Trong giai đoạn này dây chuyền 2 triệu tấn/ một năm sẽ đi vào hoạt động vào giữa năm 2009. Vì vậy có nhiều biến động về lực lượng lao động.
* Mục tiêu chiến lược giai đoạn 2008 - 2015. Tổng số lao động đủ tuổi nghỉ hưu trong giai đoạn này là 859 người, hoàn thành cải tạo và mở rộng tăng công suất nàh máy, dây chuyền mới đi vào hoạt động, có 2 phương án đặt ra:
- Phương án 1: dây chuyền 1 triệu tấn hoạt động, có 3 dây chuyền sản xuất Clinken. Cần bổ sung 498 lao động (trong đó số lao động có trình dodọ đại học là 99 người, lao động là CNKT vận hành thiết bị là 399 người lao động).
27 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty xi măng Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1. Trước khi cổ phần hoá
Công ty xi măng Bỉm Sơn là nhà máy xi măng Bỉm Sơn có trụ sở chính Ba Đình - TX Bỉm Sơn - Thanh Hoá. Cách thành phố Thanh Hoá 35 km về phía bắc, cách Hà Nội 125 km.
Vị trí: Nằm gần vùng núi đá vôi , đất sét có trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt, đây là 2 nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng chất lượng cao.
Nhà máy xi măng Bỉm Sơn có công suất thiết kế 1,2 triệu tấn sản phẩm/ năm với thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại của Liên Xô, nhà máy được trang bị 2 dây truyền với công nghệ cao theo phương pháp ướt, sản phẩm của nhà máy xi măng Bỉm Sơn mang nhãn hiệu " Con voi", được đánh giá cao về chất lượng, được người tiêu dùng tín nhiệm sử dụng.
Thực hiện chủ trương sản xuất gắn liền với tiêu thụ sản phẩm, ngày 12/8/1993 Bộ xây dựng ra quyết định số 366/BXD - TCLĐ hợp nhất công ty vật tư số 4 và nhà máy xi măng Bỉm Sơn thành công ty xi măng Bỉm Sơn.
Công ty xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi măng cho khách hàng trên địa bàn được phân công đảm nhiệm, ngoài ra công ty có đủ khả năng xuất khẩu xi măng và Clinken cho các nước trong khu vực.
Công ty xi măng Bỉm Sơn có đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn kỹ thuật tay nghề cao, có trình độ quản lý tốt.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng xi măng Bỉm Sơn ngày càng cao theo sự tăng trưởng của đất nước. Tháng 3/1994 thủ tướng chính phủ đã phê duyệt dự án đầu tư của cải hiện đại hoá dây chuyền số 2 nhà máy xi măng Bỉm Sơn, chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng công nghệ ướt sang khô. Dự án được khởi công ngày 13/1/2001 do IHI - Nhật Bản trúng thầu thực hiện thiết kế và cung cấp thiết bị cho nhà máy và nâng công suất lò nung số 2 từ 1750 tấn Clinken/ ngày lên 3.500 tấn Clinken/ ngày, với thiết bị tiên tiến và tự động hoá cao đã tăng tổng công suất sản phẩm từ 1,2 triệu/ năm -> 1,8. Sản phẩm của công ty xi măng Bỉm Sơn đang được tiêu thụ trên 10 tỉnh thành, thuộc khu vực Bắc thông qua chi nhánh và các đại lý bán hàng hướng tỷ lệ hoa hồng theo từng thời điểm quy định của tổng công ty xi măng Việt Nam. sản phẩm của công ty luôn được tăng trưởng qua các năm. Năm 2002 là 1.528.010 tấn (117% KH); năm 2003: 2.006.529 tấn (120% KH), năm 2004: 2.476.957 tấn (112% KH).
2. Bắt đầu cổ phần đến nay
Căn cứ NĐ 187/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.
Thực hiện quyết định số 86/2005/NĐ - TTg ngày 22/4/2005 của thủ tướng chính phủ, hình thức cổ phần hoá của công ty là: bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại công ty.
Theo đó tên công ty là: công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Tên giao dịch quốc tế: Bim Sơn Cement Joint Stock Company
Tên viết tắt: BCJC
ĐT: 0373824242
Fax: 037824046
Email: tt ximăngbimson @ Hà Nội.vnn.vn
Website: ximangbímon.com.vn
Vốn điều lệ: 900.000.000.000đồng
Mệnh giá 1 cổ phần: 10.000đ
Cơ cấu vốn điều lệ: cổ phần Nhà nước 72,83% vốn, cổ đông khác: 27,17% vốn.
Trong đó: Cổ phần ưu đãi cho người lao động trong công ty: 7,14%
Cổ phần bán công khai cho đối tượng khác: 20%
Tại thời điểm cổ phần hoá công ty có 2776 người lao động trong đó có 583 người lao động nữ và 2193 người lao động nam.
Từ 2005 đến nay, công ty vẫn đang tiếp tục hoàn thiện quá trình cổ phần hoá. Trong thời gian đó, sản phẩm của công ty vẫn tiếp tục tăng trưởng. Cụ thể 2005: 1.635.322 tấn Clinken (101,57% KH) 2006: 1.564.302 tấn Clinken (97% JG) và 2007 đạt 1.688.480 tấn Clinken (đạt 104,87% KH).
Hiện nay công ty xi măng Bỉm Sơn đang tập trung mọi nỗ lực phấn đấu hoàn thành dự án dây chuyền mới có công suất 2 triệu tấn sản phẩm/ năm vào cuối 2008 đưa công suất nhà máy lên 3,2 triệu tấn góp cùng cả nước thực hiện thành công sự CNH - HĐH đất nước.
