Thực hiện giám sát hoạt động và kiểm tra trực tiếp tại đơn vị theo kế hoạch được duyệt.
- Kiểm tra việc chấp hành quy chế điều hành của Giám đốc chi nhánh đối với các phòng, tổ của chi nhánh; thực hiện giám sát độc lập việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán và quy định của nhà nước và của ngân hàng trong quá trình lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của chi nhánh.
- Báo cáo Giám đốc chi nhánh, Giám đốc Ban kiểm tra nội bộ và các tổ chức khác theo quy định về kết quả giám sát, kiểm tra và đề xuất, kiến nghị biện pháp ngăn ngừa rủi ro, khắc phục những sai sót, vi phạm đã được phát hiện qua giám sát hoạt động và kiểm tra trực tiếp.
- Xem xét, trình giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của giám đốc theo quy định của pháp luật.
34 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do chi nhánh giao.
* Phòng tín dụng:
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng pháp quy và các quy trình tín dụng đối với mỗi khách hàng. Thực hiện các biện pháp phát triển tín dụng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, bảo đảm quyền lợi của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng của Phòng, góp phần phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả tín dụng của toàn Chi nhánh.
- Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh, xây dựng văn bản hướng dẫn chính sách, phát triển khách hàng, quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện của chi nhánh, đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng, xếp loại khách hàng, xác định tài sản đảm bảo nợ vay (tính pháp lý, định giá, tính khả mại)...
- Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
- Tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng, dịch vụ và các vấn đề khác có liên quan; phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ của Ngân hàng.
- Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định; tổng hợp, phân tích, quản lý thông tin và lập các báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi Phòng được phân công theo quy định.
- Phối hợp với các phòng khác theo quy trình tín dụng: tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.
- Phân tích kinh tế theo nghành , nghề kinh tế kỹ thuật danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền
- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền.
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ nghành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
- Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trên địa bàn.
- Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo qui định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
* Phòng kế hoach tổng hợp: Phòng này có chức năng quản lý, thu thập, xử lý các thông tin tổng hợp cho ban lãnh đạo Ngân hàng, xây dựng kế hoạch kinh doanh, các chính sách, chiến lược phát triển nhân sự, các kế hoạch đào tạo cán bộ trình hội đồng quản trị phê duyệt, quan hệ công chúng, marketing và quảng cáo, công tác pháp chế.
Nhiệm vụ Kế hoạch tổng hợp:
- Đầu mối quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngựa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định.
- Đầu mối, tham mưu giúp việc cho giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển của chi nhánh hàng năm, trung và dài hạn; xây dựng chính sách Marketing, chính sách phát triển khách hàng, chính sách huy động vốn và lãi suất của chi nhánh, chính sách phát triển dịch vụ của chi nhánh, kế hoạch phát triển mạng lưới và các kênh phân phối sản phẩm và các thông tin phản hồi của khách hàng.
- Tham mưu đề xuất Giám đốc giao kế hoạch cho các đơn vị trong Chi nhánh, các vấn đề liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
- Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất về Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm dịch vụ.
Nhiệm vụ nguồn vốn kinh doanh:
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn (kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi...) và quản lý các hệ số an toàn theo quy định.... tham mưu giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn.
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với các khách hàng theo quy định và trình Giám đốc hạn mức bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan.
- Chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế; quản lý các hệ số an toàn trong hoạt dộng kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của Chi nhánh.
- Nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng các sản phẩm mới về huy động vốn.
- Thu thập thông tin, báo cáo đề xuất phản hồi về chính sách, sản phẩm, biện pháp huy động vốn.
* Phòng kiểm tra nội bộ:
- Xây dựng trình Giám đốc duyệt chương trình, kế hoạch, kiểm tra nội bộ tại chi nhánh.
- Thực hiện giám sát hoạt động và kiểm tra trực tiếp tại đơn vị theo kế hoạch được duyệt.
- Kiểm tra việc chấp hành quy chế điều hành của Giám đốc chi nhánh đối với các phòng, tổ của chi nhánh; thực hiện giám sát độc lập việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán và quy định của nhà nước và của ngân hàng trong quá trình lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của chi nhánh.
- Báo cáo Giám đốc chi nhánh, Giám đốc Ban kiểm tra nội bộ và các tổ chức khác theo quy định về kết quả giám sát, kiểm tra và đề xuất, kiến nghị biện pháp ngăn ngừa rủi ro, khắc phục những sai sót, vi phạm đã được phát hiện qua giám sát hoạt động và kiểm tra trực tiếp.
- Xem xét, trình giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của giám đốc theo quy định của pháp luật.
- Lập và trình giám đốc duyệt các báo cáo định kỳ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy trình của Ngân hàng NHNo Việt Nam.
- Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên thường trực, kiêm thư ký tổ chỉ đạo chống tham nhũng, phòng chống tội phạm của đơn vị; thường trực, kiêm thư ký Ban chỉ đạo công tác ISO chi nhánh.
- Làm đầu mối phối hợp với cơ quan thanh tra, kiểm tra thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với chi nhánh theo quy định của pháp luật.
- Phát hiện những thoả thuận vi phạm pháp luật hay những thoả thuận trái với quy định của Ngân hàng NHNo Việt Nam làm thiệt hại quyền lợi chính đáng của ngân hàng trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế; tham gia giải quyết tố tụng bảo đảmquyền lợi hợp pháp của chi nhánh trước pháp luật.
- Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ việc theo đúng quy định;
- Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do Giám đốc chi nhánh ban hành. Tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng theo chức năng nhiệm vụ của phòng. Thực hiện nhiệm vụ pháp chế - chế độ được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao phù hợp với Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm tra nội bộ.
* Phòng kinh doanh ngoại hối:
- Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.
- Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mang SWIFT NHNo.
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế.
- Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.
- Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp liên quan đến công tác của phòng và lập báo cáo theo quy định) thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
* Phòng hành chính nhân sự:
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt.
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh NHNo trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư kí tổng hợp cho giám đốc chi nhánh NHNo.
- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.
- Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan.
- Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương.
- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của NHNo.
- Đầu mối giao tiếp với khách hàng làm việc, công tác tại chi nhánh.
- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan.
- Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ của cán bộ nhân viên.
- Dự thảo quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
- Tham gia đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến phòng giao dịch, chi nhánh.
- Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể.
- Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh NHNo trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của NHNo.
- Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác học tập trong và ngoài nước theo quy định. Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ nhân viêc được quy hoạch đào tạo.
- Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, Ngân hàng Nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc NHNo.
- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng.
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh. Chấp hành công tác báo cáo thống kê kiểm tra chuyên đề.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
* Phòng dịch vụ và Marketing:
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
- Đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh về: Chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị thông tin tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh, các dịch vụ sản phẩm cung ứng trên thị trường.
- Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của NHNo và Giám đốc chi nhánh.
- Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của chi nhánh.
- Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm, catalog, sách, lịchtheo quy định.
- Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩm phản ánh các sự kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị.
- Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo. Trực tiếp quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.
- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ.
- Giải đáp thắc mắc của khách hàng xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc địa bàn phạm vi quản lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
* Phòng điện toán:
- Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
- Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, thống kê, tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.
- Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học.
- Làm dịch vụ tin học.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc chi nhánh giao.
1.2.2/ Chức năng nhiệm vụ của đơn vị
Hà Tây là một địa bàn nông nghiệp. NHNo ra đời có vai trò quan trọng trong việc giúp Đảng bộ, chính quyền lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trên địa bàn, trong đó tập trung vào thực hiện “Ba chương trình kinh tế” đó là: Lương thực – thực phẩm và hàng tiêu dùng do Đại hội Đảng toàn quốc lần thức VI đề ra.
Ra đời từ Nghị định số 53 của Hội động Bộ trưởng (nay là Chính Phủ), giữa lúc cả dân tộc bước vào thời điểm thực hiện công cuộc đổi mới, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Tây có chức năng và đặc điểm nổi bật là:
* Chức năng:
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây là ngân hàng thương mại, có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các thành phần kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển.
* Đặc trưng:
- Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tây là một doanh nghiệp Nhà nước, là một pháp nhân, là chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo Pháp lệnh Ngân hàng, theo điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
- Ngân hàng vừa thực thi sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam vừa thực hiện chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh về những kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn chi nhánh.
- Ngân hàng Nông nghiệp có nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, làm ủy thác các chương trình đầu tư dài hạn, trung hạn, ngắn hạn của Chính phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong nước do Ngân hàng cấp trên ủy thác đặc biệt là thực hiện tín dụng tài trợ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn của toàn chi nhánh.
- Ngân hàng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều lệ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước theo luật định. Hướng dẫn thực hiện các thể lệ, chế độ, định chế về hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp cho cấp huyện, thực hiện các quyết định lãi suất tiền gửi, tiền vay của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Ngân hàng có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kinh tế, tự chủ tài chính theo phân cấp ủy quyền, bảo đảm sự tăng trưởng các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Từ những đặc trưng và chức năng như trên nhiệm vụ cụ thể của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây là: Huy động vốn để cho vay, kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng, thực hiện tín dụng thuê mua, kinh doanh vàng bạc đá quý và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác.
Trong các nhiệm vụ trên, với vị trí và đặc trưng là ngân hàng thương mại, kinh doanh đa năng chủ yếu là lĩnh vực Nông nghiệp và Nông thôn thì các nhiệm vụ: Huy động vốn - cho vay cùng các hoạt động kinh doanh khác là rất quan trọng, sát thực với địa bàn tỉnh để đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển làm ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội.
- Về huy động vốn: Ngân hàng có nhiệm vụ khai thác và huy động vốn của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội, bao gồm các loại tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếungắn hạn, dài hạn do Ngân hàng Nông nghiệp Trung ương ủy thác. Mặt khác, Ngân hàng cũng nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư từ ngân sách Nhà nước, từ các tổ chức quốc tế, quốc gia và các cá nhân ở trong và ngoài nước cho các chương trình, các dự án đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
- Về cho vay: Ngân hàng có nhiệm vụ cho vay ngắn hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, cho vay trung hạn, dài hạn với các dự án có hiệu quả, mục tiêu tài trợ tùy tính chất và khả năng nguồn vốn. Ngân hàng còn được giao nhiệm vụ chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá.
- Đối với các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác, Ngân hàng có thể hùn vốn mua cổ phần với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thương mại theo quy định của Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Ngân hàng có thể liên doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng kinh doanh tiền tệ trong và ngoài nước. Ngân hàng có thể thực hiện đầu tư mua sắm tài sản trực tiếp phục vụ kinh doanh và cho thuê trong giới hạn nhất định về vốn tự có, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; cất giữ việc mua bán, chuyển nhượng, quản lý các chứng khoán và giấy tờ có giá; cầm đồ bất động sản và động sản; thu chi tiền mặt; làm đại lý mua bán cổ phiếu, trái phiếu cho Chính phủ, các tổ chức và các doanh nghiệp trong và ngoài nước; làm tư vấn về tài chính, tiền tệ, về xây dựng các dự án đầu tư và quản lý tài sản theo yêu cầu của khách hàng; Xác định các tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt đối với các hoạt động dịch vụ Ngân hàng trong giới hạn Ngân hàng Nông nghiệp Trung ương cho phép. Ngoài ra còn phải chăm lo, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Những đặc trưng , chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như trên đã tạo cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Tây có môi trường pháp lý để kinh doanh thuận lợi phục vụ tích cực cho các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức kinh tế mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh.
Như vậy, các yếu tố về địa bàn, về tiềm năng đất nông nghiệp, tiềm năng về thủ công nghiệp, với lực lượng lao động dồi dào cùng những đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà pháp luật cho phép, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Tây có thị trường hoạt động về tiền tệ, tín dụng đa dạng, có đầy đủ tư cách pháp pháp nhân, là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệpnhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển theo các chủ trương, chính sách phát triển theo các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Chính phủ, của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh.
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HÀ TÂY
2.1/ Tổng quan về hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây. (Từ năm 2005 – 2008)
2.1.1/ Hoạt động kinh doanh năm 2005
*Công tác huy động nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2005 là 4.767 tỷ, tăng 842 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 21,5%, đạt 106% kế hoạch. Bình quân nguồn vốn 1 cán bộ đạt 5.417 triệu, tăng 869 triệu/1 cán bộ so với đầu năm.
* Công tác đầu tư tín dụng:
+ Tổng doanh số cho vay năm 2005 là 6.299 tỷ tăng 870 tỷ so với năm 2004.
+ Tổng doanh số thu nợ năm 2005 là 5.706 tăng 989 tỷ so với năm 2004.
