Cán thô: Nhiệt độ trượt đầu tiên tối thiểu phải đạt 1050-11500C. Thép được cán 10lần trong đó 5lần qua máy cán thành phẩm.Nhiệt độ kết thúc cán phải đạt 800-8500C. Trước khi cán phải kiểm tra trạng thái lắp trục, dẫn đỡ và thường xuyên phải chỉnh định trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo quá trình được liên tục cũng như chất lượng sản phẩm.
Cưa phân đoạn: Thép cỡ nhỏ được cắt ở trạng thái nguội trên máy đột dập theo kích cỡ quy định trước. Trong khi nắn đồng thời tiến hành phân loại ngay, những thanh không đạt tiêu chuẩn được xếp riêng ra nơi quy định để chờ xử lý.
43 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH Thép An Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AKMS22, AKMS27 phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng của Liên Xô cũ là SVP17, SVP22, SVP27. Trong tương lai gần Công ty sẽ đầu tư mới công nghệ, sản xuất thêm một số sản phẩm mới là Thép U220,U240,U250; Thép I180,I220,I240,I250 và Thép ray P11÷P24.
Cùng với sự nỗ lực không ngừng của tập thể công nhân viên trong Công ty là sự ủng hộ, gắn bó của Quý khách hàng và một thị trường được mở rộng khắp ba miền Bắc-Trung-Nam mà hiện Công ty đang có, trong những năm qua Công ty đã đạt được những thành quả đáng khích lệ.
Nhằm nâng cao hơn nữa uy tín về sản phẩm và mong muốn đưa sản phẩm của mình vươn tới thị trường Quốc tế Công ty đã xây dựng thành công và duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo TC ISO9001-2000 do tổ chức TUV- Cộng hoà Liên bang Đức cấp với chính sách chất lượng được thực hiện xuyên suốt đó là:
“ Mọi hoạt động của Công ty TNHH Thép An Khánh luôn luôn hướng tới sự thoả mãn của khách hàng. Ý kiến của khách hàng luôn là chuẩn mực, là cơ sở để Công ty xem xét lại chính mình. Không ngừng cải tiến công nghệ, thiết bị và các dịch vụ bán hàng để Lợi nhuận của khách hàng nhận được là cao nhất.”
Đóng góp vào thành công của Công ty TNHH Thép An Khánh không thể không kể đến Công ty TNHH TM Thép Tuyến Năng và Hợp tác xã luyện cán Thép Đại Phú. Hai đơn vị đó là chỗ dựa vững chắc giúp Công ty TNHH Thép An Khánh chuyên tâm vào sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:
Sản xuất Thép là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng góp một nguồn thu đáng kể vào Ngân sách Nhà nước. Trong quá trình hội nhập như hiện nay, để có thể cạnh tranh được với sản phẩm Thép từ bên ngoài đòi hỏi các Doanh nghiệp Thép trong nước kể cả doanh nghiệp Nhà nước,doanh nghiệp Cổ phần và đặc biệt là Công ty TNHH phải phát huy hết khả năng của mình để có thể đứng vững trên thị trường.
Công ty TNHH Thép An Khánh là một Công ty có nguồn vốn do sự đóng góp của các thành viên và thực hiện việc quản lý vốn theo điều lệ của Công ty mà không vi phạm các chế độ chính sách của Nhà nước. Do vậy, đã tạo ta sự linh động trong cơ chế thị trường để phát triển kinh doanh, bảo toàn nguồn vốn, từng bước nâng cao đời sống người lao động.
Xuất phát từ chức năng trên Công ty đã đề ra những nhiệm vụ cơ bản sau:
-Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
-Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
-Bảo toàn và phát triển số vốn tự có.
-Bảo đảm hạch toán kinh tế đầy đủ, phù hợp với chế độ tài chính kế toán của Nhà nước.
-Tuân thủ các chế độ, chính sách quản lý vốn, tài sản, lao động và tiền lương, tổ chức phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng Xã hội, đào tạo bồi dưỡng cán bộ để không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên của Công ty.
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thép An Khánh:
1.3.1 Đặc điểm lĩnh vực hoạt động:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về xây dựng ngày càng tăng lên Công ty đã xác định được sản xuất và gia công, lắp ráp sản phẩm cơ khí để phục vụ cho xây lắp và xây dựng dân dụng là một ngành có khả năng phát triển. Vì vậy, Công ty quyết định sản xuất Thép là ngành chủ yếu của mình. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH Thép An Khánh là cán Thép L50-175; U80-250; I100-250; U chống lò. Ngoài ra Công ty còn hoạt động trong lĩnh vực mua bán vật tư thiết bị ngành Thép và vận tải hành khách, dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường bộ, kinh doanh bất động sản.
1.3.2Đặc điểm thị trường:
Địa bàn hoạt động của Công ty tương đối rộng, bao gồm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và trong tương lai là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Do đó,đòi hỏi các cán bộ quản lý của Công ty phải có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm làm việc nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cao nhất cho Công ty.
1.3.3Đặc điểm khách hàng:
Xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam là đang trong quá trình mở cửa hội nhập, phát triển, cho nên có rất nhiều dự án của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Điều tất yếu là sẽ có rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng.
Song song với quá trình đó là sự phát triển của các khu đô thị mới, nhà cao tầng, khách sạn, nhà hàng và các công trình xây dựng dân dụng ở khắp mọi nơi, đặc biệt là nhu cầu về xây dựng cầu đường, giao thông ngày càng tăng. Do đó, đối tượng mà Công ty TNHH Thép An Khánh hướng đến chính là các công trình xây dựng. Công ty chủ trương sẽ là bạn hàng tin cậy của tất cả các công trình trên. Hiện tại Công ty đang xây dựng nhiều chính sách ưu đãi để hấp dẫn khách hàng.
1.4Đặc điểm quy trình công nghệ của Công ty:
Quy trình công nghệ của Công ty được tóm tắt qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1-1
Quy trình công nghệ
Nạp lò
Cán thô
Nung phôi
Chuẩn bị phôi
Làm nguội
Nắn thẳng
Kiểm tra
Cưa phân đoạn
Nhập kho
Treo nhãn
Đóng bó
Quy trình công nghệ của Công ty TNHH An Khánh là quy trình công nghệ khép kín, mọi công đoạn đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo sản phẩm được làm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật.
Chuẩn bị vật liệu(phôi Thép): Nguyên vật liệu chính sử dụng trong sản xuất phôi vuông nhập ngoại có thiết diện mặt cắt (60x60)mm, (65x65)mm, (100x100)mm, (120x120)mm, (125x125)mm. Số lượng phôi nguyên nhập ngoại mỗi năm khoảng 50.000tấn. Tuỳ theo yêu cầu của sản xuất,cắt phôi bằng đèn của loại phôi phù hợp với quy cách mà quy trình công nghệ đã quy định. Trong khi cắt phải tiến hành chia phôi của sản phẩm có liên quan để chia, cắt hợp lý nhằm tiết kiệm nhiên liệu tối đa. Phôi liệu được dùng để cán riêng cho từng sản phẩm,được xếp thành đống theo quy hoạch của kho phôi.
