Tình hình hoạt động tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn La

- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng: - Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục. - Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm. - Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định.

doc41 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và phóng phú để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Hiện nay Chi nhánh là Ngân hàng duy nhất trên điah bàn thực hiện giao dịch một cửa và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La là một đơn vị thành viên của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam kinh doanh trực tiếp, được quản lý, sử dụng vốn tài sản, các nguồn lực của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam và các nguồn lực huy động, tiếp nhận và đi vay theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ được giao. Với tư cách là một thành viên thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thì sự hình thành và phát triển cũng như chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La không tách rời khỏi sự đi lên và phát triển chung của toàn ngành. 2.1- Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn La 2.1. Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ban Giám đốc Khối Quan hệ khách hàng Khối QLRR Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ Phòng QHKH Khối trực thuộc Phòng QLRR Phòng Quản lý tín dụng Phòng DVKH Tổ Tiền tệ - Kho quỹ Phòng Tài chính - KT Phòng TC-HC Phòng KHTH-Điện toán P. Giao dịch Mộc Châu Phòng giao dịch Mường La Được chia làm: 7 Phòng nghiệp vụ, 2 Phòng giao dich và 1 tổ nghiệp vụ. - Phòng Quan hệ khách hàng: - Phòng Quản lý rủi ro: - Phòng Quản trị tín dụng - Phòng Dịch vụ khách hàng: - Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: - Phòng Tài chính - Kế toán - Phòng Tổ chức Hành chính. - Phòng Giao dịch Mộc Châu - Phòng giao dịch Mường La. - Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ Các khối của chi nhánh được tổ chức sắp xếp, có sự phân định rõ các chức năng nhiệm vụ của từng khối, phòng, tổ. Từ đó thực hiện chuyên môn hoá sâu trong từng lĩnh vực hoạt động của chi nhánh. 2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 2.2.1 Chức năng chung của các Phòng 1. Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao. 2. Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi nhánh. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn chính xác, trung thực đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng được giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh. 3. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ; chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của Chi nhánh. 4. Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, bảo mật, cung cấp) 5. Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển. 6. Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động. thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ của phòng để góp phần phát triển nguồn lực nhân lực của Chi nhánh. 2.2.2 Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng nghiệp vụ 1. Phòng quan hệ khách hàng: * Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: - Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng - Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, bán lẻ, tài trợ thương mại, dịch vụ...): - Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng: * Công tác tín dụng: - Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng: - Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi đúng hạn. - Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi, đề xuất miễn, giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định. - Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng. * Công tác tài trợ dự án - Trực tiếp thẩm định các chỉ tiêu tài chính, kinh tế, kỹ thuật, hiệu quả dự án của khách hàng. Chịu trách nhiệm lập báo cáo đề xuất tài trợ dự án trình Lãnh đạo, chuyển Phòng Quản lý rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Chịu trách nhiệm phát triển nghiệp vụ tài trợ dự án. Tìm kiếm dự án tốt của các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Tư vấn, giới thiệu cho khách hàng lựa chọn sản phẩm, phương thức tài trợ, phương án thu xếp tài chính và các điều kiện cần đáp ứng. 2. Nhiệm vụ chính của Phòng Quản lý rủi ro: * . Công tác quản lý tín dụng - Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng: - Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục. - Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm. - Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định. - Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định - Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng quy định của BIDV. - Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh. *. Công tác quản lý rủi ro tín dụng - Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng - Trình lãnh đạo cấp tín dụng, bảo lãnh cho khách hàng - Phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV . *. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp - Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc tiềm ẩn. - Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được. - Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh. * Công tác phòng chống rửa tiền: - Tiếp thu, phổ biến các văn bản quy định, quy chế về phòng chống rửa tiền của Nhà nước và của BIDV. