôn lớn nhỏ khác - Điều quyết định thành công trong kinh doanh là nắm bắt được thông tin nhanh nhạy, chính xác, đi sâu vào tìm hiểu nhu cầu nguyên liệu, phụ liệu của các nhà sản xuất và các đối tượng tiêu thụ hàng hoá để không ngừng mở rộng thị trường, tăng thêm ngành hàng, mặt hàng kinh doanh. Lượng hàng bán ra đã bình ổn giá cả thị trường, không để những cơn sốt về hàng hoá do nguyên nhân thiếu hàng. Những mặt hàng công ty kinh doanh luôn có mặt trên thị trường. Ngoài những mặt hàng chính công ty còn đẩy mạnh kinh doanh những mặt hàng có giá trị như: mỹ phẩm cao cấp, rau quả nhập khẩu, quần áo may sẵn đưa doanh số của công ty ngày càng cao hơn. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tiêu thụ của công ty vẫn còn nhiều nhược điểm và tồn tại: - Chưa chú trọng đầu tư phát triển thị trường toàn diện, hệ thống kênh tiêu thụ chưa đủ mạnh, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, mạng lưới bán hàng còn bị động, lệ thuộc vào cơ sở. - Phần lớn các đơn vị và cán bộ nghiệp vụ chưa mở rộng được thị trường, chủ yếu còn theo đường mòn, sẵn có quen thuộc nhỏ , lẻ và không ổn định lâu dài - Công tác xuất nhập khẩu trực tiếp diễn ra còn chậm, còn thiếu người, thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Một số mặt hàng nhập khẩu tiêu thụ chậm, giá liên tục hạ có phần do yếu tố khách quan, nhưng nghiêm túc đánh giá lại thì do cán bộ chưa nhạy cảm, chưa đánh giá đúng thị trường. - Công tác kinh doanh chuyên sâu chưa đầu tư đúng mức vào những ngành hàng, mặt hàng mang tính định hướng phát triển lâu dài của công ty. - Hàng cao cấp chuyên ngành chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường như hàng mỹ phẩm cao cấp, đồ uống bằng thuỷ tinh pha lê, đồng hồ các loại... II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY 2.1. Tổ chức và quản lý lao động của công ty. Với mỗi doanh nghiệp thì việc tổ chức và phân công lao động sao cho phù hợp đó là yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho quá trình kinh doanh đạt hiệu quả. Ở công ty TNHH An Gia tuỳ vào tính chất công việc, vào từng giai đoạn cụ thể mà công ty phân công lao động cho phù hợp. Thời gian lao động 1 ngày của Công ty là 8 tiếng. Sáng từ 7h30 đến 11h30 Chiều từ 1h00 đến 5h00 2.2. Phân tích năng suất lao động của công ty. Năng suất lao động là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong việc mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với đội ngũ tiếp thị 152 người, ban giám đốc đã chia làm 8 đội, mỗi đội phụ trách kinh doanh một mặt chủng lọai mặt hàng, số lượng tiếp thị mỗi đội phụ thuộc vào qui mô từng mặt hàng. Các đội bán hàng theo từng khu vực ( Quận, huyện ) để tránh bị bỏ sót hay trùng chéo địa bàn. Trước mỗi năm kinh doanh phòng tổ chức, cùng với phòng kinh doanh sẽ lên kế hoạch, đặt ra các chỉ tiêu về doanh thu cho cả năm kinh doanh. Hàng tháng căn cứ vào mức độ tiêu thụ hàng của tháng trước, ước tính sức mua của thị trường trong tháng phòng kinh doanh sẽ đặt ra doanh số bán chung cho toàn đội bán hàng. Mức khoán đó được gửi cho từng đội, các đội trưởng sẽ căn cứ vào từng địa bàn bán hàng của tiếp thị để phân bổ mức khoán, ví dụ như tiếp thị phụ trách bán hàng ở khu vực quận Hoàn Kiếm thì mức khoán phải cao hơn người bán hàng quận Tây Hồ, vì khu vực Quận Hoàn kiếm là trung tâm buôn bán của Hà Nội, ở đây tập trung các nhà bán buôn, họ thường mua với số lượng rất lớn. Thưởng trong tháng được tính trên mức độ hoàn thành công việc. Doanh số khoán đó sẽ tuỳ thuộc vào từng thời điểm và từng mặt hàng kinh doanh. Thời vụ kinh doanh của các mặt hàng chủ yếu tập trung vào các tháng cuối năm, các tháng đầu năm ( tháng 1,2,3 ) các mặt hàng kinh doanh thường có mức tiêu thụ chậm, doanh thu thấp, vì cuối năm họ đã tiêu thụ một lượng hàng khá lớn, sức mua đã no, họ dành thời gian nghỉ nghơi bắt đầu cho một vụ kinh doanh mới. Tháng cuối năm, tháng 10,11,12 là những tháng trọng điểm trong kinh doanh, doanh số các tháng này thường lớn gấp hai, ba lần doanh thu các tháng trước. Công ty thường áp dụng các chính sách khuyến mại vào tháng này để nhằm thúc đẩy việc bán hàng. Bên cạnh đó để khuyến khích tinh thần làm việc, tăng năng suất lao động, Công ty đã đặt ra các mức thưởng trên doanh số bán ra vượt mức khoán của tiếp thị. 2.3. Phân tích tình hình lương thưởng trong Công ty. Hình thức trả lương: Công ty áp dụng hình thức trả lương thời gian cho toàn Công ty (khối văn phòng và khối tiếp thị). Thời gian lao động 1 ngày của Công ty là 8 tiếng. Sáng từ 7h30 đến 11h30 Chiều từ 1h00 đến 5h00 Hàng tháng các đội trưởng và các trưởng phòng tập trung bảng chấm công trong tháng nộp cho phòng tổ chức hành chính. Phòng tổ chức sau khi tập hợp sẽ chia ra theo ngày công làm việc, nghỉ việc, nghỉ ốm sau đó chuyển sang phòng kế toán. Kế toán lương sẽ tính lương cho từng nhân viên theo số ngày công mà họ đã làm trong tháng, Kế toán trưởng xem xét trình lên giám đốc duyệt, sau đó sẽ được chuyển xuống cho thủ quỹ phát lương. Lương được trả 1 lần vào các ngày cuối trong tháng. Việc thanh toán lương tại Công ty tương đối kịp thời theo từng thời điểm và không có trường hợp để treo lại số nợ lương phải trả cho CBCNV. Tổng quỹ lương của Công ty bao gồm lương của khối văn phòng và