Tiếp tục triển khai luật bảo vệ môi trường và quán triệt thông tư số 22/TT-TU ngày 4/8/2005 của thành ủy và quyết định số 203/2005/QĐ-UB ngày 30/11/2005 của thành phố để tổ chức đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả 10 chương trình, đề án, dự án ưu tiên cấp thành phố về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước; đẩy mạnh kiểm tra hạ tầng về xử lý môi trường trong các khu, cụm công nghiệp; triển khai tổ chức thực hiện đề án bảo vệ môi trường sông Nhuệ, sông Đáy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
- Triển khai thực hiện Đề án “Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố và các giải pháp khắc phục”, tập trung xử lý các điểm nóng về ô nhiễm môi trường
- Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá thực trang môi trường của từng làng nghề, đồng thời chỉ đạo các địa phường có làng nghề tổ chức quy hoạch các điểm, cụm làng nghề tập trung hoặc xây dựng hệ thống thu gom xử lý chất thải, nước thải: quản lý, kiểm điểm đổ rác vào ao hồ tại các khu vực nông thôn ( dự kiến phương án đến, thực hiện một số mô hình thí điểm trong năm 2009 và triển khai nhân rộng từ năm 2010)
34 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Tài nguyên và môi trường Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ bản đồ nội ngoại thành và Gia Lâm, sưu tầm, làm lại và chỉnh lý cho đúng với thực trạng.
Quản lý đất công nội, ngoại thành và Gia Lâm, nắm vững tình hình đất công, theo dõi sự chiếm hữu, chống việc chiếm đất bất hợp pháp.
Tham gia việc mở mang, tu sửa Thành phố, cắm ruột đường, định chỉ giới cho các nhà được phép xây dựng, các khu lao động, vườn hoa tham gia việc nghiên cứu xây dựng Thủ đô mới.
Phục vụ việc phục hồi kinh tế: tìm đất cắm đất cho các cơ quan, công trường, Xí nghiệp, bệnh viện, trường học.
Vẽ và in bản đồ cho các tỉnh, đo đạc lập bản đồ gốc Thành phố cho đến xã, cắm mốc giới, sau đó lập bản đồ giải thửa, cấp tờ khai đến từng hộ có sử dụng đất làm căn cứ cho chính quyền công nhận, trên cơ sở đó lập Sở Địa chính xã.
Ngày 21/5/1959 Thành phố có Quyết định sát nhập 2 Sở: Sở Địa chính và Sở Nhà cửa và Trước bạ vào một cơ quan lấy tên là Sở Quản lý Nhà đất Hà Nội.
Năm 1983 do yêu cầu thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước đối với toàn bộ ruộng đất về việc đo đạc bản đồ trong phạm vi toàn Thành phố, Sở quản lý ruộng đất và đo đạc được thành lập theo Quyết định số 7758/TC-UB ngày 25/5/1983 của UBND Thành phố Hà Nội trên cơ sở Phòng Quản lý Ruộng đất thuộc Sở Nông Nghiệp Hà Nội. Sở Quản lý Ruộng đất và Đo đạc có trách nhiệm thực hiện thống nhất quản lý về mặt nhà nước đối với toàn bộ ruộng đất và đo đạc Hà Nội tập trung vào thực hiện 6 nhiệm vụ chủ yếu:
Phối hợp với các ngành có liên quan, xây dựng và trình duyệt các dự án quy hoạch và kế hoạch phân bổ, sử dụng ruộng đất trên phạm vi toàn thành phố.
Tổ chức chỉ đạo, thực hiện giao đất, thu hồi xác nhận quyền sử dụng đất theo những quyết định của nhà nước và của UBND thành phố Hà Nội.
Tổ chức chỉ đạo đo đạc điều tra khảo sát phân loại, xếp hàng ruộng đất độc lập và quản lý bản đồ địa chính, lập và quản lý sổ địa chính. Tiến hành đăng ký và thống kê ruộng đất.
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện thanh tra và kiểm tra tình hình sử dụng ruộng đất, giải quyết các việc tranh chấp về ruộng đất theo đúng pháp luật và các chính sách của nhà nước.
Tổ chức quản lý thống nhất đo đạc và ban hành sử dụng các loại bản đồ gốc cả thành phố
Tổ chức thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng quản lý cán bộ chuyên ngành quản lý ruộng đất đo đạc, bản đồ của địa phương.
2.1.2 Sở Quản thủ điền thổ:
Sở Quản thủ Điền thổ đổi tên thành Sở trước bạ và Quản lý Điền thổ có các nhiệm vụ sau:
Lập các bằng khoán điền thổ cấp cho các chủ sở hữu dựa trên cơ sở các tài liệu đo đạc của địa chính. Theo dõi đăng ký, xét cho chuyển dịch mua bán, cầm cố đất đai, thừa kế sang tên theo các Nghị định của Chính quyền trong phạm vi nội thành và các khu vực ven nội đã lập xong bằng khoán điền thổ, thu các loại thuế trước bạ.
Cũng trong thời gian này, ở ngoại thành đã tiến hành cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của các địa chủ , điều chỉnh phân chia lại ruộng đất cho nông dân. Sau đó tiến hành việc cấp Giấy chứng nhận sở hữu về ruộng đất cho các hộ, xoá bỏ các giấy tờ về ruộng đất cũ, lập lại sổ địa bạ củ các xã ngoại thành.
