Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH Phần Mềm Trí Tuệ

Một phần mềm là một tập hợp các chương trình thực hiện tự động hoá một số các nhiệm vụ nghiệp vụ. Cho dù phần mềm được phát triển để làm nhiệm vụ nào đi nữa thì các phần mềm đều có điểm chung, đó là: đặc tính, tính đáp ứng và loại của ứng dụng. Các đặc tính của phần mềm: Các đặc tính của phần mềm là tất cả các điểm chung cho mọi ứng dụng và cho các dữ liệu đầu vào, các tiến trình, các ràng buộc và các giao diện - Dữ liệu: + Đầu vào: dữ liệu vào là dữ liệu ở bên ngoài máy tính và được đưa vào bằng một thiết bị đầu vào, thường là bàn phím, máy quét, hay mạng máy tính. + Đầu ra: dữ liệu ngược lại so với dữ liệu vào, tức là các dữ liệu đưa ra ngoài máy tính, thường được đưa ra bằng các thiết bị đầu ra như màn hình, máy in, máy chiếu, máy scan, + Sự lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu: dự liệu được mô tả ở dạng vật lý, trong một máy có thể đọc được các khuôn dạng dữ liệu. Việc tìm kiếm dữ liệu được hiểu là bạn có thể truy nhập vào dữ liệu ở dạng lưu trữ của nó.

doc71 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH Phần Mềm Trí Tuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c miền tây Surabaya, bắt đầu vào năm 1993. Với khoảng 1126Hecta đất được cấp phép nó trở thành dự án phát triển thị trấn lớn nhất ở miền đông Java. Bây giờ, CitraRaya được biết đến như là Singapore của Surabaya, là một thành phố trong sạch, xanh, hiện đại. Nó hỗ trợ các tiện nghi như là sân gofl, câu lạc bộ gia đình, trường học quốc tế và địa phương, các cửa hàng, siêu thị, nhà thờ, khu công viên nước và rất nhiều tiện ích khác nữa. Tiếp theo sự thành công của CitraRaya, công ty đã phát triển một số dự án khác để mở rộng phạm vi của tập đoàn Ciputra về phía đông Java và thêm một số vùng của Indonesia. Năm 1995, công ty đã đánh dấu sự mở của của Sân gofl 18-lỗ và tiếp theo là Sân gofl 9-lỗ năm 1997, và trở thành sân gofl nổi tiếng nhất o phía đông Java. Các câu lạc bộ gia đình nằm cạnh câu lạc bộ gofl cũng bắt đầu hoạt động vào năm 1997. Cả 2 loại hình câu lạc bộ này chỉ dành riêng cho những thành viên gia đình của nó thôi. Năm 1997, công ty đã phát động CitraHarmoni, một khu dân cư với chủ đề nghệ thuật của Sidoarjo,miền nam Surabaya. Năm 1998, công ty đã phát động Graha Citra, một khu dân cư ở phía bắc Citraraya. Nhưng cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1998 đã khiến dự án này trì hoãn đến tận năm 2001. Vào năm 2003, Dự án này mới được tái phát động với tên Bukit Palma. Bukit palma tăng thêm chi phí cho nhà ở, do đó nó cung cấp được nhiều nhà ở hơn cho người dân. Trong năm 2005, Công ty đã phát động ba dự án dân cư mới, là CitraGarden Lampung ở Bandar Lampung thuộc đảo Sumatera, Dayu Taman ở Pandaan, 50 km từ Surabaya và Sidoarjo CitraGarden ở Sidoarjo. Trong năm 2005, Công ty cũng bắt đầu hoạt động của các công viên nước Ciputra ở CitraRaya. Bao gồm 4 ha đất, công viên nước Ciputra là công viên nước lớn nhất ở Indonesia. Công ty đã trải qua một hành trình dài để trở thành một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lớn ở Indonesia. Nó đã tạo ra tầm nhìn lớn về tài nguyên đất đai và phát triển phục vụ cho đời sống người dân. PT Ciputra Surya Tpk đã tồn tại thành công sau vụ khủng hoảng tiền tệ năm 1998 và phát triển sau đó. Với kinh nghiệm và sự hỗ trợ quản lí thống nhất của tập đoàn Ciputra, công ty hi vọng sẽ có một hành trình thành công trong tương lai. Công ty PT Ciputra Property Tpk. Tầm nhìn Để xây dựng một tập đoàn kinh doanh bất động sản hoạt động ở lndonesia và ở nước ngoài, với tinh thần đổi mới và xuất sắc, để tạo ra giá trị lớn hơn trong việc cung cấp một cuộc sống tốt đẹp hơn cho xã hội và mang lại những phúc lợi và thịnh vượng cho các bên liên quan. Sứ mệnh Để trở thành người đi đầu trong kinh doanh bất động sản, bằng cách phấn đấu để đạt được mục tiêu tốt nhất, chuyên nghiệp và có lợi nhuận, do đó, nó sẽ trở lựa chọn đầu tiên cho khách hàng, các bên liên quan 'hầu hết lợi nhuận đầu tư, các nhân viên' hầu hết các thử thách thú vị và nơi làm việc và trong cả nước thực sự đóng góp của . Các dự án Ciputra World Jakarta Mal Ciputra Jakarta Hotel Ciputra Jakarta Mal Ciputra Semarang Hotel Ciputra Semarang Grand Citra Jakarta Công ty Ciputra Việt Nam. Giới thiệu chung. Ciputra Việt Nam được thành lập từ năm 1996, là một chi nhánh của tập đoàn Ciputra-Indonesia. Ngay từ khi thành lập công ty đã đặt ra mục tiêu đáp ứng nhu cầu dịch vụ khách hàng, tăng cường mở rộng thị phần ở Việt Nam, phát triển quan hệ kinh tế trên thị trường nhằm đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và xây dựng đô thị, khu dân cư. Địa chỉ : Ciputra Hanoi International City – Xuân Đỉnh – Từ Liêm., Hà Nội Tel: 844 – 3 7576268  Ext: 0/200 Fax: 844- 3 7576282 Website: Email: Ciputrahanoi@ciputra.com Lĩnh vực hoạt động chính : Kinh doanh bất động sản Xây dựng chung cư cao cấp Xây dựng khu giải trí vao cấp Xây dựng khu đô thị hiện đại Công ty đặt ra 4 mục tiêu chính: Khách hàng Chất lượng Hiện đại Cạnh tranh Hướng tới phục vụ nhu cầu về nhà ở và khu giải trí của dân cư, xây dựng các khu đô thị, văn phòng phục vụ cho công việc kinh doanh của các tổ chức, cá nhân Xây dựng các chi nhánh rộng khắp trên cả nước, tập trung vào các khu đô thị như: Hà Nội, TP HCM Thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước. Tuân thủ các chế độ chính sách và chế độ quản lý kinh tế hiện hành. Sơ đồ tổ chức. Ban Giám Đốc 1. Tổng giám đốc 2.Quản lý chung 3.Giám đốc 1 4.Giám đốc 2 Quản lý kĩ thuật và thi công Giám đốc marketing Quản lý khối lượng và chất lượng Quản lý bất động sản Giám đốc kinh doanh Kế toán trưởng Giám đốc hành chính tổng hợp Hình 1.4 sơ đồ tổ chức công ty Ciputra Ban giám đốc Quản lý tình hình kinh doanh sản xuất chung của toàn công ty. Xây dựng, lập kế hoạch, điều hành các mục tiêu chiến lược, sách lược phát triển công ty, điều hành phát triển kinh doanh, xây dựng các qui định, chế độ , chính sách chung cho sự phát triển của công ty. Phòng quản lý kĩ thuật và thi công Phòng quản lý kĩ thuật và thi công chịu trách nhiệm trong việc thiết kế và thi công các dự án về mặt kĩ thuật, có nhiệm vụ đề ra kế hoạch thi công, thiết kế bản vẽ và giám sát việc thi công các công trình Phòng Marketing Thực hiện chức năng quảng cáo sản phẩm cho công ty. Xây dựng, lập kế hoạch cho công ty theo từng chặng thời gian Ngoài trưởng phòng