lương của khối tiếp thị. Lương bình quân của CNV là 704.313đồng. Tổng quỹ lương của toàn Công ty trong năm 2003 là 523.598.490 đồng. Sang năm 2004 cùng với sự tăng vọt của doanh thu thì tổng quỹ lương cũng tăng lên so với tổng chi phí. Mức lương của CBCNV trong năm 2004 là 886.962 đồng. Điều này đã chứng tỏ đời sống của CBCNV được cải thiện một bước lớn. Mức lương tăng giúp cho người lao động phấn khởi trong công việc tăng năng suất. III. VỐN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY Công ty TNHH An Gia là một doanh nghiệp tư nhân do đó nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn chủ sở hữu và một phần là vốn vay của các tổ chức tín dụng. Bảng 2: Tình hình tài chính của công ty. (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 CL % CL % Tổng TS 2874 2995.03 3286.98 121.03 4.2 291.95 9.7 TSLĐ 2623.96 2740.43 3014.18 116.47 4.4 273.75 10 Tiên mặt 367.35 411.06 421.99 43.71 12 10.92 2.7 Các Khoản Phải Thu 655.99 685.11 753.55 29.12 4.4 68.44 10 Hàng Tồn Kho 1600.62 1644.26 1838.65 43.64 2.7 194.39 12 TSCĐ 250.04 254.6 272.8 4.56 1.8 18.20 7.1 Tổng Nguồn Vốn 2874 2995 3287 121.03 4.2 291.95 9.7 Nợ phải trả 431.10 479.20 493.05 48.10 11 13.84 2.9 Nợ ngắn hạn 229.92 242.60 262.96 12.68 5.5 20.36 8.4 Vốn Chủ sở hữu 2212.98 2273.23 2530.97 60.25 2.7 257.75 11 (Nguồn số liệu do công ty TNHH An Gia cung cấp). 3.1.Vốn và cơ cấu vốn của công ty - Qua các số liệu ở bảng 2 ta nhận thấy rằng: tổng tài sản và nguồn vốn liên tục tăng qua các năm. Cụ thể: + So với năm 2004, tài sản và nguồn vốn năm 2005 tăng lên với số tiền là 121,03 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 4,2%. + So với năm 2005 , tài sản và nguồn vốn năm 2006 tăng lên với số tiền là 291,95 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 9,7%. Sự tăng lên liên tục của tài sản và nguồn vốn của công ty chủ yếu là do tăng tài sản lưu động với tốc độ rất cao. Năm 2005 so với năm 2004 tăng thêm 116,47 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 4,4%. Năm 2006 so với năm 2005 tăng thêm 273,75 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 10% trong đó lượng tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn đọng … đều tăng theo các năm với tỷ lệ tương đối cao. Điều này cho thấy công ty đang trong tình trạng ứ đọng vốn và bị chiếm dụng vốn. - Về cơ cấu tài sản qua các số liệu ta thấy: trong tổng tài sản thì tài sản lưu động ở các năm đều chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2004 tài sản lưu động là 2623,96 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91,2%. Năm 2005 tài sản lưu động là 2740,43 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91,4%. Năm 2006 tài sản lưu động là 3014,18 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91,7%. Qua đây ta thấy về cơ bản thì tài sản lưu động của công ty thường thay đỏi và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản. 3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 3.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vấn đề tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với doanh nghiệp. Khi tăng được tốc độ luân chuyển có nghĩa là tăng được doanh thu đồng thời tiết kiệm được vốn lưu động, từ đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Phần dưới đây xin trình bày chi tiết tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty từ năm 2002 - 2004 Bảng 3: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Đơn vị tính : triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh % 2004 2005 2006 05/04 06/05 1 Doanh thu thuần 54644 49517 52642 90.62 106.31 2 Lợi nhuận ròng 110 142 158 129.09 111.27 3 Vốn lưu động bình quân 12140 14322 12530 117.97 87.49 4 Số lần luân chuyển VLĐ (1:3) 4.50 3.46 4.20 -1.04 0.74 5 Hệ số đảm nhiệm VLĐ (3:1) 0.22 0.29 0.24 0.07 -0.05 6 Thời gian luân chuyểnVLĐ (360:4) - ngày 79.98 104.12 85.69 24.14 -18.44 7 Hiệu quả VLĐ (2:3)% 0.906 0.991 1.261 0.09 0.27 (Nguồn số liệu do công ty TNHH An Gia cung cấp). Qua bảng phân tích trên ta có nhận xét sau: Tốc độ chu chuyển vốn lưu động của năm 2005 giảm 1,04 vòng so với năm 2004. Do khó tiêu thụ lượng hàng tồn kho buộc doanh nghiệp phải tăng lượng vốn lưu động để đảm bảo khối lượng kinh doanh. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty năm 2005 là 0,29 cao hơn năm 2004 là 0,07. Tức là năm 2005 để làm ra một đồng doanh thu thuần thì cần phải có 0,29 đồng vốn lưu động. Trong khi năm 2004 để làm ra một đồng doanh thu chỉ cần 0,22 đồng vốn lưu động. Thời gian luân chuyển vốn lưu động của năm 2003 là 104,12 ngày cao hơn năm 2004 là 24,14 ngày. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2005 cao hơn năm 2004 là 0,09%, mức hiệu quả này cao hơn là do năm 2006 công ty phải đóng thuế lợi tức với mức thuế suất cao hơn mức thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2005. So với năm 2005, năm 2006 tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty tăng 0,07 vòng. