Việc đặt ra các chỉ tiêu kế hoạch cho năm sau đều phải dựa trên kết quả thực hiện của năm trước và những dự báo về nhu cầu và sự biến động giá cả của thị trường, năng lực sản xuất của Nhà máy. Nếu con số kế hoạch đưa ra quá thấp sẽ không có tác dụng thúc đẩy sản xuất, nhưng quá cao khó hoàn thành được cũng gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý người lao động và đặc biệt là gây khó khăn cho khâu chuẩn bị nguyên vật liệu. Mặt khác, do phụ thuộc vào các hợp đồng, các đơn đặt hàng của đối tác nên các chỉ tiêu kế hoạch Nhà máy đưa ra khó bám sát tình hình sản xuất. Công tác nghiên cứu thị trường làm chưa tốt nên giữa kế hoạch sản xuất và thực tế chưa thật sự ăn khớp nhau.
Nên thực tế sự chủ động trong sản xuất của nhà máy là rất ít. Điều này tác động lớn đến hoạt động sản xuất và tổng giá trị sản lượng là tất yếu.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động tại nhà máy cơ khí Hồng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Tổng quan về nơi thực tập
1.1. Cơ quan thực tập : Nhà máy cơ khí Hồng Nam
Địa chỉ cơ quan : Đường Lĩnh Nam, Trần Phú, Thanh Trì, Hà Nội
Số điện thoại : 8621605- 8621606-6440362
Nhà máy cơ khí Hồng Nam được thành lập theo quyết định số 2445 CL/CB ngày 4/11/1971 của Bộ cơ khí luyện Kim nay là Bộ Công nghiệp.
Nhà máy cơ khí Hồng Nam là một doanh nghiệp Nhà nước, là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại Ngân hàng Thanh Trì- Hà Nội. Trụ sở chính đặt tại xã Trần Phú- Thanh Trì- Hà Nội.
Tiền thân của nhà máy là một xưởng sửa chữa toa xe lửa bị hỏng của Bộ quốc phòng. Trước đây, nó phục vụ cho việc sửa chữa các toa xe lửa bị hỏng trong chiến tranh đánh phá của giặc Mỹ. Nhiệm vụ sửa chữa toa xe dần dần giảm bớt, việc chuẩn bị phát triển một nền công nghiệp nhất là công nghiệp chế tạo sau chiến tranh là một việc rất cần thiết. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao và một cơ sở vật chất kỹ thuật đủ để hình thành một cơ sở chế tạo thiết bị nâng vận chuyển và cơ giới hoá việc bốc xếp hàng hoá phục vụ chung cho nền kinh tế quốc dân.
Nhà máy cơ khí Hồng Nam là một doanh nghiệp trực thuộc Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp( Tổng công ty thép Việt Nam) chuyên thiết kế, sản xuất, lắp đặt và sửa chữa các thiết bị nâng vận chuyển( hay còn gọi là máy nâng hạ) phục vụ cho các ngành công nghiệp khác nhau như:
*Nhóm máy trục: Bao gồm các loại máy thuộc nhóm vận chuyển không liên tục như cần trục, cổng trục… các loại máy này được sử dụng nhiều trong các ngành cơ khí, luyện kim, hoá chất, xây dựng, cảng… để bốc xếp hàng hoá, nguyên vật liệu và sản phẩm…
*Nhóm máy vận chuyển liên tục: Băng tải, gầu tải, vít tải, băng chuyền… thường được sử dụng trong ngành khai khoáng, vật liệu xây dựng và trong các nhà máy sản xuất theo dây chuyền như dây chuyền lắp ráp ô tô, ti vi…
*Thang máy: Gồm các loại thang máy chở người, chở hàng, thang máy tốc độ cao, thang máy vận chuyển hầm mỏ… phục vụ các đối tượng có nhu cầu khác nhau.
