Tình hình hoạt động tại Xí nghiệp 11 – Công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc Phòng

Năm 1987, Trung đoàn chuyển về Lai Khê với nhiệm vụ vừa xây dựng cơ bản, vừa sản xuất vật liệu. Tháng 09/1989 theo quyết định 79 của Bộ Quốc Phòng, Trung đoàn 11 gọi theo đơn vị sản xuất kinh doanh là Xí nghiệp 11 trực thuộc Công ty xây dựng 319 – Quân khu 3 – Bô Quốc Phòng. Tháng 11/1989, trụ sở Xí nghiệp 11 chuyển về Hà Nội, đóng tại trường Đại học Mỹ thuật. Ngày 22/4/1996, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ra quyết định 564/QĐ-BQP về việc tổ chức lại Công ty xây dựng 319, Xí nghiệp 11 là đơn vị hạch toán kinh doanh phụ thuộc trực thuộc Công ty xây dựng 319. Tháng 01/1997, trụ sở Xí nghiệp chuyển về địa điểm như hiện nay là 50 Ngõ Thuận Hoà - Ngọc Lâm – Long Biên – Hà Nội. Xí nghiệp hành nghề theo giấy phép kinh doanh của Công ty xây dựng 319 với ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu là: xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, các công trình dân dụng, công nghiệp

doc74 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Xí nghiệp 11 – Công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000 222 30/06 Kết chuyển CP sử dụng MTC quý II CT B4-Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật 154 805,725,426 226 30/06 KC CP sử dụng MTC quý II CT Phòng khám bệnh viện Việt Tiệp 154 79,286,325 .. Cộng x 5,938,200,590 5,938,200,590 Sổ này cótrang, đánh từ trang số 01 đến Ngày mở sổ: Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc XN (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu 16: Sổ cái tài khoản Chi phí sử dụng máy thi công Tổng chi phí sử dụng máy thi công công trình B4 – Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật do Đội 18 thi công phát sinh trong Quý II năm 2007 là 805,725,426 đồng. 2.2.5. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp là những chi phí liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp. CP SXC bao gồm nhiều yếu tố chi phí khác nhau, thường có mối quan hệ gián tiếp với đối tượng xây lắp. Ở Xí nghiệp 11, chi phí sản xuất chung là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra ở đội công trình mà chưa được tính vào CP NVLTT, CP NCTT và CP SDMTC. Bao gồm: - Lương nhân viên quản lý tổ, đội và phần trích 19% BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn bộ công nhân viên trong đội; - Chi phí lãi tiền vay; - Chi phí văn phòng phẩm phục vụ quản lý, chi phí lán trại tạm thời, chi phí bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho công nhân, chi phí bảo vệ công trình, chi phí tàu xe công tác của nhân viên quản lý; - Các chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại, và chi phí bằng tiền khác. Kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung; mở chi tiết như sau: TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng, TK 6272 - Chi phí vật liệu, TK 6274 - Chi phí KH TSCĐ, TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài, TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác. Kế toán đội tập hợp chi phí sản xuất chung của toàn đội rồi cuối quý tiến hành phân bổ cho các công trình. Chi phí nhân viên quản lý tổ, đội: Bao gồm lương khoán, phụ cấp trách nhiệm của nhân viên quản lý tổ, đội và khoản trích 19% lương chế độ của toàn bộ công nhân viên trong đội. Xí nghiệp áp dụng hình thức khoán quỹ lương với lao động gián tiếp: Xí nghiệp xây dựng mức lương chung cho cán bộ quản lý ở đội theo tháng bao gồm đội trưởng, đội phó, cán bộ kỹ thuật, kế toán, thủ kho, thủ quỹ Định mức tiền lương dựa vào chức vụ, trình độ chuyên môn và giá trị sản lượng kế hoạch Xí nghiệp giao cho từng đội. Mức lương được hưởng phụ thuộc vào phần trăm hoàn thành kế hoạch giá trị sản lượng, khi giá trị sản lượng thực hiện đạt 100% kế hoạch thì được hưởng 100% lương. Cuối tháng, căn cứ vào % hoàn thành kế hoạch giá trị sản lượng , kế toán lập “Bảng thanh toán lương gián tiếp” (Biểu 17), rồi gửi lên Ban lao động - tiền lương của Xí nghiệp xin duyệt. Bảng thanh toán lương gián tiếp được duyệt là căn cứ ghi Chứng từ ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 6271 Có TK 334: Lương nhân viên quản lý Có TK 338: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ Biểu 17 Chi phí lãi tiền vay: Chi phí này các đội trực tiếp xây dựng công trình phải chịu là 0.8%/tháng trên tổng số vốn được Xí nghiệp cấp xuống bằng tiền vay (chủ yếu là vay ngân hàng). Chi phí lãi tiền vay cụ thể của mỗi đội sẽ do kế toán vốn bằng tiền tính và báo hàng tháng xuống các đội. Chi phí vật liệu: Bao gồm các chi phí vật liệu phục vụ quản lý như: mực in, giấy, bút, bao tải Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán tiến hành ghi Chứng từ ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 6272 Nợ TK 133 Có TK 331,111 Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm chi phí khấu hao của các TSCĐ phục vụ cho quản lý như: máy vi tính, điều hoà nhiệt độ Số khấu hao này được phản ánh trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Ngoài ra, một số khoản chi phí khác như: chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại) và chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội họp), hàng tháng, kế toán đội căn cứ vào các chứng từ phát sinh chi phí hợp lý, hợp lệ để ghi Chứng từ ghi sổ của các nghiệp vụ tính vào chi phí sản xuất chung. Cuối quý, tiến hành phân bổ CPSXC cho các công trình theo chi phí nhân công trực tiếp của từng công trình theo công thức: Mức chi phí SXC phân bổ cho công trình A = Tổng chi phí SXC × Chi phí NCTT của công trình A Tổng chi phí NCTT Theo công thức này, CP SXC của Quý II năm 2007 của Đội 18 được phân bổ cho công trình B4 – Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật là: Mức chi phí SXC phân bổ cho công trình B4-Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật = 877,400,196 × 980,656,773 = 582,039,035 1,478,300,240 Chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ , Sổ chi tiết tài khoản 627 (Biểu 18) và Sổ Cái TK 627 (Biểu 19). XN 11 - Công ty XD 319 Đội 18 SỔ CHI TIẾT TK 627 Tên công trình: B4 – Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật Quý II năm 2007 CT Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có 501 31/05 Chi phí lương nhân viên quản lý 334 35,991,000 502 31/05 19% BHXH, BHYT, KPCĐ 338 59,092,451 503 31/05 CP KH TSCĐ dùng cho quản lý 214 4,963,242.6 504 31/05 Tiền điện, điện thoại 331 5,282,576 30/06 Kết chuyển CP SXC quý II 154 582,039,035 Cộng x 582,039,035 582,039,035 Sổ này cótrang, đánh từ trang số 01 đến Ngày mở sổ: Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 18: Sổ chi tiết tài khoản 627 XN 11 - Công ty XD 319 Mẫu số S02c1-DN Ngọc Lâm-Gia Lâm-HN Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính SỔ CÁI TK 627 Năm: 2007 (Trích) CTGS DIỄN GIẢI TKĐƯ SỐ TIỀN SH NT NỢ CÓ .. .. 