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm 0,05 tức năm 2005 để làm ra một đồng doanh thu thuần thì cần 0,29 đồng vốn lưu động trong khi đó năm 2004 để làm ra một đồng doanh thu chỉ cần 0,24 đồng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (sức sinh lời của vốn lưu động) từ 0,911 năm 2003 tăng lên1,261 vào năm 2006. Điều này có nghĩa là một đồng vốn lưu động năm 2004 đem lại 1,261 đồng lợi nhuận trong khi đó một đồng vốn lưu động năm 2005 chỉ đem lại 0,911 đồng lợi nhuận, giảm 0,27 đồng. Để có được kết quả trên công ty đã sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp nhằm tăng tốc độ chu chuyển từ 3,46 lên 4,20 hay rút ngắn số ngày luân chuyển từ 104.12 ngày xuống còn 85,69 ngày. Tuy kết quả này không mấy khả quan nhưng cũng có thể thấy được công ty đang có những biện pháp sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn 3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng vốn cố định giúp doanh nghiệp với số vốn hiện có vẫn có thể tăng được khối lượng kinh doanh, tiết kiệm được chi phí góp phần vào việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng tốt vốn cố định giúp doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh. Vốn cố dịnh của doanh nghiệp thường chi phối năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Nó tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và sau một thời gian dài mới thu hồi được toàn bộ. Trong quá trình đó có nhiều rủi ro có thể nảy sinh dẫn đến tình trạng doanh nghiệp có thể mất vốn cố định như : lạm phát ở mức cao, thiên tai, hoả hoạn ... hoặc quản lý lỏng lẻo hoặc sử dụng không tốt. Công ty TNHH An Gia là một doanh nghiệp thương mại thuần tuý nên khối lượng vốn cố định không nhiều. Dưới đây là tình hình sử dụng vốn cố định qua các năm. Bảng 4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty (Đơn vị tính : triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh % 2004 2005 2006 05/04 06/05 1 Lợi nhuận ròng 110 142 158 129.09 111.27 2 Doanh thu thuần 54644 49517 52642 90.62 106.31 3 Vốn cố định 205.04 254.58 272.82 124.16 107.16 4 Hiệu quả sử dụng VCĐ (02/03) 266.50 194.50 192.96 72.98 99.20 5 Hệ số đảm nhiệm vốn CĐ (03/02)% 0.38 0.51 0.52 0.14 0.004 6 Hệ số lợi nhuận CĐ (01:03)% 53.65 55.78 57.91 2.13 2.14 (Nguồn số liệu do công ty TNHH An Gia cung cấp). Năm 2005 vốn cố định của công ty tăng 24,16% tức là tăng 49,54 triệu đồng so với năm 2004. Năm 2006 vốn cố định tăng 7,16% so với năm 2005, điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng hơn vào việc đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật. - Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2005 giảm 72,98% so với năm 2004 nghĩa là năm 2004 cứ một đồng tài sản cố định tạo ra được 266,50 đồng doanh thu thuần, trong khi năm 2005 chỉ tạo ra được 194,50 tđồng doanh thu thuần. Hệ số đảm nhiệm vốn cố định năm 2005 tăng so với năm 2004, nghĩa là năm 2004 để tạo ra một đồng doanh thu chỉ cần 0,0038 đồng vốn cố định trong khi đó năm 2005 phải cần tới 0,0051 đồng vốn cố định, tăng 0,0013 đồng. Hệ số lợi nhuận cố định năm 2005 là 0,5578 cao hơn so với năm 2004 là 0,213 - nghĩa là năm 2004 để tạo ra một đồng lợi nhuận cần 0,5365 đồng đồng vốn cố định, trong khi năm 2005 để tạo ra một đồng lợi nhuận cần phải có 0,5578 đồng vốn cố định. Từ những chỉ tiêu được so sánh trên ta thấy năm 2005 công ty đã sử dụng vốn cố định không thật sự đúng mục tiêu và đầu tư không mấy hiệu quả. - Bước sang năm 2006, tuy công ty đã đưa ra nhiều biện pháp sử dụng vốn cố định thích hợp hơn nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định vẫn tiếp tục giảm từ 194,50 xuống còn 192,96 - tức là năm 2005 một đồng vốn cố định tạo ra được 194,50 đồng doanh thu, trong khi năm 2006 một đồng vốn cố định chỉ tạo ra 192,96 đồng doanh thu thuần. Hệ số đảm nhiệm vốn cố định năm 2006 tăng 0,00004, tức là năm 2005 để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần 0,0051 đồng vốn cố định thì năm 2006 phải cần tới 0,0052 đồng vốn cố định. Khả năng sinh lời của vốn cố định tăng từ 0,5578 lên 0,5791, nghĩa là năm 2005 một đồng vốn cố định chỉ tạo ra 0,5578 đồng lợi nhuận ròng, trong khi năm 2006 một đồng vốn cố định tạo ra những 0,5591 đồng lợi nhuận ròng tăng 0,0214 đồng. 3.3. Về nguồn vốn của công ty Trong nguồn vốn của công ty, cũng theo phân tích ở bảng 2 ta thấy nguồn vốn của công ty đều tăng qua các năm, trong đó: - Nguồn vốn chủ sở hữu: năm 2005 so với năm 2004 tăng lên 60,25 triệu đồng, tỷ lệ tăng 2,7%. Năm 2006 so với năm 2005 tăng lên 257,75 triệu đồng, tỷ lệ 11%. Nguyên nhân tăng vốn chủ sở hữu này là do doanh thu của công ty tăng đồng thời các khoản phải thu của khách hàng và hàng tồn kho tăng dẫn đến thiếu vốn. - Về nguồn vốn vay: Năm 2003 tăng lên 48,10 triệu đồng so với năm 2002 với tỷ lệ tương ứng là 11%. Năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 13,84 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 2,9%. Trong đó nguồn vốn vay từ khoản nợ ngăn hạn cũng tăng lên khá cao. Cụ thể: Năm 2005 tăng lên so với năm 2004 là 12,68 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 5,5%. Năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là 20,36 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 8,4%. Tóm lại, mặc dù có một số biến động trong tài sản và nguồn vốn của công ty qua các năm nhưng nhìn chung tình hình tài chính của công ty vẫn ổn định. Để phân tích đánh giá cụ thể, rõ ràng về tình hình tài chính của công ty, ta đi nghiên cứu các chỉ tiêu cụ thể sau đây. 3.4. Các chỉ tiêu