Tình hình hoạt động tại Huyện Văn Quan

- Trong những năm vừa qua kinh tế huyện Văn Quan có sự tăng trưởng qua các ngành. Cụ thể năm 2004 tốc độ tăng trưởng GDP là 13,0%. Trong đó giá trị sản xuất ngành Nông - Lâm nghiệp tăng 4,73%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng27,18%, ngành thương mại - dịch vụ tăng 22,01%. (theo số liệu 2004) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp chiếm 52,09%. Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 15,08%. Ngành dịch vụ thương mại chiếm 32,73% (số liệu năm 2004). GDP bình quân đầu người đạt 4,27% triệu đồng.

doc48 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Huyện Văn Quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phân công từng lĩnh vực công tác hoặc từng khối lượng công việc. Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng nhiệm vụ được phân công; Thay mặt trưởng phòng điều hành công việc khi trưởng phòng uỷ quyền hoặc khi trưởng phòng đi vắng. ã Nhiệm vu cụ thể: Chủ động giải quyết công việc, đảm bảo việc thực hiện tốt các chủ trương chính sách pháp luật đất đai quy định. Trực tiếp phụ trách đăng ký đất đai; chỉnh lý biến động; cấp giấy CNQSD đất; vệ sinh môi trường, tài nguyên nước. Đôn đốc thực hiện công tác báo cáo của cơ quan. 2. Tài chính - kế toán Xây dựng kế hoạch về tài chính, quản lý thu chi, thanh quyết toán đúng chế độ hiện hành; đảm bảo yêu cầu công tác cho hoạt động của cơ quan. Quản lý kho quý, văn thư, đánh máy, công tác văn phòng đảm bảo cho mọi hoạt động của cơ quan. 3. Cán bộ chuyên môn Có trách nhiệm giúp trưởng phòng, phó phòng hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của phòng. Khi giải quyết công việc nếu có liên quan giữa các cán bộ chuyên môn với nhau thì phải chủ động trao đổi thống nhất nội dung, ý kiến. Nếu việc trao đổi không thống nhất được với nhau, phải báo cáo cán bộ phòng để cùng xem xét giải quyết, thu thập tài liệu cung cấp mọi thông tin liên quan cho cấp lãnh đạo. IV. Hướng phát triển trong tương lai của phòng tài nguyên và môi trường huyện Văn Quan Phòng tài nguyên và môi trường huyện Văn Quan phấn đấu từ nay đến năm 2010 đạt được các mục tiêu quan trọng sau: Tập trung làm chuyển đổi nhận thức trong dân về bảo vệ môi trường, khai thác sử dụng, có kế hoạch và khoa học nguồn tài nguyên thiên nhiên kết hợp với việc bảo vệ nghiêm ngặt đa dạng sinh học. Tạo nếp sống con người hài hoà, thân thiện cùng thiên nhiên, phấn đấu xây dựng Văn Quan thành huyện có môi trường sinh thái lành mạnh - xanh - sạch đẹp. - Quy hoạch và xây dựng bãi rác thải chôn lấp hợp vệ sinh của huyện. - Các điểm chợ ở xã đều tổ chức thu gom được rác thải. - Tổ chức khai thác khu nghĩa địa Tân An, Tân Long (Thị trấn Văn Quan); Quy hoạch thêm một số điểm nghĩa địa khác (Thị trấn thêm 2 điểm; Tân Đoàn: 1; Văn An: 1; Yên Phúc: 1; Khánh Khê: 2) - 85 - 90% số hộ ở nông thôn có nhà xí hợp vệ sinh; 75 - 80% số chuồng gia súc được hướng dẫn và thực hiện xử lý chất thải (phân, nước tiểu) theo quy trình. - Tất cả các bệnh viện tuyến huyện và xã đều có hệ thống thu gom, xử lý nước thải và rác thải y tế nguy hại. Từng đơn vị tự chủ động tổ chức thu gòm rác thải của bệnh viện theo quy định, tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh. - Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng phấn đấu đến năm 2010 địa bàn huyện đạt độ che phủ 45 - 46%. Chấm dứt nạn phá rừng làm rẫy; khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép; đánh, bắt cá bằng xung điện, thuốc nổ và các biệt dược độc gây hại và băng hoại môi trường. Chương III. Hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện Văn Quan - Lạng Sơn A. Hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Theo xu hướng chung, xã hội và nền khoa học ngày càng được phát triển, các doanh nghiệp sản xuất ngày càng tăng lên, khả năng tiêu thụ năng lượng, nhiên liệu ngày càng lớn... Kéo theo môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Vì vậy, hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện 6 tháng đầu năm 2005 và tương lai có thể sẽ nảy sinh một số vấn đề nhấtg là hàm lượng khí độc và bụi. Đồng thời các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí. Vì vậy trong thời gian tới, cùng với sự phát triển cần phải quan tâm tới vấn để bảo vệ môi trường bằng các biện pháp giáo dục môi trường, quản lý môi trường, tích cực bảo vệ rừng và trồng thêm nhiều cây xanh tại các khối cơ quan và các khu dân cư. I. Hiện trạng môi trường đất Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng lao động độc đáo không thể thay thế được, là yếu tố cấu thành các hệ sinh thái trái đất. Năng suất cây trồng vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất sử dụng tốt sẽ góp phần phát triển sản xuất. Tổng diện tích đất tự nhiên của Văn Quan là 54.949 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chủ yếu đất canh tác là 5.137,38 ha chiếm 90,62% so với đất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp quá mức cũng lợi bất cập hại vì đất nông nghiệp sẽ xâm chiếm các vùng sinh thái tự nhiên, làm giảm tính đa dạng sinh học và cảnh quan của huyện. Sản xuất thâm canh thiên về độc canh thường phải sử dụng nhiều phân bón hoá học và thuốc trừ sâu sẽ gây ô nhiễm đất, làm thay đổi thành phần của đất ảnh hưởng tới sự hoạt động của vi sinh vật trong trái đất. Đất bị ô nhiễm thường sản sinh ra những vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, giun, sán phát triển gây bệnh cho người nhất là ở trẻ em. Hiện nay ở Văn Quan tỷ lệ nhập viện do các bệnh nêu trên năm sau tăng hơn năm trước. Văn Quan thuộc địa hình vùng núi cao phức tạp và bị chia cắt bởi các núi đá, núi đất xe kẽ các thung lũng nhỏ. Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm lượng mưa trung bình hàng năm là 1.400 mm, cao nhất là 2.029 mm, thấp nhất là 756 mm. Với lượng mưa này cộng thêm địa hình đồi núi hiểm trở nên đất canh tác hàng năm bị sói mòn, ít chất dinh dưỡng nên đất thoái hoá nhanh, đất xấu ngày càng gia tăng còn đất tốt lại giảm dần. Từ các hoạt động sinh hoạt đất thường là chỗi tiếp nhận rác, phân gia súc và các chất thải rắn khác. ở các khu phố hàng ngày con người xả một lượng lớn các phế thải sinh hoạt từ con đường này hoặc con đường khác vẫn sẽ tập trung trong đất. II. Hiện trạng môi trường nước. - Môi trường nước ngầm: Do mật độ dân số huyện Văn Quan không lớn mặt khác phần lớn nguồn nước ngầm tự nhiên chưa bị ô nhiễm, do vậy vấn đề nghiên cứu nước ngầm ở huyện Văn Quan chưa được chú ý đúng mức. Để sơ bộ đánh giá về tiềm năng nước ngầm trong huyện ta có một số nhận xét sau: Văn quan là một huyện có độ cao tương đối lớn, phân bố chủ yếu là núi đá vôi. Trong những khu vực như vậy, hệ thống hang động thường rút hết nước mặt và hạ thấp nước ngầm, cũng chính hệ thống hàng động làm cho hệ thống nước ngầm suất lộ và dễ bị ô nhiễm. Ngược lại trên địa hình các loại đá phiến phân bố ở vùng đồi núi thấp hơn thì tiềm năng nước ngầm có nhiều triển vọng. - Môi trường nước mặt: hệ thống nước mặt của huyện Văn Quan tập trung tất cả trên sông, hồ, kênh, mương. Ngoài chức năng điều tiết khí hậu, điều hoà nước mưa. Hệ thống này còn có chức năng nuôi cá và xử lý một phần nước thải do con người thải ra. Thế nhưng những người đổ rác không đúng nơi quy định đã biến ao, hồ, sông... thành những nơi chứa rác công cộng. Lượng rác thải ra các bờ sông, ao, hồ, cống rãnh sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp lên chất lượng nước mặt, nước ngầm của Văn Quan. Lượng nước này tích đọng trong các ao, hồ nhiều ngày sẽ tạo nên lớp bùn lắng đọng làm nâng cao đáy hồ. Rác thải sẽ làm cho sông trở lên hẹp, cản trở lưu lượng dòng chảy của sông, tắc cống rãnh thoát nước. Những thành phần hữu cơ bị phân huỷ trong nguồn nước có tác hại đến các loài thuỷ sinh, cản trở quá trình quang hợp trong nước, cản trở sự tự làm sách trong nước. Nguồn nước thải tại khu vực thị trấn không tập trung do quy mô còn nhỏ, mặt khác các dãy phố mới hình thành đều bám theo quốc lộ chính, phía sau là cái khoảng đất rộng, các sườn núi, các thung lũng với thảm thực vật phong phú. Nước thải chưa được xử lý nên nước tự làm sạch trong quá trình thấm và bốc hơi. III. Hiện trạng môi trường khí Văn Quan là huyện miền núi, đất rộng, diện tích rừng chiếm 52,54%, mật độ dân số 3 người/1km2. Nền kinh tế chủ yếu là thần nông ngoài ra có một số cơ sở như xí nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, còn lại là chế biến lâm thổ sản. hệ thống giao thông trong huyện kém phát triển, mật độ xe tham gia giao thông không lớn, với những cơ sở trên có thể nói môi trường không khí huyện Văn Quan chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên, xét một số điểm cụ thể, chúng ta thấy xuất hiện những yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường không khí đó là: Việc san lấp, thi công các công trình xây dựng và giao thông ở thị trấn Văn Quan, vào mùa khô đã làm tăng mật độ bụi trong không khí. Việc nghiền, khai thác chế biến quặng bôxit (ở khu vực xã Tân Đoàn) cũng có thể gây nồng độ bụi cao có thể gây ra khí độc hoặc do hoạt động của các lò gạch. 1. Các khí độc Việc nghiền, khai thác đá ở Lùng Hang (phố Tân An) và chế biến quặng bôxits ở Tân Đoàn, cungc có thể gây ra các loại khí độc trong các lò gạch... 2. Bụi Nếu xét 1 số điểm cụ thể, chúng ta thấy xuất hiện những yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường không khí đó là: Việc san lấp, thi công các công trình xây dựng và giao thông ở thị trấn Văn Quan, vào mùa khô đã làm tăng mật độ bụi trong không khí. Việc nghiền, khai thác chế biến quặng cũng có thể gây nồng độ bụi cao. 3. Tiếng ồn Đường giao thông quốc lộ 1B chạy qua trung tâm thị trấn Văn Quan là nguyên nhân gây nên tiếng ồn vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép tại đây. Theo quan sát tại hiện trường, các xe cơ giới chạy qua thị trấn thường sử dụng còi hơn, tiếng ồn cực đại lên tới 100 dBA. IV. Hiện trạng môi trường chất thải rắn Hiện nay lượng rác thải phát sinh không ngừng tăng lên, ảnh hưởng và gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước trên địa bàn huyện lượng rác phát sinh trên một ngày khoảng 5-6m3 chất thải rắn (trên địa bàn thị trấn và phố Điềm He). Trung bình mỗi người thải rác ra là 0,004 kg/1ngày, đêm. Với các khối lượng rác thu gom được chỉ hạn chế được phần nào xong việc thu gom rác vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn như những khu vực vùng nông thôn, các xã trên địa bàn huyện. Chất thải rắn tập trung chủ yếu ở trên địa bàn thị trấn và phố Điềm He và những nơi họp chợ, giao lưu hàng hoá, dịch vụ thương mại, cửa hàng ăn uống, khu bệnh viện... Nhìn chung những khu vực thực hiện thu gom rác thải hạn chế được phần nào sự ô nhiễm môi trường; môi trường nước công nghiệp chưa được phát triển, nên ít ảnh hưởng đến môi trường không khí, môi trường nước... Trước những tình hình môi trường đang ngày càng ô nhiễm như hiện nay, trong công tác quản lý môi trường thu gom rác thải, vấn đề ô nhiễm môi trường phần nào hạn chế. Nhân dân phần lớn thấy được sự tác hại do chính họ gây ra, thấy được sự nguy hại của sự ô nhiễm môi trường. Họ thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ cần phải làm, vì sự văn minh, sự trong lành của môi trường trong tương lai. Khi có chính sách về thu phí vệ sinh được chấp hành đầy đủ. Bên cạnh những thuận lợi còn tồn tại rất nhiều khó khăn nhất định. Một số hộ gia đình chưa nhận rõ ý thức về giữ gìn vệ sinh chung, chưa chấp hành việc thu nộp phí, gây khó khăn trong việc thu gom như: vứt rác bừa bãi, vứt xuống cống rãnh, sông... với tình trạng như vậy việc thu gòm rác, thu phí đối với người dân là một điều không đơn giản. B. Công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện Vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện đang được các cấp các ngành quan tâm và đã thu được những kết quả nhất định trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, nhìn chung tình hình gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện chưa đến mức nghiêm trọng. Tuy nhiên theo xu hướng phát triển như hiện nay không tránh khỏi sự ô nhiễm môi trường nhất là ở các thị trấn, thị tứ, các điểm họp chợ tập trung thường xuyên có nhiều người tham gia hoạt động các dịch vụ, buôn bán... Chính vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện trong những năm sắp tới được coi là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở và xây dựng được kế hoạch cụ thể để làm căn cứ cho việc tổ chức thực hiện. I. Chất thải rắn 1. Quá trình quản lý Trước đây trên địa bàn huyện cũng đã xây dựng hợp tác xã đoàn kết, được thành lập năm 1999. Từ khi vào hoạt động đã có được những kết quả đáng kể, trong việc thu gòm rác, thu phí vệ sinh. Tổ hợp tác xã hoạt động đến năm 2002 thì giải thể, sau đó sát nhập sang phòng GT - CN - XD. Nguyên nhân tổ hợp tác xã ngừng hoạt động do còn thiếu phương tiện thu gom, thiếu cán bộ quản lý, gặp khó khăn trong kinh phí đầu tư