Tình hình hoạt động tại Tổng công ty Muối

Bộ Thương mại (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chịu trách nhiệm chỉ đạo Tổng công ty Muối tổ chức việc lưu thông muối ăn, đảm bảo nguồn muối lưu thông, dự trữ quốc gia. + Giao cho Tổng công ty Muối xây dựng kế hoạch phát triển, cải tạo các đồng muối và các công trình liên quan để đạt mục tiêu quy hoạch phù hợp chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước. + Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng để trình Chính phủ cơ chế chính sách hỗ trợ diêm dân sản xuất muối, cùng các bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch được phê duyệt.

doc25 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Tổng công ty Muối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu Doanh nghiệp nhà nước hiện nay đã chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế ; góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng thế và lực của đất nước. Doanh nghiệp nhà nước chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước, trong tổng thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu và công trình hợp tác đầu tư với nước ngoài; là lực lượng quan trọng trong thực hiện các chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo đảm nhiều sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh. Doanh nghiệp nhà nước ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường; năng lực sản xuất tiếp tục tăng; cơ cấu ngày càng hợp lý hơn; trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ; hiệu quả và sức cạnh tranh từng bước được nâng lên; đời sống của người lao động từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước cũng còn những mặt hạn chế, yếu kém, có mặt rất nghiêm trọng như: quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, chưa thật tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt; nhìn chung, trình độ công nghệ còn lạc hậu, quản lý còn yếu kém, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh; kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với các nguồn lực đã có và sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước; hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, nợ không có khả năng thanh toán tăng lên, lao động thiếu việc làm và dôi dư còn lớn. Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước đang đứng trước thách thức gay gắt của yêu cầu đổi mới, phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tổng công ty Muối là một Tổng công ty 90 của nhà nước, cũng có những mặt đã làm tốt và những mặt hạn chế, yếu kém. Thấy được những vấn đề bức xúc đang tồn tại ở Tổng công ty Muối và sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty là rất cần thiết cho xã hội do đó cần phải sắp xếp lại, em đã mạnh dạn nghiên cứu và viết đề tài. Chương 1: Tổng quan về quá trình phát triển, hình thành của Tổng công ty Muối Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Muối. Tên giao dịch quốc tế là vietnam national salt corporation viết tắt là VISALCO. Trụ sở chính đặt tại Số 5 và số 7 Hàng Gà, Quận Hoàn kiếm thành phố Hà Nội. Từ một bộ phận trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Tổng công ty Muối đã được thành lập ngày15/10/1985 do sự sáp nhập giữa Cục công nghiệp muối thuộc Bộ Công nghiệp và Thực phẩm với Công ty muối Trung ương thuộc Bộ Nội thương (nay là Bộ Thương mại) theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 252-HĐBT ngày 15 tháng 10 năm 1985 về việc chuyển giao nhiệm vụ cung ứng tư liệu sản xuất cho nghề muối, thu mua và bán buôn muối từ Bộ Công nghiệp thực phẩm sang Bộ Nội thương quản lý. Ngày 17/5/1995 Tổng công ty đã thành lập lại theo quyết định số 414/TM-TCCB của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Tổng công ty bao gồm các thành viên hạch toán độc lập và doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị trong ngành kinh doanh nhằm tăng cường tích tụ, tập trung phân công chuyên môn hoá và hợp tác kinh doanh để nâng cao khả năng và hiệu qủa kinh doanh của các đơn vị thành viên cũng như của toàn Tổng công ty. Ngày 25/12/97 Tổng công ty Muối thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1128/1997/QĐ-TTg về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước và sản xuất, kinh doanh muối cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổng công ty Muối là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, được Nhà nước giao vốn, tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác, doanh nghiệp có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn vốn và phát triển vốn được giao, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu tránh nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn Nhà nước do Tổng công ty quản lý. Trên cơ sở vốn và nguồn lực Nhà nước đã giao cho Tổng công ty, Tổng công ty giao lại vốn và nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng vốn được Hội đồng quản trị (HĐQT) phê duyệt. Các đơn vị thành viên chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng công ty về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực được giao. II- Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực chủ yếu của Tổng công ty Muối. Tổng công ty Muối kinh doanh những mặt hàng sau (tại khoản 2, điều 1 của Điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty) : + Kinh doanh muối nguyên liệu, muối chế biến, muối Iốt, các mặt hàng thực phẩm có muối Iốt, các sản phẩm từ nước biển. + Kinh doanh các loại thiết bị máy móc ,vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh muối , kinh doanh vận tải, dịch vụ sữa chữa phương tiện vận tải, đại lý mua bán hàng hoá cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. + Kinh doanh xuất nhập khẩu muối, nông sản, thực phẩm, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất muối, vật tư, hoá chất, phương tiện vận chuyển hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá do liên doanh liên kết tạo ra. + Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch. Trong quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 18-11-1997 Chính phủ đã giao cho Tổng Công ty Muối 3 nhiệm vụ sau : 1. Tổ chức hệ thống sản xuất và lưu thông muối thuộc Tổng Công ty Muối của Nhà nước 2. Tổ chức việc lưu thông muối ăn, bảo đảm nguồn muối dự trữ lưu thông, dự trữ quốc gia. 3. Xây dựng kế hoạch phát triển, cải tạo các đồng muối và các công trình liên quan để đạt mục tiêu quy hoạch, phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Nhà nước. III- Bộ máy quản lý và mối quan hệ của Tổng công ty Muối Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh: Tổ chức hoạt động của Tổng công ty Muối theo mô hình Tổng công ty 90. 1. Hội đồng quản trị: Được thành lập theo quyết định số 1167/TM - TCCB của Bộ trưởng Bộ Thương mại tháng 12/1996. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên gồm: - Chủ tịch HĐQT, Trưởng ban kiểm soát, 3 uỷ viên (trong đó có một uỷ viên là Tổng giám đốc Tổng công ty). 2. Ban kiểm soát : Ban này gồm 5 người. Trong đó có 1 trưởng ban chuyên trách, 4 uỷ viên kiêm nhiệm. Trong số 4 uỷ viên này có 1 người là cán bộ vụ tài chính kế toán Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1 người là cán bộ của Tổng cục quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp, 2 cán bộ của Tổng công ty. 3. Ban giám đốc: Gồm Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc 4. Văn phòng Tổng công ty: Gồm 102 người bố trí theo các phòng ban, trạm trực thuộc Tổng công ty. + Phòng kế hoạch kinh doanh : Có nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp cận thị trường để xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Tổng công ty, trên cơ sở các kế hoạch cụ thể của Nhà nước giao, của các phòng chức năng, và các kế hoạch khác của tổng công ty. + Phòng xuất nhập khẩu: - Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh xuất-nhập khẩu. - Tham mưu, nghiên cứu, đánh giá, khảo sát khả năng tiềm lực của đối tác nước ngoài khi liên kết kinh doanh với tổng công ty cho Tổng giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất - nhập khẩu. + Phòng dự trữ quốc gia: Có nhiệm vụ XD kế hoạch dự trữ muối phòng khi mất mùa, chiến tranh. cùng phòng kế hoạch kinh doanh xây dựng kế hoạch dự trữ muối nguyên liệu để phục vụ sản xuất kinh doanh trong những ngày giáp vụ, dự báo nhu cầu để dự trữ muối khi cần thiết, thực hiện nhiệm vụ xuất muối dự trữ quốc gia khi có nhu cầu đột biến. Bộ phận dự trữ quốc gia được hạch toán theo nguồn vốn hành chính sự nghiệp, với 13 cụm kho dự trữ từ Bắc vào Nam. + Phòng tổ chức hành chính : Tham mưu về công tác tổ chức sắp xếp cán bộ; tiếp các đoàn thanh tra ; xây dựng kế hoạch và mua sắm trang bị làm việc cho văn phòng Tổng công ty hàng tháng và hàng năm; tổ chức tiếp khách, hướng dẫn khách đến làm việc, quản lý các loại tài sản trực thuộc văn phòng Tổng công ty; bảo đảm xe đưa đón lãnh đạo, cán bộ đi làm đúng giờ an toàn; xây dựng kế hoạch, nội dung công tác thi đua, tập hợp đề nghị khen thưởng , đề xuất hình thức khen thưởng với hợp đồng thi đua và Tổng giám đốc xét sau. + Phòng xây dựng cơ bản: - Có nhiệm vụ lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm và kế hoạch dài hạn của Tổng công ty. - Điều tra khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát thiết kế lập tổng dự toán các công trình xây dựng. Giám sát kỹ thuật xây dựng, nghiệm thu khối lượng và chất lượng các công đoạn xây lắp công trình, tổ chức bàn giao các công trình đi vào sử dụng. - Quản lý các công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp và tự có của các đơn vị thành viên (kể cả vốn vay ). Lập và sửa chữa nhỏ các công trình như kho tàng, nhà xưởng thuộc sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty. + Phòng tài chính kế toán : - Có nhiệm vụ tham mưu, xây dựng kế hoạch tài chính, đề xuất lên Tổng giám đốc phương án tổ chức hoạt động của bộ máy kế toán của Tổng công ty phù hợp với chế độ kế toán Nhà nước. - Tổ chức quản lý kế toán, hướng dẫn các đơn vị thành viên trong công tác kế toán tài chính. - Có trách nhiệm khai thác, huy động các nguồn lực huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thời các phương án sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. - Định kỳ phân tích các hoạt động kinh tế, hiệu quả kinh doanh, cung cấp các thông tin về hoạt động tài chính cho lãnh đạo. - Kiểm tra hoạt động kế toán tài chính của các đơn vị thành viên. - Hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu trong văn phòng Tổng công ty, thu hồi công nợ, thanh quyết toán tài chính với khách hàng và chương trình bướu cổ bộ y tế về muối Iốt cho miềm núi. + Phòng Khoa học kỹ thuật : Có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ ngành muối. Giúp Tổng giám đốc quản lý các dự án, đề án về khoa học kỹ thuật, công nghệ trong toàn Tổng công ty. + Các Trạm trực thuộc Văn phòng Tổng công ty : Thực hiện những nhiệm vụ Tổng công ty giao cho. + Ban Quản lý dự án Khu kinh tế muối công nghiệp và Xuất khẩu Quán Thẻ - Ninh Thuận. 5. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Muối : Tổng công ty có 15 doanh nghiệp thành viên trực thuộc (7 doanh nghiệp hạch toán độc lập, 8 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc) 6. Lao động và tiền lương: - Lao động : Tổng số lao động của Tổng công ty gồm 1736 người trong đó : + Lao động không thời hạn : 1240 người + Lao động hành chính sự nghiệp : 98 người + Lao động có thời hạn (1-3) năm : 290 người + Lao động vụ việc <1 năm ( đã định biên ) 108 người - Tiền lương : Bình quân thu nhập đầu năm 1999 là 560000đ/người/tháng, năm 2000 là: 600000 đ/người/tháng và cho đến năm 2001 con số bình quân này đã tăng lên đáng kể là : 790000 đ/người/tháng. ** Nhiệm vụ nhà nước giao cho Tổng công ty Muối đến năm 2010 Nhận thức vị trí vai trò quan trọng của ngành muối đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, Nhà nước đã đưa ra các văn bản: -Văn bản thứ nhất: Thông tư của Bộ Tài chính số 08-TC/TNVT ngày 27/2/1990 hướng dẫn trợ giá muối IODAS theo chính sách xã hội đối với đồng bào các dân tộc miền núi. -Văn bản thứ hai: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 481-TTG ngày 08-09-1994 về việc tổ chức vận động toàn dân ăn muối Iốt. -Văn bản thứ ba: Thông tư của Bộ Thương mại số 1/TM-KD ngày 16/1/1995 hướng dẫn tổ chức sản xuất và cung ứng muối Iốt đáp ứng nhu cầu toàn dân. -Văn bản thứ tư: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 980/1997/QĐ-TTg ngày 18/11/1997 phê duyệt quy hoạch sản xuất - lưu thông muối đến năm 2000 - 2010. -Văn bản thứ năm: Quyết định của Chính phủ số 4828/KTTH ngày 29/9/97 Chính Phủ đã giao nhiệm vụ dự trữ quốc gia (DTQG) muối trắng từ cục DTQG cho Tổng công ty Muối đảm nhiệm. -Văn bản thứ sáu: Nghị định của Chính phủ số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/04/1999 về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn. -Văn bản thứ bảy: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 153/1999/QĐ-TTg ngày 15/07/1999 về một số chính sách phát triển muối. - Văn bản thứ tám: Thông tư liên tịch Bộ Y tế - Thương mại - Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 20/1999/TTLT/YT-TM-NN&PTNT ngày 10/11/1999 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/4/1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung ứng muối Iốt cho người ăn. Theo các văn bản nêu trên, giai đoạn 2002 - 2010 Tổng công ty Muối có nhiệm vụ rất nặng nề: Nhiệm vụ thứ nhất: Đến năm 2010 đạt khoảng 2.000.000 tấn muối và sản phẩm sau muối. Nhiệm vụ thứ hai: Diện tích và phân bổ các vùng muối chủ yếu: a. Mở rộng và cải tạo các đồng muối đang có ở miền Bắc, ở miền Trung và những đồng muối ở Nam Bộ hiện đang hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng muối ăn của nhân dân. b. Sử dụng có hiệu quả các vùng đất ven biển, đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp ở các tỉnh miền Trung để xây dựng mới các cơ sở sản xuất muốn công nghiệp với công nghệ tiên tiến để cung cấp cho nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu. c. Diện tích các vùng muối chủ yếu: - Diện tích sản xuất muối ăn ở phía Bắc và Nam Bộ: khoảng 6.500 ha. - Diện tích sản xuất muối công nghiệp ở miền Trung: khoảng 14.000 ha, trong đó chủ yếu ở các tỉnh: + Ninh Thuận: khoảng 4.500 ha. + Bình Thuận: khoảng 3.500 ha. + Quảng Nam - Đà Nẵng: khoảng 3.000 ha. Tổng vốn đầu tư ước tính: 1.466 tỷ đồng. Nhiệm vụ thứ ba: Tổ chức thực hiện; + Tổ chức hệ thống sản xuất và lưu thông muối thuộc Tổng công ty Muối. + Xây dựng hệ thống kho tại đồng muối, kho dự trữ lưu thông, kho dự trữ quốc gia. + Bộ Thương mại (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chịu trách nhiệm chỉ đạo Tổng công ty Muối tổ chức việc lưu thông muối ăn, đảm bảo nguồn muối lưu thông, dự trữ quốc gia. + Giao cho Tổng công ty Muối xây dựng kế hoạch phát triển, cải tạo các đồng muối và các công trình liên quan để đạt mục tiêu quy hoạch phù hợp chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước. + Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng để trình Chính phủ cơ chế chính sách hỗ trợ diêm dân sản xuất muối, cùng các bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch được phê duyệt. Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất của Tổng công ty Muối. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Muối. Đặc điểm sản xuất muối : Nhìn chung còn manh mún phân tán chưa tập chung. Các đồng muối sản xuất chưa được quy hoạch cụ thể. Hiện nay do truyền thống lâu đời nên nghề muối nước ta vẫn chủ yếu được làm theo phương pháp thủ công với diện tích 9600 ha và sản lượng đạt 430.000 tấn/năm, năm 1998 đạt 800.000 tấn. Do điều kiện khác nhau giữa hai miền Nam Bắc nên phương thức sản xuất khác nhau. ở miền Nam chỉ có hai mùa mưa và nắng nên áp dụng phương pháp phơi nước. Phương pháp này cho năng suất cao chất lượng muối nguyên liệu khá tốt và một phần muối đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. ở miền Bắc thời tiết chia làm 4 mùa không rõ rệt nên áp dụng phương pháp sản xuất phơi cát (phương pháp này hiện nay trên thế giới không còn sử dụng nữa) . Phương pháp phơi cát cho năng suất thấp vì thế lợi thế cạnh tranh của muối miền Bắc kém hơn miền Nam. Tuy nhiên không thể không coi trọng nghề muối ở miền Bắc do thị hiếu người tiêu dùng và đặc biêt có liên quan đến đời sống hàng vạn người lao động. Từ khi bãi bỏ cơ chế bao cấp, các thành phần kinh tế tư nhân được phép tham gia vào sản xuất và kinh doanh muối. Thị trường trở nên cạnh tranh gay gắt giữa tư thương và các Doanh nghiệp Nhà nước làm cho giá cả hỗn loạn. Chính vì sự biến động của thị trường làm cho phát triển sản xuất giảm sút, một số đồng muối bị thu hẹp. Diêm dân quay sang nuôi trồng tôm, thuỷ sản. Một số người sản xuất theo kiểu hộ gia đình, lúc đầu cho thu nhập khá cao nhưng vì sản xuất muối mang tính công nghiệp, đồng muối kho bãi cơ sở hạ tầng phải dùng chung. vì vậy một số đồng muối xuống cấp nghiêm trọng, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. b. Đặc điểm của lưu thông muối Trên thực tế hiện nay đặc điểm lưu thông muối bị buông lỏng thị trường muối hoàn toàn được thả nổi. Trước năm 1990 toàn quốc có Tổng Công ty Muối làm nhiệm vụ bán buôn, các công ty công nghiệp địa phương làm nhiệm vụ bán lẻ trên từng địa bàn tỉnh, huyện. Hệ thống cửa hàng thương nghiệp và hợp tác xã mua bán làm nhiệm vụ bán lẻ. Do muối là mặt hàng kinh doanh có khối lượng lớn ăn mòn phương tiện, chi phí vận tải lớn, gía bán lẻ thấp nên chiết khấu không đủ cho cho cả khâu bán buôn và khâu bán lẻ. Thông thường phải lấy chi phí của các mặt hàng khác để bù vào chi phí về kinh doanh. Khi chuyển sang kinh tế thị trường các Doanh nghiệp bắt đầu dần dần không kinh doanh muối nữa. Các xí nghiệp được phân cấp và địa phương quản lý. ở Trung ương vẫn tồn tại Tổng Công ty Muối chuyên doanh làm nhiệm vụ buôn bán muối và được giao nhiệm vụ làm chủ những công trình xây dựng cơ bản nhằm duy trì sản lượng muối. Việc tổ chức lưu thông muối hiện nay bị buông lỏng không có một đầu mối thống nhất, tình trạng tranh mua bán diễn ra thường xuyên. Tổng Công ty Muối với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước có chức năng kinh doanh, buôn bán muối và điều hoà thị trường muối trong cả nước, Trên thực tế việc quản lý lưu thông muối của Tổng Công ty Muối gặp rất nhiều khó khăn. Giữa Tổng Công ty Muối và các hộ dân sản xuất chưa có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ. Trong cơ chế thị trường khi người bán thấy xuất hiện nhu cầu tiêu thụ sản phẩm theo quy luật chung ai trả giá cao họ sẽ bán khi nào cần bán sẽ bán, người sản xuất muối không là ngoại lệ, đó cũng là kẽ hở cho tư thương hoạt động. Tư thương hoạt động theo kiểu tự do, họ hoạt động đơn thuần là mục đích lợi nhuận nên khi mua thì ép gía của dân mang bán lại cho công ty muối với giá cao hơn hẳn cho nên giá thành của Tổng Công ty Muối bị nâng lên. Mặt khác tư nhân chế biên sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, họ cố tình làm giả sản phẩm (nhại nhãn mác, trọng lượng thiếu...) với cách làm muối giả mà muối của tư thương luôn luôn giảm hơn giá muối trên thị trường, làm rối loạn thị trường tiêu thụ. Hiện nay mạng lưới các xí nghiệp quốc doanh muối bố trí bị phân tán nên gây ra khó khăn trong việc quản lý về cung cầu muối. Thêm vào đó các tư nhân kinh doanh thao kiểu tự do kinh doanh đã tạo ra sự hỗn loạn trong sản xuất và lưu thông muối. Vì vậy cần có sự tác động tích cực của nhà nước đối với nhu cầu muối của toàn xã hội, bằng cách quản lý các xí nghiệp quốc doanh vừa đảm bảo quyền tự chủ cho họ vừa tránh được các cuộc khủng hoảng thừa thiếu cho chính các xí nghiệp đó. Việc vận chuyển từ Nam ra Bắc vào mùa khô tránh làm muối ướt và chủ yếu bằng hai phương tiện thuỷ và bộ. Mặt khác ngoài thời vụ người lao động khá rỗi việc. Trong quá trình sản xuất họ tích trữ một phần sản phẩm của mình để dự trữ lưu thông bán lẻ. Việc lưu thông kiểu này tiện lợi cho người tiêu dùng nhưng lại gây khó khăntrong việc lưu thông trên thị trường có thể xảy ra hai trương hợp giá bán của họ quá thấp do được mùa muối, lúc giá bán lại quá cao tạo nên sự không ổn định về giá muối. Như vậy vấn đề lưu thông hiện nay còn rất nhiều bất cập. Ngoài vận chuyển muối cho đồng bằng còn phải cung cấp cho đồng bào vùng sâu vùng xa. Việc vận chuyển muối lên miền núi rất khó khăn do địa hình hiểm trở, hơn nữa đây lại là khu vực dân cư có thu nhập thấp, giá muối bán ra phải thấp hơn gia muôi tại đồng bằng. Vì vậy để điều hoà muối giữa các vùng trong cả nước đối với các doanh nghiêp Nhà nước sản xuất còn là bài toán khó . c.