Năm 2007, 50 tuyến xe bus của tổng công ty(đặt hàng và xã hội hóa) đã vận chuyển được trên 324 triệu lượt hành khách đạt mức tăng trưởng 6% và chiếm 93% sản lượng khách vận chuyển của toàn thành phố(347 triệu hành khách).Riêng 44 tuyến đặt hàng vận chuyển được 305 triệu lượt hành khách và tổng công ty đã thực hiện được đơn đặt hàng của thành phố.
-Với khối xây dựng và phát triển hạ tầng.Mặc dù trong năm 2007, có nhiều điểm đỗ xe vỉa hè đường phố bị giải tỏa nhưng dịch vụ điểm đỗ vẫn phục vụ trên 3.5 triệu lượt khách, tăng trưởng 21% và dịch vụ bến xe phục vụ trên 1.5 triệu lượt xe an toàn tăng 8.7% so với năm 2006.Doanh thu toàn khối năm 2007 đạt trên 70 tỷ đồng.Hiệu quả đạt trên 14 tỷ đồng tăng 3.3% so với năm 2006. Đặc biệt công ty quản lý bến xe và công ty khai thác điểm đỗ xe đã thực hiện nghiêm túc quyết định của thành phố về giải tỏa bến xe Long Biên và bàn giao điểm đỗ xe Đền Lừ,Hải Bối cho tổng công ty thương mại hà nội.
22 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Tổng công ty vận tải Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
Quá trình hình thành và phát triển của
tổng công ty vận tải Hà Nội
- Trong xu thế hội nhập với thế giới và trước yêu cầu ngày càng cao về phát triển và hiện đại hóa ngành giao thông vận tải của đất nước ta. Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã được thành lập. Tiền thân của Tổng công ty Vận tải Hà Nội (TRANSERCO) ngày nay là Công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 45/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001 của UBND Thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng 4 Công ty:
Công ty Xe buýt Hà Nội
Công ty Vận tải hành khách Nam Hà Nội
Công ty Xe du lịch Hà Nội
Công ty Xe điện Hà Nội
Tổng công ty Vận tải Hà Nội được thành lập với mục tiêu: Củng cố quan hệ sản xuất tạo tiền đề phát triển vận tải hành khách công cộng đáp ứng 20 - 25% nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô vào năm 2005.
Sau một thời gian hoạt động hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực VTHKCC, UBND Thành phố Hà Nội đã ra 02 Quyết định 72/2004/QĐ-UB, ngày 14 tháng 05 năm 2004 và Quyết định 112/2004/QĐ-UB ngày 20 tháng 04 năm 2004 về việc thành lập Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.
Tổng Công ty được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng Công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập (Công ty mẹ - Công ty con). Trong đó Tổng công ty Vận tải Hà Nội giữ vai trò công ty mẹ trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hoặc cổ đông, thành viên góp vốn tại các Công ty trực thuộc.
Tổng công ty sau khi được thành lập đã tập hợp và xây dựng được một đội ngũ các doanh nghiệp thành viên và liên kết sau:
Các đơn vị trực thuộc:
Xí nghiệp buýt Hà Nội
Xí nghiệp buýt 10-10
Xí nghiệp buýt Thăng Long
Xí nghiệp xe điện Hà Nội
Xí nghiệp Trung đại tu ô tô Hà Nội
Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội
Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà Nội
Xí nghiệp TOYOTA Hoàn Kiếm
Trung tâm Tân Đạt
Trung tâm Thương mại và Dịch vụ
Các đơn vị hạch toán độc lập chưa chuyển đổi hình thức sở hữu:
Công ty Quản lý bến xe Hà Nội
Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội
Các công ty cổ phần:
Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ hàng hóa Hà Nội
Công ty cổ phần Xe khách Hà Nội
Công ty cổ phần Xây dựng giao thông đô thị Hà Nội
Công ty cổ phần Xăng dầu chất đốt Hà Nội
Công ty cổ phần Đóng tầu Hà Nội
Các công ty liên doanh liên kết:
Công ty liên doanh TOYOTA TC Hà Nội
Công ty liên doanh SAKURA HANOI PLAZA
Công ty TNHH phát triển Giảng Võ
CHƯƠNG 2
Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của
tổng công ty vận tải Hà Nội
2.1 Chức năng.
- Là đại diện chủ sở hữu nguồn vốn nhà nước và chịu trách nhiệm trước UBND TP Hà Nội về việc bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.