+ Tổng dư nợ đến 31/12/2005 là 4242 tỷ tăng 593 tỷ so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch năm, tốc độ tăng trưởng 16,2%, dư nợ bình quân 1 cán bộ là 4.820 triệu đồng, tăng 581 triệu so với đầu năm.
+ Nợ xấu chiếm tỷ trọng 2.9%/tổng dư nợ. ( KH TW giao tỷ lệ <5%).
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại cho vay:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 2.822 tỷ, tăng 608 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 66,5% tổng dư nợ (KHTW giao 60%).
+ Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 1.420 tỷ, giảm 15 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 33,5%/ tổng dư nợ (KHTW giao 40%).
- Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp, hợp tác xã đạt 1.595 tỷ tăng 111 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 7,5%, chiếm tỷ trọng 37,6/tổng dư nợ.
+ Dư nợ cho vay hộ sản xuất, tư nhân, hộ gia đình 2.647 tỷ tăng 482 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 22,3% chiếm tỷ trọng 62,4%/tổng dư nợ.
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền:
+ Dư nợ nội tệ đạt 4.189 tỷ tăng 581 tỷ so với đầu năm.
+ Dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 53 tỷ tăng 12 tỷ so với đầu năm.
* Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế năm 2005 đã được tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và bổ sung thêm cán bộ đủ điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ và thanh toán, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Năm 2005 thanh toán quốc tế tăng mạnh, tổng doanh số thanh toán quốc tế 42,6 triệu USD, tăng 8,5 triệu USD. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu trị giá 23,8 triệu USD, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 50,7 triệu USD. Doanh số chi trả kiều hối 18,7 triệu USD tăng 5,2 triệu USD so với năm 2004, thực hiện chi trả qua dịch vụ Western Union tại 16 NHC2 và Hội sở NH, tổng số tiền đạt 3 triệu USD. Cho vay 3,5 triệu USD. Đến nay đã có trên 10.000 khách hàng mở tài khoản giao dịch với NHNo tăng 1,5 lần so với năm 2004, toàn chi nhánh chủ động tự cân đối được ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách hàng tạo thêm tiện ích thu hút khách hàng, tăng uy tín của NHNo.
* Công tác tài chính:
+ Tổng doanh thu: 745 tỷ tăng 327 tỷ so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 79,5%.
+ Tổng doanh chi: 634 tỷ tăng 303 tỷ so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 91%.
+ Chênh lệch thu chi (chưa có lương): 111 tỷ tăng 24 tỷ so với năm 2004.
+ Thu ngoài tín dụng chiếm 3,6%/tổng thu nhập ròng.
+ Hệ số lương làm ra: 1,47 hệ số.
+ Lãi suất bình quân đầu vào: 0,65%
+ Lãi suất bình quân đầu ra: 1,08%
+ Chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào: 0,43%
2.1.2/ Hoạt động kinh doanh năm 2006
* Công tác huy động nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2006 là 5.680 tỷ, tăng 913 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 19,2%, đạt 103,3% kế hoạch. Bình quân nguồn vốn 1 cán bộ đạt 6.425 triệu, tăng 1.008 triệu/1 cán bộ so với đầu năm.
* Công tác đầu tư tín dụng:
+ Tổng doanh số cho vay năm 2006 là 8.824 tỷ tăng 2.525 tỷ so với năm 2005.
+ Tổng doanh số thu nợ năm 2006 là 7.774 tăng 2.068 tỷ so với năm 2005.
+ Tổng dư nợ đến 31/12/2006 là 5.292 tỷ trong đó: đầu tư trái phiếu chính phủ 8,5 tỷ, còn lại dư nợ nền kinh tế là 5.283 tăng 1.050 tỷ so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch năm, tốc độ tăng trưởng 24,8%, dư nợ bình quân 1 cán bộ là 5.976 triệu đồng, tăng 1.156 triệu so với đầu năm.
+ Nợ xấu chiếm tỷ trọng 1.9%/tổng dư nợ. ( KH TW giao tỷ lệ <5%)
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại cho vay:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn 3.748 tỷ, tăng 925 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 71%/tổng dư nợ (định hướng của NHNo Việt Nam là 65%).
+ Dư nợ cho vay trung và dài hạn 1.535 tỷ, giảm 125 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 29%/tổng dư nợ (định hướng của NHNo Việt Nam là 35%).
- Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
+ Dư nợ doanh nghiệp 1.925 tỷ, giảm 330 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 20,6% chiếm tỷ trọng 36,4%/tổng dư nợ.
+ Dư nợ cho vay hộ sản xuất, tư nhân, hộ gia đình 3.358 tỷ, tăng 720 tỷ so với đầu năm, tốc đột tăng trưởng 27,3% chiếm tỷ trọng 63,6%/tổng dư nợ.
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền:
+ Dư nợ nội tệ 5.199 tỷ, tăng 1.019 tỷ so với đầu năm.
+ Dư nợ ngoại tệ quy đổi ra VNĐ 84 tỷ, tăng 31tỷ so với đầu năm.
* Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế năm 2006 đã được tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và bổ sung thêm cán bộ đủ điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ và thanh toán, thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho các ngân hàng cơ sở, tổ chức hội nghị khách hàng TTQT toàn chi nhánh để hướng dẫn nghiệp vụ, quảng bá sản phẩm, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Năm 2006 các mặt nghiệp vụ thanh toán quốc tế tăng mạnh, tổng doanh số thanh toán quốc tế 66 triệu USD, tăng 11,7 triệu USD. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu trị giá 21,8 triệu USD, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 68,2 triệu USD. Doanh số chi trả kiều hối 32 triệu USD, thực hiện chi trả qua dịch vụ Western Union tại 16 NHC2 và Hội sở NH, tổng số tiền đạt 6 triệu USD. Cho vay 5,2 triệu USD. Đến nay đã có trên 13.000 khách hàng mở tài khoản giao dịch với NHNo tăng 1,3 lần so với năm 2005. Năm 2006 mở thêm dịch vụ mới: thanh toán biên mậu với 2 tỉnh biên giới Trung Quốc đạt 2,4 tỷ VNĐ, toàn chi nhánh chủ động tự cân đối được ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách hàng tạo thêm tiện ích thu hút khách hàng, tăng uy tín của NHNo.
* Công tác tài chính:
+Tổng doanh thu: 963 tỷ tăng 327 tỷ so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng 29%.
