Tiếp nối niềm vui”, và “Vui cùng sinh nhật VPBank”. Cũng trong năm này, VPBank khai trương thêm 10 chi nhánh mới và kéo theo đó là các chương trình và phần thưởng hấp dẫn nhân dịp khai trương đã thu hút nguồn tiền tiết kiệm lớn từ bộ phận dân cư. Nhờ những chiến lược hợp lý trên, tổng nguồn vốn huy động năm 2005 đạt 5.645 tỷ đồng, tăng 1.772 tỷ, tương đương 46%. Vượt mức kế hoạch đề ra 22%. Nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng 21%, vượt mức kế hoạch 6%
Năm 2006, cùng với sự phát triển sôi động của thị trường chứng khoán và sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác. Để thu hút nguồn tiền huy động này, VPBank đã thực hiện 2 chương trình khuyến mãi lớn vào đầu và cuối năm 2006: “Vui tết Bính Tuất cùng VPBank” và “Gửi tiền trúng Inova”. Kết quả tính đến 31/12/2006, tổng nguồn vốn huy động đạt 9.107 tỷ đồng , tương đương 61% so với 2005.
47 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (Vpbank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........................................47
Kết luận.............................................................................................................48
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ngân hàng
NH
Ngân hàng Nhà nước
NHNN
Ngân hàng thương mại
NHTM
Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
VPBank
Phòng giao dịch
PGD
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của VPBank ..........................................................13
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động huy động vốn của VPBank giai đoạn 2005 – 2007...................................................................................................................21
Biểu đồ 1.2:Kết quả huy động vốn của VPBank giai đoạn 2005 – 2007...................................................................................................................21
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động tín dụng của VPBank giai đoạn 2005 – 2007....................................................................................................................23
Biểu đồ 1.3: Kết quả hoạt động tín dụng của VPBank giai đoạn 2005 - 2007
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức PGD VPBank Trần Duy Hưng................................33
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động huy động vốn của các chi nhánh, phòng giao dịch thuộc VPBank Thăng Long đến 31/12/2007..............................................36
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cấp tín dụng của các chi nhánh, phòng giao dịch thuộc VPBank Thăng Long đến 31/12/2007......................................................37
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2004 -2207....................................................................................................................40
LỜI MỞ ĐẦU
S
au buổi lễ chia tay giảng đường của khoa. Mỗi sinh viên thực tập tại cơ sở thực tế để hoàn thiện thêm kiến thức trước khi ra trường, đồng thời có thời gian tìm hiểu vấn đề thực tế để chuẩn bị cho chuyên đề cuối khóa, và quan trọng hơn là phục vụ cho quá trình công tác sau này của bản thân để phát triển nền kinh tế của nước nhà.
Đơn vị thực tập của em là VPBank chi nhánh Trần Duy Hưng, đây là một chi nhánh trực thuộc VPBank Thăng Long, chi nhánh cấp I của hệ thống VPBank. Vì vậy, trước khi tìm hiều VPBank Trần Duy Hưng, em cũng đã tìm hiểu sơ qua về hệ thống VPBank cũng như VPBank Thăng Long, điều này đặc biệt cần thiết cho sự tìm hiểu tình hình hoạt động của VPBank Trần Duy Hưng.
Dưới đây là bản báo cáo của em về đợt thực tập tổng hợp tại VPBank chi nhánh Trần Duy Hưng. Tại bản báo cáo này, em xin khái quát những vấn đề đã tìm hiểu và nhận thức bước đầu của bản thân trong thời gian thực tập tổng hợp tại đó.Do thời gian thực tập tại cơ sở chưa lâu nên khó tránh khỏi những thiếu sót.
Em xin cảm ơn PGS. Mai Siêu và tập thể cán bộ NH chi nhánh Trần Duy Hưng đã giúp đỡ em những tuần thực tập tổng hợp vừa qua. Em mong thầy và chi nhánh VPBank Trần Duy Hưng tiếp tục giúp đỡ, chỉ dẫn để em hoàn thành tốt chuyên đề cuối khóa sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên : Nguyễn Thị Hiền A.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ VPBANK
Giới thiệu chung về VPBank
Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 31/12/2007 vốn điều lệ của VPBank là 2.000 tỷ đồng.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán.
Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank sẽ mở thêm các Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn Hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch.
Năm 2007 VPBank đã đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc trên toàn quốc. Tính đến cuối năm 2007 toàn hệ thống VPBank đã có tổng số 100 điểm giao dịch trên toàn quốc (chưa kể gần 30 điểm giao dịch khác đang chuẩn bị khai trương). Các CN, PGD mới khai trương của VPBank trên toàn quốc đều đi vào hoạt động suôn sẻ và bước đầu đạt được những kết quả khả quan
Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006, một lần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả nước.
Mục tiêu phát triển
Là một ngân hàng thương mại đô thị đa năng, hoạt động với phương châm: Lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.
- Đối với Khách hàng: VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh.
- Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người lao động. VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng. Đảm bảo người lao động thường xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, đảm bảo được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hoá...
- Đối với cổ đông: VPBank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ tức cao hàng năm ...
- Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước; Luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng
Tính đến nay VPBank đã đứng vị trí thứ 4 về mạng lưới trong hệ thống các Ngân hàng TMCP với 86 điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Phấn đấu đến năm 2010: Trở thành ngân hàng hàng đầu khu vực phía Bắc, Ngân hàng trong top 5 của cả nước, một ngân hàng có tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy.
Lĩnh vực hoạt động
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân
Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước
Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá
Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành
Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
Thực hiện kinh doanh ngoại tệ
Huy động nguồn vốn từ nước ngoài
Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế
Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union
Sơ đồ tổ chức
Sau nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chức để quản lý một các linh hoạt và hợp lý cả hệ thống VPBank. Từ năm 2006 đến nay, cơ cấu tổ chức của VPBank được sắp xếp như sau:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của VPBank
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban điều hành
Ban kiểm soát
Phòng kiểm toán nội bộ
Hội đồng tín dụng
Văn phòng hội đồng Văn phòng hội đồng quản trị
Hội đồng quản lý Tsản nợ, Tsản có
Hội đồng tín dụng
quản trị
Hội đồng quản lý Tsản nợ, Tsản có
Các ban tín dụng
Phòng kế toán
Phòng ngân quỹ
Phòng tổng hợp và phát triển sản phẩm
Trung tâm tin học
Trung tâm đào tạo
Phòng thanh toán quốc tế-kiều hối
Phòng thanh toán quốc tế
Văn phòng
Trung tâm WesternUnion
Trung tâm thẻ
Công ty quản lý tài sản VPBank
Các chi nhánh
Công ty chứng khoán VP
Các phòng giao dịch
( Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2006)
Chức năng của từng phòng ban
Qua thời gian tìm hiểu trực tiếp tại chi nhánh cũng như tham khảo thêm những tài liệu có được từ VPBank hội sở chính gửi về, kết hợp với vốn kiến thức có được có thể thống nhất chức năng của các phòng ban chính trong VPBank như sau:
Phòng tín dụng
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng,phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư khép kín:sản xuất,chế biến,tiêu thụ,xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất ,lưu thông và tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo ngành,nghề kinh tế kỹ thuật,danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định các dự án,hoàn thiện các hồ sơ trình lên của ngân hàng cấp dưới.
Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm,thử nghiệm trong địa bàn,đồng thời theo dõi,đánh giá,sơ kết,tổng kết;đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng.
Thường xuyên phân loại dư nợ,phân tích nợ quá hạn,tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Tổng hợp,báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
Phòng thẩm định
Thu thập,quản lý,cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Thẩm định các khoản vay do giám đốc quy định,chỉ định theo ủy quyền của Tổng giám đốc và thẩm định nhữnh món vay vượt quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp dưới.
Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của hệ thống VPBank .
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định.
Thực hiện chế độ thông tin,báo cáo theo quy định.
Thực hiện các công việc khác do giám đốc giao.
Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua-bán,chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.
Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Việt Nam.
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng,bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế.
Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền,mở tài khoản khách hàng nước ngoài.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng kế toán – ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán,hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước,Ngân hàng ngoài Quốc doanh Việt Nam.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính,quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính,quỹ tiền lương đối với các chi nhánh và trình cấp trên phê duyệt.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của VPBank .
Tổng hợp,lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán,kế toán,quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
Quản lý.sử dụng thiết bị thông tin,điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam.
Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
Trung tâm tin học
Tổng hợp,thống kê và lưu trữ số liệu,thông tin liên quan đến hoạt động của hệ thống.
Xử lý các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến hạch toán kế toán,kế toán thông kê,hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Chấp hành chế độ báo cáo,thống kê và cung cấp số liệu,thông tin theo quy định.
Quản lý,bảo dưỡng và sửa chữa máy móc,thiết bị tin học.
Làm dịch vụ tin học .
Thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc giao.
Phòng kiểm toán nội bộ
Xây dựng chương trình công tác năm,quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra,kiểm toán của VPBank và đặc điểm cụ thể của từng đơn vị.
Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra,kiểm toán.Tổ chức thực hiện kiểm tra,kiểm toán theo đề cương,chương trình công tác kiểm tra,kiểm toán của hệ thống VPBank nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc.
Thực hiện sơ kết,tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý,6 tháng,năm.Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên các chi nhánh. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra,kiểm toán,việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh,đơn vị
Tổ chức kiểm tra,xác minh,tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng,tham mưu cho lãnh đão trong hoạt động chống tham nhũng,tham ô,lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.
Phòng tổng hợp và phát triển sản phẩm
Đề xuất kế hoạch tiếp thị,thông tin,tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ,sản phẩm cung ứng cung ứng trên thị trường;
Triển khai các phương án tiếp thị,thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của tổng giám đốc;
Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu,thực hiện văn hóa doanh nghiệp,lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông,quảng bá hoạt động của hệ thống và từng chi nhánh;
Đầu mối trình tổng Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị,thông tin,tuyên truyền đối với các đơn vị phụ thuộc;
Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm catalog,sách,lịch,thiếp,tờ gấp,apphích...theo quy định;
Thực hiện lưu trữ,khai thác, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩm như phim tư liệu,hình ảnh,băng đĩa ghi âm,ghi hình...phản ánh các sự kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị;
Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị,báo chí,truyền thông thực hiện các hoạt động tiếp thị,thông tin,tuyên truyền theo quy định;
Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị,thông tin,tuyên truyền của đơn vị;
Trung tâm thẻ
Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên hệ thống theo quy định;
Thực hiện quản lý,giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định;
Tham mưu cho tổng giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ;
Quản lý,giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối.
Hội sởchính - Hà Nội
Mạng lưới hoạt động
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Hà Nội
Quảng Bình
Bình Định
Hải Phòng
Thanh Hóa
Kiên Giang
Quảng Ninh
Nghệ An
Long An
Vĩnh Phúc
Khánh Hòa
Đồng Nai
Bắc Giang
Thừa Thiên – Huế
Cần Thơ
Hòa Bình
Đà Nẵng
TP. Hồ Chí Minh
Thái Nguyên
Phú Thọ
Hải Dương
Nam Định
Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2005 – 2007
Hoạt động huy động vốn
Năm 2005, giá cả biến động mạnh, 8% so với 2004. VPBank đã thực hiện liên tiếp 3 đợt bốc thăm trúng thưởng, bao gồm: “VPBank gửi tài lộc đầu năm”, “ Tiếp nối niềm vui”, và “Vui cùng sinh nhật VPBank”. Cũng trong năm này, VPBank khai trương thêm 10 chi nhánh mới và kéo theo đó là các chương trình và phần thưởng hấp dẫn nhân dịp khai trương đã thu hút nguồn tiền tiết kiệm lớn từ bộ phận dân cư. Nhờ những chiến lược hợp lý trên, tổng nguồn vốn huy động năm 2005 đạt 5.645 tỷ đồng, tăng 1.772 tỷ, tương đương 46%. Vượt mức kế hoạch đề ra 22%. Nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng 21%, vượt mức kế hoạch 6%
Năm 2006, cùng với sự phát triển sôi động của thị trường chứng khoán và sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác. Để thu hút nguồn tiền huy động này, VPBank đã thực hiện 2 chương trình khuyến mãi lớn vào đầu và cuối năm 2006: “Vui tết Bính Tuất cùng VPBank” và “Gửi tiền trúng Inova”. Kết quả tính đến 31/12/2006, tổng nguồn vốn huy động đạt 9.107 tỷ đồng , tương đương 61% so với 2005.
Bên cạnh đó, năm 2006 VPBank khai trương đưa vào hoạt động 1 chi nhánh cấp 1 và 18 phòng giao dịch mới và những chương trình khuyến mãi lớn kèm theo đó.
Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15.355 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007, tăng 6.290 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương đương tăng 69%). Trong đó, nguồn vốn huy động của TCKT và dân cư (thị trường I) đạt 12.941 tỷ đồng tăng 138% so với cuối năm 2006 (riêng số dư tiền gửi tiết kiệm là 7.906 tỷ đồng tăng 3.397 tỷ đồng so với cuối năm 2006). Nguồn vốn liên ngân hàng (thị trường II) cuối năm 2007 là 2.414 tỷ đồng. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện kết quả hoạt động huy động vốn của VPBank giai đoạn 2005 – 2007:
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động huy động vốn của VPBank giai đoạn 2005 – 2007
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Tổng nguồn vốn huy động
3,872
5,645
9,107
15,355
1. Huy động từ các TCKT, dân cư
1,824
3,178
5,033
12,941
-tiền gửi tiết kiệm
1,541
2,704
4,508
7,906
-tiền gửi thanh toán
283
473
524
5,035
2. Huy động từ TCTD khác
2,048
2,466
4,073
2,414
Tăng trưởng so với kỷ trước
---
45%
61%
69%
(Nguồn: báo cáo thường niên của VPBank năm 2005 - 2007)
Biểu đồ 1.2:Kết quả huy động vốn của VPBank giai đoạn 2005 – 2007
Qua biểu đồ ta nhận thấy, trong khoảng thời gian 2005 – 2007, nguồn vốn huy động của VPBank liên tục tăng trưởng cao, từ 45% đến 61% rồi 69% so với các năm trước, trong đó, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư luôn chiếm tỷ lệ cao: từ 80% đến 90% tổng nguồn huy động.
Hoạt động cấp tín dụng
Cấp tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Xác định rõ điều đó. VPBank không ngừng mở rộng và đầu tư vào hoạt động cấp tín dụng của mình
Năm 2004, thành công ngoài dự kiến về công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn. Nợ quá hạn giảm từ 13,2% vào cuối 2003 xuống còn 0,5% vào cuối 2004. Từ nguy cơ phá sản,VPBank đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm ngoạn mục và vươn lên mạnh mẽ.
Năm 2005, doanh số cho vay toàn hệ thống đạt 3,913 tỷ đồng, tăng 80% so với 2004. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống đến cuối năm đạt 3,014 tỷ đồng vượt 9% so với kế hoạch,tăng 62% so với 2004.
Năm 2006, doanh số cho vay tăng vượt bậc đạt 6.594 tỷ đồng tăng hơn 2,5 lần năm 2005.
Năm 2007, tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 8.186 tỷ đồng do với cuối năm 2006(tương ứng tăng 163% so với cuối năm 2006) và vượt 53% so với kế hoạch cả năm 2007, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12.596 tỷ đồng, chiếm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 6.626 tỷ đồng chiếm 50% tổng dư nợ.
Chất lượng cấp tín dụng của hệ thống duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu toàn Ngân hàng đến cuối tháng 12 năm 2007 là 0,49%.
VPBank quan tâm đầu tư lớn vào lĩnh vực thẻ, trong khi các NHTM khác đầu tư nhiều vào hoạt động cho vay, mang tính rủi ro , thì VPBank lại rất quan tâm vào lĩnh vực thẻ. Với một chuỗi các loại thẻ tín dụng, thẻ thanh toán thẻ tín chấp với nhiều tiện ích như VPBank Platinum MasterCard, AutoLink, Master Credit Card( với khả năng thấu chi lên tới 50 tr) và nhiều cuộc thi hấp dẫn như đi tìm triệu phú bạch kim,...
Dưới đây là bảng minh họa hoạt động tín dụng của VPBank qua các năm
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động tín dụng của VPBank giai đoạn 2005 - 2007
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Tổng dư nợ
1,838.2
3,014
5,031
13,217
1. Cho vay ngắn hạn
936.9
1,843.4
2,487
6,626
- VNĐ
930.2
1,608.3
2,355
6,294
- Ngoại tệ
33.8
44.1
132
0,331
2. Cho vay trung, dài hạn
788.4
1,126.5
2,463
6,591
- VNĐ
712.3
1,023.7
2,304
6,261
- Ngoại tệ
76.1
102.8
159
0,250
3. Chiết khấu
13.6
23.1
15.3
20.1
4. Cho vay khác
99.3
21.0
65.7
65.45
(Nguổn: Báo cáo thường niên của VPBank qua các năm)
Biểu đồ 1.3: Kết quả hoạt động tín dụng của VPBank giai đoạn 2005 – 2007
Nhận thấy, trên biểu đồ, tỷ lệ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn luôn chiếm ưu thế. Qua các năm, tỷ lệ cho vay ngắn hạn giảm đi đôi chút : từ 61,16% năm 2005, đến năm 2007, tỷ lệ này là 50,13%. Ngược lại, cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng qua các năm, từ 37,38% lên đến 49,87% vào năm 2007. Điều này cho thấy VPBank đang có xu hướng quan tâm nhiều tới các khoản cho vay dài hạn có mức lợi nhuận cao, tuy vậy những khoản này lại hàm chứa nhiều rủi ro hơn do thời gian vay dài. Nghiệp vụ chiết khấu và các nghiệp vụ còn lại chiếm một phần rất nhỏ trong hoạt động cấp tín dụng của VPBank, có thể ngân hàng chưa chú tâm phát triển các nghiệp vụ này.
Hoạt động thanh toán
Trong hoạt động này, VPBank cũng đạt được những bước tiến đáng kể.
Năm 2004 doanh số mở L/C nhập khẩu đạt gần 27 triệu USD, tăng 4 triệu USD so với năm 2003. Doanh số thông báo L/C xuất đạt 6 triệu USD. Số bộ chứng từ chiết khấu qua VPBank là 119 bộ, trị giá 3,1 triệu USD. Chuyển tiền thanh toán quốc tế đạt 29 triệu USD, tăng gần 7 triệu USD.
Năm 2005, doanh số mở L/C nhập khẩu đạt 38,3 triệu USD, tăng 11,3 triệu USD, tương đương 42 % so với năm 2004. Doanh số thông báo L/C xuất đạt 6,2 triệu USD. Số bộ chứng từ chiết khấu qua VPBank là 53 bộ, trị giá 1,56 triệu USD. Doanh số chuyển tiền thanh toán quốc tế là 44,6 triệu USD, tăng 53% so với năm trước. Tổng số dịch vụ thanh toán quốc tế thu được là 4 tỷ đồng, tăng 500 triệu so với năm trước
Năm 2007, hoạt động TTQT của VPBank vẫn tăng trưởng đều đặn, trị giá L/C nhập khẩu mở trong 6 tháng đầu năm đạt 36,5 triệu USD tăng 9,6 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, doanh số chuyển tiền TTR 6 tháng đạt gần 75 triệu USD, tăng hơn 48 triệu USD so với 6 tháng đâu năm 2006. Thu phí dịch vụ luỹ kế 6 tháng đạt hơn 3 tỷ đồng, tăng gần 2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2006.
