Hợp đồng là hình thức bắt buộc đối với nhà thầu và bên mời thầu. Bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu phải kí kết hợp đồng bằng văn bản.
Hợp đồng phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật nước công hoà xã hội xhủ nghĩa Việt nam về hợp đồng. Trường hợp luật pháp Việt nam chưa có quy định thì phải xin phép Thủ tướng Chính Phủ trước khi kí kết hợp đồng
- Nội dung hợp đồng phải phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt ( chỉ bắt buộc đói với các hợp đồng sẽ kí với nhà thầu do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt).
Căn cứ thời hạn và tính chất của gói thầu được quy định trong kế hoạch Đấu thầu, hợp đồng được thực hiện theo một trong các nguyên tắc sau:
- Hợp đồng trọn gói: là hợp đồng theo giá khoán gói, được áp dụng cho những gói thầu xác định rõ về số lượng, yêu cầu về chất lượng và thời gian. Trường hợp có những phát sinh ngoài hợp đồng nhưng không do nhà thầu gây ra thì sẽ được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Hợp đồng chìa khoá trao tay: là hợp đồng bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị và xây lắp của một gói thầu được thực hiện thông qua một nhà thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tham gia giám sát quá trình thực hiện, nghiệm thu và nhận bàn giao khi nhà thầu hoàn thành toàn bộ công trình theo hợp đồng đã kí.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan về công ty
Sơ bộ tiến trình hình thành và phát triển của công ty
Sơ lược về công ty
Tên công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư việt nam
Tên giao dịch: Contruction and invesment viet nam
Jont stoct company
Tên viết tắt: Cavico.vn.jsc
Trụ sở chính: Tầng 6, toà nhà công ty Sông Đà 9, đường Phạm Hùng
Xã Mỹ Đình, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 7684020 – 7684000 Fax : 7684000
Email: cavicovn@hn.vnn.vn Website: cavicovn.com
Ngành nghề kinh doanh:
Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi
Xây dựng công nghiệp, dân dụng
Xây dựng các công trình điện thế đến 110KV
Bốc xúc đất đá mỏ
Dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị
Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng(phục vụ ngành xây dựng)
Buôn bán vật liệu xây dựng
Vốn điều lệ: 21.770.000(Hai mốt tỷ bảy trăm bảy mươi triệu động Vn)
Hình thành công ty
Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Việt Nam (Cavico Việt Nam) được thành lập ngày 29 – 02 – 2000 theo giấy đăng ký kinh doanh số 0103000009 do sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Một số thông tin khái quát ngày đầu thành lập
Ngành nghề : Thi công công trình XD cơ bản
Nhân sự : 260 lao động
Tổ chức : 5 dự án trực thuộc
Vốn pháp định : 7,50 tỷ đồng VN
Doanh thu : 40,30 tỷ đồng VN
Doanh thu : 40,30 tỷ đồng VN
Địa bàn hoạt động : 3 tỉnh miền Bắc
Phát triển
Trong bốn năm hoạt động, Cavico Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về doanh thu, quy mô tổ chức, địa bàn sản xuất, ngành nghề, thị trường, đối tác.
Ngành nghề : Thi công công trình XD cơ bản, đầu tư đô thị, du lịch sinh thái, đầu thi công NM thuỷ điện, sản xuất công nghiệp, thương mại.
Nhân sự : 1333 lao động
Tổ chức : 6 công ty thành viên, 4 công ty cổ phần có tham gia điều hành, 4 công ty cổ phần góp vốn, 4 ban quản lý dự án, 9 chi nhánh trưc thuộc, trên 20 dự án sản xuất.
Vốn pháp định : 21,77 tỷ đồng VN
Doanh thu : 262,63 tỷ đồng VN
Địa bàn hoạt động : Các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế từng năm.
Bảng1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế từng năm.
TT
Nội dung
ĐVT
2000
2001
2002
2003
2004(KH)
1
Giá trị sản lượng
Tỷ đồng
40,31
100,59
134,62
262,68
893,64
2
Kết quả sản xuất kinh doanh
Tỷ đồng
3,02
18.00
21,40
26,20
50,00
3
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
0,33
0,82
8,38
13,92
47,35
4
Nhân lực
Người
260
666
903
1.333
2.500
5
Thu nhập bình quân đầu người
Đồng/người/tháng
1.983.000
2.040.000
2.140.000
2.182.000
2.300.000
6
Vốn pháp định
Tỷ đồng
7.50
13,98
18,50
21,77
25,00
7
Tài sản cố định
Tỷ đồng
40,00
79,30
151,40
306,46
500,00
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Thị trường
Sơ đồ tổ chức của công ty (xem bảng 2)
Đặc điểm tình hình của công ty Cavico Việt Nam
Tình hình chung
Chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước là kiên định, không thay đổi, tiếp tục xây và đổi mới dựa trên nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng XHCN. Trong đó kinh tế tư nhân tiếp tục được hỗ trợ và đẩy mạnh.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, tạo điều kiện lớn chô các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, thị trường mở rộng cả trong và ngoài nước.