+Tổng doanh chi: 810 tỷ tăng 176 tỷ so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng 28%.
+ Chênh lệch thu chi (chưa có lương): 153 tỷ tăng 42 tỷ so với năm 2005.
+ Thu ngoài tín dụng chiếm 2,8%/tổng thu nhập ròng.
+ Hệ số lương làm ra: 1,53 hệ số.
+ Lãi suất bình quân đầu vào: 0,73%
+ Lãi suất bình quân đầu ra: 1,15%
+ Chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào: 0,42%
2.1.3/ Hoạt động kinh doanh năm 2007
* Về công tác huy động nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2007 là 6821 tỷ tăng 1142 tỷ so với đầu năm tốc độ tăng trưởng 20.8%, đạt 101.8% kế hoạch NHNo Việt Nam giao. Bình quân nguồn vốn 1 cán bộ đạt 7.707 triệu, tăng 1.282 triệu so với năm 2006.
* Về công tác đầu tư tín dụng:
+ Tổng doanh số cho vay năm 2007 là 11.890 tỷ tăng 3.068 tỷ so với năm 2006.
+ Tổng doanh số thu nợ năm 2007 là 10.416 tăng 2.642 tỷ so với năm 2006.
+ Tổng dư nợ đến 31/12/2007 là 6.757 tỷ tăng 1.474 tỷ so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch năm, tốc độ tăng trưởng 27,7%, dư nợ bình quân 1 cán bộ là 7.635 triệu đồng, tăng 1.659 triệu so với đầu năm.
+ Nợ xấu 230 tỷ chiếm tỷ trọng 3,4%/tổng dư nợ. (KH TW giao tỷ lệ <7%).
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại cho vay:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 4.968 tỷ, tăng 1.220 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 73,5% tổng dư nợ (KH TW giao 70%).
+ Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 1.789 tỷ, tăng 254 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 26,5%/ tổng dư nợ (KH TW giao 30%).
- Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
Dư nợ cho vay doanh nghiệp, hợp tác xã đạt 2.637 tỷ tăng 762 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 22,7%, chiếm tỷ trọng 61%/tổng dư nợ (TW giao 68%).
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền:
+ Dư nợ nội tệ đạt 6.558 tăng 1.359 tỷ so với đầu năm.
+ Dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 199 tỷ tăng 115 tỷ so với đầu năm.
* Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế năm 2007 đã được tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và bổ sung thêm cán bộ đủ điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ và thanh toán phục vụ yêu cầu của khách hàng khi Việt Nam gia nhập WTO. Tổ chức hội nghị khách hàng TTQT toàn chi nhánh để hướng dẫn nghiệp vụ, quảng bá sản phẩm. Năm 2007 các mặt nghiệp vụ thanh toán quốc tế tăng mạnh, tổng doanh số thanh toán quốc tế 75 triệu USD, tăng 7,8 triệu USD so với năm 2006. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 109 triệu USD tăng 41 triệu USD. Doanh số chi trả kiều hối 37 triệu USD, tăng 5 triệu USD thực hiện chi trả qua dịch vụ Western Union tại 16 NHC2 và Hội sở NH, tổng số tiền đạt 11 triệu USD với 9.738 món. Cho vay 12,5 triệu USD. Đến nay đã có trên 13.000 khách hàng mở tài khoản giao dịch với NHNo tăng 1,3 lần so với năm 2006; toàn chi nhánh chủ động tự cân đối được ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách hàng và góp phần tăng nguồn thu dịch vụ đồng thời tạo thêm tiện ích thu hút khách hàng, tăng uy tín của NHNo.
* Công tác tài chính
Năm 2007 NHNo Chi nhánh Hà Tây tăng cường chỉ đạo sát sao các cấp Ngân hàng thực hiện nghiêm túc quy chế tài chính, tiết kiệm chi phí hợp lý, tận thu lãi mặt bằng, lãi đọng và thu nợ rủi ro (riêng thu nợ rủi ro đạt 16,5 tỷ tăng 10 tỷ so với năm 2006). Đồng thời chấn chỉnh thực hiện tốt công tác khoán tài chính đến đơn vị, nhóm và người lao động, có chính sách đơn giá tiền lương phù hợp, áp dụng cơ chế lãi suất huy động vốn linh hoạt, kịp thời phù hợp với thực tế; thực hiện lãi suất cho vay linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ và thành phần kinh tế, mở kinh doanh dịch vụ, nhằm tăng năng lực tài chính toàn chi nhánh. Đặc biệt trong 6 tháng cuối năm, hầu hết các Ngân hàng cơ sở đều thực hiện tăng doanh thu, tạo nguồn tài chính cả năm lớn, đảm bảo đủ quỹ lương theo quy chế mới chi cho cán bộ công nhân viên, thực hiện trích rủi ro đạt 118,1 tỷ đồng đúng kế hoạch NHNo Việt Nam giao. Cụ thể:
+ Tổng doanh thu: 1.147 tỷ tăng 184 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 19%.
+ Tổng doanh chi: 964 tỷ tăng 154 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 19%.
+ Chênh lệch thu chi (chưa có lương): 183 tỷ tăng 30 tỷ so với năm 2006.
+ Thu ngoài tín dụng chiếm 3,67%/tổng thu nhập ròng, tăng 31% so với năm 2006 (Kế hoạch NHNo Việt Nam giao là tăng 20%).
+ Hệ số lương làm ra: 1,36 hệ số.
+ Lãi suất bình quân đầu vào: 0,64%
+ Lãi suất bình quân đầu ra: 1,02%
+ Chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào: 0,38%
2.1.4/ Hoạt động kinh doanh năm 2008.
* Công tác huy động nguồn vốn
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 (cả nội tệ và ngoại tệ quy đổi) là 8.336 tỷ, 1.515 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt 22,2% (cùng kỳ năm 2007 đạt 20,8%). Bình quân nguồn vốn 1 cán bộ đạt 9.140 triệu động, tăng 1.400 triệu đồng so với đầu năm. Riêng tiền gửi dân cư đạt 5.392 tỷ, chiếm tỷ trọng 65%/tổng nguồn vốn, tăng 719 tỷ so với đầu năm. Trong đó:
Nguồn vốn nội tệ: 7.568 tỷ, tăng 1.645 tỷ so với đầu năm, đạt 112% kế hoạch NHNo Việt Nam giao.