và phó phòng , còn có 5 nhân viên phụ trách thực hiện việc lập kế hoạch marketing, đề ra chiến lược marketing và chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc 1. Phòng quản lý khối lượng và chất lượng Đây là bộ phận sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý hợp đồng, phòng quản lý khối lượng và chất lượng chịu trách nhiệm về vấn đề liên quan đến cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cho các dự án Phòng bao gồm 12 người trong đó có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, mọi giao dịch phát sinh liên quan đến việc cung cấp nguyên vật liệu xây dựng như: đấu thầu mua nguyên vật liệu, kí kết hợp đồng mua, tổ chức thanh toán thanh lí hợp đồng, đều do phòng này quản lí và chịu sự quản lí chung của giám đốc 2. Phòng hiện tại đang sử dụng phần mềm Ecxel để quản lý các giao dịch phát sinh Phòng quản lí bất động sản Phòng này chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh doanh nhà đất, tự lên kế hoạch và thực hiện việc kinh doanh, sử dụng tài sản đất đai của công ty Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm chung liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty, lên kế hoạch xây dựng các dự án và kết hợp với các phòng Marketing, Quản lí khối lượng và chất lượng, Quản lí bất động sản để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Phòng kế toán Lập sổ sách, chứng từ về công ty, tính toán lương và thanh toán cho cán bộ , công nhân viên trong công ty. Chịu trách nhiệm về quản lí tài sản của công ty và thuế đối với nhà nước Phòng hành chính tổng hợp Phòng hành chính tổng hợp chuyên trách về mặt hành chính, giấy tờ và công văn cho cơ quan. Giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật của nhà nước và chính sách với nhân viên trong công ty Một số kết quả kinh doanh nổi bật. Xây dựng chung cư và cao tầng Ciputra Xây dựng câu lạc bộ Ciputra Xây dựng tòa nhà G2, G3 khu đô thị Ciputra Thực trạng ứng dụng tin học trong quản lý tại phòng Quản lí khối lượng và chất lượng. Tình trạng thiết bị tin học Nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích của công nghệ thông tin đối với hoạt động quản lí của đơn vị. Phòng quản lí khối lượng và chất lượng đã trang bị cho mình hệ thống máy tính có cấu hình cao tại mọi vị trí làm việc. Hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ và kết nối internet tạo sự thuận lợi cho việc quản lí và chia sẻ thông tin Ứng dụng phần mềm quản lí hiện thời tại đơn vị Quá trình tin học hóa đang dần được áp dụng tại phòng quản lí khối lượng và chất lượng, hiện tại phòng đang sử dụng phần mềm bảng tính excel và hệ soạn thảo văn bản word của microsoft trong công tác quản lí hoạt động của mình. Theo kế hoạch phòng quản lí khối lượng và chất lượng sẽ trang bị phần mềm riêng để phục vụ cho công tác quản lí hợp đồng xây dựng và quản lí quá trình mua nguyên vật liệu đầu vào Thực tế việc giải quyết bài toán quản lý hợp đồng xây dựng tại công ty Ciputra Việt Nam. Công tác quản lí các hợp đồng mua nguyên vật liệu, mua các yếu tố đầu vào cho các dự án ở công ty hiện tại đang được thực hiện với sự trợ giúp một phần của máy tính. Những bản hợp đồng thu mua, thanh lí nguyên vật liệu được lưu trữ trong tủ đựng hồ sơ, và hỗ trợ bởi phần mềm excel. Việc tạo các yêu cầu báo giá nguyên vật liệu đến nhà cung cấp, tổ chức đấu giá lựa chọn nhà cung cấp, quản lí hợp đồng được thực hiện thủ công với khối lượng công việc là rất lớn Thực tế đặt ra yêu cầu cần phải có sự hỗ trợ của tin học trong công tác quản lí các hợp đồng mua nguyên vật liệu là khách quan và cấp thiết Các vấn đề phát sinh từ hệ thống hiện tại Chính việc quản lí trên đã tạo ra nhiều khó khăn phát sinh trong công ty như: Tốn không gian và thời gian cho việc lưu trữ các bản hợp đồng, hồ sơ các nhà cung cấp, các bản báo giá, các hồ sơ mời thầu.. Khối lượng dữ liệu cần xử lí rất lớn dẫn đến sai sót và chậm chạp gây khó khăn lớn trong quản lí Thời gian lưu trữ các văn bản , hợp đồng thường là lâu dài tùy theo dự án của công ty dẫn đến quá trình kiểm tra thanh toán, thanh lí hợp đồng rất khó kiểm soát Việc tổ chức đấu thấu, lựa chọn nhà thầu nguyên vật liệu rất tốn thời gian và tốn phí lưu trữ thông tin nhà cung cấp Quá trình luân chuyển thông tin trong hệ thống chậm chạp và khó kiểm soát với số lượng nhân viên không nhiều của phòng quản lí khối lượng và chất lượng Với một số khó khăn chủ yếu kể trên thì việc Xây dựng một phần mềm quản lí hợp đồng tại phòng quản lí khối lượng và chất lượng là giải pháp và cũng là xu thế tất yếu phù hợp với yêu cầu hiện tại và sự phát triển của tổ chức trong tương lai Mục tiêu của phần mềm. Phần mềm quản lí hợp đồng cần đạt được các mục đích sau: Tạo và quản lí danh mục nguyên vật liệu, nhà thầu Tạo và quản lí yêu cầu báo giá cho mỗi loại nguyên vật liệu Gửi yêu cầu báo giá cho nhà cung cấp Nhập và quản lí các yêu cầu báo giá Phân loại nhà cung cấp, lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất Tạo đơn mua , hợp đồng mua Quản lí kì hạn thanh toán với mỗi hợp đồng mua hàng Quản lí công nợ Thông tin đầu vào, đầu ra của phần mềm. Thông tin đầu vào Hồ sơ nhà thầu Danh sách vật tư Hợp đồng mời thầu Hợp đồng mua vật tư Các phiếu thanh toán Thông tin đầu ra Báo cáo danh sách người tham gia đấu thầu Báo cáo chi tiết về người trúng thầu Báo cáo về tình hình thanh toán, thanh lí hợp đồng Báo cáo công nợ Phiếu yêu cầu báo giá Bản mẫu hợp đồng Mục đích, phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu tổng quan về cơ cấu tổ chức, quá trình thành lập và phát triển của công ty Tìm hiểu bài toán quản lí hợp đồng tại đơn vị, làm rõ tính cấp thiết của đề tài Tìm hiểu phương pháp luận xây dựng và quản lí một dự án phần mềm Thực hiện phân tích, thiết kế và xây dựng phần mềm quản lí hợp đồng, giải quyết vấn đề phát sinh của hệ thống cũ và đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai của hệ thống Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng trong kinh tế làm phương pháp luận cơ bản, kết hợp các phương pháp khác như phân tích hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp khảo sát thực tế, so sánh phân tích qua tài liệu cụ thể để hoàn thành đề tài này Phạm vi nghiên cứu Đề tài được áp dụng tại phòng quản lí khối lượng và chất lượng của công ty Ciputra Việt Nam, là khách hàng yêu câud phần mềm của công ty TNHH phần mềm trí tuệ ISOFTCO, được xây dựng theo qui trình nghiệp vụ của đơn vị thực tập Chương 2 Cơ sở phương pháp luận và những công cụ cần thiết để thực hiện đề tài 2.1. Cơ sở phương pháp luận về xây dựng phần mềm. 2.1.1. Phần mềm và công nghệ phần mềm. 2.1.1.1. Khái niệm phần mềm. Khái niệm phần mềm lâu nay vẫn được đồng nhất với khái niệm chưuơng trình của máy tính. Ở mức độ nào đó thì khái niệm này vẫn đúng trong quy mô học đường. Khi phần mềm đã phát triển đến đỉnh cao và trở thành công nghiệp thì khái niệm phần mềm đã được định nghĩa một cách chính xác. Nhà tin học người Mỹ - Tiến sĩ Roger Pressman thì phần mềm là tổng thể của ba thành phần chính: các chương trình máy tính, các cấu trúc dữ liệu có liên quan, tài liệu hướng dẫn sử dụng. Định nghĩa này cho thấy sự khác nhau trong việc lập trình ở quy mô học đường với lập trình ở quy mô công nghiệp, nó xác định thành phần của phần mềm trong công nghệ phần mềm tổng quát và đầy đủ hơn nhiều so với khái niệm thông thường. 