- Tổng công ty giữ vai trò chủ đạo trong việc tập trung, chi phối,liên kết hoạt động của các công ty con thành viên nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cho tổng công ty và các công ty con.
- Kiểm tra , giám sát , quản lý việc sử dụng vốn, tài sản,và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con theo quy định của nhà nước và điều lệ hoạt động của đơn vị.
- Tiến hành tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành nghề chủ yếu của tổng công ty là vận tải hành khách công cộng, vận tải hành khách liên tỉnh và các dịch vụ công cộng khác.
- Củng cố quan hệ sản xuất tạo tiền đề phát triển vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô.
2.2 Nhiệm vụ
- Tổng công ty vận tải Hà Nội có nhiệm vụ cùng các cơ quan chức năng tiến hành xây dựng quy hoạch,thực hiện các hoạt động phát triển ngành vận tải công cộng theo định hướng đã vạch ra của thành phố.
- Xây dựng các kế hoạch ngắn, dài hạn hay hàng năm về hoạt động đầu tư, quản lý và điều hành hệ thống vận tải hành khách hàng hóa, trang thiết bị phương tiện vận tải, điểm đỗ, nhà chờ, điểm đón trả khách, bến tàu xe và nơi trông giữ ô tô,
- Tiến hành lập, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách công cộng.
- Tổng công ty Vận Tải Hà Nội còn có nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, ô tô, máy móc, vật tư, trang thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy, dụng cụ sửa chữa ô tô, xe máy phục vụ chuyên ngành giao thông vận tải; thiết kế đóng mới, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải ô tô, tàu biển, tàu sông
- Tiến hành kiểm định an toàn kỹ thuật các phương tiện cơ giới đường bộ, thực hiện hoạt động kinh doanh xăng dầu, khí đốt, đại lý bán hàng, dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô, xe máy, dịch vụ du lịch lữ hành đường bộ và đường sông
- Bên cạnh đó Tổng công ty Vận tải Hà Nội còn xây dựng và lắp đặt các công trình dân dụng, giao thông đô thị, công nghiệp .thủy lợi, bưu điện, thể dục thể thao, vui chơi giải trí,
- Đặc biệt trong các nhiệm vụ chủ yếu được giao Tổng công ty Vận tải Hà Nội còn kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc, bến bãi, kho hàng, dịch vụ quảng cáo, xuất khẩu lao động và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, lái xe và công nhân kỹ thuật ngành giao thông vận tải.
2.3 Tổ chức bộ máy
MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI
( Ban hành kèm theo Quyết định của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Vận tải Hà Nội 2009)
CHƯƠNG 3
Các lĩnh vực hoạt động của tổng công ty vận tải Hà Nội
Kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, cơ khí giao thông, xây dựng và dịch vụ hà tầng công cộng: Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, taxi, vận tải liên tỉnh, vận tải hàng hóa, đại lý ô tô, xây dựng công trình, dịch vụ hạ tầng công cộng
Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác.
Các ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm.