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện trong Chi nhánh. - Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ Phòng Dịch vụ khách hàng và các phòng liên quan thực hiện công tác phòng chống rửa tiền. - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định. * Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO: - Là đầu mối phối hợp xây dựng quy trình quản lý hệ thống chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO tại Chi nhánh. - Xây dựng và đề xuất với Giám đốc các chương trình cải tiến hệ thống quản lý chất lượng; đo lường mức độ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. - Xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện kế hoạch triển khai, kiểm tra, đánh giá, duy trì hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị trong Chi nhánh. - Phối hợp với các tổ chức để đánh giá cấp chứng nhận duy trì hệ thống quản lý chất lượng; tổng hợp kết quả đánh giá hệ thống chất lượng của Chi nhánh. * Công tác kiểm tra nội bộ - Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh: - Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tại Chi nhánh theo quy định. - Đầu mối tiếp nhận, tham mưu cho Giám đốc chi nhánh xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị liên quan đến sự việc và cán bộ thuộc thẩm quyền xử lý của Giám đốc chi nhánh theo quy định của pháp luật và của BIDV. - Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định. - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý tín dụng và xử lý nợ. 3. Nhiệm vụ chính của Phòng Quản trị tín dụng - Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh: - Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng. 4. Nhiệm vụ chính của các Phòng Dịch vụ khách hàng: - Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng: - Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch; - Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng; - Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng; - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Nhà nước và của BIDV trong hoạt động tác nghiệp của Phòng, đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng. - Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng - Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của Chi nhánh, của BIDV và của khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại. 5. Nhiệm vụ chính của Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất, nhập quỹ: - Chịu trách nhiệm: Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh, của BIDV và của khách hàng. 6. Nhiệm vụ chính của Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: * Công tác kế hoạch - tổng hợp: - Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp: - Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh: - Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh: - Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh: - Giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh: * Công tác nguồn vốn: - Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. Đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi xuất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại Chi nhánh. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chi nhánh, của BIDV. - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định và trình Giám đốc chi nhánh giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan. - Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng. Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh khác để bán sản phẩm; cung cấp các thông tin về thị trường, giá vốn để các phòng liên quan xử lý trong hoạt động kinh doanh. - Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng các quy định về công tác nguồn vốn tại Chi nhánh. * Công tác Điện toán - Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại Chi nhánh: - Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hỗ trợ các khách hàng lớn sử dụng các dịch vụ có tiện ích và ứng dụng công nghệ cao. - Phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin để: - Cùng với Trung tâm Công nghệ thông tin chịu trách nhiệm về việc: Đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt trong mọi tình huống, phục vụ yêu cầu kinh doanh của chi nhánh và toàn hệ thống. Bảo mật thông tin, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin của Chi nhánh góp phần bảo về an ninh chung của toàn hệ thống. 7. Nhiệm vụ chính của Phòng Tài chính - Kế toán - Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp - Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch): - Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính: - Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. Đề xuất phân cấp ủy quyền đối với các phòng giao dịch. - Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong công tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các Phòng giao dịch và các phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh theo quy định. - Thực hiện quản lý thông tin khách hàng: Kiểm soát thông tin khách hàng do bộ phận khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng khai báo vào phân hệ CIF; Được quyền chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật một số thông tin khách hàng trên phân hệ CIF theo quy định. Quét, quản lý, bảo mật chữ ký, mẫu dấu, hình ảnh (SVS), phê duyệt chữ ký mẫu dấu và cập nhật các thông tin vào hệ thống. 8. Nhiệm vụ chính của Phòng Tổ chức Hành chính. * Công tác tổ chức - nhân sự: - Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước và của BIDV đến toàn thể CBNV trong Chi nhánh. - Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực theo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ của Nhà nước và của BIDV, phù hợp với quy mô và tình hình thực tế tại Chi nhánh: - Hướng dẫn các Phòng, Tổ thuộc Trụ sở chi nhánh và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý cán bộ và quản lý lao động. - Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh theo quy định. - Đầu mối thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ đương chức và cán bộ nghỉ hưu của Chi nhánh. - Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập, chấm dứt hoạt động của Phòng giao dịch; - Quản lý hồ sơ (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ. Hướng dẫn cán bộ kê khai lý lịch, kê khai tài sản (đối với cán bộ thuộc chức danh phải kê khai), bổ sung lý lịch hàng năm theo quy định. Quản lý thông tin (lưu trữ, bảo mật, cung cấp...) và lập các báo cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ theo quy định; *. Công tác hành chính: - Thực hiện công tác văn thư theo quy định: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi-đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật. - Quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV. - Đầu mối tổ chức hoặc đại diện cho Chi nhánh trong quan hệ giao tiếp, đón tiếp các tổ chức, cá nhân trong, ngoài hệ thống BIDV. - Kiểm tra, giám sát, tổng hợp, báo cáo về việc chấp hành nội quy lao động, nội quy cơ quan và các quy định thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao quản lý (sử dụng tài sản công, trật tự, an toàn cơ quan, phòng cháy, chữa cháy...). - Xây dựng, thông báo chương trình công tác và lịch làm việc của Ban giám đốc đến các đơn vị liên quan. Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện chương trình công tác và ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc đối với các đơn vị phục vụ công tác điều hành của Ban giám đốc. - Tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng nội quy, quy chế về công tác văn phòng và các biện pháp quản lý hành chính cơ quan. Tuy nhiên, sự phân chia này không phải là tuyệt đối, vì Phòng đều có mối quan hệ với nhau trong một tổng thể chung, phụ trợ và tăng cường cho nhau, mỗi phòng, tổ của chi nhánh có sự độc lập tương đối, chuyên môn hoá từng phần hành công việc của mình trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bao gồm cả 3 lĩnh vực: Nghiệp vụ Nợ (Huy động vốn) Nghiệp vụ Có (Cho vay) và nghiệp vụ môi trường trung gian (dịch vụ thanh toán đại lý, tư vấn thông tin, giữ hộ chứng từ, vật quý giá ) Ba loại nghiệp vụ đó có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ, thúc đẩy phát triển, tạo nên uy tín của Ngân hàng. Có huy động được vốn thì mới có nguồn vốn để cho vay, cho vay có hiệu quả, phát triển nền kinh tế thì mới có nguồn vốn để huy động vào đồng thời muốn cho vay và huy động vốn tốt thì ngân hàng phải làm tốt nghiệp vụ môi giới trung gian của mình. Chính sự kết hợp đồng bộ đó đã trở thành xu hướng kinh doanh đa năng tổng hợp. Ngân hàng có vai trò như một cầu dẫn vốn từ những đối tượng có vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vốn đến những đối tượng có nhu cầu sử dụng vốn, hoạt động ngân hàng phát triển sẽ mang lại lợi ích cho cả hai đối tượng trên, Trên cơ sở vốn có được Ngân hàng đóng vai trò như một trung gian thanh toán giữa các đơn vị kinh tế và các tổ chức làm cho các quan hệ chi trả, thu nợ, chuyển tiền trong nền kinh tế trở nên, thuận tiện và nhanh chóng và hiệu quả. Định hướng chiến lược với phương châm hoạt động của ngân hàng là chủ động tạo lập nguồn vốn ổn định, vững chắc, bám sát các mục tiêu kinh tế của địa phương, đầu tư vốn, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với phương châm ''Tăng trưởng- An toàn- Hiệu quả '' tích cực mở rộng đầu tư tín dụng, mở rộng địa bàn hoạt động, đẩy mạnh thu nợ để cho vay, mở rộng các tiện ích , đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, công nghệ theo hướng đột phá, tập trung vào các dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ tài chính, đưa vào khai thác các sản phẩm dịch vụ mới... Năm 2008 số cán bộ công nhân viên của chi nhánh là 70 người. Chủ yếu đã qua đào tạo, có trình độ cao đẳng và đại học. Phần lớn cán bộ trẻ, khoẻ, có năng lực, trình độ đảm đương được các nhiệm vụ được giao. Với nhịp độ phát triển ngày càng nhanh của đất nước cùng với công cuộc hiện đại hóa, mở rộng mạng lưới của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng đang rất cần những cán bộ có đủ năng lực và trình độ chuyên môn, tiếp cận và sử dụng công nghệ của thời đại. 2.3. Nhân sự của Công ty Tổng số CBCNV đến 31/12/2008 là 74 người Trong đó: - Nữ 36 người - Đảng viên: 27 người. - Đại học: 56 người, Trung cấp, cao đẳng: 10 người, Khác: 8 người. 3. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty - Kinh doanh các sản phẩm về tín dụng. - Kinh doanh các sản phẩm phí tín dụng. - Kinh doanh về tiền tệ. - Kinh doanh về các sản phẩm dịch vụ PHẦN II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH SƠN LA 1.Thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh 1.1 Hoạt động huy động vốn đầu tư 1.1.1. Huy động vốn: Từ khi thành lập cho đến nay trải qua bao biến động thăng trầm của nền kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới của nền kinh tế. Về công tác huy động nguồn vốn, chi nhánh đã tích cực huy động vốn tạm thời nhàn rỗi của các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư trên địa bàn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đi vay vốn trung ương để đầu tư phát triển KTXH của tỉnh. Hiện nay, tại địa bàn tỉnh Sơn La có ba Ngân hàng thương mại quốc doanh cùng tồn tại đó là: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Ngân hàng đầu tư và phát triển; Ngân hàng Công thương; Ngoài ra có cả Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triển, Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng cổ phần An Bình. Bên cạnh đó, Bưu điện tỉnh Sơn La cũng mở thêm hình thức huy động vốn là dịch vụ tiết kiệm bưu điện tạo ra sức cạnh tranh gay gắt về khách hàng giữa các đơn vị. Tình trạng đó đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La . Môi trường kinh doanh như vậy nhưng được sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Đầu Tư & Phát triển Việt Nam cũng như sự giúp đỡ, ủng hộ của các cơ quan đoàn thể trong và ngoài ngành từ trung ương đến địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La, đặc biệt là sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả của các doanh nghiệp các tổ chức khác ,sự đoàn kết nhất trí cao của Chi uỷ, Ban Giám đốc và các tổ chức đoàn thể cùng với sự cố gắng hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan nên đặc biệt trong 3 năm 2006-2007-2008 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La đã phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Không những phục vụ cho việc phát triển kinh tế tỉnh nhà mà còn đảm bảo hiệu quả kinh doanh tiền tệ tín dụng ngân