185 31/05 CP lương nhân viên quản lý công trình B4-Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật tháng 5 334 35,991,000 186 31/05 19% trích theo lương công trình B4-Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật tháng 5 338 59,092,451 187 31/05 CP KH TSCĐ dùng cho quản lý công trình B4-Nhà làm việc Tổng cục lỹ thuật tháng 5 214 4,963,242.6 188 31/05 CP tiền điện, điện thoại công trình B4-Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật tháng 5 331 5,282,576 223 30/06 KC CPSXC quý II công trình B4-Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật 154 582,039,035 227 30/06 KC CPSXC quý II công trình Phòng khám bệnh viện Việt Tiệp 154 51,521,286 Cộng x 3,958,800,392 3,958,800,392 Sổ này có trang, đánh từ trang số 01 đến Ngày mở sổ: Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc XN (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu 19: Sổ cái tài khoản chi phí sản xuất chung Tổng chi phí sản xuất chung công trình B4 – Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật Quý II năm 2007 do Đội 18 thi công là 582,039,035 đồng. 2.2.6. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm: Tổng hợp chi phí sản xuất: Cuối quý, căn cứ vào Sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 623, 627 – chi tiết theo công trình, hạng mục công trình, kế toán tiến hành kết chuyển các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong quý sang TK 154 – Chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và ghi vào Sổ chi tiết TK 154 (Biểu 20). XN 11 - Công ty XD 319 Đội 18 SỔ CHI TIẾT TK 154 Tên công trình: B4 – Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật Quý II năm 2007 CT Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Số dư đầu quý II 3,810,240,525 30/06 Kết chuyển CPNVLTT 621 4,650,540,255 30/06 Kết chuyển CPNCTT 622 980,656,773 30/06 KC CP sử dụng MTC 623 805,725,426 30/06 Kết chuyển CP SXC 627 582,039,035 Cộng phát sinh quý II x 7,018,961,489 Ghi có TK 154 632 6,597,038,258 Số dư cuối quý II 4,232,163,756 Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 20: Sổ chi tiết tài khoản 154 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Đặc điểm của các công trình xây dựng là có thời gian thi công kéo dài, khối lượng công việc lớn nên việc thanh toán khối lượng công tác xây dựng hoàn thành bàn giao được Xí nghiệp xác định theo quý (theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý có thể tính được giá trị dự toán phần khối lượng công việc hoàn thành). Giá trị sản phẩm dở dang được xác định bằng phương pháp kiểm kê cuối quý và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí này cho giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo dự toán (cũng chính là giá tạm quyết toán với bên chủ đầu tư) và giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán. Công thức như sau: Giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ + Chi phí SXKD phát sinh trong kì × Giá trị dự toán xây lắp dở dang cuối kỳ Giá trị dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành + Giá trị dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Quý II năm 2007, công trình B4 – Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật có số liệu như sau: - Chi phí SXKDDD đầu kỳ: 3,810,240,525 đồng - Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ: 7,018,961,489 đồng - Giá trị dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành: 7,548,052,875 đồng - Giá trị dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ: 4,784,526,000 đồng Theo công thức trên ta tính được: Giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = 3,810,240,525 + 7,018,961,489 × 4,784,526,000 7,548,052,875 + 4,784,526,000 = 4,232,163,756 đồng Tính giá thành sản phẩm xây lắp: Ở Xí nghiệp 11, giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành và được theo dõi trên sổ chi tiết các tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất xây lắp và phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành ở Xí nghiệp là thanh toán theo điểm dừng kĩ thuật theo quý, nên cuối mỗi quý ngoài việc tính giá thành các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành Xí nghiệp phải tính cả khối lượng công tác xây lắp hoàn thành và bàn giao trong kỳ. Giá thành công tác xây lắp trong kỳ báo cáo được tính theo công thức: Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành = Chi phí thực tế KLXL dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế KLXL phát sinh trong kỳ - Chi phí thực tế KLXL dở dang cuối kỳ Theo công thức này: Giá thành thực tế KLXL hoàn thành công trình B4 - Nhà làm việc TCKT = 3,810,240,525 + 7,018,961,489 - 4,232,163,756 = 6,597,038,258 đồng Sau khi tính được giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý của mỗi công trình, kế toán đội lập Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp - chi tiết cho từng công trình (Biểu 21), sau đó chuyển cho Ban tài chính Xí nghiệp làm căn cứ để lập Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp của toàn Xí nghiệp. XN 11-Cty XD 319 Đội 18 THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Quý II năm 2007 Công trình: B4 – Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia ra theo khoản mục 621 622 623 627 Chi phí SXKDDD đầu kỳ 3,810,240,525 2,470,723,878 583,450,268 457,580,150 298,486,229 CP SXKD phát sinh trong kỳ 7,018,961,489 4,650,540,255 980,656,773 805,725,426 582,039,035 Giá thành sản phẩm hoàn thành 6,597,038,258 4,436,927,403 913,582,189 738,178,122 508,350,544 Chi phí SXKDDD cuối kỳ 4,232,163,756 2,684,336,730 650,524,852 525,127,454 372,174,720 Biểu 21: Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp và tính giá thành toàn bộ công trình: Tại Xí nghiệp 11, tổng của bốn khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung được xem là giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp. Còn để tính được giá thành toàn bộ thì kế toán phải cộng thêm khoản chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho công trình. Do tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ, đồng thời các công trình xây dựng mà Xí nghiệp thi công phần lớn là do đấu thầu hoặc được chỉ định thầu, nên chi phí bán hàng