Nhu cầu về XDCB của nước ta còn rất lớn, thực tế vào thời điểm này mới bắt đầu hoạt động mạnh, dự báo sẽ bùng nổ vào những năm tới đây.
Tổ chức của Công ty Cavico Việt Nam đã đi vào ổn định. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên đã trải qua thời gian thử thách và đã dần thích nghi với mô hình hoạt động của Công ty tuy rằng lúc ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ và gặp không ít những khó khăn.
Những thuận lợi
Đã tạo dựng được uy tín trên thị trường, qua đó đã tiếp cận được với các Chủ đầu tư và các Tổng công ty lớn, điều này giúp Công ty Cavico Việt Nam mở rộng được thị trường để ổn định và phát triển.
Việc gia nhập, trở thành viên của Tổng công ty Xây dựng Sông Đà sẽ giúp Công ty Cavico Việt Nam nâng lên một tầm quản lý mới, mở rộng được thị trường, đặc biệt là lĩnh vực thi công các nhà máy thuỷ điện – một thị trường có tiềm năng rất lớn với các hợp đồng kinh tế giá trị hàng trăm tỷ đồng.
Những thành công trong quá trình hình thành và phát triển sẽ là động lực to lớn, tạo đà cho Công ty vững bước vào giai đoạn mới. Bên cạnh đó Công ty cũng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu từ thực tế hoạt động.
Năng lực trang bị của Công ty hiện có là mạnh mẽ và sẽ liên tục được đầu tư, đổi mới.
Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Công ty hầu hết có tuổi đời còn trẻ, giầu nhiệt huyết sẽ tiếp tục có cơ hội được thể hiện hết khả năng lao động sáng tạo của mình.
Những khó khăn
Thị trường XDCB ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt. Điều này đòi hỏi mọi cá nhân phải nỗ lực nhiều hơn nữa và sức mạnh tập thể yêu cầu cao hơn bất kỳ lúc nào.
Các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng và tiến độ các công trình ngày càng cao, bên cạnh đó các phương án thi công ngày càng được đổi mới, yêu cầu đầu tư rất lớn về mặt trí tuệ cũng như về cơ sở vật chất trang thiết bị, máy móc thiết bị phục vụ thi công.
Nguồn tài chính của công ty chưa vững mạnh, dự trữ tài chính còn hạn chế. Để đáp ứng cho tốc độ phát triển cao trong giai đoạn tới thì còn rất nhiều việc phải làm.
Lực lượng lao động còn thiếu chưa đáp ứng kịp nhu cầu tăng trưởng của công ty cả về chất và lượng.
Cơ cấu ngành nghề:
Trong những năm qua, Cavico Việt Nam đã không ngừng mở rộng ngành nghề SXKD. Ngày đầu thành lập, công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực XDCB với các chuyên ngành: Bốc xúc đất đá khai thác mỏ, thi công nền đường.
Hiện nay trong lĩnh vực XDCB, ngoài việc phát huy các ngành nghề truyền thống, Công ty còn mở rộng thi công mặt đường giao thông, các công trình cầu, xây dựng dân dụng, các công trình thuỷ lợi, các hạng mục công trình nhà máy thuỷ điện như hố móng, đê, đập ... Đặc biệt năm 2003 Cavico Việt Nam đã đột phá vào lĩnh vực thi công công trình ngầm, đây là công việc cực kỳ khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Hiện nay trên thị trường XDCB tại Việt Nam chỉ có 3 đơn vị trong nước có thể đảm nhận được công việc này, mà Cavico Việt Nam là đơn vị ngoài quốc doanh duy nhất.
Năm 2003 Cavico Việt Nam đã mở rông sản xuất sang lĩnh vực đầu tư, các nội dung đầu tư cũng rất đa dạng: Đầu tư khu đô thị Sơn La, đầu tư khu du lịch sinh thái Hoà Bình, du lịch bãi biển tại Thanh Hoá, các khu công nghiệp, chăn nuôi bò sữa ... Các lĩnh vực này tạo thế phát triển ổn định và lâu dài cho công ty.
Ngoài ra để giảm rủi ro cho SXKD và mở rộng thương hiệu, Cavico Việt Nam còn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong đó có các nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy thuỷ điện, đường giao thông BOT ...
Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu của Công ty, hoạt động thương mại cũng được đẩy mạnh. Ngoài việc giúp Công ty chủ động nguồn vật tư phụ tùng, máy móc phục vụ thi công, hoạt động thương mại còn cung cấp than cho những đối tác khác.
Định hướng phát triển:
Trong kế hoạch 4 năm lần thứ nhất 2000 – 2004, Cavico Việt Nam xác định cho mình trở thành “Nhà thầu phụ chuyên nghiệp ”. Trong giai đoạn đầu mở rộng quan hệ với các Công ty và các Tổng công ty để khai thác nguồn việc. Chủ yếu đầu tư trang thiết bị thi công xây lắp, tranh thủ thời gian xây dựng và ổn định tổ chức tổ chức, tạo dựng vị thế trên thị trường.
