LỜIMỞĐẦU
Nước ta đang từng bước CNH_HĐH với những bước đi vững chắc vàđầy triển vọng trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Việc chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển hết mình song cũng chứa đựng không ít khó khăn buộc các doanh nghiệp phải tự tìm cách vượt qua, tự khẳng định mình, nâng cao khả năng cạnh tranh để tự tồn tại trên thị trường.
Đểđạt được mục đích đó thìđiều kiện cần phải có là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả. Việc kinh doanh đạt được hiệu quả cao tức là lợi cao với chi phí thấp nhất. Thể hiện trình độ quản lí kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực để tái sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh đãđề ra. Vì vậy đểđạt đựơc mục tiêu đó các nhà kinh doanh phải có kiến thức, kinh nghiệm, óc sáng tạo lòng dũng cảm và sự sáng suốt .
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Việt Anh em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ Công ty. Trong những năm qua Công ty đã có nhiều bước đi vững chắc đặc biệt là trong khâu tiêu thụ sản phẩm vì vậy đã gây dựng được lòng tin với nhiều đối tác chiếm được ưu thế trên thị trường.
Từ những kiến thức đã học tại trường và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ công nhân viên trong Công ty em xin trình bày một số vấn đề mà em thu nhận được từ quá trình thực tập tại Công ty thông qua “báo cáo thực tập tốt nghiệp”
Nội dung báo cáo bao gồm;
Phần I:Giới thiệu tổng quan
Phần II: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Việt Anh
Phần III: Đánh giá công tác quản trị vàđề xuất kiến nghị
Từ những kiến thức đã học tại trường và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ công nhân viên trong Công ty trên cơ sởđó em xin trình bày dự kiến đề tài luận văn như sau: "Những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty TNHH IN & Thương Mại Việt Anh"
LỜIMỞĐẦU
Nội dung luận văn gồm:
Chương I : Những vấn đề lí luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
I.Tổng quan hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3. Ý nghĩa của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương II : Tổng quan về Công ty và tinh hình sản xuất kinh doanh.
I.khái quát về quá trình hình thành và phát triển.
1. Lịch sử hình thành.
2. Chức năng nhiệm vụ.
II. Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong vài năm qua.
2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuât kinh doanh.
3. Những bài học kinh nghiệm.
Chương III : Những giải pháp cơ bản và một số kiến nghịđể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH IN & Thương Mại Việt Anh trong thời gian tới.
1. Giải pháp mang tinh chiến lược lâu dài.
2. Tăng cường đầu tư công nghệ.
3. Mở rộng mạng lưới.
4. Tăng cường đẩy mạnh tiệu thụ.
5. Chính sách giao tiếp và khuyết trương.
KẾTLUẬN
16 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động tại công ty TNHH Việt Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang từng bước CNH_HĐH với những bước đi vững chắc và đầy triển vọng trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Việc chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển hết mình song cũng chứa đựng không ít khó khăn buộc các doanh nghiệp phải tự tìm cách vượt qua, tự khẳng định mình, nâng cao khả năng cạnh tranh để tự tồn tại trên thị trường.
Để đạt được mục đích đó thì điều kiện cần phải có là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả. Việc kinh doanh đạt được hiệu quả cao tức là lợi cao với chi phí thấp nhất. Thể hiện trình độ quản lí kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực để tái sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Vì vậy để đạt đựơc mục tiêu đó các nhà kinh doanh phải có kiến thức, kinh nghiệm, óc sáng tạo lòng dũng cảm và sự sáng suốt .
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Việt Anh em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ Công ty. Trong những năm qua Công ty đã có nhiều bước đi vững chắc đặc biệt là trong khâu tiêu thụ sản phẩm vì vậy đã gây dựng được lòng tin với nhiều đối tác chiếm được ưu thế trên thị trường.