đánh giá tài chính Các chỉ tiêu này được tính như sau: Chỉ tiêu tự chủ về tài chính = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh = Vốn lưu động - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Bảng 5: Các chỉ tiêu đánh giá tự chủ tài chính của công ty Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Khả năng tự chủ về tài chính 0,77 0,76 0,77 Khả năng thanh toán hiện thời 11,41 11,3 11,5 Khả năng thanh toán nhanh 4,45 4,5 4,47 (Nguồn số liệu do công ty TNHH An Gia cung cấp) Qua số liệu ở Bảng 5 ta thấy: - Về khả năng tự chủ về tài chính của công ty luôn ở mức đồng đều giữa các năm do tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu tăng đều theo các năm. Điều này chứng tỏ mức tự chủ tài chính của công ty rất tốt. - Về khả năng thanh toán hiện thời: theo các số liệu tính toán thì chỉ tiêu này cũng luôn ở mức độ chênh lệch không nhiều lắm. Nguyên nhân là do khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng, giảm không đáng kể. - Về khả năng thanh toán nhanh thì chỉ tiêu này đều rất tốt (đều > 1) Tóm lại, qua phân tích tình hình tài chính trên đây thì thấy rằng thực trạng tài chính của công ty là rất tốt, các chỉ tiêu cơ bản đều ở mức đảm bảo an toàn, lành mạnh. IV. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 4.1. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty TNHH An Gia được xác định qua hệ thống chỉ tiêu sau: Lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận, chi phí, tỉ suất chi phí. Biểu: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty Đơn vị tính: 1.000 đồng Qua biểu trên ta thấy được tình hình kinh doanh của công ty trong bốn năm qua là không ổn định. Có thể đưa ra một số nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty như sau: Năm 2003, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới, đầu tư nước ngoài vào Việt nam giảm sút, các nhà sản xuất và người tiêu dùng hoang mang không dám đầu tư vào sản xuất và mua sắm. Thị trường ở trong tình trạng cung lớn hơn cầu. Năm 2005 vào sáu tháng cuối năm do mùa mưa đến sớm, thiên tai bão lụt liên tiệp xảy ra nên giá cả hàng hoá tiêu dùng tăng lên, khối lượng hàng hoá tiêu thụ giảm sút mạnh kéo theo việc giảm doanh thu. Năm 2004 và năm 2006 doanh thu của công ty tương đối cao so với các năm. Đặc biệt năm 2006 công ty đã thu được lợi nhuận cao rất hơn nhiều, có lẽ đây là một thành tựu đáng kể trong quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhưng xét một cách tổng thể tình hình kinh doanh của công ty chưa thật sự ổn định . Phần dưới đây xin tập trung phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của công ty trong ba năm 2004, 2005, 2006. 4.2. Phân tích các chỉ tiêu, hiệu quả của công ty 4.2.1. Phân tích lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận (xem bảng 6) Bảng 6: Tình hình phát triển lợi nhuận của công ty Đơn vị tính : triệuđồng STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh % 05/04 06/05 1 Doanh thu thuần 54644 49517 52642 90.62 106.31 2 Tổng chi phí kể cả giá vốn 54388 49308 52410 90.66 106.29 3 Lợi nhuận gộp(1- 2) 256 209 232 81.78 111.00 4 Lợi nhuận ròng 115 142 158 123.58 111.00 Tỷ suất lợi nhuận % 0.0021 0.0029 0.0030 0.0008 0.0001 6 Lợi nhuận trên đồng vốn % 4.0014 4.7452 4.7995 0.7439 0.0543 (Nguồn số liệu do công ty TNHH An Gia cung cấp). Từ số liệu bảng 3 ta có thể rút ra nhận xét sau: Năm 2006, Nhà nước đã có những chính sách rất hợp lý như : chính sách kích cầu tiêu dùng, trợ giá, trợ cước. Tạo điều kiện cho công ty tiêu thụ được những sản phẩm tồn kho, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh trong năm. Do vậy, doanh thu của công ty năm 2006 tăng 6.31% so với năm 2005. Tuy tổng chi phí cũng tăng theo nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng lợi nhuận. Tổng lợi nhuận tăng 11%, tỉ suất lợi nhuận tăng 0,0001% và lợi nhuận trên đồng vốn tăng 0,0543%. 4.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Bảng7: Hiệu quả sử dụng chi phí Đơn vị tính : triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh % 2004 2005 2006 05/04 06/05 1 Tổng doanh thu thuần 54644 49517 52642 90.62 106.31 2 Tổng chi phí kể cả giá vốn 54388 49308 52410 90.66 106.29 3 Tỷ suất chi phí (02: 01) % 99.53 99.58 99.56 0.05 -0.02 4 Lợi nhuận ròng 115 142 158 123.58 111.17 (Nguồn số liệu do công ty TNHH An Gia cung cấp). Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sử dụng chi phí của công ty qua các năm như sau : - Năm 2005 so với năm 2006 tổng chi phí của công ty giảm 9,34% và tổng doanh thu thuần giảm 9,38%, do doanh thu thuần giảm nhanh hơn nên tỉ suất chi phí tăng 0,05%. - Năm 2006 so với năm 2005 tổng chi phí tăng 6,29% nhưng bù lại tổng doanh thu tăng 6,31% nhanh hơn so với mức tăng tổng chi phí nên tỉ suất chi giảm - 0,02%. Qua những phân tích trên ta thấy được năm 2005 công ty đã sử dụng chi phí không thật sự có hiệu quả. Nhưng bước sang năm 2006 công ty đã sử dụng chi phí có hiệu quả hơn, mặc dù mức hiệu quả này chưa thật cao nhưng cũng đủ thấy được sự nỗ lực của ban lãnh đạo công ty trong việc tìm kiếm một hướng giải quyết cho vấn đề sử dụng chi phí. 4.