Tháng 2/1957 Thành phố có Quyết định 185 sáp nhập Phòng Nhà cửa vào Sở trước bạ và Quản thủ Điền thổ lây tên Sở Nhà cửa và Trước bạ. Sở Nhà cửa và Trước bạ là cơ quan quản lý chuyên môn đầu tiên về nhà cửa của Thành phố, đã tập hợp về một khối thống nhất gắn liền việc quản lý hồ sơ gốc về đất- nhà là các bằng khoán điền thổ với việc thực hiện các chính sách mới vÒ nhà cửa.
Ngày 21/5/1959 Thành phố có Quyết định sát nhập 2 Sở: Sở Địa chính và Sở Nhà cửa và Trước bạ vào một cơ quan lấy tên là Sở Quản lý Nhà đất Hà Nội. Sở Quản lý Nhà đất Hà Nội được giao nhiệm vụ:
Quản lý nhà cửa, ruộng đất công tư ở nội ngoại thành, Nghiên cứu chính sách, hướng dẫn thi hành các chính sách nhà cửa và ruộng đất công tư trong Thành phố. Thu thuế thổ trạch, thuế trước bạ và các loại phí liên quan.
2.2 Sau năm 1985
Ngành nhà đất gặp nhiều khó khăn vào những năm đầu đổi mới do tác động của khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Sau đó ngành đã đề ra 4 yêu cầu đổi mới.
* Sở Nhà đất Hà Nội
Đến tháng 5/1994 Sở Nhà đất Hà Nội được xác định lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế theo Quyết định số 898/QĐ-UB ngày 18/5/1994 của UBND Thành phố.
Năm 1999 do nhu cầu thống nhất việc quản lý đất và nhà vào một đầu mối. Chính phủ đã có Quyết định số 10/1999/QĐ-TTg ngày 29/1/1999 và UBND Thành phố có Quyết định số 12/1999/QĐ-UB ngày 18/3/1999 thành lập Sở địa chính – Nhà đất Hà Nội trên cơ sở xác nhập 2 Sở: Sở Địa chính và Sở Nhà đất Hà Nội, có nhiệm vụ:
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án đầu tư và phát triển nhà trên địa bàn thành phố, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức khảo sát điều tra đo đạc lập bản đồ địa chính và hồ sơ nhà
Thụ lý hồ sơ trình UBND thành phố quyết định việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất.
Thống nhất quản lý: Hệ tọa độ, cao độ, mốc chỉ giới, mốc địa giới
Chỉ đạo hướng dẫn việc bán nhà ở theo quy định của Nhà nước và thành phố
Trình UBND thành phố duyệt và quyết định quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
Xử lý các vi phạm pháp luật của nhà nước trong quản lý sử dụng đất
Đến tháng 8/2003 do yêu cầu của nhiệm vụ mới, công tác tổ chức Ngành Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội đã được thành lập theo Quyết định số 101/2003/QĐ-UB ngày 28/08/2003 của UBND Thành phố Hả Nội về việc thành lập hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Thành phố Hà Nội: Thành lập Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội trên cơ sở hợp nhất tổ chức của sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội và các tổ chức thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và môi trường.
Thực hiện nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Vào ngày 06/05/2008 UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 1593/QĐ-UBND đổi tên Sở Tài Nguyên Môi trường và Nhà đất Thành phố Hà Nội thành Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành Phố Hà Nội, chuyển chức năng, tổ chức về nhà ở và công sở từ Sở Tài Nguyên và Môi trường sang Sở Xây dựng.
Vào ngày 29/5/2008 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 15/2008/QH12 điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1/8. Theo Nghị quyết thủ đô Hà Nội sẽ rộng gấp 3,6 diện tích hiện nay bao gồm: thành phố Hà Nội hiện tại, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh ( Vĩnh Phúc ) và 4 xã của huyện Lương Sơn ( Hòa Bình ). Tổng diện tích của thủ đô mới hơn 3.300 km2. Quyết đinh số 42/QĐ-UBND ngày 2/8/2008 của UBND Thành phố Hà Nội thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tây với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội ( cũ ). Đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có tổng số 158 cán bộ công chức, viên chức của 8 phòng, ban chuyên môn và 363 cán bộ nhân viên của 6 đơn vị trực thuộc Sở.
II. Chức năng, nhiệm vụ của Sở
Căn cứ vào quyết định số 32/2008/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội ra ngày 09/0602008 và quyết định số 06/2008/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội ra ngày 09/09/2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội.
1.Chức năng
Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, công tác của UBND thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sở có chức năng tham mưu giúp UBND Thành phố Hà Nội thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ
- Trình UBND Thành phố Hà Nội
. Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của UBND thành phố Hà Nội về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án về lĩnh vực tài nguyên và môi trường và các giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố.
. Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc Sở theo quy định của pháp luật
. Dự thảo quy định tiêu chuẩn, chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó các tổ chức trực thuộc Sở và Trưởng phòng, phó trưởng phòng Tài nguyên và Mội trường quận, huyện, thành phố trực thuộc thành phố Hà Nội.
Trình chủ tịch UBND thành phố Hà Nội:
. Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
. Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại các phòng nghiệp vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
. Dự thảo các văn bản quy định cụ thể về quan hệ công tác giữa Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội với các Sở, Ban, ngành, UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc và UBND thành phố Hà Nội.
Hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được cơ quan Nhà nước cấp trên có thẩm quyền ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hướng dân chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thành phố trực thuộc, công chức chuyên môn giúp UBND xã, phường, thị trấn ( sau đây gọi chung là UBND cấp xã) quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường,
Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của UBND thành phố Hà Nội, chủ trì hoặc tham gia thẩm đinh, đánh giá và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu, đề án, dự án ứng dụng tiến bộ công nghệ có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở và các đơn vị sự nghiệp công lập khác của thành phố Hà Nội hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các dịch vụ công do Sở tổ chức thực hiện
Giúp UBND thành phố Hà Nội quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, hướng dân, kiểm tra hoạt động các hội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở theo quy định của pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo những quy định của pháp luật hoặc phân cấp, ủy quyền của UBND thành phố Hà Nội.
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của văn phòng, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố Hà Nội, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp huyện và cấp xã làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
Quản lý tài chính,t ài sản thuộc Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố Hà Nội
Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường, thống kê, báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường tại địa phương theo quy định của pháp luật
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND thành phố Hà Nội giao hoặc theo quy định của pháp luật
3.Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trong từng lĩnh vực
3.1 Về đất đai
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để trình UBND thành phố Hả Nội, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt
Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do UBND cấp huyện trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được phê duyệt
Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất
Thực hiện việc ký hợp đồng thuê đất, thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất, việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập và chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng hệ thống thong tin đất đai của thành phố Hà Nội.
Chủ trì xác định giá đất, gửi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình UBND thành phố Hà Nội quy định giá đất định kỳ hàng năm tại địa phương phù hợp với khung giá đất do chính phủ ban hành, đề xuất việc giải quyết các trường hợp vướng mắc về giá đất, tổ chức thực hiện điều tra, tổng hợp và cung cấp thông tin, dữ liệu về giá đất.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật
Tổ chức thực hiện kiểm tra việc thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất
Tổ chức, quản lý hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai thành phố, tổ chức phát triển quỹ đất và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện và tổ chức phát triển quỹ đất trực thuộc UBND thành phố Hà Nội
3.2 Về tài nguyên nước
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Tổ chức thẩm định các đề án, dự án về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, chuyển nước giữa các lưu vực song thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội
Tổ chức thực hiện việc xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với các sông, các tầng chứa nước, các khu vực trữ nước, các khu vực hạn chết khai thác nước, kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tổ chức thẩm định hồ sơ gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo thẩm quyền, thực hiện việc cấp phép và thu phí, lệ phí về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật, thanh tra, kiểm tra các hoạt động về tài nguyên nước quy định trong giấy phép
Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên địa bàn, tổ chức quản lý, khai thác công trình quan trắc tài nguyên nước do thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng.
Tổ hợp tình hình khai thácm, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt
Hướng dân, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật
Tham gia tổ chức phối hơp liên ngành của Trung ương, thường trực tổ chức phối hợp liên ngành của địa phương về quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông
3.3 Về tài nguyên khoáng sản
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, xác định các khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội, đề xuất với UBND thành phố Hà Nội các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Tổ chức thẩm đinh đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, tham gia xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND thành phố Hà Nội
Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng,cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế và các đề án đóng cửa mỏ thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố Hà Nội
Tổ chức thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội
Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định của pháp luật
Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng và than bùn, thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài Nguyên và Môi trường
3.4 Về môi trường
Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trương tại địa phương theo định kỳ, điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội và định kỳ báo cáo UBND thành phố Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường của các cơ sở đó
Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực nhằm ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố môi trường gây ra theo phân công của UBND thành phố Hà Nội
Thực hiện thẩm đinh báo cáo đánh giá môi trường chiến lươc, báo cáo đánh giá tác động môi trương, đề án bảo vệ môi trường, các dự án thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, hướng dân, kiểm tra việc thực hiện sau khi được co quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Chủ tri, phối hợp tổ chức thực hiện chương trình, đề án bảo vệ, khắc phục cải tạo cảnh quản môi trường liên ngành,bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước theo phân công của UBND thành phố Hà Nội
Hướng dân xây dựng và tổ chức, quản lý hệ thống quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật, thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường của thành phố Hà Nội
Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thống bảo vệ môi trường thuộc phạm vi chức năng của Sở
Tổ chức việc thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trương, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định của pháp luật
Tổng hợp dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội và phối hợp với Sở Tài chính báo cáo UBND thành phố Hà Nội trình Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính quản lý quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội theo phân công của UBND thành phố Hà Nội
3.5 Về khí tượng thủy văn
Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, thu hồi giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dung ở địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố Hà Nội và kiểm tra việc thực hiện
Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng, thủy văn chuyên dung, tham gia xây dựng phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan ở Trung ương và thành phố Hà Nội trong việc bảo vệ, giải quyết các vi phạm hành lang an toàn kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn của Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tổng hợp và báo cáo tình hình, tác động của biến đổi khí hậu đối với các yếu tố tự nhiên, con người và kinh tế -xã hội ở địa phương, phối hợp với các ngành có liên quan đề xuất
3.6 Về đo đạc và bản đồ
Xác nhận đăng ký, thẩm định hồ sơ và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, bổ sung, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật
Tổ chức, quản lý việc triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy hoạch, kế hoạch, quản lý chất lượng các công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ, thống nhất quản lý toàn bộ hệ thống tư liệu đo đạc và bản đồ tại địa phương, quản lý việc bảo mật, lưu trữ, cung cấp khai thác sử dụng thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ, quản lý việc bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc và bản đồ
Quản lý và tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhập, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồ của thành phố Hà Nội, bao gồm: hệ thống điểm đo đạc cơ sở, cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý, hệ thống địa danh trên bản đồ, hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ hành chính, bản đồ nền, bản đồ chuyên để phục vụ các mục đích chuyên dụng, bản đồ địa hình
Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ phát hành, thu hồi các ẩn phẩm bản đồ có sai sót về thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc thành phố Hà Nội, ấn phẩm bản đồ có sai sót về kỹ thuật.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở
4.1 Lãnh đạo Sở
Sở có giám đốc và 4 phó giám đốc
Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố Hà Nội, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định
Phó giám đốc Sở là người giúp giám đốc Sở chịu trách nhiêm trước giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công, khi giám đốc Sở vắng mặt, một phó giám đốc Sở được giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
Việc bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc Sở do chủ tịch UBND thành phố Hà Nội quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với giám đốc, phó giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.
