Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An

- Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, tìm hiểu thị trường, khai thác hợp đồng nhận thầu, lập các Hợp đồng kinh tế, lập và kiểm tra kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn công ty. - Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có nhiệm vụ vẽ thiết kế và giám sát đối với xí nghiệp xây lắp, tham mưu cho giám đốc trong công tác kỹ thuật, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, công ty còn có xí nghiệp xây lắp, nhà máy nước Hưng Vĩnh và Nhà máy nước Miền núi. - Nhà máy nước Hưng Vĩnh: Nhà máy sản xuất nước sạch cung cấp nước vào mạng lưới thành phố Vinh - Xí nghiệp cấp nước các thị trấn miền núi: Cung cấp nước sạch cho 7 Huyện miền núi - Xí nghiệp xây lắp nước: Tham gia xây lắp các công trình ngoài thành phố và các huyện xã lân cận.

doc37 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỔNG HỢP PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC NGHỆ AN 1.1. Lịch sử hình thành phát triển của công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An 1.1.1. Thông tin chung về Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An Tên Công ty: Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An Tên giao dịch quốc tế: NGHE AN WATER SUPPELY ONE- MEMBER COMPANY LIMITED NAWASCO., LTD. Tên viết tắt: NAWASCO Địa chỉ: Số 32 Đường Phan Đăng Lưu – Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An Số điện thoại: 0383.844807 0383.564192 Số Fax: 038 844807 Cơ quan quản lý cấp trên: Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Cơ sở pháp lý của Doanh nghiệp: Quyết định thành lập số 315/ QĐUB. DMDN ngày 20/01/2006 của UBND tỉnh Nghệ An Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Sản xuất kinh doanh nước sạch, thi công xây lắp các công trình cấp thoát nước. Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An tiền thân là Nhà máy nước Vinh được thành lập vào năm 1957, buổi đầu thành lập công suất của nhà máy chỉ có 1.200m3/ngày, máy móc thô sơ, nguồn nước ngầm không đảm bảo chất lượng và trữ lượng, số lượng cán bộ công nhân viên chỉ vài chục người. Tuy nhiên Nhà máy là một trong những cơ sở công nghiệp đầu tiên trên thành phố Vinh được xây dựng bằng sự giúp đỡ tận tình của Nhà nước và chuyên gia Liên Xô. Đây cũng chính là cơ sở sản xuất nhằm hàn gắn vết thương sau chiến tranh chống thực dân Pháp, bước vào thời kỳ phát triển kinh tế, góp phần tô đậm trang sử vẻ vang của thành phố Đỏ anh hùng trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu. Cùng với sự phát triển của thành phố Vinh được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, các sở, ban ngành cấp tỉnh, một hệ thống cấp nước toàn bộ, hoàn chỉnh và hiện đại với công suất 20.000m3/ngày đã ra đời vào ngày 15/9/1987, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ trên phạm vi toàn thành phố Vinh. Hệ thống cấp nước mới được khai thác từ nguồn nước sông Đước, có trữ lượng dồi dào và chất lượng đảm bảo. Mạng lưới phân phối cũng được lắp đặt thêm 60 km đường ống mới cuáng với việc khôi phục và sửa chữa 40 km đường ống cũ, nâng tổng số chiều dài mạng phân phối lên hơn 100 km. Khả năng cấp nước dồi dào, số hộ dân dùng nước máy tăng lên rõ rệt, tỷ lệ cấp nước cho nhân dân đạt 48%. Mặc dù có những thuận lợi ban đầu khi tiếp quản hệ thống mạng đường ống mới như vậy, nhưng vẫn tồn tại không ít khó khăn do hệ thống mạng đường ống phân phối qua nhiều thời kỳ phần lớn đã cũ nát, khá năng tải nước vào các khu dân cư thưòng bị tắc hoặc rò rỉ, 52% số hộ gia đình thành phố Vinh chưa được cấp nước hệ thống công nghệ mới do thiếu kinh nghiệm trong thiết kế và xây dựng nên bị sụt lở, lún, chưa thực sụ bảo đảm an toàn cho sản xuất cấp nước. Đi đôi với việc phát triển số hộ dân sử dụng nước máy ở thành phố Vinh, năm 1995, UBND tỉnh Nghệ An có quyết định đổi tên Nhà máy nước Vinh thành Công ty cấp nước Nghệ An, đồng thời giao nhiệm vụ Công ty mở rộng phạm vi hoạt động tìm kiếm nguồn vốn, lập dự án xây dựng, mở rộng năng lực cấp nước cho thành phố Vinh và các thị trấn khác trong Tỉnh. Hơn 400 nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, bệnh viện, trường học được sử dụng nước máy. Chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn. Thực hiện chủ trương chuyển đổi của Đảng và Nhà nước, năm 2006, công ty cấp nứơc Nghệ An được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An. Công ty hiện nay quản lý Nhà máy nước Hưng Vĩnh với công suất 60.000m3/ngày phục vụ nhân dân thành phố Vinh, 7 Nhà máy nước ở các huyện miền núi phục vụ nhân dân các thị trấn Con Cuông, Thanh Chương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Đô Lương và Tân Kỳ với công suất gần 8.00m3/ngày. Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay của công ty là 400 người, được tổ chức thành 15 phòng, ban và đơn vị trực thuộc. Từ một nhà máy với công suất nhỏ, thiết bị máy móc thô sơ, nhưng qua các thời kỳ với sự quan tâmm, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, các tổ chức viện trợ quốc tế, Nhà máy đã dần mở rộng và nâng công suất. Các dự án đầu tư lớn đã lần lượt ra đời và được thực hiện một cách thành công cùng sự nỗ lực đóng góp của toàn bộ cán bộ, công nhân viên của Công ty. Với những thành tích xuất sắc trong lao đông, sản xuất và sự cống hiến của mính suốt thời gian qua, lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành và chính quyên địa phương tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, nhiều bằng khen, giấy khen. Đặc biệt Công ty đã được Chính phủ tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba Năm 2007 Công ty kỷ niệm 50 năm ngày thành lập và đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhì. Hiện nay cán bộ công nhân viên của Công ty đang không ngừng cố gắng nỗ lực để cung cấp và phục vụ cho các đối tượng sử dụng với điều kiện tốt nhất và đang phát triển đi lên. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty - Sản xuất kinh doanh nước sạch cung cấp cho các đối tượng sử dụng là nhân dân, các tổ chức hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ - Lắp đặt sửa chữa đường ống, đồng hồ và các sản phẩm cơ khí thiết bị chuyên dùng cho nghành nước - Thiết kế thi công, lắp đặt các trạm bơm nhỏ và đường ống cấp nước với quy mô vừa theo quy mô của khách hàng Là công ty cấp nước cho các đối tượng sử dụng chính vì vậy nước sạch là sản phẩm chính của công ty, và sản phẩm này đòi hỏi phải đúng như tên của nó là sạch , đủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Chính vì vậy quy trình công nghệ sản xuất nước sạch của Công ty được diễn ra hoàn toàn khép kín, một cách liên tục, không có sự ngắt quãng. Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất nước sạch tại Công ty: Trạm bơm I Bể lưu lưọng Bể lọc nhanh trọng lực Thiết bị trộn phèn tĩnh Bể chứa Bể phản ứng + Bể lắng Trạm bơm II Clo khử trùng Tiêu thụ Clo sơ bộ Al2(SO4)3 Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất nước sạch tại Công ty Nước thô được lấy từ các nguồn sông được bơm lên từ trạm bơm được truyền dẫn qua đường ống nước thô dài về khu xử lý. Sau khi được Clo sơ bộ, phân chia qua bể lưu lượng. Khi được phân phối về hai khu xử lý châm phèn Al2(SO4)3 tuỳ thuộc vào chất lượng của nguồn nước. Sau đó nước đưa qua được hệ thống bể phản ứng, lắng ngang và bẩn kết tủa lắng xuống được xả ra ngoài qua hệ thống van xả cặn. Nước được dẫn tiếp đến bể lọc nhanh, trọng lực châm Clo khử trùng và thu được nước sạch để cho vào bể chứa. Sản phẩm nước sạch sẽ được đưa đến với người sử dụng qua hệ thống bơm cấp II. 1.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An NM nước Hưng Vĩnh CHỦ TỊCH CÔNG TY GIÁM ĐỐC CÔNG TY ĐOÀN THANH NIÊN CÔNG ĐOÀN P.GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT P.GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH PHÁP LUẬT Phòng Tổ chức hành chính Phòng tài vụ kế toán XN xây lắp nước Phòng kinh doanh Ban Thanh tra Ban QLDA đầu tư Phòng kiểm định chất lượng XN cấp nước các TT miền núi Phòng kế hoạch kỹ thuật 5 Chi nhánh cấp nước Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng: - Chủ tịch công ty: Đại diện cho chủ sở hữu do UBND Tỉnh bổ nhiệm là người cao nhất của Công ty có quyền thông qua những vấn đề sống còn những định hướng quan trọng như phương hướng sản xuất kinh doanh kế hoạch đầu tư dài hạn, thông qua báo cáo tài chính lập các quỹ các quyền và nhiệm vụ khác được quy định trong điều lệ của Công ty - Giám đốc: Đứng đầu công ty là giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, là đại biểu pháp nhân của công ty trước pháp luật, đại diện cho toàn quyền lợi của công nhân viên toàn công ty và chịu trách nhiệm về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Phó giám đốc giúp việc cho giám đốc, thực hiện chức năng điều hành về mặt kỹ thuật ở các Nhà máy nước, các chi nhánh cấp nước và phòng kế hoạch kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao trình độ của công nhân. - Phó giám đốc phụ trách pháp luật: giúp việc cho giám đốc và phụ trách về quản lý nhân sự, liên quan bên pháp luật. Các phòng ban chức năng bào gồm: Phòng tài vụ kế toán, phòng Tổ chức hành chính, phòng kinh doanh, và phòng kỹ thuật - kế hoạch. - Phòng tài vụ - kế toán có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện công tác hạch toán trong công ty theo yêu cầu, chế độ kế toán nhà nước, theo dõi hạch toán các khoản chi phí phát sinh, kiểm tra giám sát và chịu trách nhiệm về kế hoạch tài chính, vốn đảm bảo cho công ty có vốn liên tục hoạt động. - Phòng Tổ chức hành chính: Tổng hợp, tham mưu và thực hiện công tác bộ máy cán bộ, công tác kiểm tra, thanh tra, công tác sử dụng lao động, tình hình nhân sự xây dựng chính sách tiền lương, tiền thưởng, thực