Tình hình hoạt động tại công ty TNHH Trí Minh
LỜINÓIĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang hòa nhập mạnh mẽ vào kinh tế khu vực và thế giới,mức độ tăng trưởng kinh tế cao, cần đòi hỏi có nguồn nhân lực được trang bị kiến thức ,cũng như tay nghề vững để tham gia vào hoạt động kinh tế. Nền tài chính Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh về cả quy mô cũng như chất lượng.Chính vì vậy ,đểđáp ứng được công việc sau khi ra trường, với cử nhân chuyên ngành Kế toán –Tài chính, thực tập tốt nghiệp ở các doanh nghiệp có vai trò củng cố nâng cao kiến thức chuyên ngành đãđược trang bị trong trường đại học,cũng nhưđể bổ sung kiến thức thực tế.
Hệ thống các doanh nghiệp kinh tếđang giữ một vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế nước ta hiện nay. Đểđi sâu tìm hiểu về thực tế doanh nghiệp kinh tế vàđặc biệt được sựđồng ý của ban giám đốc, em đã thực tập tại công ty TNHH Trí Minh.
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Trí Minh, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Ths Nguyễn Thị Minh Hạnh và các cô chú, anh chị trong công ty em đã bổ sung vốn kiến thức tổng quan về doanh nghiệp và bộ máy kế toán của công ty.
MỤCLỤC
LỜINÓIĐẦU 1
PHẦN 1: GIỚITHIỆUTỔNGQUANVỀDOANHNGHIỆP 2
1.1. Quá trình hoạt động vàđặc điểm kinh doanh của Công ty 2
1.1.1. Khái quát lịch sử thành lập: 2
1.1.2 Nhiệm vụ của doanh nghiệp 2
1.1.3. Đối tượng vàđịa bàn kinh doanh của doanh nghiệp: 2
1.2.Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp: 2
PHẦN 2: CÔNGTÁCTÀICHÍNHDOANHNGHIỆP 4
2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp 4
2.1.1 Khái khoát về tình hình và kết cấu chi tiết tài sản của doanh nghiệp 4
2.1.2 Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp qua mấy năm gần đây 5
2.1.3 Khái quát các nguồn vốn huy động của doanh nghiệp 5
2.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp 6
2.2.1. Các chỉ tiêu về hiệu quả vốn kinh doanh 6
2.2.2 Tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước 7
2.3.Công tác kiểm tra kiểm soát tài chính của doanh nghiệp. 8
2.3.1 Công tác kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan hữu quan của nhà nước đối với doanh nghiệp. 8
2.3.2.Công tác kiểm tra trong nội bộ doanh nghiệp 9
PHẦN 3: TÌNHHÌNHTỔCHỨCTHỰCHIỆNCÔNGTÁCKẾTOÁN 9
3.1 Tình hình tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp 9
3.2. Thực tế tổ chức thực hiện công tác kế toán 12
3.2.1 Tổ chức hạch toán ban đầu 12
3.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại doanh nghiệp 13
3.2.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán: 15
3.2.4 Tình hình tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 16
PHẦN 4: CÔNGTÁCPHÂNTÍCHKINHTẾDOANHNGHIỆP 17
4.1. Tình hình tổ chức công tác phân tích kinh tế doanh nghiệp 17
4.2 . Phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu 17
KẾTLUẬN 19
22 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại công ty TNHH Trí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang hòa nhập mạnh mẽ vào kinh tế khu vực và thế giới, mức độ tăng trưởng kinh tế cao, cần đòi hỏi có nguồn nhân lực được trang bị kiến thức ,cũng như tay nghề vững để tham gia vào hoạt động kinh tế. Nền tài chính Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh về cả quy mô cũng như chất lượng.Chính vì vậy ,để đáp ứng được công việc sau khi ra trường, với cử nhân chuyên ngành Kế toán –Tài chính, thực tập tốt nghiệp ở các doanh nghiệp có vai trò củng cố nâng cao kiến thức chuyên ngành đã được trang bị trong trường đại học, cũng như để bổ sung kiến thức thực tế.
Hệ thống các doanh nghiệp kinh tế đang giữ một vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế nước ta hiện nay. Để đi sâu tìm hiểu về thực tế doanh nghiệp kinh tế và đặc biệt được sự đồng ý của ban giám đốc, em đã thực tập tại công ty TNHH Trí Minh.
