Tình hình hoạt động tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn - Hà Nội

 Xây dựng hạ tầng đấu giá QSD đất tại các xã Phù Linh và Tiên Dược: - UBND Thành phố đã phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư. - Đang trình phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng. - Đang lập dự án, thiết kế cơ sở.  Xây dựng hạ tầng đấu giá QSD đất xung quanh hồ Đồng Quan và hồ Kèo Cà: Căn cứ quy hoạch điều chỉnh phân loại rừng, phối hợp các ngành khảo sát vị trí lập quy hoạch. 2.2.3 Dự án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư: - Trung tâm thương mại tổng hợp dịch vụ: đã tổ chức mở thầu và kết quả đấu thầu - Bãi đỗ xe trung tâm Thị Trấn: đã mở thầu ngày 22/8/2008, đang xét thầu.

doc21 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Thực tập cuối khoá là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của một sinh viên khi chuẩn bị ra trường. Bởi vì, thực tập cuối khoá là lần đầu tiên chúng em được cọ sát với thực tế, được đem những lý thuyết thầy cô dạy trên giảng đường vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đợt thực tập cuối khoá này cũng là tiền đề để em vững bước vào việc làm ngay sau ra trường, đây là cơ hội của em để thử sức khi ra trường. Em là sinh viên chuyên ngành kinh tế khoa bất động sản và kinh tế tài nguyên,chính vì vậy mà em chọn thực tập tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn, là đơn vị trực thuộc UBND Huyện Sóc Sơn. Qua 3 tuần thực tập tại Trung tâm, em đã tìm hiểu được quá trình hính thành và phát triển của Trung tâm, cơ cấu bộ máy, chức năng nhiệm vụ, tình hình hoạt động và kết quả đạt được của Trung tâm trong những năm qua, và phương hướng nhiệm vụ trong năm 2009. Trong giai đoạn thực tập tổng hợp, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo Ths. Phạm Lan Hương, sự giúp đỡ của cô chú, anh chị trong Trung tâm phát triển quỹ đất Huyện Sóc Sơn, và anh Vương Văn Tuấn là người hướng dẫn trực tiếp cho em trong đợt thực tập tại cơ sở đã giúp đỡ em hoàn thành tốt báo cáo thực tập tổng hợp này. Báo cáo tổng hợp gồm 4 phần: Lời mở đầu. Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở. Chương II: Tình hình hoạt động của cơ sở trong những năm qua. Kết luận. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ SỞ Sóc Sơn là huyện ngoại thành phía Bắc của thủ đô Hà Nội, có trung tâm là thị trấn Sóc Sơn cách trung tâm thành phố Hà Nội 35km theo quốc lộ 3AHà Nội - Thái Nguyên. Huyện Sóc Sơn có diện tích lớn nhất so với các huyện ngoại thành khác của Hà Nội. Trước đây, Sóc Sơn là huyện có kinh tế phát triển chậm của TP Hà Nội, đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn. Những năm gần đây, kinh tế của Huyện đã phát triển một cách ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ (64%- 24,4% - 11,6%) sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp (41,4% - 33,5% - 25,1%); kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội đã được chú trọng đầu tư, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm một cách đáng kể, góp phần ổn định an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn Huyện. Giai đoạn 2000- 2005, là giai đoạn thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng bộ huyện Sóc Sơn, tuy còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, hạn hán kéo dài, dịch bệnh, biến động giá cả... nhưng với sự quyết tâm xây dựng Sóc Sơn trở thành Huyện mạnh về kinh tế, vững về chính trị, các cấp chính quyền và nhân dân Sóc Sơn đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu đã đề ra. Trong những năm tới (2005-2010), các cấp