hiện triển khai các chế độ chính sách của nhà nước và công ty, quản lý hồ sơ cán bộ. - Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, tìm hiểu thị trường, khai thác hợp đồng nhận thầu, lập các Hợp đồng kinh tế, lập và kiểm tra kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn công ty. - Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có nhiệm vụ vẽ thiết kế và giám sát đối với xí nghiệp xây lắp, tham mưu cho giám đốc trong công tác kỹ thuật, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, công ty còn có xí nghiệp xây lắp, nhà máy nước Hưng Vĩnh và Nhà máy nước Miền núi. - Nhà máy nước Hưng Vĩnh: Nhà máy sản xuất nước sạch cung cấp nước vào mạng lưới thành phố Vinh - Xí nghiệp cấp nước các thị trấn miền núi: Cung cấp nước sạch cho 7 Huyện miền núi - Xí nghiệp xây lắp nước: Tham gia xây lắp các công trình ngoài thành phố và các huyện xã lân cận. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Doanh thu BH và cung cấp DV 34.056.392.996 43.947.052.062 48.828.859.544 2 Các khoản giảm trừ DT 10.075.300 4.236.124 34.669.561 3 Doanh thu thuần 34.046.317.696 43.942.815.938 45.794.189.983 4 Giá vốn hàng bán 31.477.669.292 34.957.502.644 36.674.002.029 5 Lợi nhuận gộp 2.568.648.404 8.985.313.294 9.120.187.029 6 DT hoạt động tài chính 31.223.672 64.597.120 2.463.678.983 7 Chi phí tài chính 35.576.835 4.503.488.142 6.358.106.000 8 Chi phí bán hàng 1.991.717.143 1.829.084.268 2.094.904.863 9 Chi phí QLDN 2.876.150.336 3.014.739.481 2.960.253.796 10 LN thuần từ hoạt động KD -2.303.572.238 -297.401.477 170.604.353 11 Thu nhập khác 1.142.974.674 849.299.504 413.140.692 12 Chi phí khác 617.776.169 143.501.170 93.918.458 13 Lợi nhuận khác 525.198.505 705.798.334 319.222.234 14 Tổng lợi nhuận trước thuế -1.778.373.733 408.396.857 489.826.587 15 Thuế TNDN phải nộp - - - 16 Lợi nhuận sau thuế -1.778.373.733 408.396.857 489.826.587 Biểu: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007, 2008 Qua bảng trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2006 lỗ gần 2 tỷ đồng. Có thể do nhiều nguyên nhân: Các khoản giảm trừ doanh thu lớn trong khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lại nhỏ có thể do giá nước thấp cũng có thể do có những bộ phận sử dụng biện pháp ăn cắp nước mà không thể ngăn chặn được. Chi phí sản xuất phát sinh quá lớn: Lợi nhuận thuần hơn 2 tỷ đồng (chênh lệch giữa doanh thu thuần giá vốn hàng bán), việc ứng dụng thiết bị máy móc chưa tốt, máy không sử dụng hết công suất mà chi phí khấu hao cho máy móc thiết bị lớn. Chi phí hoạt động tài chính lớn hơn cả doanh thu của hoạt động này. Bên cạnh đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có con số không nhỏ. Nhưng sang năm 2007 và 2008 thì tình hình kinh doanh đã thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trong khi đó các khoản giảm trừ doanh thu thì nhỏ hơn. Các khoản chi phí phát sinh tương đối hớp lý so với doanh thu. Có thể thấy được việc ứng dụng máy móc thiết bị tốt hơn, hệ thống quản lý việc cấp nước phù hợp. PHẦN II ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠi CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC NGHỆ AN 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài vụ kế toán Kế toán tổng hợp Kế toán XN xây lắp Kế toán NM nước Hưng Vĩnh Kế toán XN cấp nước miền núi Kế toán tiền mặt Kế toán tiền gửi Kế toán thuế Kế toán vật tư Kế toán bán hàng Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An . Chức năng nhiệm vụ của các phần hành kế toán - Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài vụ là giám sát viên tài chính của Nhà nước đặt tại đơn vị mình chịu trách nhiệm giúp Giám đốc hạch toán SXKD và quản lý vốn, tài sản của đơn vị mình, trực tiếp quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ kế toán và nhân viên thu ngân. - Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng tài vụ có trách nhiệm tổng hợp các phần hành kế toán và báo cáo tài chính theo đúng quy định của Nhà nước, phụ trách phần hành kế toán TSCĐ ngoài ra còn tham mưu và giúp cho Kế toán trưởng quản lý, điều hành kế toán phần hành. - Kế toán xí nghiệp xây lắp có trách nhiệm thực hiện tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của xí nghiệp như công trình xây lắp, quyết toán công trình và có nghĩa vụ báo sổ về kế toán tổng hợp của Công ty. - Kế toán xí nghiệp cấp nước miền núi có trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của xí nghiệp miền núi và hàng kỳ báo cáo về kế toán Công ty. - Kế toán Nhà máy nước Hưng Vĩnh: liệt kê khối lượng nước sản xuất để tính lương cho công nhân Nhà máy và thanh toán các khoản thuộc nội bộ Nhà máy, nhập xuất hoá chất để tập hợp và báo số liệu về Công ty. - Kế toán theo dõi tiền gửi có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ của Công ty qua khâu trung gian và hàng tháng đối chiếu với Ngân hàng, lập bảng kê quyết