1. Năng lực về máy móc, thiết bị công nghệ
Về khoa học kỹ thuật:
Công ty chỉ đạo thực hiện chương trình nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ trên các mặt: tiếp nhận, phân tích thông tin khoa học kỹ thuật trong nước và trên thế giới để ứng dụng vào hoạt động xây dựng , sản xuất.
Do yêu cầu về máy móc thiết bị, yêu cầu của sự phát triển và đặc điểm của sản xuất, trong những năm qua công ty đã không ngừng đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị để bắt kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu thị trường xây dựng.
23 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH Kỹ thuật Xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế đất nước, đời song nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu về nhà ở và các công trình xây dựng ngày càng nhiều. Do đó em chọn công ty TNHH Kỹ thuật Xây dựng Hà Nội là địa điểm thực tập của mình.
Công ty TNHH Kỹ thuật Xây dựng Hà Nội được thành lập ngày 15/12/2002 với số vốn điều lệ 2.000.000.000 đồng.
Giấy phép kinh doanh số: 0102007223 do phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 09/12/2002, cấp thay đổi lần cuối ngày 28/07/2005.
Trụ sở công ty: Ô số 3, Lô P, khu X3, phương Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Giám Đốc: Kỹ sư Đàm Minh Đức
Điện thoại: 0437648115 Fax: 0437648116
Qua quá trình tìm hiểu, thực tập tại công ty với sự nỗ lực của bản thân, bằng các công tác tham gia tìm hiểu thực tế dây truyền công nghệ , đặc điểm về tổ chức kinh doanh, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban kết hợp với các kiến thức thu được trong nhà trường, đặc biệt với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo – PGS.TS Mai Văn Bưu. Để hoàn thành bài báo cáo tổng hợp em xin chân thành cảm ơn : PGS.TS Mai Văn Bưu cùng các cô chú , anh chị trong công ty TNHH Kỹ thuật Xây dựng Hà Nội.
Bài báo cáo của em gồm 3 phần:
I. Tổng quan về công ty TNHH Kỹ thuật Xây dựng Hà Nội
II. Hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua
III. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT XÂY DỰNG HÀ NỘI
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1 Thông tin chung về công ty
Công ty TNHH Kỹ thuật Xây dựng Hà Nội được thành lập ngày 15/12/2002 với số vốn điều lệ 2.000.000.000 đồng.
Giấy phép kinh doanh số: 0102007223 do phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 09/12/2002, cấp thay đổi lần cuối ngày 28/07/2005.
Trụ sở công ty: Ô số 3, Lô P, khu X3, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Giám Đốc: ông Đàm Minh Đức
Điện thoại: 0437648115 Fax: 0437648116
1.2 Ngành nghề kinh doanh
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và giao thông.
+ Xây dựng các công trình điện đến 35 KV
+ Sản xuất và gia công các sản phẩm cơ khí
+ Buôn bán vật liệu xây dựng, máy móc xây dựng, thiết bị tin học viễn thông
+ Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá
+ Dịch vụ môi giới thương mại
+ Tư vấn, thuê và cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi
+ Dịch vụ vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và giao thông.
1.3 Sứ mệnh
“ Tạo ra những công trình có giá trị cho khách hàng, cũng như tạo ra giá trịcho các cổ đông thông qua việc sáng tạo, khám phá, khai thác các tiềm năng trong những định hướng kinh doanh đã được lựa chọn.”
Mục tiêu kinh doanh:
+ Trở thành công ty xây dựng chuyên nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công trình vốn tư nhân có dịch vụ chất lượng cao.
+ Xây dựng thành công những công trình đúng theo tâm niệm của “nhà thiết kế ” và phù hợp với mong muốn của chủ đầu tư.
+ Quản lý chất lượng xây dựng theo một chuẩn mực được định trước, có tổ chức.
Trên tinh thần đó, công ty sẽ luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm và sự phục vụ nhiệt tình nhất. Với 6 năm hoạt động, công ty đã tạo dựng được mối quan hệ với nhiều khách hàng. “ Sự hài lòng của khách hàng” là mục tiêu và phương châm hoạt động của công ty.
1.4 Quá trình phát triển của công ty
1.4.1 Năm 2002 – 2003:
Ôm ấp ý tưởng và sự đồng nhất cao.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh vượt bậc từ sau khủng hoảng khu vực năm 1997 , sự đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà máy, văn phòng, công trình công cộng, nhà ở ... đang trở nên tấp nập và khẩn trương. Lĩnh vực đầu tư địa ốc và xây dựng là điểm nóng và đang cần tính chuyên nghiệp cao.