4.2 Cơ cấu tổ chức thuộc Sở
4.2.1 Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
a. Văn phòng
b. Thanh tra
c. Phòng kế hoạch tổng hợp
d. Phòng Tài nguyên khoáng sản
e. Phòng quản lý đất đai
f. Phòng tài nguyên nước và khí tượng thủy văn
g. Phòng đo đạc và bản đồ
h. Phòng đăng ký thống kê
4.2.2 Đơn vị quản lý hành chính thuộc Sở
Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội
4.2.3 Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở
a. Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên môi trường Hà Nội
b. Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội
c. Trung tâm giao dịch đất đai và phát triển quỹ đất Hà Nội
d. Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường
e. Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường
f. Quỹ bảo vệ môi trường
Đơn vị quản lý hành chính và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường là những đơn vị được UBND thành phố lập, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và tài khoản riêng để giao dịch, hoạt động theo quy định pháp luật
III. Chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc Sở
1.Phòng đăng ký thống kê
Quản lý nhà nước về đất đai trong lĩnh vực thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 5 năm 1 lần thuộc thẩm quyền cấp tỉnh theo luật định và kiểm tra nghiệm thu đối với đơn vị thi công
Quản lý Nhà nước về đất đai trong lĩnh vực giao cấp đất, thu hồi đất, cho thuê, thế chấp, góp vốn, chuyển nhượng, thừa kế, cấp giây CNQSD đất và cập nhật chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính của 3 cấp tỉnh, huyện, xã theo luật định.
Kiểm tra nghiệm thu trình tự, thủ tục hồ sơ đăng ký cấp, đổi giấy CNQSD đất theo bản đồ địa chính chính qui đối với đơn vị thi công và thông qua Hội đồng nghiệm thu sản phẩm đăng ký cấp, đổi giấy của Sở theo qui định.
Kiểm tra về trình tự, thủ tục giao cấp đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp tỉnh do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh thiết lập thẩm định trình UBND thành phố đúng theo qui định.
Thành viên tham gia Hội đồng định giá, đấu giá quyền sử dụng đất, giải tỏa, bồi thường các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố
Tổng hợp số liệu báo cáo tiến độ đăng ký cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất theo định kỳ
Thẩm định đo đạc bản đồ địa chính đối với các dự án quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu đo đạc địa chính
2.Thanh tra
- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận các nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có liên quan đến lĩnh vực tranh chấp đất đai và lĩnh vực quản lý Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường.
- Thiết lập và cập nhật sổ tiếp công dân theo đúng qui định của Thanh tra Chính phủ. Bảo đảm giữ bí mật các thông tin có liên quan của người tố cáo khi người tố cáo có yêu cầu.
- Giúp Giám đốc Sở thực hiện trách nhiệm điều hành hoạt động của Hội đồng tư vấn liên ngành giải quyết tranh chấp đất đai. Xây dựng kế hoạch tổ chức thụ lý, xác minh, báo cáo đề xuất để Giám đốc Sở báo cáo kiến nghị UBND thành phố biện pháp giải quyết các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thành phố
- Theo dõi, phát hành văn bản hướng dẫn các trường hợp khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền theo qui định của phâp luật.
- Thực hiện trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền Giám đốc Sở trên các lĩnh vực quản lý nhă nước về đất đai, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước.
Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hằng năm trình Giám đốc Sở phê duyệt trước ngày 31/12 và tiến hành hoạt động thanh tra theo chương trình, kế hoạch được phê duyệt.
- Tiến hành hoạt động thanh tra đột xuất trong trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; theo yêu cầu phát sinh từ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Giám đốc Sở TN&MT giao.
- Thực hiện trách nhiệm giúp Giám đốc Sở trong công tác phòng ngừa và chống tham nhũng trên cơ sở phối hợp với các mặt hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành.
- Thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.
- Thực hiện thanh tra việc chấp hành các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường; các tiêu chuẩn về phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường khi sử dụng và khai thác các thành phần môi trường của các tổ chức, cá nhân. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử lý các vi phạm phâp luật về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện thanh tra việc chấp hành các qui định của pháp luật về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước
3. Văn phòng Sở
- Giúp lãnh đạo Sở theo dõi công tác tổ chức và công tác cán bộ của ngành tài nguyên và môi trường ở Sở và ở địa phương và tổ chức đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo qui định.