Nhà máy là đơn vị đầu tiên của Nhà nước chuyên sản xuất máy nâng hạ. Trong suốt thời gian hoạt động của mình nhà máy luôn là đơn vị dẫn đầu của khối các doanh nghiệp sản xuất máy nâng hạ về sản lượng, chủng loại cũng như độ phức tạp của thiết bị, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của cả nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng đã có tốc độ tăng trưởng khá. Đứng trước tình hình phát triển chung đó của đất nước, nhà máy đã không ngừng nâng cao năng lực chế tạo và lắp đặt thiết bị, đa rạng hoá sản phẩm. Qua phân tích thị trường, thiết bị nâng hạ ở nước ta là nhập khẩu từ nước ngoài. ở miền Bắc trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá, các nhà máy xí nghiệp được xây dựng với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa cũ nên toàn bộ máy móc, thiết bị kể cả những thiết bị nâng cũ cũng được nhập khẩu từ những nước này( chủ yếu là Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, CHDC Đức…). Còn ở miền Nam, trước 1975, các cơ sở sản xuất sử dụng thiết bị nâng chủ yếu từ Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản. Nhà máy nhận thấy thiết bị nâng hạ là loại máy móc được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế do vậy lượng cầu là rất lớn. Hiện nay nhà máy có khả năng sản xuất các loại cầu trục đến 100 tấn tải trọng, cẩu trục đến 50 tấn, khẩu độ đến 36 m với tổng chiều dài đến 60 m, cần trục tháp đến 8 tấn, tầm với đến 30 m.
1.2 Tổ chức bộ máy cơ quan
Mô hình tổ chức và quản lý của Nhà máy cơ khí Hồng Nam:
Giám đốc
Phòng TC-HC quản trị
Phòng kỹ thuật cơ điện
Văn phòng đội trưởng
Phòng tài chính kế toán
Phòng vật tư
Phân xưởng lắp ráp
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng cơ khí
1
2
3
4
5
…
Các tổ đội sản xuất lưu động
Ghi chú: Quan hệ hai chiều gián tiếp
Quan hệ hai chiều trực tiếp
Xuất phát từ nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của nhà máy, bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến, đứng đầu nhà máy là Giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất trước nhà nước và tổng công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện chế độ chính sách với người lao động. Giúp việc cho giám đốc là các phòng ban quản lý. Với yêu cầu quản lý tinh gọn, phù hợp với tổ chức sản xuất mới nhà máy có 5 phòng ban:
Phòng tổ chức, hành chính quản trị: Theo dõi các công văn đi, đến, đón tiếp khách phụ trách quản lý nhân sự, theo dõi người đến, đi, tình hình quĩ lương.
Phòng kỹ thuật cơ điện: Có nhiệm vụ quản lý việc cung cấp điện cho các phân xưởng.
Văn phòng đội trưởng: Có nhiệm vụ quản lý việc chấm công, hạch toán lương cho công nhân.
Phòng tài chính, kế toán: Có nhiệm vụ lập kế toán tài chính hàng năm, lập sổ sách ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời, thực hiện nghiêm túc việc thanh toán, tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho các phòng ban, phân xưởng, tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ và kế toán nội bộ, tổ chức phối hợp với các phòng ban khác, tổ chức bảo quản sổ sách, chứng từ kế toán.
Phòng vật tư: Có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu thị trường và năng lực của nhà máy, lập kế hoạch giá thành, lao động, vật tư, kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, triển khai kế hoạch được duyệt, mở rộng quan hệ với các đơn vị khác để đảm bảo duy trì nguồn công việc thường xuyên, bàn bạc với các bộ phận có liên quan xác định công việc tính toán giá cả, lên hợp đồng, lập kế hoạch tác nghiệp, theo dõi tiến độ sản xuất, quản lý kho, cùng với phòng kế toán phân tích hoạt động kinh tế, tổ chức hội nghị khách hàng, cung cấp số liệu cần thiết cho phòng ban khác.
Phân xưởng lắp ráp, phân xưởng cơ điện, phân xưởng cơ khí.
Các tổ đội sản xuất lưu động.