hàng "tiếp tục đổi mới tăng trưởng- an toàn - hiệu quả". Góp phần hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh chung của Ngân hàng Đầu Tư & Phát triển Việt Nam . Công tác huy động vốn đầu tư cũng quyết định đến khả năng ,cạnh tranh, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thị trường. Chính vì vậy công tác huy động vốn luôn được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La quan tâm hàng đầu trong kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Việc xác định muốn mở rộng đầu tư và đầu tư có hiệu quả mà vẫn đảm bảo phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã được ban lãnh đạo quán triệt, chỉ đạo bộ phận nguồn vốn thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tâm lý khách hàng và tìm khách hàng có vốn để tuyên truyền, vận động khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh. Triển khai có hiệu quả nhiều sản phẩm huy động như tiền gửi tiết kiệm thông thường, ổ trứng vàng, tiết kiệm dự thưởng, Kỳ phiếu, Trái phiếu, Chứng chỉ tiền gửi... đã thu hút được khách hàng đến gửi tiền bằng các biện pháp đa dạng, phong phú, đồng thời không chạy đua tăng lãi suất, đảm bảo tuân thủ thoả thuận về lãi suất huy động với các ngân hàng khác. Mở rộng các hình thức tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo, vận động khách hàng gửi vốn vào ngân hàng và sử dụng các dịch vụ tiện ích ngân hàng. Trong năm chi nhánh đã tổ chức tiếp cận một số khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng để huy động vốn. - Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 đạt: 591 tỷ đồng, bằng 137,4% kế hoạch năm 2008 và bằng 147,75% so với 31/12/2007. Trong đó: - Tiền gửi các tổ chức là : 319 tỷ đồng. - Tiền gửi dân cư là: 272 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn huy động: Qua các năm hoạt động, sự tăng trưởng của nguồn vốn này càng lớn mạnh, đã đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của ngành và cung ứng vốn cho phát triển kinh tế của Tỉnh Sơn La. Biểu 1- Cơ cấu nguồn vốn huy động Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2008 so với năm 2006 (%) - Tiền gửi các TC kinh tế và cá nhân 163.090 246.266 355.570 218. - Tiền gửi tiết kiệm 134.112 149.563 151.559 113 - Tiền gửi các TCTD 2.144 4..474 1.765 82. - Kỳ phiếu, trái phiếu,CCTG 977. 240 82.401 8.5 Tổng nguồn vốn 300.323 400.543 591.295 197 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh (2006, 2007, 2008) Qua bảng số liêu trên ta thấy: Nguồn vốn huy động hàng năm tăng trưởng với tốc độ khá, năm 2008 đạt 591.295 triệu đồng so với năm 2006: Tăng trưởng 197%. Trong đó: Tiền gửi dân cư đạt 151.559 triệu đồng tăng 113% triệu đồng, tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 355.570 triệu đồng tăng 218% , tiền gửi các tổ chức tín dụng đạt 1.765 triệu đồng tăng 82% , kỳ phiếu trái phiếu, CCTG đạt 82.401 triệu đồng tăng 8.5% so với năm 2006 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La đã và đang dùng mọi biện pháp để khai thác nguồn vốn này. Nhìn chung công tác huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La hoạt động tốt. 1.2. Hoạt động tín dụng Với phương châm “đi vay để cho vay” đồng vốn của Chi nhánh đã góp phần làm thay đổi một phần nền kinh tế tỉnh nhà. Từ việc chủ yếu là cho vay phục vụ đầu tư xây dựng cơ bản, Chi nhánh đã chuyển dịch cơ cấu đầu tư, chuyển dịch cơ cấu khách hàng và đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Đại hội tỉnh Đảng bộ Sơn La các nhiệm kỳ: Đầu tư phát triển vào các cây con chủ lực của tỉnh (chè, cà phê, dâu tằm, ngô, bò sữa, bò thịt và chăn nuôi gia súc, gia cầm) đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn (chiếm 27% tổng số vốn đầu tư) đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ, điện, đường, trường, trạm, chợ, nước sạch đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, xây dựng nhà máy xi măng Chiềng Sinh, nhà máy gạch tuynen, xây dựng đường xá, cầu cống, trường học(chiếm 47% tổng số vốn đầu tư) và đặc biệt là cho vay đầu tư các dự án đón đầu của công trình thủy điện Sơn La (như đường xá, cầu cống, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu tái định cư thuỷ điện Sơn La). Trên cơ sở nguồn vốn dồi dào đã đáp ứng nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La đã nhanh chóng mở rộng và đa dạng hoá các mặt nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, mà trọng điểm là nghiệp vụ tín dụng. - Đến 31/12/2008 tổng dư nợ tín dụng đạt: 899 tỷ đồng bằng 99,88% giới hạn tín dụng trung ương giao năm 2008 và tăng trưởng 73,2% so với 31/12/2007. Trong đó: - Dư nợ ngắn hạn là: 613 tỷ đồng chiếm 68% tổng dư nợ. - Dư nợ trung dài hạn: 286 tỷ đồng chiếm 32% tổng dư nợ. Để phục vụ tốt khách hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La thường xuyên đổi mới phong cách lề lối làm việc tôn trọng khách hàng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ nhân viên nên tạo được một địa chỉ tin cậy và có sức thuyết phục đối với mọi thành phần kinh tế. Biểu 2 : Kết quả hoạt động tín dụng Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2008 so với 2006 (+,-) Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % TD NH 300.510 83.9 365.967 70.5 613.110 68.2 312.600 TD T-DH 57.580 16.1 152.938 29.5 286.115 31.8 228.535 Tổng 358.090 100 518.905 100 899.225 100 541135 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008 Qua bảng số liêu trên ta thấy: Hoạt động tín dụng có sự chuyển biến mạnh mẽ, Năm 2006 tỷ trọng tín dụng ngắn hạn là 83,9% với số vốn huy động là 300510 triệu đồng đến năm 2008 giảm còn 68,2% với lượng vốn huy động là 613110 triệu đồng. Ngược lại hoạt động tín dụng trung và dài hạn lại tăng mạnh (năm 2006 tỷ trọng là16,1% đến năm 2008 tỷ trọng hoạt động tín dụng là 2008). Như vậy tổng lượng vốn huy động năm 2008 so với năm 2006 tăng 248,32% Có sự kiện như trên là do lượng vốn huy động tăng mạnh mà vốn cho vay cũng tỷ lệ thuận số vốn huy động nên hoạt động cho vay để thực hiện đầu tư đối