II.MộT VàI NéT Về CÔNG TY XI MĂNG BỉM SƠN
1.Cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy
Mô hình cơ cấu tổ chức sản xuất - kinh doanh
công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Đại hội đồng cổ đông công ty
Hội đồng quản trị
ban kiểm soáT
giáM ĐốC
Phó GĐ C.ty
phụ trách nội chính
Phó GĐ C.ty
phụ trách SX
Phó GĐ C.ty
phụ trách cơ điện
Phó GĐ C.ty
phụ trách ĐTXD
Phòng ĐSQT
Phòng BVQS
Trạm
y tế
VP Đ. điện tại CHDCND Lào
Trung tâm GDTT
CN. Thanh Hoá
CN. Nghệ An
CN. Hà Tĩnh
CN. Ninh Bình
CN. Nam Định
CN. Thái Bình
CN. Hà Tây
CN. Sơn La
Phòng ĐHSX
Phòng KTSX
Phòng TN-KCS
Phòng KTAT
Xưởng Mỏ NL
Xưởng Ôtô VT
Xưởng tạo NL
Xưởng lò nung
Xưởng nghiền XM
Phòng thẩm định
Phòng KHKH
Văn phòng
Phòng TCLĐ
Phòng KTTKTC
Phòng CƯVTTN
Phòng VTTB
Xưởng SCCT
Phòng Cơ khí
Ban QLDA
Phòng N lượng
Phòng QLXM
Xưởng SCTB
Xưởng CKCT
X. CTN-NK
Xưởng điện TĐ
Phòng
kỹ thuật
Phòng
KTTC
Phòng
KH-TH
Phòng
VTTB
Xưởng đóng gói
2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy
- sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu xi măng, Clinker
- sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng
- Đầu tư tài chính
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật
3. Quy trình công nghệ sản xuất xi măng ở Bỉm Sơn
Xây dựng nhà máy sản xuất xi măng Bỉm Sơn, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô, với một dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng tiên tiến và hiện đại nhất ở nước ta vào thời điểm đó. Quy trình sản xuất hoàn toàn bằng cơ giới hoá và một phần được tự động hoá. Quá trình công nghệ sản xuất xi măng ở nhà máy xi măng Bỉm Sơn có thể khái quát như sau:
- Đá vôi được khai thác bằng máy khoan 200, rồi nổ mìn, sau đó dùng máy xúc EKG - 4,6m3 xúc lên đổ lên xe ô tô Bela 3 có trọng tải 27 tấn. Đá được chở về đổ vào bun - ke máy đập. Đá vôi được tiến hành đập qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1, qua máy đập hàm, kích thước đá khi vào máy là 1.000mm, đá ra là 300mm, công suất của máy đập hàm 450 tấn/ giờ, khi ra khỏi máy đập, đá cỡ kích thước 25mm.
- Đá sét được khai thác bằng phương pháp khoan, nổ mìn, dùng máy xúc lên đưa lên ô tô có trọng tải 12 tấn, chở về nhà máy, đưa vào đập qua máy đập búa công suất 160 tấn/ giờ.
- Hỗn hợp nguyên liệu được đưa vào nghiền bằng 2 máy nghiền bi có kích thước 4m x 13,5m, công suất máy 145 tấn/ giờ. Phối liệu ra khỏi máy nghiền dạng bùn có độ ẩm từ 35 -> 36%, được điều chỉnh thành phần hoá học trong 8 giếng đứng, có dung tích 8000m3/ giếng. Sau đó, hỗn hợp bùn nguyên liệu được chuyển vào 2 bể nằm dự trữ có dung tích 8.000m3/ bể.
- Than các loại được chở vào nhà máy bằng tàu hoả trong các toa xe chuyên dùng, sau đó được đổ vào hố tiếp nhận chuyển vào kho chức riêng. Tại đây hỗn hợp than được nghiền mịn và sấy khô trong 2 máy nghiền sấy than làm việc theo chu trình khép kín, công suất mỗi máy 27,5 tấn/ giờ.
- Hỗn hợp bùn nguyên liệu được đưa vào nụng trong 2 lò quay, kích thước mỗi lò 5m x 185 m, có công suất 72 tấn/ giờ. Sau khi nung luyện, clinker được làm lạnh bằng hệ thống thiết bị kiểu ghi, nhiệt độ được giảm xuống 800C, sau đó được chuyển vào 8 si - lô chứa, sửa chữa mối si - lô là 2.500 tấn. Khí thải trước khi vào ống khói, đi qua hệ thống máy lọc bụi điện kiểu nằm ngang, tổng diện tích, tiết diện hoạt động của máy lọc là 148 m2 mỗi lò.
Clinken, thạch cao và phụ gia được nghiền trong máy nghiền xi măng có kích thước 4 x 13,5m, năng suất mỗi máy 65 tấn/ giờ.
Xi măng ra khỏi máy nghiền, được hệ thống bơm bằng khí nén chuyển vào 8 si - lô xi măng, mỗi si - lô có thể chứa được 4.000 tấn xi măng bột, sau đó xi măng được đưa qua hệ thống đóng bao.
Xưởng đóng bao đặt 2 máy đóng bao, công suất mỗi máy từ 1400 -> 1900 bao/ giờ.
4. Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm xi măng được sản xuất qua nhiều công đoạn bao gồm hỗn hợp các nhiên liệu:
- Clanhken được nung luyện từ hỗn hợp bùn
- Thạch cao
- Phụ gia khác
Sản phẩm được phân phối trên các tỉnh: Thanh Hoá, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Sơn La, Thái Bình, Nam Định, Hà TâyNgoài ra sản phẩm còn được dùng để xuất khẩu sang Lào.
5. Cơ cấu và đặc điểm đội ngũ lao động
a. Tình hình sử dụng lao động
STT
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
2
3
4
5
I
Tổng số lao động có mặt đầu kỳ
Trong đó: Nữ
2786
588
2588
521
2460
492
II
Số lao động tăng, giảm trong kỳ
1
Số lao động tăng
Trong đó: Nữ
28
4
43
9
63
11
2
Số lao động giảm
226
171
144
- Nghỉ lương chế độ hưu trí
47
35
52
Trong đó: nữ
16
9
32
- Thôi việc
9
7
0
Trong đó: nữ
2
0
0
- Sa thải do kỷ luật lao động
2
0
0
Trong đó: nữ
0
0
0
- Lý do khác:
168
129
72
Trong đó: nữ
53
29
31
III
Tổng số lao động có mặt cuối kỳ
2588
2460
2379
Trong đó: nữ
521
492
440
1
Hợp đồng lao động
- Số người ký HĐLĐ không xác định thời hạn
2579
2450
2368
Trong đó: nữ
518
489
437
- Số người ký HĐLĐ xác định từ 1-3 năm
0
0
0
Trong đó: nữ
0
0
0
- Số người ký HĐLĐ dưới 1 năm
0
0
0
Trong đó: nữ
0
0
0
2
Số lao động không có việc làm cần sắp xếp việc làm
0
0
0
* Nhận xét:
Như vậy số lao động từ năm 2005 đến 2007 ngày càng giảm dần phù hợp với quá trình cổ phần hoá của công ty.