Công ty TNHH Kỹ thuật Xây Dựng Hà Nội xác định mục tiêu hoạt động và được sự thống nhất cao của các thành viên, lấy ngày 15/12/2002 là ngày kỷ niệm thành lập, đánh dấu một khởi sự của Công ty.
1.4.2 Năm 2003 - 2004:
Tạo uy tín trên thị trường bằng cách tổ chức bộ máy, quản lý chất lượng và dịch vụ. Kết quả bước tăng trưởng đạt mức độ khá
Do sự đồng tình & sự hăng say làm việc, sáng tạo của tất cả công nhân viên, công ty có được hình ảnh tốt đối với khách hàng. Hình ảnh rõ nét nhất là tính chuyên nghiệp, sự trung thực, sự sáng tạo. Nhiều công trình được giới xây dựng đánh giá cao
Kết quả kinh doanh vượt mức dự kiến:
+Thiết kế: 40 công trình dân dụng – 02 công trình công nghiệp
+Thi công: 25 công trình dân dụng – 12 Công trình công nghiệp.
+Tham gia những dự án quy mô lớn với vai trò là nhà thầu phụ chuyên nghiệp có chất lượng.
1.4.3 Năm 2004 – 2005:
Tự tin với định hướng mục tiêu, mở rộng quy mô tổ chức, nâng cao chất lượng.
Năm 2004 là năm khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp xây dựng. Giá thép biến động liên tục làm cho công ty rất khó khăn trong những tháng đầu năm, nhiều hợp đồng lớn phải bỏ, khách hàng tạm ngưng về xây dựng. Công ty phải chấp nhận rủi ro và lãi xuất thấp khi thi công các công trình quy mô nhỏ và công trình xa thành phố.Do sự cố gắng này, vào cuối năm 2004 công ty vẫn giữ được nhân lực và nhận được những dự án quy mô lớn.
Kết quả kinh doanh đạt mức kế hoạch:
+ Thiết kế: 30 công trình dân dụng – 7 công trình công nghiệp – 2 dự án quy hoạch.
+ Thi công: 20 công trình dân dụng – 5 công trình công nghiệp.
+ Công ty làm thầu chính các công trình có quy mô và giá trị ngày càng lớn
+ Công ty khẳng định vị trí và uy tín chất lượng ngày càng rõ qua công tác nghiệm thu, quy trình tổ chức, bảo hành công trình.
1.4.5 Năm 2005- 2006
Khẳng định mục tiêu lựa chọn, tăng cường tổ chức nhân sự và quản lý chất lượng.
Năm 2005 là năm nhiều may mắn cho ngành xây dựng : nhiều dự án, nhiều công trình. Chính vì vậy các công ty xây dựng mọc lên như nấm. Sự cạnh trnh bước vào giai đoạn quyết liệt hơn, gay go hơn.
Bằng sự tự tin và kinh nghiệm sau 1 thời gian, công ty tập trung xây dựng thị trường tiềm năng đang theo đuổi, tăng cường tổ chức nhân sự và quản lý chất lượng : hình thành phòng phát triển dự án, phòng hành chính nhân sự chuyên nghiệp và nâng cao năng lực quản lý chuyên môn các phòng ban.
+ Thiết kế : 50 công trình dân dụng – 08 công trình công nghiệp – 10 công trình công cộng với quy mô hơn hơn.
+ Thi công : 20 công trình dân dụng – 8 Công trình Công nghiệp.(Số liệu trong 9 tháng đầu năm).
+ Là thầu chính tin cậy của những công trình có giá trị xây lắp lớn.
+ Công ty mong muốn là nhà thầu tin cậy đối với các chủ đầu tư vốn tư nhân.
1.4.6. Năm 2007-2008:
Tăng cường hợp tác với các đối tác trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, nâng cao đời sống cho nhân viên.
Trong năm 2007 định hướng công ty sẽ mở rộng hợp tác với các đối tác trong khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực tư vấn thiết kế và quản lý dự án:
+ Công tác Singapore: gặp gỡ các đối tác trong ngành, trao đổi và ký kết hợp tác.
+ Công tác Trung Quốc: Tham quan hội chợ xây dựng để tìm kiếm nguồn cung cấp các vật liệu trang trí nội thất chất lượng cao và giá cả hợp lý. Qua chuyến đi này công ty sẽ tư vấn cho khách hàng những vật liệu phong phú và đúng chất lượng.