của Xí nghiệp phát sinh không đáng kể. Do đó, Xí nghiệp đưa khoản chi phí này vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp do kế toán Xí nghiệp tập hợp và thường bao gồm các khoản sau: - Lương và các khoản trích theo lương của cán bộ quản lý Xí nghiệp; - Nộp chỉ tiêu lên Công ty; - Khấu hao TSCĐ phục vụ công tác quản lý; - Tiếp khách, công tác phí, giao ban, hội họp, phí đấu thầu; - Điện, nước, điện thoại, xăng dầu, dụng cụ văn phòng phẩm, và một số chi phí bằng tiền khác. Phương pháp hạch toán khoản mục chi phí này tương tự như chi phí chung của các đội. Khoản mục chi phí này được tập hợp trên TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Cuối quý, kế toán tiến hành phân bổ cho các công trình theo chỉ tiêu giá thành sản phẩm xây lắp của từng công trình, hạng mục công trình do kế toán đội gửi lên. Bảng phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp (Biểu 22). BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Quý II năm 2007 A. Chi phí QLDN phát sinh kỳ này: 2,502,857,547 B. Chi phí QLDN kỳ trước chuyển sang: 0 C. Chi phí QLDN kết chuyển kỳ sau: 0 D. Chi phí QLDN phân bổ kỳ này: 2,502,857,547 E. Tiêu thức phân bổ (tổng giá thành sản phẩm xây lắp): 41,803,569,727 TT ĐỐI TƯỢNG PHÂN BỔ GIÁ THÀNH SPXL CP QLDN 1 B4 – Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật 6,597,038,258 394,976,962.5 2 Phòng khám bệnh viện Việt Tiệp 469,821,529 28,129,089.6 3 D16 – Quân khu 2 159,826,749 9,569,125.0 4 Hệ thống cấp thoát nước ĐH TDTT 989,754,618 59,258,451.6 5 Nhà ở N5 - HVKTQS 4,073,826,385 243,907,570.0 6 Nhà làm việc CATP Thái Nguyên 705,879,590 42,262,325.2 Cộng 41,803,569,727 2,502,857,547 Biểu 22: Bảng phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp Từ Bảng phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp, ta tính được giá thành toàn bộ của khối lượng công tác xây lắp hoàn thành Quý II năm 2007 của công trình B4 – Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật là 6,992,015,220 đồng. Từ Bảng phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán lập “Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp” (Biểu 23) của toàn Xí nghiệp. Biểu 23 TK152,153 NVL TT,CCDC phân bổ một lần dùng cho thi công TK621 Kết chuyển CP NVLTT TK154 TK334 Lương công nhân trực tiếp sản xuất và điều khiển MTC TK622 Kết chuyển CP NCTT TK152,153 Xuất kho nguyên vật liệu, CCDC dùng cho MTC TK623 Kết chuyển CP SDMTC TK214,242 Khấu hao MTC TK111,112,331 CP khác dùng cho MTC; MTC thuê ngoài TK133 TK334,338 Lương nhân viên quản lý, tổ, đội các khoản trích theo lương TK152,153 Xuất kho vật liệu, CCDC phục vụ quản lý tổ, đội TK 214 CP KH TSCĐ dùng cho quản lý tổ, đội TK111,112,331 Các CP khác phục vụ cho quản lý tổ, đội TK627 Kết chuyển CP SXC TK133 Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất 2.3. Kế toán tiêu thụ sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp 11 Trong hoạt động xây lắp, việc bàn giao công trình chính là việc tiêu thụ sản phẩm. Bàn giao công trình phải đảm bảo các thủ tục về nghiệm thu, bàn giao do Nhà nước quy định và các điều kiện đã ghi trong hợp đồng giao nhận thầu. Giá thanh toán đã được chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận trước và quy định rõ ràng trong hợp đồng. Việc ghi nhận doanh thu và giá vốn tại Xí nghiệp 11 được thực hiện tùy thuộc vào hợp đồng xây dựng theo một trong hai truờng hợp: trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu (Xí nghiệp 11) được thanh toán theo tiến độ kế hoạch; và trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu (Xí nghiệp 11) được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện. Hạch toán doanh thu và giá vốn do kế toán Xí nghiệp (kế toán vốn bằng tiền) thực hiện. Thanh toán theo tiến độ kế hoạch: Đối với những hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu (Xí nghiệp) được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, kế toán phải sử dụng TK 337 – “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch và số tiền phải thu theo doanh thu tương ứng với phần công việc hoàn thành do Xí nghiệp tự xác định. TK này được mở chi tiết theo từng hợp đồng xây dựng. Kết cấu như sau: Bên Nợ: Phản ánh số tiền phải thu theo doanh thu đã ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng dở dang. Bên Có: Phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang. Số dư bên Nợ: Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của hợp đồng lớn hơn số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang. Số dư bên Có: Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của hợp đồng nhỏ hơn số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang. Căn cứ để ghi vào bên Nợ TK 337 là chứng từ xác định doanh thu tương ứng với phần công việc hoàn thành trong quý do Xí nghiệp tự lập (không phải hóa đơn, không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch và số tiền ghi trên hóa đơn). Căn cứ để ghi vào bên Có TK 337 là hóa đơn GTGT được lập trên cơ sở tiến độ thanh toán theo kế hoạch đã được quy định trong hợp đồng xây dựng. Khi kết quả thực hiện hợp đồng được ước tính, kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do Xí nghiệp tự xác định (không phải hóa đơn) để lập chứng từ ghi sổ ghi nhận doanh trong quý theo định khoản: Nợ TK 337 – Chi tiết theo hợp đồng Có TK 511 Căn cứ vào hợp đồng xây dựng, Xí nghiệp lập hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch (hóa đơn GTGT) gửi cho khách hàng. Kế toán căn cứ vào hóa đơn để lập chứng từ ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 131 Có TK 337 – Chi tiết theo hợp đồng Có TK 333 (3331) Căn cứ vào giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành đã xác định, kế toán lập chứng từ ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 632 Có TK 154 Thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện: Trong trường hợp này, khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư phải khớp với khối lượng công tác xây lắp hoàn thành đã ghi trên sổ hạch toán của đội xây dựng. Khi kết quả thực hiện hợp đồng được xác định và được khách hàng xác nhận, kế toán lập hóa đơn GTGT trên cơ sở phần công việc hoàn thành được khách hàng xác nhận. Căn cứ vào hóa đơn, kế toán lập chứng từ ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 131 Nợ TK 144, 244: Số tiền chủ đầu tư giữ lại để bảo hành công trình Có TK 511 Có TK 333 (3331) Việc ghi nhận giá vốn khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao giống như trường hợp thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Từ chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ chi tiết TK 632 (Biểu 25), sổ chi tiết TK 511 (Biểu 24) và sổ cái TK 632 (Biểu 27), sổ cái TK 511 (Biểu 26). Theo hợp đồng xây dựng ký kết với chủ đầu tư công trình B4 – Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật, Xí nghiệp được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện XN 11 - Công ty XD 319 SỔ CHI TIẾT TK 511 Tên công trình: B4 – Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật Quý II năm 2007 CT Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có 525 30/06 Bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành quý II 131 7,114,653,500 532 30/06 Kết chuyển doanh thu về khối lượng xây lắp hoàn thành quý II 911 7,114,653,500 Cộng x 7,114,653,500 7,114,653,500 Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 24: Sổ chi tiết tài khoản 511 XN 11 - Công ty XD 319 SỔ CHI TIẾT TK 632 Tên công trình: B4 – Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật Quý II năm 2007 CT Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có 526 30/06 Khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý II 154 6,597,038,258 533 30/06 Kết chuyển giá vốn khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý II 911 6,597,038,258 Cộng x 6,597,038,258 6,597,038,258 Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 25: Sổ chi tiết tài khoản 632 XN 11 - Công ty XD 319 Mẫu số S02c1-DN Ngọc Lâm-Gia Lâm-HN Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính SỔ CÁI TK 511 Năm 2007 (Trích) CTGS DIỄN GIẢI TKĐƯ SỐ TIỀN GC SH NT NỢ CÓ .. .. 262 30/06 Bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành quý II của công trình B4-Nhà làm việc TCKT 131 7,124,653,500 271 30/06 Bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành quý II của công trình Nhà làm việc CATP Thái Nguyên 337 725,584,300 290 30/06 Kết chuyển doanh thu về khối lượng xây lắp hoàn thành quý II của công trình B4-Nhà làm việc TCKT 911 7,124,653,500 298 30/06 Kết chuyển doanh thu về khối lượng xây lắp hoàn thành quý II của công trình Nhà làm việc CATP Thái Nguyên 911 725,584,300 .. Cộng lũy kế từ đầu năm x 75,827,416,020 75,827,416,020 Sổ này cótrang, đánh từ trang số 01 đến Ngày mở sổ: Ngày tháng năm 2007 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc XN (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu 26: Sổ cái tài khoản 511 XN 11 - Công ty XD 319 Mẫu số S02c1-DN Ngọc Lâm-Gia Lâm-HN Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính SỔ CÁI TK 632 Năm 2007 (Trích) CTGS DIỄN GIẢI TKĐƯ SỐ TIỀN GC SH NT NỢ CÓ .. .. 263 30/06 Khối lượng xây lắp hoàn thành quý II của công trình B4-Nhà làm việc TCKT 154 6,597,038,258 272 30/06 Khối lượng xây lắp hoàn thành quý II của công trình Nhà làm việc CATP Thái Nguyên 154 705,879,290 291 30/06 Kết chuyển giá vốn khối lượng xây lắp hoàn thành quý II của công trình B4-Nhà làm việc TCKT 911 6,597,038,258 299 30/06 Kết chuyển giá vốn khối lượng xây lắp hoàn thành quý II của công trình Nhà làm việc CATP Thái Nguyên 911 705,879,290 .. Cộng lũy kế từ đầu năm x 69,980,564,743 69,980,564,743 Sổ này cótrang, đánh từ trang số 01 đến Ngày mở sổ: Ngày tháng năm 2007 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc XN (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu 27: Sổ cái tài khoản 632 TK 111,112,331 TK 532 Giảm giá Kết chuyển giảm giá TK 511 Doanh thu XN tự xác định TK 337 Thanh toán theo tiến độ kế hoạch TK 131 Khách hàng ứng trước, trả tiền TK 111,112 TK 3331 TK 3331 TK 114,244 Thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện TK 154 TK 632 Giá vốn khối lượng xây lắp hoàn thành Sơ đồ 6: Sơ đồ kế toán tiêu thụ sản phẩm Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP 11 – CÔNG TY XÂY DỰNG 319 – BỘ QUỐC PHÒNG 3.1. Nhận xét về tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp 11 3.1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý Ưu điểm: Bộ máy quản lý của Xí nghiệp được tổ chức tương đối khoa học. Nhìn chung, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức bộ máy quản lý là: thiết lập được sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời không có sự chồng chéo giữa các bộ phận; thực hiện sự phân chia rành mạch giữa ba chức năng xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ và bảo quản tài sản; đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận. Nhờ đó, Xí nghiệp hoạt động hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra. Bộ máy quản lý của Xí nghiệp được tổ chức gọn nhẹ và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp và qui mô của Xí nghiệp. Do đó, tiết kiệm được chi phí về quản lý. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, đội và của các cá nhân được quy định rõ ràng, cụ thể. Điều này giúp nâng cao trách nhiệm trong công việc và phục vụ có hiệu quả cho lãnh đạo Xí nghiệp trong việc điều hành sản xuất kinh doanh. Giữa các phòng ban và các đội có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau. Các đội của Xí nghiệp tuy phụ thuộc song vẫn đảm bảo tính chủ động, sáng tạo trong quản lý sản xuất. Điều này thể hiện ở việc các đội được giám đốc Xí nghiệp uỷ quyền về một số lĩnh vực quản lý nhất định như: tìm kiếm việc làm cho đội, tìm kiếm khai thác nguồn vật tư, được phép tuyển dụng lao động theo thời vụ Nhược điểm: Tuy nhiên công tác tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp cũng còn những hạn chế như: cơ cấu lao động của một số phòng ban chưa hợp lý; sự phối hợp, chỉ đạo giữa lãnh đạo Xí nghiệp và các đội còn khó khăn, không thường xuyên do hoạt động phân tán ở nhiều địa bàn. 3.1.2. Về bộ máy kế toán và công tác kế toán Ưu điểm: Bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình nửa tập trung nửa phân tán, phù hợp với quy mô của xí nghiệp cũng như đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán trong ngành xây dựng cơ bản. Nhờ đó, kế toán gắn được với sự chỉ đạo tại chỗ hoạt động sản xuất của các đội trực thuộc. Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong bộ máy kế toán được phân công cụ thể, rõ ràng. Các kế toán viên được phân công công việc phù hợp với năng lực. Công tác kế toán giữa kế toán Xí nghiệp và kế toán đội cũng được tách biệt một cách hợp lý theo các phần hành kế toán và các giai đoạn hạch toán, đảm bảo không có sự chồng chéo. Kế toán đội mở sổ kế toán riêng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành song vẫn đặt dưới sự giám sát của Ban tài chính, cuối mỗi quý phải làm báo cáo quyết toán với Xí nghiệp. Do đó, mọi thông tin tài chính kế toán vẫn được thống nhất quản lý tại Ban tài chính Xí nghiệp và vẫn theo dõi được tình hình sản xuất xây lắp của các đội, mặt khác giảm nhẹ được khối lượng công việc kế toán tại Ban tài chính Xí nghiệp. Xí nghiệp nhanh chóng tiếp cận chế độ kế toán mới nói riêng và các văn bản pháp lý liên quan nói chung, đồng thời hướng dẫn, thể chế và cụ thể hoá kịp thời cho cán bộ nhân viên trong Xí nghiệp, đặc biệt là nhân viên kế toán. Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng là hình thức Chứng từ ghi sổ, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp và năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán. Sổ sách tổng hợp để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được kế toán công trình mở đầy đủ theo đúng chế độ kế toán bao gồm: Chứng từ ghi sổ, Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ Cái. Các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất được mở chi tiết theo công trình, hạng mục công trình nên thuận tiện cho công tác hạch toán, cung cấp thông tin chi tiết cho quản lý. Chứng từ Xí nghiệp sử dụng nhìn chung theo đúng chế độ tài chính, các nội dung bắt buộc phải có trên chứng từ đều được thể hiện đầy đủ và rõ ràng. Các chứng từ được kiểm tra, luân chuyển một cách thường xuyên và phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các nghiệp vụ phát sinh có chứng từ gốc đi kèm. Nhược điểm: Do các công trình xây dựng thường ở xa trụ sở của Xí nghiệp, việc đi lại gặp nhiều khó khăn nên quá trình luân chuyển chứng từ ở Xí nghiệp 11 mất thời gian và thông tin kế toán thường đến chậm. Tại Xí nghiệp, nếu có sự thay đổi về cách hạch toán hay phương pháp ghi chép thì phải cử người xuống từng công trình để thông báo, hướng dẫn kế toán các công trình. Đây là một nhược điểm khó khắc phục không riêng ở Xí nghiệp mà ở tất cả các doanh nghiệp xây lắp nói chung. Bên cạnh đó, quá trình luân chuyển chứng từ chậm làm cho khối lượng công việc kế toán có thể bị dồn lại cuối kỳ tạo áp lực lớn cho nhân viên kế toán. Về việc vi tính hoá công tác kế toán, tuy Xí nghiệp đã sử dụng máy tính trong công tác kế toán nhưng chưa có một phần mềm kế toán hoàn thiện để quản lý công tác kế toán một cách khoa học hơn. Do đó, số lượng giấy tờ sổ sách của Xí nghiệp hiện nay vẫn tương đối lớn gây ra tình trạng sổ sách cồng kềnh, khó quản lý, công tác kế toán tốn nhiều thời gian và công sức; mặt khác dễ xảy ra sai sót. Với hầu hết các tài khoản Xí nghiệp chỉ theo dõi ở tài khoản cấp 1, không mở tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết theo các yếu tố (chỉ có một số sổ chi tiết là được mở chi tiết theo các yếu tố như sổ chi tiết tài khoản 627, 338). Do đó, mức độ chi tiết của thông tin kế toán cung cấp cho quản lý nhiều khi còn hạn chế. Theo chế độ tài chính hiện hành thì chứng từ gốc là căn cứ để vào sổ chi tiết, song tại các đội của Xí nghiệp 11 căn cứ để vào sổ chi tiết các tài khoản chi phí sản xuất lại là Chứng từ ghi sổ. Trình tự hạch toán như vậy sẽ làm cho việc đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp trong nhiều trường hợp không thể phát hiện được sai sót. 3.1.3. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Ưu điểm: Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp 11 tương đối chặt chẽ và hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Việc Xí nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình đã tạo điều kiện cho kế toán hạch toán chi phí sản xuất một cách rõ ràng, đơn giản, phục vụ tốt yêu cầu quản lý và phân tích hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp. Chi phí sản xuất được tập hợp chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình cũng rất thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp với đối tượng cũng là công trình, hạng mục công trình. Phương pháp tập hợp chi phí là tập hợp trực tiếp đối với các chi phí phát sinh trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình; và phân bổ gián tiếp đối với các chi phí phát sinh liên quan tới nhiều đối tượng. Điều này giúp cho việc tính toán giá thành các công trình, hạng mục công trình đạt độ chính xác cao. Kỳ tính giá thành được xác định tương đối linh hoạt: Xí nghiệp không chỉ tính giá thành khi công trình đã hoàn thành bàn giao, việc tính giá thành cũng được tiến hành vào cuối mỗi quý vì có thể có một phần khối lượng công việc hoàn thành trong quý được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán, Xí nghiệp cần phải xác định giá vốn khối lượng công việc hoàn thành được quyết toán. Điều này cũng tạo thuận lợi cho công tác kế toán, giúp giảm các sai sót trong quá trình hạch toán vì đặc điểm của sản phẩm xây lắp là thời gian sản xuất dài, qui mô lớn, phức tạp. Đối với chi phí sản xuất chung, Xí nghiệp phân loại và hạch toán chi tiết theo từng yếu tố chi phí. Điều này giúp cho việc phân tích và kiểm soát chi phí đạt hiệu quả cao hơn, từ đó góp phần hạ giá thành sản phẩm. Nhược điểm: Về kế toán chi phí NVLT:: Vật liệu mua về sử dụng trực tiếp cho công trình nhưng Xí nghiệp vẫn hạch toán thông qua kho bằng cách lập đồng thời phiếu nhập kho và phiếu xuất kho. Điều này là không cần thiết và sẽ làm cho hệ thống sổ sách cồng kềnh. Một điểm không hợp lý nữa là khi hạch toán chi phí NVLTT kế toán chỉ phản ánh giá mua ghi trên hóa đơn (không bao gồm thuế GTGT) mà không phản ánh chi phí thu mua; chi phí công cụ dụng cụ cũng được hạch toán vào chi phí NVLTT. Điều này không phù hợp với qui định hiện hành và làm cho chi phí NVLTT không được phản ánh chính xác, dẫn đến việc phân tích để kiểm soát chi phí có thể giảm hiệu quả. Về kế toán chi phí NCTT: Xí nghiệp hạch toán cả chi phí công nhân điều khiển máy thi công vào chi phí NCTT là không hợp lý và không phù hợp với quy định. Bên cạnh đó, Xí nghiệp chưa tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, mà trong tháng nếu có công nhân nghỉ phép thì lương phép của công nhân đó được hạch toán ngay vào chi phí của tháng đó. Cách làm này chỉ thích ứng khi Xí nghiệp có thể bố trí cho công nhân nghỉ phép tương đối đều đặn giữa các kỳ. Trên thực tế tại Xí nghiệp, việc nghỉ phép của công nhân không đều đặn, điều này sẽ làm chi phí NCTT phản ánh không phù hợp với kết quả sản xuất của mỗi kỳ hạch toán và có thể xảy ra tình trạng chi phí NCTT thay đổi đột ngột khi có nhiều công nhân trực tiếp nghỉ phép. Về kế toán chi phí sử dụng MTC: Xí nghiệp không hạch toán khoản chi phí công nhân điều khiển máy vào chi phí SDMTC mà hạch toán vào chi phí NCTT là không