Nguồn vốn ngoại tệ: 45.250 ngàn USD, giảm 10.477ngàn USD so với đầu năm, đạt 96% kế hoạch NHNo Việt Nam giao.
Biểu 1: Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời hạn huy động
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Số dư đến 31/12/2006
Số dư đến 31/12/2007
Số dư đến 31/12/2008
TG nội tệ không kỳ hạn
676
968
1.727
TG nội tệ có kỳ hạn < 12 tháng
802
573
1.077
TG nội tệ có kỳ hạn >= 12 tháng
3347
4.382
4.764
TG ngoại tệ quy đổi
855
898
768
Tổng cộng
5.680
6.821
8.336
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây)
Biểu 2: Cơ cấu nguồn vốn phân theo tính chất nguồn vốn huy động
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Số dư đến 31/12/2006
Số dư đến 31/12/2007
Số dư đến 31/12/2008
Tiền gửi dân cư
3.858
4.693
5.392
Tiền gửi TCKT – XH, khác
696
1031
1833
Tiền gửi TCTD
25
9
12
Tiền gửi UTĐT
1.100
1.108
1.099
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây)
+ Tiền gửi bảo đảm theo giá vàng đạt: 66,3 tỷ đồng.
+ Tiền gửi kho bạc đạt 935 tỷ đồng, tăng 686 tỷ so với đầu năm.
Thực hiện nghiêm túc hạn mức dư nợ, dư nợ có tài khoản điều chuyển vốn nội, ngoại tệ do NHNo Việt Nam giao theo từng thời kỳ.
Với tình hình chung nhiều biến động lớn về thị trường tiền tệ năm 2008, chi nhánh NHNo Hà Tây đã thường xuyên tìm nhiều giải pháp thiết thực để khơi tăng nguồn vốn nhất là nguồn vốn ổn định huy động từ dân cư. Riêng nguồn tiền gửi dân cư đạt cao chiếm 65%/tổng nguồn và tiếp tục có xu hướng tăng trong thời gian tới.
* Công tác tín dụng
Tổng dư nợ đến 31/12/2008 (cả nội tệ và ngoại tệ quy đổi) là 7.212 tỷ, tăng 455 tỷ so với đầu năm, bình quân dư nợ 1 cán bộ đạt 7.900 triệu đồng, tăng 265 triệu so với đầu năm. Do biến động của thị trường tiền tệ, những tháng đầu năm 2008 thực hiện chủ trương thắt chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát theo 8 nhóm giải pháp của Chính phủ nên năm 2008 tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại đạt 6,7% (cùng kỳ năm 2007 là 27,7%).
Nợ xấu: 285 tỷ chiếm tỷ trọng 4,0% ( Kế hoạch TW giao tỷ lệ dưới 7%)
Một số chi nhánh còn có tỷ lệ nợ xấu cao như: Thạch Thất: 10,7%; Chương Mỹ: 8,5%; Phú Xuyên: 7,8%; Quốc Oai: 7,5%; Xuân Mai: 4,4%. Đáng biểu dương các đơn vị có tỷ lệ nợ xấu dưới 3,5% đúng định hướng chỉ đạo của NHNo Việt Nam là Ứng Hòa: 0,4%; Ba Vì: 0,5%; Hoài Đức: 0,7%; Sơn Tây: 1,3%; Phúc Thọ: 1,4%...
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại cho vay:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn 5.484 tỷ, tăng 516 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 76%/tổng dư nợ (định hướng của NHNo Việt Nam là 72%).
+ Dư nợ cho vay trung và dài hạn 1.728 tỷ, giảm 61 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 24%/tổng dư nợ (định hướng của NHNo Việt Nam là 28%).
- Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
+ Dư nợ doanh nghiệp 2.504 tỷ, giảm 133 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 35%/tổng dư nợ (TW giao cơ cấu là 40%).
+ Dư nợ cho vay hộ sản xuất, tư nhân, hộ gia đình 4.708 tỷ, tăng 588 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 65%/tổng dư nợ (TW giao cơ cấu dư nợ hộ sản xuất là 60%).
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền:
+ Dư nợ nội tệ 7.129 tỷ, tăng 571 tỷ so với đầu năm.
+ Dư nợ ngoại tệ quy đổi ra VNĐ 83 tỷ, giảm 116 tỷ so với đầu năm.
* Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại
Thị trường tiền tệ Thế giới có biến động phức tạp do ảnh hưởng của khủng hoảng nền kinh tế Mỹ dẫn đến tỷ giá ngoại tệ trong nước biến động thất thường, tâm lý người dân lo ngại,tuy nhiên TTQT đã đạt được những kết quả sau:
+ Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu, nhập khẩu đạt: 28.190 ngàn USD tăng 4.345 ngàn USD so với đầu năm.
+ Doanh số chi trả kiều hối (gồm kiều hối, WU) đạt 43.660 ngàn USD tăng 6.300 ngàn USD, trong đó chuyển tiền nhanh WU là 18.230 ngàn USD, tăng 7.280 ngàn USD so với đầu năm.
+ Doanh số mua bán ngoại tệ đạt: 90.500 ngàn USD.
Toàn chi nhánh chủ động tự cân đối được ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo thêm tiện ích thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ của NHNo.
* Công tác phát triển dịch vụ
Tiếp tục đổi mới lề lối làm việc tác phong giao tiếp với khách hàng:
+ Trang bị lắp đặt và sử dụng 18 máy rút tiền tự động (ATM), tăng 08 máy so với đầu năm, phát hành trên 34.386 thẻ ATM tăng 11.076 thẻ so với đầu năm. Riêng số dư không kỳ hạn trên tài khoản sử dụng thẻ ATM đạt trên 22 tỷ. Lắp đặt 39 POS tại các quầy giao dịch. Một số đơn vị làm tốt như Hội sở: + 4.453 thẻ; Sơn Tây: + 1.743 thẻ; Hoài Đức: + 1.453 thẻ; Chương Mỹ: + 1.300 thẻ
+ Triển khai dịch vụ Mobile Banking cho 400 khách hàng, phát hành được 66 thẻ Visa Debit, đang triển khai dịch vụ mua hàng online qua mạng Internet thông qua ví điện tử VnMart, dịch vụ phổ cập điện thoại cố định không dây Viettel. Thực hiện Chỉ thị 20/TTg đã thực hiện chi trả lương hộ qua tài khoản đối với 100 đơn vị trên địa bàn.