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Trí Minh, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Ths Nguyễn Thị Minh Hạnh và các cô chú, anh chị trong công ty em đã bổ sung vốn kiến thức tổng quan về doanh nghiệp và bộ máy kế toán của công ty.
PHẦN 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Quá trình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của Công ty
1.1.1. Khái quát lịch sử thành lập:
Đăng ký lần đầu ngày 12 tháng 02 năm 2004
Đăng ký thay đổi lần thứ ngày 31 tháng 05 năm 2006.
Tên công ty: Công ty TNHH TRI MINH
Tên giao dịch: TRI MINH Company limited
Tên viết tắt : TMG PRO _ Grand co,ltd
Địa chỉ trụ sở chính: Số 65- phố hàng bông - phưòng hàng gai - quận hoàn kiếm - thành phố hà nội
Điện thoại: 7150044
Fax:
Email:TMG co @ vnn. vn
Website:
1.1.2 Nhiệm vụ của doanh nghiệp
- Mua bán máy móc, thiết bị và phụ tùng thay thế
- Sản xuất, gia công, buôn bán thiết bị văn phòng, giấy các loại
- Sản xuất, gia công, buôn bán thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm
- Dịch vu thương mại
- Buôn bán các loại hoá chất(trừ những loại nhà nứoc cấm)
1.1.3. Đối tượng và địa bàn kinh doanh của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ rộng rãi trong nước và nhập khẩu thêm một số mặt hàng. Doanh nghiệp chủ yếu tổ chưcs sản xuất và kinh doanh giấy, can, bìa. Từ khi thành lập đến nay doanh thu của doanh thu của doanh nghiệp luôn tăng, doanh nghiệp đang thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế.
1.2.Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:
Do đặc thù sản xuất kinh doanh mà các bộ phận kinh doanh của công ty được chia ra thành các tổ, đội khác nhau. Chúng ta có thể khái khoát bộ máy quản lý của công ty theo sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Trí Minh
Ban giám đốc
Bộ phận kinh doanh
Phòng kế toán - tài chính
Bộ phận
sản xuất
PHẦN 2
CÔNG TÁC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
2.1.1 Khái quát về tình hình và kết cấu chi tiết tài sản của doanh nghiệp
Đơn vị:VNĐ
TT
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2005
2006
ST
TT(%)
ST
TT(%)
ST
TL(%)
TT(%)
1.
A.Tài sản ngắn hạn
615837800
28.32
457605070
21.66
-158232730
-25.69
-6.66
2.
1.Tiền và tương đương tiền
79000000
3.63
67543000
3.19
-11457000
-14.50
-0.44
3.
Các khoản phải thu
239500000
11.01
200301000
9.48
-39199000
-16.36
-1.53
4.
Hàng tồn kho
215543230
9.9
183040000
8.67
-32503230
-15.08
-1.23
5.
Tài sản lưu động khác
81794570
3.76
6721070
0.318
-75073500
-91.78
-3.442
6.
B.TSCĐ và ĐTDH
1558659700
71.67
1654745000
78.34
960853000
6.16
6.67
7.
TSCĐ hữu hình
1015000000
46.67
1200000000
56.80
185000000
18.23
10.13
8.
TSCĐ thuê tài chính
501000000
23.04
400011000
18.9
-100989000
-20.16
-4.14
9.
TSCĐ vô hình
42659700
1.96
54734000
2.59
12074300
28.30
0.63
10.
Tổng tài sản
2174497500
100
2112357500
100
-62140000
2.8
2.1.2 Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp qua mấy năm gần đây
Đơn vị: VNĐ
stt
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2005
2006
ST
TT(%)
ST
TT(%)
ST
TL(%)
TT(%)
1
Nguồn vốn-quỹ
1059647500
100
1169657500
100
110010000
1.03
2
Nguồn vốn kinh doanh
900300000
84.96
911000000
77.89
10700000
1.18
-7.07
3
Quỹ đầu tư phát triển
67524000
6.37
69325000
5.93
1801000
2.67
-0.44
4
Quỹ dự phòng tài chính
8213500
0.77
9315200
0.79
1101700
13.4
0.02
5
Lãi chưa phân phối
59647500
5.63
90569522
7.74
30922022
51.84
2.11
6
Quỹ phúc lợi
12014700
1.13
13024500
1.11
1009800
8.4
-0.02
7
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
11947800
1.13
76423280
6.53
64475480
539.643
5.4
2.1.3 Khái quát các nguồn vốn huy động của doanh nghiệp
Đơn vị : VNĐ
Stt
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2005
2006
ST
TT (%)
ST
TT(%)
ST
TL(%)
TT(%)
1
Vốn trong thanh toán
543420000
53.96
551510000
64.64
8090000
1.5
10.68
2
Vốn tín dụng
404022720
40.1
211165000
24.75
-192857720
-47.73
-15.35
3
Vốn tự bổ sung
59647.552
5.9
90569522
10.61
30921970
51.84
4.71
Tổng
1007090200
100
853244522
100
-153845700
15.28
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2006 giảm so với năm 2005 là 25.69% tương ứng giảm 158232730 đ. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng là 6.16% tương ứng tăng 96085300 đ
Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là 110010000đ, điều đó chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp ngaỳ một tăng.
Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp năm 2006 so với năm 2005 giảm 153845700đ. Đó là do vốn tín dụng giảm so với năm 2005 là 192857720đ .
2.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp
2.2.1. Các chỉ tiêu về hiệu quả vốn kinh doanh
Stt
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2005
2006
CL
tỷ lệ(%)
1
I.Hiệu quả vốn kinh doanh
2
1.Vòng quay vốn kinh doanh
3.9
4.3
0.4
10.25
3
2.Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh
4.9
5.07
0.17
3.5
4
3.Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh
0.066
0.099
0.033
50
5
II.Hiệu quả chi phí sản xuất, kinh doanh
6
1.Tỉ suất chi phí, giá thành
0.9865
0.977
-0.0065
-0.65
7
2.Hệ số phục vụ của chi phí, giá thành
1.014
1.023
0.006
0.6
8
3.Hệ số lợi nhuận của chi phí, giá thành
0.01367
0.02
0.00633
46.3
9
III.Công tác bảo toàn và tăng trưởng vốn kinh doanh
10
1.Mức bảo toàn vốn trong năm
6336100
25238200
18902100
298.3
11
2.Tốc độ tăng trưởng vốn trong năm
0.006
0.02
0.014
233.33
Nhận xét:
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tốt.Vòng quay vốn kinh doanh ,Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh đều >4 lần,các chỉ tiêu dánh giá hiệu qủa sử dụng vốn kinh doanh năm 2006 đều tăng so với năm2005.
Các chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt. Tỷ suất ,chi phí ,giá thành năm 2006 giảm so với năm 2005 là 0,65%.Hệ số phụ vụ của CP,GTnăm 2006 tăng so với năm 2005 là 0.6%.Hệ số lợi nhuận của CP,GT năm 2006 tăng so với năm 2005 là 46.3%
Công tác bảo toàn và pháp triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp tốt. Sau khi loại trừ sự biến biến động của giá, vốn kinh doanh của doanh nghiệp không những được bảo toàn mà có sự tăng trưởng cao.
2.2.2 Tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước
Công ty TNHH Trí Minh thành lập từ năm 2004 được miễn thúê TNDN trong hai năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế; giảm 50% trong 3 năm tiếp theo.
Tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước của công ty được minh hoạ qua bảng sau:
ĐVT: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2005
2006
ST
TL(%)
1
Thuế môn bài
2000000
2000000
0
0
2
Thuế TNDN
0
12679733.08
12679733.08
-
3
Thuế GTGT bán hàng nội địa
(121187713)
(198053232)
76865519
63.43-
4
thuế nhập khẩu
394161879
402556723
8394844
2.13
5
Các khoản phải nộp khác.
1839000
2320000
481000
26.16
Nhận xét:
Phương pháp nộp thuế :theo phương pháp khấu trừ.
Định kỳ nộp thuế:hàng quý.Quyết toán thuế vào cuối năm tài chính.
Chất lượng công tác nộp và quyết toán thuế với Ngân sách Nhà nước: Với mức tăng trưởng của công ty dẫn đến các khoản nộp cho ngân sách cũng tăng
theo. Hàng năm công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình với nhà nước.
2.3.Công tác kiểm tra kiểm soát tài chính của doanh nghiệp.
2.3.1 Công tác kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan hữu quan của nhà nước đối với doanh nghiệp.
Công ty TNHH Trí Minh là một doanh nghiệp kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập,tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh ,chế độ sổ sách chứng từ kế toán đều do công ty tự chịu trách nhiệm trước các cơ quan chủ quản.