+ Chương trình du lịch dã ngoại hàng năm: Công ty tổ chức cho toàn bộ công nhân viên đi du lịch Nha Trang nhân dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, hợp tác nội bộ. Đây cũng là quy định của công ty trong việc chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân viên.
+ Hoạt động thể thao: Hàng năm công ty đều tổ chức các giải thi đấu Tennis cho công nhân viên trong công ty, các đối tác và đồng nghiệp trong ngành tư vấn và xây dựng nhằm nâng cao thể lực và tinh thần hợp tác toàn diện.
+ Hoạt động khác: Công ty cũng dành ra quỹ riêng để tổ chức sinh nhật cho công nhân viên nhằm thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết giữa ban lãnh đạo và công nhân viên.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty
BAN GIÁM ĐỐC
P. KẾ HOẠCH - KỸ THUẬT
P. KINH DOANH
P. KẾ TOÁN
HC - NS
THIẾT KẾ THI CÔNG
Marketing và PR
TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
KỸ THUẬT VÀ GIÁM SÁT
BUÔN BÁN VLXD
HÀNH CHÍNH-VĂN THƯ
NHÂN SỰ
2.1. Ban Giám đốc
Ban Giám đốc gồm có: Giám đốc - ông Đàm Minh Đức
Phó Giám đốc - ông Nguyễn Xuân Thuỳ
Ông Đàm Minh Đức và ông Nguyễn Xuân Thuỳ là 2 thành viên góp vốn thành lập công ty. Ban Giám đốc có nhiệm vụ điều hành quản lý chung về mọi mặt sản xuất kinh doanh, kỹ thuật, nhận dự ánVà các phòng ban chịu sự quản lý trực tiếp từ ban giám đốc.
2.2 Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật
Trưởng phòng : kỹ sư Vũ Khắc Tiệp
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật bao gồm 2 tổ: Tổ Thiết kế và tổ Giám sát thi công. Chức năng của phòng là thiết kế các phương án, kế hoạch thi công công trình và giám sát kỹ thuật các đội sản xuất. Phòng Kế hoạch - kỹ thuật bao gồm các kỹ sư có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Đây chính là thế mạnh của công ty, giúp công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ trong ngành xây dựng.
2.3 Phòng Kinh doanh
Trưởng phòng: ông Tô Đình Văn
Chức năng của phòng là thực hiện khâu marketing, quảng bá doanh nghiệp, tiếp xúc đối tác, tìm hiểu thị trường Ngoài lĩnh vực thi công các dự án, các công trình xây dựng công ty còn kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng như: gỗ, côppha, cát, sỏivà những công việc này cũng do phòng kinh doanh thực hiện.
2.4 Phòng Kế toán
Trưởng phòng: chị Trần Thị Huệ
Phòng tổ chức thực hiện các công tác hoạch toán kế toán, thống kê tình hình sản xuất kinh doanh của toàn công ty, tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính, thống kê thuế, đồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo pháp luật. Tổ chức chỉ đạo công tác hoạch toán kinh doanh trong toàn công ty phục vụ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Trong những năm qua công ty liên tục bổ sung thêm vốn lưu động từ lợi nhuận của công ty và xin vay vốn tín dụng đầu tư. Luôn năng động tìm các nguồn vốn đàu tư cho công ty nhằm tăng tiến độ thi công sản xuất công trình.
2.5 Phòng Hành chính – Nhân sự
Trưởng phòng: anh Trần Hoài Sơn.
Phòng hành chính – nhân sự bao gồm các công việc về hành chính - văn thư và về nhân sự. Có chức năng tham mưu cho ban Giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, tuyển dụng lao động và xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Xác định mức lương cho từng đối tượng lao động đảm bảo quỹ lương,lựa chon phương án trả lương cho công nhân viên trong công ty.
2.6 Hệ thống tổ chức sản xuất – thi công trên công trường
Ngoài nhân sự trong bộ máy quản lý, công ty còn có 3 đội trực tiếp lao động trên công trường:
+ Đội thi công cầu
+ Đội xây dựng dân dụng
+ Đội xây dựng công trình mương máng, thuỷ lợi
Các đội chịu sự quản lý trực tiếp của công ty , hoạt động theo phân công, phân nhiệm cụ thể. Mỗi đội xây dựng đều có một hệ thống điều hành sanr xuất thi công gồm: + Chỉ huy công trường
+ Các bộ phận: kỹ thuật, vật tư, phục vụ
+ Các tổ công nhân
Nhận xét về cơ cấu tổ chức của công ty
Ưu điểm:
+ Bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của công ty tương đối hoàn thiện, mỗi bộ phận đều được phân công chức năng nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể.