Giai đoạn nửa sau của kế hoạch 4 năm mở rông thị trường, ngành nghề. Đầu tư dây chuyền sản xuất mang tính “Đồng bộ, hiện đại, công suất cao”, đầu tư nâng cao chất lượng cán bộ, mở rộng tổ chức. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nâng cao thương hiệu.
Trong kế hoạch 4 năm lần thứ hai 2004 – 2008, Cavico Việt Nam xác định cho mình trở thành “Nhà đầu tư – Nhà thầu chuyên nghiệp”. Tập tring các nguồn lực thi công các công trình trọng điểm quốc gia. Đâu tư vào các dự án có quy mô lớn, dài hạn. Mở rộng quan hệ với các Chủ đầu tư , Ban quản lý dự án nhà nước, UBND các tỉnh, hợp tác với các tập đoàn quốc tế lớn. Mở rông thị trường ra nước ngoài.
Không ngừng chăm lo, nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động cả về vật chất và tinh thần. Tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội trên diện rộng. Xây dựng nét văn hoá doanh nghiệp mang đậm bản sắc Cavico Việt Nam.
Các khía cạnh thể hiện năng lực của công ty
Nhân lực
Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng về SXKD , đội ngũ nhân sự của công ty Cavico Việt Nam cũng không ngừng lớn mạnh. Cavico Việt Nam có một đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm đã qua thử thách qua các dự án lớn cấp quốc gia. Ngoài ra Công ty đã đầu tư đào tạo và tuyển chọn được đội ngũ công nhân lành nghề, luôn sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao
Số lượng cán bộ công nhân viên cụ thể cho trong bảng sau:
Bảng 3 : Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty
Đơn vị: người
STT
Trình độ
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Đại học
333
25
Trung cấp – kỹ thuật viên
84
6
Thợ vận hành
299
22
Thợ sửa chữa
196
15
Lao động kỹ thuật khác
58
4
Lao động phổ thông/thời vụ
366
27
Tổng
1.333
Nguồn: Phòng kế hoạch – Thị trường
Tình hình tài chính của công ty
Bảng 4: Tình hình tài chính của Công ty (2000 – T6/2003)
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Diễn giải
2000
2001
2002
T6/2003
1
Tổng tài sản
74.29
128.81
364.49
421.5
2
Tài sản lưu động
27.05
72.57
234.43
282.56
3
Tài sản cố định
41.68
56.23
130.05
165.92
4
Tài sản nợ
59.95
95.87
311.34
389.86
5
Vốn pháp định
7.5
13.06
13.06
19.87
6
Vốn chủ sở hữu
8.72
32.93
44.77
31.65
7
Doanh thu
18.64
69.08
138.98
73.55
Nguồn: Phòng kế hoạch – Thị trường
Nơi thực tập
Nơi thực tập: Phòng Kế hoạch – Thị trường của Công ty Cavico Việt Nam
Người hướng dẫn: Chú Nghị – Số điện thoại: 0904018228
Nội dung của chuyên Đề thực tập
Tên chuyên đề: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây dựng ở Công ty Cavico Việt Nam
1 Khái niệm, mục tiêu đấu thầu tại việt nam
Đấu Thầu được xem là phương thức ưu việt trong “mua – bán” hàng hoá và dịch vụ. Trong nền kinh tế thụ trường hiện nay, hoạt động được phát triển ngày càng sâu rộng và hoàn thiện hơn. không chỉ ở Việt nam mà các nước trên thế giới, phương thức Đấu Thầu được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động mua bán.
Tại Việt nam, từ sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), với những chủ trương đổi mới cơ chế quản lí, mở cửa nền kinh tế thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, đặec biệt là từ khi có luật đầu tư nước ngoài ra đời, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến rất mạnh. Ngoài những nguồn vốn được trích từ ngân sách nhà nước còn có các nguồn vốn đầu tư được huy động từ các nguồn khác, như: vay, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ và chính phủ, từ đầu tư của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế...được đầu tư vào Việt nam ngày càng nhiều hơn, như đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực XDCB. Đối với các sự án thực hiện bằng vốn đầu tư nước ngoài thì việc Đấu Thầu là bắt buộc. Những năm qua, một số dự án thực hiện bằng vốn đầu tư trong nước cũng thông qua việc tổ chức Đấu Thầu để lựa chọn nhà thầu, song thể lệ và quy chế còn chắp vá, chưa chuẩn mực, các nhà thầu được lựa chọn hoặc trúng thầu nhiều khi ghưa thực sự khách quan, thậm chí còn chưa tương xứng với dự án. Xuất phát từ nhu cầu đó những quy chế và quy định đầu tiên ra đời và ngày đang dần hoàn thiện:
- Quyết định số 91 TTG ngày 13-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về qui định về quản lý xuất nhập khẩu máy móc thiết bị.