Nung phôi: Phôi được xếp trên đường trượt một hoặc hai hàng tuỳ theo độ dài của từng loại phôi(phải đảm bảo bằng đầu,bằng đuôi) và đưa vào lò bằng máy thuỷ lực. Phôi được nung trong lò có nhiệt độ từ 1150-12500C tại vung nung. Trong quá trình nung phôi phải điều chỉnh nhiệt độ hợp lý giữa các vùng nung trong lò, tránh các khuyết tật như nóng quá, quá cháy. Nhiệt độ phôi ra lò phải phù hợp với nhiệt độ cán và nhiệt độ từ 1100-11500C.
Cán thô: Nhiệt độ trượt đầu tiên tối thiểu phải đạt 1050-11500C. Thép được cán 10lần trong đó 5lần qua máy cán thành phẩm.Nhiệt độ kết thúc cán phải đạt 800-8500C. Trước khi cán phải kiểm tra trạng thái lắp trục, dẫn đỡ và thường xuyên phải chỉnh định trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo quá trình được liên tục cũng như chất lượng sản phẩm.
Cưa phân đoạn: Thép cỡ nhỏ được cắt ở trạng thái nguội trên máy đột dập theo kích cỡ quy định trước. Trong khi nắn đồng thời tiến hành phân loại ngay, những thanh không đạt tiêu chuẩn được xếp riêng ra nơi quy định để chờ xử lý.
Nắn thẳng: Thép được nắn thẳng bằng máy nắn theo từng đoạn đã cắt, đồng thời Công nhân kiểm tra luôn sản phẩm làm ra có đúng kỹ thuật, tiêu chuẩn không.
Đóng bó: Thép chính phẩm được đóng bó, trọng lượng mỗi bó quy định từ 2,7-3tấn hoặc theo yêu cầu của khách hàng(nếu có). Sau khi đóng bó, đánh dấu sơn vào đầu Thép và treo nhãn ghi các thông số. Chú ý màu sơn phải theo quy định riêng đối với từng loại sản phẩm.
Tiến hành nhập kho thành phẩm.
1.5.Đặc điểm tổ chức Bộ máy quản lý và tổ chức phân xưởng tại Công ty:
Sơ đồ 1-2
Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Kế toán trưởng
Phòng kế toán tài chính
Phòng
tổ chức HC
Phòng
kinh doanh
Phòng
kỹ thuật
Phân xưởng 1
Phân xưởng 2
Phân xưởng
cơ khí
Hiện nay việc phân công nhiệm vụ trong Bộ máy quản lý Công ty như sau:
Giám đốc Công ty: Giám đốc của Công ty là Ông Nguyễn Trọng Năng, là người đại diện pháp luật của Công ty và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc có thể bị Hội đồng thành viên miễn nhiệm trong trường hợp điều hành Công ty không đúng mục tiêu, nhiệm vụ đề ra hoặc vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tài chính, kế toán và các văn bản hiện hành của Nhà nước.
Phó giám đốc: Công ty có hai Phó giám đốc: một Phó giám đốc chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất và một Phó giám đốc chịu trách nhiệm các công việc còn lại. Phó giám đốc có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra các công việc thuộc thẩm quyền phụ trách của mình, thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc khi Giám đốc đi vắng.
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng các phương án tổ chức mạng lưới và cán bộ cho phù hợp với từng thời kỳ, chuẩn bị các thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động là hưu trí, thôi việc, BHXH, bảo hộ và các chế độ khác liên quan đến người lao động. Ngoài ra còn phải chuẩn bị tài liệu cần thiết để đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra.
Xây dựng kế hoạch và mua sắm các trang thiết bị văn phòng Công ty hàng tháng, hàng năm. Tổ chức tiếp khách đảm bảo đưa đón lãnh đạo, cán bộ đi làm đúng giờ, an toàn.
Xây dựng kế hoạch, nội dung công tác thi đua, tập hợp đề nghị khen thưởng, đề xuất hình thức khen thưởng với Hợp đồng thi đua và Giám đốc xét sau.
Phòng kinh doanh:Tham mưu cho Giám đốc Công ty về kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức thực hiện các Hợp đồng kinh tế đảm bảo hiệu quả.
Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy định 95/QC-CTCP ngày 07 tháng 04 năm 2000 về ký kết thực hiện Hợp đồng.
Phối hợp với phòng kế toán tài chính để xác lập tình hình công nợ theo các Hợp đồng kinh tế và việc thu nợ.
Phòng kế toán: Có nhiệm cụ tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính,sử dụng tiền vốn theo đúng pháp lệnh thống kê kế toán và các văn bản Nhà nước quy định.
Đề xuất lên Giám đốc các phương án tổ chức kế toán, đồng thời thông tin cho lãnh đạo những hoạt động tài chính để kịp thời điều chỉnh quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh,thanh toán tài chính với khách hàng. Cuối tháng lập Báo cáo quyết toán để trình lên Giám đốc và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phòng kĩ thuật: Ứng dụng những tiến bộ Khoa học-kỹ thuật để phục vụ ngành sản xuất Thép, giúp Giám đốc quản lý các dự án, đề án khoa học kỹ thuật, công nghệ trong toàn Công ty.
Xây dựng tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và làm thủ tục đăng ký chất lượng, bản quyền với các cơ quan Nhà nước liên quan.
Quản lý và cung cấp vật tư kỹ thuật theo kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng của Công ty.
Làm các thủ tục về Hợp đồng quảng cáo.
Phân xưởng 1: Phân xưởng sản xuất chính: chuyên sản xuất các loại sản phẩm có kích cỡ nhỏ như Thép L30-L63mm theo kế hoạch của Công ty.
Phân xưởng 2: Phân xưởng sản xuất chính: chuyên sản xuất các loại sản phẩm có kích cỡ lớn như Thép L65-L120mm theo kế hoạch của Công ty.
Phân xưởng cơ khí: Làm nhiệm vụ gia công cơ khi(tiện,hàn,nguội) phục vụ sửa chữa cho hai dây chuyền công nghệ sản xuất chính và các bộ phận khai thác của Công ty.