+ Bộ máy quản lý gọn nhẹ, khoa học không gây chồng chéo nhiệm vụ, phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng người.
+ Số cấp quản lý phù hợp: chỉ có 2 cấp quản lý. Công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, quy mô sản xuất còn nhỏ nên số cấp quản lý như vậy là phù hợp. Mặt khác, trong 1 công ty xây dựng nếu phải xin quá nhiều ý kiến cấp trên sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình mà đây là một yếu tố rất quan trọng làm nên uy tín cho công ty. Nên việc lấy ý kiến chỉ đạo trực tiếp một cách nhanh chóng của ban giám đốc là điều rất cần thiết.
Nhược điểm:
+ Ban giám đốc có tầm quản lý quá lớn, cần có một trợ lý cho giám đốc để giúp đỡ giám đốc những giải quyết công việc vặt như: sắp xếp lịch làm việc cho giám đốc, tham mưu, tư vấn cho giám đốc trong giải quyết công việc. Đồng thời cần tăng quyền hạn cho các trưởng phòng và khuyến khích các trưởng phòng giải quyết các vấn đề trong tầm hiểu biết và thẩm quyền của mình, không nên ỷ lại, cái gì cũng chờ ý kiến chỉ đạo của giám đốc.
3. Tình hình lao động của công ty
3.1. Tuyển dụng lao động
Công tác tuyển dụng lao động do phòng hành chính nhân sự thực hiện. Công ty có các hình thức tuyển dụng sau:
+ Tuyển lao động đã được đào tạo chính quy (đa số là sinh viên của các trường kinh tế và kỹ thuật trong nước) thông qua việc đăng tải thông tin tuyển dụng trên báo, đài, và trên trang web của công ty.
+ Công ty phối hợp với các trường, các trung tâm dạy nghề để tuyển lao động trực tiếp, lao động phổ thông làm việc trực tiếp ngoài công trường.
3.2 Về sử dụng lao động
Đây là vấn đề rất quan trọng không những ảnh hưởng đến tinh thần thái độ làm việc của người lao động mà còn ảnh hưởng rất lớn đến kết quả làm việc của người lao động. Công ty luôn cố gắng bố trí đúng người, đúng việc cho phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động. Công ty cũng luôn chú ý đến công tác nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên thông qua các hình thức như: tổ chức các cuộc thi nâng cấp bậc cho đội ngũ thợ chuyên ngành, đưa đi đào tạo những cán bộ trẻ có năng lực
3.3 Vấn đề tiền lương
Công ty tiến hành trả lương đúng, đủ, kịp thời cho người lao động, mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty ngày một nâng cao. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 1: MỨC THU NHẬP BÌNH QUÂN CHO MỘT CBCNV
ĐVT:đồng/người/tháng
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
TNBQ
954000
1412000
1795344
2116281
2550000
2740000
Qua bảng trên ta thấy từ năm 2003 đến năm 2008 mức thu nhập bình quân đã tăng tương đối đồng đều qua các năm ( khoảng 400000 đồng/ năm), đến năm 2007 thì mức thu nhập đã đạt gần 2500000 đồng/ người/ tháng và đến năm 2008 thu nhập của người lao động đã tăng lên khá cao, giống như nhiều công ty phát triển khác trên thị trường.
Như vậy, mỗi năm thu nhập trung bình của cán bộ công nhân viên tăng khoảng từ 8 đến 10%, tuy không có sự nhảy vọt nào, nhưng đây cũng là một sự thành công của công ty trong việc cải thiện đời sống, tạo ra một tâm lý ổn định cho người lao động tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hình thức và phương pháp trả lương
Do công ty là đơn vị tư nhân nên hình thức trả lương gồm nhiều cấp khác nhau. Có đặc điểm là các cán bộ có bằng cấp và có thâm niên công tác ở công ty khác nhau nên có các mức lương khác nhau.
+ Theo chức vụ, bằng cấp
+ Hưởng theo phần trăm tỷ lệ doanh thu, phụ thuộc theo thời gian và kết quả kinh doanh.
Ngoài ra công ty còn quy định hình thức trả lương theo chất lượng sản phẩm để khuyến khích người lao động làm ra sản phẩm tốt hơn.