toán nộp cho kế toán tổng hợp. - Kế toán tiền mặt có trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ phát sinh thu chi của Công ty, tính lương cho cán bộ công nhân viên Công ty, cuối tháng lên bảng kê làm quyết toán nộp kế toán tổng hợp. - Kế toán thuế có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ doanh thu bán ra và doanh số mua vào để tính khấu trừ thuế, báo thuế với cơ quan thuế thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. - Kế toán theo dõi vật tư có trách nhiệm nhập xuất toàn bộ hàng hoá vật tư của toàn Công ty, hàng tháng lên bảng kê và cân đối số lượng nhập xuất, làm quyết toán rồi nộp cho kế toán tổng hợp. - Kế toán theo dõi bán hàng có nhiệm vụ nhận hoá đơn và nợ từ bộ phận lập chứng từ, vào sổ nợ cho từng thu ngân, theo dõi tiền thu về, đôn đốc và báo cáo kết quả thu tiền với kế toán tổng hợp và kế toán trưởng. 2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Hình thức tổ chức công tác kế toán mà Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An áp dụng là hình thức vừa tập trung vừa phân tán - Với xí nghiệp xây lắp và Nhà máy nước Hưng Vĩnh nằm trong địa phận thành phố Vinh cùng với trụ sở giao dịch nên bộ phận kế toán riêng chỉ tiến hành tập hợp chứng từ phát sinh và gửi về phòng Tài vụ kế toán của Công ty. - Với các xí nghiệp cấp nước miền núi do không nằm trong địa bàn thành phố Vinh nên mọi công việc kế toán thống kê đều được tiến hành tại bộ phận kế toán của đơn vị và định kỳ gửi báo cáo vể phòng Kế toán của Công ty Chế độ và chính sách kế toán tại Công ty - Niên độ kế toán của Công ty: cũng như hầu hết Doanh nghiệp Việt Nam niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Kỳ xác định kết quả kinh doanh của Công ty là quý - phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam Đồng (VND) - Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ: Giá mua + Chi phí khác - Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng - Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: theo giá hợp lý của các khoản thu theo chẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. + H×nh thøc kÕ to¸n C«ng ty ¸p dông lµ h×nh thøc nhËt ký chøng tõ, tÊt c¶ c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh ë c«ng ty ®Òu ®­îc ghi sæ kÕ to¸n theo tr×nh tù thêi gian vµ néi dung kinh tÕ. C«ng ty ®· sö dông mét sè sæ kÕ to¸n theo chÕ ®é ban hµnh vµ mét sè sæ do C«ng ty tù thiÕt kÕ. Bảng tổng hợp, chi tiết Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Chứng từ gốc Bảng cân đối phát sinh Ghi cuối ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 4: Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại Công ty ` + Hệ thống chứng từ kế toán mà Công ty áp dụng đều là mẫu do Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính + Công ty áp dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính 2.3. Đặc điểm của một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An Đối vói một Doanh nghiệp sản xuất cung cấp sản phẩm như Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An thì có gần như đầy đủ các phần hành kế toán, tuy nhiên sau đây tôi chỉ nêu ra những phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty 2.3.1. Kế toán quản trị * Kế toán quản trị là khoa học thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin về hoạt động của doanh nghiệp một cách cụ thể phục vụ cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch làm căn cứ các quyết định quản trị. * Nội dung của kế toán quản trị - Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh: Tài sản cố định, Hàng tồn kho.... - Kế toán quản trị về chi phí, giá thành kế toán quản trị về doanh thu * Nhiệm vụ của kế toán quản trị - Tính toán và lập yêu cầu về vốn trong từng giai đoạn khác nhau giúp nhà quản lý lên được kế hoạch đầu tư - Tính toán tóan đo lường chi phí cho một loại sản phẩm, một thời hạn giao hàng hay để giải quyết một vấn để nào đó. - Xác định rõ nguyên nhân gây ra các chi phí, xác định thời gian, địa điểm phát sinh các loại chi phí đó để giúp các nhà quản trị co giải pháp tác động lên những chi phí này nhằm tiết kiệm chi phí hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động * Vai trò của kế toán quản trị Kế toán quản trị có vai trò quan trọng trong quản trị, điều hành Công ty thể hiện qua các điểm cơ bản sau: - Là nguồn chủ yếu để cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý ra các quyết định kinh doanh - Tư vấn cho nhà quản lý trong quá trình xử lý, phân tích thông tin, lựa chọn phương án, ra quyêt định kinh doanh phù hợp nhất. - Giúp các nhà quản lý kiểm soát, giám sát điều hành các hoạt động kinh tế tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp nhà quản lý đánh giá những vấn để còn tồn tại cần khắc phục. - Giúp nhà quản lý thu nhập, phân tích thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, dự toán sản xuất kinh doanh. 