2.1.1.2. Công nghệ phần mềm. Mặc dù máy tính đã ra đời tù cách đầy hàng nửa thế kỷ nhưng khái niệm công nghệ phần mềm mới xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây. Tuy rằng việc phát triển phần mềm đã có từ lâu và trải qua những bước tiến quan trọng trong lịch sử, song chỉ những bước tiến nhảy vọt ở thập niên cuối cùng thế kỷ XX, và thập niên đầu thế kỉ XXI cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, điện tử viễn thông thì phần mềm mới trở thành một ngành công nghiệp có vị trí đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Với quy mô sản xuất công nghiệp, phần mềm từ chỗ là công cụ phân tích và xử lý thông tin đã trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn. Nó góp phần quan trọng đưa loài người tiến vào kỷ nguyên của kinh tế tri thức. Khái niệm công nghệ phần mềm được hiểu như sau: công nghệ phần mềm là một tổ hợp các công cụ, phương pháp và thủ tục làm cho người quản trị viên dự án nắm được xu thế tổng quát phát triển của phần mềm và giúp cho kỹ sư lập trình có một nền tảng để triển khai các định hướng của phần mềm. Từ khái niệm về công nghệ phần mềm đã trình bày ở trên, ta có thể biểu diễn một cách trực quan theo mô hình sau (hình 2.2) CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM Thành phần Chức năng Công cụ Phương pháp Thủ tục Kỹ sư phần mềm Quản trị viên dự án Hình 2.1: Mô hình công nghệ phần mềm Như vậy, công nghệ phần mềm bao gồm ba thành phần và hai chức năng chính. -Thành phần: √ Công cụ: thành phần này liên quan trực tiếp đến việc cung cấp các phương tiện hỗ trợ tự động hay bán tự động cho thành phần thủ tục hoặc phương pháp. √ Phương pháp: là cách thức về công nghệ, kỹ thuật để làm phần mềm. Nó liên quan đến tất cả các công đoạn phát triển hệ thống như nghiên cứu yêu cầu, thiết kế, lập trình, kiểm thử và bảo trì. Phương pháp dựa trên những nguyên lý cơ bản nhất cho tất cả các lĩnh vực công nghệ kể cả các hoạt động mô hình hoá và kỹ thuật mô tả. √ Thủ tục: Thành phần này liên quan đến vấn đề quản trị phát triển phần mềm như lập kế hoạch, quản trị chất lượng , chi phí, mua bán sản phẩm phụ, cấu hình phần mềm, quản trị sự thay đổi, quản trị nhân lực, chuyển giao, đào tạo, tài liệu. -Chức năng: √ Quản trị viên dự án: Quản trị viên dự án là người có kinh nghiệm trong quản lý dự án phần mềm, có trách nhiệm quản lý dự án , trực tiếp tham gia các công việc then chốt của dự án, phân công các chức danh trong quá trình thực hiện dự án. √ Kỹ sư phần mềm: là người biết cách áp dụng rộng rãi những kiến thức về cách phát triển ứng dụng vào việc tổ chức phát triển một cách có hệ thống các ứng dụng. Công việc của người kỹ sư phần mềm là đánh giá, lựa chọn, sử dụng cách tiếp cận có hệ thống, chuyên biệt rõ ràng trong việc phát triển đưa vào ứng dụng, bảo trì và thay thế phần mềm. Như vậy, khái niệm công nghệ phần mềm là một khái niệm không chỉ đề cập tới cách thức phối hợp công nghệ, phương pháp và công cụ theo các quy trình nghiêm ngặt để làm ra sản phẩm chất lượng cao. 2.1.2. Lịch sử phát triển của phần mềm. Người ta phân biệt sự tiến triển của phần mềm theo một số giai đoạn được trình bày trong bảng sau: Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4 1950à1960 1960à1970 1970à1990 1990ànay -Máy tính đơn chiếc. -Lập trình bằng ngôn ngữ máy -Lập trình bằng ngôn ngữ thuật toán. -Kích thước máy tính thu nhỏ. -Xuất hiện IBMPC. -Đã bắt đầu có xu hướng thương mại hoá phần mềm. -Phát triển hệ thống máy tính để bàn. -Cơ sở dữ liệu phân tán. -Khái niệm công nghệ phần mềm đã xuất hiện Qua lịch sử tiến triển của máy tính và phần mềm ta thấy một xu hướng nổi bật: nếu về phần cứng, kích thước của máy tính càng ngày càng giảm và tính năng của chúng càng ngày càng tăng thì phần mềm cũng có hai đặc điểm nổi trội: - Ngày càng sử dụng các ngôn ngữ lập trình đa dạng - Giá bán của phần mềm ngày càng tăng đáng kể trong so sánh tương đối với phần cứng Khác với các sản phẩm thông thường khác, phần mềm có hai đặc trưng cơ bản sau: - Phần mềm không phải là thành phần kỹ thuật được hiểu theo nghĩa lắp ráp mà mang yếu tố logic. Tức là mỗi phần mềm được tạo ra dựa trên ý tưởng của các kỹ sư phần mềm - Khác với các sản phẩm của nền công nghiệp thông thường là bị hao mòn đi trong quá trình sử dụng, giá trị của phần mềm được tăng lên khi càng có đông người sử dụng. 2.1.3. Các đặc trưng của phần mềm và phân loại phần mềm. Một phần mềm là một tập hợp các chương trình thực hiện tự động hoá một số các nhiệm vụ nghiệp vụ. Cho dù phần mềm được phát triển để làm nhiệm vụ nào đi nữa thì các phần mềm đều có điểm chung, đó là: đặc tính, tính đáp ứng và loại của ứng dụng. Các đặc tính của phần mềm: Các đặc tính của phần mềm là tất cả các điểm chung cho mọi ứng dụng và cho các dữ liệu đầu vào, các tiến trình, các ràng buộc và các giao diện - Dữ liệu: + Đầu vào: dữ liệu vào là dữ liệu ở bên ngoài máy tính và được đưa vào bằng một thiết bị đầu vào, thường là bàn phím, máy quét, hay mạng máy tính. + Đầu ra: dữ liệu ngược lại so với dữ liệu vào, tức là các dữ liệu đưa ra ngoài máy tính, thường được đưa ra bằng các thiết bị đầu ra như màn hình, máy in, máy chiếu, máy scan, + Sự lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu: dự liệu được mô tả ở dạng vật lý, trong một máy có thể đọc được các khuôn dạng dữ liệu. Việc tìm kiếm dữ liệu được hiểu là bạn có thể truy nhập vào dữ liệu ở dạng lưu trữ của nó. -Xử lý: Xử lý bao gồm một chuỗi các lệnh hoặc các sự kiện có liên quan với nhau làm việc với các dữ liệu. Kết