Cụ thể năm 2005: 2786 người
Năm 2006: 2588 người
Năm 2007: 2460 người
Số lao động được tuyển vào tăng lên trong 3 năm và số lao động giảm do sa thải, bỏ việc cũng được giảm dần trong 3 năm.
b. Cơ cấu chất lượng đội ngũ lao động
Số lượng
Trình độ
Người
%
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
2005
2006
2007
Tổng lao động
2786
2588
2460
100%
100%
100%
- Trên đại học
3
3
3
0,11
0,12
0,12
- Đại học
361
358
348
12,96
13,83
14,15
- Cao Đẳng
25
30
33
0,90
1,16
1,34
- Trung cấp
299
263
211
10,73
10,16
8,58
- LĐ phổ thông
2098
1934
1865
75,30
74,73
75,81
Nhận xét: Như vậy lao động của nhà máy thì số lao động phổ thông chiếm đa số (75,3% năm 2005, 74,73% năm 2006; 75,81% năm 2007). Đây hầu hết là số lượng công nhân hoạt động chân tay ở các dây chuyền.
Sau đó là lao động bậc đại học chiếm 12,96% (2005), 13,83% công nhân viên và kỹ sư điều hành, tiếp sau đó là trung cấp, cao đẳng và chiếm một phần rất nhỏ là lao động bậc trên đại học (3 người không đổi qua cả 3 năm).
c. Chất lượng CNCT (bảng)
Năm
Tổng số (ng)
Bậc
1
2
3
4
5
6
7
2005
1403
4
33
153
295
311
485
127
2006
1333
3
18
140
285
259
451
177
2007
1320
3
18
135
287
152
445
180
Như vậy bậc thợ của CNKT biến động qua các năm. Điều này chứng tỏ đã có sự tăng bậc, giảm số lượng lao động do chuyển hạt, nghỉ hưu sớm hoặc chuyển nơi công tác. Công ty cần có những biện pháp để nâng cao trình độ chất lượng của CNKT.
6. Kết quả sản xuất kinh doanh
a. Trước khi cổ phần
Chỉ tiêu tài chính 2002 - 2004
Chỉ tiêu
ĐVT
2002
2003
2004
Sản lượng tiêu thụ
Tấn
1.528.010
2.006.259
2.476.957
Doanh thu bán hàng
1000đ
1.022.444.023
1.315.493.541
1.578.502.780
Giá vốn hàng bán
1000đ
799.539.709
920.568.333
1.184.198.187
Lãi gộp
1000đ
222.904.313
394.925.208
394.354.593
Doanh thu HĐ TC
1000đ
3.235.704
3.923.747
4.312.209
Chi phí tài chính
1000đ
3.004.355
78.304.910
47.088.137
Chi phí bán hàng
1000đ
176.885.950
212.823.484
209.454.763
Chi phí QLDN
1000đ
35.747.443
45.754.751
61.153.887
LN từ HĐKD
1000đ
10.502.268
61.965.810
80.970.014
Thu nhập khác
1000đ
25.245.961
8.200.445
9.308.123
Chi phí khác
1000đ
8.760.774
4.251.095
5.764.218
Lợi nhuận khá
1000đ
16.485.187
3.949.350
3.543.904
Lợi nhuận trước thuế
1000đ
26.987.455
65.915.160
84.513.916
TH không chịu thuế
1000đ
2.850.000
12.380.760
41.976.225
Thuế thu nhập DN phải nộp
1000đ
7.723.985
17.136.100
12.009.603
Lợi nhuận sau thuế
1000đ
19.233.467
48.779.060
72.504.316
Nhận xét: Như vậy số lượng tiêu thụ từ 2002 - 2004 thì đều tăng năm sau cao hơn so với năm trước. Doanh thu bán hàng và lợi nhuận sau thuế đều tăng điều đó chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt.
b. Sau khi cổ phần
* Sản xuất kinh doanh
- Một số chỉ tiêu chính về sản lượng và tài chính
+ Năm 2005
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
KH TCT giao
Thực hiện
% KH/TH
% so với cùng kỳ
1
SX Clinken
Lò 1
Lò 2
Tấn
Tấn
Tấn
1.610.000
521.000
1.089.000
1.635.322
535.573
1.099.749
101,57
102,79
100,98
2
Tiêu thụ (tấn
- Xi măng
- Clinken
Tấn
Tấn
Tấn
2.240.000
2.240.000
90.000
2.372.368,51
2.266.672,50
105.696,01
106,0
105,4
117,4
3
Doanh thu
Tỷ đồng
1.520
1.526
100,3
4
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
93
98,2
106,4
111,2
5
LN trước thuế
Tỷ đồng
100
101,2
101,0
118,4
+ Năm 2006
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
KH TCT giao
Thực hiện
% KH/TH
% so với cùng kỳ
1
SX Clinken
Lò 1
Lò 2
Tấn
Tấn
Tấn
1.610.000
534.000
1.076.000
1.564.302
536.779
1.027.523
97
101
95
95,6
100,2
93,4
2
Tiêu thụ
- Xi măng bao
- Xi măng rời
- Clinken
Tấn
2.450.000
2.300.000
100.000
50.000
2.431.066,38
2.296.884,75
87.746,47
46.485,16
106,0
105,4
117,4
3
Doanh thu
Tỷ đồng
1.542
1.579
102,2
103,6
4
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
87
87,275
100,3
5
LN trước thuế
Tỷ đồng
114
116
101,6
108,45
+ Năm 2007
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
KH TCT giao
Thực hiện
% KH/TH
% so với cùng kỳ
1
SX Clinken
Lò 1
Lò 2
Tấn
Tấn
Tấn
1.610.000
511.000
1.099.000
1.688.480,00
543.081,00
1.145.399,00
104,87
106,28
104,22
107,94
101,17
111,47
2
Tiêu thụ
- Xi măng bao
- Xi măng rời
- Clinken
Tấn
2.285.000
2.235.000
30.000
20.000
2.315.565,29
2.251.378,51
43.672,60
20.514,18
101,34
100,73
145,58
102,57
95,25
98,01
49,83
44,18
3
Doanh thu
Tỷ đồng
1.580
1.540,00
97,47
97,53
4
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
87,00
87,27
100,31
99,00
5
LN trước thuế
Tỷ đồng
119
120,56
101,31
102,81
Ghi chú: Theo Nghị quyết Đại hộc cổ dodong, KH tiêu thụ sản phẩm năm 2007 là 2.400.000 tấn, trong đó: xi măng: 2.375.000 tấn; Clinken: 25.000tấn. Như vậy qua các năm 2005: doanh thu đạt 1526 (tỷ đồng) đạt mức 100,3% so với KH; năm 2006: doanh thu đạt 1579 (tỷ đồng) đạt mức 102,2% so với KH và năm 2007 là 1540 (tỷ đồng) chỉ đạt 97,47% so với KH. ở các năm 2005, 2006 doanh thu đều tăng, duy chỉ có năm 2007 doanh thu giảm. Như vậy công ty cần có những chính sách để ổn định trong sản xuất kinh doanh.