hợp lý. Việc theo dõi hoạt động của máy thi công của Xí nghiệp chỉ tiến hành theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh mà chưa theo dõi riêng biệt từng máy thi công để nắm được tình trạng từng máy, từ đó có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng. Ngoài ra, trang thiết bị phục vụ thi công do các đội tự mua sắm có đủ điều kiện hạch toán vào TSCĐ nhưng lại không được theo dõi trên TK 211 mà được theo dõi trên TK 142 và được phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy. Điều này là không phù hợp với chế độ kế toán. Về kế toán chi phí sản xuất chung: Xí nghiệp hạch toán cả chi phí thu mua, vận chuyển NVL vào khoản mục CPSXC là không hợp lý, khoản chi phí này phải hạch toán vào chi phí NVLTT. Đồng thời, chi phí công cụ dụng cụ phải hạch toán vào CPSXC thì lại hạch toán vào chi phí NVLTT. Ngoài ra, Xí nghiệp cũng không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ cho sản xuất chung, mà hạch toán luôn vào chi phí SXC của kỳ phát sinh sửa chữa lớn TSCĐ. Điều này là không hợp lý vì việc sửa chữa lớn TSCĐ có tác dụng trong nhiều kỳ, cần phân bổ khoản mục này cho những kỳ có sử dụng TSCĐ để phản ánh chính xác khoản mục CPSXC của từng kỳ. 3.2. Kiến nghị về tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp 11 Hạch toán kế toán đóng vai trò rất quan trọng trong việc giám sát quá trình sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn và lao động, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó cung cấp các thông tin kinh tế tài chính cần thiết cho nhà quản lý ra các quyết định sản xuất kinh doanh kịp thời, đúng đắn. Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán hiệu quả, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với chế độ tài chính kế toán là hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Sau một thời gian tìm hiểu về tổ chức công tác kế toán, mà chủ yếu là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tại Xí nghiệp 11 – Công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc Phòng, em xin có một số kiến nghị như sau: 3.2.1. Về công tác kế toán nói chung Về việc vi tính hóa công tác kế toán, để giảm bớt khối luợng công việc cho nhân viên kế toán, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả của công tác kê toán, Xí nghiệp nên xem xét điều kiện công tác kế toán của mình và đầu tư thiết kế hoặc mua một phần mềm kế toán hoàn thiện, phù hợp với đặc điểm công tác kế toán của Xí nghiệp, từ đó góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại Xí nghiệp. Như đã nói, hiện nay đối với phần lớn các tài khoản kế toán, Xí nghiệp chỉ mở tài khoản cấp 1, không mở tài khoản cấp 2, trong khi chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp chủ yếu là bổ sung phần tiểu khoản của tài khoản cấp 1. Xí nghiệp nên đặc biệt chú ý mở tài khoản cấp 2 đối với các tài khoản chi phí để công tác phân tích, đánh giá và quản lý chi phí đạt hiệu quả cao hơn. Kế toán các đội tại Xí nghiệp cần thực hiện ghi sổ chi tiết các tài khoản chi phí căn cứ vào chứng từ gốc chứ không phải là Chứng từ ghi sổ để đảm bảo tác dụng của việc đối chiếu sổ tổng hợp với sổ chi tiết. Xí nghiệp cần thực hiện hạch toán các khoản chi phí phát sinh vào đúng khoản mục chi phí tương ứng của nó như hạch toán chi phí công cụ dụng cụ vào khoản mục CPSXC và CPSDMTC, hạch toán chi phí thu mua vật tư vào giá thực tế của vật tư đó, hạch toán chi phí công nhân điều khiển máy thi công vào khoản mục CPSDMTC và sử dụng tài khoản theo đúng quy định về nội dung, kết cấu của nó như các đội phải sử dụng TK 211 (chứ không phải TK 142) để theo dõi trang thiết bị thi công đội tự mua sắm. Điều này vừa đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán vừa tăng hiệu quả cho công tác quản lý nói chung và quản lý chi phí nói riêng tại Xí nghiệp. 3.2.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Để tính toán chính xác khoản mục chi phí NVLTT, kế toán cần phải phân bổ chi phí thu mua đưa vào giá thực tế vật liệu nhập kho làm căn cứ để tính giá xuất kho cho thi công công trình theo đúng qui định của chế độ tài chính. Giá thực tế vật liệu nhập kho = Giá mua NVL ghi trên hóa đơn + Chi phí thu mua Chi phí thu mua ở đây chủ yếu là chi phí vận chuyển từ Ban vật tư Xí nghiệp hoặc từ nhà cung cấp tới công trường. Do đó, chi phí thu mua có thể được phân bổ cho từng loại nguyên vật liệu theo khối lượng vật tư vận chuyển. Công thức như sau: Chi phí vận chuyển phân bổ cho vật liệu A = Tổng chi phí vận chuyển × Khối lượng vật liệu A Tổng khối lượng vận chuyển Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp phù hợp với kỳ hạch toán và tránh trường hợp giá thành sản phẩm xây lắp trong kỳ thay đổi đột ngột khi số công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép nhiều ở kỳ hạch toán nào đó, Xí nghiệp nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp của kỳ hạch toán theo số dự toán theo công thức như sau: Mức trích trước tiền lương nghỉ phép kế hoạch trong 1 tháng = Tiền lương thực tế phải trả trong tháng × Tỷ lệ trích trước Trong đó: Tỷ lệ trích trước = Tổng tiền lương phép kế hoạch năm của công nhân trực tiếp sản xuất Tổng tiền lương chính kế hoạch năm của công nhân trực tiếp sản xuất Để hạch toán khoản trích trước tiền lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán sử dụng TK 335. TK này có kết cấu như sau: Bên Nợ: Tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất thực tế phát sinh Bên Có: Trích trước tiền lương phép vào chi phí SXKD trong kỳ hạch toán theo kế hoạch Dư Có: Khoản tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất đã tính vào CP SXKD trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh. Tiền lương phép trích trước kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 622 – Chi tiết công trình, hạng mục công trình Có TK 335 Phản ánh tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh kế toán ghi: Nợ TK 335 Có TK 334 Về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công: Chi phí sử dụng MTC của Xí nghiệp không bao gồm chi phí nhân công điều khiển máy, điều này không hợp lý. Xí nghiệp nên tách phần chi phí nhân công điều khiển máy ra khỏi chi phí NCTT và hạch toán vào chi phí sử dụng MTC. Xí nghiệp nên theo dõi chi phí sử dụng MTC chi tiết theo các khoản mục: Chi phí nhân công (TK 6231), chi phí vật liệu (TK 6232), chi phí dụng cụ sản xuất (TK 6233), chi phí khấu hao máy thi công (TK 6234), chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6237) và chi phí bằng tiền khác (TK 6238). Để theo