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động Lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự thành bại của doanh nghiệp nhất là trong thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin. Lao động hay nói đúng hơn là chất lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, tới hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, việc phân tích tình hình sử dụng lao động cần xác định được mức tiết kiệm hay lãng phí lao động, khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của người lao động. Để từ đó từ đó tìm ra được biện pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất, hợp lý nhất và có hiệu quả cao nhất. Bảng 8: Tình hình sử dụng lao động Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh % 2004 2005 2006 05/04 06/05 1 Tổng doanh thu thuần 54644 49517 52642 90.62 106.31 2 Số lao động bình quân 213 207 200 97.18 96.62 3 Tổng quỹ lương 2351.52 2161.08 2688 91.90 124.38 4 Năngsuất lao động (01:02) 256.54 239.21 263.21 93.24 110.03 5 Tiền lương bq ( 03:02:12 ) 0.92 0.87 1.12 94.57 128.74 (Nguồn số liệu do công ty TNHH An Gia cung cấp). Qua bảng trên ta thấy : - Năm 2005 tổng doanh thu thuần của công ty giảm 9.39% so với năm 2004, số lao động bình quân giảm 2,82% tức là giảm 6 lao động. Do tốc độ giảm doanh thu nhanh hơn tốc độ giảm lượng lao động nên năng suất lao động của năm 2005 giảm 6,76% so với năm 2006, nghĩa là năm 2006 bình quân một người lao động tạo ra được 256,54 triệu đồng doanh thu trong khi đó năm 2005 một người lao động chỉ tạo ra được 239,21 triệu đồng doanh thu, giảm 17,33 triệu đồng. Do tổng doanh thu giảm, số lao động giảm chậm hơn, nên tổng quỹ lương giảm và tiền lương bình quân giảm từ 0,92 triệu đồng/ tháng xuống còn 0,87 triệu đồng/ tháng. - Năm 2006 so với năm 2005 do tổng doanh thu tăng 6,31%, số lao động giảm 3.38% tức là giảm 7 lao động nên năng suất lao động tăng 10,03% - nghĩa là năm 2005 một lao động chỉ tạo ra được 239,21 triệu đồng doanh thu thuần trong khi năm 2006 một lao động tạo ra được 263,21 triệu đồng doanh thu. Điều này đã làm tổng quỹ lương của công ty tăng lên 24,38% tức là tăng 526,92 triệu đồng. Tiền lương bình quân tăng từ 0,87 triệu đồng/ tháng lên 1,12 triệu đồng/tháng. Đánh giá tổng quát xu hướng chung, công ty đã có nhiều biện pháp để sử dụng lao động hợp lý bảo đảm đời sống của cán bộ công nhân viên, nhịp độ tăng năng suất lao động chậm hơn nhịp độ tăng tiền lương bình quân. CHƯƠNG III PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY TNHH AN GIA, CÁC KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ THEO CHỨC NĂNG Để tồn tại và hoà nhịp được với nền kinh tế thị trường cùng sự cạnh tranh gay gắt buộc các doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản trị bao gồm công tác hoạch định, công tác tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát. Đây là các chức năng cơ bản của quản trị khi phân tích đánh giá tình hình quản trị của một doanh nghiệp. 1.1. Đánh giá công tác hoạch định ở công ty TNHH An Gia Hoạch định được hiểu là một quá trình liên quan đến tư duy ý trí của con người bắt đầu bằng việc xác định các mục tiêu định rõ chiến lược, chính sách thủ tục, quy tắc, các kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu đó. Để cho công ty hoạt động có hiệu quả thì Ban giám đốc Công ty TNHH an Gia thường tiến hành hoạch định chiến lược và kế hoạch bán hàng cho năm kế tiếp. Các kế hoạc này thường được Ban giám đốc chỉ đạo các phàng ban có liên quan thực hiện vào đầu quý IV. Các chỉ tiêu tăng trưởng công ty đều dựa trên cơ sở báo cáo của công ty từ đầu quý I và tình hình tăng trưởng chung của nền kinh tế. Để lập kế hoạch sát với thực tế và năng lực của công ty thì ban giám đốc và các phòng ban có liên quan phải tìm hiểu và có đầy các thông tin. Qua đó ban giám đốc mới phân tích những chỉ tiêu cụ thể để dự kiến cho các năm kế tiếp như chỉ tiêu phát triển liên hoàn về chi phí, giá cả, chỉ số tiêu dùng...khi thông tin đã có đầy đủ. Ban giám đốc xây dựng các kế hoạch trên cơ sở toán học, công nghệ thông tin. Sau khi lập kế hoạch xây dựng xong, ban giám đốc lên kế hoạch họp với các phòng ban có liên quan để mọi người hiểu được nội dung của chiến lược cũng như chính sách của công ty năm sau. 1.2. Đánh giá về công tác tổ chức tại công ty TNHH An Gia Là một công ty thuần tuý là thương mại nên công ty áp dụng hình thức tổ chức trực tuyến – chức năng. Đứng đầu là Tổng giám đốc, dưới Tổng giám đốc là hai giám đốc phụ trách về kinh doanh tổ chức và quản lý nhân sự. Hai giám đốc này có nhiệm vụ điều hành và quản các phòng chức năng như: phòng kinh doanh, phàng kế toán, bán buôn, bán lẻ...Mỗi phòng ban lại thực hiện những quyền hạn, nhiệm vụ chức năng khác nhau. Công tác tổ chức bộ máy của công ty TNHH An Gia có ưu diểm là gọn nhẹ và linh hoạt, chi phí quản lý thấp, việc điều chỉnh các bộ phận các hoạt động bên trong doanh nhiệp dễ dàng. 1.3. Đánh giá công tác kiểm soát của công ty Mỗi một doanh nghiệp đều có những hướng đi riêng của mình và để có thể đi đúng hướng đã định thì khâu kiểm soát có vai trò rất quan trọng. Kiểm soát giúp cho Ban giám đốc phát hiện và đánh giá kịp thời chính xác và có những điểm chính thích hợp. Công ty TNHH An Gia rất coi trọng vấn đề này. Ban giám đốc công ty xác định bằng những hoạt động cụ thể: Lựa chọn các tiêu chuẩn, xác định các loại mục tiêu cần