Tình hình hoạt động và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo quyết định số 56/QĐ, thực thi một thể chế chính sách được nông dân đồng tình, hướng ứng, thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng, Chính phủ. Đây là giải pháp rất cụ thể, góp phần ổn định kinh tế xã hội thực hiện mục tiêu xã hội, công bằng văn minh. Trong điều kiện hiện nay, mô hình tổ chức được thiết lập theo phương pháp này đã tiết kiệm được chi phí xã hội, tận dụng được nhân lực, công nghệ mạng lưới của ngân hàng quốc doanh; tập trung được vốn, kỹ thuật chuyển tiếp hỗ trợ người nghèo (mà không phải chi phí tuyển nhân lực, không tăng thêm các chi phí mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất). Do vậy triển khai được nhanh trên phạm vi địa bàn Hà Nội về hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cơ chế quản lý hoạch toán theo hệ thống nhất, phân định rõ nguồn vốn, sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội có thể nói, hoạt động của NHN0 Hà Nội trong những năm qua đã mang lại hiệu quả, góp phần thiết thực phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội trên địa bàn thủ đô. - Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển ngành tài chính - ngân hàng ở Việt Nam nói chung đã thiết lập được kênh tín dụng riêng để hỗ trợ tài chính cho người nghèo, thực hiện chính sách tín dụng hợp lý, tạo điều kiện cho hộ nghèo có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm quen với nền sản xuất hàng hoá. Hàng năm, vốn của NHN0 Hà Nội tăng trưởng khá, sau 5 năm hoạt động đã có 4.500 tỷ đồng, gần 1 triệu hộ nghèo đang có quan hệ vay vốn.

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1- Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội là một chi nhánh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, đặt trụ sở chính tại số 2 - Lạc Trung, phạm vi hoạt động chủ yếu trên địa bàn Hà Nội. Quyết định số 56/QĐ tháng 8 năm 1998 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã ra đời góp phần tích cực vào sự nghiêp phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Với quy mô hoạt động trên 2.564 chi nhánh Ngân hàng từ tỉnh đến huyện, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có vị trí là ngân hàng quản lý. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội là một trong 2.564 chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đóng vai trò tạo nguồn vốn, cung cấp các hình thức dịch vụ Ngân hàng, đáp ứng các nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu, chương trình, giải pháp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề ra; định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội có tên giao dịch quốc tế: Việt Nam Bank forAgriculture and rural development - Hà Nội Baranch Trụ sở: Số 2 Lạc Trung Ngày 26/3/1988 với Nghị định 55/HĐBT, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội được thành lập, đóng vai trò quản lý với các Ngân hàng cấp Quận, Huyện, dựa trên các văn bản của Thành uỷ và cơ quan cấp trên, đồng thời đóng vai trò là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng. 2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội được đặt dưới sự lãnh đạo và điều hành của Giám đốc điều hành theo chế độ Thủ trưởng và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Quản lý và quyết định những vấn đề về cán bộ thuộc bộ máy theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngoài trách nhiệm phụ trách chung, Giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động của một số chuyên đề theo sự phân công bằng văn bản trong Ban Giám đốc. Phó Giám đốc Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội có nhiệm vụ: Giúp Giám đốc chủ đạo, điều hành một số mặt hoạt động theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được giao theo chế độ quy định. Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các mặt công tác của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Mỗi phòng nghiệp vụ ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội do một Trưởng phòng điều hành và có một số phó phòng giúp việc. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc toàn bộ các mặt công tác của phòng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Giám đốc - các Phó Giám đốc Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Phòng ngân quỹ Phòng hành chính nhân sự Phòng Kế hoạch Phòng Thanh toán quốc tế Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ 2.1. Phòng kinh doanh Số lượng cán bộ công nhân viên phòng gồm 23 người, thực hiện các nhiệm vụ sau: - Là nơi tiến hành giao dịch, đàm phán với khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn của ngân hàng - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín; sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. - Thẩm định dự án, hoàn thiện hôg sơ trình ngân hàng Nông nghiệp cấp trên theo phân cấp uỷ quyền. - Tiếp nhận và thực hiện hồ sơ trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên theo phân cấp uỷ quyền - Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác và tổ chức kinh tế cá nhân trong và ngoài nước. - Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và tìm hướng khắc phục. - Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động tín dụng của các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội trực thuộc trên địa bàn. - Tổng hợp và báo cáo kiểm tra chuyên đề theo quy định - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội giao. 2.2. Phòng kế toán: Số lượng cán bộ công nhân viên trong phòng gồm 18 người, thực hiện các nhiệm vụ sau: - Chịu trách nhiệm quản lý ngân hàng về mặt tài chính, ghi chép, tính toán, cập nhật các số liệu phát sinh hàng ngày, cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo để ra quyết định và luôn tuân thủ các quy định về chế độ kế toán của Nhà nước cũng như quy định về ngoại tệ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội giao. 2.3. Phòng ngân quỹ: Số lượng cán bộ công nhân viên trong phòng gồm 19 người - Chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội trên địa bàn. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định 2.4. Phòng hành chính nhân sự: Gồm 18 cán bộ công nhân viên, thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. - Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh trực thuộc, trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. - Là đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc và công tác tại chi nhánh. - Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông bảo vệ, y tế. - Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. - Đầu mối trong việc chăm lo đồng sống vật chất, văn hoá, tinh thần, thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ công nhân viên. - Giải quyết những chế độ quy định với cán bộ công nhân viên, đào tạo và tuyển mộ nhân viên của ngân hàng. 2.5. Phòng kế hoạch: Có 3 cán bộ công nhân viên - Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. - Xây dựng kế hoạch kim ngạch ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp. - Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn. - Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoá vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn. - Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. - Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và sử lý rủi ro tín dụng... 2.6. Phòng thanh toán quốc tế: Gồm 7 cán bộ công nhân viên Phòng Thanh toán quốc tế với cơ cấu gồm một trưởng phòng, một phó phòng và năm nhân viên. Phòng này có nhiệm vụ thực hiện hoạt động kinh doanh đối ngoại của chi nhánh, trực tiếp giao dịch với khách hàng tại Hội sở, tổ chức hoạt động, ghi chép mọi hoạt động kinh doanh đối ngoại tại Hội sở. Thực hiện thanh toán quốc tế qua Ngân hàng cho mọi đối tượng khách hàng. 2.7. Phòng kiểm soát: Số lượng cán bộ công nhân viên trong phòng gồm 7 người, thực hiện các nhiệm vụ sau: - Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội và các đơn vị trực thuộc theo Nghị quyết của Hội đồng Quản trị và của Tổng giám đốc Ngân hàng. - Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định pháp luật. - Giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. - Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy định của Nhà nước, của Ngân hàng. - Báo cáo Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp sử lý, khắc phục khuyết điểm, tồn tại. - Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra kiểm soát của ngành ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác, đến làm việc với chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 3- Tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, giai đoạn 1996 - 2000 Từ năm 1996 đến nay, hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Việt Nam nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội nói riêng tiếp tục thực hiện 3 mục tiêu và 4 định hướng của ngành. Trong sự phát triển đầu tiềm năng của nền kinh tế đất nước, vững tìn vào năng lực của chính mình, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội tiếp tục đạt được những thành công, xứng đáng là Ngân hàng quốc doanh - Ngân hàng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn giầu đẹp, phồn vinh đồng thời là Ngân hàng đáng