- Quyết định số 60 BXD – VKT ngày 30-03-1994 của Bộ xây dựng ban hành về “Quy chế đấu thầu” của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, công nghiệp, Giao thông vận tải và các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Sau này là quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định 43/CP ngày 16-07-1996 của Chính phủ (đã được sửa đổi theo nghị định số 93/CP của Chính phủ ngày 23-07-1997) và hiện nay là quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01-09-1999 của Chính phủ, và nghị định 43/CP ngày 05-05-2000, thông tư 04/TT hướng dẫn thực hiện quy chế Đấu Thầu thay thế cho nghị định 43/CP và nghị định 93/CP.
Việc thực hiện các dự án bằng các phương thức Đấu Thầu trên cơ sở phấp lí tương đối hoàn chỉnh đã đem lại những kết quả hết sức to lớn. Các dự án được thực hiện thông qua phương thức Đấu Thầu đã tiết kiệm đáng kể các nguồn vốn đầu tư , rút ngắn thời gian thi công và từng bước nâng cao được chất lượng công trình. Đồng thời qua đó, các nhà thầu bắt buộc xem lại chính mình và tự hoàn thiện bằng cách đầu tư tăng cường năng lực về moị mặt, đặc biệt là thiết bị thi công, khả năng huy động vốn, trình đọ quản lí cũng như trình độ kĩ thuật,...
Theo quy định mới nhất, đấu thầu được hiểu là “quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của các bên mời thầu”. Thực chất là một hình thức giao dịch “mua- bán” trong nền kinh tế thị trường. Thông qua Đấu Thầu , người mua có một sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình. Người bán thông qua Đấu Thầu thực hiện được việc cung cấp sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ của mình và qua đó bù đắp chi phí và thu về lợi nhuận.
Trong đó, nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Bên mời thầu là chủ dự án, chủ đấu thầu hoặc pháp nhân đại diện, hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm, thực hiện việc đấu thầu. Trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn nhà thầu có thể là cá nhân.
Theo tính chất công việc, đấu thầu có thể áp dụng cho công việc sau:
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Đấu thầu xây lắp
Đấu thầu mua sắm hàng hóa.
Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án.
Khi đó nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, là nhà tư vấn đấu trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư.
Quy chế đấu thầu áp dụng cho các cuộc đấu thầu được tổ chức và thực hiện ở Việt nam. Mục tiêu của đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án.
1 Một số khái niệm sử dụng trong Đấu Thầu
Để đảm bảo thực hiện công tác Đấu Thầu , chúng ta cần phải hiểu rõ các thuật ngữ, từ đó vận dụng một cách chính xác:
Đấu Thầu trong nước: là Đấu Thầu chỉ có các nhà thầu trong nước tham dự.
Đấu Thầu quốc tế: là cuộc Đấu Thầu có các nhà thầu trong và ngoài nước tham dự.
Bên mời thầu: là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc phấp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện Đấu Thầu.
Nhà thầu: là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia Đấu Thầu. Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân ở Việt nam vaf hoạt động hợp pháp tại Việt nam
Gói thầu: là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được chia theo tính chất kĩ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp pháp và bảo đảm tính đồng bộ của dự án. trong trường hợp mua sắm, gói thầu có thể là một hoặc một số loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện. Gói thầu được chia thành nhiều hợp đồng ( khi gói thầu được chia thành nhiều phần ).
Tư vấn: là những hoạt động đáp ứng yêu cầu kiến thức kinh nghiệm, chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị thực hiện dự án
Xây lắp: là những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt các thiết bị của các công trình, hạng mục công trình
Hàng hóa: là máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hưũ công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng (thành phẩm và bán thành phẩm).
Hồ sơ mời thầu: là toàn bộ tài liệu do bên mời thầu lập, bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu.
Hồ sơ dự thầu: là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thâù.
Dự án : là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc, mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án không có tính chất đầu tư .
Mở thầu: là thời điểm tổ chức các hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu. Quá trình mở thầu được trải qua các bước sau:
+ Chuẩn bị mở thầu: bên mời thầu mời từng đại diện của từng nhà thầu và có thể mời các đại diện của các cơ quan quản lí có liên quan tới tham dự mở thầu để chứng kiến. Việc mở thầu được tiến hành theo địa điểm, thời gian ghi trong Hồ sơ mời thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của nhà thầu được mời.
+ Trình tự mở thầu:
Thông báo thành phần tham dự
Thông báo số lượng và tên nhà thầu nộp Hồ sơ dự thầu
Kiểm tra niên phong các Hồ sơ dự thầu
Mở lần lượt các hồ sơ dự thầu, đọc và ghi lại các thông tin chủ yếu sau: Tên nhà thầu, số lượng bản chính, bản chụp Hồ sơ dự thầu, giá dự thầu (trong đó giảm giá ), bảo lãnh dự thầu nếu có, những vấn đề khác.