Chất lượng công trình quy định:
+ Loại A: hệ số lương 0,2
+ Loại B: hệ số lương 0,3
+ Loại C: hệ số lương 0,5
Hình thức trả lương này được trả theo cá nhân và theo tổ, đội. Nếu sản phẩm đó là của cá nhân thì sẽ áp dung cho cá nhân đó. Còn nếu nó là sản phẩm củ tập thể, của 1 tổ, đội thì lương của cả đội sẽ cùng được nhân theo hệ số chứ không phải riêng một người hay có sự cao thấp giữa cấp trên và cấp dưới khi cả đội thực hiện một công trình đạt chất lượng tốt. Như vậy sẽ khuyến khích được mọi người cùng cố gắng và củng cố tinh thần đoàn kết của các thành viên trong đội.
3.4 Chế độ đãi ngộ với người lao động
Công ty thực hiện chế độ bảo hiểm cho người lao động nghiêm chỉnh, theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước.
Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những thành tích mà cá nhân và tập thể đạt được dưới hình thức thưởng trực tiếp sau mỗi công trình và sau tổng kết cả năm.
Hàng năm, vào dịp lễ tết đều có quà, có thưởng cho CBCNV và người thân trong gia đình họ như vào dịp trung thu -công ty cũng có quà cho các cháu là con em CBCNV, có quỹ khuyến học cho các cháu học giỏi
Công ty tổ chức cho CBCNV đi tham quan du lịch nghỉ mát vào dịp hè.
Chính những điều đó đã góp phần làm cho người lao động yên tâm trong công việc, cống hiến và phát huy hết khả năng, tính chủ động sáng tạo cho công việc.
Bảng 2: DANH SÁCH CÔNG NHÂN KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY
Đơn vị: người
STT
CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
TỔNG SỐ
TRONG ĐÓ BẬC THỢ
3/7
4/7
5/7
6/7
7/7
1
Thợ Nề
32
20
7
3
1
1
2
Thợ Sắt
07
4
2
1
-
3
Thợ Hàn
03
1
2
4
Thợ Mộc, cốp pha
11
6
3
2
-
5
Thợ Điện, nước
02
1
1
-
6
Thợ máy xây dựng
04
1
2
1
-
7
Các loại thợ khác
37
13
15
4
5
-
Cộng
93
45
30
13
7
1
Bảng 3: CƠ CẤU CÁN BỘ TRONG BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT XÂY DỰNG HÀ NỘI
STT
Chức danh
Số lượng
Bằng cấp
Thời gian làm việc tại công ty
Thời gian làm công việc tương tự
1
GĐ cty
1
Kỹ sư xây dựng
5 năm
8năm
2
PGĐ cty
1
Kỹ sư xây dựng
5 năm
10 năm
3
Trưởng phòng
4
Kỹ sư xây dựng, cử nhân
5 năm
7-8 năm
4
Cán bộ kỹ thuật
2
Kỹ sư xây dựng, kỹ sư điện, kỹ sư thuỷ lợi
3 năm
5 năm
5
Cán bộ chuyên môn
3
Cử nhân kinh tế, cử nhân tài chính, trung cấp tài chính
3 năm
4 năm
Qua 2 bảng trên ta thấy:
Lực lượng lãnh đạo trong công ty chiếm 9,7 % và đều được đào tạo chính quy, đều có trình độ và thâm niên công tác. Chính những ưu điểm này đã giúp ban lãnh đạo công ty quản lý khoa học, đưa công ty từng bước phát triển về moi mặt.
Góp phần vào thành công chung của công ty là lực lượng công nhân kỹ thuật, với số lượng là 93 người chiếm 90,3 % tổng số CBCNV toàn công ty với nhiều trình độ và bậc thợ khác nhau trong đó chủ yếu là bậc 3/7 và 4/7.
II. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA
1. Năng lực về máy móc, thiết bị công nghệ
Về khoa học kỹ thuật:
Công ty chỉ đạo thực hiện chương trình nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ trên các mặt: tiếp nhận, phân tích thông tin khoa học kỹ thuật trong nước và trên thế giới để ứng dụng vào hoạt động xây dựng , sản xuất.
Do yêu cầu về máy móc thiết bị, yêu cầu của sự phát triển và đặc điểm của sản xuất, trong những năm qua công ty đã không ngừng đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị để bắt kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu thị trường xây dựng.
Hiện nay công ty TNHH Kỹ thuật Xây dựng Hà Nội có một hệ thống máy móc thiết bị hiện đại được nhập về từ Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Nga, Trung Quốc
Các hướng mà mông ty phấn đấu:
+Nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm thực sự tốt, mới, chất lượng ca, đáp ứng được nhu cầu thị trường.