Tham gia xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển ngành vận tải công cộng của thành phố Hà Nội theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội;
Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về hoạt động sản xuất kinh doanh của TRANSERCO;
Nghiên cứu, đề xuất các chế độ chính sách về vận tải hành khách công cộng trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt;
Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng do Thành phố giao;
Lập, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách công cộng (điểm đầu, cuối, dừng đỗ, trung chuyển, nhà chờ, ), bến xe, bến thủy, điểm trông giữ xe; Đầu tư, quản lý, khai thác các điểm đỗ, điểm dừng, nhà chờ xe buýt dó Thành phố giao;
Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà, hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị;
Kinh doanh - dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa bằng các phương tiện: xe buýt, taxi, ô tô, xe điện, tàu biển, tàu thủy và các phương tiện khác; Dịch vụ du lịch lữ hành đường bộ và trên sông: Kinh doanh bến xe, bến thủy nội địa do Thành phố giao;
Kinh doanh bến bãi, các điểm đỗ xe, bốc xếp hành hóa; Kinh doanh xăng dầu, đại lý bán hàng, dịch vụ đại lý vận tải, trông giữ xe và làm sạch phương tiện vận tải, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ôtô, xe máy;
Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, ô tô, máy móc, vật tư, trang thiết bị, phụ tùng ô tô - xe máy, dụng cụ sửa chữa ô tô, xe máy phục vụ chuyên ngành giao thông vận tải;
Thiết kế, đóng mới, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải ô tô, tàu biển, tàu sông, các phương tiện thiết bị xe chuyên dùng phục vụ ngành giao thông vận tải;
Lắp ráp ôtô, xe máy; Sản xuất, lắp đặt đồ chơi, thiết bị vui chơi công cộng; Gia công chế tạo các sản phẩm về cơ khí;
Kiểm định an toàn kỹ thuật các phương tiện cơ giới đường bộ;
Xây dựng và lắp đặt các công trình: dân dụng, giao thông đô thị (cấp thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, hè đường, ), công nghiệp (đường dây và trạm biến áp đến 110KV), thủy lợi, bưu điện, thể dục, thể thao - vui chơi giải trí; Trang trí nội ngoại thất công trình;
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện vật liệu xây dựng các loại;
Kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc, bến bãi, kho hàng, dịch vụ quảng cáo;
Xuất khẩu lao động;
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, lái xe và công nhân kỹ thuật ngành giao thông vận tải;
Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh;
Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác.
Ngoài ra trong quá trình phát triển, TRANSERCO được bổ sung các ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm để mở rộng, phát triển thị trường, sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
CHƯƠNG 4
Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổng công ty vận tải Hà Nội
* Năm 2005
-Doanh thu tổng công ty đạt 1.935 tỷ bằng 103% so với kế hoạch và tăng trên 25% so với năm 2004.Về hiệu quả(khấu hao và lợi nhuận) đạt 122 tỷ bằng 104,7% so với kế hoạch và tăng trên 20% so với năm 2004.Nộp ngân sách đạt 18,3 tỷ đồng.Đã tạo ra gần 1000 việc làm mới.Thu nhập bình quân toàn tổng công ty đạt trên 1.5 triệu đồng /người/tháng tăng 10% so với năm 2004.
* Năm 2006
Năm 2006 hoạt động kinh doanh của tổng công ty cũng có những thuận lợi cơ bản và cũng không ít những khó khăn thách thức.
-Doanh thu tổng công ty đạt 1.665 tỷ đồng.Hiệu quả(khấu hao và lợi nhuận) đạt 125.6 tỷ đồng bằng 119 % kế hoạch và tăng trên 20% so với năm 2005.Đây chính là kết quả của việc triển khai những chủ trương về đổi mới,hợp lý hóa sản xuất, tăng cường công tác quản trị hóa doanh nghiệp nhằm từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện chiến lược phát triển của tổng công ty.
-VTHKCC bằng xe bus.Năm 2006 xe bus vận chuyển được trên 305 triệu lượt hành khách .Riềng xe bus nội đô vận chuyển được 297.7 triệu lượt hành khách chiếm 94% sản lượng toàn thành phố, trong 44 tuyến đặt hàng đạt 286.6 triệu lượt hành khách,bằng 101,9 % so với kế hoạch đặt hàng.