Các phòng ban là các đơn vị có chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc thực hiện tốt các chế độ quản lý kinh tế theo đúng chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Các bộ phận của nhà máy đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau giải quyết các vấn đề phát sinh kịp thời. Các bộ phận luôn làm tròn trách nhiệm của mình, cùng nhau tạo ra hiệu quả tốt trong quá trình quản lý và sản xuất kinh doanh.
Bộ máy kế toán của Nhà máy:
Giám đốc
Kế toán tổng hợp và
Giá thành
Kế toán ngân hàng và công nợ
Kế toán vật tư, kho thành phẩm
Kế toán thanh toán nội bộ
Kế toán TSCĐ
Thủ quỹ và kế toán công nợ
Kế toán trưởng
Bộ máy kế toán gồm 7 thành viên với chức năng cụ thể như sau:
Kế toán trưởng Nhà máy: phụ trách chung công tác của phòng tài chính kế toán và trực tiếp điều hành xử lý các nội dung liên quan đến công tác tài chính trong toàn Nhà máy.
Kế toán tổng hợp và tính giá thành: làm công tác tổng hợp quyết toán tài chính toàn Nhà máy, có thể xem xét và đề xuất với trưởng, phó phòng về số liệu trong quá trình tổng hợp khi thấy cần sửa đổi, tham gia công tác kiểm kê và duyệt quyết toán vật tư.
Kế toán ngân hàng và công nợ: Theo dõi công tác thanh toán, quan hệ giao dịch các ngân hàng, theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả với khách hàng, các khoản phải trả khác, thanh toán với ngân sách, chi phí văn phòng đồng thời làm báo cáo quyết toán.
Kế toán vật tư và kho thành phẩm: Theo dõi nguyên vật liệu, thành phẩm nhập xuất hàng ngày.
Kế toán thanh toán nội bộ: Theo dõi công nợ nội bộ cuả Nhà máy, của từng đơn vị, có đối chiếu từng đối tượng đồng thời theo dõi công nợ phải thu khác trong văn phòng Nhà máy.
Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng giảm, trích khấu hao tài sản cố định toàn nhà máy, theo dõi tình hình thực hiện và thanh toán đầu tư xây dựng cơ bản.
Thủ quỹ và kế toán công nợ: Theo dõi tài sản công cụ văn phòng nhà máy, hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, lập báo cáo nhanh theo yêu cầu của cấp trên và các cơ quan quản lý. Đồng thời theo dõi công văn và các văn bản khác.
Do đặc điểm sản xuất, trình độ quản lý và sự chuyên môn hoá trong lao động kế toán, Nhà máy đã áp dụng hình thức “Nhật ký chứng từ” trong việc tổ chức hạch toán kế toán. Theo hình thức này, hệ thống sổ mà Nhà máy áp dụng được ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính bao gồm 10 nhật ký chứng từ, 4 bảng phân bổ, 11 bảng kê và 6 sổ chi tiết. Sổ cái thực hiện quá trình luân chuyển chứng từ theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
số 1- 4
Bảng kê
số 1- 11
Nhật ký chứng từ
số 1-10
Sổ chi tiết
số 1- 6
Sổ cái
Báo cáo
Báo cáo tổng hợp chi tiết
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng(quý)
Đối chiếu
1.3. Bộ phận sinh viên thực tập: Phòng tài chính, kế toán
- Người phụ trách và cũng là người trực tiếp giúp sinh viên thực tập: Là kế toán trưởng: Trần Doãn Xa
Số điện thoại của phòng: 6440394
phần II
Tình hình hoạt động của nhà máy trong thời gian vừa qua (3 năm
2.1 nhiệm vụ
Là một doanh nghiệp, một thành phần kinh tế, nên Nhà máy cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế khu vực. Mặc dù nền kinh tế nước ta trong năm 1999 bị ảnh hưởng không lớn, nhưng những doanh nghiệp công nghiệp như cơ khí Hồng Nam các chỉ số lợi nhuận cũng bị giảm tương đối. Chính vì vậy, nhà máy đã nhanh chóng đưa ra kế hoạch để đưa tiến độ sản xuất về thế cân bằng và thúc đẩy cường độ lao động. Vẫn tiếp tục nhiệm vụ sản xuất, lắp đặt và sửa chữa các thiết bị nâng hạ, nhà máy quyết tâm hoàn thành tốt kế hoạch trong vòng ba năm sẽ nâng giá trị tổng sản lượng lên 25%. Để theo kịp đà phát triển của nền kinh tế trong nước nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng nhà máy thường xuyên nắm bắt thông tin và đẩy mạnh việc cải tiến, áp dụng các mô hình quản lý cũng như các dây chuyền sản xuất mới.