với khách hàng cũng tăng theo quy mô và số lượng. Biểu 3: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị : Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2008 so với 2006 (+,-) Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Kinh tế QD 178.329 49,8 201.335 38,8 382.183 42.5 + 203.854 KT ngoài QD 180.261 50,2 317570 61.2 517.072 57.5 +336.811 Tổng cộng 358.090 100 518.905 100 899.255 +541.165 Nguồn số liệu báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008. Qua bảng số liệu trên ta thấy: Số vốn cho vay theo thành phần kinh tế năm 2006 là ngang nhau nhưng sau 1 năm tỷ trọng cơ cấu dư nợ đã có sự thay đổi lớn. Lượng vốn cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng mạnh mẽ. Từ 180261 triệu đồng (tỷ trọng 50,2%) năm 2006 đến năm 2007 đã lên đến 518905 triệu đồng (tỷ trọng 61,2%). Tuy nhiên đến năm 2008 lượng vốn cho vay với kinh tế ngoài quốc doanh giảm chỉ còn 57,5%. Điều đó cho thấy cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới và lạm phát tăng cao ở Việt Nam có ảnh hưởng to lớn tới hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung và tới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn La. Biểu 4: Cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực kinh tế Đơn vị; triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2008 so với 2006 (+,-) Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Nông lâm nghiệp 75378 21,08 138.600 26,71 269.777 30,0 + 194.399 CN, XDCB 175.894 49,12 243.418 46,91 465.814 51,8 + 289.920 Giao thông VT 37.707 10,53 42.239 8,14 82.731 9,20 + 45.024 Th/mại, D/Vụ 69.111 19,3 94.648 18,24 80.933 9.0 + 11.822 Tổng cộng 358.090 100 518.905 100 899.255 100 +541.165 Nguồn báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008. Theo số liệu bảng trên ta thấy: Chỉ tiêu Nông lâm nghiệp, và công nghiệp, xây dựng cơ bản có tỷ trọng tăng: nông lâm nghiệp từ 21,08% (2006) lên 30% (2008), công nghiệp và xây dựng cơ bản từ 49,12% (2006) lên 51,8% (2008). Ngược lại, tỷ trọng giao thông vận tải và thương mại dịch vụ giảm: giao thông vận tải từ 10,53% (2006) còn 9,2% (2008); thương mại dịch vụ từ 19,3% (2006) còn 9% (2008). Như vậy, trong thời gian qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La đã đầu tư vốn tín dụng đúng hướng mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế được rủi ro cho phép. Đối tượng chủ yếu là cây trồng, vật nuôi, cây chủ lực chủ yếu như: Mía, dâu tằm, mận hậu, cà phê, bò sữa..., các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đô thị, các công trình thủy lợi thủy điện...các điểm lưu thông thương mại và dịch vụ đã tạo điều kiện cho hướng bỏ vốn đầu tư của ngân hàng tập trung đúng mục đích, có hiệu quả. Cơ cấu đầu tư phản ánh đúng nhu cầu vốn ở tỉnh miền núi, chủ yếu đầu tư ngắn hạn. Mở rộng cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp dân cư, chủ yếu là mua sắm, cải tạo xây dựng mới nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại... 1.3 Tình hình các hoạt động dịch vụ khác Thực hiện tốt chế độ thu chi tài chính, chế độ chứng từ, chế độ hạch toán kế toán, chế độ mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động của chi nhánh theo quy định của nhà nước. Mở rộng các hình thức dịch vụ như: thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thu đổi ngoại tệ, dịch vụ nhắn tin tự động về hoạt động của tài khoản, thanh toán lương tự động cho cán bộ công nhân viên và các dịch vụ khác. Chi nhánh đang nghiên cứu và áp dụng chương trình dịch vụ ngân hàng tại nhà, nối mạng thanh toán với Kho bạc Nhà nước, lắp đặt máy rút tiền tự động và điểm thanh toán thẻ qua POS/EDC để phục vụ khách hàng. Thu dịch vụ năm 2008 có nhiều chuyển biến tích cực, thu dịch vụ ròng tăng trưởng 193.2% so với năm 2007. Một số hoạt động dịch vụ năm 2008 có mức tăng trưởng khá như thu phí bảo lãnh, thu từ dịch vụ thanh toán 2. Đánh giá môi trường hoạt động kinh doanh dịch vụ của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La. 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn la. Năm 2008 là năm đầy biến động đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, trong đó, lĩnh vực tài chính, tiền tệ chịu nhiều tác động tiêu cực. Trong những tháng đầu năm nhằm kiềm chế lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ đã được Chính phủ đưa ra: Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, yêu cầu các Ngân hàng mua tín phiếu bắt buộc, kiểm soát tăng trưởng tín dụng, tăng mạnh lãi suất cơ bản (cao nhất tới 14% vào tháng 6 năm 2008). Với việc áp dụng hàng loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ, cả hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn: thiếu hụt thanh khoản kéo dài, lãi suất huy động liên tục tăng cao, có thời điểm lên gần lãi suất trần cho vay là 21%/năm. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng cao do trượt giá cũng gây khó khăn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa làm gia tăng áp lực nợ xấu đối với ngân hàng, vừa hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng. Vào thời điểm cuối quý III, khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo suy thoái kinh tế và lạm phát cao ở Mỹ và hàng loạt quốc gia trên thế giới, nền kinh tế lại đối mặt với nguy cơ suy thoái buộc Chính phủ phải tiền hành các giải pháp kích cầu, theo đó chính sách tiền tệ được nới lỏng, lãi suất cơ bản giảm mạnh kéo theo lãi suất cho vay giảm đột ngột, tỷ giá tăng cao Trước nhiều diễn biến trái chiều từ thị trường tài chính tiền tệ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ, tuy nhiên nhờ những quyết sách đúng đắn trong chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo chi nhánh đã luôn bám sát chỉ đạo của tỉnh, của Ngành Ngân hàng để chỉ đạo và kịp thời điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo đúng định hướng của ngành và của địa phương. + Chấp hành nghiêm chỉnh chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về lãi suất cho vay. Trong năm Chi nhánh