đạt được và mức độ cần đạt được. Xây dựng hệ thống kiểm soát cá nhân đối với các bộ phận bán buôn, bán lẻ như: báo cáo bán hàng, kế hoạch bán hàng, khu vực bán hàng ...Ngoài ra công ty dựa vào các chỉ tiêu và kết quả đạt được của từng nhân viên để kiểm soát tốc độ bán ra và có những tác động thích hợp hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường , các doanh nghiệp tự hạch toán kinh doanh và chủ động làm theo khả năng, năng lực sẵn có của mình thì việc kiểm soát là rất cần thiết. Mọi kế hoạch của công ty dù được xây dựng tốt đến đâu cũng khó có thể thực hiện theo ý muốn nếu như không có khâu kiểm tra, kiểm soát . Điều này có thể làm cho mục tiêu không được thực hiện như đã định, do đó phải kiểm soát để điều chỉnh. Chất lượng của hoạt động ngày càng trở càng trở thành vấn đề sống còn cho các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH An Gia nói riêng. Quản trị chất lượng phải tăng cường kiểm tra kiểm soát với sự thay đổi quan diểm, thái độ và cách thức tiến hành, qua đó nâng cao chất lượng cho hoạt động. Mặt khác bản thân cán bộ và nhân viên bị kiểm soát và được trao quyền kiểm soát sẽ tự hoàn thiện chính mình, hoàn thiện hơn về chất lượng hoạt động. Kiểm soát giúp công ty đạt được những mục tiêu đề ra. 1.4. Đánh giá công tác lãnh đạo của công ty Lãnh đạo là một hệ thống (hay một quá trình) những tác động nhằm thúc đấy con người (hay một tập thể) để cho họ tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các hoạt động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Phương châm của ban giám đốc là phải lãnh đạo làm sao có hiệu quả, có như vậy mới khai thác hết được các năng lực, phẩm chất, sự say mê sáng tạo của nhân viên đồnh thời tạo ra được bầu không khí làm việc trong sạhc, lành mạnh, tin tưởng và cởi mở với nhau giữa các nhân viên trong công ty, từ đó tạo ra sức mạnh tinh thần của doanh nghiệp. Và cũng chính phương châm này mà trong công tác lãnh đạo của công ty đều hướng tới mục tiêu : lãnh đạo có hiệu quả. Trong các phong cách lãnh đạo thì Ban giám đốc sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ. Các kế hoạch của công ty đều được Ban giám đốc họp và tham khảo ý kiến của phòng ban trước khi ra quyết định, từ đó mới lôi kéo họ vào quá trình ra quyết định, chính các yếu tố đó đã giúp cho lãnh đạo công ty gần gũi với mọi người và tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và Ban giám đốc. Đối với những hành vi vi phạm kỷ luật trong công ty, lãnh đạo sẽ nhắc nhở và dộng viên (đối với lần đầu) với các hành vi vi phạm không nghiệm trọng. Tuy nhiên nếu tiếp tục vi phạm hay cố tình vi phạm làm ảnh hưởng đến hoạt dộng kinh doanh của công ty thì lãnh đạo sử dụng các hình phạt tài chính hoặc là cho nghỉ việc. Qua trên có thể thấy công tác lãnh đạo của công ty tương đối tốt. Lãnh đạo và nhân viên gần gũi hiểu nhau hơn điều này sẽ giúp công ty hoàn thành các mục tiêu đề ra. II. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ THEO HOẠT ĐỘNG TÁC NGHIỆP CỦA CÔNG TY 2.1. Công tác quản trị mua hàng Là một công ty thương mại hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hoá, công ty TNHH An Gia thực hiện mua hàng theo nhu cầu, lượng hàng mua theo nhu cầu là lượng hàng mà phòng kinh doanh lên kế hoạch trước, điều này đã làm cho công ty tiết kiệm được chi phí bảo quản, tăng nhanh tốc độ chu chuyển của vốn hàng hoá. Khi nhận hàng hoá mà thấy có sai xót như: thiếu hàng, hàng không đúng chủng loại ...Thủ kho sẽ lập biên bản, sau khi có đầy đủ chữ ký xác nhận, công ty gửi trả lại cho đối tác mà mình đã ký hợp đồng (nhà sản xuất). Dựa vào biên bản đó công ty TNHH An Gia sẽ được nhận bồi thường hoặc đổi lại hàng. 2.2. Công tác quản trị bán hàng Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng việc bán hàng (tiêu thụ hàng hoá) đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh nghiệp. Đối với công ty TNHH An Gia bán hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nó giúp cho công ty tồn tại và phát triển, nhận thức đúng đắn tầm quan trọng đó, công ty không ngừng củng cố và xây dựng các biện pháp bán hàng phù hợp với sự thay đổi của thị trường. Công ty tiến hành xây dựng mục tiêu doanh số cho từng nhóm hàng, từng sản phẩm, từng khu vực. Từ những mục tiêu này phòng kinh doanh chia nhỏ ra cho từng nhân viên bán hàng, dựa trên từng khu vực mà đặt ra chỉ tiêu, doanh số cho mỗi nhân viên. Quá trình thực hiện mục tiêu doanh số đề ra thì phòng kinh doanh và giám đốc kinh doanh trực tiếp theo dõi và đôn đốc. Vào thứ 7 hàng tuần , công ty tiến hành các buổi họp từ 1 đến 2 tiếng để tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi trong quá trình bán hàng của từng nhân viên, từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu doanh số đề ra. Nhìn chung công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá của công ty An Gia rất hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu hàng hoá của công ty. 2.3. Công tác quản trị hàng tồn kho Để đảm bảo hàng tồn kho cho tốt, tránh thất thoát hư hỏng và tạo điều kiện cho việc xuất hàng, công ty luôn quan tâm đến các công tác sau: Để bảo vệ hàng hoá không bị ẩm ướt công ty đóng các kệ gỗ để kê hàng. Phương pháp xếp hàng trong kho rất khoa học đảm bảo hàng hoá