Từ những kiến thức đã học tại trường và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ công nhân viên trong Công ty em xin trình bày một số vấn đề mà em thu nhận được từ quá trình thực tập tại Công ty thông qua “báo cáo thực tập tốt nghiệp”
Nội dung báo cáo bao gồm;
Phần I: Giới thiệu tổng quan
Phần II: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Việt Anh
Phần III: Đánh giá công tác quản trị và đề xuất kiến nghị
Do kiến thức còn hạn chế thời gian tìm hiểu có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các cô chú công nhân viên công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN II
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH IN VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT ANH
I. GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Lịch sử hình thành.
Công ty TNHH IN&Thương Mại Việt Anh có trụ sở chính số 8 Láng Hạ- Đống Đa- Hà Nội, là một Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0102021601do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 29 tháng 07 năm 1995. Các sản phẩm chủ yếu của Công ty hiện nay là: máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu phục vụ cho công nghệ in.
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu và được mở tài khoản tại ngân hàng. Công ty được nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và tính sinh lời hợp pháp của việc kinh doanh. Mọi hoạt động của Công ty tuân thủ theo quy định của pháp luật. Công ty có quyền kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh, được quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quyền thừa kế về vốn và các quyền lợi hợp pháp khác.
Trải qua bao biến động của kinh tế thị trường cho tới thời điểm hiện nay Công ty đã từng bước vươn lên và tự khẳng định mình. Ngay từ khi mới thành lập quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn nhỏ, chiếm lĩnh thị trường hẹp, số lượng cán bộ nhân viên còn ít. Sau một thời gian đi vào hoạt động công ty đã chiếm lĩnh được thị trường và thu hút được nhiều lao động.
2. Chức năng nhiệm vụ:
2.1. Chức năng.
Công ty có chức năng cung cấp các sản phẩm in và công nghệ in cho thị trường nội thành và các tỉnh lân cận. Đồng thời kết hợp với Nhà xuất bản giáo dục hàng năm in các sản phẩm sách vở học sinh và các sản phẩm thứ yếu khác.
2.2. Nhiệm vụ.
· Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là luôn tổ chức nghiên cứu thị trường để năm vững nhu cầu thị trường, đầu tư mở rộng và đáp ứng sự phát triển của hoạt động kinh doanh
· Công ty cần tổ chức tốt việc quản lí điều hành khai thác tốt nguồn lao động, tiền vốn và đảm bảo phát triển công ty ổn định và vững chắc
· Thực hiện các quy chế báo cáo của công ty và ngành.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng
Sản xuất
Phòng kỹ thuật
Phòng kế toán tài vụ
Phòng Kinh doanh
Phòng nhân sự
Sản xuất 1
Sản xuất 2
_Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật đồng thời ban hành các quy chế quản lí nội bộ Công ty.
_ Phó giám đốc: Có trách nhiệm giám sát các báo cáo kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh lên giám đốc phụ trách quản lí trực tiếp các phòng ban. Thay mặt giám đốc điều hành khi giám đốc đi vắng.
_ Phòng Kế toán tài vụ: Nhiệm vụ thu thập xử lí số liệu kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán giúp giám đốc quản lí về vốn và tài sản của Công ty.
_Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh khai thác các nguồn hàng, tìm kiếm đối tác.
_ Phòng sản xuất: Chịu trách nhiệm in theo mẫu và chịu sự quản kí của giám đốc phụ trách kinh doanh
_ Phòng nhân sự: Chức năng điều chuyển phân công bố trí cán bộ công nhân viên trong công ty cho phù hợp với vị trí công việc và tạo điều kiện để họ phát huy tối đa khả năng vốn có.
_ Phòng kĩ thuật: Chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị phương tiện vận tải.