Đặc điểm tiêu dùng muối. Đặc điểm tiêu dùng quanh năm rộng khắp và ổn định chất lượng muối dùng cho dân cư, khu công nghiệp, khu vực sản xuất đòi hỏi ngày càng cao. Nếu như trước kia người ta thường dùng muối hạt thì nay sử dụng muối tinh chế (đã lọc bỏ tạp chất) hay muối tinh trộn iốt. Trong cơ thể con người bao giờ cũng phải cung cấp muối iốt cần thiết, người ta không thể lúc này ăn thật nhiều muối nhưng lúc khác không ăn hoặc ăn ít hơn Muối không có mặt hàng thay thế như gạo, thực phẩm nên mức cầu về tiêu dùng khá ổn định. Do đó việc tăng sản xuất trong ngành muối là rất khó khăn, người ta không thể tăng hiệu quả sản xuất bằng cách sản xuất thật nhiều muối. Đối các Doanh nghiệp sản xuất thì với cùng công nhân, tay nghề sản phẩm làm ra càng nhiều thì càng mang lại lợi nhuận nhiều cho nhà kinh doanh, nhưng với sản xuất muối thì khác hẳn sản xuất phải nghiên cứu định mức tiêu dùng sản xuất quá nhiều sẽ dẫn đến sự mất cân đối cung cầu. Điều này làm cho các nhà sản xuất luôn bị thiệt và lúc đó hiêu quả kinh tế sẽ không được đảm bảo. Từ sự khác nhau giữa tiêu dùng và sản xuất, cộng với những đặc trưng cơ bản mà các ngành khác không thể có được như ngành muối , đã gây ra sự mất cân đối cung cầu về mặt không gian và thời gian . II- Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Muối trong những năm gần đây. Báo cáo một số chỉ tiêu từ năm 2004 đến 2007 Tổng công ty Muối T.T Thông số ĐV tính 2004 2005 2006 2007 1 Tổng số DN DN 12 12 13 14 2 Vốn kinh doanh Tr.đồng 61,980 70,660 85,690 120,700 Tr.đó Vốn chủ sở hữu Tr.đồng 61,980 70,660 85,690 120,700 3 Số Lao động Ngời 1,708 1,753 1792 1,948 4 Lãi(trớc thuế) Tr.đồng 2,702 4,250 5 Lỗ(cộng dồn) Tr.đồng 613 1,350 6 Nộp ngân sách Tr.đồng 3,375 26,870 4,902 12,730 7 Nợ phải trả Tr.đồng 73,645 62,875 69,800 95,287 Tr.đó không có khả năng thanh toán Tr.đồng 0 0 0 0 8 Nợ phải thu Tr.đồng 46,660 30,130 38,350 46,250 Tr.đó nợ phải thu khó đòi Tr.đồng 1,109 1,109 1,109 1,109 9 Tổng doanh thu Tr.đồng 146,612 187,637 203,406 344,000 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Tổng công ty giai đoạn 2005-2007 Đơn vị: Triệu đồng stt Chỉ tiêu 1998 1999 2000 1 2 3 4 5 Tổng doanh thu doanh thu muối Doanh thu vận tải Doanh thu xây lắp Doanh thu thực phẩm Nộp ngân sách Lợi nhuận Vốn kinh doanh Thu nhập bình bình quân 146.612 132.112 12.000 - 2.500 2.939 33.861 54.500 529 187.637 169.637 15.000 - 3.000 3.756 29.713 57.878 560 247.480 220.000 2.480 20.000 5.000 5.000 40.221 59.378 600 III- Đánh giá ưu nhược điểm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của Tổng công ty Muối . 1. Ưu điểm: Tổng công ty đã đạt được một số kết quả sau: - Từng bớc đi vào ổn định tại các thị trường muối iốt miền núi và đồng bằng, góp phần tiêu thụ muối d thừa của diêm dân cả nước với giá cả đảm bảo lợi ích cho dân. - Đảm bảo tốt, thường xuyên sản lượng muối dự trữ theo yêu cầu Nhà nước giao. - Tăng doanh thu, bảo đảm sản lượng muối cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất và xuất khẩu. - Giữ vững được vai trò chủ đạo điều hoà cung cầu muối giữa các vùng trong cả nước, điều tiết thị trường bình ổn giá cả góp phần đảm bảo an ninh quốc gia về muối. - Đáp ứng nhu cầu muối cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, có những khung giá thích hợp với sự hướng dẫn của Nhà nước. - Đã có rất nhiều cố gắng để Tổng công ty ngày một tăng trởng bằng cách tập trung nâng cao hiệu quả kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng, giảm chi phí, giảm giá thành. - Tham gia vào thị trường xuất khẩu với sản lượng ngày một tăng, mở ra một thị trường muối tiềm năng mà chỉ riêng Tổng công ty mới đủ sức tham gia vào thị trường mới mẻ này, đó là thị trường châu á. - Nộp ngân sách Nhà nước ở mức tơng đối cao. - Thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng lên (tăng trên 10% năm). - Đảm bảo tốt đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên. 2. Những tồn tạị của Tổng Công ty muối: Mặc dù được xem như một doanh nghiệp độc quyền sản xuất kinh doanh muối ở Việt Nam nhưng cho đến nay Tổng Công ty Muối mới chỉ đáp ứng được khoảng trên 60% nhu cầu của thị trường. Một phần không nhỏ thị trường muối đặt dưới sự kiểm soát của tư thương do đó thường gây ra tình trạng biến động về giá cả. Tỉ suất lợi nhận hàng năm nói chung còn đạt ở mức thấp và không ổn định qua các năm. Lợi nhuận trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên nhưng lại không ổn định. Lợi nhuận năm 2000 tăng vọt lên so với năm 1999 tương ứng là 602 tỉ và 351 tỉ nhưng năm 2001 lại giảm xuống còn 570 tỉ đồng. Muối thô vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm muối của Công ty. Lượng muối tinh, muối chất lượng cao còn chiếm tỉ trọng thấp trong khi giá thành sản xuất vẫn còn đạt ở mức cao thường gấp từ 2 đến 3 lần giá thành sản phẩm muối thô. Do đó chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng cao trên thị trường. Hiệu quả sử dụng lao động vẫn chưa cao, cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà Nước khác Tổng Công ty luôn ở tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Cơ cấu tổ chức và quản lý còn cồng kềnh kém linh hoạt do đó luôn tạo ra sức ỳ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 3. Những vấn đề đặt ra đối với Tổng công ty Muối : a. Đất nước có tiềm năng khí hậu, đất đai và con người để khai thác muối tạo việc làm cho dân, thu tài chính quốc gia nhưng vẫn chưa có cơ chế, chính sách hữu hiệu giải phóng sức sản xuất, tạo nguồn vốn đầu tư, đưa người làm muối thoát khỏi nghèo nàn. Phần lớn người tiêu dùng vẫn phải ăn muối thô, chưa qua tinh chế. Tình trạng không tiêu thụ được muối cho dân và sốt muối thường xảy ra. Ngành muối có thể tạo nguồn thu tài chính đầy tiềm năng, song trên thực tế Nhà nước hầu như không thu thuế muối. Ngành muối đi vào con đường bế tắc, không có nguồn thu