1.6Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thép An Khánh:
Trong những năm gần đây, Công ty TNHH Thép An Khánh đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình thông qua việc sản xuất và tiêu thụ nhiều chủng loại sản phẩm không chỉ phục vụ cho ngành xây dựng mà còn phục vụ cho nhiều ngành Công nghiệp khác như Vận tải, than và khoáng sảnThiết kế được nhiều mối quan hệ với bạn hàng. Hàng năm, Công ty đều hoàn thành và đạt vượt mức kế hoạch đề ra, bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
Bảng 1-3
Kết quả kinh doanh của Công ty 3 năm gần nhất
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1.Tổng tài sản
133.624
340.771
597.759
-Tài sản lưu động và đầu tư NH
79.097
276.706
530.482
-Tài sản cố định và đầu tư DH
54.527
64.065
67.277
2.Tổng nguồn vốn
133.624
340.771
597.759
-Nợ phải trả
93.990
281.796
421.100
-Nguồn vốn chủ sở hữu
39.634
58.976
176.658
3.Tổng Doanh thu
1.085.418
2.144.201
4.225.828
4.Tổng Lợi nhuận
4.634
23.976
119.344
5.Nộp ngân sách Nhà nước
566
2.483
17.838
6.Tổng số lao động(Người)
800
950
1.114
7.Thu nhập bình quân(1000đ/ng/th)
1.471,8
2.011
2.826,7
Nguồn: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2006,2007,2008
Qua bảng so sánh trên có thể thấy được nhịp độ phát triển của Công ty tương đối nhanh,tất cả các chỉ tiêu đều tăng dần qua các năm, tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng về vốn, đặc biệt khi nhu cầu thị trường lên cao thì hàng năm Công ty tuyển dụng thêm rất nhiều công nhân viên nhưng mức thu nhập bình quân đầu người vẫn tăng. Điều này chứng tỏ Công ty ngoài việc chú trọng đến vấn đề sản xuất kinh doanh Công ty còn rất quan tâm đến người lao động. Năng lực sản xuất của Công ty cũng không ngừng được nâng cao với đầy đủ những trang thiết bị công nghệ thường xuyên được cải tiến kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh của Công ty như:
Bàn cân: 01 máy,Lò nung: 03 chiếc,Máy cán: 02 máy,Máy tiện: 03 máy,Thiết bị điều khiển tự động hoá lò nung: 06 chiếc,Máy cưa: 05 máy,
Máy nắn: 04 máy, Máy tiện trục cân: 02 máy, Máy điều khiển lò nung: 03 máy
Phần II
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THÉP AN KHÁNH
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thép An Khánh:
Công tác kế toán tại Công ty TNHH Thép An Khánh do một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm gọi là phòng Kế toán tài chính. Trong phòng kế toán gồm có 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng kế toán, 1 kế toán tổng hợp và 11 nhân viên kế toán. Phòng kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban Giám đốc, kế toán trưởng quản lý và điều hành trực tiếp kế toán viên. Công ty sử dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung, theo hình thức này thì toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung ở phòng kế toán.
Sơ đồ 2-1
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Phó phòng kế toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán
Kế toán bán hàng và công nợ KH
Kế toán công cụ dụng cụ
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán ngân hàng
Kế toán tiền mặt
Thủ quỹ
Kế toán tiền lương và BHXH
Để đạt được hiệu quả trong công việc, từng bộ phận trong phòng kế toán được phân công nhiệm vụ như sau:
Kế toán trưởng(đồng thời là trưởng phòng kế toán): Là người chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Công ty về công tác kế toán tài chính tại Công ty, trực tiếp chỉ đạo điều hành về tài chính, tổ chức và hướng dẫn các chế độ chính sách của Nhà nước về công tác kế toán, bảo vệ kế hoạch tài chính của Công ty, tham gia ký kết và kiểm tra việc thực hiện các Hợp đồng kinh tế.
Báo cáo với các cơ quan chức năng cấp trên về tình hình tài chính của Công ty như thông báo với cơ quan thuế về việc thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước,
Phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra và giám sát các phần hành kế toán, kiểm tra, rà soát báo cáo do Kế toán tổng hợp lập trước khi đưa cho kế toán trưởng. Đồng thời, thay mặt kế toán trưởng giải quyết các vấn đề khi kế toán trưởng đi vắng.
Có nhiệm vụ theo dõi Tài sản cố định của Công ty, tính khấu hao và tình hình tăng giảm tài sản cố định trong năm.
Kế toán tổng hợp: Theo dõi tổng hợp và phân tích số liệu, báo cáo do các bộ phận, phần hành kế toán cung cấp.
Lập cân đối, theo dõi các sổ sách như: tổng hợp doanh thu, tổng hợp chi phí, chi phí sản xuất theo yếu tố, bảng cân đối tài khoản, kết quả kinh doanh và các báo cáo kế toán-tài chính.
Kế toán Nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết các Hợp đồng, lượng mua và giá mua theo từng đối tượng Nguyên vật liệu.
Theo dõi Nhập-Xuất-Tồn nguyên vật liệu và luân chuyển theo chi tiết chủng loại vật tư.
Kế toán Công cụ dụng cụ:Có nhiệm vụ tương tự kế toán nguyên vật liệu.
Kế toán bán hàng và theo dõi công nợ: Viết Hoá đơn Bán hàng, mở sổ tổng hợp và chi tiết theo dõi doanh thu. Đồng thời, cùng với kế toán thanh toán theo dõi công nợ chi tiết theo từng khách hàng.
Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả và tình hình thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp và các nghĩa vụ với Nhà nước.
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ thu, chi trước khi làm thủ tục thanh toán và lưu trữ.
Kế toán tiền mặt: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu, chi và thanh toán cho các đối tượng
Lập đầy đủ và chính xác các chứng từ thanh toán cho khách hàng.
Theo dõi và thanh toán các khoản tạm ứng, các khoản thu khác và chi phí trả trước cho từng đối tượng.
Kế toán Ngân hàng:Nhận giấy báo Nợ, báo Có của Ngân hàng và ghi sổ theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp qua Ngân hàng.
Xem xét, kiểm tra các Hợp đồng vay vốn Ngân hàng.
Thực hiện các nghiệp vụ khác có liên quan đến Ngân hàng.
Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ theo dõi, tính ra tiền lương và BHXH phải trả cho cán bộ công nhân viên của Công ty.
Theo dõi các khoản tạm ứng lương cho công nhân viên để trừ vào lương trong tháng.
Thủ quỹ:Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty. Hàng ngày, căn cứ vào Phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để theo dõi nhập, xuất, tồn quỹ, ghi sổ quỹ. Cuối ngày sẽ tiến hành đối chiếu với số dư tiền mặt do kế toán tiền mặt theo dõi.
2.2.Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty:
2.2.1.Các chính sách kế toán chung:
Chế độ kế toán của Công ty TNHH Thép An Khánh áp dụng theo quyết định số 48-TC/QĐ/CĐKT ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính, cụ thể:
-Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch.
-Kỳ hạch toán: Tháng
-Đơn vị tiền tệ thống nhất sử dụng trong ghi chép kế toán là: Việt nam Đồng. Nguyên tắc chuyển đổi sang đồng tiền khác: tuỳ theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch.
-Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
-Nguyên tắc xác định giá TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình: theo nguyên tắc giá phí, tức là Nguyên giá TSCĐ được tính dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh từ thời điểm TSCĐ chính thức vận hành và tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
-Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng.
-Phương pháp hạch toán chi tiết Hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song.
-Phương pháp hạch toán tổng hợp Hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
-Tính giá Hàng xuất kho: Theo phương pháp Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ.