vật liệu không bị hư hỏng , thuận tiện cho việc xuất nhập hàng. Công ty áp dụng phương pháp kiểm tra định kỳ 1 tháng 1 lần để theo dõi và điều chỉnh. Căn cứ vào hàng tồn kho mà công ty có kế hoạch cụ thể theo từng thời kỳ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn. Nhìn chung trong những năm qua, công tác quản trị hàng tồn kho của công ty rất hợp lý. Công tác này đã giúp cho công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí, tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh. 2.4. Quản trị tài chính ở công ty Là công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực thương mại với lượng vốn không nhiều song hoạt động tài chính của công ty rất đa dạng, trong đó bao gồm các quan hệ tài chính liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đó là mối quan hệ công ty với ngân sách Nhà nước, giữa công ty với thị trường tài chính. Để các mối quan hệ này vận động đúng hướng nhằm phục vụ các mục tiêu đề ra , công ty đã tổ chức tốt công tác phân tích đánh giá hoạt động tài chính, tổ chức và kiểm soát các hoạt động tài chính. Hàng năm dựa vào các kết quả phân tích cac hoạt động tài chính như kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, nua hnàg, nộp thuế...Những kế hoạch này do kế toán trưởng của công ty kết hợp với các phòng có liên quan lập ra sau đó trình cho ban giám đốc xem xét. Sau khi kế hoạch được duyệt, công ty dựa vào các chỉ tiêu đó để thực hiện. Trong những năm qua, công tác quản trị tài chính của công ty thực hiện rất tốt đảm bảo cho việc sử dụng vốn đúng mục đích. 2.5. Quản trị nhân sự ở công ty Mọi quản trị, suy cho cùng là quản trị con người. Điều đó cho thấy con người là nguồn lực quan trọng nhất, quí giá nhất của mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp. Ban giám đốc hiểu công ty hiểu rằng việc bố trí và phân công lao động hợp lý có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty hiện nay có tất cả 200 người, họ được phân công và bố trí theo những chuyên môn nhất định. Hầu hết họ là những nhân viên lâu năm có đầy đủ kinh nghiệm, kỹ năng quản lý và kỹ năng bán hàng Công tác tuyển dụng nhân sự của công ty dựa vào hai nguồn chính : Nguồn nhân sự bên trong và nguồn nhân sự bên ngoài của công ty. Nguồn nhân sự bên trong của công ty căn cứ vào quá trình công tác, trình độ học vấn , sở thích nghề nghiệp và các năng lực đặc biệt, các đóng góp, thành tích của một cá nhân nào đó mà công ty đề bạt hay thuyên chuyển nhân viên đó đến những vị trí công tác mới nhằm tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình. Việc tuyển dụng nguồn nhân sự bên trong cho phép công ty sử dụng hiệu quả hơn nhân sự hiện có. Việc công ty tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên sẽ làm cho nhân viên nhiệt tình và yên tâm làm việc lâu dài cho công ty. Nguồn tuyển dụng bên ngoài, công ty tiến hành tuyển dụng thông qua báo chí và các Trung tâm giới thiệu việc làm. Nguồn nhân sự này phải đảm bảo các điều kiện của công ty như: trình độ học vấn, kinh nghiệm, hộ khẩu thường trú... Đối với nhân viên làm được công ty tiến hành bổ sung kiến thức cho họ để họ thực hiện tốt công việc được giao. Trong công tác quản trị nhân sự thì công ty xây dựng các quy chế thưởng phạt rõ ràng, vì vậy ý thức kỷ luật của các nhân viên công ty rất tốt. III. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT Nhìn một cách tổng thể hoạt động kinh doanh của công ty là tốt, tuy nhiên với sự phát triển của nền kinh tế nước ta như hiện nay, để theo kịp và cạnh tranh với các bạn hàng trên thị trường. Công ty nên khuyếch trương, quảng cáo nhiều hơn nữa để thu hút được lượng khách hàng lớn hơn. Tăng cường mối liên hệ giữa các mắt xích của toàn bộ hệ thống bán hàng. Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các thị trường sản phẩm của doanh nghiệp gắn bó các hoạt động trên thị trường tổng thể. Trang bị thêm hệ thống máy vi tính để tiện hơn cho việc theo dõi quản lý tình hình kinh doanh, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ trong công tác tổ chức kinh doanh hợp lý và có hiệu quả. Đồng thời công ty cũng nên quan tâm hơn nữa đến chất lượng dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng. Công ty phải thường xuyên nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên và chú ý phát triển đội ngũ trẻ nhằm thay thế đội ngũ cán bộ đã có tuổi. Và có thể nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên bằng các hình thức sau: - Mở các lớp huấn luyện, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng cần phải người hiểu biết chuyên môn và nắm vững những đặc tính, ưu điểm về hàng hoá của công ty để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Do vậy công ty đã chủ động lựa chọn những người có khả năng bố trí vào những vị trí thích hợp. Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị, bổ sung kiến thức tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ nghiệp vụ. - Có thể cử cán bộ công nhân viên của mình đi học tập theo các trương trình huấn luyện ở các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Cần phát huy tính dân chủ, tính sáng tạo và động viên toàn thể cán bộ công nhân viên tận tuỵ với công việc, nhiệt tình với công tác. Đặc biệt là có thể tham gia đóng góp ý kiến với lãnh đạo công ty về các sáng kiến trong kinh doanh. Công tác đối với đội ngũ nhân sự là rất quan trọng, đòi hỏi phải khéo léo và cần có những nghệ thuật nhất định để có khuyến khích và thu hút nhân lực từ bên ngoài vào trong công ty tiếp sức đưa công ty ngày phát triển mạnh hơn KẾT LUẬN Cùng sự chuyển đổi của nền kinh tế đời sống dân cư cũng tăng lên theo thời gian và một tất yếu khách quan là sự phát triển đa dạng hoá cả về mặt chất và mặt lượng của nhu cầu con người. Với chức năng phục vụ đời sống dân cư các doanh nghiệp luôn cố gắng đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội, thông qua hoạt động kinh doanh thương mại đa dạng hoá tăng dần cả về chiều sâu và chiều rộng, biến nhu cầu xã hội thành cơ hội kinh doanh có lợi từ đó phát triển hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất. Là doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng phục vụ đời sống người tiêu dùng, trong những năm qua công ty TNHH An Gia đã góp phần vào việc giải quyết sự nghèo nàn thiếu thốn các mặt hàng trên thị trường đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của thị trường, với chức năng phục vụ đời sống dân cư công ty luôn cố gắng đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. Sau một thời gian thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên trong công ty và thầy cô giáo đã hướng dẫn em làm báo cáo thực tập. Căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế của công ty, khả năng kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, em rất mong nhận được sự giúp đỡ hơn nữa của các thầy cô để em có thể hoàn thành báo cáo tổng hợp này. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Nội dung Trang Lời nói đầu Chương I: Khái quát về sự hình thành và phát triển của công ty THHH An Gia. I. Giới tiệu tóm lược về công ty An Gia…………………………….. 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty…………………... 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty………………………………..... 1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành của công ty…………………... II. Môi trường kinh doanh của công ty……………………………… 2.1. Môi trường bên trong của công ty.............................................. 2.2. Môi trường kinh doanh bên ngoài của công ty........................... 2.3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty……………………….... Chương II: Phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH An gia thời kỳ 2004 – 2006 I. Các hoạt động chủ yếu kinh doanh của công ty…………………… 1.1. Các mặt hàng kinh doanh của công ty và đặc điểm của nó …..... 1.2. Phân tích nguồn hàng của công ty.........................................….. 1.3. Tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty..................................... II. Phân tích tình hình lao động tiền lương của công ty……………... 2.1. Tổ chức và quản lý lao động của công ty.................................... 2.2. Phân tích năng suất lao động của công ty………………………. 2.3. Phân tích tình hình lương thưởng trong công ty ………………... III. Vốn và nguồn vốn của công ty...................................................... 3.1. Vốn và cơ cấu vốn của công ty..................................................... 3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn.................................................... 3.3. Về nguồn vốn của công ty............................................................. 3.4. Các chỉ tiêu đánh giá tài chính..................................................... IV. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty……………………… 4.1. Doanh thu, chi phí lợi nhuận của công ty…………………...... 4.2. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả của công ty……………………..... Chương III: Phân tích đánh giá công tác quản trị của công ty TNHH An Gia, các kiến nghị đề xuất I. Đánh giá công tác quản trị theo các chức năng 1.1. Đánh giá công tác hoạch định ở công ty TNHH An Gia ……… 1.2. Đánh giá về công tác tổ chức tại công ty TNHH An Gia............. 1.3. Đánh giá công tác kiểm soát của công ty ................................... 1.4. Đánh giá công tác lãnh đạo của công ty..................................... II. Đánh giá công tác quản trị theo hoạt động tác nghiệp của công ty 2.1. Công tác quản trị mua hàng........................................................ 2.2. Công tác quản trị bán hàng.......................................................... 2.3. Công tác quản trị hàng tồn kho................................................... 2.4. Quản trị tài chính ở công ty......................................................... 2.5. Quản trị nhân sự ở công ty............................................................ III. Những kiến nghị và đề xuất……………………………………... Kết luận………………………………………………………………........ 02 03 05 06 07 09 10 11 12 13 14 15 17 18 18 19 23 24 25 26 27 29 Trường Đại học Thương Mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp Bộ môn Quản trị Doanh nghiệp BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Đơn vị: Công ty TNHH AN Gia Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Quân Sinh viên: Nguyễn Thị thanh Tâm Lớp: DQ2A – K34 Hà Nội, năm 2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBCTHCty TNHH An GIa.docx
Tài liệu liên quan