Cuối năm kế toán của công ty lập hồ sơ quyết toán cho Cục thuế, cơ quan thống kê, phòng đăng ký kinh doanh , sau đó cơ quan thuế cử cán bộ xuống quyết toán với công ty.Trong năm Cục thuế cử cán bộ chuyên quản xuống kiểm tra bất thường xem có sai phạm gì trong kinh doanh cũng như thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2.3.2.Công tác kiểm tra trong nội bộ doanh nghiệp
Do đặc thù địa bàn thi công là rộng và phân tán nên Ban giám đốc thường xuyên có cử người về từng đội kiểm tra công tác sản xuất, việc sử dụng vốn công ty cấp cho các đơn vị.
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ vè tình hình tài chính của công ty .Hàng tuần các kế toán viên phải báo cáo vè công nợ ,thu-chi, tiền mặt ….cho Kế toán trưởng để trình giám đốc.Hàng tháng phòng kế toán kê khai tình hình sử dụng hóa đơn ,thuế GTGT,các loại thuế khác phải nộp. Cục thuế sẽ căn cứ vào bảng kê của doanh nghiệp để tính thuế tạm nộp cho công ty ,khi nhận được thôngbáo nộp thuế sẽ nộp số thuế mà cục thuế tạm tính theo kê khai.
PHẦN 3: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
3.1 Tình hình tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp
Hình thức tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp: Tập trung
Tổ chức bộ máy kế toán: 6 người, đều có trình độ từ cao đẳng trở lên trong đó có hai người có trình độ đại học.
Kế toán trưởng : Giúp giám đốc công ty chấp hành các chính sách , chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, chấp hành kỷ luật và chế độ lao động tiền lương, tín dụng và các chính sách tài chính khác, chịu trách nhiệm trước giám đốc, cấp trên và nhà nước về các thông tin kế toán.
Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ các phần hành kế toán gửi đến để vào sổ tổng hợp. Cuối tháng tính số phát sinh, số dư để đối chiếu với các sổ chi tiết để làm căn cứ lập báo cáo tài chính.
Kế toán TSCĐ: Hàng tháng tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo quy định của nhà nước; chịu trách nhiệm phản ánh hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, phản ánh kịp thời hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng.
Kế toán thu vốn, doanh thu, thuế: Căn cứ vào quyết toán được bên A chấp thuận để làm thủ tục thu hồi vốn, hàng tháng kê khai thuế để làm nghĩa vụ với nhà nước, cuối quý tính doanh thu của đơn vị.
Kế toán vật tư, thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi sổ, tổng hợp các chứng từ để ghi sổ về vật liệu, đối chiếu, kiểm kê vật liệu, công cụ, dụng cụ.
Kế toán theo dõi công nợ với khách hàng, nội bộ, BHXH,kiểm tra, tiến hành nhập số liệu phát sinh hàng tháng về công nợ với khách hàng để cuối kỳ lên báo cáo.
Kế toán thanh toán và ngân hàng: Theo dõi cáckhoản thanh toán nội bộ, thanh toán các khoản có liên quan đến công nợ. Căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để viết phiếu thu, phiếu chi.
Sơ đồ bộ máy kế toán côn g ty TNHH Trí Minh
Kế toán trưởng
Các tổ sản xuất trực thuộc
Kế toán thanh toánvà ngân hàng
Kế toán vật tư, thủ quỹ
Kế toán TH
Kế toán thu vốn, DT, Thuế
Kế toán theo dõi công nợ
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phản hồi
Hình thức kế toán AD tại công ty: Chứng từ ghi sổ-Dùng trên máy vi tính
Trình tự ghi sổ kế toán tại doanh nghiệp:
Chứng từ gốc
sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản
Bảng tổng hợp các sổ chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Hàng ngày
Đối chiếu
Cuối tháng
Các chính sách kế toán tạidoanh nghiệp:
Chế độ kế toán đang áp dụng:theo quyết định số 144/2001/QĐ-BTC
Kỳ kế toán: 12 tháng
Kế toán hàng tồn kho: Phương pháp bình quân gia quyền.