II. Thực trạng hoạt đông sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong những năm qua được sự chỉ đạo thường xuyên của Bộ văn hoá về giải quyết việc làm, tổ chức sản xuất, tổ chức cán bộ, tài chính, đầu tư mua sắm thiết bị,v..v…Công ty đã đạt đựơc một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên do cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và các điều kiện bất lợi khác như máy móc thiết bị xuống cấp nhanh, giá thành sản xuất cao trong khi doanh thu công in thấp đã gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh .
Biểu 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn (2003-2005)
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
So sánh 2004/2003
So sánh 2005/2004
2003
2004
2005
Chênhlệch (trđ)
Tỷ lệ
(%)
Chênhlệch (trđ)
Tỷ lệ
(%)
1. Sản lượng trang in công nghiệp
tr.trang
2.145,3
2.457,3
3.018,6
312
114,54
561,3
122,84
2. Sản lượng in thành phẩm
tr.trang
1.440,5
1.557,8
1.808,9
117,3
108,14
251,1
116,11
3. Doanh thu, thu nhập
Tr.đ
10.570
14.074
18.355
3.504
133,15
4.281
130,42
- Doanh thu thuần
- Doanh thu khác
Tr.đ
10.132
438
13.890
184
18.190
165
3.758
-254
137,09
42
4.300
-19
130,95
89,7
4. Tổng chi phí
Tr.đ
10.169,7
13.680,5
17,953,5
3.510,8
134,52
4.273
131,23
5. Nộp NSNN
Tr.đ
324
265,4
483,3
-58,6
819
217,9
182
6. Tổng quỹ lương
Tr.đ
2.732
3.135
3.914
403
114.75
779
124,84
7. Số lao động
Người
326
237
239
1
100,4
2
100,8
8. Thu nhập bq 1 người/tháng
Tr.đ
0,9647
1.1023
1.3647
0,1376
1,14
0,2624
123,8
9. Lợi nhuận trước thuế
Tr.đ
400,3
393,5
401,5
-6,8
98,3
8
102
(Nguồn: Công ty in và thương mại Việt Anh 2003 – 2005)
Qua bảng số liệu trên ta thấy những năm qua tình hình hoạt động của Công ty ngày càng đạt hiệu quả cao đặc biệt công ty luôn làm ăn có lãi, lợi nhuận luôn đạt xấp xỉ 400 triệu đồng. Mọi chỉ tiêu năm sau thường cao hơn năm trước duy chỉ lợi nhuận tăng chậm và thậm chí năm 2004 kém hơn năm 2003 là do tổng chi phí ngày càng tăng và tốc độ tăng nhanh hơn tông doanh thu tuy nhiên mức giảm của lợi nhuận không đáng kể. Nổi bật nhất là đời sống người lao động tăng nhanh qua những năm gần đây và đặc biệt năm 2005 tăng 16% so với năm 2003. Thu nhập của người công nhân tăng tăng cao nguyên nhân là tổng quỹ lương năm 2005 tăng so với năm 2004 là 21,7% hay 669 triệu đồng đặc biệt là các khoản ngoài lương tăng mạnh tăng 220% hay 110 triệu đồng làm cho tổng thu nhập tăng từ 3135 triệu đồng lên 3914 triệu đồng tăng 24,8%. Bước sang năm 2005 Công ty đã có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã triển khai và mở rộng mặt hàng chất lượng cao. Tổng doanh thu năm 2004 tăng 3504 triệu đồng(33,1%) so với năm 2003 đến năm 2005 tăng hơn so với 2003 là 7785 triệu đồng(73,6%).Và nếu so với năm 2004 thì doanh thu năm 2005 tăng 4.218 triệu (bằng 130,4%)
Tuy doanh thu tăng nhanh nhưng do tổng chi phí tăng nhanh hơn vì giá vật tư đầu vào tăng giá, hơn nữa do cạnh tranh gay gắt vốn lưu động và vốn tự bổ sung của Công ty được ít, không đủ đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh do vậy để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh Công ty phải vay vốn lưu động tại ngân hàng với mức bình quân 1,5 tỷ đồng và trả lãi 144,78 triệu đồng/năm. Công ty đã phải trả lãi trên vốn vay hằng năm tính vào giá thành là 199,31 triệu. Chính những nhân tố trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tài chính của công ty. Tuy nhiên năm 2005 công tác kế hoạch điều độ quản lí sản xuất được công ty quan tâm đã tạo ra sự chuyển biến tích cực và hiệu quả trong quản lí, điều độ sản xuất, quản lí kĩ thuật, quản lí sản phẩm và khối luợng sản xuất. Giai đoạn này có sự nhảy vọt về doanh thu. Việc tăng doanh thu trong giai đoạn trên là do kết quả của việc tăng sản lượng, tăng hệ số màu, tạo điều kiện để Công ty đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận trong điều kiện giá công in thấp.