Tuy vậy song lợi nhuận ở các năm 2005, 2006, 2007 vốn tăng đều cụ thể: 101,2 (triệu đồng) 2005; 116 tỷ đồng (2006); 120,56 tỷ đồng 2007 và đều vượtg kế hoạch đề ra. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động vẫn tốt và làm ăn có hiệu quả.
7. Các vấn đề về quản lý nhân sự, tổ chức lao động khoa học của công ty.
a. Thời giờ làm việc - nghỉ ngơi.
* Thời giờ làm việc.
- Đối với người làm tầm được quy định: Buổi sáng 07 đến 11h30;Buổi chiều từ 13h đến 16h30
Đội vệ sinh: buổi sáng từ 05h30 đến 09h30;Buổi chiều từ 13h đến 17h
- Đối với những người làm việc theo ca được quy định
Ca 1: từ 06h đến 14h; Ca 2: từ 14h đến 22h;Ca 3: từ 22h đến 06h sáng ngày hôm sau
Bộ phận nhà ăn ca:Ca 1 từ 5h đến 13h; Ca 2: từ 13h đến 21h;Ca 3: từ 21hs đến 5h sáng ngày hôm sau
- Đối với bộ phận làm theo kíp: Kíp 1: từ 06h đến 12h;Kíp 2: từ 12h đến 18h;Kíp 3: từ 18h đến 24h;Kíp 4: từ 24h đến 6h sáng ngày hôm sau
Thời gian làm việc của cán bộ công nhân trong công ty trong 1 ngày là 08 giờ; bình quân 1 tuần là 42 giờ.
* Thời gian nghỉ ngơi
Thời gian nghỉ giữa ca với C1 là 30 phút, ca 2 và ca 3 là 45 phút. Mỗi tuần nghỉ vào ngày thứ 7 và chủ nhật.
b. Vấn đề về quản lý nhân sự
Như đã biết công ty xi măng Bỉm Sơn bắt đầu đi vào cổ phần hoá từ năm 2005. Vì vậy vấn đề nhân sự mà công ty quan tâm là làm sao bồi dưỡng, đào tạo và phát triển một đội ngũ người lao động đáp ứng được trong quá trình cổ phần hoá. Vì vậy mục tiêu nhân sự của công ty là "nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và giảm số lượng.
Hơn nữa vào quý 2/2009 thì dây chuyền mới đi vào sản xuất. Vì vậy nhu cầu lao động cho dây chuyền với là rất cần thiết. Do đó trong năm 2007 thì công ty tổ chức thi nâng bậc cho 52 người CNKT và thực hiện đào tạo 350 người lao động với kinh phí đào tạo là 735.000.000đ trong đó đào tạo cho dây chuyền mới.
- Công đoạn khai thác mỏ: 26 người
- Công đoạn nghiền liệu: 64 người
- Công đoạn nghiền xi măng: 32 người
- Công đoạn đóng bao: 60 người
- Kỹ sư điện: 20 người
- Công nhân hoá: 24 người
III . Những kế hoạch về lao động, sản xuất của công ty.
1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh từ 2008 đến 2010
Dây chuyền mới giữa 2009 chính thức đi vào hoạt động
Với công suất thiết kế 2 triệu/ năm
Tổng mức đầu tư: 4.085.038.690.000đồng
Trong đó vốn tự tích luỹ: 197.518.195.000 đồng làm tăng vốn điều lệ thêm 200.000.000.000đồng.
* Phương án sản xuất kinh doanh từ 2008 - 2010
a. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường
tiêu thụ
Đơn vị tính
2008
2009
2010
Hà Tĩnh
Tấn
250.000
270.000
270.000
Nghệ An
Tấn
255.000
270.000
270.000
Thanh Hoá
Tấn
430.000
460.000
485.000
Công ty bán TT
Tấn
35.000
30.000
35.0000
Ninh Bình
Tấn
160.000
175.000
180.000
Nam Định
Tấn
250.000
265.000
275.000
Thái Bình
Tấn
60.000
80.000
90.000
Công ty VTKT
Tấn
170.000
180.000
200.000
Hà Tây
Tấn
415.000
465.000
470.000
Sơn La
Tấn
140.000
205.000
235.000
Thạch cao XN Huế
Tấn
150.000
155.000
160.000
Đà Nẵng
Tấn
145.000
160.000
170.000
Bán sang Lào
Tấn
5.000
10.000
10.000
bán Clinken QB
Tấn
110.000
170.000
220.000
Bán Q.Ngãi
Tấn
110.000
170.000
220.000
Thị trường mới
Tấn
60.000
75.000
XI MăNG BỉM SơN li xăng
Tấn
200.000
60.000
75.000
Tổng
Tấn
2.800.000
3.000.000
3.200.000
b. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2008
2009
2010
1. Sản xuất
Tấn
a. Clinker SX
Tấn
1.650.000
2.350.000
2.788.000
- Dây chuyền H tại
Tấn
1.650.000
1.650.000
1.151.000
- Dây chuyền mới
Tấn
700.000
1.637.000
+ XM
Tấn
2.400.000
2.800.000
2.950.000
+ XM bao
Tấn
2.350.000
2.680.000
2.820.000
b. Clinker mua ngoài
Tấn
310.000
2. Tiêu thụ
Tấn
2.800.000
3.000.000
3.200.000
+ XM bao
Tấn
2.500.000
2.680.000
2.820.000
+ XM rời
Tấn
120.000
120.000
130.000
+ Clin ken
Tấn
130.000
200.000
250.000
c. Doanh thu
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2008
2009
2010
- Doanh thu
Tr.đ
1.820.580
1.952.309
2.118.193
+ XM bao
Tr.đ
1.691.490
1.794.037
1.934.444
+ XM rời
Tr.đ
74.681
74.681
80.386
+ Clin Ken
Tr.đ
54.409
83.591
103.364
- Giá bán BQ
đ/tấn
650.207
650.770
661.935
+ XM bao
đ/tấn
663.330
669.417
685.973
+ XM rời
đ/tấn
622.338
622.338
618.350
đ/tấn
418.532
417.955
413.455
2. Kế hoạch về sử dụng lao động giai đoạn 2008 - 2015
Trong giai đoạn này dây chuyền 2 triệu tấn/ một năm sẽ đi vào hoạt động vào giữa năm 2009. Vì vậy có nhiều biến động về lực lượng lao động.