dõi chặt chẽ hơn chi phí sử dụng MTC thì bên cạnh việc theo dõi trên sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh (chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình) như các khoản mục chi phí khác Xí nghiệp cũng nên theo dõi và hạch toán riêng biệt cho từng máy thi công. Việc hạch toán như vậy sẽ giúp Xí nghiệp nắm vững được tình trạng hoạt động và tình hình tiêu hao chi phí của từng máy, từ đó có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu và thay mới để phục vụ thi công hiệu quả hơn, đồng thời đưa ra những biện pháp quản lý nhằm tiết kiệm chi phí sử dụng MTC. Về hạch toán chi phí sản xuất chung: Theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: lương của nhân viên quản lý tổ, đội; các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, công nhân trực tiếp tham gia xây lắp và công nhân điều khiển máy thi công; khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội; các chi phí vật liệu, CCDC và các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ hoạt động của đội. Tuy nhiên ở Xí nghiệp 11, chi phí CCDC lại được hạch toán vào chi phí NVLTT. Cách làm này không đúng với chế độ kế toán, không phản ánh đúng bản chất của khoản chi phí mặc dù nó không làm thay đổi giá thành sản phẩm. Do đó, Xí nghiệp nên đưa chi phí CCDC vào chi phí SDMTC hoặc chi phí SXC tùy theo đối tượng phục vụ. Về hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Xí nghiệp nên có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh cho tất cả các đối tượng chịu chi phí nhằm đảm bảo giá thành sản phẩm không tăng đột biến khi phát sinh khoản chi phí này. Để trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, cuối mỗi năm Xí nghiệp cần xem xét tình hình, khả năng hoạt động của TSCĐ, từ đó lập kế hoạch sửa chữa cho cả năm. Dựa vào kế hoạch chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong năm, kế toán tính và trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo tháng, quý, sau đó phân bổ cho các công trình phù hợp. TK sử dụng để trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là TK 335. Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 623, 627, 642 Có TK 335 Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa lớn TSCĐ đã dự tính trước, kế toán ghi: Nợ TK 335 Có TK 241 Cuối năm, kế toán xử lý số chênh lệch giữa số trích trước với chi phí thực tế phát sinh. Nếu chi phí thực tế phát sinh lớn hơn chi phí trích trước thì khoản chênh lệch được ghi bổ sung: Nợ TK 623, 627, 642 Có TK 335 Nếu chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn chi phí trích trước thì ghi: Nợ TK 335 Có TK 623, 627, 642 3.3. Kiến nghị về một số biện pháp quản lý chi phí để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu: NVL là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp, do đó việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Vì vậy Xí nghiệp cần có chiến lược tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng với mức giá thấp nhất; tìm kiếm nhà cung cấp thường xuyên, uy tín; đồng thời, Xí nghiệp nên mua vật liệu ở gần công trình thi công để giảm chi phí vận chuyển, thu mua. Cần giám sát chặt chẽ công tác thu mua, sử dụng nguyên vật liệu tránh sự thất thoát, lãng phí thông qua xây dựng hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu; theo dõi quá trình nhập, xuất NVL; thường xuyên kiểm kê NVL tồn kho để so sánh, đối chiếu với sổ sách Xây dựng các kho bảo quản tốt tránh mất mát, hư hỏng và tổ chức đội bảo vệ có trách nhiệm với công việc. Dự trữ nguyên vật liệu đủ, phù hợp với nhu cầu, không dự trữ quá nhiều. Ngoài ra, Xí nghiệp nên có chế độ khen thưởng đối với cá nhân, tập thể sử dụng tiết kiệm NVL, đồng thời có biện pháp xử phạt đối với cá nhân, tập thể sử dụng lãng phí, làm thất thoát NVL. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người trong quản lý, sử dụng vật tư. Tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp: Xí nghiệp cần tính đúng, tính đủ tiền lương, tiền thưởng cho người lao động và thanh toán đúng thời gian quy định nhằm tạo niềm tin cho người lao động yên tâm làm việc. Đồng thời, chú ý bố trí đúng người, đúng việc và đúng bậc thợ để tránh tình trạng sử dụng lãng phí lao động hoặc không đảm bảo chất lượng, tiến độ được giao. Với những công việc không đòi hỏi tay nghề cao, Xí nghiệp đã và tiếp tục ký hợp đồng thời vụ với lao động tại địa phương có công trình thi công, nhưng nên mở lớp ngắn hạn tại công trình để học nội quy an toàn lao động và những quy định an ninh khác để tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công: Xí nghiệp chỉ nên mua sắm những loại máy thường xuyên sử dụng đến, còn với những loại máy không sử dụng thường xuyên thì Xí nghiệp có thể tiến hành đi thuê để tránh việc sử dụng không hiệu quả do máy có quá nhiều thời gian nhàn rỗi, đồng thời tiết kiệm được chi phí do phải thuê ngoài trong thời gian dài. Trong trường hợp thuê máy, Xí nghiệp nên chú ý tới chất lượng máy và giá thuê. Tiết kiệm chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp nhưng đây là khoản chi phí bao gồm nhiều khoản mục khác nhau, rất khó quản lý và nếu quản lý không tốt thì cũng ảnh hưởng tới việc hạ giá thành, do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Các khoản chi phải đảm bảo đầy đủ về chứng từ cũng như sự phê duyệt của Giám đốc, chi phí tiếp khách, hội họp,cần quản lý chặt chẽ tránh tình trạng lợi dụng công quỹ chiếm lợi tư. Việc phân bổ chi phí sản xuất chung phải theo một tiêu thức hợp lý tránh tình trạng công trình này bù công trình kia dẫn đến công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp không chính xác. KẾT KUẬN Kế toán là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống công cụ quản lý. Vì vậy, việc hoàn thiện bộ máy kế toán, hoàn thiện tổ chức công tác kế toán là điều hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa đang là một xu thế khách quan và diễn ra nhanh chóng, Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt. Trong thời gian kiến tập tại Xí nghiệp 11 – Công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc Phòng, em đã tìm hiểu về thực tế tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Xí nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán quan trọng trong hệ thống các phần hành kế toán của Xí nghiệp 11. Hạch toán đầy đủ và chính xác các chi phí nhằm tính toán chính xác giá thành sản phẩm góp phần to lớn phục vụ cho việc ra các quyết định sản xuất kinh doanh, quản lý và kiểm soát chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Qua thời gian kiến tập tại Xí nghiệp, em nhận thấy Xí nghiệp đã thực hiện tốt công tác kế toán theo đúng chế độ tài chính kế toán hiện hành. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Từ những kiến thức được trang bị ở nhà trường và những kiến thức thực tế thu được, em đã mạnh dạn nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại Xí nghiệp. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Ngọc Quang và các cán bộ, nhân viên trong Ban tài chính Xí nghiệp 11 – Công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc Phòng đã giúp đỡ em trong thời gian kiến tập. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CCDC Công cụ dụng cụ CP Chi phí GTGT Giá trị gia tăng KH Khấu hao MTC Máy thi công NCTT Nhân công trực tiếp NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp QLDN Quản lý doanh nghiệp SXC Sản xuất chung SXKDDD Sản xuất kinh doanh dở dang TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1 Sơ đồ qui trình sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp 11 Sơ đồ 2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp 11 Sơ đồ 3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp 11 Sơ đồ 4 Trình tự ghi sổ kế toán tại Xí nghiệp 11 Sơ đồ 5 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất Sơ đồ 6 Sơ đồ kế toán tiêu thụ sản phẩm Biểu 01 Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 11 Biểu 02 Phiếu nhập kho Biểu 03 Phiếu xuất kho Biểu 04 Chứng từ ghi sổ (Hạch toán CP NVLTT) Biểu 05 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Biểu 06 Sổ chi tiết tài khoản 621 Biểu 07 Sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp Biểu 08 Bảng tính lương trực tiếp thi công Biểu 09 Bảng thanh toán lương trực tiếp Biểu 10 Chứng từ ghi sổ (Hạch toán CP NCTT) Biểu 11 Sổ chi tiết tài khoản 622 Biểu 12 Sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp Biểu 13 Bảng theo dõi hoạt động của máy thi công Biểu 14 Biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy Biểu 15 Sổ chi tiết tài khoản 623 Biểu 16 Sổ cái tài khoản chi phí sử dụng máy thi công Biểu 17 Bảng thanh toán lương gián tiếp Biểu 18 Sổ chi tiết tài khoản 627 Biểu 19 Sổ cái tài khoản chi phí sản xuất chung Biểu 20 Sổ chi tiết tài khoản 154 Biểu 21 Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp Biểu 22 Bảng phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp Biểu 23 Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Biểu 24 Sổ chi tiết tài khoản 511 Biểu 25 Sổ chi tiết tài khoản 632 Biểu 26 Sổ cái tài khoản 511 Biểu 27 Sổ cái tài khoản 632 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Giáo trình kế toán tài chính, Học viện tài chính Kế toán tài chính, PGS.TS Võ Văn Nhị, Nhà xuất bản tài chính 2006 Chế độ kế toán doanh nghiệp. Quyển 1 - Hệ thống tài khoản kế toán (Ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính). NXB tài chính. Chế độ kế toán doanh nghiệp. Quyển 2 - Báo cáo tài chính, chứng từ, sổ kế toán và sơ đồ kế toán chủ yếu (Ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/02/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính). NXB tài chính. Trang web www.tapchiketoan.info Trang web www.kiemtoan.com Và các tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán tại Xí nghiệp 11 – Công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc Phòng MỤC LỤC XN 11-Cty XD 319 Đội 18 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG GIÁN TIẾP Tháng 05 năm 2007 Họ tên Chức vụ Chế độ được hưởng Các khoản phải trừ Còn lĩnh Mức lương Được hưởng Cộng Lương TN Lương ốm Tiền ăn Cộng BH 6% Tiền ăn Phạm Văn Ba ĐT 2,880,000 100% 2,880,000 155,000 3,035,000 182,100 135,000 2,717,900 Lê Tiến Dũng ĐP 2,700,000 100% 2,700,000 135,000 155,000 2,990,000 179,400 135,000 2,675,600 Phạm Hào KT 2,520,000 100% 2,520,000 130,000 2,650,000 159,000 80,000 2,411,000 Ngô Văn Tiến TQ 1,620,000 100% 1,620,000 81,000 130,000 1,831,000 109,860 100,000 1,621,140 .. .. .. . Cộng x 33,763,000 x 33,763,000 248,000 1,980,000 35,991,000 2,159,460 1,375,000 32,456,540 Biểu 17: Bảng thanh toán lương gián tiếp XN 11 - Công ty XD 319 Đội 18 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG TRỰC TIẾP Tháng 05 năm 2007 Công trình: B4 – Nhà làm việc Tổng cục kỹ thuật TT Họ và tên Hệ số K Hệ số G Ngày công ∑ngày công quy đổi Lương bình quân ngày Chế độ được hưởng Các khoản phải trừ Còn lĩnh Lương sản phẩm Lương TN Tổng lương BH 6% Tiền ăn 1 Phạm Văn Ánh 1.2 1.0 30 36 49,450 1,780,200 32,650 1,812,850 108,771 186,000 1,518,079 2 Vũ Văn Bình 1.1 1.0 27 29.7 - 1,468,665 1,468,665 88,119.9 80,000 1,300,545.1 3 Bùi Văn Hợi 1.3 1.0 25 32.5 - 1,607,125 1,607,125 94,427.5 125,000 1,387,697.5 4 Lê Anh Nghĩa 1.2 1.1 29 38.28 - 1,892,946 1,892,946 113,576.76 102,000 1,677,369.24 5 Phạm Văn Ngọc 1.2 1.2 28 40.32 - 1,993,824 1,993,824 119,629.44 164,000 1,710,194.56 - Cộng 5,541.39 274,021,400 275,021,900 16,501,314 19,620,000 238,900,586 Biểu 09: Bảng thanh toán lương trực tiếp XN11-Cty XD 319 Ngọc Lâm-Gia Lâm-HN BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Quý II năm 2007 TT Tên công trình DD đầu kỳ Phát sinh trong kỳ DD cuối kỳ Giá thành sp xây lắp Giá thành toàn bộ 621 622 623 627 Cộng 1 B4 – Nhà làm việc TCKT 3,810,240,525 4,650,540,255 980,656,773 805,725,426 582,039,035 7,018,961,489 4,232,163,756 6,597,038,258 6,992,015,220 2 Phòng khám BV Việt Tiệp 192,738,544 295,412,500 126,324,420 79,286,325 51,521,286 552,544,531 275,461,546 469,821,529 497,950,619 3 Nhà ở N5-HVKTQS 2,826,964,541 2,185,450,560 449,365,400 411,535,378 212,836,042 3,259,187,380 2,012,325,536 4,073,826,385 4,317,733,955 4 D16 – Quân khu 2 108,568,435 68,745,454 42,520,030 57,623,322 25,600,071 194,488,877 143,230,563 159,826,749 169,395,874 5 Nhà làm việc CATP TN 418,965,860 681,185,492 143,827,968 92,562,437 72,177,943 989,753,840 325,770,830 705,879,590 748,141,915 Cộng 39,526,955,646 29,895,562,438 6,876,219,971 5,674,865,843 4,722,239,377 47,168,887,629 44,892,273,548 41,803,569,727 44,306,427,274 Biểu 23: Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp TK 111,112 TK 131 TK 337 TK 511 TK 532 TK 111,112,331 Giảm giá Khách hàng ứng trước, trả tiền Thanh toán theo tiến độ kế hoạch Doanh thu XN tự xác định Kết chuyển giảm giá TK 3331 TK 3331 TK 114,244 Thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện TK 632 TK 154 Giá vốn khối lượng xây lắp hoàn thành Sơ đồ 6: Sơ đồ kế toán tiêu thụ sản phẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3339.doc
Tài liệu liên quan