Ngân sách không có để cấp nên không có đầu tư dẫn đến tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của sản xuất, lưu thông muối. Nghèo đói, thất học đang tạo nên tình hình không ổn định trong nhân dân mà phần lớn là người theo đạo Thiên chúa và người Khơ Me. b. Nhu cầu về muối công nghiệp đang đặt ra cấp bách Theo quy hoạch ngành muối đã được Chính phủ phê duyệt đến năm 2000 cần 1.100.000 tấn muối/năm. Trong đó muối công nghiệp và xuất khẩu là 625.000 tấn, đến năm 2010 cần 2.035.000 tấn/năm trong đó muối công nghiệp và xuất khẩu 1.510.000 tấn. Hiện tại ở nước ta có các XNQD được Nhà nước thiết kế xây dựng để sản xuất muối công nghiệp với diện tích 1.100ha, hàng năm có thể sản xuất 100 đến 150.000 tấn muối công nghiệp, song do phân tán quản lý về các địa phương nơi thì do Sở thương mại, Sở công nghiệp, Sở thuỷ sản, nơi thì trực thuộc UBND địa phương quản lý theo những cách thức và mục đích khác nhau, nên các Xí nghiệp chạy theo lợi nhuận trước mắt chỉ sản xuất muối chất lượng thấp không đáp ứng được yêu cầu chất lượng của muối công nghiệp. Do đó trong mấy năm lại đây, ở nước ta phải nhập muối cho sản xuất hoá chất. Năm 1997 đã nhập gần 70.000 tấn muối công nghiệp. c. Trong mấy năm qua việc cung cấp muối Iốt cho miền núi có nhiều tiến bộ, việc cung cấp muối Iốt cho toàn dân mới chỉ bắt đầu, song đã bộc lộ nhiều bất hợp lý cần được khắc phục. Trong khi các XN muối Iốt chỉ mới sử dụng 20% công suất, đáng lẽ cần tập trung vốn, kế hoạch sản xuất để ổn định hoạt động thì nhiều địa phương tuy không có đầy đủ điều kiện sản xuất muối Iốt vẫn đòi hỏi các chỉ tiêu kế hoạch để lấy Ngân sách đi thuê gia công muối Iốt ở tư thương, Công ty TNHH nảy sinh hàng giả, hàng kém phẩm chất lưu hành trên thị trường. Việc trợ cước cho miền núi mới chỉ giải quyết được phần ngọn có tính bao cấp, chưa giải quyết phần gốc là thúc đẩy hình thành thị trường hàng hoá cho miền núi. Tình trạng sản xuất phân tán, tản mạn gây nên nhiều tốn kém sức người sức của mà hiệu quả kinh tế - xã hội thấp. d. Việc đón đầu giải quyết các nhu cầu về muối chưa được quan tâm. Một đồng muối đi vào sản xuất ổn định phải qua xây dựng và sản xuất thử từ 5 đến 7 năm trong khi nhu cầu muối đòi hỏi có tính chất tức thời. Bình quân nhu cầu muối thế giới là 41,7kg/người,năm trong khi ở nước ta mới có 7,8kg/người,năm. Lượng muối dự trữ quốc gia quá ít. Sản xuất muối phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Năm được mùa và năm mất mùa chênh lệch nhau khá lớn (60-100%), sản xuất muối theo mùa vụ, nhưng tiêu dùng lại quanh năm. Do đó cần lượng dự trữ lưu thông và dự trữ quốc gia khá lớn để khắc phục tình trạng thiếu muối tiêu dùng cho dân và cho công nghiệp. Điều chỉnh mối quan hệ giữa tiêu dùng của dân cư, nguyên liệu cho công nghiệp và lượng muối xuất khẩu để thúc đẩy sản xuất phát triển, đón đầu nhu cầu của tương lai đòi hỏi một Tổng Công ty Muối Nhà nước mạnh quản lý thống nhất các XNQD lớn, có khả năng liên kết kinh tế với diêm dân. e. Tổng Công ty Muối Việt Nam được thành lập năm 1985 từ Cục Công nghiệp muối - Bộ CNTP và Công ty Muối TW thuộc Bộ Nội thương và trở thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Năm 1985 Tổng Công ty được thành lập lại mô hình tổ chức Tổng Công ty 90. Trong thời gian qua, Tổng Công ty đã đứng vững trong thị trường giải quyết tốt các nhiệm vụ Nhà nước giao. Tổng Công ty đã đầu tư cơ sở hạ tầng đồng muối giúp dân ổn định được sản xuất giữ vững được sản lượng muối, góp phần giải quyết các khó khăn đời sống, tạo thêm việc làm cho dân. Tổng Công ty đã tiến hành nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển ngành muối Việt Nam đến năm 2010, đã tiến hành quy hoạch tổng thể ngành muối Việt Nam. Bản quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng Công ty đã xây dựng chiếc lược sản xuất và lưu thông muối Iốt cho miền núi và cho toàn dân và đang thực hiện các phương án đó. Hiện nay Tổng Công ty có 25 cơ sở XN, trạm muối có khả năng sản xuất trên 350.000 tấn/năm, có công nghệ sản xuất muối, có nhiều sáng chế có giá trị đang áp dụng rộng rãi trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các đồng muối được xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp như Cà Ná, Hòn Khói, Cam Nghĩa, Cam Ranh, Vĩnh Hảo được thiết kế theo sáng chế của Tổng Công ty và do cán bộ kỹ thuật Tổng Công ty khảo sát thiết kế và được xây dựng bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước nhưng hiện nay đang phân tán quản lý ở các địa phương. Tổng Công ty Muối Việt Nam có các XNQD muối trước đây đã phân cấp về địa phương có một nội lực lớn về vốn, công nghệ, uy tín với khách hàng. Nhưng mấy năm qua do quản lý quá phân tán nên chưa tập trung được sức mạnh cho tái đầu tư phát triển. Do không quản lý thống nhất trong một tổ chức nên các doanh nghiệp muối Nhà nước cạnh tranh lẫn nhau, quản lý, mua bán qua nhiều khâu nấc tạo nên sự thiếu vốn kinh doanh, chi phí lớn, thậm chí cạnh tranh cả với diêm dân, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người làm muối. Đưa các XNQD muối công nghiệp vào Tổng Công ty Muối Việt Nam để quản lý thống nhất theo ngành kinh tế - kỹ thuật sử dụng hiệu quả công nghệ mới, hướng luồng tiêu thụ sản phẩm sang cho công nghiệp và xuất khẩu để tránh nhập khẩu muối và