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ theo phân cấp của ngành.
- Đề xuất, hướng dẫn áp dụng qui chế, nội qui của ngành và kiểm tra theo dõi việc thực hiện qui chế, nội qui và tổ chức rà soát hàng năm bổ sung kịp thời những chức năng nhiệm vụ mới.
- Theo dõi nghĩ phép năm của cán bộ công nhân viên và bảng chấm công hàng tháng từng phòng ban trong đơn vị.
- Thực hiện tốt chế độ tiền lương, chế độ BHXH theo quy định, lập bản thanh toán lương hàng tháng và làm thủ tục nâng lương cho cán bộ công chức, viên chức đúng thời gian theo qui định.
- Lập kế hoạch biên chế hàng năm và thủ tục tuyển dụng chuyển đi đến, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức theo qui định...
- Lập kế hoạch theo dõi công tác thi đua khen thưởng của ngành và lập thủ tục khen thưởng theo qui định.
- Lập kế hoạch và theo dõi thực hiện qui chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan và xây dựng công sở văn hóa.
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2008
I. Những kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 2008
1.Về các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường
Đây là lĩnh vực luôn được ngành quan tâm: ngay từ đầu năm Sở đã lập kế hoạch giao nhiệm vụ cho các phòng, đơn vị trực thuộc rà soát, chỉnh sửa và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo UBND thành phố
Sau khi rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế chính sách của Thành phố Hà nội (cũ), tỉnh Hà Tây, Tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hòa Bình. Sở Tài nguyên và môi trường đã dự thảo, phối hợp với các Ngành, quận, huyện hoàn chỉnh, trình UBND thành phố ban hành 06 Văn bản Quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường: bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đo đạc và bản đồ, ban hành quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và thu hồi đất, giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà nội, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động về sử dụng đất cho các tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà nội, trình tư, thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố.
Ngày 24/10/2008 UBND thành phố đã tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm nêu trên tới lãnh đạo và cán bộ thực hiện công tác quản lý Tài nguyên và môi trường từ cấp Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc, đến lãnh đạo và cán bộ địa chính cấp phường, xã, thị trấn để thống nhất triển khai trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội
2.Về công tác cải cách hành chính
Dưới sự chỉ đạo của thành ủy và UBND thành phố, Sở tài nguyên va môi trường thành phố Hà nội trong năm 2008 đã có nhiều nỗ lực và từng bước đạt được những kết quả quan trong trong công tác cải cách hành chính, đưa ngành Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ngày càng ổn định và phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp “ công nghiệp hóa – hiện đại hóa” đất nước, hội nhập với sự phát triển chung của khu vực và quốc tế, cụ thể:
Về cải cách thể chế hành chính: Với sự phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh của thủ đô, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều cố gắng trong cải cách thể chế hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện, giảm phiền hà cho các tổ chức và công dân, từ 63 thủ tục hành chính ( năm 2006) đến nay còn 19 thủ tục hành chính, niêm yết công khai quy trình hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ, áp dụng mô hình một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính, đã góp phần làm giảm đáng kể thời gian giải quyết công việc, giảm phiền hà cho các tổ chức, người dân.
Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân tại Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc, cán bộ công chức đã có thái độ đúng mực trong giao tiếp, chống cửa quyền, phiền hà. Nghiên cứu đề xuất phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyền và môi trường cho các quận, huyện, đồng thời với việc tăng cường kiểm tra, giám sát và hướng dẫn.
Về cải cách tổ chức bộ máy: Sauk hi hợp nhất, Sở đã nhanh chóng ổn định tổ chức, sắp xếp, bố trí thực hiện ngay, chuyển một số công việc cho các đơn vị cấp 2 thực hiện như: giao chức năng quản lý về bảo vệ môi trường cho Chi cụ Bảo vệ môi trường, giao chức năng thực hiện tư vấn và cung cấp dịch vụ hành chính công đối với các tổ chức, công dân cho Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức: xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo,bỗi dưỡng CBCC; Hệ thống tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, chức năng CBCC tại các phòng của Sở để sắp xếp công việc cho phù hợp với yêu cầu công tác chuyên môn của từng CBCC.
Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu. Nâng cao trình độ, trách nhiệm, đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức.
Cải cách tài chính công,: công tác tài chính cơ quan Sở luôn được công khai, minh bạch. Việc chi tiêu trong đơn vị được đảm bảo các nguyên tắc tài chính, tiết kiêm ngân sách Nhà nước.
Thực hiện dân chủ, công khai minh bạch về tài chính công, tất cả các chỉ tiêu tài chính đều được công bố công khai trong các kỳ đại hội CBCC.
3.Về lĩnh vực tài nguyên đất
Công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và giao đất, cho thuê đất
Trên cơ sở quy hoạch . kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các địa phương và kế hoạch sử dụng đất 5 năm ( thời kỳ 2006 – 2010 ) đã được Chính phủ phê duyệt tại địa bàn tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh và 4 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Sở đã lập, báo cáo UBND thành phố trình và được Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối ( 2006 – 2010 ) của Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng là 34.336 ha đất để phát triển công nghiệp và đô thị tại Nghị quyết số 28/2008/NQ- CP ngày 04/12/2008.