Thông qua biên bản mở thầu.
Đại diện bên mời thầu, đại diện bên thầu và đại diện các cơ quan quản lí (nếu có mặt) kí xác nhận vào biên bản mở thầu.
Tổ chuyên gia hoặc bên mời thầu kí xác nhận vào biên bản chính Hồ sơ dự thầu trong khi tiến hành đánh giá theo quy định. Bản chính của Hồ sơ dự thầu được bảo quản theo chế độ mật và đánh giá được tiến hành theo bản chụp.
Xét thầu: là quá trình bên mời thầu xem xét, phân tích, đánh giá xếp hạng Hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trúng thầu.
Giá gói thầu: là được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch Đấu Thầu của dự án trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt. Trong trường hợp Đấu Thầu tuyển chọn tư vấn chuẩn bị dự án, giá gói thầu phải được người có thẩm quyền chấp thuận trước khi tổ chức Đấu Thầu.
Giá dự thầu: là giá ghi trong Hồ sơ dự thầu sau khi trừ phần giảm giá (nếu có) bao gồm các chi phí cần thiết thực hiện gói thầu.
Giá đánh giá: là gía dự thầu đã sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch (nếu có), được quy đổi và cùng một mặt bằng (kĩ thuật, tài chính, thương mại, và các nội dung khác) để làm cơ sở so sánh giữa các Hồ sơ dự thầu .
Giá đề nghị trúng thầu: là do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu được đề nghị trúng thầu sau khi sửa lỗi và hiêụ chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu.
Giá trúng thầu: là gía người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt kết qưủa Đấu Thầu làm căn cứ cho bên mời thầu thương thảo hoàn thiệnvà kí hợp đồng với nhà thaàu trúng thầu. Giá trúng thầu không được lớn hơn giá gói thầu trong kế hoạch Đấu Thầu dã được duyệt.
Giá kí hợp đồng: là giá bên mời thầu và bên nhà trúng thầu thoả thuận với nhau sau khi thương thảo hoàn thiện hơpj đồng và phù hợp với kết quả trúng thầu.
Kết quả Đấu Thầu : là nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền về tên nhà trúng thầu, giá trúng thầu và laọi hợp đồng.
Thương thảo hợp đồng: là quá trình tiếp tục thương thảo hoàn chỉnh nội dung chi tiết hợp đồng với nhà trúng thầu để kí kết.
Bảo lãnh dự thầu: là việc nhà thầu đặt một khoản tiền ( tiền mặt, séc, bảo lãnh của ngân hàng hoặc hình thức tương đương) vào một địa chỉ với một thời gian xác định theo qquy định Hồ sơ mời thầu để đảm bảo trách nhiệm của nhà thầu với Hồ sơ dự thầu
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là việc nhà thầu trúng thầu đặt một khoản tiền ( tiền mặt, bão lãnh ngân hàng hoặc hình thức tương đương, séc) vào một địa chỉ với một thời gian xác định theo quy định trong Hồ sơ mời thầu và kết quả Đấu Thầu để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã kí.
1 Phạm vi và đối tượng áp dụng.
Quy chế Đấu Thầu ở Việt nam được ban hành điều chỉnh, hướng dẫn cho các Đấu Thầu được tổ chức ở Việt nam
Không phải tất cả các đối tượng phải áp dụng quy chế Đấu Thầu. Nhà nước khuyến khích đấu thầu đối với tất cả các dự án đầu tư và xây dựng của các công trình sản xuất kinh doanh hoặc văn hóa xã hội, không phân biệt nguồn vốn nhưng bắt buộc phải tổ chức đấu thầu theo quy chế đấu thầu trong những trường hợp sau :
- Các dự án có chủ đầu tư là các doanh nghiệp Nhà nước hoặc cơ quan tổ chức của Nhà nước có sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư và phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước. Bao gồm:
+ Các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sứa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng
+Các dự án đầu tư mua sắm tài sản kể cả thiết bị,máy móc không cần lắp đặt và sẩn phẩm khoa học công nghệ mới
+ Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để quy hoạch phất triển vùng, lãnh thổ, quy hoạch phất triển nghành, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
- Các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần có sự tham gia của các tổ chức kinh tế Nhà nước (các doanh nghiệp Nhà nước) từ 30% trở lên vào vốn pháp định, vốn kinh doanh hoặc vốn cổ phần.
- Các dự án cần lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện:
+ Đối với các dự án đầu tư tring nước: chỉ thực hiện khi có hai nhà thầu trở lên cùng muốn tham gia một dự án, bao gồm:
Các dự án liên doanh
Các dự án thực hiện theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
Các dự án 100% vốn nước ngoài
Các dự án BOT, BT, BTO
Các dự án khác lựa choạn đối tác dt
+ Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư nước ngoài: chỉ tổ chức Đấu Thầu theo quy chế này khi có hai nhà đầu tư trở lên cùng muônd tham gia một dự án hoặc Thủ tướng chính phủ có yêu cầu phải Đấu Thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án
- Đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể DN Nhà nước, đồ dùng và phương tiện làm việc thông thường của lực lượng vũ trang.