-Khối vận tải và du lịch.Mặc dù điều kiện kinh doanh năm 2006 có những diễn biến bất lợi, giá xăng dầu tăng, giá cước vận tải thấp nhưng hiệu quả toàn khối khá cao.Chúng ta đã chấm dứt được tình trạng kinh doanh thua lỗ.Hiệu quả(khấu hao và lợi nhuận) toàn khối đạt hơn 33 tỷ đồng vượt hơn 6.7% so với kế hoạch và tăng gấp đôi so với năm 2005.
-Khối xây dựng và phát triển hạ tầng. Các đơn vị trong khối đều đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra.Công ty khai thác điểm đỗ xe doanh thu đạt trên 21 tỷ đồng vượt 8% so với kế hoạch,hiệu quả đạt trên 3.5 tỷ đồng bằng 113% so với kế hoạch,công ty quản lý bến xe đạt doanh thu trên 37 tỷ đồng vượt 19% kế hoạch.
-Khối thương mại và dịch vụ. Hiệu quả toàn khối (khấu hao và lợi nhuận) đạt 25.5 tỷ đồng bằng 136.6 % so kế họach và tăng trên 55% so với năm 2005.Đây là khối kinh doanh có hiệu quả nhất của tổng công ty.
* Năm 2007
Năm 2007 tổng công ty đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế họach, đạt mức tăng trưởng bình quân trên 15%.Transerco tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo trong vận chuyển xe bus,dịch vụ bến bãi và điểm đỗ xe công cộng,góp phần thiết thực vào việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của thủ đô.
-Doanh thu năm 2007 toàn tổng công ty đạt gần 2000 tỷ đồng vượt 13% so với kế hoạch và tăng trên 15% so với năm 2006.Hiệu quả (khấu hao và lợi nhuận) đạt trên 180 tỷ đồng tăng 17% so với năm 2006.
-Khối VTHKCC .Từ giữa năm 2001 đã được thành phố giao nhiệm vụ phục hồi, phát triển mạng lưới xe bus công cộng của thủ đô, tổng công ty luôn xác định đây là nhiệm vụ chính trị-xã hội trọng tâm.Có được kết quả hoạt động như hiện nay là nhờ một quá trình đổi mới xe bus toàn diện và liên tục từ năm 2002 cả về luồng tuyến, phương tiện, chất lượng dịch vụ và đặc biệt là về cơ chế họat động .Từ cơ chế ”thực thanh thực chi” chuyển sang cơ chế”thanh toán theo định mức” tiếp đến là “cơ chế đặt hàng” và chủ động tham gia “xã hội hóa dịch vụ xe bus”. Để thích ứng với cơ chế mới theo từng giai đoạn , tổng công ty đã chủ động đổi mới và đến nay xe bus cũng đã chuyển sang cơ chế thị trường.Đó là bước chuẩn bị để có thể cổ phần hóa các xí nghiệp trong tổng công ty.
Năm 2007, 50 tuyến xe bus của tổng công ty(đặt hàng và xã hội hóa) đã vận chuyển được trên 324 triệu lượt hành khách đạt mức tăng trưởng 6% và chiếm 93% sản lượng khách vận chuyển của toàn thành phố(347 triệu hành khách).Riêng 44 tuyến đặt hàng vận chuyển được 305 triệu lượt hành khách và tổng công ty đã thực hiện được đơn đặt hàng của thành phố.
-Với khối xây dựng và phát triển hạ tầng.Mặc dù trong năm 2007, có nhiều điểm đỗ xe vỉa hè đường phố bị giải tỏa nhưng dịch vụ điểm đỗ vẫn phục vụ trên 3.5 triệu lượt khách, tăng trưởng 21% và dịch vụ bến xe phục vụ trên 1.5 triệu lượt xe an toàn tăng 8.7% so với năm 2006.Doanh thu toàn khối năm 2007 đạt trên 70 tỷ đồng.Hiệu quả đạt trên 14 tỷ đồng tăng 3.3% so với năm 2006. Đặc biệt công ty quản lý bến xe và công ty khai thác điểm đỗ xe đã thực hiện nghiêm túc quyết định của thành phố về giải tỏa bến xe Long Biên và bàn giao điểm đỗ xe Đền Lừ,Hải Bối cho tổng công ty thương mại hà nội.