3.2 Công tác giao đất, cho thuê đất
Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2008 theo địa giới hành chính Thành phố Hà Nội sau hợp nhất là 11.000 ha, đạt 83% kế hoạch.
Hồ sơ giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đến nay các chủ đầu tư đang triển khai thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
3.3 Công tác thực hiện các công trình trọng điểm của thành phố
Công tác giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ cấp bách nhưng hết sức phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án; chính vì vậy, ngành Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chủ động đi trước một bước trong việc đề xuất kế hoạch tái định cư phục vụ công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
Tổ chức thực hiện tốt các dự án và công trình trọng điểm: tham gia phối hợp với các Ngành, quận, huyện giải quyết nhanh các thủ tục hành chính để đẩy mạnh công tác xã hội hóa, công tác giải phóng mặt bằng và đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện các dự án, nhất là những dự án trong danh mục các công trình trọng điểm, công trình hạ tầng khung của Thành phố năm 2008 và công trình chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
3.4 Công tác xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính để quản lý đất đai chặt chẽ theo pháp luật quy định
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ: tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình , cá nhân; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các quận, huyện đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân kê khai đăng ký, xây dựng phương án đối với các trường hợp mới phát sinh và bất khả kháng. Kết quả thực hiện năm 2008, xét duyệt và cấp được 54.151 giấy chứng nhận, trong đó cấp cho các tổ chức là 297 giấy
Công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính: đang triển khai thực hiện Dự án VLAP – Hà Nội do Sở làm chủ đầu tư, đo đạc lập hồ sơ địa chính tại các huyện: Thanh oai, Phúc Thọ, Mỹ Đức và Thành phố Sơn Tây, tiếp tục tập trung công tác chỉnh lý biến động bản đồ thực hiện Đề án lập hồ sơ địa chính ở 3 cấp cho 40 phường, xã, thị trấn đã hoàn thành cơ bản công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xây dựng quy chế, quản lý lưu trữ và cập nhập hồ sơ địa chính, xử lý thông tin nhanh, chính xác, phục vụ công tác quản lý và tạo điều kiện phát triển thị trường bất động sản.
3.5 Kết quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất
Kết quả năm 2008 đã tổ chức đấu giá được 38.2 ha đất với số tiền là 2998,25 tỷ đồng, trong đó: Hà nội cũ 8,3 ha đất, với số tiền là 1510,25 tỷ đồng; tỉnh Hà Tây 11,43 ha với số tiền là 749 tỷ đồng; huyện Mê Linh 18,47 ha với số tiền là 739 tỷ đồng.
3.6 Công tác tiếp dân, thanh tra, xử lý vi phạm về tài nguyên và môi trường
Sở đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật về tiếp dân tại Sở, phối hợp cùng các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc tiếp dân tại trụ sở tiếp công dân của UBND thành phố theo lịch; tập trung giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, giải quyết dứt điểm nhiều vụ khiếu kiện kéo dài liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các Sở ngành và UBND các quận, huyện lập hồ sơ trình UBND thành phố quyết định thu hồi đất của 5 đơn vị với tổng diện tích 46.000 m2
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, Sở đã phối hợp với các quận, huyện rà soát các dự án được Nhà nước giao, cho thuê từ ngày 1/1/2003 đến 31/10/2008 mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất châm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đang phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch kiến trúc tiếp tục rà soát và có thông báo đến các chủ đầu tư yêu cầu báo cáo giải trình tiến độ thực hiện và các vướng mắc cụ thể để phân loại, phối hợp với UBND các quận, huyện lập hồ sơ, trình UBND thành phố xử lý và thu hồi theo quy định của pháp luật.
Năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thành lập 2 đoàn kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đến ngày 30/11/2008 đã kiểm tra được 89 cơ sở.
4.Công tác quản lý nguồn tài nguyên nước, khí tượng thủy văn
Từ năm 2005 đến nay, hàng năm Sở đã phối hợp với các quận, huyện triển khai công tác tuyên truyên, phổ biến pháp luật về lĩnh vực tài nguyên nước và tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân về lĩnh vực tài nguyên nước; xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; năm 2008 trên địa bàn thành phố Hà Nội cấp được: 59 giấy phép, tỉnh Hà Tây cấp được 41 giấy phép
Sở đã triển khai thực hiện đề án xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội ( cũ ); khảo sát thực địa và nghiên cứu tài liệu hiện có để xác định sơ bộ vùng bảo hộ vệ sinh cho các giêng khoan khai thác nước, tổ chức trám lấp các giêngs khoan khai thác nước bị hư hỏng trên địa bàn các quận: Long Biên, Tây Hồ và Hoàng Mai.
Về lĩnh vực khí tượng thủy văn:
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở đã phối hợp với Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu để trao đổi thông tin và phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn.
Qua đợt mưa lớn gây ngập úng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu đề nghị UBND thành phố bố trí kinh phí để Sở phối hợp với Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu triển khai Dự án xây dựng bản đồ ngập lụt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5.Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản
Sở đã quan tâm triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền phố biến Luật Khoáng sản: thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động khoáng sản, phối hợp với UBND các huyện kiểm tra hoạt động khai thác đất, cát trái phép trên địa bàn Thành phố, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân làm thủ tục theo quy định của pháp luật, triển khai Đề án điều tra thực trạng các bãi chứa và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng vên sông, khoang định khu vực cấm hoạt động khoáng sản.