* Mục tiêu chiến lược giai đoạn 2008 - 2015. Tổng số lao động đủ tuổi nghỉ hưu trong giai đoạn này là 859 người, hoàn thành cải tạo và mở rộng tăng công suất nàh máy, dây chuyền mới đi vào hoạt động, có 2 phương án đặt ra:
- Phương án 1: dây chuyền 1 triệu tấn hoạt động, có 3 dây chuyền sản xuất Clinken. Cần bổ sung 498 lao động (trong đó số lao động có trình dodọ đại học là 99 người, lao động là CNKT vận hành thiết bị là 399 người lao động).
- Phương án 2: Dây chuyền 1 ngừng hoạt động, sẽ đưa ra giải pháp lao động dôi dư do dừng dây chuyền 1( nếu dừng trước 2012 lao động dôi dư là 498 người).
Mục tiêu của công ty là đáp ứng nhu cầu lao động vận hành cả 3 dây chuyền, từng bước đổi mới cơ cấu lao động, phấn đấu tổng số lao động công ty thấp hơn 2731 người vào 2001 và thấp hơn 2484 người vào 2015. Nếu còn 2 dây chuyền thì số lao động thấp hơn 2202 người vào năm 2015. Số lượng lao động của công ty giảm để đảm bảo NSLĐ và tăng năng lực cạnh tranh.
* Giải pháp đáp ứng nhu cầu về số lượng lao động
- Bổ sung lao động trình độ Đại học: 99 người
+ Tuyển lao động theo hình thức bố mẹ nghỉ hưu sớm cho con vào công ty.
+ Đào tạo nâng cao trình độ người lao động, lấy CNKT giỏi trẻ đủ sức khoẻ cho đi học đại học nhằm không tăng lao động trong công ty.
- Công ty sẽ cân đối lại nhu cầu lao động của các đơn vị, không thực hiện chủ trương đổi cho bố mẹ về con vào mà các đơn vị phải tự đảm nhiệm khi lao động nghỉ hưu trí. Trường hợp không tự đảm nhiệm được,đơn vị có phương án sử dụng lao động, công ty sẽ thực hiẹn chế độ bố,mẹ nghỉ hưu sớm cho con vào công ty nhắm không tăng lao động của công ty.
-Qua thống kê,số lao động đủ tuổi nghỉ hưu giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015 là 859 người,nhưng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015 số lao động đến tuổi nghỉ hưu là 577 người.Vì vậy để đáp ứng nhu cầu lao động cho vận hanh 3 dây chuyền trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2011 thì số lao động nghỉ hưu sớm cho con vào công ty phải nghỉ sớm thời gain ít nhất la 36 tháng .Như vậy ,số lao động đủ tuổi nghỉ hưu trí trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015 sẽ nghỉ trong giai đoạn 2008-2011,do đó sẽ giảm áp lực giải quyết lao động dôi dư khi dừng dây chuyền 1 trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015.
Nếu thực hiện các giải pháp nêu trên vẫn không đáp ứng đủ lao động cho vận hành thiét bị của 3 dây chuyền thì công ty phai thực hiện giải pháp cho số lao động tuổi cao (nam trên 55 tuổi,nữ trên 50 tuổi) nghỉ hưu sớm và giải quyết chế độ theo quy định của nhà nước cho số lao động có trình độ thấp,sức khoẻ yếu.Công ty sẽ coc chế độ trợ cấp thêm cho số lao động này nhằm giảmlao động để bổ sung đủ lao động cho vận hành thiết bị của công ty.
Trong trường hợp dây chuyền 1 một phải dừng hoạt động thì Công ty phải lập kề hoạch đào tạo lại lao động của dây chuyền 1 để bổ sung đủ lao động cho vận hành dây chuyền 2 và dây chuyền mới. Số lao động dôi dư do dừng dây chuyền 1 đượ Công ty bố trí việc làm mới (góp vốn liên doanh với các đơn vị khác để tạo việc làm, lập phương án mở rộng công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn) hoặc sẽ phải giải quyết lao động dôi dư chế độ theo quy định của nhà nước.
Công ty cũng cần phải có chính sách để trợ cấp cha số lao động dôi dư phải nghỉ việc để đảm bảo cuộc sống cho người lao động, đảm bảo ổn định chính trị, xã hội tren địa bàn của công ty (tríh quỹ phúc lợi để trợ cấp hoặc người ở lại làm việc phải đóng góp hỗ trợ người về sớm).
3. Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty.
- Đối với lao động là cán bộ quản lý:
+ Công ty phải có quy hoạch nguồn nhân lực làm cán bộ quản lý theo từng lĩnh vực, đảm bảo ba thế hệ để có sự kế thừa trong công tác quản lý.
+ Căn cứ kế hoạch nhu cầu lao động hàng năm, công ty phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ trong diện quy hoạch, nhằm trang bị thêm kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ làm công tác quản lý.
- Tổ chức đào tạo kiêm nghề cho công nhân kỹ thuật, đảm bảo giỏi một nghề và biết nhiều nghề nhằm hỗ trợ kiến thức trong vận hành thiết bị và đáp ứng nhu cầu lao động của công ty.
- Căn cứ yêu cầu của sản xuất - kinh doanh của công ty, hàng năm công ty có chương trình, kế hoạch để mở các lớp chuyên đề đáp ứng yêu cầu sản xuất - kinh doanh của công ty.
- Tổ chức Hội thi lao động giỏi các nghề, nhằm phổ biến kinh nghiệm tốt trong lao động cho công nhân và động viên cá nhân lao động giỏi.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý bằng cách gửi đi học các lớp chuyên đề của Tổng công ty, của ngành và của Nhà nước.
- Công ty cần có chế độ thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý để động viên người lao động không ngừng tự tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ nhằm phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại lợi ích cho công ty.