phương tiện vận chuyển rác. Hiện nay phòng Tài nguyên và môi trường huyện Văn Quan nhận bàn giao công tác quản lý môi trường từ ngày 1,8,2004. Từ khi vào hoạt động đã có được những thành quả đáng kể phần nào giữ cho môi trường tương đối sạch đẹp. Trước tình hình ô nhiễm hiện nay trên địa bàn huyện. Do chưa có điều kiện xây dựng bãi rác riêng. Phòng tài nguyên và môi trường đã phối hợp với UBND thị trấn và phố Điềm He đứng ra quản lý môi trường. Việc tổ chức thu gòm rác thu phí vệ sinh trên địa bàn thị trấn và phố Điềm He được giao cho công ty TNHH Huy Hoàng thực hiện. Công ty TNHH Huy Hoàng có trách nhiệm quét dọn, thu gom rác thải hàng ngày vận chuyển đến nơi tập kết trước khi vận chuyển bãi chôn lấp để xử lý theo quy định. 2. Tổ chức thu gom: - Địa điểm thu gòm: trên 8 phố gồm các phố Tân Thanh I, Tân Thanh II, Xuân, Đức Tâm i, Đức Tâm II, Đức Hinh I, Đức Hinh II, phố Văn An và các khối cơ quan. - Phương tiện thu gom: gồm có 10 xe thu gom, thị trấn có 8 xe đẩy, phố Điềm He có 2 xe đẩy. - Thùng đựng rác có 2 thùng, một thùng đặt ở góc khuất, cuối phố Đức Hinh II. Một thùng đặt ở phố Điềm He. - Tổ vệ sinh môi trường gồm 8 công nhân thu gom trên địa bàn huyện (thị trấn và Điềm He). - Thời gian thu gom: sáng 6h Chiều 2h - Dụng cụ thu gom cho 1 công nhân: một xe đẩy, 1 chổi tre, 1 xẻng Công nhân thu gom chấp hành mọi nội quy lao động của Công ty TNHH Huy Hoàng. Hàng ngày tổ vệ sinh môi trường trực tiếp đến tại các hộ gia đình, các cơ quan thu gom rác. Phương pháp thu gom chủ yếu là quét dọn thành đống sau đó dùng xẻng xúc lên xe. Sau khi thu gom rác các khu phố xong, được đẩy đến chỗ tập kết rác. Lượng rác thu gom sinh ra trong một ngày giao động từ 5 - 6 m3 (thị trấn và phố Điềm He). Do lượng rác thu gom trên địa bàn huyện một ngày chỉ đạt được như trên chưa đủ một chuyến xe nên phải chuyển đến nơi tập kết để chờ trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn huyện để xử lý theo quy định. Rác thải phát sinh chủ yếu do rác thải sinh hoạt của hộ gia đình, rác thải nông thôn, chợ, bán hàng rong, cơ quan bệnh viện y tế. Rác thải sinh hoạt chủ yếu do giấy túi bóng, rau cỏ... vv và những rác thải độc hại của bệnh viện, y tế. Tỷ lệ rác hữu cơ chiếm khoảng 70%. Rác vô cơ chiếm khoảng 15%. Còn lại là những rác thải khác. - Nghiệm thu: thời gian từ 6 -8 ngày. Phòng tài nguyên và môi trường phối hợp với UBND thị trấn Văn Quan xã Văn An. Công ty TNHH Huy Hoàng đến trực tiếp tại hiện trường, đo khối lượng cụ thể có biên bản nghiệm thu từng lần một. Trung bình lượng rác thu được từ 150 - 159 m3/1tháng. Biểu khối lượng thu gom rác thải từ tháng 8/2004 đến tháng 4/2005 STT Chỉ tiêu Tháng Khối lượng (m3) Đơn giá Thành tiền Số thu phí thu được nộp ngân sách huyện Số kinh phí huyện phải trả cho CTTNHHHH I Năm 2004 1 Tháng 8 159,0 96.000 15.264,000 1.580,300 13.683,500 2 Tháng 9 154,5 96.000 14.832,000 1.859,000 12.973,000 3 Tháng 10 150,6 96.000 14.457,600 4.007,100 10.450,500 4 Tháng 11 152,0 96.000 1.459,200 1.525,400 13.066,600 5 Tháng 12 768,1 96.000 1.459,200 2.726,500 11.865,500 6 Cộng 96.000 37.737,600 11.698,500 62.039,100 II Năm 2005 1 Tháng 1 152,0 96.000 14.592,000 824.700 13.767,300 2 Tháng 2 172,0 96.000 16.512,000 11.017,500 15.494,500 3 Tháng 3 152,0 96.000 14.292,000 3.375,200 11,216,800 4 Tháng 4 150,0 96.000 14.400,000 3.237,500 11.162,500 Cộng 626,0 96.000 60.096,000 8.454,300 51,641,100 I + II 1.394,1 133.833,600 20.153,400 113.860,200 Hiện nay việc tổ chức thu gom rác thải chỉ thực hiện được ở trên địa bàn thị trấn, phố Điềm He. Đó là những khu vực phát sinh chất thải rắn nhiều nhất. Công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn. Việc xây dựng bãi rác riêng trên địa bàn huyện chưa được thực hiện. Khối lượng rác thải phát sinh ngày càng tăng lên, xong việc thu gom chưa được trên những khu vực nông thôn, các xã khác trên địa bàn huyện. Do còn gặp khó khăn về nhiều mặt như: các tổ chức, đơn vị đứng ra để thu gom rác, thiếu kinh phí đầu tư phương tiện, quy hoạch bãi xử lý rác, thu phí vệ sinh. Nên hiện nay tổ chức thu gom rác và thu phí chỉ thực hiện trên địa bàn thị trấn, phố Điềm He. Một số xã, khu vực họp chợ giao kưu hàng hoá, chưa tổ chức thu gom rác được, ở Tân Đoàn, Khánh Khê, Việt Yên, Lương Măng, chở bãi. 3. Liên kết với Công ty TNHH Huy Hoàng - thành phố Lạng Sơn Công ty TNHH Huy Hoàng ký kết hợp đồng về giao thầu dịch vụ vệ sinh môi trường tại thị trấn Văn Quan và phố Điềm He (xã Văn An) từ ngày 1/5/2004. - phòng tài nguyên và môi trường: có trách nhiệm quản lý theo dõi, kiểm tra, nghiệm thu khối lượng rác thải hàng tháng mà Công ty TNHH Huy Hoàng thu gom được. Thực hiện lập dự toán chi trả theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Tiền thu gom rác thải chuyển đi theo hợp đồng đã ký. - Công ty TNHH Huy Hoàng + Có trách nhiệm thu gom toàn bộ các chất thải rắn tại các khu phố trên địa bàn thị trấn Văn Quan và phố Điềm He (xã Văn An) chở đến bãi rác tân lang (huyện Văn Lãng) để xử lý. + Cử một cán bộ chuyên môn theo dõi, đôn đốc việc thu gom rác thải trên địa bàn huyện Văn Quan. + Cử công nhân công ty đi thu phí vệ sinh, thu gom rác đối với các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức, cơ quan... tại 2 khu vực (thị trấn Văn Quan và phố Điềm He). + Phối hợp với phòng tài nguyên và môi trường UBND thị trấn và UBND xã Văn An. Tổ chức nghiệm thu khối lượng rác thực tế tại hiện trường trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn. 3.1. Giới thiệu sơ lược về quá trình hoạt động của Công ty TNHH Huy Hoàng - thành phố Lạng Sơn 3.2. Thành lập Công ty Trước tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay, việc bảo vệ môi trường hết sức quan trọng và cần thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Căn cứ quyết định số 436 /QĐ-UB, ngày 22/06/1993 của tỉnh Lạng Sơn, về việc thành lập Công ty TNHH Huy Hoàng và quy chế hoạt động của Công ty ... Trụ sở chính tại số 67 đường Lê Lợi - thành phố Lạng Sơn. 3.3. Nhiệm vụ, chức năng của Công ty + Địa bàn hoạt động của Công ty hiện nay được duy trì thường xuyên ở 6/11 huyện thành phố của tỉnh Lạng Sơn. Trong đố có thành phố Lạng Sơn và 6 thị trấn: hữu Lũng, Cao Lộc, Đồng Đăng, Na Sầm, Thất Khê, Văn Quan... 3 cửa khẩu Hữu Nghị, Cốc Nam, Tân Thanh. Sau khi thành lập Công ty đã xác định mục tiêu và thực hiện được trong suốt 11 năm hình thành phát triển của Công ty là giữ cho môi trường đô thị luôn khang trang, sạch đẹp. Một xã hội văn minh, hạn