Năm 2008 cấp 07 giấy phép thăm dò và 12 giấy phép khai thác khoáng sản
6.Công tác bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường
Tiếp tục triển khai thực hiện 10 chương trình bảo vệ môi trường thực hiện Nghị Quyết 41-BCT về việc bảo vệ môi trường đã triển khai xây dựng đề cương chi tiết, lộ trình và kế hoạch thực hiện, trong đó có chương trình: gắn kết môi trường vào chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để xây dựng chương trình nghị sự 21 của thành phố.
Về chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy: thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020. Sở đã tham mưu để UBND thành phố Hà Nôuj và Bộ tài nguyên và môi trường chủ trì cùng UBND 4 tỉnh thuộc lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy ( Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình ) tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Đề án và kế hoạch năm 2009.
Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường: hàng năm, Sở phối hợp UBND các quận, huyện tiến hành kiểm tra, giám sát môi trường định kỳ từ 180-200 cơ sở, tập trung vào các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm cao và tổ chức thanh tra đột xuất khoảng 25-30 cơ sở. Thực hiện công tác quan trắc môi trường hàng năm gồm: quan trắc, giám sát cơ sở trọng điểm có nguy cơ gây ô nhiễm trên địa bàn thành phố, các cơ sở công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, các bệnh viện và các cơ sở y tế, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ năm xen kẽ trong các khu dân cư, các làng nghề tập trung; quan trắc chất lượng nước sông Hồng,hệ thống 4 sông thoát nước chính và 18 hồ khu vực nội thành; quan trắc chất lượng không khí tại một số khu công nghiệp tập trung, khu dân cư và quan trắc ô nhiễm bụi tại 65 điểm, tuyến, nút giao thông trọng điểm; quan trắc giám sát tình hình ô nhiễm môi trường nước các khu vực chôn lập, tiêu hủy gia cầm, gia súc bị bệnh dịch.
Thực hiện tuyên truyền về bảo vệ môi trường, phối hợp với Đài phát thanh truyền hình Hà Nội, UBND các quận, huyện để tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được tăng cường, tranh thủ sự giúp đỡ về kỹ thuật cũng như tài chính từ các dự án nước ngoài cho các hoạt động bảo vệ môi trường ( 6 dự án đã triển khai, đang chuẩn bị và triển khai 5 dự án từ năm 2009)
Tình hình chi tiêu ngân sách sự nghiệp môi trường trong năm 2008 là 7.3 tỷ đồng
Công tác thu phí và lệ phí: kế hoạch năm 2008 giao cho Ngành Tài nguyên và Môi trường 10 tỷ đông , thưcj hiện đến tháng 11 năm 2008 thu được 26,2 tỷ đồng.
II. Đánh giá và nguyên nhân tồn tại
Dưới sự chỉ đạo thường xuyên của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tập trung thực hiện nhiệm vụ,kế hoạch của ngành ngay từ đầu năm 2008,đặc biệt sau khi thành phố Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính và đã đạt được những kết quả, góp phần hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm ( 2006- 2010) của thành phố. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế:
Công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra sử dụng đất đai ở các quận, huyện chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết trong quá trình xử lý vi phạm; chưa làm tốt công tác hậu kiểm đối với các dự án sau khi giao đất.
Việc khai thác nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường còn rất hạn chế, thiếu cơ chế chính sách phù hợp để khắc phục những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất công nghiệp, công tác kiểm tra, kiểm soát môi trường sau khi các dự án đi vào hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu, việc xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm còn nhiều khó khăn.
Công tác cải cách hành chính, cung cấp thông tin, dịch vụ phuc vụ cho các doanh nghiệp, người dân còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đã phân cấp cho các quận, huyện thực hiện một số lĩnh vực nhưng việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu
Đã phân cấp cho các quận, huyện thực hiện một số lĩnh vực nhưng việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chưa làm được thường xuyên, kịp thời.
Đội ngũ cán bộ chuyên môn ở cơ sở còn thiếu, yếu về năng lực chuyên môn.
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2009
Quán triệt các Nghị quyết và chỉ đạo của thành ủy, hội đồng nhân dân và UBND thành phố và phát huy kết quả đã đạt được trong năm 2008, Sở xây dựng kế hoạch công tác và xác định một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2009:
1.Về các văn bản quy phạm pháp luật
Tiếp tục tập trung rà soát, chủ động tham mưu cho thành phố ban hành bổ sung cơ chế, chính sách trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường nhằm cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ( quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên toàn thành phố, quy định về trình tự, thủ tục, cơ chế xử lý thu hồi đất vi phạm luật đất đai trên địa bàn thành phố)
2.Về công tác chuẩn bị quỹ đất tái định cư
Chủ động đi trước một bước phục vụ công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư thực hiện các dự án phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật,tái định cư khi thu hồi đất thổ cư và trên 30% đất nông nghiệp
3.Rà soát các dự án
Sở phối hợp với các ngành và các quận, huyện tổ chức rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đã được giao đất, lập hồ sơ thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm theo quy định của Luật đất đai năm 2003,để hoang hóa không sử dụng quá 12 tháng liền và chậm triển khai 24 tháng sơ với dự án đầu tư được duyệt trên địa bàn thành phố, kiên quyết xử lý các vi phạm theo quy định.