Kế tóan chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song
Phương pháp tính trị gía vốn hàng tồn kho: Phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Đường thẳng
3.2. Thực tế tổ chức thực hiện công tác kế toán
3.2.1 Tổ chức hạch toán ban đầu
Khái khoát hệ thống chứng từ kế tóan áp dụng tại doanh nghiệp
a.Về lao động và tiền lương:
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương
Bảng nghỉ hưởng BHXH
Bảng thanh toán tiền thưởng
b.Hàng tồn kho
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Biên bản kiểm nghiệm
Thẻ kho
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm , hàng hoá
c.Bán hàng
Hoá đơn GTGT
d.Tiền tệ
Phiếu thu
Phiếu chi
Giấy đề nghị tạm ứng
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
Bảng kiểm kê quỹ
e. Tài sản cố định
Biên bản bàn giao tài sản cố định
Thẻ tài sản cố định
Biên bản thanh lý tài sản cố định
Quy định chung của doanh nghiệp về lập và luân chuyển chứng từ:
Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng quy định. Chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ những chứng từ đó. Và chỉ sau khi kiểm tra và xác định mình là đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
3.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại doanh nghiệp
Để phục vụ cho việc hạch toán, phần lớn các tài khảon được mở thành các tài khoản cấp 2, cấp 3và chi tiết cho từng đối tượng. Ngoài ra, kế toán công ty còn sử dụng tài khoản 136,336,141 để thực hiện thanh toán bù trừ với các tổ trực thuộc.
Trong năm 2007 công ty đang triển khai áp dụng quyết định số 148 của bộ tài chính năm 2006 để áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Kỳ kế toán của công ty là năm.
Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu tại doanh nghiệp
Kế toán nguyên vật liệu
+Khi mua nguyên vật liệu nhập kho
Nợ TK152-Nguyên vật liệu
Nợ 133-Thuế GTGTđược khấu trừ
Có TK111,TK112,TK331…:Tài khoản thanh toán
+Xuất kho nguyênvật liệu vào sản xuất:
NợTK 621-Chi phí nguyên vật liệu
Có TK152-Nguyên vật liệu
kế toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp
+Khi xuất kho nguyên liệu,vật liệu sử dụng cho sản xuất
Nợ TK621(chi tiết cho từng công trình)-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có 152-Nguyên vật liệu
+Khi mua nguyên liệu ,vật liệu đưa thẳng vào công trình
Nợ TK621(chi tiết cho từng công trình)-Chi phí nguyên vật liệu
Nợ 133-Thuế GTGTđược khấu trừ
Có TK111,TK112,TK331…Tài khoản thanh toán
+Cuôí kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế dùng vào sản xuất :
Nợ TK 154:-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK621:-Chi phí nguyên vật liệu
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Hàng thàng căn cứ vào bảng lương
Nợ TK622-Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK334-Phải trả công nhân viên
+Trích bảo hiểm xã hội ,kinh phí công đoàn ,bảo hiểm y tế của công nhân Nợ TK622-Chi phí công nhân trực tiếp
Có 388-Phải trả ,phải nộp khác
Kế toán chi phí sản xuất chung
Hàng tháng căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ dụng cụ, vật liệu xuất dùng chung cho cơ sở sản xuất:
Nợ TK 627- chi phí sản xuất chung
Có TK 152,153-
Cuối tháng sau khi đã tập hợp được chi phí sản xuất, kế toán kết chuyển vào TK 154" Chi phí sản xuất, kinh doanh dơ dang"
Nợ TK 154
Có TK 621,622,623,627
Sau khi sản phẩm hoàn thành
Nếu đã xác định tiêu thụ, kế toán ghi:
Nợ TK 632:Gía vốn hàng bán
Có TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nếu chưa xác định tiêu thụ thì kế toán kết chuyển vào giá thành khối lượng sản phẩm hoàn thành chờ tiêu thụ.
Nợ TK 155-Thành phẩm
Có TK 154-Chi phí sản xuấtkinh doanh dở dang
Chi phí kinh doanh và kết quả kinh doanh:
Chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp:
Nợ TK 911-Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641,642-Chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp
Kết quả kinh doanh:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421-Lợi nhuận chưa phân phối
Đánh gía ưu, nhược điểm về tổ chức hệ thống tài khoản:
Giúp kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế một cách khoa học , tạo thuận lợi cho quá trình kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp cũng như những người sử dụng thông tin kế toán của doanh nghiệp.