2.3.2. Kế toán tài chính 2.3.2.1. Hạch toán kế toán Tài sản cố định (TSCĐ) TSCĐ trong Doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho Doanh nghiệp. Tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An thì TSCĐ có tổng giá trị tới hàng trăm tỷ đồng bao gồm như máy móc,thiết bị trong sản xuất chiếm 50%, nhà xưởng, văn phòng, máy tính, máy photocopy, xe ôtô. Hạch toán TSCĐ tại Công ty sử dụng chứng từ được ban hành của Bộ Tài chính theo QĐ 15/2006 a. Các chứng từ sử dụng - Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số: 01-TSCĐ-HD) : được sử dụng trong trường hợp tiếp nhận TSCĐ do mua. - Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số: 02-TSCĐ-HD ): được sử dụng khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ - Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số: 03-TSCĐ-HD ): được sử dụng để theo dõi khối lượng sửa chữa lớn, sửa chữa nâng cấp hoàn thành - Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số: 05-TSCĐ-HD ): được sử dụng khi thực hiện kiểm kê TSCĐ - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số: 06-TSCĐ-HD ): dùng để tính và phân bổ khấu hao TSCĐ b. Trình tự luân chuyển chứng từ trong hạch toán TSCĐ Các chứng từ liên quan đến TSCĐ sẽ được đưa lên giám đốc ký duyệt, sau đó chuyển xuống cho bộ phận kế toán, kế toán phụ trách phần hành TSCĐ sẽ phản ánh lên sổ sách các nghiệp vụ phát sinh từ những chứng từ gốc đầy đủ các thông tin và chữ ký của các bên liên quan. Sau khi đã phản ánh lên sổ sách thì chứng từ sẽ được đưa vào lưu trữ bảo quản. c. Hạch toán TSCĐ - Nguyên giá TSCĐ (mua ngoài) = Giá mua + chi phí + các khoản giảm trừ Còn với các TSCĐ được cấp, điều chuyển, biếu tặng thì nguyên giá là giá ghi trên sổ của đơn vị giao - Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm - Để phản ánh tình hình biến động TSCĐ, Công ty sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: TK 211 “TSCĐ hữu hình” TK 213 “TSCĐ vô hình” TK 214 “Hao mòn TSCĐ ” Và các tài khoản liên quan Chứng từ tăng TSCĐ Thẻ TSCĐ Chứng từ giảm TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ Bảng phân bổ khấu hao Sổ cái Sơ đồ 5: Trình tự hạch toán chứng từ TSCĐ 1b TK 811,1381 TK 211,213 TK 111,112,331 1a 5 TK 133 TK 152,334,338 TK 627,641,642 TK 214 TK 241 7 6 2b 2a TK 411 TK 411,711 3 8 TK 3381 4 Sơ đồ 6: Hạch toán tổng hợp TSCĐ 1a - TSCĐ tăng do mua ngoài 1b - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 2a – TSCĐ mua ngoài qua lắp đặt chạy thử, sửa chữa nâng cấp 3 – TSCĐ tăng do Nhà nước cấp hoặc được biếu, tặng, viện trợ 4 – TSCĐ thừa chưa rõ nguyên nhân 5 – TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán, phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân 6 – Giá trị hao mòn giảm 7 - Khấuhao TSCĐ 8 - Điều chuyển TSCĐ 2.3.2.2. Hạch toán kế toán Nguyên vật liệu(NVL), Công cụ dụng cụ (CCDC) - Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã được tiến hành dưới dạng vật hoá. - Công cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định để xếp vào TSCĐ. Tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An Nguyên vật liêu là các hoá chất: phèn, Clo, điện sử dụng trong sản xuất nước sạch. Và là máy bơm, đồng hồ nước, ống nước, ốc, vít các phụ tùng đi kèm trong xây lắp các trạm bơm đường ống Công cụ dụng cụ là cuốc, xẻng, quần áo găng tay bảo hộ lao động, dụng cụ văn phòng a. Chứng từ sử dụng - Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 – VT): Dùng để xác định số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ nhập kho - Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 – VT): Dùng để theo dõi số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ xuất kho - Biên bản kiểm nghiệm vật tư,công cụ,sản phẩm, hàng hoá (Mẫu số 03 - VT): Xác định số lượng, quy cách, chất lượng vật tư, công cụ dụng cụ trước khi nhập kho. - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 04 – VT): Theo dõi vật tư, công cụ dụng cụ còn lại cuối kỳ. - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu số 05 - VT): Xác định số lượng, chất lượng và giá trị vật tư, công cụ có ở kho tại thời điểm kiểm kê. - Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06 – VT): Là chứng từ kê khai mua vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ. - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (Mẫu số 07 – VT): Dùng để phản ánh tổng giá trị NVL, CCDC xuất kho trong tháng theo giá thực tế và giá hạch toán và phân bổ giá trị đã xuất dùng cho các đối tượng sử dụng. b. Trình tự luân chuyển chứng từ: Chứng từ được lập chuyển đến cho các bộ phận liên quan cần sử dụng tiếp nhận và xử lý - Khi nhận được chứng từ kt vật tư, kế toán trưởng kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ sau đó ký hoặc trình lên Giám đốc Công ty ký duyệt. - Sau khi chứng từ đã có được đầy đủ chữ ký thì kế toán vật tư phân loại, sắp xếp, định khoản và ghi sổ kế