Hoạt động kiều hối
VPBank cũng rất chú trọng đẩy mạnh dịch vụ chi trả kiều hối, đặc biệt là thông qua mạng Western Union. Cuối 2004, có 210 đại lý của VPBank thực hiện;đến cuối 2005 tăng thêm 17 điểm nữa. Đến 2006, chuyển trung tâm điều hành trung ương từ TP Hồ Chí Minh ra Hội sở ở Hà Nội, số đại lý phụ tăng thêm 20 điẻm.
Tổng doanh số chi trả kiều hối tăng mạnh, năm 2005 là 24,6 triệu USD và 15 tỷ đồng, tăng 13 triệu USD và 8,08tỷ đồng so với 2004. Năm 2006, tổng doanh số tăng lên 16,8 triệu USD và 13,4 tỷ đồng.
Năm 2007, doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank trên Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2006. Tổng số đại lý phụ đến cuối năm 2006 là 390 điểm, tăng 158 điểm so với năm 2006. Tổng số phí Western Union được hưởng năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD so với năm 2006.
Hoạt động của các trung tâm và công ty trực thuộc
Trung tâm thẻ
Ngay từ khi ra đời, trung tâm thẻ đã tích cực hoạt động để giải quyết các phần việc liên quan đến dự án phát triển của VPBank.
Ngày 21/4/2006, NHNN đã ký quyết định số 805/QĐ – NHNN cho phép VPBank thực hiện nghiệp vụ phát hành thanh toán thẻ nội địa và thẻ quốc tế Master Card.
Ngày 12/08/2006, VPBank chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa mang tên Autolink. Sau khi chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa mang tên Autolink vào cuối năm 2006, trung tâm thẻ đã ký hợp đồng với Diebold mua 1.000 máy ATM và triển khai ký kết thuê địa điểm lắp đạt ATM tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vàcác tỉnh thành có sự hiện diện của VPBank. Đến nay, đã có hơn 170 máy ATM của VPBank được lắp đặt và đi vào hoạt động. Trong năm qua, VPBank cũng đã rất tích cực hoàn thiện nghiên cứu và các thử nghiệm cần thiết để xin chứng nhận Offine phát hành và thanh toán thẻ từ của thẻ tín dụng quốc tế Master Card, thẻ trả trước quốc tế Master Card.
Tháng 7/2007 VPBank cho ra mắt thẻ VPBank Platium EMV MasterCard dưới hai loại hình: thet tín dụng và thẻ ghi nợ. Với sản phẩm thẻ này, VPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ chip theo tiêu chuẩn EMV và đebit card
Trung tâm tin học
Tháng 4/2006, VPBank chính thức triển khai dự án Corbanking mới mang tên T24 nhằm hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng và nâng cao khả năng thanh toản trong nước và quốc tế. T24 là nền thảng công nghệ để VPBank phát triển các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Dự án được triển khai và đồng bộ với việc tái cơ cấu ngân hàng nhằm đáp ứng một các tốt nhất yêu cầu của công nghệ hiện đại. Đến nay dực án CBS đã đi vào giai đoạn UAT chu kỳ 1 kiểm tra chức năng hệ thống. Đến quý III/2007, dự án sẽ được hoàn thànhvề cơ bản và dự kiến sẽ đồng loạt triển khai vận hành trên toàn hệ thống. Hiện tại VPBank đã thực hiện online hệ thống tiền gửi, quản lý hồ sơ khách hàng tập trung trên toàn hệ thống. Hoạt động này thực sự đem lại nhiều thuận tiện cho việc khách hàng gửi tiền. Hạ tầng công nghệ thông tin của VPBank cũng đã được nâng cấp. Việc cài đặt, quản trị vận hành được thực hiện theo đúng chuẩn mực, đảm bảo hoạt động của các phòng ban, điểm giao dịch trên toàn hệ thống được thông suốt.
Trung tâm đào tạo
Công tác đào tạo của VPBank được tổ chức có nề nếp, nội dung đào tạo dần được chuẩn hóa thống nhất trên toàn hệ thống. Trong năm 2006, trung tâm đào tạo đã tổ chức 52 khóa đào tại về nghiệp vụ cho 2165 lượt học viên với 338 ngày đào tạo bao gồm 18 khóa đào tạo nội bộ, 4 khóa đào tạo mời giảng viên bên ngoài, 30 khóa cử nhân viên đi học. Cơ sở vật chất đã được trang bị đầy đủ tiện nghi và khang trang với 2 cơ sở lớn đặt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tại đây có phòng học rộng rãi, được trang bị đầy đủ máy móc phục vụ cho công tác đào tạo của Ngân hàng, ngoài ra cũng có chỗ ăn ở cho học viên ở xa. Bên cạnh công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, năm 2006, trung tâm đào tạo VPBank cũng đã hoàn thành việc tìm hiểu nhu cầu đào tạo của toàn bộ nhân viên trên hệ thống, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và thực hiện các khóa học theo hướng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nghiệp vụ Ngân hàng.
Công ty chứng khoán
Ngày 20/11/2006, VPBank chính thức được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh chứng khóan. Công ty chứng khoán VPBank đã được trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cấp giấy chứng nhận thành viên và chính thức giao dịch tại Trung tân giao dịch chứng khoán Hà Nội từ ngày 26/12/2006. Đến nay, các hoạt động nghiệp vụ đã được triển khai khá tốt đẹp và đang đi vào hoạt động ổn định.
Trong tháng 8 năm 2007, công ty chứng khoán VPBank đã chính thức nâng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng và đến tháng 12/2007 Công ty tiếp tục tăng vốn lên 500 tỷ đồng. Đến 31/12/2007, công ty đã mở trên 3.000 tài khoản khách hàng, doanh số mua bán chứng khoán lũy kế cả năm đạt khoảng 3,5 tỷ đồng, phí môi giới thu được khỏang 8,4 tỷ đồng. Công ty cũng đã ký kết được 24 hợp đồng tư vấn, phí tư vấn đã thu được gần 1,4 tỷ đồng.