3.2.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán:
Tên các sổ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng:
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ :
Sổ quỹ
Sổ cái các tài khoản
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
3.2.4 Tình hình tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty gồm các báo cáo theo quy định của Bộ Tài Chính :
+Bảng cân đối kế toán -Mẫu số B01-DN
+Báo cáo kết quả kinh doanh -Mẫu số B02-DN
+thuýêt minh báo cáo tài chính -Mẫu B09 - DN
+Bảng cân đối tài khoản - Mẫu F01 - DN
Ngoài ra phòng Tài chính kế toán lập các báo cáo quản trị nộp cho Ban quản trị như:
+Báo cáo giá thành của từng đơn đặt hàng.
Cuối năm nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, phòng đăng ký kinh doanh.
Ưu nhược điểm:
Do tổ sản xuất ở xa nên việc thu thập đầy đủ chứng từ chậm nên công việc để lập báo cáo tài chính thường bị dồn vào cuối năm tài chính.
PHẦN 4: CÔNG TÁC PHÂN TÍCH KINH TẾ DOANH NGHIỆP
4.1. Tình hình tổ chức công tác phân tích kinh tế doanh nghiệp
Bộ phận tài chính kế toán có nhiêm vụ thực hiện công tác phân tích kinh tế của doanh nghiệp với các chỉ tiêu dấnh gía khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tăng giảm Tài sản cố định ,tình hình thu nhập của công nhân viên,tình hình tăng giảm Nguồn vồn Chủ sở hưũ
4.2 . Phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu
Phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu thông qua bảng sau đây:
STT
Chỉ tiêu
Năm
So sánh tăng, giảm
2005
2006
Chênh lệch
TL(%)
1
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
4423358200
4620543200
197185000
4.46
2
Trị giá vốn hàng bán
3526219484
3920132000
393912516
11.17
3
Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
897138716
700411200
-196727516
-21.93
4
Doanh thu tài chính
5
Chi phí tài chính
6
Tổng doanh thu thuần
7
Lợi nhuận thuần kinh doanh trước thuế
59647552
90569522
30921970
51.84
8
Tỉ suất lợi nhuận thuần kinh doanh trước thuế
0.01348
0.0245
0.01102
81.75
9
Tỉ suất đầu tư(%)
82.54
78.36
-4.18
-0.05
10
Hệ số tự chủ tài chính(%)
48.73
55.37
6.64
13.6
11
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (%)
0.65
0.6
-0.05
-7.7
12
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
0.42
0.3
-0.12
-0.286
13
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
0.083
0.088
0.005
0.06
Nhận xét:
Nhìn chung tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đang được mở rộng nhưng tốc độ tăng trưởng chưa đồng đều.
Năm 2006 so với năm 2005,tỷ suất lợi nhuận tăng là 81.75%, tuy nhiên tỷ suất đầu tư giảm là 0.05%
Doanh nghiệp đang có khả năng tốt trong việc trả nợ ngắn hạn.
Năm 2006 so với năm 2005 ,hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm 0,12 lần,tương ứng giảm 28.6%,hệ số khả năng thanh toán tức thời đều <1
KẾT LUẬN
Khi Việt Nam đã tham gia vào tổ chức kinh tế toàn cầu WTO,mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội cũng như các thách thức mới.
Công ty đã không ngừng nỗ lực cố gắng phát triển và đưa ra nhiều chính sách nâng cao hiệu quả kinh doanh, tận dụng cơ hội mà nền kinh tế mang lại.
Bên cạnh những thành công nhất định mà Công ty đã đạt được, thì Công ty cũng còn gặp phải rất nhiều khó khăn thử thách.
Muốn đạt được các mục tiêu mà Công ty đã đặt ra, muốn thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì con đường mà công ty cần phải làm là tiếp tục không ngừng đổi mới mình trong mọi lĩnh vực.
Công tác Tài chính –kế toán phải được quản lý tốt, chú trọng nâng cao hiệu quả phục vụ .
Qua 4 tuần thực tập tại công ty,được sự hướng dẫn của cô giáo Ths: Nguyễn Thị Minh Hạnh và anh chị trong công ty. Em đã trang bị được một số kiến thức tổng quan về công ty,cũng như bộ máy Kế toán–Tài chính của Công ty,tạo điều kiện thuận lợi cho thời gian thực tập chuyên sâu .
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của cô giáo Ths: Nguyễn Thị Minh Hạnh và anh chị trong công ty TNHH Trí Minh đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cty TNHH Tri Minh ketoan.docx