chính quyền và nhân dân huyện Sóc Sơn xác định: Khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế, tập trung thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp hàng hoá; xây dựng nông thôn mới, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái để chuyển nhanh cơ cấu kinh tế huyện theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, đồng thời phát triển mạnh kết cấu hạ tầng tập trung như giao thông, điện nước; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng; giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc. Đặc biệt, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và quốc phòng trong mọi tình huống. Chăm lo xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, tăng cường sự hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng để phát huy nội lực và huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Mục tiêu chung, phấn đấu hết năm 2010, Sóc Sơn không còn là Huyện nghèo và từng bước trở thành vùng phát triển của Thủ đô. Để đưa huyện Sóc Sơn thành huyện mạnh về kinh tế, vững về chính trị thì cần có sự giúp đỡ của cơ quan đầu não là UBND huyện đưa ra những văn bản và các quyết định cùng với các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân. UBND huyện là đơn vị trực thuộc tỉnh, là cơ quan đứng đầu huyện, giải quyết tất cả các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội. UBND huyện gồm nhiều phòng ban, mỗi phòng có một chức năng nhiệm vụ khác nhau. Trung tâm phát triển quỹ đất là 1 đơn vị trực thuộc UBND huyện, chức năng về giải phóng mặt bằng và tổ chức đấu giá đất trên địa bàn huyện. Chính vì vậy em chọn nơi này thực tập và viết bài báo cáo tổng hợp về đơn vị mà mình thực tập đó là Trung tâm phát triển quỹ đất. Giới thiệu về Trung tâm: Tên: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn-Hà Nội. Địa chỉ: số 33 ngõ 29 đường núi đôi. Điện thoại: 0462630529 Chức năng chính: Giải phóng mặt bằng và đấu giá quyền sử dụng đất. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ IX (2005-2010) xác định: Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, lợi thế; tập trung phát triển mạnh kinh tế theo cơ cấu Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp, từng bước đưa Sóc Sơn thành vùng phát triển của Thủ đô, thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Sóc sơn là vùng đất rộng 30.630 Km2 chiếm 1/3 diện tích cả thành phố, với địa hình phức tạp: Có tới hơn 600 héc-ta đất đồi rừng bán sơn địa, vùng đất giữa và vùng ven sông. Sóc sơn là huyện có tới 40 km hệ thống sông Cầu, sồng Kông và sông Cà Lồ chảy qua, bao bọc. Chính bởi vậy việc khảo sát, lên quy hoạch tổng thể khai thác thế mạnh, những tiềm năng của vùng đất này được Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và huyện Sóc Sơn đặc biệt chú trọng. Theo kế hoạch phát triển từ nay đến năm 2010 của Hà Nội, Sóc Sơn sẽ hoàn thành 46 dự án đầu tư lớn nhỏ phục vụ đời sống dân sinh, xây dựng hạ tầng cơ sở tạo nền móng vững chắc cho chương trình phát triển thành phố vào năm 2020. Từ nhu cầu trên ngày 18 tháng 9 năm 2007 số 3680/QĐ-UBND quyết định về việc thí điểm thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn là đơn vị trực thuộc UBND huyện Sóc Sơn. I/Căn cứ vào: - Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNVMT-BNV hướng dẫn về chức năng và nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tổ chức phát triển quỹ đất. Căn cứ vào NĐ số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ vào NĐ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29//10/2004 của Chính Phủ về thi hành luật đất đai. II/ Nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn- Hà Nội được nêu rõ tại quyết định số 3680/QĐ-UBND được nêu rõ như sau: 1. Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn: là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, có trụ sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm: 2.1 Chức năng: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn có chức năng giúp UBND huyện Sóc Sơn tổ chức thực hiện bồi thường hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quản lý quỹ đất thuộc khu vực đô thị và khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị mà Thành phố đã thu hồi nhưng chưa giao, chưa cho thuê trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Nhiệm vụ: Giúp UBND huyện thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng theo quyết định thu hồi đất của UBND Thành phố đối với trường hợp thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được UBND Thành phố xét duyệt mà chưa có công trình, dự án cụ thể trên địa bàn huyện. Quản lý quỹ đất Nhà nước đã thu hồi đối với các trường hợp sau: Quỹ đất được thu hồi sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt mà chưa có công trình, dự án cụ thể do Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng quy định tại khoản 2.2.1 Quỹ đất do Nhà nước thu hồi trong trường hợp quy định tại các khoản 2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 điều 38 cảu luật Đất đai đối với đất thuộc khu vực đô thị, khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị. Được giới thiệu địa điểm đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt, vận động đầu tư vào quỹ đất được giao quản lý theo quyết định của UBND huyện, lập kế hoạch sử dụng đối với đất được giao để quản lý, báo cáo UBND huyện để trình UBND Thành phố quyết định. Giúp UBND huyện bàn giao đất đang quản lý cho người được giao đất, cho thuê đất theo quyết định của UBND Thành phố và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Giúp UBND huyện tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với đất được giao để quản lý. Sử dụng quỹ đất được giao quản lý làm quỹ đất dự trữ để điều tiết các nhu cầu về đất đai theo quyết định của UBND Thành phố và UBND huyện phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, Tổ chức thực hiện các dự án về chuẩn bị mặt bằng, xây dựng hạ tầng khu đất tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án trên phạm vi đất được giao quản lý và các dự án hạ tầng kỹ thuật theo quyết định của UBND huyện. Thực hiện chế độ báo cáo UBND huyện và Thành phố theo quy định hiện hành về tình hình nhiệm vụ được giao. Quản lý viên chức, người lao động và tài chính, tài sản thuộc Trung tâm theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao. 3.Tổ chức bộ máy và biên chế: 3.1 Tổ chức bộ máy: Trung tâm có Giám đốc và từ 01 đến 02 Phó Giám đốc. Giám đốc và phó giám đốc do chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố. Trung tâm có các bộ phận chuyên môn: dự án và giải phóng mặt bằng. đấu giá quyền sử dụng đất. Trưởng, phó các bộ phận chuyên môn do Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố. Sơ đồ tổ chức bộ máy: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁN BỘ CHUYÊN VIÊN1 CÁN BỘ CHUYÊN VIÊN2 CÁN BỘ CHUYÊN VIÊN3 CÁN BỘ CHUYÊN VIÊN4.... 3.2 Biên chế: Trước mắt tạm giao biên chế 20 người, có chuyên môn về quy hoạch, xây dựng, tài chính, quản lý đất đai..Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, căn cứ vào tình hình thu chi, Trung tâm được sử dụng thêm hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố, 4.Tài chính của Trung tâm: Trung tâm thực hiện chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động theo NĐ 43/2006/NĐ-CP và các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố trong 3 năm đầu hoạt động. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ TRONG NHỮNG NĂM QUA Do trung tâm quỹ đất huyện Sóc Sơn- Hà Nội là đơn vị mới thành lập được hơn 1 năm nên thành tựu đạt được chưa nhiều, những tồn tại khá nhiều nhưng trung tâm đã chủ động, tích cực triển khai từ khi được giao đến nay và đạt được những thành tựu, cũng như hạn chế, nguyên nhân và phương hướng trong năm tới được thể hiện qua bản báo cáo cuối năm của trung tâm số /BC-TTPTQĐ về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2008 và xây dựng kế hoạch phát triển trong năm 2009. Một số dự án mà trung tâm đang tiến hành làm trong năm 2008-2011. 5/11/2007, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký Quyết định 3415 phê duyệt đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (giai đoạn I) với tổng số vốn 20.000 tỷ đồng. Dự kiến tổng mức đầu tư toàn bộ dự án là 770 triệu USD. Chủ đầu tư dự án này là Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), thực hiện theo hình thức thu phí hoàn vốn trong 32 năm. Tuyến đường có chiều dài 264km đi qua 5 tỉnh thành (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai), trong đó đoạn Hà Nội – Yên Bái có vận tốc thiết kế tối thiểu 100 km/h; đoạn YênBái–Lào Cai vận tốc tối thiểu là 50km/h. Tổng mức đầu tư được huy động từ nguồn vốn vay ưu đãi và vay thông thường của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cùng vốn đối ứng của nhà đầu tư. Dự án đặc biệt quan trọng này nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước tiểu vùng sông Mê-Kông (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và Trung Quốc). Dự án triển khai sẽ góp phần thực hiện thỏa thuận cấp Chính phủ giữa Việt Nam và Trung Quốc về xây dựng, phát triển 2 hành lang và 1 vành đai kinh tế trọng điểm, gồm: hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội và vành đai duyên hải Vịnh Bắc Bộ. Nếu không có gì thay đổi, dự án sẽ được khởi công tháng 8/2008 và hoàn thành giai đoạn I vào năm 2011. Để có thể khởi công tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai lớn nhất, dài nhất Việt Nam (tính đến thời điểm này) vào tháng 8/2008, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng đoạn đi qua huyện Sóc Sơn vừa được UBND TP Hà Nội vạch ra... Đây là một trong những dự án đầu tiên mà UBND TP Hà Nội chỉ đạo thực hiện theo qui định mới của Chính phủ và Thành phố, trong đó việc bồi thường, giải phóng mặt bằng được tách ra thành dự án riêng và giao cho chính quyền địa phương đảm nhiệm. Nằm trong hành lang đường bộ Côn Minh (Trung Quốc) - Hải Phòng, điểm đầu nối vành đai III trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài với đường cao tốc Hà Nội - Hạ Long, điểm cuối đấu nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu (xã Quang Kim, huyện Bát Xát, Lào Cai) - toàn bộ kế hoạch, tiến độ giải phóng mặt bằng đoạn qua Hà Nội sẽ được Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn xây dựng cụ thể từ nay cho tới khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư (Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - Bộ GTVT).Theo UBND TP Hà Nội, việc xác định mốc giới thu hồi đất trên bản đồ và cắm mốc giới trên thực địa là nhiệm vụ rất quan trọng, phải dựa trên cơ sở thiết kế của tuyến đường đã được duyệt, chỉ giới mở đường và bản đồ hiện trạng tỉ lệ 1/500. Do đó, UBND TP đề nghị chủ đầu tư báo cáo Bộ GTVT để có ý kiến thống nhất về nội dung này, đồng thời xác định chính xác thời điểm cắm mốc giới trên thực địa để Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn xây dựng kế hoạch và lập phương án bồi thường, GPMB (như trên).