+ Đại lý nhận lệnh chứng khoán có 382 khách hàng mở tài khoản, tăng 50 thẻ so với đầu năm. Thực hiện triển khai IPCAS trên phạm vi toàn chi nhánh theo đúng kế hoạch và đã được NHNo Việt Nam khen thưởng năm 2008.
+ Làm tốt nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền điện tử tại các điểm giao dịch, áp dụng phí thanh toán hợp lý với những khách hàng truyền thống và khách hàng mới thu hút từ các TCTD khác. Mở rộng kinh doanh nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối,góp phần tăng dịch vụ, nâng cao năng lực tài chính.
* Công tác tài chính
Năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn do lãi suất huy động vốn tăng cao, chi nhánh đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy nâng cao năng lực tài chính thông qua biện pháp có chính sách lãi suất tiền gửi, tiền vay linh hoạt kịp thời phù hợp với thị trường vốn từng thời kỳ có lợi trong kinh doanh; điều chỉnh các chỉ tiêu khoán gắn với đơn giá tiền lương được hưởng; mở rộng kinh doanh dịch vụ; tăng cường thu lãi bằng mặt bằng, lãi đọng; đặc biệt là thu nợ đã xử lý rủi ro, tiết kiệm chi hợp lý.
+ Chênh lệch thu – chi: 312 tỷ, tăng 129 tỷ so với năm 2007.
+ Hệ số lương toàn chi nhánh: 1,64 hệ số.
+ Lãi suất bình quân đầu vào: 1,08%.
+ Lãi suất bình quân đầu ra: 1,41%.
+ Chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào: 0,33%.
100% các đơn vị trong toàn chi nhánh làm ra đủ quỹ lương chi cho cán bộ công nhân viên theo chế độ, trong đó có nhiều đơn vị vượt kế hoạch được chi thưởng năng suất theo quy định của NHNo Việt Nam.
Trích lập quỹ dự phòng, xử lý rủi ro và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro:
+ Hoàn thành công tác trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo kế hoạch được NHNo Việt nam giao (103 tỷ/kế hoạch năm 103 tỷ).
+ Thu nợ đã xử lý rủi ro đạt 78,6 tỷ/KH giao 65 tỷ.
2.2/ Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh.
2.2.1/ Những mặt làm được.
Nhìn chung các cấp Ngân hàng thường xuyên bám sát mục tiêu, định hướng và các giải pháp kinh doanh của NHNo Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu nắm bắt kịp thời chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, cơ chế thể lệ nghiệp vụ của ngành, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của từng địa phương để có kế hoạch, giải pháp chỉ đạo điều hành mở rộng kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ có chất lượng, hiệu quả.
Ban lãnh đạo tiếp tục chỉ đạo các chuyên đề nghiệp vụ, thực hiện tốt đề án cơ cấu lại hoạt động kinh doanh của NHNo Việt Nam và đề các đề án chuyên đề giai đoạn 2006 – 2010 của NHNo Hà Tây. Tập trung làm tốt các đề án chiến lược huy động vốn, đề án mở rộng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng; Đề án mở rộng và phát triển kinh doanh dịch vụ, đề án hiện đại hóa công nghệ thông tin
Ban lãnh đạo thường xuyên chỉ đạo nâng cao chất lượng điều hành từ hội sở đến Ngân hàng cơ sở, thực hiện có hiệu quả các công cụ điều hành theo quy chế, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, trong chỉ đạo luôn lắng nghe ý kiến của cơ sở, của khách hàng để tháo gỡ những vướng mắc đảm bảo những lợi ích của khách hàng và Ngân hàng. Mở rộng thị phần nhất là tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế tập trung điều chỉnh lại mô hình màng lưới.
Tập trung chỉ đạo các cấp Ngân hàng làm tốt công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định để mở rộng kinh doanh và hoàn thành kế hoạc. Trong năm thường xuyên chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp thiết thực để tăng trưởng nguồn vốn. Cụ thể là:
+ Thường xuyên nghiên cứu thị trường, nắm bắt tâm lý khách hàng để đưu ra nhiều sản phẩm mới nhằm khơi tăng nguồn vốn tiền gửi dân cư tạo lập nguồn vốn ổn định trong kinh doanh.
+ Thường xuyên nghiên cứu thị trường, lãi suất của các tổ chức tín dụng để có chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với quy luật cung cầu trên thị trường vốn.
+ Tiếp tục đổi mới lề lối làm việc tác phong giao tiếp với khách hàng, thực hiện dịch vụ thu và chi trả tiền tại nhà. Giao chỉ tiêu huy động nguồn vốn đến từng cán bộ tín dụng, gắn với phân phối tiền lương và có chế độ tiền thưởng hợp lý không những thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn mà còn tạo nhận thức mới cho cán bộ hiểu và tuyên truyền các sản phẩm ngân hàng, cũng như ý thức giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng.
+ Mở rộng kinh doanh dịch vụ đa năng, làm tốt nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền điện tử tại các điểm giao dịch, áp dụng giảm phí thanh toán hợp lý với những khách hàng truyền thống có số dư tiền gửi, tiền vay lớn và khách hàng mới thu hút từ các tổ chức tín dụng khác. Mở rộng kinh doanh nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệnhằm thu hút tăng tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp góp phần tăng thu dịch vụ.
Trong công tác tín dụng đã mở rộng đầu tư với nâng cao chất lượng tín dụng theo đề án đã xây dựng. Các cấp Ngân hàng nắm bắt kịp thời định hướng kinh doanh bền vững đã thực hiện tốt lựa chọn thị trường, lựa chọn khách hàng.
Trong điều hành áp dụng linh hoạt lãi suất cho vay trên thị trường cạnh tranh, thực hiện đúng cơ chế đảm bảo tiền vay, khai thác bổ sung tăng giá trị tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp, áp dụng phương thức cho vay từng lần, phù hợp với phân loại khách hàng, thực hiện tốt quy trình và phân cấp thẩm định đầu tư.
Tiếp tục chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt đề án hiện đại hóa công nghệ thông tin. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát với phương châm thường xuyên, toàn diện, triệt để, lấy tự kiểm tra tự sửa sai là chính.