Công ty quản lý quỹ AMC
Tháng 6 năm 2006, VPBank chính thức thành lập công ty quản lý tài sản VPBank – AMC. Từ đó đến nay, AMC đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên nghiệp. Bên cạnh nghiệp vụ chính là quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả các bất động sản và động sản thu hồi nợ. VPBank – AMC đã rất tích cực phát triển hoạt động theo hướng hợp tác các dự án nhà cao tầng tại các Trung tâm kinh tế lớn trong cả nước. Đồng thời, công ty cũng phối hợp cùng các chi nhánh triển khai thuê, mua các tài sản, trụ sở cho các chi nhánh của VPBank trên toàn quốc.
Kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2008
VPBank tiếp tục duy trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trung vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình và cá nhân. Để xây dựng VPBank trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở khu vực phía Bắc và tiến tới là ngân hàng thuộc nhóm dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP, trong năm 2008, VPBank tập trung vào các nhiệm vụ sau:
Đẩy mạnh phát triển thẻ cũng như hệ thống ATM trên toàn quốc, phấn đấu đến hết năm 2008 VPBank vươn lên top 5 ngân hàng có dịch vụ thẻ phát triển nhất tại Việt Nam. Tập trung vào sản phẩm bán lẻ, cho vay tiêu dùng, các sản phẩm phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Triển khai tổ chức hoạt động của ngânh hàng theo sơ đồ khối đã được HĐQT phê duyệt trong năm 2007
Khai thác các tính năng của phần mềm mới T24 để phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh, phòng GD để đảm bảo hoạt động an toàn, phát triển bền vững
Hoàn thiện việc bán thêm 5% cổ phần cho OCBC trong quý I năm 2008. Tiếp nhận để chuyển giao công nghệ mới từ OCBC để nâng cao năng lực cạnh tranh.
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ VPBANK TRẦN DUY HƯNG
2.1. Giới thiệu chung về VPBank Trần Duy Hưng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
22/9/2004: Mở PGD Trần Duy Hưng tại Hà Nội.
Nằm ở trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ của quận Cầu Giấy và Hà Nội, PGD mới Trần Duy Hưng ngay từ những ngày đầu thành lập đã thu hút được khá đông khách hàng đến giao dịch. Với tinh thần phục vụ khách hàng tận tình và cởi mở, PGD đã ngay lập tức chiếm được cảm tình và sự tin tưởng của khách hàng không chỉ trên địa bàn hoạt động mà cả ở những quận khác đến giao dịch. Thậm chí PGD còn quan hệ với khách hàng ở tỉnh xa và các khách hàng nước ngoài.
Ngày 21/10/2005, VPBank khai trương chi nhánh Thăng Long.
Đây là chi nhánh đầu tiên tại địa bàn Hà Nội được khai trương với một hệ thống nhận diện thương hiệu ứng dụng hoàn chỉnh hình ảnh biểu tượng mới của VPBank. VPBank Trần Duy Hưng trở về trực thuộc VPBank Thăng Long.
Ngày 16/6/2006, VPBank Trần Duy Hưng chuyển địa điểm đặt trụ sở từ 45 Trần Duy Hưng đến địa chỉ 24 Trần Duy Hưng, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày 20/1/2007, VPBank Trần Duy Hưng chuyển về địa điểm 73 Trần Duy Hưng. Trụ sở làm việc mới được đầu tư khang trang, hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, chu đáo, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Trong những lần chuyển địa điểm mới, PGD không những không mất khách hàng cũ mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Khách hàng khi đến gửi tiền hay vay vốn luôn nhận được phục vụ tận tình, cởi mở của nhân viên trong PGD, chính không khí thỏa mái, dễ chịu đã tạo cho khách hàng một sự ràng buộc vô hình với ngân hàng. Do đó, tuy phải chuyển địa điềm nhiều lần, thời gian hoạt động chưa lâu nhưng PGD Trần Duy Hưng có số dư huy động vốn không những không giảm mà còn tăng rõ rệt.
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động
Là một PGD có uy tín cùng những đặc điểm thuận lợi. PGD có nhiều điều kiện để phát triển. Đến nay, VPBank Trần Duy Hưng cung cấp tất cả các dịch vụ mà một ngân hàng được phép kinh doanh theo quy định của NHNN.
VPBank Trần Duy Hưng cam kết sẽ cung cấp cho khách hàng tất cả các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tốt nhất như:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với nhiều hình thức của các tổ chức kinh tế và dân cư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh,cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư.
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán giữa các đơn vị trong nước và quốc tế, các dịch vụ chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền nhanh, nghiệp vụ kho quỹ... và nhiều dịch vụ khác theo quy định của VPBank
2.1.3. Sơ đồ tổ chức
PGD VPBank Trần Duy Hưng hiện nay có cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản gồm các bộ phận chính sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức PGD VPBank Trần Duy Hưng
Trưởng PGD
Ông Hoàng Anh Phương
Phòng giao dịch, kho quỹ
Phòng phục vụ KH doanh nghiệp và KH cá nhân
Mô hình tổ chức đơn giản trên cho phép chi nhánh quản lý nhân viên một cách hiệu quả nhất trên cơ sở độc lập giữa các phòng ban.
2.1.4. Chức năng của từng phòng ban
Phòng kế toán, giao dịch
Chào đón khách hàng, giới thiệu, bán chéo sản phẩm , dịch vụ NH.
Giải đáp và hướng dẫn khách hàng sử dụng các tiện ích về sản phẩm.
Giải đáp thắc mắc, yêu cầu của khách hàng về sản phẩm, về tài khoản của khách hàng
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi như gửi tiền, rút tiền, chi trả vốn, lãi.
Thực hiện qiải ngân, thu vốn, lãi, hạch toán chuyển nợ quá hạn trên TK tiền vay
Tính toán thu lãi, trả tiền, thu phí dịch vụ theo đề nghị của các phòng có liên quan và theo đúng quy định của VPBank.
Cung cấp thông tin về tài khoản, gửi giấy báo nợ, báo có, sao kê tài khoản cho khách hàng theo đúng chế độ và thẩm quyền quy định.
Tiếp thu, ghi nhận các đề nghị góp ý của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ hoặc cung cách , thái độ phục vụ của nhân viên
Thực hiện các nghiệp vụ kho quỹ( thu, chi, kiểm đếm), chỉ đạo các chi nhánh cấp dưới và phòng giao dịch trực thuộc thực hiện nghiệp vụ kho.
Quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại NHNN địa phương và TCTD. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán liên NH.