tin cậy của mọi người khách hàng trong và ngoài nước. Nghiệp vụ chính của Ngân hàng là duy động vốn và cho vay, trước đây nguồn vốn chính của Ngân hàng lấy từ Ngân hàng lấy từ Ngân sách Nhà nước chỉ một phần nhỏ là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và những khách hàng truyền thống, bước sang giai đoạn mới theo pháp lệnh Ngân hàng 90 được ban hành, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã thực hiện đổi mới toàn diện hoạt động tín dụng của mình. Hoạt động huy động vốn được mở rộng với các đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Hình thức này rất có hiệu quả trong việc gia tăng nguồn vốn cho Ngân hàng, giảm tỷ trọng vốn Ngân sách trong tổng nguồn vốn của chi nhánh Ngân hàng. Trong những năm qua tín dụng Ngân hàng đã góp một phần không nhỏ trong sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế tại địa bàn, giảm sự phân hoá giầu nghèo giữa nội thành và ngoại thành, đặc biệt Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã góp phần to lớn trong đầu tư vào các chương trình thu mua lương thực, phân bón, thuốc trừ sâu các loại... Năm 1997, đã đầu tư cho hơn 125.000 tấn gạo, 29 triệu USD nhập khẩu phân bón hỗ trợ cho Công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp phục vụ cho bà con nông dân kịp thời. Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động trong 2 năm 1999 - 2000 Đơn vị: triệu đồng Nguồn vốn huy động 31/12/1999 31/12/2000 % 2000/1999 I- Tiền gửi bằng Việt Nam đồng 421.687 1.349.099 319,9% - Không kỳ hạn 313.405 855.990 273% - Có kỳ hạn dưới 12 tháng 1108.282 461.091 425,8% II- Tiền gửi bằng ngoại tệ 64.970 90.422 139% - Không có kỳ hạn 8.475 5.458 64% - Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 23.763 57.087 240% III- Tiền gửi của các TCTD trong nước 925.024 171.429 18,5% - Việt Nam đồng 773.6233 5.458 19,4% - Ngoại tệ 151.401 21.038 13,9 IV- Các giấy tờ có giá đã phát hành 534.161 424.665 79,5% - Chứng chỉ tiền gửi 202 93 46% - Các giấy tờ có giá khác 533.959 424.572 79,5% Tổng cộng 1.945.842 2.035.615 104,6% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHN0 & PTNT - Hà Nội Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng cho thấy tổng nguồn vốn huy động tại thời điểm cuối năm 2000 tăng 89.773 triệu đồng so với năm 1999, số tương đối tăng 4,6%. Trong hai năm qua, chi nhánh luôn trong tình trạng thừa vốn và thực hiện điều chuyển vốn 5.905 tỷ về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Điều đó chứng tở sự tăng trưởng vững mạnh về nguồn vốn tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động tín dụng. Mặt khác thừa vốn cũng là một thực trạng đòi hỏi những giải pháp tối ưu trong cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn để mang lại hiệu quả cao nhất. Bảng 2: Cơ cấu tín dụng của NHN0 & PTNT - Hà Nội Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/1999 31/12/2000 1- Dư nợ cho vay ngắn hạn 813.507 85,6% 800.258 86% 2- Dư nợ cho vay trung hạn 134.846 14,2% 129.549 13,9% 3- Dư nợ cho vay khác 1.242 0,2% 1.189 0,1% Tổng dư nợ 949.595 100% 930.996 100% Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHN0 & PTNT - Hà Nội Qua bảng số liệu trên ta thấy, hình thức tín dụng chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội là tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng 85,7% trong tổng dư nợ tín dụng, năm 1999 chiếm 86%, nguyên nhân là do nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội là nguồn huy động ngắn hạn. mặt khác đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn là khối lượng lớn, thời gian sử dụng lâu, vòng quay vốn chậm, do vậy nguồn vốn huy động khó có thể đáp ứng được và do đặc thù của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội là nguồn vốn huy động ngắn hạn. Mặt khác đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn là khối lượng lớn, thời gian sử dụng lâu, vòng quay vốn chậm, do vậy nguồn vốn huy động khó có thể đáp ứng được và do đặc thù của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội là phục vụ cho những hoạt động mang tính thời vụ. 4- Đánh giá thực trạng hoạt động của ngân hàng phục vụ người thèo Hà Nội trong thời gian qua. Hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội trong những năm qua được xem như một giai đoạn thử nghiệm quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và kết quả hoạt động để tiếp tục điều chỉnh, khắc phục những tồn tại, xây dựng một mô hình quản lý phù hợp thực hiện tốt dự án tín dụng trong chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo của chính phủ. Sau đây là những mặt làm được và chưa làm được của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 1. Những mặt làm được. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo quyết định số 56/QĐ, thực thi một thể chế chính sách được nông dân đồng tình, hướng ứng, thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng, Chính phủ. Đây là giải pháp rất cụ thể, góp phần ổn định kinh tế xã hội thực hiện mục tiêu xã hội, công bằng văn minh. Trong điều kiện hiện nay, mô hình tổ chức được thiết lập theo phương pháp này đã tiết kiệm được chi phí xã hội, tận dụng được nhân lực, công nghệ mạng lưới của ngân hàng quốc doanh; tập trung được vốn, kỹ thuật chuyển tiếp hỗ trợ người nghèo (mà không phải chi phí tuyển nhân lực, không tăng thêm các chi phí mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất). Do vậy triển khai được nhanh trên phạm vi địa bàn Hà Nội về hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cơ chế quản lý hoạch toán theo hệ thống nhất, phân định rõ nguồn vốn, sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội có thể nói, hoạt động của NHN0 Hà Nội trong những năm qua đã mang lại hiệu quả, góp phần thiết thực phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội trên địa bàn thủ đô. - Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển ngành tài chính - ngân hàng ở Việt Nam nói chung đã thiết lập được kênh tín dụng riêng để hỗ trợ tài chính cho người nghèo, thực hiện chính sách tín dụng hợp lý, tạo điều kiện cho hộ nghèo có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm quen với nền sản xuất hàng hoá. Hàng năm, vốn của NHN0 Hà Nội tăng trưởng khá, sau 5 năm hoạt động đã có 4.500 tỷ đồng, gần 1 triệu hộ nghèo đang có quan hệ vay vốn. Vốn của Nhà nước đã thực sự đến tay người nghèo, người nghèo vay vốn khá đầy đủ, nợ quá hạn thời điểm hiện nay (nếu loại trừ nợ thiệt hại cho thiên ta) là 1,67%, tỷ lệ thu lãi bình quân đạt 85%. Theo thống kê đã có hàng ngàn hộ nghèo được vay vốn thoái khỏi ngưỡng nghèo đói theo chuẩn mực hiện nay đời sống hàng vạn hộ nghèo đã được cải thiện hơn. Chủ trương ngân sách Nhà nước hỗ trợ vốn thông qua bù chênh lệch lãi suất huy động vốn và sử dụng phương pháp tín dụng ngân hàng để hỗ trợ vốn cho người nghèo (thay vì nguồn vốn cấp từ ngân sách có hạn bằng phương pháp huy động vốn trong dân cư, phần chênh lệch lãi suất cho vay được ngân sách cấp bù) đã tạo ra khối lượng lớn hơn nhiều lần so với cách đầu tư trực tiếp từ ngân sách trước đay. Chủ trương sử dụng hệ thống các NHTM làm dịch vụ huy động vốn lớn hơn nhiều lần so với cách đầu tư trực tiếp từ ngân sách trước đay. Chủ trương sử dụng hệ thống các NHTM làm dịch vụ huy động vốn và cho vay được phát huy sức mạnh nội lực trong xã hội, giảm chi phí quản lý. Đây là phương pháp quản lý rẻ tiền nhất. Phù hợp với điều kiện để thực tế hiện nay. Mô hình quản lý đã huy động được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngân hàng, các tổ chức đoàn thể xã hội về các nguồn lực, hàng ngàn người lao động tự nguyện tận tình vì người nghèo, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. 2- Những mặt chưa làm đựoc và những tồn tại trong hoạt động của NHN0 Hà Nội . 2.1. Tồn tại về mô hình quản lý: Tổ chức quản lý và tổ chức điều hành điều theo hệ thống kiêm nhiệm nên có ý kiến cho rằng, cơ bản ngân hàng cơ sở thiên về trách nhiệm kinh doanh, ít quan tâm tới chất lượng của tín dụng cho vay hộ nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, điều kiện và phương tiện làm việc rất khó khăn, hạn chế đến việc cung cấp dịch vụ tín dụng cho hộ nghèo ở các vùng này. Bên cạnh hoạt động có hiệu quả của ban đại diện hội đồng quản trị các cấp có một số nơi ban đại diện hội đồng quản trị (chủ yếu ở cấp huyện) hoạt động không đều, thiếu sự chỉ đạo kiểm tra, giám sát của ban đại diện, sự phối hợp với các ban ngành Đoàn thể chưa thường xuyên, còn nhiều bất cập, nhất là trong việc tuyên truyền các chính sách tín dụng hộ nghèo, hướng dẫn cách làm ăn, chỉ dẫn thị trường để phát sinh các tiêu cực trong việc sử dụng vốn vay là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. 