đã 7 lần giảm lãi suất tiền vay đưa lãi suất cho vay tối đa từ 21% xuống còn 12,75%/ năm, tạo điều kiện giảm áp lực về lãi vay với doanh nghiệp khi tiếp cận vốn Ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là thời điểm cuối năm khi nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh tăng cao. + Chỉ đạo rà soát lại các khoản nợ cho vay theo lãi suất thả nổi để điều chỉnh giảm lãi suất theo cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp và khách hàng về hiệu quả kinh doanh. + Chỉ đạo miễn giảm lãi suất cho các đối tượng khách hàng vay vốn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. + Thoả thuận với các Ngân hàng thương mại để thống nhất mức lãi suất huy động trên địa bàn, nên trong năm qua chi nhánh đã đạt được một số chỉ tiêu : Tổng nguồn vốn huy động 3 năm: Năm 2006 2007 2008 Tỷ đồng 300,323 431,436 591,295 Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 đạt: 591 tỷ đồng, bằng 137,4% kế hoạch năm 2008 và bằng 147,75% so với 31/12/2007. - Chất lượng tín dụng được nâng lên, tỷ lệ nợ xấu là 1,2%, tỷ lệ nợ quá hạn là: 1,4% trong tổng dư nợ. - Chênh lệch thu chi trước trích dự phòng rủi ro đạt 26 tỷ đồng, Bằng 128% kế hoạch năm 2008. - Thu nợ hạch toán ngoại bảng đạt 3,8 tỷ đồng. Bằng 115,2% kế hoạch năm 2008. - Thu dịch vụ ròng đạt 4,5 tỷ đồng bằng 128,5% so với kế hoạch được giao năm 2008 và bằng 193,2% so với 31/12/2007. - Lợi nhuận trước thuế đạt 2.428 tỷ đồng bằng 84% kế hoạch. - Nộp thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước là: 582.906.784 đồng, đạt 100% số thuế phải nộp. Tăng so với năm 2007 là: 273.671.486 đồng (88%). - Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kịp thời, đầy đủ đúng quy định của Nhà nước. Năm 2008 chi nhánh đã nộp các khoản bảo hiểm là: 252.718.380đồng. - Thực hiện tốt Nghị quyết về thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong năm Chi nhánh đã tiết kiệm được 14% chi phí về quản lý. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau: Tình hình tài chính Ngân hàng ĐT &PT tỉnh Sơn La qua các năm: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng thu 19.230 21.528 Tổng chi 16.830 17.728 Lãi(+), Lỗ (-) +2.400 +3.800 Nguồn: Báo cáo thu nhập chi phí năm 2006, 2007, 2008. Tóm lại : Nhìn nhận một cách tổng quan về các mặt hoạt động của ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La có những thành công đáng ghi nhận.. Bên cạnh đó do địa bàn hoạt động là một tỉnh miền núi kinh tế kém phát triển sản xuất còn lạc hậu chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trình độ dân trí thấp nên ít nhiều còn ảnh hưởng sự phát triển của dịch vụ ngân hàng. Chi nhánh cũng rất chú trọng đến công tác phát triển dịch vụ nhằm góp phần quan trọng nâng cao uy tín thương hiệu của Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn la đến với công chúng và khách hàng..... Như vậy, mặc dù chịu tác động mạnh từ những biến động bất lợi của thị trường nhưng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La vẫn hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2008. 2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn la: Thuận lợi: Từ khi công trình thuỷ điện Sơn La và một số công trình thuỷ điện vừa và nhỏ tại tỉnh Sơn La khởi công nên có rất nhiều Tổng công ty, chi nhánh công ty, các xí nghiệp và cán bộ công nhân lao động tham gia phục vụ thi công thuỷ điện. đã và đang mở ra cơ hội để chi nhánh phát triển dịch vụ và phục vụ tốt cho các công trình, đồng thời mở rộng hoạt động dịch vụ huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các Ban quản lý và từ tiền lương của công nhân và dân cư. Sau khi chi nhánh triển khai thành công dự án hiện đại hoá đã đem lại nhiều dịch vụ kinh doanh thương mại tiện ích cho Ngân hàng và khách hàng việc thực hiện giao dịch với khách hàng nhanh gọn chính xác, an toàn và thuận tiện hơn đã thu hút được khách hàng thanh toán chuyển tiền qua Ngân hàng ngày một nhiều. Có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ mới, tiện ích hơn các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. Với mức phí của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xây dựng là hợp lý, có tính cạnh tranh cao, chất lượng dịch vụ đảm bảo, đội ngũ nhân viên với phong cách phục vụ tốt đội ngũ cán bộ giao dịch viên trẻ, có năng lực trình độ và năng động trong công việc, thời gian thanh toán nhanh đặc biệt thanh toán trong cùng hệ thống BIDV và thanh toán song biên với các Ngân hàng khác hệ thống, với tiện ích gửi một nơi, rút nhiều nơi rất phù hợp và đáp ứng được điều kiện của khách hàng. Khó khăn: Mạng lưới hoạt động của chi nhánh còn mỏng, việc tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm và sử dụng các dịnh vụ của BIDV còn hạn chế. Bên cạnh đó hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn có mạng lưới phát triển rộng khắp trên tất cả các huyện, thị tứ của tỉnh nên việc tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm và sử dụng các dịch vụ có ưu thế hơn. Thu dịch vụ chủ yếu từ bảo lãnh và thanh toán trong nước, tỷ trọng dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền kiều hối dịch vụ chuyển tiền Western Union trên địa bàn rất ít và không thường xuyên. 2.3 Nguyên nhân thành công và hạn chế của Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn la Năm 2008 là năm đầy biến động đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, trong đó, lĩnh vực tài chính, tiền tệ chịu nhiều tác động tiêu cực. Trong những tháng đầu năm nhằm kiềm chế lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ đã được Chính phủ đưa ra: Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, yêu cầu các Ngân hàng mua tín phiếu bắt buộc, kiểm soát tăng trưởng tín dụng, tăng mạnh lãi suất cơ bản (cao nhất tới 14% vào tháng 6 năm 2008). Với việc áp dụng hàng loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ, cả hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn: thiếu hụt thanh khoản kéo dài, lãi suất huy động liên tục tăng cao, có thời điểm lên gần lãi suất trần cho vay là 21%/năm. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng cao do trượt giá cũng gây khó khăn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa làm gia tăng áp lực nợ xấu đối với ngân hàng, vừa hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng. Vào thời điểm cuối quý III, khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo suy thoái kinh tế và lạm phát cao ở Mỹ và hàng loạt quốc gia trên thế giới, nền kinh tế lại đối mặt với nguy cơ suy thoái buộc Chính phủ phải tiền hành các giải pháp kích cầu, theo đó chính sách tiền tệ được nới lỏng, lãi suất cơ bản giảm mạnh kéo theo lãi suất cho vay giảm đột ngột, tỷ giá tăng cao PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH SƠN LA. 1. Định hướng phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn la. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức trong thời gian tới, năm 2009 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá, thực hiện cao nhất kế hoạch kinh doanh năm 2009, tiếp tục tạo bước chuyển biến trong hoạt động; kiện toàn mô hình tổ chức theo hướng tập đoàn tài chính đa năng và mô hình quản lý công ty mẹ con. Hoàn thành cổ phần hoá NHTM BIDV và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động theo hướng ngân hàng bán lẻ hiện đại, tiệm cận thông lệ và chuẩn mực. Trên cơ sở định hướng phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và kế hoạch cổ phần hoá BIDV, toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh thống nhất, quyết tâm cao nhất triển khai các giải pháp, biện pháp cụ thể để thực hiện đổi mới mô hình tổ chức theo Chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh doanh năm 2009, quán triệt nhận thức và tuân thủ thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-HĐQT ngày 02/01/2009 của Hội đồng quản trị BIDV thông qua chương trình triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế đảm bảo an sinh xã hội và các nội dung trọng tâm nhiệm vụ năm 2009. Một số chỉ tiêu cụ thể: Tổng tài sản hàng năm bình quân tăng trưởng 20 đến 25%. Huy động vốn bình quân tăng trưởng 20%. Dư nợ tín dụng bình quân tăng trưởng 25 đến 30%, Thu dịch vụ ròng bình quân tăng trưởng 25 đến 30%. Lợi nhuận trước thuế bình quân tăng 20 đến 25%. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên. Xây dựng tập thể Chi nhánh vững mạnh xuất sắc, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ công nhân viên chức, thực hiện chương trình cổ phần hoá của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cụ thể: Huy động vốn cuối kỳ: 700 tỷ đồng. Bình quân đạt:625 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 1.100 tỷ đồng. Bình quân đạt:1.030 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng ngoài quốc doanh/Tổng dư nợ đạt > 60%. Dư nợ tín dụng có TSBĐ/Tổng dư nợ đạt > 84% Dư nợ tín dụng trung dài hạn/Tổng dư nợ đạt 54%. Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/Tổng dư nợ đạt 18,2%. Thu dịch vụ ròng: 5 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế trước trích dự phòng rủi ro đạt: 29,4 tỷ đồng. Trích dự phòng rủi ro là: 6 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn < 1%. Tỷ lệ nợ xấu theo Điều 7 Quyết định 493: < 2%. Tỷ lệ nợ nhóm 2 < 2%. Doanh thu khai thác phí bảo hiểm đạt: 2,7 tỷ đồng. 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty 2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách 2.1. Giải pháp về huy động vốn Chủ động xây dựng kế hoạch Marketing năm/quý/tháng như quảng cáo, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng .... nhằm đảm bảo giữ vững khách hàng cũ, tăng khách hàng mới, tăng cường quảng bá hình ảnh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong các tầng lớp dân cư. Chú trọng công tác phát triển khách hàng mới: cả khách hàng là Tổ chức kinh tế và cá nhân. Đặc biệt chú trọng phát triển khách hàng cá nhân từ khách hàng tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ chi trả lương, thanh toán trong nước, dịch vụ thu hộ như tiền điện, nước, cước phí điện thoại. Theo dõi tình hình lãi suất thị trường, dự báo xu hướng biến động, thực hiện điều hành qua lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra để đưa ra lãi suất huy động dài hạn vừa có tính cạnh tranh, vừa có tính hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận kinh doanh. Phân nhóm khách hàng: khách hàng tiền gửi lớn, khách hàng tiền vay có doanh số thanh toán lớn, khách hàng tiềm năng. Trên cơ sở đó, có chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ. Nâng cao chất lượng giao dịch, đảm bảo thời gian giao dịch ngắn nhất, luôn có thái độ, phong cách phục vụ tốt nhất. 2.2. Giải pháp về đẩy mạnh đầu tư Kiên quyết thiết lập kỷ cương, tuân thủ các cơ chế, quy trình trong hoạt động tín dụng, đảm bảo thực hiện đúng chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, định hạng tín dụng và vai trò của Hội đồng tín dụng. Kiểm soát chặt chẽ kinh doanh tín dụng đối với các khoản dư nợ mới phát sinh. Điều chỉnh cơ cấu khách hàng theo ngành nghề, nâng dần tỷ trọng khách hàng thuộc các ngành chủ lực của tỉnh hoạt động kinh doanh hiệu quả có khả năng vay trả tốt. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kiên quyết xử lý kịp thời những hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu, thoái hoá, tham ô trong công tác tín dụng. Thường xuyên phân xếp loại khách hàng để có chính sách tín dụng hợp lý. Đồng thời phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề để có giải pháp kịp thời thu hồi nợ giảm thiểu rủi ro. Chuyển dịch dần cơ cấu khách hàng: Tăng cường tiếp thị, mở rộng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh kinh doanh có hiệu quả. Các khách hàng là các tổ chức kinh tế lớn chi nhánh xây dựng mối quan hệ lâu dài, ổn định. 2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực - Xây dựng phương án sắp xếp, phát triển mạng lưới hoạt động của Chi nhánh. - Xây dựng và quy hoạch lực lượng cán bộ chủ chốt; Sắp xếp, bổ sung lãnh đạo cấp phòng và phòng giao dịch các huyện. - Phát huy sức mạnh, vai trò của các tổ chức đoàn thể, thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đẩy mạnh các phong trào thi đua. - Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ, đảm bảo nâng cao về trình độ chính trị, quản lý Nhà nước, quản trị điều hành... cho các đối tượng là lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo các phòng ban. - Tổ chức đào tạo và đạo tạo lại cán bộ trên các lĩnh vực: Lý luận, chuyên môn nghiệp vụ và Pháp luật,... để nâng cao chất lượng cán bộ. Triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh năm 2009 được BIDV giao. Tăng cường công tác huy động vốn và phát triển dịch vụ. Bám sát lãi suất FTP và lãi suất trên địa bàn để đưa ra các mức lãi suất phù hợp, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng hiện đại. Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh năm 2009 đã được BIDV giao. Chi nhánh tính toán xây dựng kế hoạch thu nhập và chi phí để đảm bảo mức thu nhập cho CBCNV. Xây dựng các định mức chi tiêu nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh và thực hành tiết kiệm góp phần kiềm chế lạm phát Thực hiện tốt các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế đảm bảo an sinh xã hội. Chủ động, tích cực tham gia đống góp cho công tác an sinh xã hội vì sự phát triển của cộng đồng. Bám sát Nghị quyết Chính phủ và chương trình hành động của Hội đồng quản trị về 05 nhóm giải pháp của Chính phủ theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP gắn với việc kiểm soát chất lượng tín dụng để chủ động và đẩy mạnh việc chia sẻ các khó khăn đối với khách hàng, doanh nghiệp bằng các hành động cụ thể như giảm lãi suất cho vay, thực hiện lựa chọn và sàng lọc để cơ cấu và tái cơ cấu thời hạn nợ đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện, tiết kiệm chi phí để cho vay với lãi suất thấp nhất, chia sẻ với khách hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả. Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực hiện có của Chi nhánh như Thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện vừa và nhỏ, sản xuất vật liệu xây dựng, hỗ trợ các đơn vị thi công xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ di dân tái định cư, thu mua chế biến hàng nông sản, phát triển chăn nuôi. Ngoài ra chi nhánh mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực mới như phát triển khu đô thị mới, phát triển du lịch sinh thái, khách hàng kinh doanh siêu thị thương mại bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng, cho vay tiêu dùng theo các gói giải pháp của Chính phủ 2.4. Giải pháp về tổ chức quản lý Thực hiện rà soát toàn bộ các khoản nợ xấu nội và ngoại bảng. Tập trung mọi biện pháp để xử lý, thu hồi nợ: Đôn đốc thu hồi nợ, kiên quyết phát mại tài sản bảo đảm, bán nợ đối với đơn vị, cá nhân cố tình chây ì không trả nợ. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình nghiệp vụ, quy định về thông tin kinh tế gửi cấp trên và các ngành đúng thời gian. Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong hoạt động kinh doanh như (con người, tài sản của Ngân hàng và tài sản của khách hàng) 2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực Tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, kiên quyết xử lý những hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu, thoái hoá, tham ô 2.4. Giải pháp khác Tập trung, nỗ lực, phấn đấu thực hiện đồng bộ, toàn diện kế hoạch kinh doanh năm 2009; đảm bảo mức tăng trưởng theo kế hoạch đã xây dựng với chất lượng và hiệu quả cao nhất. Đẩy mạnh các mặt, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Chủ động kiếm soát chặt chẽ tăng trưởng và chất lượng tín dụng, điều hành lãi suất, tỷ giá theo định hướng và tín hiệu thị trường nhằm khuyến khích, tháo gỡ và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu đầu tư và tiêu dùng, tài trợ vốn cho doanh nghiệp, dự án có hiệu quả, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, đáp ứng tăng trưởng theo mục tiêu, đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện đổi mới và phát triển sản phẩm dịch vụ. Thực hiện triển khai các sản phẩm dịch vụ tiện ích mới theo đúng lộ trình của toàn ngành, quản lý sử dụng hệ thống máy ATM, điểm chấp nhận thẻ POS tiếp tục triển khai sản phẩm dịch vụ dịch vụ gửi nhận tin nhắn tự động BSMS qua đó thu hút khách hàng mở tài khoản, gửi tiền và sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng Chú trọng công tác phát triển khách hàng mới: cả khách hàng là Tổ chức kinh tế và cá nhân. Đặc biệt chú trọng phát triển khách hàng cá nhân từ khách hàng tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ thanh toán lương qua tài khoản, thanh toán trong nước. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu theo mô hình hoạt động tín dụng theo TA2; Đưa hoạt động bán lẻ từng bước trở thành hoạt động chính; Tiếp tục đầu tư công nghệ thông tin, phục vụ tốt nhất yêu cầu hoạt động kinh doanh. Tập trung chỉ đạo công tác thu hồi nợ xấu ngoại bảng. Tăng dư nợ có tài sản đảm bảo. Tập trung đầu tư các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ, đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh hàng nông sản, phát huy lợi thế của địa phương. Gắn hoạt động tín dụng với hoạt động huy động vốn. Chuyển dịch dần cơ cấu khách hàng: Tăng cường tiếp thị, mở rộng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh kinh doanh có hiệu quả. Các khách hàng là các doanh nghiệp kinh tế, xây dựng mối quan hệ lâu dài, ổn định. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật nhất là việc tuân thủ quy định pháp luật, cơ chế, quy trình nghiệp vụ của ngành, đảm bảo an toàn trong hoạt động đúng định hướng, đúng pháp luật. Phát huy sức mạnh, vai trò của các tổ chức đoàn thể, thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đẩy mạnh các phong trào thi đua. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5898.doc
Tài liệu liên quan