chế được phần nào ô nhiễm môi trường. + Lĩnh vực hoạt động về bảo vệ môi trường của Công ty dịch vụ vệ sinh môi trường công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt đô thị. Bên cạnh đó Công ty còn thực hiện "xanh đường phố" đó là công tác trồng cây xanh trong dãy khắp đường phố, được chăm sóc hàng ngày, công tác trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái đó là phần việc không thể tách rời. Công ty cũng đã tiến hành trồng rừng bao quanh khu vực bãi xử lý chôn lấp được 70 ha gồm các chủng loại cây như hồi, kao, thông, bạch đàn... Do UBND Lạng Sơn đã quan tâm về môi trường hợp lý kịp thời. Phần quan trọng là sự nỗ lực của các cán bộ đội ngũ công nhân hoạt động rất hiệu quả của Công ty, vấn đề ô nhiễm phần nào suy giảm, bảo vệ được sức khoẻ cộng đồng... đã phần nào giúp cho nhân dân lo phát triển kinh tế ổn định xã hội. Quá trình hoạt động của Công ty có được những thành quả rất lớn. Đặc biệt phần nào đã giác ngộ về ý thức về bảo vệ môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người giữ gìn môi trường cho sạch đẹp. Trách nhiệm giữa Công ty TNHH Huy Hoàng - thành phố Lạng sơn với UBND huyện trong việc thu gom rác thải. Thực hiện hợp đồng đã ký kết về giao thầu dịch vụ vệ sinh đô thị tại thị trấn Văn Quan và phố Điềm He giữa Công ty TNHH Huy Hoàng với phòng tài nguyên và môi trường huyện cụ thể: Công ty TNHH Huy Hoàng có trách nhiệm thu gom toàn bộ các chất thải rắn tại các khu phố trên địa bàn thị trấn Văn Quan và phố Điềm He chở đến bãi rác Tân Lang, huyện Văn Lãng để xử lý, chôn lấp. Cử công nhân của Công ty đi thu phí vệ sinh thu gom rác đối với các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức Phối hợp với phòng tài nguyên và môi trường và UBND thị trấn, xã Văn An tổ chức nghiệm thu khối lượng rác thực tế tại hiện trường trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn. 3.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Huy Hoàng - Công ty TNHH Huy Hoàng bao gồm các phòng ban: + Giám đốc: là người nắm quyền hành và quy định mọi hoạt động của Công ty + Phòng tài vụ: Gồm 1 kế toán và thủ quỹ Kế toán gồm: 1 kế toán trưởng Thủ quỹ gồm: 1 người chi phí thủ quỹ và quỹ. + Bộ phận điều hành xe: gồm đội trưởng và nhân viên lái xe khoảng 30 người. + Đội sản xuất: chia thành các tổ sản xuất theo địa bàn huyện thành phố thị trấn và phòng ban. Chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của giám đốc và người điều hành. Trách nhiệm của phòng ban là báo cáo với giám đốc về các hoạt động của môi trường trong định kỳ và chia trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ được giao. + Số lượng công nhân trong Công ty khoảng 300 công nhân luôn làm công tác bảo vệ môi trường trên 6 huyện, một thành phố trong tỉnh. 3.5. Hướng phát triển trong tương lai của Công ty Cần đầu tư các phương tiện hiện đại để xử lý rác thải và trong quá trình hoạt động như xe chuyển dụng, máy hút bụi đường Nâng cao năn suất lao động, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ công nhân, nghiệp vụ chuyên môn. Có quy hoạch bãi cụ thể. Tăng cường công tác trồng cây xanh như xanh đất trống đồi trọc. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân bằng những thông tin tuyên truyền qua loa đài, các cuộc thi trên mọi phương tiện... giúp người dân nhận thấy tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống. 3.6. hệ thống các quy định an toàn lao động đang áp dụng tại Công ty TNHH Huy Hoàng Căn cứ vào bộ luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nội dung lao động của Công ty TNHH Huy Hoàng được xây dựng trên cơ sở các điều khoản của Bộ luật Lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bao gồm 6 chương 33 điều. Quy định chi tiết trong mối quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động là giám đốc Công ty Nội quy lao động của Công ty TNHH Huy Hoàng được sửa đổi và bổ sung trên những cơ sở, ý kiến tham gia của ban chấp hành công đoàn Công ty và cán bộ, công nhân viên trong toàn Công ty để phù hợp với những quy định của pháp luật về lao động của Nhà nước và tình hình thực tiễn trong quá trình hoạt động sản xuất của Công ty Toàn thể các cán bộ công nhân viên làm việc trong Công ty phải luôn chấp hành các điều khoản trong bản nội quy lao động này. + thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của người lao động trong Công ty : ã Thời gian làm việc: tất cả các cán bộ công nhân viên của Công ty đều phải đảm bảo làm việc 8 h trong một ngày, 40h trong một tuần và 22 công trong một tháng. ã Giờ làm việc (hành chính) mùa hè: Sáng từ 7h đến 11h Chiều từ 13h đến 17 h Mùa đông: Sáng từ 7h30 đến 11h30 Chiều từ 13h đến 17h + Khối làm việc theo ca sản xuất: tuỳ thuộc vào đặc điểm từng mùa và điều kiện địa hình của từng nơi làm việc thì Công ty sẽ bố trí bắt đầu và kết thúc 1 ca làm việc cho từng tổ sản xuất sao cho cụ thể hợp lý. + Mở lớp tập huấn cho công nhân thu gom rác, công nhân làm hộ ca, công nhân theo xe ép rác, công nhân xử lý rác. Trang bị cho họ đầy đủ bảo hộ lao động theo điều 11. Khi làm việc phải đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động nếu không may bị tai nạn lao động xảy ra phải kịp thời báo về văn phòng Công ty để Công ty giải quyết và làm thủ tục bảo hiểm. Điều 12: người lao động làm việc tiếp xúc với xe, máy móc, thiết bị luôn phải bảo quản xe, máy móc, thiết bị, lau dầu, bôi mỡ, bảo dưỡng xe thường xuyên. Trước giờ làm việc 15 phút phải kiểm tra xe, máy móc, thiết bị khi thấy đã đảm bảo an toàn mới sử dụng. Điều 13: Trong thời gian làm việc người lao động phải tuyệt đối chấp hành luật lệ giao thông. Điều 14: Nghiêm túc chấp hành các quy định vệ sinh lao động ã Mặc quần áo bảo hộ lao động ã Đeo khẩu trang, găng tay ã Đội nón, mũ ã Mang áo mưa thường xuyên ã Trời nắng đi giầy, trời mưa đi ủng. Điều 15: Những hành vi vi phạm: - Người lao động không tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, nội quy lao động của Công ty. - Người lao động không sử dụng các phương tiện lao động Công ty đã trang bị. Điều 16: Các hành vi xử phạt: ã Khiển trách ã Chuyển công tác ã Sa thải. Điều 17: Mọi người lao động của Công ty phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản được giao cũng như tài sản riêng của Công ty. Cấm mọi hành vi trộm cắp, tham ô hay huỷ hoại tài sản thuộc Công ty quản lý. Điều 18: không được tự ý mang tài liệu, máy móc, thiết bị vật tư... của Công ty ra khỏi cơ quan, trong trường hợp đặc biệt phải có giấy phép của lãnh đạo Công ty. Điều 28: Các tổ trưởng đơn vị sản xuất phòng ban có quyền lập biên bản. Trường hợp vi phạm nội quy, quy chế, kỷ luật của các cá nhân, đơn vị mình. Nếu các tổ sản xuất trưởng phó ban không làm đầy đủ các thủ tục thì phải chịu trách nhiệm theo quy định. Sơ đồ thu gom Điểm tập kết Xe ép rác Cơ quan Trạm trung chuyển Bãi chôn lấp 4. quá trình thu gom và xử lý rác thải hiện nay 4.1. Quá trình thu gom Hiện nay số lượng rác được xử lý tại bãi chôn lấp mỗi ngày khoảng 230-250m3. Trong khi đó số lượng rác thải được thu gom trên địa bàn huyện Văn Quan là 5-6m3. 