-Khối vận tải và du lịch. Doanh thu toàn khối đạt trên 230 tỷ đồng tăng trên 20% và hiệu quả đạt trên 43 tỷ đồng bằng 111% so với kế hoạch và tăng trên 20% so với năm 2006.Các đơn vị vận tải trong khối đã đi vào ổn định,bắt đầu phát triển và kinh doanh có hiệu quả.
-Khối thương mại và dịch vụ.Doanh thu toàn khối thương mại và dịch vụ năm 2007 đạt trên 1.181 tỷ đồng bằng 117.6% kế hoạch tăng 29% so với năm 2006.Hiệu quả toàn khối đạt trên 37 tỷ đồng tăng trên 30% so với năm 2006.
* Năm 2008
- Kết quả hoạt động 9 tháng đầu năm 2008
Trong bối cảnh kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn, Transerco vẫn đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, giữ vững nhịp độ tăng trưởng trên 20%. Tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo trong Vận tải hành khách công cộng bằng xe Buýt, dịch vụ bến bãi và điểm đỗ xe công cộng ... Transerco cũng đã áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2001, trở thành một trong những đơn vị hoạt động vận tải hành khách đường bộ đầu tiên được cấp chứng chỉ ISO 9001:2001.
+ Về các chỉ tiêu kinh doanh: Doanh thu đạt trên 1 800 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch và tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng Lợi nhuận trước thuế tăng 19% so với cùng kỳ năm 2007.
+ Về thực hiện các dịch vụ công ích :
- Dịch vụ Vận tải hành khách công cộng bằng xe Buýt : 50 tuyến xe Buýt nội đô của Transerco 9 tháng đầu năm 2008 đã vận chuyển được trên 262 triệu lượt khách chiếm 92% sản lượng vận chuyển Buýt của toàn Thành phố (286,8 triệu HK) và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2007. Ngòai ra Transerco cũng đã cung cấp hàng trăm chuyến xe buýt phục vụ cho nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự theo sự điều động của Thành phố.
- Bên cạnh hoạt động Buýt nội đô , từ tháng 8 năm 2008 khi mở rộng địa giới hành chính thủ đô, Transerco cũng là đơn vị được giao nhiệm vụ hoạt động Buýt chuyên trách đưa đón cán bộ công chức từ Hà Nội vào thành phố Hà Đông và ngược lại, góp phần thiết thực vào việc thực hiện mục tiêu nhanh chóng ổn định hoạt động của các Sở ban ngành thành phố.
- Dịch vụ điểm đỗ xe công cộng: mặc dù đã bàn giao Bãi đỗ xe Kim Ngưu và Hải Bối về Tổng công ty Thương mại và giải tỏa nhiều điểm trông giữ xe trên đường phố theo chỉ đạo của Thành phố song 9 tháng đầu năm 2008 vẫn phục vụ được trên 2,1 triệu lượt xe và vượt trên 30% kế hoạch về doanh thu, đồng thời tích cực tham gia mô hình thí điểm “Khoán quản trông giữ xe” trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm.
- Dịch vụ Bến xe: 9 tháng đầu năm các bến xe của Công ty Quản lý Bến xe đã phục vụ trên 14 triệu lượt khách và doanh thu vượt kế hoạch trên 20%.
+ Về đầu tư: Từ tháng 7/2008 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình Depot xe buýt Lạc Trung , đây được đánh giá là công trình điểm cho xây dựng các Depot khác.