tránh làm hạ giá sản phẩm của diêm dân nhằm thực hiện tốt các nghị quyết của BCH Trung ương, sẽ khắc phục được những lãng phí không đáng có trong khi đó vẫn bảo đảm tốt nguồn thu ngân sách ngày càng tăng, doanh nghiệp Nhà nước có thêm vốn để mua muối cho dân, tăng quy mô kinh doanh và có điều kiện vốn để xây dựng mới các đồng muối, xí nghiệp chế biến muối và hoá chất từ nước biển, tạo thêm việc làm cho nhân dân các địa phương, hỗ trợ cho đồng bào miền núi, góp phần ổn định chính trị, an toàn xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng ở miền núi và miền biển. Kéo dài tình trạng phân tán thành nhiều doanh nghiệp nhỏ để thích nghi với thị trường như những năm đầu chuyển đổi cơ chế là không thích hợp sau 15 năm đổi mới của đất nước, trong điều kiện khuynh hướng tự do hoá thương mại tác động rất sâu sắc đến nước ta. Không tập trung lực lượng chúng ta có thể bị mất ngay cả thị trường nội địa đối với mặt hàng thiết yếu cho dân sinh và nguyên liệu cho công nghiệp là muối. Chương III- Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. I - Mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành, những vấn đề đặt ra cho ngành. 1. Tốc độ tăng trưởng sản lượng muối 10 năm trở lạiđây chỉ đạt 25%, trong khi yêu cầu đến năm 2020 phải đạt tốc độ tăng trưởng 270%, đây đang là một thách thức cho ngành muối. 2. Riêng nhu cầu tổng hợp muối cụng nghiệp phục vụ sản xuất xỳt - clo và sụđa của cỏc nhà mỏy hoỏ chất đến năm 2020 dự kiến khoảng trờn 810.800 tấn. Cũng theo tớnh toỏn trờn, dự bỏo nhu cầu sụđa cho cỏc ngành cụng nghiệp đến năm 2025 là 465.000 tấn, cần 744.000 tấn muối nguyờn liệu. Đến năm 2030 nhu cầu sản phẩm xỳt là 380.000, cần 608.000 tấn muối cụng nghiệp. Như vậy, riờng 2 sản phẩm này đó cần một sản lượng muối cung ứng ổn định hàng năm khoảng 1.352.000 tấn muối. Ngoài ra, theo tính toán của Bộ NN - PTNT, đàn gia súc vào năm 2020 cũng đạt khoảng 40 triệu đầu gia sỳc, cần khoảng 250.000 tấn muối trong thành phần thức ăn chăn nuụi... Để đỏp ứng nhu cầu phỏt triển, mỗi năm ngành muối phải sản xuất tăng thờm khoảng 90.000 tấn muối II- Phương hướng phát triển của Tổng công ty Muối trong thời kỳ hội nhập. Nền kinh tế thị trường trong xu thế mở cửa và hội nhập mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Trong một xu thế vận động và phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế và xã hội đòi hỏi mỗi một doanh nghiệp, mỗi một cá nhân đều phải cố gắng không ngừng nếu không sẽ bị chậm hoặc xa hơn là bị loại bỏ trước những thành tựu công nghệ, những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, cũng như những ý tưởng, chiến lược kinh doanh mới mẻ đang nảy sinh từng giờ. Trước sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh của những cường quốc kinh tế trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt và buộc phải thích ứng với "cuộc chơi", trong đó mỗi một doanh nghiệp là nhân tố tạo nên sự thành công của kinh tế Việt Nam cũng như tự khẳng định mình và bảo vệ sự tồn tại của chính doanh nghịêp. Thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động SXKD, làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Uy tín cao của nhãn hiệu đem lại lợi thế cạnh tranh và phát triển thị trường của một doanh nghiệp nhất là khi nhãn hiệu trở thành nổi tiếng và được đông đảo người tiêu dùng biết đến. Đơn cử: Khi nói đến Elextrolux người ta nghĩ ngay đến sản phẩm nổi tiếng là máy giặt; Cũng như nhắc đến Kodak, không ai không biết đó là nhãn hiệu của phim tráng ảnh và máy ảnh nổi tiếng. Bên cạnh đó thương hiệu được các doanh nghiệp thực sự coi là một tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp nó có giá trị cao hơn cả tài sản cố định của doanh nghiệp đó, thực tế đã chứng tỏ điều đó. Một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, có tên tuổi không chỉ thể hiện ở sản phẩm mà còn ở cả con người của doanh nghiệp khi quan hệ với khách hàng, họ có trình độ tiếp thị cao, xử sự theo quy trình, quy phạm chuẩn mực như sản phẩm của họ. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, cũng như việc Việt Nam gia nhập WTO cuối năm 2005, các thương hiệu Việt Nam đã và sẽ phải đương đầu với các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới trên mọi lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ. Vì vậy vấn đề đặt ra cho Visalco là phải làm gì để đưa Visalco trở thành một thương hiệu mạnh? Đó cũng là một thách thức không nhỏ cho VISALCO. Điều này đỏi hỏi VISALCO phải có một cái nhìn chiến lược về xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu VISALCO với hình cánh chim hải âu bay trên đại dương, không chỉ thị trường nội địa mà để vươn ra thị trường thế giới, VISALCO cần có chiến lược: Thứ nhất: Hiện nay Visalco là đang nhà cung cấp chiếm thị phần lớn nhất trên cả nước với hệ thống các công ty trải dài khắp cả nước, vì vậy chiến lược xây dựng và quảng bá thương hiệu trong con mắt bạn hàng thế giới phải dưới góc độ là nhà phân phối lớn, duy nhất tên Visalco với các "open- policies" - chính sách mở để hợp tác và hợp tác như thế nào? Thứ hai: Với thị trường nội địa Visalco là nhà cung cấp các sản phẩmmuối chất lượng cao có một hệ thống đại lý là các chi nhánh phân phối của từng đơn vị thành viên và các siêu thị lớn. Để thực hiện chiến lược đó, VISALCO