2.2.2Tổ chức vận dụng Hệ thống Tài khoản kế toán:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, hệ thống tài khoản của Công ty bao gồm các Tài khoản theo Quyết định số 48-TC/QĐ/CĐKT ngày 14/09/2006 dùng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạch toán Hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đồng thời, Công ty còn mở thêm một số tài khoản cấp 2, 3, 4 để tiện cho việc theo dõi. Ví dụ như:
TK 112.1.1: Tiền gửi Ngân hàng tại Ngân hàng Công thương Đông Anh
TK 112.1.2: Tiền gửi Ngân hàng tại Ngân hàng NN&PTNT Sóc Sơn
TK 221.3: Công trái giáo dục
TK 152.8: Vật tư kho Tiến Bộ(Xưởng cơ khí)
2.2.3 Tổ chức vận dụng Hệ thống Chứng từ kế toán:
Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ kế toán do BTC phát hành. Hệ thống chứng từ này được thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính Phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán.
2.2.4 Tổ chức vận dụng Hệ thống Báo cáo tài chính:
Công ty thực hiện chế độ báo cáo quyết toán tại chính đầy đủ theo quy định tại quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ tài chính.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tính đến năm 2008, Công ty chưa lập vì chế độ chưa bắt buộc và Công ty cũng chưa yêu cầu.
Hệ thống báo cáo định kỳ Công ty đang áp dụng như sau:
Tên báo cáo
Mẫu số
Thời gian thực hiện
Nơi nhận BCTC
1.Bảng cân đối kế toán
B01-DNN
Các quý,năm
Cơ quan thuế
2.Báo cáo kết quả HĐ kinh doanh
B02-DNN
Các quý,năm
Cơ quan thuế
3.Bản thuyết minh BCTC
B03-DNN
Các quý,năm
Cơ quan thuế
4.Bảng cân đối tài khoản
B01-DNN
Các quý,năm
Cơ quan thuế
2.2.5 Tổ chức vận dụng Hệ thống Sổ sách kế toán:
Hiện nay Công ty đang sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Công ty đã đưa phần mềm kế toán Bravo của Công ty cổ phần phần mềm kế toán ASC vào sử dụng trong hệ thống thông tin của mình. Các chứng từ ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày sẽ được cập nhật một cách đều đặn vào cơ sở dữ liệu hợp nhất và từ cơ sở dữ liệu này các Báo cáo kế toán phục vụ quản trị doanh nghiệp cũng như Báo cáo tài chính sẽ được kết xuất theo yêu cầu.
Hình thức này bao gồm các loại sổ chủ yếu: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ cái các Tài khoản, Các sổ,thẻ kế toán chi tiết(tuỳ theo yêu cầu quản lý).
Sơ đồ 2-2
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ Nhật ký chung
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ,thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
2.3 Tổ chức một số phần hành kế toán tại Công ty TNHH Thép An Khánh:
2.3.1 Tổ chức phần hành kế toán Tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm:
2.3.1.1 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Tại Công ty TNHH Thép An Khánh chi phí sản xuất chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực cán Thép kim loại đen. Những chi phí này được tính cho từng đơn vị sản phẩm sản xuất trong kỳ. Mỗi sản phẩm sản xuất ra đều có định mức tiêu hao Nguyên vật liệu riêng, dựa vào định mức đó kế toán có thể biết được kế hoạch sản xuất của Công ty, tức là dựa trên lượng nguyên liệu đã có Công ty có khả năng sản xuất được liên tục trong kỳ hay không.
Do công việc sản xuất của Công ty được tiến hành tại ba phân xưởng với quy trình công nghệ khép kín nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các loại sản phẩm sản xuất tại phân xưởng.
Kỳ hạch toán chi phí sản xuất: do công việc sản xuất diễn ra liên tục nên Công ty chọn kỳ tập hợp chi phí sản xuất theo từng tháng nhằm đáp ứng nhu cầu của quản lý.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 111 “Tiền mặt”
Tài khoản 112“Tiền gửi ngân hàng” (chi tiết NH)
Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu”
Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”
Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”
Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Quy trình ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2-3
Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP
Chứng từ kế toán(Phiếu xuất kho,bảng tính và phân bổ tiền lương,phiếu chi,hoá đơn,bảng tính và phân bổ khấu hao..)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Sổ chi tiết tài khoản 621,622,627,154,
155
SỔ CÁI TK621,622,627,154,155
Bảng tính giá thành
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Việc hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thép An Khánh được tiến hành tập hợp theo từng phân xưởng và từng loại sản phẩm cụ thể theo 3 khoản mục: Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí Nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Do Công ty xuất nguyên vật liệu theo định mức sản xuất phù hợp với từng ca nên cuối kỳ không có sản phẩm dở dang, sau khi tính được các khoản mục trên kế toán kết chuyển hết trong kỳ tính được Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành.
Công ty TNHH Thép An Khánh áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên phải sử dụng TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn Công ty để kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ của chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí Nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Kế toán sử dụng các phiếu kế toán kết chuyển chi phí để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và các phiếu Nhập kho sản phẩm hoàn thành để tổng hợp giá thành sản phẩm.
2.3.1.2 Tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thép An Khánh:
Giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thép An Khánh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về cuộc sống, lao động vật hoá mà Công ty đã bỏ ra để có được các sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Để thuận lợi cho công tác quản lý chi phí và giá thành Công ty phân loại thành hai loại giá thành sau:
Giá thành sản xuất là các hao phí để tạo nên sản phẩm, bao gồm chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho sản phẩm hoàn thành.
Giá thành toàn bộ là giá thành trong đó bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí Quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã tiêu thụ.
Công ty thực hiện tính giá thành theo từng sản phẩm ở từng phân xưởng và chọn kỳ tính giá thành theo tháng.
Quy trình tính giá thành tại Công ty như sau:
Do Công ty không có sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ nên ta có:
Tổng giá thành sản phẩm
hoàn thành
Tổng chi phí sản xuất
sản phẩm
=
Cuối tháng sau khi tập hợp chi phí sản xuất phát sinh vào bên nợ Tài khoản 154, kế toán tiến hành tính giá thành cho từng loại sản phẩm theo từng ca sản xuất trên cơ sở định mức giá thành của từng loại sản phẩm. Định mức giá thành của từng loại sản phẩm được xây dựng theo từng thời kỳ và có thể thay đổi tuỳ theo giá nguyên vật liệu nhập trong từng giai đoạn. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng sản phẩm trên cơ sở định mức giá thành ban đầu theo công thức:
Tổng chi phí cần phân bổ
Hệ số phân bổ =
Định mức chi phí x Khối lượng sản phẩm
của từng sản phẩm hoàn thành
2.3.2.Tổ chức phần hành kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Thép An Khánh:
Công ty TNHH Thép An Khánh hướng đến khách hàng chính của mình là những công trình xây dựng, nên mỗi công trình xây dựng phải sử dụng một khối lượng lớn Thép. Vì vậy, Công ty tiêu thụ chủ yếu theo hình thức Bán buôn sản phẩm thông qua các Đơn đặt hàng hoặc ký kết Hợp đồng kinh tế. Công ty luôn chủ động lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo sản phẩm tiêu thụ đủ tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật.
Khi kế hoạch sản xuất cho các Đơn đặt hàng và Hợp đồng kinh tế hoàn thành, Kế toán bán hàng viết Hoá đơn GTGT theo mẫu của Bộ tài chính quy định và chỉ đạo xuất hàng theo như đã ký kết, chuyển sang phòng Kế toán tài chính để tiến hành nhập số liệu vào máy. Thủ kho lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( cột Số lượng) khi tiến hành giao hàng.Công ty có xe vận tải chuyên dụng chở hàng đến địa điểm thoả thuận trong Hợp đồng nếu khách hàng yêu cầu Công ty chuyển hàng, số hàng chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty. Khi giao hàng xong, khách hàng ký nhận đủ hàng, chấp nhận thanh toán. Tuỳ địa điểm giao hàng xa gần nhưng trong ngày xuất hàng thủ kho nộp Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ lên phòng kế toán để tiến hành theo dõi và nhập số liệu.
Phương thức thanh toán: Do đặc điểm của sản phẩm và khách hàng nên phương thức thanh toán chủ yếu Công ty áp dụng là thanh toán trả chậm, khách hàng ứng tiền trước. Mọi điều khoản thanh toán được quy định rõ ràng trong Hợp đồng kinh tế khi hai bên thoả thuận ký kết. Kế toán thanh toán kết hợp với kế toán bán hàng và công nợ với khách hàng có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng.
Hình thức thanh toán: thanh toán bằng chuyển khoản, tiền gửi ngân hàng.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”(chi tiết ngân hàng)
Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”
Tài khoản 155 “Thành phẩm”
Tài khoản 333.1 “Thuế GTGT đầu ra”
Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”
Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”
Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Chứng từ sử dụng:Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Hoá đơn GTGT, Phiếu thu, Giấy báo Có của Ngân hàng.
Trình tự luân chuyển: Hiện nay Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán máy nên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được cập nhật vào máy tính sau đó chương trình sẽ xử lý thông tin để làm cơ sở cho việc lập Báo cáo tài chính.
Sổ sách sử dụng:
Sổ Nhật ký chung
Sổ Nhật ký bán hàng
Sổ cái các tài khoản 112,131,155,333.1,632,511,531,532,911
Sổ tiền gửi ngân hàng
Sổ chi tiết thanh toán với người mua
Sổ chi tiết bán hàng
Trong quá trình tiêu thụ xảy ra trường hợp hàng bán bị trả lại hoặc phải giảm giá hàng bán cho khách hàng thì Công ty cho phép khách hàng có quyền trả lại hoặc Công ty chấp nhận giảm giá hàng bán nếu vi phạm Hợp đồng hoặc phần hàng kém phẩm chất hoặc hàng không đúng chủng loại, quy cách ghi trong Hợp đồng.
Để hiểu rõ hơn trình tự hạch toán và ghi sổ phần hành kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Thép An Khánh, em xin lấy một ví dụ một nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm theo phương thức Bán buôn:
Ngày 20/11/2008Công ty xuất kho bán một lô thép chữ I loại I200 cho Cửa hàng vật liệu xây dựng Hoàng Gia 5.286 kg, giá bán đã bao gồm 5% thuế GTGT là 17.700đ/kg, giao trên phương tiện của khách hàng tại kho Công ty TNHH Thép An Khánh. Khách hàng thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt. Biết giá vốn sản phẩm là 12.250đ/kg.
Như vậy, Phòng kinh doanh xác nhận Công ty có thể cung cấp ngay sản phẩm theo yêu cầu của chị Hồng(người đại diện Cửa hàng vật liệu).Tại kho, thủ kho ghi số lượng vào thẻ kho, Kế toán bán hàng ghi phiếu Xuất kho và Hoá đơn rồi chuyển qua phòng kinh doanh đóng dấu. Phòng kinh doanh chuyển lại phòng kế toán để viết Phiếu thu và thủ quỹ có nhiệm thu tiền hàng chị Hồng thanh toán ngay. Từ chứng từ gốc là Hoá đơn GTGT,Phiếu xuất kho nhập dữ liệu vào máy tính, máy tính sẽ tự động xử lý theo chương trình vào các sổ Nhật ký chung, Sổ cái các TK 155,TK 632,TK131, TK 511.1, TK333.1, TK 111., sổ quỹ tiền mặt, sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt, sổ chi tiết Sản phẩm,hàng hoá, sổ chi tiết bán hàng.
Trong bài em xin trích ví dụ Sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 155, Sổ chi tiết Sản phẩm,hàng hoá, Sổ chi tiết bán hàng.
Mẫu số: 02GTGT-3LL
02-B
DH 18628
Hoá đơn
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 1: Lưu
Ngày 20 tháng 02 năm 2009
Đơn vị bán: Công ty TNHH Thép An Khánh
Địa chỉ: Tân Minh-Sóc Sơn-Hà Nội
MST:0101298248
Họ tên người mua: Nguyễn Thị Hồng
Đơn vị: Cửa hàng vật liệu xây dựng Hoàng Gia
Địa chỉ: Số 112- Phù Lỗ- Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: 0101331590
STT
Tên hàng hoá,dịch vụ
Đơnvị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Thép I200
kg
5.286
16.857
89.106.102
Thuế suất: 5% Tổng cộng tiền hàng
Thuế GTGT
89.106.102
4.456.098
Tổng cộng thanh toán
93.562.200
Số tiền viết bằng chữ: (Chín mươi ba triệu năm trăm sáu mươi hai nghìn hai trăm đồng chẵn).
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
CÔNG TY TNHH THÉP AN KHÁNH Mẫu số: 02-VT
TÂN MINH-SÓC SƠN-HÀ NỘI (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày20tháng10năm2008 Nợ TK632
Số: 1258 Có TK155
Họ tên người nhận hàng: Cửa hàng vật liệu xây dựng Hoàng Gia
Địa chỉ: Số 112 Phù Lỗ
Lý do xuất kho: Bán trực tiếp qua kho
S
TT
Tên,nhãn hiệu,quy cách sản phẩm
Mã số
Đơn vịtính
Sô lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Thép I200
kg
5.826
5.826
12.250
64.753.500
Cộng
64.753.500
-Tổng số tiền (viết bằng chữ): Sáu mươi bốn triệu bẩy trăm năm mươi ba nghìn năm trăm đồng chẵn.
-Số chứng từ gốc kèm theo: 01 HĐ18682
Ngày 20 tháng10năm2008
Người nhận hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
CÔNG TY TNHH THÉP AN KHÁNH Mẫu số: 01TT
TÂN MINH-SÓC SƠN-HÀ NỘI (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU THU
Ngày20tháng10năm2008
Quyển số: 50
Số: 12589
Nợ TK 111
Có TK 131
Họ tên người nộp tiền: Chị Hồng
Địa chỉ:Cửa hàng vật liệu xây dựng Hoàng Gia
Lý do nộp: Thanh toán tiền hàng
Số tiền:93.562.200 (Viết bằng chữ): (Chín mươi ba triệu năm trăm sáu mươi hai nghìn hai trăm đồng chẵn).