Biểu 2: Tổng doanh thu Công ty giai đoạn 2003 - 2005
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Lượng tăng
Tốc độc phát triển (%)
2004/2003
2005/2004
2004/2003
2005/2004
Doanh thu
Trong đó
- Từ nhà XBGD
-Doanh thu vở học sinh
- Từ in ngoài NXBGD
- Doanh thu phế liệu
- Bán vật tư
10.570
6.321,3
0
3.250
341,2
657,5
14.074
7.082
1.750
3.728
643,8
870,2
18.355
8.238
4.399
3.354
945
1.419
3.504
760,7
-
478
302,6
212,7
4.281
1.156
2.649
-374
301,2
548,8
133,15
112,03
-
114,7
188,68
132,34
130,41
116,32
251,37
89,96
146,78
163,06
Doanh thu từ nhà xuất bản giáo dục tăng 12,03% giai đoạn 2003_2004 và tăng 16,32% trong năm sau, điều này thể hiện sự quan tâm của Nhà xuất bản giáo dục giao in sớm và tăng cường hệ số màu cho nhà in .
Doanh thu vở học sinh tăng đã khẳng định được chất lượng in vở học sinh của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường
_ Doanh thu in từ ngoài nhà xuất bản giáo dục tăng liên tục qua các năm nguyên nhân chủ yếu là công ty tập trung cao năng lực thiết bị cho việc hoàn thành các quyết định in sách giáo khoa của giám đốc Nhà xuất bản giáo dục
_ Doanh thu phế liệu tăng nhanh khẳng định công tác tận dụng phế liệu của công ty nề nếp và hiệu quả.
_ Doanh thu bán vật tư tăng là do Công ty đã quan tâm hơn trong việc bán vật tư chưa cần sử dụng nhằm giải quyết thu hồi vốn và quay vòng vốn.
Trong giai đoạn này lợi nhuận có thể nói là không tăng tuy nhiên duy trì được lợi nhuận như vậy cũng đã là cố gắng lớn của Công ty trong điều kiện giá công in thấp chi phí đầu vào tăng để cạnh tranh với các Công ty in khác. Các chỉ tiêu trên đây cho thấy trong 3 năm gần đây công ty hoạt động khá tốt cần giữ vững và phát huy trong những năm tiếp theo.
2. Tình hình sử dụng lao động của công ty trong thời gian qua
Lao động là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Yếu tố này đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua việc sử dụng lao động hợp lí đã cho kết quả sản xuất kinh doanh đáng khích lệ. Tình hình sử dụng lao động trong những năm qua được thể hiện trong biểu 3 như sau:
Biểu 3: Tình hình sử dụng lao động Công ty TNHH IN & Thương Mại Việt Anh giai đoạn 2003 - 2005
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Lượng tăng
Tốc độc phát triển (%)
2004/2003
2005/2004
2004/2003
2005/2004
Tổng số lao động hiện có:
* Lao động thường xuyên:
+ Theo TC công việc
-Viên chức quản lý chuyên môn nghiệp vụ
- Lao động công nghiệp
- Lao động phụ trợ
236
201
201
28
154
19
237
201
201
28
154
19
239
202
202
29
154
19
1
0
0
0
0
0
2
1
2
1
0
0
100,42
100
100
100
100
100
100,84
100,49
100,49
103,5
100
100
(Nguồn: tổng hợp từ phòng Kế toán -Tài vụ)
Qua bảng trên ta thấy tình hình sử dụng lao động trong 3 năm không có sự thay đổi lớn. Trong chiến lược phát triển, Công ty luôn chú trọng vấn đề bồi dưỡng và sử dụng nguồn lực sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Tình hình sử dụng tài sản của Công ty