Quản lý và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí phải thu, phải trả. Kiểm tra và giám sát việc thu chi đúng nguyên tắc hiện hành của NHNN và của VPBank .
Nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn dự kiến biến động trong tháng, quý.
Tổ chức hạch toán, theo dõi, quản lý các loại tài sản, công cụ, vật dụng, phương tiện làm việc của chi nhánh theo đúng chế độ.
Phối hợp cùng phòng hành chính, tổ chức xem xét những nhu cầu chi mua sắm, trang bị phương tiện làm việc của chi nhánh.
Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo đúng quy định của NHNN và của VPBank. Thực hiện chế độ truyền số liệu qua mạng vi tính theo đúng hướng dẫn của VPBank
Bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn số liệu, thông tin trên máy vi tính. Lưu trữ, bảo quản sổ sách chứng từ kế toán và các mẫu biểu kế toán thống kê theo đúng chế độ quy định.
Phòng phục vụ khách hàng:
Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng, bán chéo sản phẩm, dịch vụ NH, tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm dịch vụ, phục vụ yêu cầu của khách hàng, kiến nghị các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng, kịp thời phát hiện những dấu hiệu tốt và /hoặc không bình thường của khách hàng, xây dựng quan hệ khách hàng.
Tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh... của khách hàng. Thẩm định và có ý kiến đề xuất để cấp trên có cơ sở để xem xét, giải quyết; tập hợp hồ sơ, tài liệu, lập tờ trình thẩm định khách hàng trước ban tín dụng/ hội đồng tín dụng.
Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng( chẳng hạn: tính hợp pháp của tư cách pháp lý của khách hàng, tính hợp pháp của nội dung hợp đồng tín dụng)
Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi VPBank đã cấp tín dụng.
Đôn đốc thu hồi nợ; thường xuyên đánh giá lại khách hàng và các món vay, bảo lãnh; đề xuất ra hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, đề xuất điều chỉnh lãi, miễn lãi, giảm lãi tiền vay cho khách hàng, đề xuất giải chấp tài sản thế chấp, cầm cố, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm.
Đề xuất chuyển món vay sang nợ khó đòi, chuyển hồ sơ khách hàng có vấn đề hoặc khoản vay khó đòi sang phòng thu hồi nợ để xử lý theo pháp luật.
Phân tích, tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động cho vay/ bảo lãnh tại chi nhánh.
Lưu trữ các chứng từ, tài liệu giấy tờ liên quan đến khách hàng, đến tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của khách hàng, lưu trữ các hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tài sản và các chứng từ liên quan.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank Trần Duy Hưng giai đoạn 2005 – 2007
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động huy động vốn của các chi nhánh, phòng giao dịch thuộc VPBank Thăng Long đến 31/12/2007
Chi nhánh, PGD
Tổng huy động
Thị trường
Khác
I
II
TG TT
TGTK
CN Thăng Long
1.252.949
96.871
1.153.066
0
3.012
VPBank thăng Long
454.137
17.659
433.466
0
3.012
VPBank Giảng Võ
107.658
12.416
95.242
0
0
VPBank Thanh Xuân
149.956
10.259
139.697
0
0
VPBank Cầu Giấy
204.453
15.985
188.468
0
0
VPBank Phạm V. Đồng
35.947
9.358
26.589
0
0
VPBank Mỹ Đình
106.135
10.361
95.774
0
0
VPBank Trung Hòa
27.125
5.486
21.639
0
0
VPBank Kim Liên
52.357
4.369
27.988
0
0
VPBank Lê Trọng Tấn
26.354
4.354
22.000
0
0
VPBank Hoàng Q Việt
31.068
3.125
27.943
0
0
VPBankTrầnDuy Hưng
66.415
1.254
15.161
0
0
VPBank Trung Yên
14.549
958
13.591
0
0
VPBank Nguyễn P.Sắc
19.489
751
18.738
0
0
VPBank Liễu Giai
27.306
536
26.770
0
0
VPBank Thành Công
20.125
499
19.626
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của các chi nhánh và phòng giao dịch)
Mặc dù, VPBank Trần Duy Hưng với nhiều lần thay đổi địa điểm mới, nhưng hoạt động huy động vốn có nhiều kết quả khả quan, trong đó hầu hết là huy động trên thị trường I. Trừ các chi nhánh câp II trực thuộc VPBank Thăng Long như VPBank Giảng Võ, VPBank Thanh Xuân, VPBank Cầu Giấy, VPBank Mỹ Đình, VPBank Trần Duy Hưng luôn đạt kết quả hoạt động huy động vốn tốt hơn nhiều so với các phòng giao dịch khác .
2.2.2. Hoạt động cấp tín dụng
Hoạt động cấp tín dụng là mảng kinh doanh chính mang lại lợi nhuận chính cho PGD, do đó , việc đẩy mạnh doanh số cho vay nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng là rất khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn các NH liên tục mở rộng mạng lưới tại khu vực Hà Nội.
Tuy nhiên, với phương châm phục vụ khách hàng chu đáo, nhiệt tình, trình độ cán bộ tín dụng cao và điều kiện cơ sở vật chất tốt, hoạt động của VPBank Trần Duy Hưng vẫn tăng trưởng tốt, tính đến 31/12/2007.
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cấp tín dụng của các chi nhánh, phòng giao dịch thuộc VPBank Thăng Long đến 31/12/2007
Đơn vị: Triệu đồng
Tổng dư nợ
Nợ cần chú ý
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu(%)
CN Thăng Long
869.888
9.128
1.674
0,1924%
VPBank thăng Long
301.151
2.986
581
0,1929%
VPBank Giảng Võ
95.968
1.329
51
0,0531%
VPBank Thanh Xuân
123.128
1.520
153
0,1243%
VPBank Cầu Giấy
159.486
2.016
889
0,5574%
VPBank Phạm V. Đồng
17.128
29
0
0%
VPBank Mỹ Đình
21.486
15
0
0%
VPBank Trung Hòa
22.198
10
0
0%
VPBank Kim Liên
9.179
24
0
0%
VPBank Lê Trọng Tấn
25.263
32
0
0%
VPBank Hoàng Q Việt
32.185
987
0
0%
VPBankTrầnDuy Hưng
95.548
19
0
0%
VPBank Trung Yên
19.281
16
0
0%
VPBank Nguyễn P.Sắc
4.398
14
0
0%
VPBank Liễu Giai
21.351
108
0
0%
VPBank Thành Công
32.569
23
0
0%
(Nguồn: báo cáo KQKD của các chi nhánh và phòng giao dịch của VPBank Thăng Long đến 30/12/2007)
Dư nợ của VPBank Trần Duy Hưng năm 2005 là 45.156 triệu đồng, năm 2006 là 78.468 triệu đồng. Dư nợ tăng nhanh qua các năm, tốc độ tăng khoảng 80% nhưng chất lượng tín dụng luôn được đạt lên hàng đầu, không có nợ xấu, nợ cần chú ý chỉ có 19 triệu đồng trong cả năm.