toán - Chứng từ kế toán đã được phản ánh lên sổ sách sẽ được lưu trữ và bảo quản. c. Trình tự hạch toán - Để phản ánh tình hình biến động NVL,CCDC Công ty sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: TK 152: Nguyên vật liệu TK 153: Công cụ, dụng cụ - Sau đây là quá trình hạch toán chứng từ: Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Thẻ kho Sổ kế toán chi tiết, tổng hợp Bảng kê nhập xuất tồn Sổ Cái Hoá đơn mua hàng Biên bản kiểm nghiệm Giấy đề nghị lĩnh vật tư Lệnh xuất vật tư Nhật ký chứng từ Sơ đồ 7: Hạch toán chứng từ NVL, CCDC - Hạch toán tổng hợp: TK 621,627,641,642 TK 152,153 TK 111,112,331 1a 3 TK 133 1b TK 138,632 TK 338,711 2 4 Sơ đồ 8: Hạch toán tổng hợp NVL, CCDC 1a - Mua NVL, CCDC nhập kho 1b - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 2 - Trị giá NVL, CCDC phát hiện thừa khi kiểm kê 3 - Xuất kho NVL, CCDC sử dụng 4 - Trị giá NVL, CCDC phát hiện thiếu khi kiểm kê 2.3.2.3. Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá và sự hình thành tiền tệ. Tiền lương chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng chất lượng công việc của họ. Đối với người lao động tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu để bù đắp những hao phí cũng như cho đời sống vật chất, tinh thần của họ và gia đình Tại công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An việc tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên theo đúng quy định của Nhà nước. Các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Kinh phí công đoàn (KPCĐ) - BHXH là loại quỹ được hình thành nhằm đảm bảo đời sống cho ngưòi lao động trong trường hợp người lao đông tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động. Quỹ BHXH = Tiền lương cơ bản * 20% Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất , 5% tính vào thu nhập của người lao động - BHYT được hình thành nhằm trợ giúp một phẩn cho người lao động trong trường hợp phòng và khám chữa bệnh khi ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông. Quỹ BHYT = Tiền lương cơ bản * 3% Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất, 1% tính vào thu nhập của người lao động - KPCĐ được hình thành nhằm trợ giúp cho các tổ chức công đoàn hoạt động để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho ngưòi lao động. Quỹ KPCĐ tính hết vào chi phí sản xuất Quỹ KPCĐ = Tiền lương thực tế * 2% a. Các chứng từ sử dụng - Bảng chấm công ( Mẫu số 01a-LĐTL ): theo dõi tình hình thực hiện lao động theo thời gian - Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu số 02-LĐTL ): theo dõi tình hình trả lương cho người lao động - Bảng thanh toán tiền thưởng ( Mẫu số 03-LĐTL): Xác nhận số tiền thưởng cho từng người - Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ( Mẫu số 11-LĐTL ): dùng để phân bổ lương và khoản trích theo lương Trình tự luân chuyển chứng từ - Chứng từ sau khi được lập sẽ được gửi đến bộ phận liên quan xử lý - Kế toán tiền lương, kế toán trưởng kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ sau đó ký hoặc trình lên Giám đốc Công ty ký duyệt. - Sau khi chứng từ đã có được đầy đủ chữ ký thì kế toán tiền lương phân loại, sắp xếp, định khoản và ghi sổ kế toán - Chứng từ kế toán đã được phản ánh lên sổ sách sẽ được lưu trữ và bảo quản. Trình tự hạch toán - Để hạch toán lương và các khoản trích theo lương Công ty sử dụng những tài khoản chủ yếu sau: TK 334: Phải trả người lao động TK 338: Phải trả phải nộp khác (Chi tiết cho các TK cấp 2: TK 3382: Kinh phí công đoàn, TK 3383: Bảo hiểm xã hội, Tk 3384: Bảo hiểm y tế) - Sau đây là trinh tự hạch toán chứng từ: Giấy nghỉ ốm, họp hội nghị Bảng chấm công Bảng thanh toán lương bộ phận Bảng thanh toán lương toàn công ty Bảng thanh toán lương và BHXH Sổ Cái Sơ đồ 9: Hạch toán chứng từ về tiền lương tại Công ty - Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương: 5 TK 335 1 6a 7 2 TK 141 8 3 TK 111,112 TK 622 TK 334 6b TK 627,641,642 TK 138 TK 3383 TK 338 4 Sơ đồ 10: Hạch tóan tổng hợp lương và các khoản trích theo lương 1 – Thanh toán thu nhập cho người lao động 2 - Khấu trừ khoản phải thu khác 3 – Khấu trừ khoản tạm ứng thừa 4 - Giữ hộ người lao động 5 - Tiền lương, thưởng phải trả cho lao động trực tiếp 6a - Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho lao động trực tiếp 6b – Trích trước tiền lương nghỉ phép của lao động trực tiếp 7 - Tiền lương, thưởng phải trả cho nhân viên các bộ phận 8 – BHXH phải trả cho ngưòi lao động 2.3.2.4. Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại ngân hàng, các công ty tài chính tín dụng và các khoản tiền đang chuyển (kể cả nội tệ, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý) a. Các chứng từ sử dụng - Phiếu thu (Mẫu 01-TT/BB): Nhằm xác định số tiền mặt, ngoại tệ.. thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan. - Phiếu chi (Mẫu 02-TT/BB): Nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất tiền, kế toán ghi sổ kế toán. - Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số 03-TT/HD): Làm căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng. - Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu số 04-TT/HD): Là bảng liệt kê các khoản tiền tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán. - Biên lai thu tiền (Mẫu số 05-TT/HD): Là giấy biên nhận đã thu tiền. - Bảng kiểm kê quỹ (Mẫu 07- TT/BB): Nhằm xác nhận tiền bằng VND tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với sổ quỹ. b. Quy trình luân chuyển chứng từ - Chứng từ được lập chuyển đến cho các bộ phận liên quan cần sử dụng tiếp nhận và xử lý - Khi nhận được kế toán tiền măt, tiền gửi, kế toán trưởng kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ sau đó ký hoặc trình lên Giám đốc Công ty ký duyệt. - Sau khi chứng từ đã có được đầy đủ chữ ký thì kế toán tiền mặt, tiền gửi phân loại, sắp xếp, định khoản và ghi sổ kế toán - Chứng từ kế toán đã được phản ánh lên sổ sách sẽ được lưu trữ và bảo quản. c. Trình tự hạch toán TK 152,153,156 TK 111, 112 TK 511 1 5 TK 331 TK 515 2 6 TK 711 TK 133 7 3 TK 3331 TK 211,213 4 8 TK 311,333,334... 9 Sơ đồ 11: Hạch toán tổng hợp tiền mặt, tiền gửi ngân hàng 1 - Thu tiền bán hàng 2 - Thu từ hoạt động tài chính 3 - Thu khác 4 – Thu thuế GTGT cho Nhà nước khi bán hàng, cung cấp dịch vụ 5 – Mua vật từ hàng hoá 6 – Thanh toán hoặc ứng trước chi người bán 7 – Thanh toán thuế GTGT khi mua vật tư, hàng hoá 8 – Mua TSCĐ, BĐS hoặc thanh toán chi phí XDCB 9 - Trả nợ vay, nợ Nhà nước, người lao động và các khoản nợ khác 2.3.2.5. Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và vavs chi phí khác mà doanh nghiệp đã chỉ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một kỳ nhất định Tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621): Bao gồm trị giá thực tế của vật liệu chính, nhiên liệu, bao bì trực tiếp dùng vào sản xuất sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi - Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622): Gồm các khoản tiền lương, phụ cấp, thưởng thường xuyên, ăn giữa ca, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất - Chi phí sản xuất chung (TK 627) bao gồm chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu sửa chữa TSCĐ, chi phí đồ dùng, dụng cụ, quần áo bảo hộ lao động, chi phí khấu hao TSCĐ nhà xưởng máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, chi phí bằng tiền khác của phân xưởng. Trên cơ sở chi phí sản xuất đã được tập hợp theo từng khoản mục, cuối kỳ, kế toán tổng hợp toàn bộ các khoản chi phí này, làm căn cứ để tính tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Để phục vụ công tác này, kế toán tổng hợp chi phí theo dõi và tập hợp chi phí trên TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”. Giá thành sản phẩm: - Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành nhập kho. - Giá thành sản xuất là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh quá trình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn trong qua trình sản xuất cũng như sự hợp lý trong việc tổ chức quản lý sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản xuất, tiết kiệm chi phí giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành sản xuất còn là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định kết sản xuất kinh doanh. - Phương pháp tính giá thành sản phẩm mà công ty áp dụng là phương pháp giản đơn. Theo phương pháp này, tổng giá thành sản phẩm nước sạch được tính trên cơ sở toàn bộ chi phí sản xuất nước đã được tập hợp trong kỳ, - Cuối tháng, kế toán sẽ tiến hành tính toán, phân bổ chi phí sản xuất chung để tính ra chi phí sản xuất chung riêng biệt cho 2 hoạt động sản xuất nước và xây lắp. Sau đó, kế toán sẽ cộng các khoản mục chi phí tập hợp được bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để tính ra tổng chi phí sản xuất. - Tiếp theo, kế toán sẽ thực hiện thao tác kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất, lắp đặt trong tháng từ tài khoản 154 “Chi phí SXKD dở dang” sang tài khoản tài khoản 632 “Giá vốn hang bán” (Chi tiết cho sản phẩm nước và sp xây lắp)mà không qua tài khoản 155). Do đặc thù của sản phẩm nước sạch, xây lắp nên tài khoản 155 không được mở ra vì ở cuối quy trình công nghệ, thành phẩm nước sạch được bơm vào bể chứa bao nhiêu lại được bơm ra hệ thống cung cấp bấy nhiêu, còn công trình xây lắp thì bàn giao cho người sử dụng. 2.3.2.6. Báo cáo tài chính - Báo cáo tài chính (BCTC) là phương pháp dùng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh , tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định - Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin theo một cấu trúc chặt chẽ về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luông tiền của doanh nghiêp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế - Báo các tài chính bao gồm: + Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) + Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02-DN) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN) + Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN) - Thời hạn gửi BCTC: BCTC năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠi CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC NGHỆ AN 3.1. Về hoạt động kinh doanh và bộ máy quản lý của Công ty. - Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An là công ty chuyên về cung cấp nước sạch. Tuy nhiên Công ty không những sản xuất nước sạch cung cấp đủ nhu cầu của người sử dụng mà còn có thêm xí nghiệp xây lắp chuyên thi công lắp đặt, xây lắp các công trình là các trạm bơm nhỏ, hay các đường ống theo yêu cầu của khách hàng. Đây là một hoạt động mang lại lợi nhuận cho Công ty. - Về bộ máy quản lý của công ty: Công ty có bộ máy quản lý với đầy đủ các phòng ban chức năng khác nhau đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Các bộ phận có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau và kịp thời cung cấp thông tin cần thiết cho lãnh đạo Công ty trong việc giám sát, kiểm tra và nghiên cứu thay đổi chính sách quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu quản lý nói chung và đặc điểm kinh doanh của Công ty nói riêng điều này sẽ giúp cho việc quản lý của công ty được dễ dàng thuận lợi không gây ra sự chồng chéo phức tạp trong mọi công tác. 3.2. Về bộ máy và công tác kế toán tại công ty 3.2.1 Những ưu điểm Về bộ máy kế toán và công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty có những ưu điểm sau: - Công ty đã vận dụng tốt các chuẩn mực và chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành. - Bộ máy kế toán của Công ty cơ bản đáp ứng được yêu cầu của việc hạch toán kế toán tại công ty, phản ánh được nhanh chóng chính xác, kịp thời thông tin cần thiết cho quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình biến động của vốn, tài sản. đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. - Thủ quỹ có sự độc lập cần thiết với kế toán nói chung và kế toán thanh toán nói riêng. Thủ quỹ được tách ra thành bộ phận riêng biệt và chịu sự chỉ đạo của giám đốc . Điều này giúp cho trách nhiệm được phân chia rõ ràng, khi xảy ra sai sót rất dễ để quy trách nhiệm. Đồng thời còn ngăn chặn được các hiện tượng tiêu cực như thông đồng, móc ngoặc... 3.2.2. Những nhược điểm cần khắc phục Cùng với những ưu đỉêm đã nêu trên, thì Công ty vẫn còn một số điểm hạn chế trong thực hiện công tác kế toán + Hiện tại phần hành kế toán TSCĐ chưa có người phụ trách riêng mà do kế toán tổng hợp đảm nhiệm. Điều này sẽ dẫn đến việc công tác kế toán của Công ty không được thực hiện đúng theo tiến độ thời gian bởi vì công việc của kế toán tổng hợp quá nhiều. Kế toán tổng hợp phải tổng hợp các phần hành kế toán và báo cáo tài chính theo đúng quy định của Nhà nước, mặt khác TSCĐ của Công ty có giá trị tương đối lớn. Chính vì vậy phải có nhân viên kế toán riêng phụ trách phần hành kế toán TSCĐ. + Tại Công ty có nhân viên phụ trách riêng kế toán tiền mặt và kế toán tiền gửi. Kế toán tiền mặt lại đảm nhiệm luôn kế toán tiền lương, điều này là không hợp lý. Nên để một nhân viên đảm nhận luôn về kế toán tiền, và nhân viên phụ trách về lương riêng vì số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty khá lớn, có ở các nhà máy, xí nghiệp nên công tác quản lý về các khoản phải trả cho người lao động khá phức tạp PHỤ LỤC PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC NGHỆ AN 1 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An 1 1.1.1. Thông tin chung về Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An 1 1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty 4 1.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An 6 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 9 PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC NGHỆ AN 11 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 11 2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty 12 2.3. Đặc điểm của một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An 15 2.3.1. Kế toán quản trị 15 2.3.2. Kế toán tài chính 16 2.3.2.1. Hạch toán kế toán TSCĐ 16 2.3.2.2. Hạch toán kế toán Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ 20 2.3.2.3. Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 23 2.3.2.4. Hạch toán kế toán vốn bằng tiền 28 2.3.2.5. Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 31 2.3.2.6. Báo cáo tài chính 33 PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤO NƯỚC NGHỆ AN 34 3.1. Về hoạt động kinh doanh và bộ máy quản lý 34 3.2. Về bộ máy và công tác kế toán tại Công ty 34 3.2.1. Những ưu điểm 34 3.2.2.Nhứng nhược điểm cần khắc phục 35

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5764.doc
Tài liệu liên quan