3.1 Tài sản cố định.
Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của Công ty có ý nghĩa rất quan trọng. Nó cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của Công ty về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của máy móc thiết bị.
Ta có thể xem cơ cấu TSCĐ của Công ty và tỷ trọng mỗi loại tài sản trong bảng sau:
Bảng 4: Giá trị TSCĐ của Công ty TNHH IN & Thương Mại Việt Anh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
NG
GTCL
NG
GTCL
NG
GTCL
I. TSCĐ đang dùng
17.615,5
9.380,71
18.849,9
7.860
18.195,5
5.920
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
1.575,61
973,2
2.681,9
1.964
2.468,5
1.852,7
2. Máy móc, thiết bị
15.133,3
7.755,41
15.197,4
5.344,4
14.825
3.737,8
3. TSCĐ không dùng
0
0
0
0
0
0
4. Phương tiện vận tải truyền dẫn
408,9
303,6
448,9
165,7
442,1
128,0
5. Thiết bị dụng cụ quản lý
490,1
348,5
481,5
385,9
459,9
228,5
II. TSCĐ chờ thanh lý
8,4
7,29
0
0
0
0
Tổng TSCĐ:
17.623,9
9.388
18.849,9
7.860
18.195,5
5.920
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán các năm 2004, 2005)
NG : Nguyên giá
GTCL : Giá trị còn lại
Theo bảng trên ta thấy TSCĐ của Công ty trong những năm 2004, 2005 đã hoàn toàn đi vào hoạt động điều này chứng tỏ Công ty có giải pháp tốt trong vấn đề thanh lí TSCĐ đã hết hạn sử dụng, không còn lại tài sản không dùng vào sản xuất.
Về kết cấu TSCĐ của Công ty là hợp lí giá trị bộ phận máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ đang dùng chứng tỏ Công ty đã tận dụng được sức sản xuất của máy móc thiết bị hạn chế được hiện tượng hao mòn vô hình rất dễ xảy ra trong điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
3.2 Tài sản lưu động
Bên cạnh TSCĐ một nhân tố khác không thể thiếu được trong quá trình sản xuất là tài sản lưu động(TSLĐ) để nắm rõ về tình hình TSLĐ của Công ty ta xem bảng sau:
Biểu 6: Giá trị tài sản lưu động của Công ty TNHH IN & Thương Mại Việt Anh
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục
2003
2004
2005
Số tiền
Tỉ trọng %
Số tiền
Tỉ trọng %
Số tiền
Tỉ trọng %
Tiền
Tiền mặt
Tiền gửi ngân hàng
460,61
141,5
319,11
10,40
627,28
103,95
523,33
93,8
221,07
172,75
48,25
2,9
Các khoản phải thu
Phải thu khách hàng
Trả trước cho người bán
Phải thu khác
1.357,4
1.002,5
63,5
291,38
30,67
2170,38
1.896,628
258,80
14,94
32,48
2.341,56
2.122,74
58,72
160,09
30,74
Hàng tồn kho
NVL tồn kho
Công cụ dụng cụ
Chi phí SXDD
Thành phẩm tồn kho
Hàng gửi bán
2.308,82
969,6
3,36
354,28
673,5
217,99
52,17
3.469,78
1.005,59
2,42
1.179,2
1.159,15
123,4
51,92
4.237,94
1.489,1
4,18
1.463,2
841,3
44,04
55,65
Tài sản lưu động khác
Tạm ứng
Chi phí trả trước
Chi phí chờ kết chuyển
298,69
101,27
97,42
100
6,75
441,21
103,9
119,03
191,28
6,6
814,61
320,94
119,03
37463
10,69
Tổng TSLĐ
4.425,56
100
6.681,67
100
7.615.12
100
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán Công ty TNHH Việt Anh)
Về quy mô TSLĐ không ngừng tăng thêm qua các năm. Các khoản phải thu và hàng tồn kho là các khoản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động trong 3 năm. Điều đó cho thấy Công ty chưa làm tốt công tác thanh toán với khách hàng và quản lý hàng tồn kho nên chúng luôn chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổng TSLĐ của Công ty. Hàng tồn kho tăng chủ yếu là do Công ty liên tục phải dự trữ nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất đồng thời do nhà xuất bản chưa nhập kho số thành phẩm mà Công ty hoàn thành. Do đó thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng lớn.