Thường xuyên làm tốt công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, am hiểu pháp luật và kinh tế ngoại ngành, đáp ứng nhu cầu kinh doanh trước mắt và lâu dài nhằm mở rộng kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ giữa Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, làm tốt công tác giáo dục Đảng viên, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, có lối sống lành mạnh. Tổ chức đại hội công đoàn các cấp thành công tốt đẹp gắn với phát động nhiều đợt thi đau tạo động lực thực hiện tốt hoạt động kinh doanh, phong trào văn hóa văn nghệ thể thao được duy trì thường xuyên, tham gia hội thao hội diễn khu vực và toàn hệ thống đạt thành tích cao. Xây dựng quỹ khuyến học, động viên con em cán bộ đạt thành tích cao trong học tập, thực hiện tốt các phong trào mang tính xã hội.
2.2.2/ Những mặt còn tồn tại
Trong công tác huy động vốn một số nơi còn thiếu chủ động phối kết hợp giữa chủ dự án và chính quyền địa phương để thu tiền đền bù, chưa thực sự gắn phân phối tiền lương với kết quả huy động vốn, tiếp cận các đơn vị kinh tế để khai thác nguồn tiền gửi. Quảng bá sản phẩm và thương hiệu còn hạn chế từ đó kết quả chưa tương xứng với tiềm năng, hiệu quả chưa cao.
Trong công tác tín dụng: Một số nơi thực hiện quy trình cho vay thẩm định dự án đầu tư chưa sâu, định giá tài sản đảm bảo chưa phù hợp với thị trường, trong cho vay doanh nghiệp còn phần lớn giải ngân bằng tiền mặt; hồ sơ pháp lý và hồ sơ tài sản đảm bảo còn sai sót và sơ hở. Xác định vốn tự có phân loại khách hàng thiếu chính xác, phân loại nợ, chuyển nhóm nợ chậm dẫn đến hạn chế chất lượng đầu tư. Xây dựng và cho vay qua tổ nhóm còn chậm, tổ chức giao ban với các xã hàng tháng, quý một số nơi còn chưa tốt.
Công tác phát triển kinh doanh dịch vụ thực hiện khá nhưng chưa đồng đều, một số nơi thực hiện thấp, việc triển khai chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ và việc phát hành thẻ ATM ở một số Ngân hàng cơ sở còn chậm đặc biệt những đơn vị đã có máy ATM, số lượng phát hành thấp, thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và cho vay ngoại tệ còn chậm, lúng túng chưa tương ứng với tiềm năng.
Công tác kiểm tra các mặt nghiệp vụ đã làm nhiều xong chất lượng kiểm tra một số nơi còn hạn chế, việc sửa sai sau kiểm tra còn chậm thiếu dứt điểm.
Công tác chỉ đạo điều hành một số nơi chưa chấp hành nghiêm túc, chủ trương chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, vi phạm quy chế quản lý kế hoạch 115. Trong điều hành còn thụ động, thiếu quyết đoán, chưa phân công rõ người rõ việc, gắn trách nhiệm với công việc được giao, công tác giáo dục cán bộ đổi mới tác phong giao dịch, thực hiện văn hóa trong kinh doanh có nơi làm chưa tốt từ đó hạn chế kết quả kinh doanh và uy tín của ngân hàng.
2.3/ Định hướng và giải pháp phát triển kinh doanh.
2.3.1/ Mục tiêu phát triển kinh doanh năm 2009.
Tổng nguồn vốn huy động 10000 tỷ tăng 1700 tỷ so với đầu năm tốc độ tăng trưởng cả năm là 20%. Trong đó huy động tiền gửi dân cư đạt trên 7000 tỷ, tăng 1800 tỷ chiếm tỷ trọng > 65% tổng nguồn vốn.
Tổng dư nợ 9500 tỷ tăng 1500 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng cả năm 15% trong đó tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm 30% tổng dư nợ.
Nâng cao chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3,5% / tổng dư nợ.
Kinh doanh dịch vụ: Tiếp tục phát triển đa năng các dịch vụ hiện có và triển khai các dịch vụ tín dụng, tư vấn đầu tư, chi trả lương qua tài khoản và đại lý thanh toán chi trả tiền điện, điện thoạiphát hành thẻ đại lý nhận lệnh chứng khoán, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, phấn đấu năm 2009 tỷ lệ thu dịch vụ trên thu nhập ròng tăng 50% so với năm 2008.
Tài chính: phấn đấu đủ quỹ lương chi cho cán bộ công nhân viên theo chế độ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
Làm tốt các phong trào thi đua được chính quyền và công đoàn phát động, kinh doanh phát triển bền vững, đảm bảo an toàn tài sản và con người.
2.3.2/ Giải pháp phát triển kinh doanh.
Từ Hội sở đến các chi nhánh NHNo cơ sở tổ chức tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, phân tích đánh giá kết quả thực hiện đến từng chỉ tiêu, rút ra mặt làm được, những tồn tại yếu kém và nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, thường xuyên bám sát mục tiêu, định hướng kinh doanh của NHNo Việt Nam và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh để xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp. Đồng thời phát động các phong trào thi đua phấn đấu thực hiện hoàn thành mục tiêu kinh doanh năm 2009.
Tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng điều hành tại các ngân hàng cơ sở, tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp cơ cấu lại ngân hàng theo đề án của NHNo Việt Nam, phân công rõ người rõ việc, rõ trách nhiệm, làm việc gì giỏi việc đó, chuyển biến mạnh nhận thức của các cấp lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên về sự nghiệp kinh doanh bền vững trong cơ chế thị trường và hội nhập. Thực hiện có hiệu quả các công cụ điều hành, thực thi công việc đúng quy trình và quy chế quản trị điều hành. Quá trình chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa biện pháp hành chính, kinh tế và khen thưởng, lấy hiệu quả kinh doanh làm thước đo đánh năng lực của cán bộ và người điều hành. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành hữu quan tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng kinh doanh có hiệu quả và bền vững.
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác huy động nguồn vốn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt để mở rộng kinh doanh. Từng cấp ngân hàng phải chủ động cân đối nguồn vốn để đầu tư, do vậy phải thực hiện theo hướng: đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tiếp tục phát hành các hình thức tiết kiệm dự thưởng, bốc thăm trúng thưởng và các hình thức huy động vốn đa dạng khác, triển khai thực hiện tốt hình thức huy động vốn và chi trả tiền gửi tại nhà, huy động vốn với quà tặng khuyến mãi, chú ý huy động nguồn vốn có kỳ hạn dài và vốn từ dân cư nhằm ổn định nguồn vốn. Chỉ đạo tốt chiến lược khách hàng, củng cố và mở rộng hệ thống mạng lưới, có chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với thị trường.