4.2. Phương pháp thu gom Chủ yếu là thu dọn lề đường, quét dọn thành đống chất lên xe. Công nhân thu gom rác: xuất phát từ điểm tập kết. Đẩy xe gom từ điểm tập kết đến địa bàn cần thu gom các con phố. Sau đó đẩy xe gom rác đến nơi tập kết. Đổ rác từ xe gom sang thùng đựng rác. Trên địa bàn huyện tác tập trung còn ít, chưa thu gom được hết vì vậy rác thải chưa thể chuyển ra khỏi địa bàn huyện ngay. Khi thùng đựng rác đã chất đầy. Xe cẩu rác thay đổi vị trí thùng không và thùng đựng rác. Sau đó sẽ vận chuyển rác đến điểm tập kết tại TTC của Công ty TNHH Huy Hoàng - TPLS. 4.3. Trạm trung chuyển Trạm trung chuyển là nơi tập kết rác thải trước khi chuyển lê bãi chô lấp để xử lý. Đón tiếp các xe thu gom rác một cách có trật tự. Giảm khối lượng rác một cách tối đa nhất. Trước đây TTC là bãi chôn lấp sử dụng 20 năm sau đó đống cửa bãi và trồng cây xanh chiếm gần hết diện tích. Rác thải trên địa bàn huyện Văn Quan được vận chuyển thẳng đến TTC. - Vị trí TTC cách thành phố km. hoạt động ở *** thuộc địa bàn xã Hoàng Đồng, cách xa khu dân cư 5km. Gần TTC có dân sống khoảng 20 người dân, họ sống chủ yếu bằng nghề bới rác. TTC là nơi trước khi chuyển rác để xử lý khâu cuối cùng. Tại TTC chưa có phương pháp phân loại. TTC tiếp nhận mỗi ngày 5 chuyến xe. + Biên bản giao ca cứ 1h có một xe chuyển rác. Tuỳ thuộc vào khối lượng rác thải mỗi ngày. nếu khối lượng rác nhiều, từ những nơi tập kết chuyển rác đến TTC là 10 xe rác. Sau khi TTC đóng cửa bãi, được trồng cây kín hết diện tích. Hiện nay TTC đang xây dựng bổ phốt đổ vào hố sâu, sau mục có thể sử dụng vào việc trồng cỏ voi, để chăn nuôi hươu bò... - Tại TTC có sử dụng máng đổ rác trực tiếp vào xe thùng cố định được dễ dàng hơn. Máng có chiều rộng khoảng 5 m, chiều dài khoảng 15 m, độ dốc của máng là 450. Thành máng cao 1m. - Vai trò của máng, xe ép rác trực tiếp xuống máng, xuống xe thùng. Loại xe này chứa được 40 - 50m3 rác. Sơ đồ TTC ******************************* 4.4. Phương pháp xử lý + Lượng rác tái chế và phân loại rác Hiện nay Công ty Huy Hoàng chưa có biện pháp phân loại rác trước khi vận chuyển đến bãi chông lấp. Những thành phần rác có thể sử dụng tái chế được nhặt bởi những người nhặt đồng nát, những người dân gần trạm bới rác. Thành phần rác chủ yếu là rác thải sinh hoạt, họp chợ, bán hàng rong, gồm rau, củ, quả...vv. Rác độc hại chiếm ít hơn. Do vậy rác thải chủ yếu là rác hữu cơ chiếm 70%. Rác vô cơ chiếm khoảng 20%, túi nilon chiếm nhiều hơn, 10% còn lại những rác thải khác. nếu Công ty có điều kiện phân loại rác, với lượng rác hữu cơ hiện nay sử dụng làm phân vi sinh sẽ mang rất nhiều thành quả đáng kể. 4.5. Vận hành bãi chôn lấp Bãi chôn lấp là phương pháp lưu gửi chất thải trong một bãi có đất phủ lên. Đây là phương pháp để sử dụng rộng rãi nhất dễ tiêu huỷ theo thời gian. a. Đặc điểm địa hình, địa chất bãi chôn lấp Bãi chôn lấp được xây dựng ở Na Sầm cách thị trấn Na Sầm 7 km, cách xa khu dân cư. Vị trí bãi chôn lấp là một thung lũng tư nhiên được bao quanh bởi đồi, rừng nguyên sinh, rất thuận lợi trong việc chôn lấp, ít ảnh hưởng đến khu dân cư. b. Diện tích Bãi chôn lấp rộng 7 ha, với diện tích rộng lớn rất thuận lợi trong việc chôn lấp rác và trồng cây xanh. c. Thời gian sử dụng Bãi rác Na Sầm bắt đầu sử dụng từ tháng 1/2003 Thời gian sử dụng bãi từ 70-100 năm. d. Nguyên tắc vận hành Sau khi rác được chuyển từ TTC đến bãi chôn lấp mỗi ngày một xe thùng di động với khối lượng 40-50 m3. Đổ rác xuống bãi toàn bộ rác chôn lấp để đổ thành từng lớp riêng lẻ, phủ một lớp đất dày 40 cm. Sau đó đổ đầy rác phủ một lớp vật liệu tương tự khác dày 10 - 15 cm. Đối với rác hữu cơ dễ bị thối rữa, đòi hỏi bề dày vật liệu phủ là 20-30cm. sau khi kết thúc của một ngày, bề mặt đổ rác được đầm nèn mà phủ lớp đất dày khoảng 20 cm. Sau đó nén, đầm đất cho thật khép chặt. Đồng thời tiến hành những biện pháp phòng ngừa thích đáng để tránh hoả hoạn và sâu bọ không để sống trong bãi. + Xung quanh bãi chôn lấp là hệ thống thoát nước mưa xung quanh bãi, không ngấm vào rác và nước suối. Diện tích mương rồng 3m sâu 2,5m. e. Công nghệ chôn lấp được sử dụng Công nghệ xử lý nước rác bằng ba hố lọc, hệ thống lọc bể một dưới đáy có trải một lớp nilon dài 10m, xếp rãnh hình xương cá. Để tránh tình trạng nước rác ngầm xuống nguồn nước ngầm gây ô nhiễm môi trường nước xung quanh. Bể lọc thử 2 cách bể 1 200m có lót nilon. Trong bể lọc 2 chia làm 5 bể nhỏ. Khu vực này bao quanh là đồng lúa. Bể thứ 3 lọc qua hệ thống tường cắt. Nước rác phải qua 4 bể lọc mới thải ra ngoài, cuối cùng là nguồn nước sạch. Nguồn nước thải từ bãi rác được lọc qua 4 hố lọc sẽ không gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, sức khoẻ của người dân. f. Thiết bị sử dụng tại bãi chôn lấp Việc lựa chọn thiết bị trong bãi chôn lấp rác rất quan trọng trong vận hành bãi chôn lấp hiệu quả hơn Các thiết bị được chọn sẽ tuỳ thuộc vào phạm vi áp dụng loại rác vấn đề kinh tế về người và máy. Thiết bị chuyên dùng của Công ty Huy Hoàng là xe lu nén ép rác, đồng thời tạo mặt phẳng của bãi. Thiết bị xe ủi lấp đất lên rác với thời gian hoạt động từ 7h - 11h Công ty TNHH Huy Hoàng còn thiếu nhiều các thiết bị hiện đại, nên việc xử lý rác còn gặp nhiều khó khăn. Bãi chôn lấp chưa hợp vệ sinh. Nhưng phần nào bảo vệ môi trường trong sạch, sạch sẽ trong địa bàn tỉnh. Sơ đồ bãi chôn lấp ******************************** II. Công tác quản lý tài nguyên đất, khoáng sản và thài nguyên rừng Phòng tài nguyên và mối trường do trưởng phòng đảm trách theo chế độ một thủ trưởng, thực hiện chức năng quản lý chung về mọi hoạt động của các bộ phận trong cơ quan; nhằm đảm bảo sự điều hành, quản lý tập trung thống nhất của UBND huyện gồm: 1. Điều tra khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất: - Khảo sát, đo đạc lập bản đồ, sơ đồ khu đất cho các công trình, dự án thuộc thẩm quyền. - Đánh giá phân hạng đất cung cấp hạng đất làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện. 2. Lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: - Quy hoạch sử dụng đất: + Khoanh vẽ các loại đất cho từng địa phương. + Điều chỉnh sự khoanh vẽ nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương. - Kế hoạch sử dụng đất: + Khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ, kế hoạch và từng năm + Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch 3. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất đai, tổ chức thực hiện các văn bản đó: - Tổ chức tập huấn các Nghị định; Thông tư về thi hành luật đất đai. - Soạn thảo hướng dẫn trình tự giải quyết tranh chấp đất đai với cấp xã. - Soạn thảo, hướng dẫn thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất... ngoài ra cần một số văn bản khác. 4. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất: - Trình UBND huyện trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất các trường hợp thuộc thẩm quyền. - Lập hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho cấp trên trình UBND tỉnh. 5. Đăng ký đất đai, lập quản lý hồ sơ địa chính, các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, cấp giấy CNQSD đất. - Hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất đăng ký kê khai để được cấp giấy CNQSD đất. - Lập, quản lý hồ sơ địa chính, các hợp đồng sử dụng đất theo quy định. - Thống kê đất đai hàng năm là ngày 1/1 năm sau - Kiểm kê đất đai theo định kỳ năm 1 lần là ngày 1/1 năm cuối của kỳ kế hoạch sử dụng đất. 6. Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ và quản lý sử dụng đất: - Thanh tra việc quản lý sử dụng đất đai của cấp xã - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất và các tổ chức, cá nhân. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. 7. Giải quyết tranh chấp đất đai - Hướng dẫn các xã trong việc điều tra, xác minh, viết báo cáo đưa vụ việc và giải quyết hoà giải tranh chấp đất đai tại xã. - Điều tra, xác minh lập báo cáo, hoàn tất hồ sơ vụ việc giúp UBND huyện trong việc giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền. ã Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản Được sự đồng ý của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Lạng Sơn, phòng Tài nguyên và môi trường Văn Quan đã cấp giấy phép khai thác quặng bôxit (xã Tân Đoàn). ã Công tác quản lý tài nguyên rừng Dân số Văn Quan ngày một tăng, một số đất đất từng bị chuyển thành đất nông nghiệp, đất ở; nhu cầu về gỗ và củi ngày một gia tăng, việc khai thác các nguồn lợi của rừng để phục vụ cho mưu cầu dân sinh đã làm cho hệ sinh thái rừng suy thoái một cách nghiêm trọng, suy thoái rừng kéo theo sự phá huỷ các hệ sinh thái tự nhiên, làm mất đi tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên tái tạo hoặc có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng như xói mòn ...vv. Vì vậy mấy năm gần đay phòng tài nguyên và môi trường vsà UBND huyện Văn Quan đã phối hợp với các xã trong huyện thực hiện tết trồng cây, người người trồng cây hàng năm và kết hợp với kiểm lâm nhằm ngăn chặn khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, bảo vệ và phòng chống cháy rừng, đốt rừng bừa bãi trên địa bàn huyện. III. Công tác quản lý tài nguyên nước Phòng tài nguyên và môi trường có trách nhiệm quản lý trạm nước sạch để cung cấp cho người dân thị trấn và các vùng nông thôn. Các công trình thuỷ lợi được quan tâm đầu tư, tu sửa nâng cấp, xây mới từng bước đảm bảo phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp... IV. Công tác quản lý không khí Môi trường không khí tại Văn Quan nhìn chung còn trong lành, tuy nhên cần phải hạn chế xây dựng các lò nung gạch thủ công... V. Công tác thu phí Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1999. Căn cứ Nghị quyết số 28/2002 NQ/HĐND khoá XIII ngày 28/1/2002 của HĐND tỉnh Lạng Sơn về mức thu phí trên địa bàn tỉnh. - Mức thu: Công ty TNHH Huy Hoàng thực hiện mức thu theo đúng quy định số /2002 QĐ - UB ngày 6/2/2002 QĐ UBND tỉnh về việc thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Phụ lục Mức thu phí vệ sinh môi trường (Kèm theo Quyết định số: 2002/ QĐ - UB ngày 6 tháng 3 năm 2002 của UBND tỉnh Lạng Sơn STT Đối tượng thu Khu vực thị xã, thị trấn Cao Lộc, Đồng Đăng cửa khẩu Tân Thanh Các thị trấn còn lại 1 Khách sạn 50.000 30.000 2 Khách sạn có KD ăn uống 100.000 50.000 3 Nhà trọ tư nhân 50.000 30.000 4 Dịch vụ rửa xe 50.000 30.000 5 Nhà hàng KINH DOANH ăn uống 100.000 50.000 6 Hộ KD hàng tươi sống 30.000 20.000 7 Hộ KD giết mổ + Giết mổ gia súc, đại gia súc + Giết mổ gia cầm 100.000 30.000 100.000 30.000 8 Các hộ KD khác tại chợ 20.000 12.000 9 Các hộ có nhà mặt phố, có cửa hàng KD. 20.000 12.000 10 Các hộ có nhà mặt phố không KD, trong ngõ 8.000 6.000 11 Các cơ quan HCSN: + Cấp phòng (trụ sở độc lập) + Cáp Sở - ngành, ban + Bệnh viện + Trường học, nhà trẻ, mẫu giáo 20.000 30.000 200.000 50.000 20.000 20.000 100.000 30.000 12 Nhà máy, cơ sở sản xuất 200.000 100.000 13 Trụ sở làm việc các DN. 30.000 20.000 14 Công trình XD tư nhân + Cấp 4 + Cấp 3 trở lên 50.000 100.000 30.000 70.000 15 Công trình xây dựng Nhà nước 0,05% GTXLCT 0,05% GTXLCT Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn Sử dụng biên lai thu phí theo hướng dẫn số 217/HĐ/LN/TC-TC ngày 29/3/2004 của tài chính vật giá, cuộc thuế tỉnh thực hiện thu nộp, quản lý và sử dụng thu phí VSMT trên địa bàn tỉnh, huyện. Số thu phí VSMT được áp dụng trên địa bàn huyện Văn Quan. Đối với số thu các đối tượng từ 1 đến 13 trong bảng thu phí. - Tình hình thu phí: trong quá trình thu phí VSMT nhìn chung có nhiều hộ gia đình và một số cơ quan thực hiện rất tốt, bên cạnh đó còn tồn tại những khó khăn là những hộ và một số cơ quan không chấp hành tham gia nộp phí vệ sinh đầy đủ. Qua đợt điều tra thu phí vệ sinh cho kết quả sau: Tổng số hộ và cơ quan là 619 hộ Số hộ nộp là 420,0 chiếm 67,85% Số hộ không nộp là 199,0 chiếm 32,15% Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thu phí: + Thuận lợi: Sự nhận thức về môi trường của một số hộ gia đình và cơ quan thấy rõ sự tác hại ô nhiễm môi trường nền chấp hành tốt chính sách của huyện đề ra. Thấy được bảo vệ môi trường và nộp phí VSMT là nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, giữ gìn cho môi trường thêm sạch đẹp. + Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi còn gặp nhiều khó khăn, trong công việc thu gom, thu phí vệ sinh một số hộ gia đình, khối cơ quan không đổ rác để thu