Kèm theo: 01 HĐ chứng từ gốc
Ngày tháng 10 năm2008
Giám đốc
Kế toán trưởng
Người nộp tiền
Thủ quỹ
(ký,họ tên)
(ký,họ tên)
(ký,họ tên)
(ký,họ tên)
CÔNG TY TNHH THÉP AN KHÁNH Mẫu số: S03a-DNN
TÂN MINH-SÓC SƠN-HÀ NỘI (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG(trích)
Tháng 10 Năm 2008
Đơn vị tính: Đồng Việt nam
NT
GS
Chứng từ
Diễn giải
Đãghi
sổ cái
STT
dòng
SHTK
đối ứng
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
Số trang trước chuyển sang
18/10
PX
18/10
Xuất kho phôi cán
-Chi phí NVLTT
-Phôi cán
621
152
38382163
38382163
19/10
HĐ
19/10
Thanh toán tiền xăng dầu
-chi phí SXchung
-tiền mặt
627
111
1969208
1968208
19/10
HĐ
19/10
Xuất bán thépU100
-phải thu KH A
-Doanh thu BH
-Thuế GTGT
131
5111
3331
92925000
88500000
4425000
20/10
HĐ
20/10
Xuất bán thépU100
-phải thu KH A
-Doanh thu BH
-Thuế GTGT
111
5111
3331
93562200
89.106.102
4.456.098
.
Cộng chuyển sang trang sau
Ngày tháng 10 năm2008
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
CÔNG TY TNHH THÉP AN KHÁNH Mẫu số: S03b-DNN
TÂN MINH-SÓC SƠN-HÀ NỘI (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI(trích)
Tháng 10 Năm 2008
Tên tài khoản: Thành phẩm
Số hiệu:155
NT
GS
Chứng từ
Diễn giải
Đãghi
sổ cái
STT
dòng
SHTK
đối ứng
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
Số phát sinh trong tháng
19/10
PX
19/10
Xuất kho bán thép U100
-Giá thành SX
-Thép U100
63261.95
155
20/10
HĐ
20/10
Xuất kho bán thép I200
-Giá thành SX
-Thép U100
..
Cộng số phát sinh
Số sư cuối tháng
Cộng luỹ kế từ đầuquý
Ngày tháng 10 năm2008
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
CÔNG TY TNHH THÉP AN KHÁNH Mẫu số: S07-DNN
TÂN MINH-SÓC SƠN-HÀ NỘI (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT SẢN PHẨM(trích)
Tháng 10 Năm 2008
Tài khoản: 155
Tên kho:kho3
Tên, quy cách sản phẩm: Thép I200
Đơn vị tính: Kilogam
CÔNG TY TNHH THÉP AN KHÁNH Mẫu số: S17-DNN
TÂN MINH-SÓC SƠN-HÀ NỘI (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG(trích)
Tên sản phẩm: Thép I200
Năm: 2008
Quyển số:01
Ngày
Tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Doanh thu
Các khoản
tính trừ
Số
hiệu
Ngày
tháng
Số
lượng
Đơn giá
Thành
tiền
Thuế
Khác
(5212,532
A
B
C
D
E
1
2
3=1x2
4
5
20/10
18628
20/10
Bán thép I200
131
5286
16857
89.106.102
4456098
Cộng số phát sinh
-DT thuần
89106102
-Giá vốn hàng bán
64753500
-Lãi gộp
24352602
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
(ký,họ tên)
(ký,họ tên)
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THÉP AN KHÁNH
3.1 Đánh giá chung về tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh:
Công ty TNHH Thép An Khánh tuy mới chỉ thành lập được 6 năm nhưng đã có những bước phát triển vượt bậc: Sản lượng và doanh thu bán hàng luôn tăng trưởng và phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư đổi mới phù hợp với nhu cầu sản xuất và thị trường tiêu thụ, chất lượng sản phẩm được chú trọng, hạn chế tối đa có sản phẩm hỏng trong sản xuất cũng như hạn chế tối đa việc khách hàng trả lại hàng hay Công ty phải giảm giá vì chất lượng sản phẩm. Công ty đã giữ vững được vị thế và vai trò của mình trên thương trường, tổ chức kinh doanh có hiệu quả, vốn kinh doanh được bảo toàn và phát triển, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo đời sống việc làm cho gần 300 lao động với mức thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước.
Trong thời gian tới, Công ty còn có kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động, địa bàn kinh doanh và đổi mới công nghệ cũng như nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Công ty nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các công ty sản xuất kinh doanh Thép trong nước và tiến tới xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường thế giới.
3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Công ty:
Công ty TNHH Thép An Khánh đã thực sự quan tâm, coi trọng đúng mức đến công tác kế toán tài chính và đạt được những ưu điểm sau:
Hiện nay Công ty đang ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung, đây là hình thức ghi sổ đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với mọi loại hình Công ty trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán máy. Theo hình thức này, các chứng từ đều được cập nhật vào sổ Nhật ký chung hoặc Nhật ký đặc biệt, các sổ sách có liên quan từ đó số liệu sẽ được cập nhật vào các Báo cáo tài chính.
Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản khá chi tiết và tương đối phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc chi tiết đến tài khoản cấp 3, cấp 4 giúp cho việc theo dõi chặt chẽ từng đối tượng, hạch toán được chi tiết cụ thể.
Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm. Việc xác định này giúp cho Công ty đánh giá chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu mặt hàng cho phù hợp với thị trường tiêu thụ.
Mặc dù nghiệp vụ kế toán của Công ty hàng tháng tương đối nhiều nhưng Công ty vẫn chọn kỳ tính giá thành là từng tháng, nhờ vậy kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ Báo cáo, sẽ cung cấp giá thành thực tế kịp thời để làm căn cứ ghi chép giá vốn, tính toán các chỉ tiêu trong kỳ.
Nhìn chung Công ty TNHH Thép An Khánh đã thực sự quan tâm đến công tác kế toán tài chính và hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán được tổ chức quản lý theo quy định của Nhà nước có tổ chức phân loại, luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý, được ghi chép phản ánh kịp thời đúng chế độ phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và điều kiện thực tế tại Công ty mình.
Tuy công tác kế toán của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu của quản lý, đảm bảo được chức năng giám đốc nhưng vẫn còn một số hạn chế sau:
Sản phẩm hỏng trong sản xuất là điều tất yếu không thể tránh khỏi, nhưng việc Công ty không quy định rõ ràng số lượng sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức sẽ làm kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng.
Việc hạch toán công nợ Công ty chưa có quy định rõ ràng về thời hạn, cũng như đảm bảo cần thiết để chứng minh khách hàng sẽ thanh toán đúng hạn. Điều này dẫn đến tình trạng Công ty có thể sẽ bị chiếm dụng vốn.
Công ty cũng chưa lập khoản dự phòng phải thu khó đòi. Mỗi công trình xây dựng phải sử dụng một số lượng lớn thép, do đó khoản tiền phải thu lên tới hàng mấy trăm triệu. Tuy đã có thoả thuận khi ký kết Hợp đồng kinh tế nhưng không tránh khỏi trường hợp rủi ro hoặc chủ đầu tư làm thất thu tài sản ảnh hưởng tới việc thanh toán đúng hạn, thậm chí bị mất một phần.