2.2.3. Hoạt động khác
Các hoạt động dịch vụ như thanh toán quốc tế, mở L/C, nhờ thu, chuyển tiền ra nước ngoài có chiều hướng tăng nhưng chưa cao. Đây là một thách thức đặt ra cho toàn thể cán bộ nhân viên phải nỗ lực hơn để năng cao tỷ trọng thu dịch vụ.
CHƯƠNG III: NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VPBANK VÀ NHỮNG NHẬN THỨC BƯỚC ĐẦU CỦA BẢN THÂN
3.1. Thành tựu đạt được
Để thấy rõ hơn sự phát triển nhanh chóng của VPBank qua các năm, xin đưa ra đây thêm kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank trong năm 2004
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2004 -2207
Đơn vị : triệu VNĐ
Năm 2004
Năm 2005
Năm2006
Năm 2007
Thu nhập tiền lãi và các khoản có tính chất lãi
264,372
432,054
712,450
1008,472
Chi phí tiền lãi và các khoản có tính chất lãi
(167,683)
(286,701)
(481,210)
(591,03)
Thu nhập tiền lãi ròng
96,689
145,353
231,240
417,442
Thu phí dịch vụ và hoa hồng
9,026
10,069
17,796
23,079
Chi trả
(1,663)
(3,852)
(9,050)
(11,045)
Thu nhập phí dịch vụ và hoa hồng ròng
7,363
6,217
8,746
12,034
Lỗ ròng từ kinh doanh ngoại hối
(6,685)
(9,718)
(2,583)
(2,034)
Thu nhập ròng từ đầu tư
---
---
1,851
3,024
Thu nhập khác
12,772
22,485
64,582
89,023
Lương và chi phí có liên quan
(21,364)
(32,726)
(56,659)
(86,031)
Dự phòng cho các khoản nợ khó đòi
(60,012)
(7,085)
(11,437)
(10,407)
Hoàn nhập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi
---
---
1,240
3,016
Hao mòn tài sản cố định
(2,323)
(2,943)
(8,296)
(12,035)
Chi phí quản lý chung
(26,460)
(45,374)
(71,876)
(101,032)
Lợi nhuận trước thuế
---
76,209
156,808
313
Thuế thu nhập DN
---
(20,626)
(43,388)
(87,64)
Lợi nhuận sau thuế
---
55,583
113,420
225,36
Lãi trên cổ phiếu
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VND)
---
2,446
2,447
2,448
(Nguồn: báo cáo thường niên của VPBank qua các năm )
Nhìn vào bảng số liệu trên, nhận thấy rằng, VPBank, từ chỗ đứng trên bờ vực phá sản, đã đứng dậy và phát triển mạnh vào những năm gần đây, năm sau cao gấp đôi năm trước. Đây là một thành công đáng được ghi nhận. Những kết quả cụ thế dưới là một minh chứng rõ hơn cho thành công của VPBank.
Nhờ có sự tăng trưởng đều đặn và vững chắc trong hoạt động kinh doanh, nên kết quả kinh doanh của VPBank trong thời gian qua không ngừng tăng lên. Từ lúc đứng trên bờ vực phá sản đến nay, VPBank không ngừng cải tổ và thực hiện chính sách và chiến lược đúng đắn nên trong thời gian vừa qua đã đạt được những thành tích khả quản. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả đồng thời công tác trích lập lợi nhuận để dự phỏng rủi ro luôn được Ban lãnh đạo ngân hàng chú trọng và đã thực hiện tốt trong những năm gần đây.
Trong năm 2004, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn như dịch bệnh, thiên tai, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao và đặc biệt là chịu sự kiểm soát đặc biệt là chịu sự kiểm soát đặc biệt của NHNN song toàn hệ thống VPBank đã thu được 60 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và dự phòng là 60 tỷ , tăng 17,2 tỷ đồng, tương đương với hơn 40% với so với năm 2003 và vượt tới 70% kế hoạch đặt ra.
Năm 2005, VPBank đã thoát khỏi sự kiểm soát đặc biệt, tình hình cả chủ quan lẫn khách quan đều có lợi hơn cho hoạt động của VPBank so với năm 2004. Trong năm này, VPBank đạt được mức lợi nhuận trước thuế đã trích dự phòng đạt 83,3 tỷ đồng, tăng 23,3 tỷ so với năm 2004. Sau khi trích dự phòng, lợi nhuận còn lại là 76,21 tỷ đồng, vượt kế hoạch 39%. Và lợi nhuận sau thuế của năm 2005 là hơn 55 tỷ đồng.
Năm 2006, lợi nhuận trước thuế và dự phòng đạt 168,17 tỷ đồng, tăng 84,5 tỷ. Sau khi trích dự phòng 11,36 tỷ, lợi nhuận còn lại là 156,8 tỷ, tăng 80,59 tỷ so với năm 2005 và vượt kế hoạch 36%. Đây là một năm VPBank đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Nguyên nhân do trong năm 2006, VPBank đã mở thêm 1 Chi nhánh cấp 1 và 18 Phòng giao dịch để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đồng thời chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ nhân viên và hoạt động Marketing cũng được đẩy mạnh. Bên cạnh đó phải kể đến việc VPBank đã thành lập Công ty chứng khoán và công ty quản lý nợ và khai thác tài sản bước đầu hoạt động khá hiệu quả. Đồng thời, VPBank còn mua phần mềm lõi Core Banking – T24. Đây chính là nền tảng công nghệ để VPBank phát triển sản phẩm, dịch vụ với hàm lượng công nghệ cao giúp VPBank đạt được những thành tích đáng khích lệ và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
3.2. Những mặt hạn chế: nguyên nhân và giải pháp
3.2.1. Những hạn chế
VPBank mặc dù có có tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chưa chủ động lựa chọn khách hàng, hoặc chọn dự án...công tác tiếp thị chăm sóc khách hàng và tiếp cận với khách hàng mới có tiềm năng chưa được chú trọng.