Đối với việc xây dựng các công trình phụ trợ như: đường gom, cầu vượt dân sinh... - Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn và chủ đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ trong một mục tiêu chung: đầu tư hợp lý, đáp ứng sự phát triển của tương lai và tránh lãng phí. 2.1 Nhiệm vụ được giao: 2.1.1 Dự án giải phóng mặt bằng: Trong năm 2008 Trung tâm được giao thực hiện GPMB 4 dự án trọng điểm Quốc Gia, Thành phố: Tiểu dự án GPMB thuộc dự án đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên (Quốc lộ 3 mới): 115 ha. Tiểu dự án GPMB thuộc dự án đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai: 56ha GPMB dự án xây dựng nhà ga hành khác T2 Cảng hành không quốc tế Nội Bài: 90ha GPMB dự án khu I và khu II thuộc dự án Khu du lịch sinh thái Sóc Sơn: 154 ha 2.1.2 Dự án xây dựng hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất: - Dự án xây dựng hạ tầng đấu giá QSD đất tại xã Phù Linh: 3,0 ha - Dự án xây dựng hạ tầng đấu giá QSD đất tại xã Tiên Dược: 3,0 ha - Dự án xây dựng hạ tầng đấu giá QSD đất xung quanh hồ Đồng Quang và hồ Kèo Cà. 2.1.3 Dự án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư: - Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp. - Bãi đỗ xe trung tâm Thị Trấn - Bãi đỗ xe dịch vụ công cộng phía Đông Nam Thị Trấn. - Tổ hợp công trình dịch vụ thương mại và nhà ở phía Tây Nam Thị Trấn. 2.1.4 Đấu giá đất xen kẹt tại các xã, thị trấn: - Tại tổ 1và tổ 12 thuộc địa bàn Thị Trấn Sóc Sơn. - Tại phố Nỷ, thôn Xuân Sơn thuộc địa bàn xã Trung Giã. - Tại Thôn Chùa, Thôn Thanh Huệ trại, Thôn Trung, thôn Bến, thôn Thượng thuộc địa bàn xã Đức Hoà. 2.1.5 Duy tu, sửa chữa hè đường, thoát nước Thị Trấn và đường giao thông huyện quản lý năm 2008. 2.2 Những kết quả đạt được: Sau khi được giao các nhiệm vụ, Trung tâm đã chủ động, tích cực triển khai đến nay đạt được kết quả như sau: 2.2.1 Các tiểu dự án giải phóng mặt bằng: Tiểu dự án GPMB thuộc dự án đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên (quốc lộ 3 mới). Đã có quyết định thu hồi đất, thành lập hội đồng, thành lập tổ công tác, họp dân, công bố chính sách. Đang kê khai, kiểm kê được 1.730 hộ/2.390 hộ và đang lên phương án dự thảo. Đang chuẩn bị khu tái định cư, nghĩa trang. Tiểu dự án GPMB thuộc dự án đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai: Đã có quyết định thu hồi đất, thành lập hội đồng, thành lập tổ công tác,họp dân, công bố chính sách. Đang kê khai, kiểm đếm được 90% diện tích. Đang lên phương án dự thảo. GPMB dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Đã có quyết định thu hồi đất, thành lập hội đồng, thành lập tổ công tác, họp dân, công bố chính sách. Đang kê khai, kiểm đếm được 292 hộ/899 hộ. Đang chuẩn bị khu tái định cư, đã hoàn chỉnh quy hoạch mặt bằng nghĩa trang. GPMB dự án khu I và khu II thuộc dự án khu du lịch sinh thái Sóc Sơn. Đã có quyết định thu hồi đất, thành lập hội đồng, thành lập tổ công tác, họp dân, công bố chính sách. Đang kê khai, kiểm đếm. 2.2.2 Dự án xây dựng hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất: Xây dựng hạ tầng đấu giá QSD đất tại các xã Phù Linh và Tiên Dược: UBND Thành phố đã phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư. Đang trình phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng. Đang lập dự án, thiết kế cơ sở. Xây dựng hạ tầng đấu giá QSD đất xung quanh hồ Đồng Quan và hồ Kèo Cà: Căn cứ quy hoạch điều chỉnh phân loại rừng, phối hợp các ngành khảo sát vị trí lập quy hoạch. 