+ Công ty đã đầu tư vào một số công trình nghiên cứu, sử dụng nguyên liệu, vật tư kỹ thuật, phụ tùng trong nước và nước ngoài. Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng.
+ Tiến hành thực hiện tốt các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật. Đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn đề ra.
Sau đây là các loại máy móc thiết bị chính của công ty TNHH Kỹ thuật Xây dựng Hà Nội
Bảng 4: BẢNG MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY
( Thiết bị chính)
SỐ TT
DANH MỤC
ĐVT
SL
CÔNG SUẤT
NƯỚC SX
1
2
3
4
5
6
I
THIẾT BỊ XÂY DỰNG DD&CN
1
Máy ép cọc
Cái
01
60-:-120 tấn
Italia - Nhật
2
Máy đóng cọc (búa rơi, hơi nổ)
Cái
01
1,8-:-5,0 tấn
Trung Quốc
3
Máy trộn bê tông
Cái
02
V=0,25-:-0,6 m3
Nga - VNam - TQ
4
Máy trộn vữa
Cái
03
V=0,2-:-0,4 m3
Nga - VNam - TQ
5
Xe bơm bê tông
Cái
01
60-:-90 m3/h
Nhật
6
Xe chở bê tông chuyên dùng
Cái
01
5m3
Nga
7
Đầm các loại (bàn, dùi, cạnh...)
Cái
03
1-:-8KW
Nga-Nhật-Tquốc
II
THIẾT BỊ GIAO THÔNG
1
Máy lu rung
Cái
02
24-:-30 tấn
Nhật - Đức
2
Máy lu tĩnh
Cái
01
8-:-12 tấn
Nhật - Đức
3
Máy san đất
Cái
02
L=3,1-:-3,7m
Nga - Nhật
4
Máy cạp đất
Cái
01
6-:-12m3
Nga - Nhật
5
Máy xúc 1 gầu (thuận, nghịch)
Cái
32
0,4-:-1,6 m3/gầu
Nhật - Hàn quốc
6
Máy ủi
Cái
01
75-:-220CV
Nga - Nhật - Mỹ
7
Đầm cóc MIKASA
Cái
02
800 kg
Nhật
1
2
3
4
5
6
VI
PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
1
Xe con
Cái
01
4chỗ
Hàn quốc
2
Xe tải (các loại)
Cái
05
9-:-15 tấn
Nga- Hàn quốc
VI
CÁC THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM CHUYÊN DỤNG KHÁC
1
Máy trắc đạc
Cái
02
Nhật
2
Máy phát điện (1,8-120KVA)
Cái
01
Nhật
3
Máy cắt uốn thép
Cái
01
Tquốc
4
Máy hàn các loại
Cái
01
TQuốc
5
Máy bơm các loại
Cái
02
Nga-Nhật
6
Máy nén khí
Cái
01
Đức-Tquốc
7
Máy khoan cầm tay các loại
Cái
02
Nga-Nhật
2. Đặc điểm về nguyên vật liệu, sản phẩm và thị trường
Đây là yếu tố đầu vào chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn khoảng 60-70% tổng giá trị công trình. Chất lượng, độ an toàn của công trình phụ thuộc vào chất lượng của nguyên vật liệu.
Như vậy việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu cùng một hệ thống cung ứng nguyên vật liệu tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình, giảm chi phí sản xuất.
Đối với công ty, tận dụng khai thác tối đa các nguyên vật liệu cho thi công các công trình là phương châm của công ty. Như thế vừa tránh đựoc chi phí vận chuyển bốc dỡ vừa đảm bảo nhu cầu kịp thời cho thi công. Từ đó góp phần giảm giá dự thầu xây lắp. Để làm được điều đó công ty luôn cố gắng tạo lập và duy trì mối quan hệ thân thiết với các nhà cung ứng trên địa bàn hoạt động của mình để có đựoc nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng mà vẫn tiết kiệm đựoc chi phí, thu mua với giá hợp lý, đồng thời tích cực tìm kiếm nhưũng đối tác mới.