Chi phí sản xuất dở dang cũng chiếm tỷ trọng lớn đặc biệt năm 2003, 2004 tuy có sự chuẩn bị cho kỳ sau nhưng lại làm đọng vốn của doanh nghiệp và tăng chi phí bảo quản.
Nguyên nhân của tình trạng giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động là do giá đầu vào liên tục tăng, đồng thời Công ty phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh doanh phần chi phí trả lãi vốn vay ngân hàng dẫn đến làm giảm lợi nhuận.
Ngoài ra một nguyên nhân quan trọng khác là việc thu hồi công nợ và thương xuyên duy trì một khối lượng lớn sản phẩm dở dang cung ảnh hưởng rất nhiều đến hậu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nếu khắc phục được việc này thì sẽ giải quyết quay vòng vốn nhanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
III. Nhận xét – đánh giá về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số năm qua.
Trên đây là một số nhận xét về kết quả hoạt động của Công ty In và Thương mại Việt Anh. Tuy rằng gặp nhiều khó khăn song công ty đẵ cố gắng và luôn có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Là một doanh nghiệp tư nhân, lại mới thành lập khă năng vốn và thị trường, khách hàng có hạn nên Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc ký hợp đồng in và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay nhiều cơ sở lớn với số vốn lớn, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tiêu biểu nhất đang hoạt động trên thị trường in ấn và đang có thị trường lớn. Chiếm thế thượng phong trên thương trường.
Với thực trạng như hôm nay, việc kém nguồn lực trong cạnh tranh, dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao là điều dễ hiểu. Song bên cạnh đó ta thấy rõ đựơc sự nỗ lực vươn lên của tập thể Công ty đó là sự khích lệ rất lớn tạo đà phát triển và vững bước của Công ty trong thời gian tới.
PHẦN III
NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ THỰC TẬP
CỦA BẢN THÂN
1.Nhận xét thực hiện thực tập.
Tóm lại, tất cả những điều ở trên chúng ta vừa thấy nó giúp cho chúng ta một cái nhìn hết sức khách quan bao trùm về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như là cơ cấu của sản phẩm tiêu thụ của Công ty. Và bên cạnh đó, nó cũng cho chúng ta thấy được sự tăng trưởng liên tục về cả sản lượng doanh thu và lợi nhuận của công ty và qua đó cho ta thấy sự nỗ lực rất cao của đội ngũ ban lãnh đạo Công ty trong thời gian qua. Trong quá trình thực tập tại Công ty em đã học hỏi được những kinh nghiệm quý báu từ những Cô chú, anh chị, công nhân viên trong Công ty.
2. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH In & Thương mại Việt Anh
In là một ngành sản xuất mang đặc thù riêng biệt. Sản phẩm của ngành in cũng là sản phẩm mang tính đặc thù cao. Để sản phẩm in có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu có tính văn hoá - nhân văn cao, từ đó sản xuất được nhiều, tiêu thụ cao, nhanh là mục tiêu của các doanh nghiêp hoạt động trong lĩnh vực này.
Với Công ty TNHH In & Thương mại Việt Anh, trong những năm qua từ kết quả đã đạt được. Em mạnh dạn rút ra một số nhận xét mang tính bài học kinh nghiệm, như sau:
Với Công ty TNHH In & Thương mại Việt Anh, trong những năm qua từ kết quả đã đạt được. Em mạnh dạn rút ra một số nhận xét mang tính bài học kinh nghiệm, như sau:
1 – Cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động in ấn : Trước hết để tồn tại và phát triển, Công ty phải có hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại mới có thể có sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên giải quyết vấn đề thay đổi cả hệ thống máy móc thiết bị là cả vấn đề hết sức khó khăn đối với Công ty.
2 – Cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, công nhân lành nghề và kỹ thuật in cao, am hiểu và có trách nhiệm. Đồng thời, trong một công ty, sự phối kết hợp giữa các bộ phận, phòng ban là các yếu tố vô cùng quan trọng để tạo sự thành công trong doanh nghiệp.
3- Tăng cường hoạt động Marketinh để tăng khách hàng, mở rộng trị trường là bài học quý giá mà công ty cần phải nhận thấy, chỉ có mở rộng được thị trường tiêu thụ thì mới có thể tăng sản lượng sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Đây là ba bài học lớn mà em rút ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH In Thương mại Việt Anh, tin rằng từ đây khắc phục những tồn tại và phát huy những mặt tích cực, tin rằng Công ty sẽ phát triển mạnh mẽ vững chắc.
PHẦN IV
ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Từ những kiến thức đã học tại trường và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ công nhân viên trong Công ty trên cơ sở đó em xin trình bày dự kiến đề tài luận văn như sau: "Những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty TNHH IN & Thương Mại Việt Anh"
LỜI MỞ ĐẦU
Nội dung luận văn gồm:
Chương I : Những vấn đề lí luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
I.Tổng quan hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ý nghĩa của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương II : Tổng quan về Công ty và tinh hình sản xuất kinh doanh.
I.khái quát về quá trình hình thành và phát triển.
Lịch sử hình thành.
Chức năng nhiệm vụ.
II. Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong vài năm qua.
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuât kinh doanh.
Những bài học kinh nghiệm.
Chương III : Những giải pháp cơ bản và một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH IN & Thương Mại Việt Anh trong thời gian tới.
Giải pháp mang tinh chiến lược lâu dài.
Tăng cường đầu tư công nghệ.
Mở rộng mạng lưới.
Tăng cường đẩy mạnh tiệu thụ.
Chính sách giao tiếp và khuyết trương.
KẾT LUẬN
Với một số giải pháp rút ra từ thực trạng hiện nay của Công ty em hi vọng nó sẽ góp một phần nào trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
KẾT LUẬN
Để không ngừng phát triển và đứng vững trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi các nhà quản lí lãnh đạo Công ty phải thường xuyên nắm bắt được khoa học kĩ thuật tiên tiến.
Với khả năng thực tế bản thân còn hạn chế nên em đã gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện báo cáo này dù vậy em đã cố gắng để có thể hoàn thành thật tốt báo cáo của mình. Vì thế bài viết không tránh khỏi thiếu sót em rất mong sự quan tâm nhận xét bổ sung ý kiến của các thầy cô trong khoa để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Với lòng biết ơn chân thành em xin cảm ơn Ban giám đốc các anh chị phòng kinh doanh Công ty TNHH IN & Thương Mại Việt Anh và thầy cô giáo trường Đại học quản lí kinh doanh Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10/7/2006
Người viết báo cáo.
Nguyễn Thành Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cty TNHH Viet Anh in QT.docx