Một số dự án đang triển khai giai đoạn thực hiện, dự kiến sẽ đưa vào khai thác vào cuối năm 2008 và trong năm 2009 như: Dự án Xây dựng điểm đỗ xe Kim Ngưu II; Dự án Xây dựng khu phục vụ xe buýt Cầu Bươu; Dự án Xây dựng điểm đỗ xe buýt Liên Ninh,...
+ Về công tác quản lý chất lượng: Transerco đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2001 cho Khối Văn phòng Tổng công ty và Trung tâm Tân Đạt, trở thành một trong những đơn vị vận tải hành khách đường bộ đầu tiên được cấp chứng chỉ ISO 9000:2001, giai đoạn tiếp theo sẽ hòan thiện và chuẩn bị cho các đợt đánh giá cấp chứng chỉ cho các đơn vị khác trong Tổng Công ty.
CHƯƠNG 5
Đánh giá về những kết quả và một vài hạn chế còn tồn tại của tổng công ty vận tải Hà Nội.
5.1 Về những kết quả đã đạt được.
-Trong những năm gần đây, tổng công ty đã có những bước tiến trong hoạt động kinh doanh của mình, doanh thu năm 2007 đạt gần 2000 tỷ đồng, chín tháng đầu năm 2008 thu đạt trên 1 800 tỷ đồng, hiệu quả kinh doanh ngày được nâng cao qua từng năm.Vị trí và thương hiệu của tổng công ty ngày càng được củng cố vững chắc trên thị trường và trong lòng khách hàng.
Bảng 1: Doanh thu và hiệu quả hoạt động kinh doanh tổng công ty trong giai đoạn 2005 – 2007
(Nguồn: Lập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng công ty các năm 2005-2007)
Ta thấy hiệu quả kinh doanh tổng công ty ngày càng được nâng cao trong những năm gần đây.Năm 2005 là 122 tỷ đồng, năm 2006 là 125,5 tỷ đồng , năm 2007 là 180 tỷ đồng.Năm 2006 hiệu quả tăng không mạnh do với năm 2005 là do có một số yếu tố bất lợi như giá xăng dầu tăng, giá cước vận tải thấp,Năm 2007 tổng công ty đã có những điều chỉnh, hợp lý hóa trong kinh doanh nên doanh thu tăng mạnh trở lại.
- Về vận chuyển hành khách.
Bảng 2: Kết quả vận chuyển hành khách công cộng tổng công ty trong giai đoạn 2005-2007
(Nguồn: Lập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng công ty các năm 2005-2007)
Tổng công ty đang từng bước khẳng định vị trí tiên phong trong các đơn vị vận tải HKCC của thành phố.Bước đầu tạo dựng được niềm tin, địn vị được thương hiệu của tổng công ty trong lòng khách hàng.Số lượt hành khách tăng nhanh, đặc biệt trong năm 2007,2008.Đây vừa là bằng chứng cho bước trưởng thành , phát triển tổng công ty, vừa là tín hiệu tốt cho hệ thống giao thông thành phố khi sử dụng phương tiện công cộng trở thành thói quen của người dân.Khi việc sử dụng xe bus trở thành quen thuộc với người dân, vượt qua những ngại ngùng ban đầu thì số lượng hành khách tăng lên nhanh chóng.
5.2 Một vài hạn chế còn tồn tại.
-Sản xuất kinh doanh tuy có tăng trưởng đặc biệt là hiệu quả kinh doanh đã có sự tăng trưởng khá. Nếu những năm trước hiệu quả kinh doanh duy trì ở mức tăng trưởng 8-10% năm thì trong năm 2007 tổng công ty đạt mức tăng trưởng 15% tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tổng công ty.Một số lĩnh vực kinh doanh mức độ hiệu quả còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
-Xe bus phát triển nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.Do hạn chế về hạ tầng nhiều khu dân cư vẫn chưa tiếp cận được dịch vụ xe bus.Mặc dù tổng công ty đã áp dụng rất nhiều giải pháp như xây dựng thương hiệu, tạo dựng “văn hoá xe bus” áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, đưa phần mềm vào quản lý, đặc biệt là áp dụng các biện pháp tăng cường an toàn giao thông nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều, hiện tượng hành khách phàn nàn về thái độ phục vụ của lái xe còn khá phổ biến,
CHƯƠNG 6
Định hướng hoạt động,phát trển tổng công ty đến năm 2010.