quả của một xử lý có thể là: làm thay đổi cơ sở dữ liệu, đưa dữ liệu trả lời ra thiét bị đầu cuối, máy in hoặc in ra giấy, có thể là những yêu cầu về trang thiết bị được suy diễn ra về các tình huống các phần tử -Ràng buộc: +Ràng buộc về thứ tự trước: bắt buộc về thứ tự trước là điều kiện đầu tiên phải được đáp ứng để có thể bắt đầu quá trình xử lý. +Ràng buộc về tính thứ tự sau: là điều kiện cần phải thoả mãn để quá trình xử lý có thể hoàn thành được. Cụm câu lệnh này được đưa vào cuối quá trình xử lý. +Ràng buộc về thời gian: bao gồm ràng buộc về thời gian xử lý, thời gian phân chia cho một quá trình xử lý, thời gian yêu cầu đối với các quá trình xử lý bên ngoài, thời gian xử lý đồng bộ, thời gian trả lời cho quá trình xử lý với giao diện bên ngoài. +Ràng buộc về mặt cấu trúc: có thể hiểu là bao gồm việc xác định loại đầu vào và đầu ra của các dữ liệu nào được cho phép, quá trình xử lý được thực hiện như thế nào và mối quan hệ giữa các quá trình với nhau. +Ràng buộc về điều khiển: liên quan đến việc duy trì mối quan hệ về dữ liệu. +Ràng buộc về suy diễn: đó là những khả năng có thể xảy ra từ một ứng dụng, dựa vào các kết quả trước đó hoặc có thể dựa vào quan hệ về dữ liệu ta có thể dẫn đến một kết quả khác nhau. -Giao diện: Quan trọng nhất là giao diện người sử dụng. Đó là phương tiện giao tiếp giữa người sử dụng và chương trình. Sau đó là giao diện thủ công (là các mẫu báo cáo, và một số giao diện đã được chuẩn hoá như giao diện về mạng LAN của SOI, ISO,. Tính đáp ứng TÍnh đáp ứng của mỗi ứng dụng được hiểu là thời gian sử dụng và đáp ứng yêu cầu từ người sử dụng. Nó được định nghĩa bởi sự định hướng thời gian mà ứng dụng xử lý như: xử lý theo kiểu trực tuyến, xử lý theo lô hay xử lý theo thời gian thực. -Xử lý theo lô: là ứng dụng mà các phiên giao dịch được gom lại theo thời gian và thực hiện theo nhóm, tại mỗi thời điểm xác định công việc được xếp lại theo lô và đưa vào xử lý. -Xử lý theo thời gian thực: ứng dụng dạng này xử lý phiên giao dịch hoặc sự kiện trên thời gian thực tế mà quá trình xử lý xảy ra. Sau đó kết quả được sẵn sàng sử dụng cho các yêu cầu khác. Những thay đổi thu được từ một quá trình xử lý thời gian thực có thể đudược khôi phục lại trạng thái ban đầu. -Xử lý theo kiểu trực tuyến: ứng dụng trực tuyến được định vị trực tiếp trong bộ nhớ và được sử dụng một cách tuần tự bởi các phiên giao dịch hoặc sự kiện mà không cần phải nạp lại ứng dụng vào bộ nhớ. Phân loại phần mềm Người ta chia phần mềm ra làm hai loại chính: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ thống có chức năng điều khiển, giám sát hoạt động của các phần cứng. Phần mềm hệ thống bao gồm bốn loại nhỏ: -Hệ điều hành: điều khiển, quản lý, giám sát các phần cứng và tạo môi trường cho các chương trình khác. -Các chương trình tiện ích: bổ sung thêm chức năng cho hệ điều hành như kiểm tra lỗi, sao lưu dữ liệu, phân chia ổ đĩa. -Chương trình điều khiển thiết bị (drive): giúp hệ điều hành nhận biết và điều khiển sử dụng các thiết bị phần cứng. -Chương trình dịch: dịch các ứng dụng từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ người dùng. Phần mềm ứng dụng: bao gồm 4 nhóm: -Phần mềm kinh doanh: hỗ trợ việc quản lý, sản xuất kinh doanh. -Phần mềm năng suất: giúp nâng cao năng suất và hiệu quả của người dùng. -Phần mềm giáo dục tham khảo: hỗ trợ cho quá trình học tập. Ví dụ như các phần mềm từ điển, -Phần mềm giải trí: các phần mềm games, ca nhạc, . 2.1.4. Vòng đời phát triển của phần mềm. Trong sản xuất phần mềm công nghiệp, người ta đưa ra khái niệm vòng đời phát triển của phần mềm, tức là các bước từ khi đặt kế hoạch phát triển cho đến giai đoạn cuối cùng của quy trình phát triển phần mềm và được gọi là vòng đời phát triển của phần mềm. Nó thường dùng mô hình thác nước (hình 2.1) để biểu diễn. Phân tích Thiết kế Kiểm thử Khởi tạo và lập kế hoạch Vận hành, bảo trì Thời gian Hình 2.2: Mô hình thác nước của vòng đời phát triển của phần mềm Mục đích của mô hình là phân đoạn toàn bộ quá trình phát triển phần mềm thành các giai đoạn nhất định. Trên cơ sở đó có các giải pháp hiệu quả nhất cho từng giai đoạn. Ta dùng hình ảnh dốc từ thác nước xuống để biểu diễn. Các công đoạn dưới càng chịu nhiều tác động của các công đoạn trên. -Công nghệ hệ thống: là nền tảng của tất cả các công đoạn tiếp theo. Vì bản thân phần mềm chỉ là một phần của hoạt động quản lý, do đó khi xây dựng phần mềm ta phải đặt nó trong các ràng buộc với các yếu tố như phần cứng, nhân tố con người, cơ sở dữ liệu, -Phân tích: giai đoạn này chịu tác động của công nghệ hệ thống nhưng bản thân nó lại tác động đến tất cả các công đoạn còn lại vì phân tích là nền tảng để chuyển giao tới quy trình thiết kế. -Thiết kế: bao gồm thiết kế kiến trúc hệ thống và thiết kế kiến trúc kỹ thuật (thiết kế dữ liệu, thiết kế chương trình, thiết kế giao diện, thiết kế xử lý). -Kiểm thử: giai đoạn kiểm thử tập trung vào phần logic bên trong của phần mềm, đảm bảo rằng tất cả các câu lệnh đều được kiểm thử nhằm phát hiện ra các lỗi và kết quả phù hợp với dữ liệu vào. -Vận hành, bảo trì: Sau khi bàn giao phần mềm cho khách hàng, để hoàn toàn tương thích với các điều kiện quản lý của cơ sở thực tế (sự thay đổi của OS hay các thiết bị ngoại vi) cần phải có giai đoạn bảo trì. Quá trình bảo trì còn xảy ra khi khách hàng yêu cầu nâng cao chức năng hay hiệu năng. Việc bảo trì phần mềm phải áp dụng lại các bước của vòng đời phát triển nói trên cho chưuơng trình hiện tại chứ không phải chương trình mới. Ngoài mô hình thác nước, người ta còn cải tiến thành các mô hình lặp, tức là không chỉ vận động theo một chiều từ trên xuống mà còn có sự vận động theo chiều ngược lại, người ta cần hoàn chỉnh các bước đã trải qua. 2.1.5. Các phương pháp thiết kế phần mềm. Có hai phương pháp để thiết kế phần mềm là thiết kế từ đỉnh xuống và thiết kế từ dưới lên. Phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống (Top Down Design – TDD) Phương pháp này áp dụng để thiết kế phần mềm cho những đơn vị chưa có phần mềm hỗ trợ bất cứ nghiệp vụ nào tức là bắt đầu tiến hành tin học hoá. Nó được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Đây là một phương pháp thiết kế giải thuật dựa trên tư tưởng module hoá. Nội dung của phương pháp này như sau: Trước hết người ta xác định các vấn đề chủ yếu nhất mà việc giải quyết bài toán yêu cầu, bao quát được toàn bộ bài toán. Sau đó phân chia nhiệm vụ cần giải quyết thành các nhiệm vụ cụ thể hơn, tức là chuyển dần từ module chính đến các module con từ trên xuống dưới. Trong đề tài này em cũng sử dụng phương pháp thiết kế từ trên xuống. Mục đích của đề tài là xây dựng các chương trình quản lý hợp đồng mua vật tư xây dựng. Trên cơ sở phân tích chức năng cần có của chương trình, em chia module chính của chương trình thành bốn module nhỏ để có phác thảo thứ nhất về bài toán đặt ra: Phần mềm quản lý hợp đồng mua vật tư Xử lý hoá đơn Quản lý nhập kho vật tư Quản lý thanh toán hợp đồng Đấu giá vật tư Đối với mỗi module nhỏ lại được phân chia ra làm nhiều các module con (phác thảo thứ hai) Phần mềm quản lý hợp đồng mua vật tư Đấu giá vật tư Quản lý thanh toán hợp đồng Xử lý nhập kho vật tư Xử lý hoá đơn Gửi yêu cầu báo giá Nhận và sắp xếp các yêu cầu báo giá Lựa chọn nhà cung cấp Ký hợp đồng và đơn hàng Tạo yêu cầu thanh toán Gửi yêu cầu cho phòng Kế toán Thanh toán với nhà cung cấp Cập nhật công nợ nhà cung cấp Nhận đơn hàng Viết phiếu nhập Nhập kho Nhập dữ liệu vào hệ thống Nhận hoá đơn từ nhà cung cấp Thanh toán Cập nhật công nợ nhà cung cấp Như vậy theo phương pháp thiết kế này thì chương trình sẽ có 15 module cơ sở. Mỗi module là một chương trình con giải quyết một vấn đề cụ thể. Phương pháp thiết kế từ dưới lên (Buttom Up Design – BTU) Phương pháp này áp dụng cho những đơn vị mà trong tổ chức trước đó đã ứng dụng tin học ở một số bộ phận . Tư tưởng của phương pháp này là: Trước hết người ta tiến hành giải quyết các vấn đề cụ thể, sau đó trên cơ sở đánh giá mức độ tương tự về chức năng của các vấn đề này trong việc giải quyết bài toán, người ta gộp chúng lại thành từng nhóm cùng chức năng từ dưới lên trên cho đến module chính. Tiếp đó sẽ thiết kế thêm một số chương trình làm phong phú hơn, đầy đủ hơn chức năng của các phân hệ và cuối cùng là thiết kế một chương trình làm nhiệm vụ tập hợp các module thành một hệ chương trình thống nhất, hoàn chỉnh. Để minh hoạ cho tư tưởng thiết kế này ta xem xét ví dụ sau đây: Giả sử trong một doanh nghiệp, công việc ứng dụng tin học trong quản lý đã được triển khai ở các bộ phận khác nhau và trong từng thời điểm khác nhau. Kết quả là người ta đã thiết kế và đưa vào sử dụng một số chương trình quản lý trong các phòng ban (phòng Tài vụ, phòng cung ứng vật tư, phòng Tổ chức hành chính,). Danh sách các chương trình như sau: Prog 1: Vào số liệu cho tệp hồ sơ cán bộ. Prog 2: Sửa chữa, bổ sung, cập nhật hồ sơ. Prog 3: Vào số liệu cho tệp quản lý vật tư. Prog 4: Vào số liệu cho tệp hoá đơn bán sản phẩm. Prog 5: Tính lương cán bộ quản lý. Prog 6: Lập bảng dự toán sử dụng vật tư. Prog 7: Quản lý cán bộ. Prog 8: Lập bảng tính giá trị sản phẩm bán ra. Các chương trình này đã được sử dụng và có kết quả trong sản xuất kinh doanh đã được thực tế kiểm nghiệm. Bây giờ trên cơ sở các chương trình cụ thể này, lãnh đạo công ty có nhu cầu thiết kế một hệ thống chương trình thống nhất, phục vụ tốt hơn cho việc quản lý doanh nghiệp. Trong trường hợp này, chúng ta phải vận dụng phương pháp thiết kế từ dưới lên. Ta lần lượt được các phác thảo sau đây: √ Phác thảo thứ nhất: Gộp các module 1, 2, 5, 7 thành phân hệ quản lý nhân sự: Quản lý nhân sự Prog 1 Prog 2 Prog 5 Prog 7 √ Phác thảo thứ hai: Gộp các module 4, 8 thành phân hệ quản lý bán hàng: Quản trị bán hàng Prog 4 Prog 8 √ Phác thảo thứ ba: Gộp các module 3, 6 thành các chức năng quản lý kho hàng: Quản trị kho hàng Prog 3 Prog 6 √ Phác thảo thứ 4: Trên cơ sở chức năng của các phân hệ quản lý trên đây, chúng ta có thể tiến hành thiết kế thêm một số chương trình khác làm phong phú thêm các vấn đề mà hệ thống quản lý (Prog 9 - dự báo mức tiêu thụ hàng hoá, Prog 10 - lập bảng tổng hợp hàng tồn kho). Các chương trình đựơc thiết kế bổ sung phải đảm bảo được yêu cầu phù hợp về mặt chức năng với các chương trình đã được thiết kế bà cài đặt trước đó. Đồng thời phải có sự tương thích với các chương trình đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Trong ví dụ trên đây ta co thể thiết kế thêm nhiều chương trình trong mỗi phân hệ làm cho khả năng của các phân hệ ngày càng đa dạng, giải quyết được ngày càng hiệu quả các vấn đề mà thực tế quản lý của doanh nghiệp đặt ra. Ở đây là gộp ba phân hệ vừa thiết kế thành một hệ tin học quản lý thống nhất của doanh nghiệp dưới dạng mô hình sau: Quản trị nhân sự Quản trị bán hàng Quản trị kho hàng Quản trị doanh nghiệp Prog 1 Prog 2 Prog 5 Prog 7 Prog 4 Prog 8 Prog 3 Prog 3 Prog 6 Prog 10 2.1.6. Các quy trình trong công nghệ phần mềm. 2.1.6.1. Quy trình 1: Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm. Mục đích: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp kỹ thuật, tiến hành xây dựng hợp đồng với khách hàng, theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng, tổ chức thanh lý, thanh toán hợp đồng và lập hồ sơ tổng quát về quy trình hợp đồng phần mềm. Dấu hiệu: Quy trình xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm tập trung vào các dấu hiệu sau: Xây dựng hợp đồng phần mềm với khách hàng. Theo dõi thực hiện hợp đồng phần mềm với khách hàng. Thanh toán, thanh lý hợp đồng phần mềm với khách hàng. Lưu đồ: 2.1.6.2. Quy trình 2: Xác định yêu cầu phần mềm. Mục đích: Sau khi đã có hợp đồng phần mềm với khách hàng, hợp đồng được chuyển sang để thực hiện chương trình thứ hai nhằm xác định nhu cầu của khách hàng về sản phẩm tương lai. Yêu cầu đặt ra là phải lượng hóa các dạng mô hình. Dấu hiệu: Phân tích nghiệp vụ chuyên sâu. Lập mô hình hoạt động của hệ thống (DFD, BFD, ERD) Lưu đồ: 2.1.6.3. Quy trình 3: Quy trình thiết kế phần mềm. Mục đích: Sau quy trình xác định yêu cầu phần mềm, trên cơ sở hồ sơ của giai đoạn phân tích ta chuyển sang quy trình thiết kế nhằm xác định hồ sơ tổng thể các vấn đề thiết kế phần mềm từ tổng quát tới chi tiết. Dấu hiệu: Thiết kế kiến trúc phần mềm. Thiết kế kỹ thuật: Thiết kế dữ liệu Thiết kế giải thuật Thiết kế chương trình Thiết kế giao diện Lưu đồ: 2.1.6.4. Quy trình 4: Quy trình lập trình. Mục đích: Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, bộ phận lập trình tiến hành chi tiết hóa các sơ đồ khối hay các lưu đồ để biến thành các bản vẽ thiết kế sản phẩm phần mềm nhưng bản thân công đoạn lập trình cũng phải trung thành với thiết kế kiến trúc của phần mềm, không được làm thay đổi. Dấu hiệu: Lập trình các thư viện chung. Lập trình module. Tích hợp hệ thống. Lưu đồ: 2.1.6.5. Quy trình 5: Quy trình test. Mục đích: Sau khi đã có công đoạn lập trình, các lập trình viên tiến hành test chương trình và test toàn bộ phần mềm bao gồm test hệ thống, test tiêu chuẩn nghiệm thu nhằm đảm bảo có một phần mềm chất lượng cao. Dấu hiệu: Lập kịch bản test. Test hệ thống. Test nghiệm thu. Lưu đồ: 2.1.6.6. Quy trình 6: Quy trình triển khai. Mục đích: Đây là công đoạn cuối cùng trong toàn bộ công đoạn khép kín của quy trình sản xuất phần mềm. Dấu hiệu: Cài đặt máy chủ. Cài đặt máy trạm. Vận hành phần mềm. Hướng dẫn đào tạo sử dụng. Lưu đồ: 2.2. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. 2.2.1. Ngôn ngữ lập trình Visual Basic. 2.2.1.1. Khái quát về ngôn ngữ lập trình Visual Basic. Lập trình với VISUAL BASIC ngày càng được chú ý và có nhiều đề yêu cầu trong các đề án được thực hiện trong nước và ngoài nước bởi VISUAL BASIC là một ngôn ngữ lập trình sử dụng phương pháp luận lập trình mới nhất như phương pháp lập trình hướng đối tượng, với công cụ cơ sở dữ liệu mô hình quan hệ, kiến trúc Client – Server. VISUAL BASIC là ngôn ngữ lập trình trên Windows do hãng Microsoft xây dựng. Nó là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Visual Basic có môi trường soạn thảo đơn giản, dễ sử dụng, dễ hiểu và thân thiện với người sử dụng. Nó giúp cho lập trình viên có thể thấy ngay được kết quả, giao diện sau mỗi thao tác thiết kế. Khi thiết kế giao diện chỉ cần gắp thả các đối tượng. Khi chương trình thực hiện, nó sẽ thực hiện thông qua các sự kiện của đối tượng như: kích chuột, di chuột, bấm phím Khả năng thừa kế cũng như sử dụng những công cụ và thư viện có sẵn cũng như khả năng tạo ra các thư viện giúp cho lập trình viên xây dựng ứng dụng một cách nhanh chóng và thuận lợi cho việc lập trình theo nhóm. Với sự hỗ trợ của các thành phần có sẵn cho nên Visual Basic rất mạnh cho việc xây dựng các ứng dụng. 2.2.1.2. Các tính năng của Visual Basic. Tiết kiệm được thời gian và công sức khi xây dựng ứng dụng. Cho phép chỉnh sửa chương trình một cách dễ dàng, đơn giản. Khi thiết kế chương trình có thể thấy ngay kết quả qua từng thao tác. Có khả năng liên kết với các thư viện liên kết động. 2.2.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. 2.2.2.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu. Để dễ dàng cho việc giải thích các khái niệm, trước hết ta xem xét một hệ thống bán vé máy bay bằng máy tính. Dữ liệu lưu trữ trong máy tính bao gồm thông tin về khách hàng, chuyến bay, đường bayMọi thông tin về mối quan hệ này được biểu diễn trong máy thông qua việc đặt chỗ của khách hàng. Vậy làm thế nào để biểu diễn được dữ liệu đó và bảo đảm cho khách hàng đi đúng chuyến? Dữ liệu trên được lưu trữ trong máy theo một quy định nào đó được gọi là một cơ sở dữ liệu (CSDL – Database) Phần chương trình để có thể xử lý, thay đổi dữ liệu này được gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQTCSDL).Theo nghĩa này hệ quản trị cơ sở dữ liệu có nhiệm vụ rất quan trọng như là một bộ diễn dịch với ngôn ngữ bậc cao nhằm giúp người sử dụng có thể dùng được hệ thống mà ít nhiều không cần quan tâm đến thuật toán chi tiết hoặc biểu diễn dữ liệu trong máy tính. 2.2.2.2. Kiến trúc một hệ cơ sở dữ liệu. Một CSDL được phân thành các mức khác nhau: Phần cơ sở dữ liệu vật lý (mức vật lý) là các tệp dữ liệu theo một cấu trúc nào đó được lưu trữ trên các thiết bị nhớ thứ cấp như đĩa, băng từ Phần cơ sở dữ liệu mức khái niệm là một sự biểu diễn trừu tượng của CSDL vật lý, còn có thể nói tương đương: CSDL mức vật lý là sự cài đặt cụ thể của CSDL mức khái niệm. Các khung nhìn (view) là cách nhìn, là quan niệm của từng người sử dụng đối với CSDL mức khái niệm. Sự khác nhau giữa khung nhìn và mức khái niệm thực chất là không lớn. 2.2.2.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access 2003. ACCESS là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng nhiều trong các chương trình máy tính liên quan đến dữ liệu. Nó lưu trữ các thông tin cần thiết để xử lý, thay đổi được thực hiện bởi các phần mềm ứng dụng. Nó đảm bảo tính trung thực và dễ sử dụng, thân thiện với người dùng, dễ thiết kế. Nhưng điểm đặc biệt quan trọng là một chương trình Access có khả năng đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cần thiết của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Microsoft Access là hệ thống các chương trình hỗ trợ các tác vụ quản lý, khai thác dữ liệu theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ. Nó trợ giúp cho người sử dụng lưu trữ thông tin dữ liệu bên ngoài vào máy tính dưới dạng các bảng và có thể xử lý trên dữ liệu trong các bảng đã lưu trữ. Microsoft Access có các đặc điểm sau: Hỗ trợ cơ chế tự động kiểm tra khoá chính, phụ thuộc tồn tại, miền giá trị,của cơ sở dữ liệu bên trong các bảng một cách chặt chẽ. Với công cụ Wizard cho phép người sử dụng có thể thiết kế các đối tượng trong đó một cách nhanh chóng. Với công cụ truy vấn bằng QBE (Query By Example) hỗ trợ người sử dụng có thể thực hiện các truy vấn mà không cần quan tâm đến cú pháp của các câu lệnh trong ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL được viết như thế nào. Ứng dụng có thể sử dụng trên môi trường mạng máy tính nhiều người sử dụng, cơ sở dữ liệu được bảo mật tốt. Có khả năng trao đổi với các ứng dụng khác và có thể chuyển đổi dữ liệu. Dữ liệu được gói trong một tập tin. Chương 3 Xây dựng chương trình quản lý hợp đồng xây dựng cho tổng công ty Ciputra Việt Nam 3.1. Xác định yêu cầu người sử dụng. 1. Các function - Tạo và quản lí danh mục NVL cấu thành - Tạo và quản lí yêu cầu báo giá cho mỗi danh mục NVL cấu thành - Gửi yêu cầu báo giá cho NCC đã lựa chọn - Cập nhật và quản lí các bản báo giá - Xếp loại NCC cơ bản dựa trên bản báo giá - Tạo đơn mua hàng dựa trên giá của NCC tốt nhất - Quản lí kì thanh toán của mỗi đơn mua hàng - Nhập và quản lí phiếu nhập kho NVL theo đơn mua hàng - Nhập và quản lí hóa đơn NCC theo đơn mua hàng - Nhập các thanh toán - Quản lí số dư nợ, nợ quá hạn theo đơn hàng, theo hóa đơn và theo NCC 2. Yêu cầu khác 3. Các yêu cầu non-function - CSDL độc lập - Đồng bộ hóa với CSDL QSM đang được sử dụng để quản lí thanh toán 3.2. Phân tích nghiệp vụ. 1. Sơ đồ luồng kinh doanh Thiết kế bản vẽ Thanh toán Tiến hành mời thầu Tạo đơn hàng ???? Tạo yêu cầu thanh toán Tạo các yêu cầu AP(kế toán phải trả) Hóa đơn Phiếu nhập kho 3.2.1. Mô tả nghiệp vụ. Bước 1: Nhà thiết kế tạo bản vẽ và danh mục NVL cấu