Tuy ngân hàng đã xây dựng được cẩm nang tín dụng song đôi khi cán bộ tín dụng lại áp dụng một cách quá máy móc và cứng nhắc, không linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể
Danh mục cho vay hiện tại tiềm ẩn rủi ro rất cao. Tín dụng thời gian qua tăng trưởng nóng, nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tái sản trong khi nguồn vốn lại chủ yếu là ngắn hạn, tốc độ tăng tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Nợ có mức độ rủi ro cao
Lãi suất cho vay chưa được xác định khoa học dựa trên chi phí vốn, mức độ rủi ro và mức lợi nhuận hợp lý.
Việc định giá khoản vay được thực hiện một cách cảm tính hoặc cứng nhắc, chưa có cơ quan chuyên nghiệm để xác định.
Việc mở rộng mạng lưới sẽ tạo được thuận lợi cho Ngân hàng, tuy vậy trong khi cán bộ tín dụng ngày càng trở lên thiếu hụt do Ngân hàng nào cũng tìm cách mở rộng mạng lưới. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến chất lượng tín dụng không cao.
3.2.2. Nguyên nhân
Từ phía Ngân hàng
Đội ngũ cán bộ nhân viên của VPBank phần lớn còn rất trẻ, vì vậy kinh nghiệm thực tế còn hạn chế. Mặt khác, họ cũng chưa được đào tạo và trang bị đầy đủ các kiến thức mới. Trình độ của cán bộ nhân viên là vô cùng quan trọng, nhận thức được điều này, chi nhánh đã hết sức quan tâm tới công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Tuy vậy hoạt động này gặp nhiều khó khăn do kinh phí cho đào tạo là có hạn và thiếu chuyên gia.
Mô hình chấm điểm tín dụng của VPBank mới được đưa vào áp dụng còn mang tính chất thử nghiệm.
Thông tin về khách hàng không đầy đủ: Mặc dù thông tin tín dụng của NHNN – CIC ra đời nhưng hiệu quả hoạt động của nó chưa cao, chưa có được nguồn thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ từ CIC. Do đó, có thể dẫn đến những kết luận sai lầm.
Cơ chế, nghiệp vụ tín dụng của VPBank còn nhiều lệ thuộc vào các văn bản pháp lý của Chính phủ, Bộ, Ngành và NHNN, mang tính chất chồng chéo,...
Vấn đề kỳ thuật trong thẩm định, phân tích rủi ro còn kém.
Từ phía khách hàng
Báo cáo tài chính không minh bạch, chính xác, chưa được kiểm toán, độ chính xác không cao, gây nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng.
Việc vay mượn giữa các doanh nghiệp không sòng phẳng, xảy ra tình trạng thanh toán chậm hoặc không trả vốn giữa các DN với nhau, điều này ảnh hưởng tới kế hoạch trả nợ của DN.
Các khách hàng thường không sử dụng vốn đúng mục đích đã đề cập trong hợp đồng tín dụng, hoặc khách hàng làm ăn thua lỗ
Tư cách và phẩm chất của một số khách hàng không tốt: cố ý lừa đảo, chiếm dụng vốn của NH
Ngoài ra còn những nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai,hỏa hoạn...Hậu quả thường rất lớn, song lại khó kiểm soát. Biên pháp duy nhất để hạn chế thiệt hại là yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm.
3.2.3. Giải pháp
Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Đảm bảo các chỉ tiêu an toàn theo quy định của VPBank và NHNN
Áp dụng rộng rãi hệ thống chấm điểm tín dụng cho khách hàng để phân loại khách hàng
Thực hiện tốt công tác quản lý và dự phòng rủi ro
Đa dạng hóa hoạt động trên nguyên tắc phát huy lợi thế kinh doanh trên lĩnh vực bán lẻ, trong đó chú trọng mở rộng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phát triển thêm nhiều sản phẩm mới
3.3. Nhận thức bước đầu của bản thân về đợt thực tập tổng hợp
Trong khoảng thời gian ngắn thực tập tổng hợp tại ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, chi nhánh Trần Duy Hưng,tôi đã hiểu được thêm về công việc ngân hàng trong thực tế mà trước đây chưa được biết.Qua quá trình quan sát và tìm hiểu tại VPBank Trần Duy Hưng, tôi đã hiểu thêm được rất nhiều điều mà trước đây chưa có điều kiện tìm hiểu hoặc chỉ được biết đến trên lý thuyết, những chức năng nghiệp vụ của từng phòng ban cũng như công việc của một cán bộ tín dụng trong ngân hàng.
Qua thời gian ngắn,tôi cũng đã tìm hiểu những vấn đề cơ bản tại VPBank nơi tôi thực tập. Những kết quả và tồn tại xung quanh ngân hàng, từ đó hình thành lên phương hướng chọn đề tài cho chuyên đề cuối khóa sau này của tôi.
3.3.1. Nhận thức về mặt tư tưởng, tác phong làm việc của một cán bộ ngân hàng:
Có thể nhận thấy rằng, làm NH là một nghề đòi hỏi cao về trình độ, các cán bộ NH mà tôi được tiếp xúc, dù có trình độ cao nhưng luôn học hỏi, nâng cao nghiệp vụ. Thái độ luôn vui vẻ hòa nhã và tận tình chỉ dẫn cho khách hàng.
Ngoài ra, do thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại khách hàng, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có khả năng giao tiếp, truyền đạt thông tin tốt.
3.3.2. Nhận thức về mặt đạo đức của người cán bộ ngân hàng:
Đây là nghề đòi hỏi phẩm chất đạo đức cao, cần phải cẩn trọng trước những cám dỗ quanh công việc.
3.4. Xu hướng chọn đề tài
Tuy thời gian thực tập tại NH chưa lâu nhưng qua quá trình tìm hiểu thực tế,dự báo nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, cũng như tình hình hoạt động tại các NH. Xu hướng hình thành đề tài của em hiên về công tác tín dụng tại NH, vì nó phù hợp với phòng chức năng nơi tôi xin thực tập.
Hơn thế nữa, chiến lược của VPBank là trở thành một trong những NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, với hoạt động chủ yếu là cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng, cho vay mua ôtô... nên cũng mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này trong thời gian thực tập tại VPBank.
KẾT LUẬN
Thời gian thực tập tại cơ sở thực tế tuy không dài nhưng nó giúp cho những người sinh viên sắp ra trường như chúng em có điều kiện tiếp xúc thực tế, so sánh kiến thức đã được dạy trên ghế nhà trường với thực tế, qua đó, hiểu rõ hơn những công việc mình sẽ trực tiếp làm sau này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5882.doc