6.1 Mục tiêu phát triển transerco đến năm 2010.
Đưa transerco thành tổng công ty kinh doanh đã ngành nghề thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong lĩnh vực VTHKCC và cung ứng dịch vụ hạ tầng bến bãi của thành phố, là một trong những thương hiệu uy tín của thủ đô.Có văn hóa doanh nghiệp tiên tiến.Đảm bảo tăng trưởng sản xuất kinh doanh và thu nhập cho cán bộ công nhân viên ở mức tiên tiến của thành phố.Công ty mẹ thực sự là tổng công ty đầu tư có uy tín hướng trọng tâm vào chiều sâu trong các lĩnh vực: vận tải, dịch vụ bến bãi, kinh doanh thương mại và dịch vụ.
6.2 Phương châm phát triển transerco đến năm 2010.
Một là: Cung ứng cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao thương hiệu transerco.Lấy chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của kháng hàng và hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu chính
Hai là: Phát triển mang tính chiến lược,ổn định,toàn điện và bền vững, trong đó ưu tiên phát triển công nghệ vận tải,hạ tầng bến bãi, công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực,đặc biệt là nguồn nhân lực chủ chốt đi trước 1 bước.
Ba là: Tập trung mọi nguồn lực, phát huy các lợi thế hiện có, khai thác sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, tranh thủ tối đa sự chỉ đạo của thành phố, sự hỗ trợ của các sở ban ngành của thành phố.Có cơ chế thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và tranh thủ sức mạnh về công nghệ, về quản lý của đối tác, các nhà đầu tư chiến lược.
Bốn là: Phát triển kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng đảng bộ vững mạnh là nhiệm vụ then chốt.Kết hợp hài hòa trong việc thực hiện nhiệm vụ cung ứng các sản phẩm dịch vụ công với nhiệm vụ kinh doanh, gắn việc xây dựng văn hóa transerco, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
6.3 Các chỉ tiêu phát triển đến năm 2010.
Doanh thu tăng trưởng bình quân 12-15% năm.
Hiệu quả (khấu hao và lợi nhuận) tăng trưởng bình quân 10-12% năm.
Thu nhập bình quân người lao động tăng trưởng 12-15% năm.
Dịch vụ xe bus tăng trưởng 12-15% năm, đến năm 2010 xe bus của transerco vận chuyển trên 550 lượt hành khách, đáp ứng khoảng 22-25% nhu cầu đi lại trong nội thành(1% theo thành phố hiện nay là 16 triệu lượt hành khách).Chuẩn bị các điều kiện để đảm nhận vận hành hệ thống VTHKCC khối lớn của thủ đô trong tương lai.
Vận tải liên tỉnh tăng trưởng 10-12 % năm, đến năm 2010 giữ vai trò chủ đạo trên các tuyến chiến lược của thị trường miền bắc.Vận tải du lịch tăng trưởng 10-12% năm, taxi tăng trưởng 10-15% năm, vận tải hàng hóa tăng trưởng 5-10% năm.
Dịch vụ bến bãi, điểm đỗ xe công cộng giữ vai trò chủ đạo của thủ đô và tăng trưởng 5-10% năm.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng từ 10-15% năm.
Dịch vụ thương mại tăng trưởng bình quân 15-20 % năm.
Nộp ngân sách bình quân tăng 8-10% so với kế hoạch thành phố giao.
Hàng năm giải quyết cho từ 600-800 lao động có việc làm.
MỤC LỤC
TRANG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5678.doc