Tăng cường tiếp cận với các cơ quan có nguồn vốn lớn, phối kết hợp với các ngành thực hiện tốt chỉ thị 20 của TTCP và chỉ thị 27 của UBND Thành phố, ký hợp đồng mở tài khoản và trả lương cho cán bộ viên chức qua tài khoản, làm tốt các dịch vụ đại lý thanh toán tiền điện, nước, điện thoạiduy trì tốt việc phối kết hợp với kho bạc, bảo hiểm xã hội làm tốt công tác chi trả tiền mặt và khơi tăng nguồn thu. Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng các sản phẩm gắn với quảng bá thương hiệu, nâng cao chất lượng phục vụ. Mở rộng các dịch vụ ATM, chuyển tiền nhanh, chi trả kiều hối, nghiệp vụ thẻ tín dụng, đại lý nhận lệnh chứng khoán, tư vấn đầu tưđể thu hút khách hàng, tăng trưởng nguồn vốn.
Tiếp tục chỉ đạo chuyển biến nhận thức trong điều hành tín dụng, coi chất lượng tín dụng là sự nghiệp, tồn tại phát triển của từng chi nhánh, mở rộng đầu tư vào các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trên cơ sở phân loại thị trường, lựa chọn khách hàng để đầu tư, có chính sách ưu đãi để thu hút các khách hàng lớn trong và ngoài về quan hệ với NHNo.
Năm 2009 là năm thứ 3 hội nhập WTO đồng thời NHNo thực hiện chuyển đổi lớn về mô hình tổ chức chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, hoạt động Ngân hàng đảm bảo đúng luật theo thông lệ quốc tế. Cần tăng cường hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ và marketing nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng kinh doanh truyền thống và kinh doanh dịch vụ đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Phát triển dịch vụ Ngân hàng mới, triển khai thực hiện tốt chương trình WB, triển khai lắp đặt thêm máy ATM tại các Ngân hàng cơ sở khu cụm công nghiệp, khu tập trung dân cưđáp ứng yêu cầu của một Ngân hàng hiện đại, thu hút khách hàng nâng cao uy tín của NHNo.
Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống mạng lưới theo lộ trình thực hiện quyết định 88 và mở thêm các điểm giao dịch mới ở các khu, cụm công nghiệp. Tiếp tục chỉ đạo làm tốt công tác xây dựng cơ bản và sửa chữa nâng cấp một số Ngân hàng cơ sở, xây dựng trụ sở mới NHNo Hội sở, mua sắm trang thiết bị, trang bị thêm máy vi tính, công cụ làm việc, đáp ứng yêu cầu tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng của các thành phần kinh tế nâng cao thị phần của NHNo.
Về tài chính: tiếp tục thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch về chênh lệch quỹ thu nhập, tỷ lệ phần trăm chi phí quản lý, NHNo Hội sở tiếp tục chỉnh sửa cơ chế khoán tài chính đến đơn vị và cá nhân nhận khoán với phương châm không bao cấp về tài chính. Các ngân hàng cơ sở chú trọng chỉ đạo các giải pháp tăng thu, nhất là thu dịch vụ, tiết kiệm chi hợp lý, tích cực thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro theo kế hoạch được giao, đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu ra vào theo hướng có lợi trong kinh doanh, từng cấp ngân hàng, hàng tháng, quý phân tích tài chính phát hiện sớm những vấn đề làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, kiên quyết chỉ đạo lãi suất theo tín hiệu thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính của mỗi câp ngân hàng.
Quan tâm chỉ đạo và làm tốt công tác kiểm tra kiểm soát, tập trung sửa sai dứt điểm những sai sót theo kết luận của thanh tra NHNN, kiểm toán nhà nước, các đoàn kiểm tra của NHNo Hội sở và tự kiểm tra của NHNo cơ sở. Chú trọng kiểm tra chất lượng tín dụng mới cho vay, các món vay dư nợ cao, các doanh nghiệp trọng tâm, kiểm tra sử dụng vốn vay, hồ sơ pháp lý, hồ sơ đảm bảo tiền vay. Tổ chức kiểm tra đối chiếu tiền gửi, tiền vay với khách hàng, tiếp tục triển khai đề án đổi miền cán bộ tín dụng, cán bộ kế toán phòng giao dịch và ngân hàng cấp III, luân chuyển cán bộ quản lý theo quy định, từ đó vừa kiểm tra chất lượng kinh doanh, vừa tạo động lực thúc đẩy kinh doanh phát triển.
Tập trung chỉ đạo xây dựng nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, xây dựng phương án đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức pháp luật và marketing. Đào tạo phổ cập 100% cán bộ biết sử dụng máy vi tính và nghiệp vụ WB cho các Ngân hàng cơ sở để nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập và hoạt động kinh doanh, dịch vụ của một Ngân hàng hiện đại.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và công đoàn thường xuyên giáo dục cán bộ nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, làm việc có kỷ cương vì sự nghiệp chung. Đẩy mạnh các phong trào thi đua, làm tốt công tác xây dựng quỹ từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, phấn đấu hoàn thành vượt mức mục tiêu năm 2009.
2.3.3/ Đề xuất và một số kiến nghị
Đề nghị NHNN Việt Nam có chính sách xử lý rủi ro đối với nợ cho vay có tài sản đảm bảo nhưng không bán được. Giảm thời gian thử thách chuyển về nhóm nợ thấp đối với nợ gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn khi đã trả hết nợ.
Đề nghị với NHNo và PTNT Việt Nam kiến nghị với các Bộ ngành có liên quan chỉ đạo triển khai thông tư 05 một cách có hệ thống tới cấp huyện, cấp xã, phường để các Ngân hàng cơ sở thực hiện việc đăng ký giao dịch đảm bảo được thuận lợi.
Đề nghị NHNo và PTNT Việt Nam và UBND Thành phố tạo điều kiện cho chi nhánh Hà Tây sớm hoàn thành trụ sở mới đáp ứng yêu cầu mở rộng kinh doanh trong thời kỳ mới.
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại ngân hàng, dưới sự chỉ bảo tận tình của toàn thể nhân viên ngân hàng em đã cố gắng hoàn thành tốt nhất bản báo cáo này. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin nên bản báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn toàn thể nhân cũng như ban lãnh đạo NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây đã tạo điều kiện cho em hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo PGS.TS Phan Tố Uyên đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5771.doc