- Công ty cần phải tinh giản bộ máy, có chế độ trả lương đặc biệt cho lao động có trình độ cao, các chuyên gia đầu ngành có tính mũi nhọm nhằm khuyến khích lao động giỏi của công ty..
IV.chức năng,nhiệm vụ,nguyên tắc và phân công lao động phòng tổ chức lao động
1.Chức năng, nhiệm vụ
Trưởng phòng TCLĐ
Phó phòng TCLĐ
Phó phòng TCLĐ
Tổ nhân sự tổng hợp
Tổ đào tạo
Tổ định mức tiền lương
Tổ thanh tra pháp chế
a.Mô hình cơ cấu phòng TCLĐ
b.Chức năng
Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý lao động - tiền lương, tiền thưởng, định mức lao động và các chế độ chính sách khác, công tác đào tạo, bồi dưỡng, thi đua khen thưởng, kỷ luật, thanh tra, pháp chế, bảo vệ chính trị nội bộ nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, hiệu suất công tác góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đúng pháp luật.
c. Nhiệm vụ
Nghiên cứu quán triệt chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của ngành, cấp trên để tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh, quản lý lao động tiền lương phù hợp với tình hình đặc điểm của công ty theo sự phát triển sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn.
Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mối quan hệ công tác của các đơn vị trong công ty. Xây dựng chiến lược lao động, xây dựng tiêu chuẩn và quy hoạch cán bộ, kiện toàn bộ máy quản lý để đáp ứng nhiệm vụ đặt ra.
Xây dựng kế hoạch LĐTL, kế hoạch dào tạo, bồi dưỡng nâng bậc, nâng ngạch hàng năm và tổ chức thực hiện để đáp ứng nhiệm vụ SXKD, bảo dảm thu nhập cho CBCNV.
Hoạt động lao động, sắp xếp, đào tạo bồi dưỡng thi nâng ngạch, nâng bậc cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức có đủ trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về số lượng, chất lượng lao động, thu nhập, tiền lương, tiền thưởng theo quy định.
Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân viên về phẩm chất, đạo đức, năng lực công tác. Quản lý chặt chẽ và bổ sung hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ công nhân viên hàng năm theo quy chế và báo cáo theo quy định.
Nghiên cứu tổ chức lao động khoa học, tổ chưcsx kinh doanh bố trí lao động phù hợp, phát hiện kịp thời những bất hợp lý đề xuất các biện pháp thực hiện.
Điều động CBCNVC trong công ty phù hợp định biên, trình độ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ và năng lực của mỗi người. Làm các thủ tục bổ nhiệm cán bộ theo quy định.
Xây dựng định mức lao động, cấp bậc công việc, đơn giá tiền lương, hình thức trả lương, phân phối tiền lương cho từng đơn vị và toàn công ty.
Phối hợp với Công đoàn, các đoàn thể làm tốt công tác thi đua khen thưởng để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm hoàn thành vượt mức kế hoạch.
Thực hiện và giải quyết các chế độ về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lao động, việc làm, tiền lương, tiền thưởng, bồi dưỡng độc hại, ăn catheo đúng quy định Nhà nước và quy chế của công ty.
Xây dựng soạn thảo nội quy, quy định, quy chế và kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy định, quy chế nội bộ của công ty.
Tập hợp các đơn thư, khiếu tố, khiếu nại, nghiên cứu, kiểm tra, xem xét báo cáo Giám đốc giải quyết thụ lý hồ sơ các vụ việc để kiểm tra, xem xét và đề nghị các hình thức kỷ luật phù hợp với quy định của công ty và pháp luật.
Làm các thủ tục hợp đồng kinh tế thuộc lĩnh vực được phân công:
- Hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyênmôn kỹ thuật cho CB CNVC.
- Các loại hợp đồng thuê lao động.
- Hợp đồng các loại hình bảo hiểm về con người
- Soạn thảo hợp đồng, thanh lý hợp đồng thông qua phòng kinh tế kế hoạch thẩm định thủ tục pháp lý trước khi trình Giám đốc duyệt ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng.
Thực hiện nhiệm vụ bảo đảm duy trì hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
d. Quyền hạn:
* Soạn thảo các văn bản uỷ quyền về lĩnh vực tổ chức lao động và các lĩnh vực khác theo yêu cầu của Giám đốc.Được yêu cầu các đơn vị cung cấp các số liệu có liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, chế độ chính sách đối với người lao động.
* Được tham dự các cuộc họp về công tác thanh tra, kiểm tra mà các đơn vị ngoài công ty đến công ty thanh tra, kiểm tra theo quy định.
* Được kiểm tra việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, nội quy, quy chế, thực hiện chế độ chính sách của các đơn vị trong công ty.
* Được tham gia các Hội đồng, các cuộc họp của công ty theo quy định và được thừa lệnh Giám đốc ký giấy mời CBCNV đến phòng TCLĐ để giải quyết những vấn đề có liên quan. Thừa lệnh Giám đốc ký một số văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, lệnh điều động lao động cho các đơn vị, xác nhận lý lịch, ký giấy giới thiệu đăng ký kết hộn, giấy nghỉ phép cho CBCNV.
* Quản lý lao động, quản lý và sử dụng tài sản, trang thiết bị được trang bị cho phòng, được đề nghị nâng lương, nâng bậc, nâng ngạch, đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, bảo đảm mọi chế độ và quyền lợi chính đáng cho CBCNV trong phòng.
e. Mối quan hệ công tác:
* Quan hệ với các phòng ban chức năng của Tổng công ty để tiếp nhận sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ.
* Quan hệ với các đơn vị trong công ty để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của phòng.
* Quan hệ với các cơ quan bên ngoài theo chức năng để thực hiện tốt nhiệm vụ của phòng.
2.Nguyên tắc làm việc và phân công công tác
a. Nguyên tắc làm việc
*. Tiếp nhận, xử lý văn bản gửi đến phòng Tổ chức lao động.
- Tất cả các văn bản, tài liệu theo đường công văn do văn thư công ty chuyển đến phòng tổ chức lao động, cán bộ Tổng hợp - thi đua khen thưởng tiếp nhận và trình Trưởng phòng. Trường hợp trưởng phòng đi vắng thì trình phó phòng được trưởng phòng uỷ quyền.