- Riêng các dự án sử dung vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của các tổ chức nước ngoài thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước được các bên tài trợ và bên Việt Nam ký kết. Trường hợp có những nội dung trong dự thảo điều ước khác với quy chế đấu thầu thì cơ quan được giao trách nhiệm đàm phán ký kết, quyết định trước khi ký kết.
1 Điều kiện thực hiện đấu thầu
Việc tổ chức đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
Điều kiện chung:
a. Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép quyết định đầu tư của người (hoặc cấp) có thẩm quyền.
b. Kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt.
c. Hồ sơ mời thầu đã được người (hoặc cấp) có thẩm quyền phê duyệt.
d. Bên mời thầu không được tham gia với tư cách là nhà thầu đối với các gói thầu do mình tổ chức.
Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện công việc chuẩn bị dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dư án, điều kiện tổ chức đấu thầu là có văn bản chấp thuận của người (hoặc cấp) có thẩm quyền và hồ sơ mời thầu được duyệt.
Điều kiện với bên nhà thầu:
a. Có giấy phép đăng ký kinh doanh. Đối với đấu thầu mua sắm thiết bị phức tạp được quy định trong hồ sơ mời thầu, ngoài giấy đăng ký kinh doanh, phải có giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất.
b. Có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
c. Chỉ được tham gia một đơn vị dự thầu trong một gói thầu, dù là đơn phương hay liên doanh dự thầu. Trường hợp tổng công ty đứng đơn vị dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham dự với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu.
Đối với bên mời thầu: không được htam gia với tư cách là nhà thầu đối vơid gói thầu mình tổ chức.
1 Điều kiện Đấu Thầu quốc tế và ưu đãi
Chỉ được Đấu Thầu quốc tế trong những trường hợp sau:
Đối với gói thầu mà không có nhà thầu nào trong nước có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài có quy định trong điều ước Đấu Thầu quốc tế
Nhà thầu nước ngoài khi tham dự Đấu Thầu quốc tế tại Việt nam về xây lắp phải liên danh với nhà thầu Việt nam hoặc phaỉ cam kết sử dụng thầu phụ Việt nam, nhưng phải nêu rõ sự phân chia giữa các bên phạm vi công việc, khối lượng giá tương ứng.
Nhà thầu nước ngoài trúng thầu phải thực hiện cam kết về tỷ lệ phần trăm khối lượng công việc cùng với đơn giá tương ứng dành cho phía Việt nam là liên danh hoặc thầu phụ như đã nêu rõ trong Hồ sơ dự thầu. Trong khi thương thảo hợp đồng, nếu nhà thầu nước ngoài trúgn thầu không thực hiện các cam kết nêu trong Hồ sơ dự thầu thì kết qủa Đấu Thầu sẽ bị huỷ bỏ.
Các nhà thầu tham gia Đấu Thầu ở Việt nam phải cam kết sử dụng và mua các vật tư thiết bị phù hợp về chất lượng và giá cả, đang sản xuất, gia công hoặc hiện có tại Việt nam,
Trong trường hợp hai Hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài được đánh gía ngang nhau. Hồ sơ dự thầu có tỷ lệ công việc dành cho phía Việt nam (là liên danh hoặc thầu phụ) cao hơn sẽ được chấp thuận.
Nhà thầu trong nước tham gia dự thầu quốc tế (đơn phương hoặc liên danh) được xét ưu tiên khi Hồ sơ dự thầu được đánh gía tương đương với các Hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài.
Trường hợp hai túi hồ sơ được đánh giá ngang nhau, sẽ ưu tiên Hồ sơ dự thầu có tỷ lệ nhân côngnhiều hơn.
Nhà thầu trong nước tham gia Đấu Thầu quốc tế sẽ được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
1 Phương thức đấu thầu
Hiện nay ở nước ta, hoạt động đấu thầu được áp tiến hành áp dụng theo một trong ba phương thức sau :
3.1 Đấu thầu một túi Hồ sơ
Là phương thức mà nhà thầu nộp Hồ sơ dự thầu trong một túi Hồ sơ. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp.
3.2 Đấu thầu hai túi Hồ sơ
Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính trong từng túi Hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu mở tiếp Hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá. Phương thức này chỉ được áp dụng với đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
3.3 Đấu thầu hai giai đoạn
Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau :
Các gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên.
Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp.
Dự án hợp đồng thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay.
Quá trình thực hiện phương thức này như sau:
a. Giai đoạn thứ nhất
Các nhà thầu nộp Hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị nộp Hồ sơ dự thầu chính thức của mình.
b. Giai đoạn thứ hai
Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp Hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất về kỹ thuật và đề xuất chi tiết về kinh tế với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng giá dự thầu.