thành của dự án Bước 2: Phòng Marketing tạo các yêu cầu báo giá cho mỗi danh mục NVL cấu thành và gửi cho danh sách NCC đã được lựa chọn Bước 3: Sau khi nhận được trả lời từ NCC, phòng Marketing tiến hành xếp loại NCC dựa trên bản báo giá của họ và lựa chọn NCC tốt nhất để kí hợp đồng Bước 4: Sau khi lựa chọn được NCC, phòng Marketing sẽ tạo một yêu cầu. Và gửi yêu cầu mua này cho người quản lí duyệt Bước 5: Dựa trên yêu cầu mua đã được duyệt, phòng kinh doanh sẽ tiến hành đặt đơn hàng với NCC và nhập DL về đơn hàng vào hệ thống Bước 6: Sau khi nhận vật tư từ NCC, thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra và nhập dữ liệu vào CSDL hệ thống Bước 7: Mỗi tháng hoặc ngay sau khi phân phối vật tư và dựa trên kì thanh toán ghi trong đơn hàng, NCC sẽ đưa ra 1 hóa đơn và gửi cho phòng Marketing Bước 8: Hóa đơn đó sẽ được chuyển sang phòng kế toán để theo dõi số dư nợ và công nợ quá hạn Bước 9: Sau khi hóa đơn được nhập vào hệ thống thì số dư nợ của NCC sẽ được cập nhật Bước 10: Đơn hàng, sau khi thiết kế sẽ được chuyển sang phòng QL chất lượng để theo dõi. Phòng QL chất lượng theo dõi các đơn hàng và tạo các yêu cầu thanh toán khi cần thiết trước khi đến hạn trả nợ Bước 11: Yêu cầu thanh toán, sau khi tạo sẽ được gửi tới bộ phận kế toán Bước 12: Bộ phận kế toán tạo kì thanh toán dựa trên yêu cầu thanh toán của bộ phận quản lí chất lượng. Sau khi thanh toán thì công nợ của NCC sẽ được cập nhật 3. Luồng hệ thống Tạo danh mục NVL cấu thành Nhập danh sách NCC Gửi email Tạo yêu cầu báo giá In ra giấy Xếp loại NCC Nhập thông tin bản báo giá Tạo yêu cầu mua hàng Bộ phận quản lí chất lượng Tạo đơn mua hàng Tạo yêu cầu thanh toán Tạo hóa đơn AP (account payable) Thanh toán Nhập hóa đơn NCC 3.2.2. Sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD). Sơ đồ BFD Quản lí hợp đồng mua NVL xây dựng Quản lí chứng từ Quản lí đấu thầu Quản lí danh mục Báo cáo BC tiến trình nhập kho BC tiến trình hóa đơn BC công nợ NCC Tạo đơn hàng Yêu cầu báo giá QL Danh mục NCC Tạo phiếu nhập kho Xử lí báo giá QL Danh mục NVL Yêu cầu mua NVL QL Danh mục Kho Yêu cầu thanh toán Tạo hóa đơn thanh toán Tạo hợp đồng 3.2.3. Sơ đồ luồng thông tin (IFD). 3.2.4. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD). Sơ đồ ngữ cảnh Quản lý hợp đồng Phòng Marketing Phòng kinh doanh Nhà cung cấp Phòng kế toán Phòng QL chất lượng Giám đốc Bộ phận kho Bản báo giá YC báo giá Hợp đồng Đơn hàng YC thanh toán Báo cáo Phiếu nhập Hóa đơn YC mua Đơn hàng YC mua 2.Sơ đồ DFD mức 0 Hóa đơn 3.0 Quản lí hóa đơn 1.0 Quản lí danh mục 4.0 Báo cáo 2.0 Quản lí đấu thầu Phòng kinh doanh Nhà cung cấp Phòng Marketing Phòng kế toán Phòng QL chất lượng Giám đốc Thông tin NCC CSDL hệ thống Bản báo giá YC báo giá YC báo giá Bản báo giá Yêu cầu mua Báo cáo Hợp đồng Yêu cầu mua CSDL hệ thống Đơn đặt hàng Đơn đặt hàng Hóa đơn YC thanh toán Phòng Marketing Bộ phận kho Phiếu nhập kho Hợp đồng 3.Sơ đồ DFD mức 1 3.1 Phân rã chức năng quản lí đấu thầu 2.3 Yêu cầu mua NVL 2.2 Xử lí báo giá 2.4 Tạo hợp đồng 2.1 Yêu cầu báo giá Phòng kinh doanh Phòng Marketing Nhà cung cấp CSDL hệ thống Danh sách NCC YC báo giá Bản báo giá Hợp đồng CSDL hệ thống Báo giá tốt nhất Yêu cầu mua YC mua Hợp đồng Báo giá tốt nhất 3.2 Phân rã chức năng quản lí hóa đơn 3.4 Tạo hóa đơn thanh toán 3.1 Tạo đơn hàng 3.2 Tạo phiếu nhập kho 3.3 Tạo yêu cầu thanh toán Phòng kinh doanh YC mua đã duyệt Nhà cung cấp Đơn hàng Phòng QL chất lượng Đơn hàng Phòng kế toán YC thanh toán Đơn hàng YC thanh toán Hóa đơn thanh toán Hóa đơn thanh toán Hóa đơn thanh toán Đơn hàng Phiếu nhập CSDL hệ thống Bộ phận kho Phiếu nhập 3.3. Thiết kế phần mềm. 3.3.1. Thiết kế kiến trúc phần mềm. KN: Kiến trúc phần mềm là hiện thân của những quyết định thiết kế sớm nhất để đạt đến đích của những nhu cầu về chức năng và phi chức năng quan trọng nhất. Thiết kế kiến trúc là quá trình phân tích các vấn đề của hệ thống từ đó đưa ra các giải pháp tương ứng thích hợp Mối liên hệ: Trước mỗi vấn đề đặt ra, kỹ sư phần mềm phải đưa ra giải pháp cho kiến trúc phần mềm sao cho vẫn đề được giải quyết hiệu quả mà không quá phức tạp. Ta có thể mô hình hoá quá trình này bằng hình vẽ sau đây: Với 1 vấn đề P, ta có thể đưa ra rất nhiều giải pháp S khác nhau, từ đó đưa đến nhiều kiến trúc hệ thống khác nhau. Tiêu chuẩn cơ bản ở đây là đảm bảo được mức độ càng đơn giản càng tốt mà vẫn thực hiện được các chức năng. Việc giải quyết vấn đề từ P sang S không những chỉ là kĩ thuật mà còn là nghệ thuật của kỹ sư phần mềm, hoàn toàn tương tự như kến trúc sư với mỗi công trình xây dựng. Vì thế trước mỗi vấn đề thực tế đặt ra, kỹ sư phần mềm phải lựa chọn 1 giải pháp phần mềm gọn nhẹ không quá phức tạp Phần mềm quản lí hợp đồng mua NVL xây dựng Quản lí đấu thầu Quản lí hóa đơn Trợ giúp Báo cáo Hệ thống Danh mục Yêu cầu báo giá Đơn hàng Hướng dẫn sử dụng BC công nợ NCC NCC Quản lí người dùng Báo giá Phiếu nhập kho Giới thiệu phần mềm BC tiến trình hóa đơn NVL Đăng nhập lại Yêu cầu mua Yêu cầu thanh toán Trợ giúp BC tiến trình nhập kho Kho hàng Thoát Ngân hàng Hợp đồng Hóa đơn thanh toán Kì thanh toán Phụ lục HĐ 3.3.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu. 1.Bảng phân nhóm nhà cung cấp STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaNhom String 25 Mã nhóm nhà cung cấp 2 TenNhom String 100 Tên nhóm nhà cung cấp 3 LoiChao String 100 Lời chào 4 DienGiai String 100 Diễn giải 5 KichHoat Yes/No 1 Kích hoạt 2. Bảng nhà cung cấp STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaNhom String 25 Mã nhóm nhà cung cấp 2 MaNCC String 25 Mã nhà cung cấp 3 TenNCC String 100 Tên nhà cung cấp 4 LoiChao String 100 Lời chào 5 DiaChi String 100 Địa chỉ 6 SoDT String 12 Số điện thoại 7 Email String 25 8 Fax String 15 9 Website String 25 Địa chỉ web 10 TinhTrangTinDung String 25 Tình trạng tín dụng 11 SoTK String 25 Số tài khoản 12 MaNH String 25 Mã ngân hàng 13 SoDuNo Number 25 Số dư nợ 14 KichHoat Yes/No 1 3.Bảng ngân hàng STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaNH String 25 Mã ngân hàng 2 TenNH String 100 Tên ngân hàng 3 TenNN Strign 100 Tên nước ngoài 4 TruSo String 100 Trụ sở giao dịch 5 DiaChi String 100 Địa chỉ 4. Bảng BOM STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaBom String 25 Mã BOM nguyên vật liệu 2 TenBOM String 100 Tên BOM 3 SoBanVe String 25 Số bản vẽ 4 KhoiLuong Number 25 Khối lượng 5 DienGiai String 100 5.Bảng nguyên