Do sản phẩm chính của công ty là các công trình xây dựng nên nguyên vật liệu chính để thi công các công trình bao gồm: ximăng, sắt thép, gạch, cát, đá, sỏi
Các đối tác đầu vào chính của công ty
Đối tác cung cấp xi măng: Tổng công ty xi măng Việt Nam trong đó có các nhà máy xi măng: Hoàng Thạch, Chinh-fon, Xuân Mai
Đối tác cung cấp sắt thép: công ty gang thép Thái Nguyên, thép Việt – Úc, thép Việt - Nhật
Đối tác cung cấp gạch, cát, đá, sỏi công ty luôn tranh nhà cung cấp tại địa phương ( nơi có công trình) để giảm chi phí vận chuyển và tranh thủ những ưu đãi của địa phương.
3. Đặc điểm về quy trình sản xuất
Như chúng ta đã biết, sản phẩm xây dựng là những công trình được xây dựng mà sản phẩm mang tính đơn chiếc, có kích thước và chi phí lớn, thời gian xây dựng lâu dài. Xuất phát từ đặc điểm đó nên quy trình sản xuất các sản phẩm của công ty TNHH Kỹ thuật Xây dựng Hà Nội và các công ty xây dựng nói chung có dặc thù là sản xuất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và phân bổ rải rác các địa điêm khác nhau. Tuy nhiên các công trình đều tuân theo một quy trình công nghệ sản xuất sau:
+ Nhập thầu thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp
+ Ký hợp đồng xây dưụng với chủ đầu tư công trình
+ Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết, công ty tổ chức quá trình sản xuất thi công để tạo ra sản phẩm ( công trình hoặc hạng mục công trình)
+ San nền giải quyết mặt bằng thi công, đào đất, làm móng
+ Tổ chức lao động, bố trí máy móc, thiết bị thi công tổ chức cung ứng vật tư.
+ Xây, trát, trang trí, hoàn thiện.
+ Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư về mặt bằng kỹ thuật và tiến độ thi công.
+ Bàn giao công trình hoàn thành và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư.
Quy trình thực hiện một dự án công nghiệp thông thường
Quy mô: 3000m2 – 10.000m2
4. Một số công trình tiêu biểu công ty đã thi công
+ Cải tạo nhà hàng Hoa Long: Hàng Trống - Hoàn Kiếm – Hà Nội
+ Biệt thự chị Trà : Trần Phú- Hà Nội
+ Nhà xưởng Minh Vũ: Từ Liêm- Hà Nội
+ Nhà xưởng Bình Phú
+ Văn phòng 95 Điện Biên Phủ
+ Văn phòng 71 Hàng Trống- Hà Nôi
+ Nâng cấp mở rộng quốc lộ 32A Phú Thọ
+ Đường nội bộ công ty Nông Sản
+ Đường nhánh tỉnh lộ 308
+ Cầu bản đường xã Hợp Đồng
+ Trụ sở UBND xã Tân Tiến
+ Công trình nhà công vụ trường cấp III Xuân Mai
Ngoài những công trình tiêu biểu trên công ty còn làm một số công trình dân dụng san lấp mặt bằng và các công trình dân dụng khác.
5. Quản lý chi phí, vốn kinh doanh
Bảng 6: CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1.Cơ cấu tài sản
+TSCĐ/Tổng TS
+TSLĐ/Tổng TS
%
%
17,32
82,68
19,55
80,45
21,36
78,64
12,2
87,8
17,52
82,48
2.Cơ cấu nguồnvốn
+Nợ phải trả/Tvốn
+Nguồn vốnSH/Tvốn
%
%
71,28
28,72
79,15
20,85
82,37
17,63
86,64
13,36
89,36
10,64
Bảng 8: VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY
Khả năng thanh toán
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán nở ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nơ dài hạn
lần
lần
lần
lần
1,17
1,12
0,21
1,2
1,16
0,24
1,15
1,05
0,18
1,12
1
0,12
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI
1. Ảnh hưởng của môi trưòng kinh doanh tới hoạt động sản xuất của công ty
Trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế, đổi mới cơ cấu kinh tế đất nước có nhiều chuyển biến tích cực , nền kinh tế phát triển nhanh chóng, thu nhập của người dân tăng cao. Nên nhu cầu xây dựng các công trình công cộng và dân dụng đều tăng mạnh, tác động tích cực đến hoạt động sản xuất của công ty, số lượng hợp đồng xây dựng tăng qua các năm.
Tuy nhiên bên cạnh đó các chính sách mới trong luật xây dựng, các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực này còn thường xuyên thay đổi, chưa nhất quán dẫn đến khó khăn cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thêm vào đó, giá cả các loại nguyên vật liệu trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng tương đối bất ổn, gây nhiều khó khăn và tổn thất cho công ty vì hợp đồng ký kết khi giá cả còn thấp nhưng khi thực hiện giá cả đầu vào lại tăng quá cao buộc doanh nghiệp phải bù lỗ. Hơn nữa, hiện nay ngày càng nhiều công ty xây xuất hiện cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp.