Công ty chưa sử dụng hệ thống Báo cáo quản trị trong nội bộ. Đây là một công cụ đắc lực được sử dụng để đưa ra các quyết định trong kinh doanh, khi có hệ thống Báo cáo quản trị chắc chắn sẽ giúp Công ty nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị có thể giúp công tác tổ chức kế toán của Công ty TNHH Thép An Khánh được hoàn thiện hơn:
-Về sản phẩm hỏng: chia sản phẩm hỏng thành hai loại sản phẩm trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức, bằng cách Công ty phải xây dựng định mức sản phẩm hỏng.
- Về thanh toán công nợ: xây dựng tiêu chuẩn nợ, chỉ thực hiện bán chịu đối với khách hàng tin cậy. Yêu cầu đặt ra là phải theo dõi thường xuyên, chặt chẽ, tỉ mỉ đối với từng khách hàng.
-Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi: Công ty nên xem xét đâu là những khoản nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ để đưa ra biện pháp phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
-Áp dụng kế toán quản trị: Khác với kế toán tài chính, kế toán quản trị sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác như: Khoa học thống kê, kinh tế ngành, quản trị kinh doanhnên nó phân tích được mối quan hệ CPV, cơ cấu từng mặt hàng từ đó có biện pháp phù hợp để làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Kết luận
Công ty TNHH Thép An Khánh đã có một bề dày tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều biến đổi của nền kinh tế đất nước, những thành công mà Công ty đạt được trong nhiều năm qua đã phần nào phản ánh năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, trong sự thành công đó có một phần đóng góp không nhỏ của công tác hạch toán kế toán của Công ty. Có thể nói, công tác hạch toán kế toán ở Công ty hiện nay là tương đối phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh, có nhiều điểm tiến bộ, khoa học và hợp lý.
Qua thời gian thực tập Tổng hợp tìm hiểu tổng quan về Công ty và một số phần hành ảnh hưởng đáng kể đến công tác kế toán của Công ty đã giúp em hiểu về Công ty, lĩnh vực mà Công ty đang hoạt động từ đó giúp em nắm bắt thâm nhập thực tế và hiểu biết nhiều hơn về sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
Nhưng do thời gian thực tập mới ở giai đoạn đầu và do bản thân chưa có kinh nghiệm thực tế cho nên Báo cáo tổng hợp này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế về mặt nội dung cũng như đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.
Vì vậy em mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của cô Trần Thị Nam Thanh, các cô chú phòng kế toán tài chính Công ty TNHH Thép An Khánh để thời gian thực tập chuyên đề sau được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Bắc Ninh, tháng 03 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Mẫn Thị Huê
Phụ lục
CÔNG TY TNHH THÉP AN KHÁNH Mẫu số: B01-DNN
TÂN MINH-SÓC SƠN-HÀ NỘI (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12Năm 2007
Đơn vị tính: Đồng Việt nam
Tài sản
Mã
số
Thuyết
minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A
B
C
1
2
A.TÁI SẢN NGẮN HẠN
100
276 705 999 421
79 097 118 827
I.Tiền và các khoản tương đương tiền
110
III01
1 915 008 846
12 994 573 974
II.Đầu tư tài chính ngắn hạn
120
III05
1.Đầu tư ngắn hạn
121
2.Dự phòng giảm giá đầu tư TCNH
129
III.Các khoản phải thu ngắn hạn
130
141 250 466 956
11 620 552 456
1.Phải thu khách hàng
131
97 610 214 891
10 077 637 173
2.Trả trước cho người bán
132
34 64 387 614
1 299 164 824
3.Các khoản phải thu khác
138
8 675 864 451
243 750 459
4.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
139
IV.Hàng tồn kho
140
129 127 886 135
50 327 586 295
1.Hàng tồn kho
141
III02
129 127 886 135
50 327 586 295
2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
IV.Tài sản ngắn hạn khác
150
4 412 637 484
4 154 406 102
1.Thuế GTGT được khấu trừ
151
4 019 136 484
4 142 377 532
2.Thuế và các khoản khác phải thu NN
152
12 028 570
3.Tài sản ngắn hạn khác
158
393 501 000
-Tài sản ngắn hạn khác(1381)
15A
-Tài sản ngắn hạn khác(141)
15B
43 500 000
-Ký quỹ,ký cược(1388)
15C
-CP trả trước ngắn hạn(142)
15D
350 001 000
B.TÀI SẢN DÀI HẠN
200
64 065 487 328
54 527 150 194
I.Tài sản cố định
210
III03.04
58 973 587 791
53 763 052 266
1.Nguyên giá
211
80 252 292 417
68 043 721407
2.Giá trị hao mòn luỹ kế
212
-22 155 156 901
-14 426 705 495
3.Chi phí xây dựng dở dang
213
876 452 275
146 036 354
II.Bất động sản đầu tư
220
1.Nguyên giá
221
2.Giá trị hao mòn luỹ kế
222
IIICác khoản đầu tư TCDH
230
III05
1.Đầu tư tài chính dài hạn
231
2.Dự phòng giảm giá đầu tư TCDH
239
IV.Tài sản dài hạn khác
240
5 091 899 537
764 097 928
1.Phải thu dài hạn
241
2.Tài sản dài hạn khác
242
5 091 899 537
764 097 928
3.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
249
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
250
340 771 486 749
133 624 269 021
NGUỒN VỐN
A.NỢ PHẢI TRẢ
300
281 795 907 635
93 990 134 355
I.Nợ ngắn hạn
310
238 995 907 635
59 190 134 355
1.Vay ngắn hạn
311
128 583 221 552
50 381 772 316
2.Phải trả cho người bán
312
38 880 428 647
4 011 225 233
3.Người mua trả tiền trước
313
59 330 586 865
3 336 000 000
4.Thuế và các khoản phải nộp Nhànước
314
III06
2 483 426 579
5.Phải trả người lao động
315
2 683 623 990
289 461 540
6.Chi phí phải trả
316
3 391 871 433
65 004 400
7.Các khoản phải trả,phải nộp khác
318
3 642 748 569
1 106 670 866
8.Dự phòng phải trả ngắn hạn
319
II.Nợ dài hạn
320
42 800 000 000
34 800 000 000
1.Vay và nợ dài hạn
321
42 800 000 000
34 800 000 000
2.Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
322
3.Phải trả,phải nộp dài hạn khác
328
4.Dự phòng phải trả dài hạn
329
B.VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
58 975 579 114
39 634 134 666
I.Vốn chủ sở hữu
410
III07
58 975 579 114
39 634 134 666
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
35 000 000 000
35000 000 000
2.Thặng dư vốn cổ phần
412
3.Vốn khác của chủ sở hữu
413
4.Cổ phiếu ngân quỹ
414
5.Chênh lệch tỷ giá hối đoái
415
6.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
416
7.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
417
23 975 579 114
4 634 134 666
II.Quỹ khen thưởng phúc lợi
430