gom, mà tự chôn, xử lý rác nên không nộp phí vệ sinh. hầu hết những hộ, cơ quan không nộp phí vệ sinh môi trường việc nhận thức về môi trường còn yếu kém. Một số hộ gia đình, cơ quan cho rằng việc thu phí chưa được phổ biến nền không biết để nộp. Biểu thống kê các hộ gia đình thực hiện thu phí VSMT trên địa bàn thị trấn và phố Điềm He Quý I năm 2005 STT Khu phố Tổng số Số hộ nộp Không nộp 1 Tân Thanh I 44 23 21 2 Tân Thanh II 72 55 10 3 Tân Xuân 7 4 Đức Tâm I 67 43 24 5 Đức Tâm II 69 59 10 6 Đức Hinh I 43 16 27 7 Đức Hinh II 68 36 32 8 Phố Điềm He 208 152 56 9 Các cơ quan 48 36 12 Tổng cộng 619 420 199 Theo nguồn: Tài nguyên và môi trường huyện Văn Quan Chương IV. Dự báo sự ô nhiễm môi trường trong những năm tới và đề xuất ý kiến. I. Dự báo sự ô nhiễm môi trường những năm tới Trái đất ngôi nhà chung của loài người, được xây dựng trên bốn cột trụ lớn đó là dân số, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và phát triển kinh tế. Nếu một trong bốn cột trụ lớn đó vươn lên quá cao sẽ gây mất cân bằng, thì ngôi nhà chung sẽ bị lệch đi, để rồi chẳng bao lâu bị sụp đổ. Loài người đã lao động, sáng tạo ra những thành quả vĩ đại. Đồng thời loài người cũng đã gây ra sự tồn tại cho hệ thống đảm bảo cho chính sự tồn tại của mình, đó chính là môi trường sống. Chính loài người là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, tác động ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự sống của chính mình và các sinh vật khác. Trên hành tinh mà đến nay nếu chúng ta không kịp thời khắc phục cho hậu quả thì những tác hại đó sẽ vượt quá sức chịu đựng của trái đất. Hiện nay trên địa bàn huyện Văn Quan khối lượng rác thải mỗi ngày phát sinh khoảng 5 - 6 m3 CTR khối lượng rác xử lý hầu như không đáng kể, chỉ quản lý được 42-50% CTR, khối lượng rác còn lại không được thu gom, vứt bừa bãi. Dự báo 2010 có thêm khoảng 102,8 người. Cư dân sống trong các vùng thị trấn, thị tứ kéo theo sự gia tăng CTSH, chất thải nguy hại như bệnh viện, công nghiệp, sử dụng thuốc trừ sâu tăng lên gấp 2 lần. Môi trường nước, môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng. Môi trường là một cái gì đố vừa hiện hữu vừa vô hình rất xa mà rất gần tác động trực tiếp và gián tiếp. Con người cho rằng BVMT chỉ là lời cảnh báo. Việc ý thức, nhận thức trong BVMT chưa được cao nên sự ô nhiễm môi trường trong tương lai là không tránh khỏi. + Song song với việc PTMT và tốc độ đô thị hoá như hiện nay. Hậu quả của việc đô thị hoá và vấn đề tăng dân số tới môi trường. Dân số càng tăng sẽ gây sức ép về thực phẩm, lương thực năng lượng, môi trường tài nguyên cũng càng lớn. Các chất thải như khí thải cho con người thải ra cũng tăng làm ô nhiễm bầu khí quyển. Ngoài các vấn đề giao thông chen chúc nạn thiếu nhà ở... đều gắn với dân số. Sự phát triển và mở rộng của các vùng đô thị sẽ làm tăng diện tích dùng cho xây dựng. Nhà ở và đường xá sẽ làm quỹ đất bị thu hẹp lại làm cho luống đất ngấm được vào đất ít đi. Điều này làm giảm khả năng ngấm nước tới 90% và cũng sẽ làm giảm số lượng nước suối. Việc vứt rác bừa bãi xuống cống rãnh, sông sẽ làm ô nhiễm môi trường nước. Những hoạt động mở rộng đô thị này diễn ra trên những vùng có nguy cơ bị xói mòn sẽ làm cho đất bị suy thoái. Định cư tập trung của con người có ảnh hưởng rất lớn tới môi trowngf. Những hệ thống thoát nước đã bị quá tải và hệ thống xử lý chất thải không còn phù hợp sẽ là mối đe doạ đối với những nguồn nước. II. Đề suất ý kiến Các biện pháp bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, chất thải rắn. 1. Môi trường đất - Chống xói mòn đất: Với địa hình đồi dốc và khí hậu như ở Văn Quan nên lớp đất màu mỡ nhất bị trôi đi do mưa, gió... + Các biện pháp chống xói mòn đất hiện nay là san ruộng bậc thang, đào mương đắp bờ, trồng cây để ngăn chặn chiều dài dốc ra làm nhiều đoạn. + Biện pháp thuỷ lợi như vậy xây dựng đập, hệ thống tưới tiêu tại những vị trí qua dốc là một trong những biện pháp chống xói mòn có hiệu quả. + Trồng cây phục vụ hồi lại rừng bị phá và đồi núi bị khai hoang, đốn củi nay để không. - Huyện Văn Quan nên quy hoạch một bãi chôn lấp rác thải hợp lý đáp ứng được các điều kiện vệ sinh môi trường để không gây ô nhiễm môi trường đất. 2. Môi trường nước - Xây dựng trạm nước sạch cung cáp cho nhân dân thị trấn và các vùng nông thôn trên địa bàn huyện. - Cần xử lý nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi trước khi thải ra các ao hồ, sông suối... - Cần kiểm tra chất lượng nước sông, nước suối trước khi đưa vào sử dụng cho mục đích cấp thoát nước sinh hoạt. - Xây dựng các hồ chứa và bể chứa nước dự trữ để phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp về mùa khô. - Cần bảo vệ trữ lượng nước trong quá trình khai thác và sử dụng. 3. Môi trường không khí Tăng cường trồng cây xanh xung quanh đường phố, xung quanh nhà ở... vì cây xanh có tác dụng che chắn bụi, hút khí các hồ nước và thải ra ôxi, che chắn giảm bớt tiếng ồn, làm tăng vẻ đẹp và gây cảm giác thoải mái êm dịu cho con người. Ngoài ra cây xanh có tác dụng hút bớt các chất ô nhiễm không khí ...vv. 4. Chất thải rắn - Phải có quy hoạch và xây dựng một bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh trên địa bàn huyện để thuận lợi trong việc quản lý thu gom và vận chuyển rác tốt hơn. - Đầu tư các thiết bị xe thu gom và vận chuyển, các thiết bị tại bãi chôn lấp phải mới và hiện đại. - Tổ chức thu gom và quét dọn hàng ngày. - Đảm bảo phải thu gom, vận chuyển và xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ nhất, nhưng thu lại kết quả cao. - Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi về quản lý môi trường. - Thành lập các Công ty tư nhân cung cấp các dịch vụ quản lý CTR. - Có kế hoạch phát triển các hoạt động tái chế tư nhân theo hướng khuyến khích mọi thành phần tham gia vào việc thu gom, phân loại và tái chế. - Có chính sách khuyến khích các cơ sở, sản xuất sử dụng nguyên liệu tái chế. - Xây dựng quy trình nhằm tận dụng nguồn chất thải hữu cơ chế biến thành phân vi sinh phục vụ cho nông nghiệp. Chương V. Kết luận và kiến nghị I. Kết luận Huyện là một cấp hành chính trong hệ thống pháp quyền ở nước ta. Là cầu nối trung gian giữa Trung ương và địa phương. Trực tiếp lãnh đạo nhân dân, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước . Phòng tài nguyên và môi trường vừa chuyển giao nên còn gặp nhiều khó khăn trong công việc, với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ trong phòng, đã hoạt động nỗ lực nên đã đạt được nhiều hiệu quả nhất định trong việc điều hành các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Góp phần nào ổn định phát triển kinh tế - xã hội. Phòng tài nguyên và môi trường giao việc thu gom rác thải cho Công ty TNHH Huy Hoàng đã góp được phần nào bảo vệ môi trường trong sạch, lành mạnh trên địa bàn huyện. II. Kiến nghị Qua thời gian thực tập về đề tài thu gom chất thải rắn. Với mong muốn phát huy tốt hơn trong công tác quản lý môi trường và bảo vệ môi trường tốt hơn. Chúng em xin có một số kiến nghị sau. - Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc tổ chức thu gom quét dọn hàng ngày. Vận chuyển thùng rác ngay sau khi đã đổ đầy, theo các nội dung đã ký kết bàn giao với Công ty Huy Hoàng. - Chọn vị trí thuận lợi để thùng rác không gây ảnh hưởng đến đời sống của dân, cũng như trong quá trình vận chuyển rác. - Phải có quy hoạch và xây dựng một bãi rác riêng tại huyện để thuận lợi trong việc vận chuyển, quản lý thu gom rác, việc giữ gìn môi trường tốt hơn. - Xây dựng quy chế thực hiện công tác vệ sinh môi trường không những trên 8 phố mà cần hoạt động với các con phố khác. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ phải bảo vệ môi trường sống, môi trường xung quanh. Thông qua các phương tiện thông tin như loa đài, áp phích, họp khu phố, tổ chức chính trị xã hội...vv. Phải dựa trên cơ sở thuế tiền phạt hoặc các phương thức thích hợp khác. Phải quy trách nhiệm đền bù những mất mát không những về kinh tế, tổn hại sinh thái do những người sử dụng tài nguyên gây ra. - Thông qua các tổ chức, đoàn thể xã hội, tạo điều kiện cho dân tham gia vào các thủ tục quản lý đóng góp vào việc xây dựng và thi hành pháp luật tìm ra biện pháp cứu chữa những tổn hại đến môi trường. - Cần xây dựng đồng bộ các tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước, chất lượng không khí đối với các nguồn gây ô nhiễm nước. III. Các công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao dân trí về bảo vệ môi trường. - Sử dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình các ấn phẩm để tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí về bảo vệ môi trường. Tuyên truyền thường xuyên, liên tục với nội dung ngắn gọn thiết thực dễ hiểu. Biểu dương việc làm tốt, phê phán nghiêm khắc với những việc làm xấu đối với môi trường. Làm cho mỗi người, mỗi ngành thấy rõ lợi ích của việc bảo vệ môi trường đối với chính mình. - Đưa nội dung giáo dục về môi trường vào hệ thống trường học từ mẫu giáo, mầm non đến đại học. - Đào tạo cán bộ quản lý môi trường và các nhà khoa học chuyên sâu về từng lĩnh vực môi trường. Lời cảm ơn Trong thời gian thực tập và nghiên cứu viết báo cáo tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Tôi xin chân thành cảm ơn: các cô, chú, anh, chị làm việc tại phòng thống kê, UBND thị trấn, UBND xã Điềm He và đặc biệt là phòng tài nguyên và môi trường huyện Văn Quan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới công lao dạy dỗ của các thày, cô giáo đã dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập, đặc biệt tôi vô cùng cảm ơn cô giáo Hà Thị Thanh Tâm cán bộ giảng dạy bộ môn chất thải rắn đã trực tiếp chỉ bảo hướng dẫn tôi hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình bạn bè đã đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi để tôi hoàn thành bài báo cáo này. Hà Nội, tháng 07 năm 2005 Sinh viên Triệu Thị Chiến Bảng ký hiệu chữ viết tắt CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CN - XD : Công nghiệp - xây dựng GDP : Giá trị gia tăng CN - TTCN : Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp KT - XH : Kinh tế - xã hội THCS : Trung học cơ sở HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Uỷ ban nhân dân TN & MT : Tài nguyên và môi trường GT - CN - XD : Giao thông - Công nghiệp - xây dựng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VSMT : Vệ sinh môi trường QĐ - UB : Quyết định - uỷ ban XHCN : Xã hội chủ nghĩa TTC : Trạm trung chuyển BCL : Bãi chôn lấp TNTN : Tài nguyên thiên nhiên QLMT : Quản lý môi trường CTSH : Chất thải sinh hoạt CTR : Chất thải rắn BVMT : Bảo vệ môi trường TPLS : Thành phố Lạng Sơn. Mục lục Lời nói đầu Chương I. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Văn Quan I. Vị trí địa lý 2. Thời tiết khí hậu 3. Địa hình 4. Thuỷ văn - Sông ngòi II. Đặc điểm kinh tế - xã hội 1. Đất đai 2. Dân số và lao động 3. Tình hình phát triển trên địa bàn huyện 4. Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn của huyện Chương II. Giới thiệu tổng quan về phòng tài nguyên và môi trường huyện Văn Quan I. Sự hình thành và phát triển của phòng tài nguyên và môi trường huyện Văn Quan II. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của phòng tài nguyên và môi trường 1. Vị trí chức năng 2. Nhiệm vụ 3. Quyền hạn 4. Trách nhiệm III. Cơ cấu tổ chức và chức năng nghiệp vụ chuyên môn 1. Lãnh đạo phòng 2. Tài chính - kế toán 3. Cán bộ chuyên môn IV. Hướng phát triển trong tương lai của phòng tài nguyên và môi trường huyện Văn Quan Chương III. Hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện A. Hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Văn Quan I. Hiện trạng môi trường đất II. Hiện trạng môi trường nước III. Hiện trạng môi trường không khí IV. Hiện trạng môi trường chất thải rắn B. Công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện I. Chất thải rắn 1. Quá trình quản lý 2. Tổ chức thu gom 3. Liên kết với Công ty TNHH Huy Hoàng - PTLS 3.1. Giới thiệu sơ lược về quá trình hoạt động của Công ty TNHH Huy Hoàng - Thành phố Lạng Sơn 3.2. Thành lập Công ty 3.3. Nhiệm vụ, chức năng của Công ty 3.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Huy Hoàng 3.5. Hướng phát triển trong tương lai của Công ty 3.6. Hệ thống các quy định an toàn lao động đang áp dụng tại Công ty TNHH Huy Hoàng 4. Quá trình thu gom và xử lý rác thải hiện nay của Công ty 4.1. Quá trình thu gom 4.2. Phương pháp thu gom 4.3. Trạm trung chuyển 4.4. Phương pháp xử lý 4.5. Vận hành bãi chôn lấp II. Công tác quản lý tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên rừng III. Công tác quản lý tài nguyên nước IV. Công tác quản lý không khí V. Công tác thu phí Chương IV. Dự báo ô nhiễm môi trường trong những năm tới và đề ra ý kiến I. Dự báo ô nhiếm môi trường trong những năm tới II. Đề xuất ý kiến Chương V. Kết luận và kiến nghị I. Kết luận II. Kiến nghị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3669.doc
Tài liệu liên quan