cần tăng cườngquảng bá thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng: Báo hình, báo viết, báo điện tử Đồng thời xây dựng một chiến lược marketing tổng thể nhằm tạo một hình ảnh riêng về sản phẩm mang thương hiệu VISALCO. Chiến lược xây dựng thương hiệu VISALCO là quá trình phấn đấu xây dựng một doanh nghiệp có tên tuổi và giữ uy tín trên thị trường, không chỉ ở chất lượng sản phẩm nhẫn hiệu VISALCO mà là tính chắc chắn và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng trong mọi tình huống, là quá trình xây dựng một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ cao, nhiệt tình sáng tạo, kiến thức luôn được cập nhật, trau dồi cùng một đội ngũ lãnh đạo với sức trẻ, với kinh nghiệm thương trường nhằm đưa VISALCO thành thương hiệu mạnh, có uy tín, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng. III- Giải pháp đẩy mạnh những hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian tới. 1. Những nội lực ngành muối có thể khai thác : * Nguồn tài sản lớn về tài nguyên thiên nhiên từ trước đến nay được toàn xã hội sử dụng không trả tiền nay cần đưa vào một phần trong giá thành sản phẩm muối như một nguồn tích luỹ vốn cho đầu tư phát triển. Các đồng muối của ta hiện nay có giá trị ước tính 1.098 tỷ đồng có thể sử dụng hàng trăm năm, các nguồn tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước biển cũng cần được tính đến trong quá trình tạo nên sản phẩm mới. Dự kiến có thể thu tối thiểu 4.500 đ/ người, năm hay 375 đ/ người, tháng tương đương 0,250 kg gạo/ 1kg muối (đã có tiền lệ trước đây) sẽ có nguồn tiền là 346,5 tỷ đồng/ năm. Đây được coi như nguồn thu cố định mà các doanh nghiệp phải nộp khi đã bán hàng khỏi XN. * Nguồn lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn thu này xuất phát từ các XNQD sản xuất muối nguyên liệu cho công nghiệp, xuất khẩu. áp dụng các sáng chế của Tổng Công ty về sản xuất muối ngoài trời tạo được chất lượng muối cao dùng cho công nghiệp có thể thu lợi nhuận tối thiểu 4,5 ¸ 5USD/tấn muối khi giá bán cho công nghiệp và xuất khẩu vẫn theo mặt bằng giá quốc tế nhằm bảo đảm khả năng cạnh tranh của hàng công nghiệp Việt Nam. Có thể thúc đẩy sớm việc khai thác thêm 1,5 triệu tấn muối để có lợi nhuận hàng năm 195 tỷ đồng. * Nguồn thu từ khai thác các hoá chất từ nước biển trong quá trình sản xuất muối. Đó là các sản phẩm như thạch cao, các hợp chất Manhê, Bo, Kali... Chỉ riêng sản xuất được 1,5 triệu tấn muối công nghiệp có thể sản xuất thêm được 7.500 tấn thạch cao, 11.700 KCl, 32.400 tấn MgO và 2.700 tấn MgO. B2O3 Nguồn lợi nhuận do tận thu các sản phẩm trong quá trình sản xuất muối có thể tương đương, thậm chí cao hơn lợi nhuận do muối đem lại. Trong phương án này chưa định lượng của nguồn thu này mà chỉ để nó ở dạng tiềm năng. * Các nguồn lợi nhuận và nguồn thu của quá trình lưu thông bán hàng không tính vào phương án thu cho đầu tư phát triển. 2. Phương pháp thu. Nguồn tiền có giá trị cho đầu tư nếu được thu tập trung vào một khâu có thể kiểm soát được. Với chủ trương toàn dân dùng muối Iốt, toàn bộ số muối tiêu dùng cho dân phải qua các Xí nghiệp chế biến muối Iốt. Do đó các Xí nghiệp muối Iốt thông qua giá bán sản phẩm có trách nhiệm nộp khoản thu này cho Nhà nước, được xem như nguồn phụ thu được đưa vào giá thành. Nguồn thu từ muối công nghiệp và xuất khẩu được thực hiện cũng tại các xí nghiệp sản xuất muối công nghiệp. 3. Xử lý các nguồn thu và các bước thực hiện. Nguồn xử lý tài chính của chiến lược "Lấy muối nuôi muối" là Nhà nước dùng nguồn thu của ngành muối trong vòng 10 năm làm nguồn vốn ban đầu cho quá trình tái sản xuất mở rộng củng cố cơ sở vật chất, mở rộng, công nghiệp muối theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thông qua Tổng Công ty Muối Việt Nam thực hiện. Tổng công ty Muối phải: - Đầu tư xây dựng các đồng muối để tạo sản lượng theo mục tiêu quy hoạch (từ năm 2010 là 2 triệu tấn muối/năm). - Đầu tư các Xí nghiệp chế biến để tạo muối chất lượng cao cho công nghiệp và muối tinh Iốt cho nhu cầu tiêu dùng của dân. - Bảo đảm cung cấp muối Iốt cho miền núi theo chính sách xã hội, có mức giá ngang với giá đồng bằng, Nhà nước sẽ không phải trợ cấp Ngân sách như hiện nay. 4. Dự kiến tiến trình thực hiện - Nâng cấp các Xí nghiệp Iốt hiện có của Tổng Công ty Muối lên công suất hàng năm 550.000 muối tinh nhằm thoả mãn nhu cầu muối Iốt cho toàn dân và muối tinh chế cho các nhu cầu chế biến thực phẩm và xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu cho các XN này là muối chất lượng thấp của dân với sản lượng 650 - 700.000 T/năm. Hiện nay Tổng Công ty Muối có cơ sở sản xuất muối thô Iốt trong toàn quốc với công suất 350.000T/năm cần được nâng cấp sang công nghệ muối tinh, đồng thời tiếp tục xây dựng thêm để đạt công suất yêu cầu. - Đưa các xí nghiệp muối quốc doanh thuộc sở hữu Nhà nước trở lại Tổng Công ty Muối Việt nam. Đó là các xí nghiệp muối Cà Ná, Phương Cựu (Ninh Thuận) Hòn Khói, Cam Ranh, Cam Nghĩa (Khánh Hoà), Vĩnh Hảo (Bình Thuận) với công suất 150.000T/năm. Sử dụng công nghệ PHABA nâng cao chất lượng muối đạt tiêu chuẩn dùng cho công nghiệp. Làm các thủ tục chuyển giao về mặt tổ chức, thực hiện quá trình cải tạo công nghệ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5913.doc
Tài liệu liên quan