Từ những ảnh hưởng đó ta thấy được cơ hội và thách thức đối với công ty cần phải vượt qua:
2. Cơ hội
+ Nhu cầu về xây dựng nhà ở của người dân và nhu cầu xây dựng các công trình cộng cộng như: trường học, cầu cống, đường xá,ngày càng tăng.
+ Công ty có đội ngũ lao động lành nghề
+ Công ty có uy tín với khách hàng trong việc đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình.
+ Nguồn lao động thường được huy động tại chỗ và tiền thuê nhân công rẻ.
3. Thách thức đối với công ty
+ Việc huy động vốn của công ty còn nhiều khó khăn .
+ Máy móc thiết bị của công ty còn lạc hậu cần đầu tư đổi mới hiện đại hơn.
+ Do tính chất phân tántrong quá trình thi công, cũng như sự đa dạng của các loại nguyên vật liệu nên công tác quản trị nguyên vật liệu , máy móc .. còn gặp nhiều khó khăn.
+ Xuất hiện ngày càng nhiều các công ty xây dựng có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại cạnh tranh gay gắt với công ty.
+ Kinh nghiệm điều hành còn nhiều hạn chế
+ Cán bộ làm việc chưa chuyên nghiệp, vẫn còn nhiều thời gian trống trong giờ làm việc.
Từ những cơ hội và thách thức trên công ty đưa ra định hướng phát triển trong những năm tiếp theo để tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức.
4. Định hướng phát triển của công ty
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Kỹ thuật Xây dựng Hà Nôi nói riêng là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh còn nhiều mới mẻ này, để đạt được hiệu quả sản xuất cao là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, đòi hỏi mỗi doạnh nghiệp phải tự đề ra cho mình hàng loạt các biện pháp quản lý phù hợp , kết hợp với sự cố gắng nỗ lực, ý thức trách nhiệm chung của toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Tuy mới thành lập trong thời gian không lâu nhưng công ty đã khẳng định vị thế của mình trong long khách hàng.
Công ty đã đề ra cho mình chiến lược phát triển trong những năm tới là không ngừng mở rộng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh va phát triển thị trường, bằng việc tăng cường đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề cao. Đầu tư mua sắm máy móc và các trang thiết bị hiện đại .
Nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty sẽ thực hiện rà soát lại các khâu để giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh.
Chủ trương của công ty trong thời gian tới là luôn coi trọng chất lượng công trình, các công trình ohải đảm bảo đầy đủ các thông số kỹ thuật, các tiêu chuẩn cũng như tiến độ công trình. Công ty sẽ đầu tư xây dựng những công trình với quy mô và số vốn lớn hơn, tiến đến mở rộng thi trường sang Lào, Campuchia..
KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu về công ty TNHH Kỹ thuật Xây dựng Hà Nội em đã có cái nhìn tổng quát hơn trên nhiều khía cạnh của hoạt động sản xuất kinh doanh tại một doanh nghiệp xây dựng.
Công ty TNHH Kỹ thuật Xây dựng Hà Nôi được thành lập với những chức năng nhiệm vụ như:
Đảm bảo được chỉ tiêu nhiệm vụ giá trị từ 5 – 10 tỷ đồng/ năm
Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đầy đủ hàng quý.
Nộp thuế thuế thu nhập và thuế môn bài theo luật định
Chăm lo cho người lao động có đủ việc làm, tiền lương hàng tháng( Trả theo cường độ lao động và hiệu quả của người lao động )
Với những ngành nghề kinh doanh đặc thù như:
Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông thuỷ lợi, đường dây, trạm điện.
San xuất gia công các sản phẩm cơ khí
Buôn bán các vật liệu xây dựng, máy móc xây dựng, thiết bị tin học viễn thông
Tư vấn thuê và cho thuê văn phòng, nhà xưởng kho bãi
Dịch vụ vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá.
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu về công ty TNHH Kỹ thuật Xây dựng Hà Nội, và sự hướng dẫn của thầy- PGS. TS Mai Văn Bưu, cùng sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty em đã hiểu biết thêm nhiều kinh nghiệm, nhiều công việc thực tế hơn, nó rất bổ ích cho bản thân em. Em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5728.doc