vật liệu STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaBom String 25 Mã BOM nguyên vật liệu 2 MaNVL String 25 Mã nguyên vật liệu 3 TenNVL String 100 Tên nguyên vật liệu 4 QuiCach String 100 5 TieuChuanKiThuat String 100 6 NVLThayThe String 100 Mã nguyên vật liệu thay thế 7 DienGiai String 100 6.Bảng yêu cầu báo giá STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaYeuCauBG String 25 Mã yêu cầu báo giá NVL 2 TenYeuCauBG String 100 Tên yêu cầu báo giá NVL 3 SoBanVe String 25 Số bản thiết kế 4 NoiDung String 100 5 Ngay Datetime 10 Ngày tạo 6 MaNCC String 25 Mã nhà cung cấp 7 NgayMongDoiTL Datetime 10 Ngày mong đợi trả lời 7.Bảng chi tiết yêu cầu báo giá STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaYeuCauBG String 25 Mã yêu cầu báo giá NVL 2 MaNVL String 25 Mã nguyên vật liệu 3 SoLuong Number 25 Số lượng 8.Bảng báo giá nguyên vật liệu STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaYeuCauBG String 25 Mã bản yêu cầu báo giá NVL 2 MaBaoGia String 25 Mã bản báo giá NVL 3 TenBaoGia String 100 Tên bản báo giá NVL 4 MaNCC String 25 Mã nhà cung cấp 5 TongSoTien Number 25 Tổng số tiền 6 Thue Number 25 Thuế 7 Ngay Datetime 10 Ngày tạo 8 NgayGiaoHang Datetime 10 Ngày giao hàng 9.Bảng chi tiết bản báo giá STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaBaoGia String 25 Mã bản báo giá 2 MaNVL String 25 Mã nguyên vật liệu 3 SoLuong Number 25 Số lượng NVL 4 DonGia Number 25 Đơn giá 5 DienGiai String 100 10.Bảng yêu cầu mua nguyên vật liệu STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaYeuCauMua String 25 Mã yêu cầu mua NVL 2 TenYeuCauMua String 100 Tên yêu cầu mua NVL 3 MaBaoGia String 25 Mã bản báo giá 4 Ngay DateTime 10 Ngày tạo 11.Bảng đơn đặt hàng STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaYeuCauMua String 25 Mã bản yêu cầu mua NVL 2 MaHopDong String 25 Mã hợp đồng 3 MaDonHang String 25 Số hiệu đơn hàng 4 TenDonHang String 100 Tên của đơn hàng 5 TrangThai String 25 Trạng thái đơn hàng 6 Ngay Datetime 10 Ngày tạo 7 MaKiThanhToan String 25 Mã kì thanh toán 8 DienGiai String 100 12.Bảng phiếu nhập kho STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaDonHang String 25 Mã đơn đặt hàng 2 MaPhieuNhap String 25 Mã phiếu nhập kho 3 TenKho String 25 Ten kho hàng 4 MaHoaDon String 25 Mã hóa đơn 5 Ngay Datetime 10 Ngày tạo 6 DienGiai String 100 13.Bảng chi tiết phiếu nhập kho STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaPhieuNhap String 25 Mã phiếu nhập kho 2 MaNVL String 25 Mã nguyên vật liệu 3 SoLuong Number 25 Số lượng nhập kho 14.Bảng hóa đơn thanh toán STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaDonHang String 25 Mã đơn đặt hàng 2 MaPhieuNhap String 25 Mã phiếu nhập kho 3 MaHoaDon String 25 Mã hóa đơn thanh toán 4 MaNCC String 25 Mã nhà cung cấp 5 TongSoTien Number 25 Tống số tiền thanh toán 6 SoTienCoThue Number 25 Tổng số tiền bao gồm cả thuế 7 ChietKhau Number 25 Chiết khấu thanh toán 8 SoTienDaTra Number 25 Số tiền đã thanh toán 9 Ngay Datetime 10 Ngày tạo 10 HanTra Datetime 10 Hạn thanh toán 11 DienGiai String 100 15.Bảng chi tiết hóa đơn thanh toán STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaHoaDon String 25 Mã hóa đơn thanh toán 2 MaNVL String 25 Mã nguyên vật liệu 3 SoLuong Number 25 Số lượng mua 4 Thue Number 25 Thuế mua NVL 5 DonGia Number 25 Đơn giá mua 16.Bảng kì thanh toán STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaKiThanhToan String 25 Mã kì thanh toán 2 TenKiThanhToan String 100 Tên kì thanh toán 3 NoiDung String 100 Nội dung 4 DienGiai String 100 17.Bảng yêu cầu thanh toán STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaHoaDon String 25 Mã hóa đơn thanh toán 2 MaYeuCauTT String 25 Mã yêu cầu thanh toán 3 SoTien Number 25 Tổng số tiền thanh toán 4 ChietKhau Number 25 Chiết khấu 5 HanTra Datetime 10 Hạn thanh toán 6 Ngay Datetime 10 Ngày tạo 18.Bảng hợp đồng mua NVL STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaHopDong String 25 Mã hợp đồng 2 MaNCC String 25 Mã nhà cung cấp 3 NoiDung String 100 4 TongSoTien Number 25 Tổng giá trị hợp đồng 5 Thue Number 25 Thuế 6 NgayBD Datetime 10 Ngày bẳt đầu 7 NgayKT Datetime 10 Ngày kết thúc 8 NgayKi Datetime 10 Ngày kí kết 9 DienGiai String 100 10 TrangThai String 25 Trạng thái hợp đồng 11 DaiDienBenA String 25 Đại diện bên mua 12 ChucVuA String 50 Chức vụ đại diện bên A 13 DaiDienBenB String 25 Đại diện bên bán 14 ChucVuB String 50 Chức vụ đại diện bên B 15 Ngay Datetime 10 Ngày tạo 19.Bảng phụ lục hợp đồng STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaHopDong String 25 Mã hợp đồng 2 MaPhuLuc Strign 25 Mã phụ lục hợp đồng 3 TongGiaTri Number 25 Tổng giá trị phụ lục hợp đồng 4 Thue Number 25 Thuế 5 DienGiai String 100 6 Ngay Datetime 10 Ngày tạo 20.Bảng phân nhóm người sử dụng STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaNhom String 10 Mã nhóm người sử dụng 2 TenNhom String 100 Tên nhóm người sử dụng 3 KichHoat Yes/No 1 4 XemDuLieu Yes/No 1 Xem dữ liệu 5 CapNhatDL Yes/No 1 Cập nhật dữ liệu 6 QuanLiBaoGia Yes/no 1 Quản lí qui trình báo giá NVL 7 QuanLiPhieuNhap Yes/no 1 Quản lí nhập kho 8 QuanLiHoaDon Yes/no 1 Quản lí hóa đơn thanh toán và đơn mua hàng 9 QuanLiHopDong Yes/No 1 Quản lí hợp đồng 21.Bảng người sử dụng STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải 1 MaNhom String 25 Mã nhóm người sử dụng 2 Ten String 25 Tài khoản 3 MatKhau String 25 Mật khẩu 4 KichHoat Yes/No 1 5 Ngay Datetime 10 Ngày tạo Bảng quan hệ 3.3.3. Thiết kế giải thuật. 3.3.3.1. Giải thuật đăng nhập S S Đ Đ Đ S Bắt đầu Kết thúc Vào form đăng nhập I=0 I=I+1 Nhập tên và mật khẩu I<3 Đăng Nhập Kiểm tra tên , mật khẩu Thông báo đăng nhập không thành công Tiếp tục Thông báo hết quyền đăng nhập 3.3.3.2 Giải thuật cập nhật danh mục từ điển S Đ Bắt đầu Kết thúc Nhập dữ liệu Thêm bản ghi trắng Thông báo lỗi Lưu lại bản ghi Kiểm tra dữ liệu thoả mãn đk S Có cập nhật nữa không ? Đ 3.3.3.3 Giải thuật tạo và in báo cáo S Đ Bắt đầu Kết thúc Lựa chọn loại báo cáo In báo cáo ra màn hình Nhập ràng buộc cho báo cáo Kiểm tra ràng buộc Thông báo lỗi Có tiếp tục không? Đ S 3.3.3.4 Giải thuật tìm kiếm Đ Bắt đầu Kết thúc Khởi tạo giao diện tìm kiếm Nhập điều kiện lọc dữ liệu Xuất dữ liệu ra màn hình Truy vấn CSDL liên quan Có dữ liệu cần tìm hay không? Thông báo S Có tìm nữa không? S Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7965.doc
Tài liệu liên quan