- Cán bộ tiếp nhận công văn phải vào sổ theo dõi công văn và giao cho các bộ phận, cá nhân thực hiện theo quy định.
- Các loại tiếp nhận công văn phải được quản lý theo đúng quy định về quản lý hồ sơ, bảo mật của công ty. Những người thuộc đơn vị khác (không phải nhân viên phòng Tổ chức lao động) nếu cần nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của phòng phải được sự đồng ý của Trưởng phòng hoặc Phó phòng và theo sự hướng dẫn của người quản lý hồ sơ, tài liệu.
- Cán bộ, nhân viên nhận được văn bản p hải chủ động đề xuất các biện pháp, tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả thực hienẹ hoặc những tình tiết thay đổi cho Trưởng phòng. Trường hợp Trưởng phòng ghi uỷ quyền cho Phó phòng thì Phó phòng chịu trách nhiệm báo cáo cáo Trưởng phòng.
- Cán bộ, nhân viên được giao quản lý hồ sơ, tài liệu phải chịu trách nhiệm bảo mật thông tin,, nếu bị lộ thông tin thì người quản lý hồ sơ phải chịu trách nhiệm.
- Các cá nhân, bộ phận phải chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng công việc được giao. Các cá nhân được giao soạn thảo các văn bản phải chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng của văn bản. Người dự thảo văn bản phải lưu đầy đủ hồ sơ, tài liệu trong việc dự thảo văn bản. Chịu trách nhiệm kiểm tra, in ấn đủ số lượng để gửi công ty (gửi văn thư công ty) và gửi các bộ phận liên quan trong nội bộ phòng Tổ chức lao động.
- Phó trưởng phòng phụ trách lĩnh vực được phân công chịu trách nhiệm kiểm tra và ký nháy vào bản dự thảo các văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách. Người dự thảo văn bản phải báo cáo Trưởng phòng trước khi trình lãnh đạo công ty. Người soạn thảo văn bản phải có trách nhiệm kịp thời trình lãnh đạo công ty duyệt và báo cáo lại Trưởng phòng hoặc Phó phòng nếu ý kiến của lãnh đạo công ty có thay đổi so với nội dung dự thảo văn bản đã trình trưởng phòng.
- Khi văn bản của phòng Tổ chức lao động đã được lãnh đạo công ty phê duyệt phải báo cáo lại Trưởng phòng trước khi triển khai ban hành
2. Phân công lao động.
a. Trưởng phòng:
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác Tổ chức lao động theo đúng chức năng ,nhiệm vụ cảu phòng Tổ chức lao động theo quy định.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về kết quả công tác của phòng Tổ chức lao động.
- Chỉ đạo,điều hành chung mọi cong việc của phòng Tổ chức lao động và trực tiếp phụ trách tổ Tỏng hợp-nhân sự và tổ Đào tạo.
b.Phó phòng phụ trách công tác lao động,tiền lương
-Giúp Trưởng phòng về quản lí công tác định mức lao động,tiền lương của công tyy theo quy định.
-Thay mặt Trửơng phòng điều hành công việc của phòng theo uỷ quyền của Trởng phòng khi Trưỏng phòng đI vắng.
-Kí duyệt các bản chấm công,thanh toán lương,chia thưởng; kí giấy nghỉ phép cho ngưòi lao động.
-Trực tiếp phụ trách tổ định mực lao động,tiền lương.
c.Phó phòng phụ trách công tác Thanh tra ,pháp chế:
-Giúp Trưởng phòng về quản lí công tác Thanh tra,Pháp chế thuộc chức năng nhiệm vụ của Phòng Tổ chức lao động.
-Thay mặt Trưởng phòng điều hành công việc của phòng theo uỷ quyền của Trưởng phòng khi Trưởng phòng đI vắng.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp các văn bản tổ thanh tra pháp chế lập,soạn thảo và các văn bản khác khi được giao.
-Kí các giấy tờ liên quan đến việc kết hôn của ngưòi lao động; các giấy mời giấy báo gọi ngưòi lao động trong công ty.Trường hợp cần mời đối tuợng từ cấp phó phòng,phó quản đốc hoặc tương trở lên phảI có ý kiến của Trưởng phòng.
-Trực tiếp phụ trách tổ Thanh tra-Pháp chế
d. Nhân viên
- Nhân viên phòng tổ chức lao động chịu sự điều hành, phân công của Trưởng phòng hoặc phó phòng phụ trách lĩnh vực. Chịu trách nhiệm trình duyệt lãnh đạo phòng theo đúng phân công nhiệm vụ của lãnh đạo phòng. Trường hợp lãnh đạo phòng phụ trách lĩnh vực đi vắng thì trình Trưởng phòng hoặc Phó phòng khi được Trưởng phòng uỷ quyền.
- Căn cứ yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và chức năng, nhiệm vụ của phòng tổ chức lao động, Trưởng phòng phân công nhiệm vụ cho nhân viên, như sau (phụ lục 1 kèm theo). Các thay đổi về phân công nhiệm vụ sẽ được thông báo tại cuộc họp phòng, được ghi vào sổ Biên bản họp phòng. Các công tác khác, trưởng phòng sẽ trực tiếp giao nhiệm vụ cho nhân viên.
- Để cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo công ty và lãnh đạo phòng, Trưởng phòng phân công thực hiện các báo cáo về công tác tổ chức lao động, như sau (phụ lục 2 kèm theo). Các báo cáo khác, tuỳ theo yêu cầu công tác, Trưởng phòng sẽ trực tiếp phân công cho nhân viên thực hiện.
- Cán bộ nhân viên được giao nhiệm vụ phải trung thực trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhân viên phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng, lãnh đạo công ty và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các nội dung trình duyệt lãnh đạo phòng.
Bảng phân công nhiệm vụ cán bộ,nhân viên trong phòng
Số TT
Họ và tên
Chức danh
Công việc đảm nhiệm
Ông Trần Minh Thanh
Trưởng phòng
Phụ trách chung, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, nhân sự, đào tạo.
Ông Mai Sỹ Lưu
Phó phòng
Phụ trách công tác định mức, tiền lương, chế độ đối với người lao động
Ông Tăng Xuân Trường
Phó phòng
Phụ trách công tác Thanh tra, Pháp chế. Trực tiếp phụ trách tổ Thanh tra- Pháp chế.