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
440
340 771 486 749
133 624 269 021
Ngày tháng năm
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
CÔNG TY TNHH THÉP AN KHÁNH Mẫu số: B02-DNN
TÂN MINH-SÓC SƠN-HÀ NỘI (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2007
Đơn vị tính: Đồng Việt nam
CHỈ TIÊU
Mã số
Thuyết minh
Năm nay
Năm trước
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp DV
01
VI08
2 144 201 554 253
2.Các khoản giảm trừ
02
311 816 194
-Chiết khấu thương mại
04
-Giảm giá hàng bán
05
275 567 908
-Hàng bán bị trả lại
06
36 248 286
-Thuế TTĐB,thuế XK phải nộp
07
3.Doanh thu thuần bhàng&cungcấpDV
10
2 143 889 738 059
4.Giá vốn hàng bán
11
2 093 278 176 888
5.Lợi nhuận gộp bán hàng&cungcấDV
20
50 611 561 171
6.Doanh thu hoạt động tài chính
21
3 867 024 521
7.Chi phí tài chính
22
18 554 907 800
-Trong đó:Lãi vay phải trả
23
16 809 169 283
8.Chi phí quản lý doanh nghiệp
24
16 725 630 845
9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
30
19 198 047 047
10.Thu nhập khác
31
174 662 371
11.Chi phí khác
32
12.Lợi nhuận khác
40
174 662 371
13.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
50
IV09
19 372 709 418
14.Chi phí thuế TNDN
51
15.Lợi nhuận sau thuế TNDN
60
19 372 709 418
Ngày tháng năm
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
CÔNG TY TNHH THÉP AN KHÁNH Mẫu số: B01-DNN
TÂN MINH-SÓC SƠN-HÀ NỘI (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12Năm 2008
Đơn vị tính: Đồng Việt nam
Tài sản
Mã
số
Thuyết
minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A
B
C
1
2
A.TÁI SẢN NGẮN HẠN
100
530 481 614 694
276 705 999 421
I.Tiền và các khoản tương đương tiền
110
III01
441 713 577
1 915 008 846
II.Đầu tư tài chính ngắn hạn
120
III05
1.Đầu tư ngắn hạn
121
2.Dự phòng giảm giá đầu tư TCNH
129
III.Các khoản phải thu ngắn hạn
130
291 142 057 781
141 250 466 956
1.Phải thu khách hàng
131
221 462 915 310
97 610 214 891
2.Trả trước cho người bán
132
21 298 993 826
34 64 387 614
3.Các khoản phải thu khác
138
48 380 148 645
8 675 864 451
4.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
139
IV.Hàng tồn kho
140
230 752 679 634
129 127 886 135
1.Hàng tồn kho
141
III02
230 752 679 634
129 127 886 135
2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
IV.Tài sản ngắn hạn khác
150
8 145 163 702
4 412 637 484
1.Thuế GTGT được khấu trừ
151
7 717 663 702
4 019 136 484
2.Thuế và các khoản khác phải thu NN
152
3.Tài sản ngắn hạn khác
158
427 500 000
393 501 000
-Tài sản ngắn hạn khác(1381)
15A
-Tài sản ngắn hạn khác(141)
15B
77 500 000
43 500 000
-Ký quỹ,ký cược(1388)
15C
-CP trả trước ngắn hạn(142)
15D
350 000 000
350 001 000
B.TÀI SẢN DÀI HẠN
200
67 277 548 482
64 065 487 328
I.Tài sản cố định
210
III03.04
59 765 982 588
58 973 587 791
1.Nguyên giá
211
86 830 501 905
80 252 292 417
2.Giá trị hao mòn luỹ kế
212
-31 020 265 040
-22 155 156 901
3.Chi phí xây dựng dở dang
213
3 955 745 723
876 452 275
II.Bất động sản đầu tư
220
1.Nguyên giá
221
2.Giá trị hao mòn luỹ kế
222
IIICác khoản đầu tư TCDH
230
III05
1.Đầu tư tài chính dài hạn
231
2.Dự phòng giảm giá đầu tư TCDH
239
IV.Tài sản dài hạn khác
240
7 511 565 894
5 091 899 537
1.Phải thu dài hạn
241
2.Tài sản dài hạn khác
242
7 511 565 894
5 091 899 537
3.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
249
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
250
597 759 163 176
340 771 486 749
NGUỒN VỐN
A.NỢ PHẢI TRẢ
300
421 100 297 407
281 795 907 635
I.Nợ ngắn hạn
310
406 800 297 407
238 995 907 635
1.Vay ngắn hạn
311
135 147 147 976
128 583 221 552
2.Phải trả cho người bán
312
152 326 493 844
38 880 428 647
3.Người mua trả tiền trước
313
1 598 871 102
59 330 586 865
4.Thuế và các khoản phải nộp Nhànước
314
III06
17 838 221 117
2 483 426 579
5.Phải trả người lao động
315
2 241 681 276
2 683 623 990
6.Chi phí phải trả
316
3 391 871 433
7.Các khoản phải trả,phải nộp khác
318
97 647 882 092
3 642 748 569
8.Dự phòng phải trả ngắn hạn
319
II.Nợ dài hạn
320
14 300 000 000
42 800 000 000
1.Vay và nợ dài hạn
321
14 300 000 000
42 800 000 000
2.Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
322
3.Phải trả,phải nộp dài hạn khác
328
4.Dự phòng phải trả dài hạn
329
B.VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
176 658 865 769
58 975 579 114
I.Vốn chủ sở hữu
410
III07
175 558 865 769
58 975 579 114
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
50 000 000 000
35 000 000 000
2.Thặng dư vốn cổ phần
412
3.Vốn khác của chủ sở hữu
413
4.Cổ phiếu ngân quỹ
414
5.Chênh lệch tỷ giá hối đoái
415
714 667 994
6.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
416
5 500 000 000
7.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
417
119 344 197 775
23 975 579 114
II.Quỹ khen thưởng phúc lợi
430
1 100 000 000
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
440
597 759 163 176
340 771 486 749
Ngày tháng năm
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
CÔNG TY TNHH THÉP AN KHÁNH Mẫu số: B02-DNN
TÂN MINH-SÓC SƠN-HÀ NỘI (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2008
Đơn vị tính: Đồng Việt nam
CHỈ TIÊU
Mã số
Thuyết minh
Năm nay
Năm trước
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp DV
01
VI08
4 225 828 673 760
2.Các khoản giảm trừ
02
15 238 413 669
-Chiết khấu thương mại
04
-Giảm giá hàng bán
05
9 970 698 798
-Hàng bán bị trả lại
06
1 275 519 471
-Thuế TTĐB,thuế XK phải nộp
07
3 992 195 400
3.Doanh thu thuần bhàng&cungcấpDV
10
4 210 590 260 091
4.Giá vốn hàng bán
11
4 013 581 898 499
5.Lợi nhuận gộp bán hàng&cungcấDV
20
197 008 361 592
6.Doanh thu hoạt động tài chính
21
264 411 975
7.Chi phí tài chính
22
33 964 628 615
-Trong đó:Lãi vay phải trả
23
31 951 733 989
8.Chi phí quản lý doanh nghiệp
24
27 787 572 337
9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
30
135 520 572 615
10.Thu nhập khác
31
2 085 079 724
11.Chi phí khác
32
1 940 722 716
12.Lợi nhuận khác
40
144 357 008
13.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
50
IV09
135 664 929 623
14.Chi phí thuế TNDN
51
15.Lợi nhuận sau thuế TNDN
60
117 550 959 924
Ngày tháng năm
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5765.doc