1 Mở thầu, xét thầu, trình duyệt và công bố kết quả Đấu Thầu .
Mở thầu:
Sau khi tiếp nhận nguyên trạng Hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn và được quản lí theo chế độ quản lí Hồ sơ mật, việc mở thầu được tiến hành công khai theo ngày, giờ và địa điêmt ghi trong Hồ sơ dự thầu và không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu (trừ ngày nghỉ theo quy định của pháp luật).
Biên bản mở thầu bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Tên gói thầu
Ngày, giờ, địa điểm mở thầu
Tên và địa chỉ các nhà thầu
Giá dự thầu, bảo lãnh dự thầu và tiến độ thực hiện
Các nội dung liên quan khác’
Đại diện bên mời thầu và các nhà thầu được tham dự vào biên bản mở thầu. Bản gốc Hồ sơ dự thầu sau khi mở thầu phải được bên mời thầu kí xác nhận từng trang trước khi tiến hành đánh giá và quản lí theo chế độ quản lí Hồ sơ “mật” để làm cơ sở pháp lí cho việc đánh giá và xem xét.
Xét thầu:
Bên mời thầu tiến hành nghiên cứu, đánh giá chi tiết và xếp hạng các Hồ sơ dự thầu đã được mở căn cứ theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá được cấp có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền phê duyệt trước khi mở thầu. Việc đánh giá Hồ sơ dự thầu thực hiện theo nguyên tắc sau:
Sử dụng phương pháp chấm điểm đối với việc đánh giá Hồ sơ dự thầu các gói thầu tư vấn, gói thầu lựa chọn đối tác, đánh giá Hồ sơ dự tuyển, đánh gía về mặt kĩ thuật đối với gói thầu mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp.
Sử dụng phương pháp đánh giá đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp theo hai bước sau:
Bước một: Sử dụng thang điểm đánh giá về mặt kĩ thuật để chọn danh sách ngắn ( là danh sách nhà thầu đáp ứng cơ bản Hồ sơ mời thầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá).
Bước hai: Xác định đánh giá đối với Hồ sơ dự thầu thuộc danh sách ngắn để xếp hạng.
không sử dụng kết quả xét thầu, giá sàn mà sử dụng goí thầu trong kế hoạch Đấu thầu được duyệt
Phê duyệt và công bố kết quả:
Kết quả Đấu thầu phải do người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bên mời thầu chỉ được công bố kết quả Đấu thầu sau khi người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1 Các hình thức lựa chọn nhà thầu.
Chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau :
2.1 Đấu thầu rộng rãi
Theo hình thức này,việc gọi thầu được phổ biến rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian rộng rãi tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu.
2.2 Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5 nhà thầu) có đủ năng lực tham gia. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người ( hoặc cấp) có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:
+ Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của các gói thầu.
+ Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế.
+ Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc áp dụng đấu thầu hạn chế có lợi thế.
2.3 Chỉ định thầu
Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Hình thức này chỉ áp dụng được trong các hình thức đặc biệt sau :
* Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch họa sự cố cần khắc phục ngay thì chủ dự án ( người có thẩm quyền giao trách nhiệm quản lí và thực hiện dự án ) được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công tác kịp thời. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày quyết địng chỉ định thầu, chủ dự án phải báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền về nội dung chỉ định thầu. Người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phát hiện chỉ định sai với quy định phải xử lí kịp thời.
* Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh, bí mật quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
* Gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá, xây lắp dưới 500 triệu đồng đối với tư vấn.
Các gói thầu chỉ định thầu thuộc dự án nhóm A, Thủ tướng Chính Phủ phân cấp cho Bộ Trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ , Hội đồng quản trị của Tổng công ty nhà nước do thủ tướng Chính Phủ thành lập ( Tổng công ty 90,91), chủ tịch UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương có dự án quyết định.
Khi chỉ định thầu, người có thẩm quyền quyết định chỉ phải chịu trạch nhiệm trước pháp luật về quy định của mình.
Trong trường hợp thấy không cần thiết chỉ địng thầu thì Đấu thầu theo quy định. Nghiêm cấm việc tuỳ tiện chia dự án thành nhiều gói thầu để chỉ định thầu.
Bộ tài chính quy định cụ thể về chỉ định thầu mua sắm đồ dùng, vật tư trang thiết bị, phương tiện làm việc thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước, đồ dùng, vật tư trang thiết bị, phương tiện làm việc thôn gthường của lực lượng vũ trang.
* Gói thầu có tính chất đặc biệt khác do yêu cầu của cơ quan tài trợ vốn, do tính chất phức tạp về mặt kĩ thuật và công nghệ hoặc do yêu cầu đột xuất của dự án do người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ định trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ kế hoạch và đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan liên quan.
Trong trường hợp chỉ định thầu các mục tiêu trên phải xác địng rõ ba nội dung:
lí do chỉ địng thầu
kinh nghiệm và năng lực kĩ thuật, tài chính của nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu.