2.2 Kết quả hoạt động
Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và kết quả SXKD 3 năm 2000- 2002
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu cơ bản
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
So sánh 2001/2000
So sánh 2002/2001
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tổng giá trị sản lượng
24250
27167
30680
2917
112.03
3513
112.93
Doanh thu thuần
22570
24875
27230
2305
110.21
2355
109.47
Giá vốn hàng bán
19827
21524
23024
1697
108.56
1500
106.97
Lãi gộp
2743
3351
4206
608
122.17
855
125.51
Chi phí bán hàng
325
405
521
80
124.62
116
128.64
Chi phí QLDN
2078
2466
3075
388
118.67
609
124.7
Lợi nhuận thuần
340
480
610
140
141.18
130
127.08
Thu nhập bình quân năm
10.2
11.4
14.4
1.2
111.76
3
126.32
Từ bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy các năm 2000, 2001, 2002 cho thấy: tổng giá trị sản lượng của Nhà máy đã liên tục tăng từ 2000-2002. Nhà máy đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra. Trong 3 năm giá trị sản lượng đã tăng 26.5% tương ứng là 6430 triệu đồng. Đây là tín hiệu tốt chứng tỏ nhà máy đang đi đúng hướng và có thể tiếp tục mở rộng sản xuất. Có thể thấy lợi nhuận thuần của Nhà máy liên tục tăng và đang ở mức 610 triệu đồng tăng 27.08% so với năm 2001. Với kết quả như vậy, Nhà máy đã tạo ra một mức thu nhập ổn định cho trên 340 CBCNV. Thu nhập bình quân năm/ người hiện nay là 14.4 triệu đồng tăng 3 triệu so với năm 2001. Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích ta thấy mặc dù lợi nhuận tăng, song tốc độ tăng lại có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân ở cả hai phía khách quan và chủ quan:
Xuất phát từ công tác lập kế hoạch của Nhà máy:
Việc đặt ra các chỉ tiêu kế hoạch cho năm sau đều phải dựa trên kết quả thực hiện của năm trước và những dự báo về nhu cầu và sự biến động giá cả của thị trường, năng lực sản xuất của Nhà máy. Nếu con số kế hoạch đưa ra quá thấp sẽ không có tác dụng thúc đẩy sản xuất, nhưng quá cao khó hoàn thành được cũng gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý người lao động và đặc biệt là gây khó khăn cho khâu chuẩn bị nguyên vật liệu. Mặt khác, do phụ thuộc vào các hợp đồng, các đơn đặt hàng của đối tác nên các chỉ tiêu kế hoạch Nhà máy đưa ra khó bám sát tình hình sản xuất. Công tác nghiên cứu thị trường làm chưa tốt nên giữa kế hoạch sản xuất và thực tế chưa thật sự ăn khớp nhau.
Nên thực tế sự chủ động trong sản xuất của nhà máy là rất ít. Điều này tác động lớn đến hoạt động sản xuất và tổng giá trị sản lượng là tất yếu.
Dây chuyền công nghệ sản xuất của Nhà máy chỉ tập trung ở một số công đoạn ngắn. Còn thực tế công nhân làm việc không tập trung. Sau khi có hợp đồng lắp đặt, sản xuất, Nhà máy sẽ trực tiếp khoán lại cho từng tổ đội chịu trách nhiệm công trình đó. Vì vậy nếu có phát sinh sửa chữa, bảo dưỡng thì các tổ, đội đó phải điều động công nhân đến nơi theo yêu cầu nên rất ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất hay nói chính xác hơn là thời gian hoàn thành công trình đang dở dang.