Thực hiện chỉ đạo của thủ tướng chính phủ cần rà soát các dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội mở rộng để đề xuất:
+ Các dự án cho tiếp tục thực hiện
+ Các dự án tạm dừng để xem xét về sự phù hợp với quy hoạch
+ Các dự án phải dừng vì không phù hợp với quy hoạch
Triển khai các Dự án đo đạc, cắm mốc giới lập bản đồ địa chính tại các nông, lâm trường, trên cơ sở đó báo cáo để UBND thành phố phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo về công tác quản lý, sử dụng đất đai các nông lâm trường.
4.Về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
Thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2009 và triển khai lập dự án, xây dựng quy hoạch sử dụng đất 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015
5.Về công tác khai thác tiềm lực từ đất
Năm 200 dự kiến các nguồn thu từ đất là 7385 tỷ đồng, bao gồm: tiền sử dụng đất 6703 tỷ đồng, tiền thuê đất 480 tỷ đồng, lệ phí trước bạ, thuế nhà đất 202 tỷ đồng
6.Về công tác quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố
Hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên nước
Tổng hợp, sửa đổi bổ sung quy hoạch thăm dò khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn thành phố Hà Nội
Triển khia các dự án trọng tâm: đề án xây dựng cơ sở dự liệu tài nguyên nước, khảo sát thực địa xây dựng vùng phòng hộ vệ sinh, độ sâu cho phép khai thác các giêng khoang khai thác nước dưới đất giai đoạn 2
7.Về công tác bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường
Tiếp tục triển khai luật bảo vệ môi trường và quán triệt thông tư số 22/TT-TU ngày 4/8/2005 của thành ủy và quyết định số 203/2005/QĐ-UB ngày 30/11/2005 của thành phố để tổ chức đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả 10 chương trình, đề án, dự án ưu tiên cấp thành phố về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước; đẩy mạnh kiểm tra hạ tầng về xử lý môi trường trong các khu, cụm công nghiệp; triển khai tổ chức thực hiện đề án bảo vệ môi trường sông Nhuệ, sông Đáy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Triển khai thực hiện Đề án “Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố và các giải pháp khắc phục”, tập trung xử lý các điểm nóng về ô nhiễm môi trường
Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá thực trang môi trường của từng làng nghề, đồng thời chỉ đạo các địa phường có làng nghề tổ chức quy hoạch các điểm, cụm làng nghề tập trung hoặc xây dựng hệ thống thu gom xử lý chất thải, nước thải: quản lý, kiểm điểm đổ rác vào ao hồ tại các khu vực nông thôn ( dự kiến phương án đến, thực hiện một số mô hình thí điểm trong năm 2009 và triển khai nhân rộng từ năm 2010)
8.Về công tác cải cách hành chính
Nhằm nâng cao trình độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức với phương châm tinh gọn, hiệu quả để thực hiện theo cơ chế “ một cửa” đối với các thủ tục hành chính liên thông hiện có cuat thành phố và của Ngành, tạo chuyển biến mạnh mẽ cả về tư duy, hành động trong đội ngũ cán bộ công chức, xây dựng nề nếp làm việc văn hóa công sở, đổi mới phong cách làm việc của cán bộ công chức, công tác chỉ đạo và điều hành thực hiện kế hoạch theo phương châm “ Năng động, sáng tạo, kỷ cương, văn minh, thanh lịch” ; kiện toàn các phòng, ban theo hướng không trùng lắp chức năng, luân chuyển cán bộ để sắp xếp, bố trí cho phù hợp với năng lực, yêu cầu công việc để cán bộ thạo một việc, biết nhiều việc sau khi thành phố Hà Nội hợp nhất.
9.Tổ chức thực hiện tốt các dự án và công trình trọng điểm
Tham gia phối hơp với các ngành, quận, huyện giải quyết các thủ tục hành chính để đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực đô thị, văn hóa xã hội, công tác giải phóng mặt bằng và đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện các dự án, nhất là những dự án trong danh mục các công trình trọng điểm, công trình hạ tầng khung của Thành phố năm 2008 và công trình chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của Thành phố.
Sở
KẾT LUẬN
Công tác quản lý nhà đất nói riêng và tài nguyên và môi trường nói chung ở Hà Nội ra đời sớm nhất trong các tỉnh miền Bắc sau ngày giải phóng Thủ đô, có bề dày năm tháng dài nhất so với các tổ chức quản lý nhà đất của các tỉnh thành trong cả nước.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã ra đời và tồn tại, phát triển theo nhu cầu về quản lý tài nguyên, môi trường của nhà nước, của thành phố Hà Nội.
Trong năm 2008 vừa qua đã có nhiều biến động và Sở đã có sự thay đổi đáng kể.Tuy nhiên Sở vẫn đã hoàn thành cơ bản tốt các nhiệm vụ đề ra của mình.Bên cạnh đó vẫn đang còn những tồn tại mà Sở cần rút kinh nghiệm và có kế hoạch để thực hiện tốt hơn công tác của mình trong năm 2009.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách “40 năm ngành nhà đất Hà Nội năm tháng và sự kiện 1954 – 1996” – UBND Thành phố Hà Nội và Sở Nhà Đất
Báo cáo tổng kết năm 2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Các nghị định của Chính phủ và quyết định của thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội
Tài liệu internet: trang web www.tmmtnd.hanoi.gov.vn...
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5899.doc