2.2.3 Dự án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư: - Trung tâm thương mại tổng hợp dịch vụ: đã tổ chức mở thầu và kết quả đấu thầu - Bãi đỗ xe trung tâm Thị Trấn: đã mở thầu ngày 22/8/2008, đang xét thầu. - Bãi đỗ xe dịch vụ công cộng phía Nam Thị Trấn: đang dự thảo hồ sơ mời thầu. - Tổ hợp công trình dịch vụ thương mại và nhà ở phía Tây Nam Thị Trấn: đã tham mưu cho UBND Huyện ra thông báo ngừng việc đấu thầu theo chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội. 2.2.4 Đấu giá đất xen kẹt tại các xã và Thị Trấn Sóc Sơn: Đã tiếp nhận hồ sơ đấu giá của các xã Đức Hoà, Trung Giã và Thị Trấn Sóc Sơn, tham mưu cho UBND Huyện ra quyết định thành lập hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất và tổ công tác tại các xã và Thị Trấn, tổ chức đăng tin theo quy định, ngày 15/12/2008 bán hồ sơ đấu giá và dự kiến tổ chức các phiên đấu giá vào ngày 27 và 28/12/2008. 2.2.5 Duy tu, sửa chữa hè đường, thoát nước Thị Trấn và đường giao thông huyện quản lý năm 2008. Đã bàn giao cho Ban quản lý dự án huyện Sóc Sơn theo quyết định số 3202/QĐ-UBND ngày 17/7/2008 của UBND huyện Sóc Sơn. 2.3 Những tồn tại: Trong năm 2008 về cơ bản Trung tâm đã hoàn thành kế hoạch được giao, song cong một số tồn tại cần khắc phục như sau: Các dự án giải phóng mặt bằng chưa đạt được tiến độ như đã đề ra. Nguyên nhân chủ quan: Trung tâm là cơ quan mới thành lập, cán bộ mới, thời gian đầu còn phải ổn định tổ chức, trụ sở và nắm bắt công việc. Nguyên nhân khách quan: Nhiệm vụ được giao nặng nề với khối lượng GPMB lớn 4 dự án trọng điểm Quốc Gia, Thành Phố, diện tích chiếm đất lên tới 500ha. Công tác GPMB là công việc khó khăn, phức tạp nảy sinh nhiều khiếu kiện do công tác quản lý hồ sơ bị thất lạc, hiện trạng sử dụng đất không rõ ràng. Chính sách GPMB cso nhiều thay đổi về cuối năm gây khó khăn khi thực hiện. Tiến độ công việc gấp rút, khối lượng công việc nhiều, số lượng cán bộ thiếu. Một số hộ dân đã bị thu hồi đất nhiều lần, có nhiều hộ bị thu hồi trên 30% đến 100% diện tích đất nông nghiệp được giao. Vấn đề ổn định đời sống cho dân, đào tạo chuyển nghề, tạo việc làm còn khó khăn làm cho công tác GPMB càng khó khăn hơn. Tiểu dự án GPMB thuộc dự án đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên (quốc lộ 3 mới): Tiến độ công việc gấp, khối lượng công việc nhiều, đặc thù trải dài theo tuyến, số lượng cán bộ thiếu. Xã Bắc Phú có đài tưởng niệm và nhà trẻ mẫu giáo thôn Phú Tàng cần phải di chuyển. Trường THCS Bắc Phú bị thu hồi khoảng 2.529m2, cắt xén 3 khối nhà hiệu bộ, nhà học, nhà thể chất cần phải di chuyển. Xã Tân Minh cần di chuyển một cái nghè của các cụ diện tích 2.500m2. Cần di chuyển 67 hộ dân. Dự án xây dựng hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Phù Linh và xã Tiên Dược: Theo quyết định số 9096/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội, UBND xã Phù Linh đã cắm đất giãn dân cho khoảng 7 hộ vào phạm vi nghiên cứu của dự án. 2.4 Phương hướng nhiệm vụ năm 2009: - Tăng cường phối hợp với UBND các xã, tăng cường công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước bằng nhiều kênh truyền hình khác nhau như: Hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn và bằng các cuộc họp với nhân dân nhằm vận động nhân dân hiểu và chấp hành tốt chính sách GPMB. - Tiếp tục tham mưa cho UBND Huyện ra các văn bản pháp lý có liên quan đến các dự án, đảm bảo kịp thời, đáp ứng tiến độ đề ra cụ thể như sau: 2.4.1 Dự án giải phóng mặt bằng: 2.4.1.1 Thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuẩn bị mặt bằng thực hiện dự án xây dựng nhà ga T2 Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài: - Điều tra, xác minh lên phương án chi tiết về bồi thường, phê duyệt phương án, chi trả tiền trong quý I/2009. - Hoàn tất thủ tục xây dựng khu tái định cư, nghĩa trang Quang tiến. 2.4.1.2 GPMB dự án khu I và khu II thuộc khu du lịch sinh thái Sóc Sơn: - Kiểm đếm, lên phương án đền bù chi tiết về bồi thường. - Chuẩn bị khu tái định cư. - Thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ trong quý I/2009. 2.4.1.3 Tiểu dự án GPMB thuộc dự án đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên (quốc lộ 3 mới): - Điều tra, xác minh lên phương án chi tiết về bồi thường, phê duyệt phương án, chi trả tiền trong quý I/2009. - Hoàn tất thủ tục xây dựng khu tái định cư, nghĩa trang. 2.4.2 Dự án xây dựng hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất: 2.4.2.1 Dự án xây dựng hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất tại các xã Phù Linh và Tiên Dược: - Trình phê duyệt dự án trong quý I/2009. - Tổ chức lập thiết kế bản vẽ thi công-Tổng dự toán trong quý I/2009. - Tổ chức triển khai thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong tháng 2.4.2.2 Dự án xây dựng hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất xung quanh hồ Đồng Quan và hồ Kèo Cà: Phối hợp với các ngành xác định địa điểmquy hoạch. 2.4.3 Dự án đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư: - Trung tâm thương mại tổng hợp dịch vụ: Tham gia, phối hợp với chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án. - Bãi đỗ xe trung tâm Thị Trấn: Tham gia, phối hợp với chủ đầu tư triển khai dự án khi xác định được chủ đầu tư trúng thầu. - Bãi đỗ xe dịch vụ công cộng phía Đông Nam Thị Trấn: Hoàn chỉnh Hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu trong quý I/2009. 2.4.4 Đấu giá đất xen kẹt: Bán hồ sơ và tổ chức đấu giá quyề sử dụng đất trong tháng 12/2008. KẾT LUẬN Trung tâm phát triển quỹ đất có vai trò quan trọng, là đơn vị tham mưu cho UBND Huyện, giúp UBND Huyện Sóc Sơn tổ chức thực hiện bồi thường hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quản lý quỹ đất thuộc khu vực đô thị và khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị mà Thành Phố đã thu hồi nhưng chưa giao, chưa cho thuê trên địa bàn Huyện Sóc Sơn và xây dựng cơ sở các lô đất để đấu giá quyền sử dụng trên địa bàn Huyện. Sau 3 tuần thực tập tại cơ sở, được đọc một số tài liệu và được tham gia các công việc tại Trung tâm như đi kiểm đếm để giải phóng mặt bằng và chuẩn bị một số giấy tờ, tổ chức buổi đấu giá......em đã nắm rõ hơn cơ chế hoạt động của Trung tâm và các công việc của Trung tâm. => Chính vì vậy, em xin đề xuất một số đề tài cho chuyên đề thực tập của mình: - Các vấn đề liên quan đế công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Huyện Sóc Sơn. - Công tác đền bù giải phóng mặt bằng dự án quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên. - Công tác quy hoạch tổng thể Huyện Sóc Sơn. Mục lục Lời mở đầu 1 CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ SỞ 2 I/Căn cứ vào: 4 II/ Nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn- Hà Nội được nêu rõ tại quyết định số 3680/QĐ-UBND được nêu rõ như sau: 4 1. Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn: 4 2.Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm: 5 2.1 Chức năng: 5 2.2 Nhiệm vụ: 5 3.Tổ chức bộ máy và biên chế: 6 3.1 Tổ chức bộ máy: 6 3.2 Biên chế: 7 4.Tài chính của Trung tâm: 7 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ TRONG NHỮNG NĂM QUA 8 2.1 Nhiệm vụ được giao: 10 2.2 Những kết quả đạt được: 11 2.3 Những tồn tại: 13 2.4 Phương hướng nhiệm vụ năm 2009: 14 KẾT LUẬN 16 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI DỰ ĐỊNH LỰA CHỌN Đề tài 1: Các vấn đề về đấu giá quyền sử sụng đất trên địa bàn Huyện Sóc Sơn. Đề cương sơ bộ: Lời nói đầu: Chương I: Cơ sở lý luận về đấu giá quyền sử dụng đất. 1.1Một số khái niệm về đấu giá quyền sử dụng đất. 1.2Vai trò của đấu giá quyền sử dụng đât. 1.3Các hình thức đấu giá. 1.4Những quy định của nhà nước về công tác đấu giá. Chương II: Các quy định cụ thể về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Hà Nội. 2.1. Quỹ đất để tổ chức đấu giá. 2.2. Mức thu phí đấu giá. 2.3. Các chủ thể tổ chức đấu giá, đối tượng thâm gia đấu giá, quyền và nghĩa vụ của các bên. 2.4. Trình tự các bước hoàn thành cuộc đấu giá. 2.5. Thủ tục sau phiên đấu giá. 2.6. Tài chính trong việc đấu giá. Chương III: Đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất qua một số dự án ở huyện Sóc Sơn- Hà Nội. 3.1. Trình tự đấu giá quyền sử dụng đất. 3.2 Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án. 3.3. Đánh giá hiệu quả công tác đấu giá. 3.4 Một số tồn tại trong công tác đấu giá. 3.5. Một số kiến nghị với cấp trên. Kết Luận: Danh Mục: Đề tài 2: Công tác đền bù giải phóng mặt bằng dự án quốc lộ 3 Hà Nôi- Thái Nguyên. Đề cương sơ bộ. Lời mở đầu Chương I: Cơ sở lí luận của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. I. Sự cần thiết và đặc điểm của công tác GPMB. 1. Khái niệm về bồi thường giải phóng mặt bằng. 2. sự cần thiết của công tác đền bù giải phóng mặt bằng. II. Tổng quan về công tác GPMB: 1. Bản chất của GPMB. 2 Căn cứ pháp lý của công tác GPMB. 3. Vấn đề thu hồi đất và bồi thường GPMB. 4. Căn cứ xác định bồi thường GPMB. 5. Trình tự, thủ tục GPMB. III. Những quy định về bồi thường GPMB: 1. Bồi thường thiệt hại về đất. 2. Bồi thường thiệt hại về tài sản. 3. Các chính sách hỗ trợ. IV. Những nhân tố và yêu cầu đối với công tác đền bù: 1. Những nhân tố ảnh hưởng. 2. Yêu cầu đối với công tác đền bù. Chương II: Thực trạng giải phóng mặt bằng dự án quốc lộ 3 và trên địa bàn Huyện. I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của Huyện. 1. Điều kiện tự nhiên. 2. Điều kiện kinh tế- xã hội. 3. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn Huyện. II. Tổng quan công tác giải phóng mặt bằng dự án quốc lộ 3. 1. Thực trạng GPMB dự án quốc lộ 3. 2. Kết quả đạt được. 3. Vấn đề đặt ra. Chương III: Giải pháp nâng cao công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Huyện. 1. Giải pháp trước mắt. 2. Giải pháp lâu dài. Kết Luận. Danh Mục. Đề tài 3: Công tác quy hoạch tổng thể Huyện Sóc Sơn. Lời mở đầu. Chương I: Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất. 1. Khái niệm quy hoạch SD đất. 2. Vai trò của quy hoạch. 2.1 Đối với sự phát triển của kinh tế. 2.2 Đối với sự phát triển chung của xã hội. 3. Đặc điểm của quy hoạch SD đất. 4. Các quy định của Nhà Nước đối vơi quy hoạch chung của Huyện. Chương II: Thực trạng quy hoạch tổng thể Huyện. 1. Đặc điểm của kinh tế, xã hội và điều kiện tự nhiên. 2. Các vấn đề giải phóng mặt bằng trong quy hoạch. 3. Thực trạng quy hoạch tổng thể của Huyện 4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 5. Tác động của quy hoạch đến sự phát triển của Huyện. Chương III: Giải pháp nâng cao công tác quy hoạch trên địa bàn Huyện. 1. Giải pháp trước mắt. 2. Giải pháp lâu dài. Kết Luận. Danh Mục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5701.doc
Tài liệu liên quan