2.2. Những tồn tại trong cơ chế chính sách tín dụng cơ chế điều hành. Sự hoạt động của NHN0 Hà Nội trong thời gian qua, xét về bản chất vốn tín dụng hộ nghèo, có nguồn gốc từ ngân sách vừa mang tính chất hoạt động như một quỹ tài chính và mang tính chất hoạt động như một ngân hàng. Tính chủ động trong hoạt động của NHN0 Hà Nội còn hạn chế, nguồn vốn huy động phụ thuộc vào mức cấp bù chênh lệch lãi suất từ ngân sách Nhà nước. Là hình thức tín dụng chính sách có ưu đãi nên mang trong mình nó là tính bền vững không cao. Do vậy sự phát triển của NHN0 Hà Nội phụ thuộc vào tài trợ từ ngân sách Nhà nước, cho vay theo chính sách ưu đãi rất khác với hoạt động tín dụng truyền thống của ngân hàng. Điều này làm này sinh những quan điểm khác nhau về phương pháp cung cấp tín dụng cho hộ nghèo. Có quan điểm cho rằng cần cấp tín dụng cho hộ nghèo theo lãi suất thương mại trên cơ sở tổ chức một ngân hàng thương mại; quan điểm khác vấn giữa kênh tín dụng có chính sách ưu đãi cho vay đối với hộ nghèo, vì đây là giải pháp tình thế trực tiếp mang tính lịch sử, khi nền kinh tế đã phát triển, đời sống của bộ phận dân cư nghèo đã khá lên, lúc đó chuyển họ đi theo tín dụng của ngân hàng thương mại. Việc xây dựng chính sách tín dụng cho vay trực tiếp áp dụng chung cho hộ nghèo các vùng trong cả nước là chư phù hợp với tập quán canh tác và sở hữu đất đai. Khi phân tích nguyên nhân nợ quá hạn cao ở một số vùng thấy rằng hộ nghèo thường sử dụng đất đai, cầm cố, làm thuê. Đối với các hộ này tiền vay chủ yếu phần lớn được sử dụng vào các mục đích tiêu dùng nên không thể thu hồi nợ. Vì vậy, cần phải được nghiên cứu chính sách tín dụng khác phù hợp tạo cho họ giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập. Sự phối hợp lồng ghép dự án tín dụng trong chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo chưa tốt. Bài học kinh nghiệm cho thấy những nơi nào kênh tín dụng hộ nghèo đi trước độc lập với các dự án khác, vốn tín dụng kém hiệu quả bởi ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có tỷ lệ hộ nghèo đói cao, cần phải phối hợp đầu tư trước về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình thuỷ lợi, hướng dẫn cách làm ăn, kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm, chỉ dẫn thị trường tiêu thụ sản phẩm có như vậy hộ nghèo mới có thể tiếp cận vốn tín dụng. Mặt khác việc tuyên truyền chính sách tín dụng hộ nghèo thực hiện chưa tốt, nhiều hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa không phân biệt được vốn tín dụng với vốn cấp phát cho không. Đây là nguyên nhân phát sinh nợ khó đòi. 3- Nguyên nhân của những yếu kém và tồn tại nêu trên a- Nguyên nhân khách quan: - Do hộ nghèo thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất và chưa được hỗ trợ tốt về các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm. Chính vì vậy mà việc sử dụng nguồn vốn vay từ NHN0 thường sai mục đích kém hiệu quả. - Phải gánh chịu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, thêm vào đó là giá cả bếp bênh dẫn đến hộ nghèo sản xuất kinh doanh thường bị thua lỗ và không hoàn trả được vốn vay. Do thị trường tiêu thụ không ổn định: khi các hộ gia đình vốn đầu tư vào chăn nuôi, trồng cây ăn quả. Theo yêu cầu của một số doanh nghiệp nhưng đến khi thu hoạch, xuất chuồng thì lại không tiêu thụ được. Các doanh nghiệp đôi khi còn kéo dài nên ra nhiều nguyên nhân mà không thu mua kịp thời dẫn đến ứ đọng vốn, đôi khi còn hao mòn và tăng thêm khoản chi phí phát sinh. Do nguồn vốn vay là có hạn, trong khi đó một số vùng thì lại cần vốn vay dài hạn để đầu tư vào trồng cây lâu năm thì vẫn chưa được vay vốn thì NHN0 phải đánh giá xem trong khoảng bao lâu thì thu hồi vốn nhằm tránh nợ tồn đọng quá lâu. b- Nguyên nhân chủ quan: Do chính sách tín dụng đôi khi chưa hợp lý, chậm cải tiến, khi phát sinh tiền vay không phù hợp với thời vụ sản xuất. Mức vốn vay thời kỳ đầu quá nhỏ chưa phù hợp với đối tượng đầu tư cho nên người nghèo đã sử dụng vốn vay không có hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn. Do các hộ nghèo khi có vốn thì rất lúng túng không biết nên đầu tư vào đầu tư vì họ chưa được hướng dẫn cách làm ăn nên năng suất lao động thường thấp. Do trong quản lý điều hành ở một số địa phương không chấp hành nghiêm các quy định về chính sách tín dụng cho vay hộ nghèo. Do một số UBND xã tự ý thu lãi tiền vay của hộ nghèo cho mục đích của xã như: xây dựng cơ sở hạ tầng (làm đường, xây dựng đường dây điện) trả nợ tiền điện. Một số nơi còn tự ý thu thêm lệ phí của hộ nghèo (khi muốn vay thêm) để lập quỹ của xã quỹ của các tổ chức đoàn thể xã hội, bên cạnh đó có một số tổ trưởng vay vốn tự ý thu nợ, thu lãi của nhân dân mà không nộp cho ngân hàng, thậm chí có cán bộ ngân hàng tham ô, lợi dụng tiền vay của hộ nghèo sử dụng sai mục đích. Do việc xét duyệt không đúng đối tượng cho vay là hộ nghèo mà chủ yếu là hộ đói. Do việc quan tâm, đôn đốc việc thu nợ ở một só nơi thực hiện chưa tốt, do khối lượng công việc của cán bộ tín dụng lớn vì phải hoạt động kiêm nhiệm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC323.doc
Tài liệu liên quan