Môi trường cạnh tranh
Thị trường luôn biến động, nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn tự đổi mới, cải tiến, theo kịp sự phát triển chung. Chính vì vậy, khi ngày càng nhiều các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tư nhân ra đời nếu Nhà máy ì trệ trong quản lý không nắm bắt các thông tin thị trường để có sự điều chỉnh sẽ rất dễ bị rớt lại phía sau.
- Ngoài ra do một số thiết bị như xe con, vòng bi và các thiết bị điện Nhà máy phải nhập khẩu nên có chịu ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá. Năm vừa qua (năm 2002) tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD tăng cao :
+ Tỷ giá bình quân năm 2000 là 14.200 đ/USD.
+ Tỷ giá bình quân năm 2001 là 14.850 đ/USD
+ Tỷ giá bình quân năm 2002 là 15.450 đ/USD
+ Kim ngạch nhập khẩu năm 2002 là 273.000 USD
Chênh lệch tăng: 273.000 x (15.450 - 14.200) = 341.250.000 đ
Nhà máy cần có biện pháp để giảm bớt việc phải sử dụng các thiết bị nhập ngoại và thay thế dần bằng thiết bị có sẵn trong nước, hoặc là hàng ngoại nhập nhưng ta có thể mua của các nhà phân phối, đại lý độc quyền mà không qua nhập khẩu. Như vậy Nhà máy không những giảm bớt được chi phí mà cả thủ tục lẫn sự phức tạp trong công tác hạch toán ngoại tệ. Vì những thiết bị đó phần lớn là các phụ tùng, thiết bị có thể thay thế được. Năm 2002 vừa qua Nhà máy đã có kế hoạch để giảm tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu cho phép trên các dây chuyền sản xuất là 0,1% làm giảm chi phí sản xuất và qua đó hạ giá thành sản phẩm.
- Mặt khác chi phí quản lý doanh nghiệp lại có xu hướng tăng từ năm 2000 đến 2002 là 997 triệu đồng tương ứng 47.9% làm cho lợi nhuận của Nhà máy vẫn tăng nhưng với tốc độ giảm dần. Để khắc phục tình trạng này, Nhà máy nên sử dụng các bài toán kinh tế, các phương pháp thống kê, phân tích để tìm ra phương án tối ưu cho các khâu quản lý.
Ngoài ra để phân tích chính xác hơn hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy cần xem xét một số chỉ tiêu hiệu quả ở bảng dưới đây:
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1. Tỷ suất LN/DT (%)
1.51
1.93
1.98
2. Tỷ suất LN/ Tổng NV (%)
5,23
5,07
4,81
3. Tỷ suất LN/ Vốn vay (%)
12,59
8,77
7,03
4. Tỷ suất LN/ Vốn tự có (%)
8,39
5,33
5,62
Qua bảng trên đây ta thấy, tỷ suất lợi nhuận / doanh thu tăng, điều này chứng tỏ số lợi nhuận thu được khi có 100 đồng doanh thu là tăng lên. Nhưng nhìn chung tỷ xuất này là rất nhỏ do vậy Nhà máy cần có biện pháp để có thể tăng mạnh hệ số này. Còn tất cả các chỉ số về tỷ suất lợi nhuận/ tổng nguồn vốn, tỷ suất lợi nhuận/ vốn vay và tỷ suất lợi nhuận/ vốn tự có giảm dần. Như vậy là 1 đồng vốn mà Nhà máy sử dụng vào sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận ít dần. Hiệu quả kinh doanh giảm dần qua các năm.
Nói tóm lại trong 3 năm vừa qua, Nhà máy đã rất cố gắng trong việc nâng cao sản lượng, cải tiến sản phẩm, nghiên cứu thị trường nên đã mang lại lợi nhuận hàng năm khá cao và ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Nhà máy nên tìm tòi phát hiện các hướng đi mới để doanh thu và lợi nhuận hàng năm tăng cao hơn nữa.
Contents
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC420.doc