Giá trị và khối lượng đã được người có thẩm quyền cấp hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ cho chỉ định thầu (riêng gói thầu xây lắp phải có thiết kế dự toán được duyệt theo quy định).
Trong trường hợp cần khắc phục ngay hậu quả thiên tai, địch hoạ, sự cố thì chủ dự án cần xác địng khối lượng và giá trị tạm tính, sau đó lập đầy đủ hồ sơ, dự toán được duyệt theo quy định để làm cơ sở cho việc tính toán.
* Phần vốn ngân sách nhà nước dành cho chủ dự án của các cơ quan sự nghiệp để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch phát triển nghành, quy hoạch chung xây dựng đo thị và nông thôn, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện thì không phải Đấu thầu nhưng phải có hợp đồng cụ thể và giao nộp sản phẩm theo đúng quy định.
* Gói thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, của dự án đầu tư không phải Đấu thầu, nhưng chủ đầu tư phải chọn nhà tư vấn phù hợp với yêu cầu của dự án.
2.4 Chào hàng cạnh tranh
Hình thức này được áp dụng cho những gói hàng mua sắm hàng hóa có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên yêu cầu chào hàng bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng Fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác.
2.5 Mua sắm trực tiếp
Hình thức mua sắm trực tiếp được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã được thực hiện xong (dưới 1 năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu.
2.6 Tự thực hiện
Hình thức này chỉ được áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy địng về chỉ định thầu (ngoài phạm vị tại điều 63 của Quy chế quản lí đầu tư và xây dựng ).
2.7 Mua sắm đặc biệt
Hình thức này được áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu không có những quy định riêng thì không thể áp dụng đấu thầu được. Cơ quan quản lí nghành phải xây dựng quy trình thực hiện phải đảm bảo các mục tiêu của quy chế Đấu thầu và có ý kiến thoả thuận của Bộ KH&ĐT để trình Thủ tướng Chính Phủ quyết định.
1 Hợp đồng trong Đấu thầu :
Hợp đồng là hình thức bắt buộc đối với nhà thầu và bên mời thầu. Bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu phải kí kết hợp đồng bằng văn bản.
Hợp đồng phải đảm bảo nguyên tắc sau:
Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật nước công hoà xã hội xhủ nghĩa Việt nam về hợp đồng. Trường hợp luật pháp Việt nam chưa có quy định thì phải xin phép Thủ tướng Chính Phủ trước khi kí kết hợp đồng
Nội dung hợp đồng phải phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt ( chỉ bắt buộc đói với các hợp đồng sẽ kí với nhà thầu do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt).
Căn cứ thời hạn và tính chất của gói thầu được quy định trong kế hoạch Đấu thầu, hợp đồng được thực hiện theo một trong các nguyên tắc sau:
Hợp đồng trọn gói: là hợp đồng theo giá khoán gói, được áp dụng cho những gói thầu xác định rõ về số lượng, yêu cầu về chất lượng và thời gian. Trường hợp có những phát sinh ngoài hợp đồng nhưng không do nhà thầu gây ra thì sẽ được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Hợp đồng chìa khoá trao tay: là hợp đồng bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị và xây lắp của một gói thầu được thực hiện thông qua một nhà thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tham gia giám sát quá trình thực hiện, nghiệm thu và nhận bàn giao khi nhà thầu hoàn thành toàn bộ công trình theo hợp đồng đã kí.
Hợp đồng có điều chỉnh giá: là hợp đồng áp dụng cho những gói thầu mà tại thời điểm kí kết hợp đông sẽ không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng và số lượng hoặc có biến động lớn về giá cả do chính sách của nhà nước thay đổi và hợp đồng có thời gian thực hiện trên 12 tháng. Việc thực hiện hợp đồng có điều chỉnh giá phải tuân theo quy định sau:
+ Trong Hồ sơ mời thầu được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt có quy định cụ thể điều kiên, giới hạn các phần việc hoặc hạng mục công được điều chỉnh theo công thức điều chỉnh giá
+ Được các bên liên quan xácc nhận, đươcj người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyên cho phép, áp dụng trong các tường hợp sau:
Khi có những khối lượng, số lượng phát sinh ( tăng hoặc giảm) không phải do nhà thầu gây ra,
Khi có biến động về giá cả do chính sách của nhà nước thay đổi đối với các yếu tố nhân công, nguyên vật liệu và thiết bị của những hợp đồng có điều chỉnh giá với thời gian thực hiện trên 12 tháng. Trượt giá chỉ được tính từ tháng thứ 13 kể từ thời điểm bắt đàu thực hiện hợp đòng.
+ Giá trị của hợp đồng sau khi điều chỉnh không được vượt tổng dự toán, dự toán hoặc giá gói thầu xác định trong kế hoạch Đấu thầu đã được duyệt. Tổng giá trị điều chỉnh và giá trị các hợp đồng thuộc dự án không được vượt tổng mức đầu tư được duyệt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC382.doc