Ông Thịnh Cường
Tổ chức nhân sự
Giúp việc công tác tổ chức, nhân sự
Ông Hoàng Ngọc Sâm
Thi đua tổng hợp
Giúp việc công tác thi đua khen thưởng và tổng hợp công tác của phòng. Tổ trưởng tổ Tổng hợp nhân sự
Bà Phạm Thị Bắc
Chế độ
Giúp việc công tác chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động
Bà Vũ Bích Thuỷ
Hồ sơ, thống kê
Giúp việc quản lý hồ sơ cán bộ nhân viên và báo cáo thống kê lao động, nâng lương cán bộ, nhân viên
Ông Hoàng Văn Chính
Đào tạo
Giúp việc công tác đào tạo thuộc lĩnh vực cơ khí, công nghệ, đào tạo mới CNKT, nâng bậc công nhân kỹ thuật, nâng ngạch cán bộ nhân viên. Tổ trưởng tổ đào tạo.
Ông Mã Chí Đức
Đào tạo
Giúp việc công tác đào tạo thuộc lĩnh vực xe máy, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước.
Ông Lưu Văn Võ
Đào tạo
Giúp việc công tác đào tạo thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Điện, nâng bậc CNKT.
Ông Mai Thành Đạt
Định mức
Giúp việc định mức Cơ khí, sửa chữa đường sắt, xe máy. Theo dõi LĐTL xưởng SCTB và xưởng cơ khí
Ông Đặng Ngọc Bình
Định mức
Giúp việc công tác sửa chữa lớn định mức sửa chữa thiết bị điện, công trình xây dựng, xây Lò; hợp đồng thuê lao động bốc xếp, dỡ hàng, VSCN; nhận công văn của tổ. Tổng hợp để quyết toán tiền lương của công ty. Tổ trưởng tổ định mức tiền lương.
Ông Nguyễn Kim Phúc
Định mức
Giúp việc Xây dựng đơn giá tiền lương; tổng hợp lao động, quỹ tiền lương, ăn ca, độc hại, lương thời gian, lương cơ bản, hệ số Kcv của công ty; định mức công tác tiêu thụ sản phẩm. Phụ trách công tác lao động, tiền lương của TTGDTT và các VP đại diện.
Ông Nguyễn Văn Thành
Định mức
Theo dõi, thực hiện công tác lao động, tiền lương của xưởng Đóng Bao, xưởng Điện- tự động và xưởng CTN - nén khí.
Bà Đinh Thị Hoà
Định mức
Theo dõi, thực hiện công tác lao động, tiền lương của xưởng Mỏ Nguyên liệu, Tạo nguyên liệu, Nghiền xi măng.
Bà Hà Thị Sen
Định mức
Theo dõi, thực hiện công tác lao động, tiền lương của Xưởng Ô tô, phòng Điều hành, phòng Đời sống, Văn phòng, Y tế, phòng Bảo vệ, Ban quản lý dự án và các đơn vị khối quản lý.
Bà Nguyễn Thị Dung
Định mức
Theo dõi thực hiện công tác lao động tiền lương xưởng Lò, Phòng Hoá và xưởng sửa chữa công trình
ÔNg Nguyễn Xuân Tuyên
Thanh tra- Pháp chế
Giúp việc thực hiện công tác Thanh tra - pháp chế và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo phòng.
Ghi chú: Trưởng phòng sẽ phân công lại nhiệm vụ cho các thành viên khi có sự thay đổi về nhân sự hoặc theo yêu cầu công tác của phòng Tổ chức lao động.
3. Mối quan hệ công tác
a. Mối quan hệ giữa trưởng phòng và phó phòng
Chế độ làm việc của trưởng phòng và phó phòng là chế độ một thủ trưởng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của phòng trước Giám đốc công ty. Định kỳ hàng tuần, Phó phòng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ cho Trưởng phòng để trưởng phòng nắm bắt được toàn bộ các hoạt động của đơn vị.
- Khi trưởng phòng đi vắng, Trưởng phòng sẽ uỷ quyền cho một Phó phòng thay mặt trưởng phòng chỉ đạo, điều hành công tác của phòng trong phạm vi được uỷ quyền. Phó phòng có trách nhiệm báo cáo lại Trưởng phòng những nội dung công việc đã giải quyết trong thời gian Trưởng phòng uỷ quyền và bàn giao lại công việc chưa giải quyết trong thời gian Trưởng phòng uỷ quyền và bàn giao lại công việc chưa giải quyết cho Trưởng phòng ngay khi trưởng phòng đến làm việc.
- Khi phó phòng đi vắng, phó phòng phải báo cáo bàn giao công việc cho Trưởng phòng. Trưởng phòng trực tiếp phụ trách hoặc uỷ quyền cho người khác. Các phó phòng không làm thay cho nhau khi chưa có uỷ quyền của Trưởng phòng. Phó phòng hoặc người được Trưởng phòng uỷ quyền phải báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ được giao, phải thông qua Trưởng phòng tất cả các nội dung trình Giám đốc. Phó phòng khi trở lại làm việc phải báo cáo Trưởng phòng để nhận bàn giao lại công việc. Trưởng phòng hoặc người được uỷ quyền phải thông báo lại những việc đã làm, chưa làm để phó phòng chỉ đạo kịp thời.
- Các phó phòng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực phụ trách mà có liên quan đến các lĩnh vực khác, phải tham gia ý kiến Phó phòng khác, bàn bạc thống nhất và báo cáo Trưởng phòng trước khi trình duyệt Giám đốc.
- Các phó phòng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực phụ trách mà phải trình Giám đốc hoặc soạn thảo văn bản gửi đơn vị khác, trước khi trình Giám đốc phải báo cáo Trưởng phòng.
b. Mối quan hệ giữa các nhân viên
- Các nhân viên phụ trách các lĩnh vực phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau về các vấn đề có liên quan, nhất là việc giải quyết chế độ tai nạn lao động và chế độ Bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
- Nhân viên trong phòng, vì một lý do chính đáng nào đó cần phải nghỉ trong phạm vi 01 ngày phải báo cáo Tổ trưởng phụ trách và Trưởng phòng. Tổ trưởng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho người khác làm thay. Người làm thay phải thông báo lại những nội dung công việc đã làm thay ngay sau khi nhân viên phụ trách lĩnh vực đến làm việc.
- Các nhân viên phải phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, nếu phát hiện những bất hợp lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao phải kịp thời báo cáo Trưởng phòng hoặc Phó phòng phụ trách lĩnh vực để giải quyết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5869.doc