Studies on exploitation of marine sharks were conducted by interview and
consultation with local fishing villages in six provinces including Quang Ngai, Binh Dinh,
Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan and Binh Thuan. A total of 180 fishers of some major
fishing gears were interviewed and consulted in 2010 and 2011. Results from interview
and consultation show that there were 530 boats fished marine sharks with the highest
number being found in Binh Thuan (181 boats), Binh Dinh (140 boats), Khanh Hoa (98
boats), Phu Yen (74 boats), Quang Ngai (32 boats) and Ninh Thuan (5 boats). There were
six major fishing gears to fish marine sharks (shark longline fishing, tuna longline fishing,
purse seine and hookah diving) at 3 major fishing grounds: 1) the coastal waters of Quang
Ngai, Binh Dinh and Phu Yen; 2) the area surrounding Bo Kham - Spratly island -
offshore Vung Tau; and 3) the area adjacent to Malaysia, Brunei and Indonesia with the
major fishing season occurred from February to October. A total of 13 species of marine
sharks were caught with mean catch per boat of shark longline fishing being highest (0.53
ton/boat/month), purse seine (0.50 ton/boat/month) and tuna longline fishing (0.18
ton/boat/month), of which Alopias pelagicus and Sphyrna lewini were dominant. In 2010,
total catch was about 1,130 tons/year, with the highest being recorded to sharks longline
fishing (1,126 tons/year). Some major provinces supported higher catch were Binh Thuan
(886 tons/year), Binh Dinh (201 tons/year) and Phu Yen (186 tons/year). In general, there
was a decline in number of fishing boats (from 16.7 to 85.8%), catch per boat (from 14.4
to 83.8%) and total catch (from 58.4 to 99.4%) of each fishing gear between the period of
10 years before and 2010 in each province. This indicates that resources of marine sharks
were over-exploited, especially in the coastal waters of Vietnam
13 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình khai thác nguồn lợi cá nhám/mập ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T12 (2012). Số 4. Tr 29 - 41
TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ NHÁM/MẬP Ở VÙNG BIỂN
TỪ QUẢNG NGÃI ĐẾN BÌNH THUẬN
NGUYỄN VĂN LONG, VÕ SĨ TUẤN
Viện Hải dương học Nha Trang
Tóm tắt: Điều tra tình hình khai thác nguồn lợi cá nhám/mập được thực hiện thông
qua các cuộc tham vấn cộng đồng tại 6 tỉnh ven biển có nghề khai thác cá mập chính ở
Việt Nam gồm Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Tổng số có 180 phương tiện của các loại nghề khai thác chủ yếu được điều tra và tham
vấn trong năm 2010 và 2011. Kết quả tham vấn cho thấy có khoảng 530 phương tiện đang
tham gia khai thác cá nhám/mập, nhiều nhất là Bình Thuận (181 chiếc), Bình Định (140
chiếc), Khánh Hòa (98 chiếc), Phú Yên (74 chiếc), Quảng Ngãi (32 chiếc) và Ninh Thuận
(5 chiếc). Có 6 loại nghề khai thác cá nhám/mập (câu cá mập, câu cá ngừ, lưới cản, lưới
ba màng, lưới vây và lặn) hoạt động tại 3 ngư trường tập trung là khu vực ven bờ Quảng
Ngãi, Bình Định và Phú Yên, khu vực Bố Khám - Trường Sa - giàn khoan Vũng Tàu và
vùng nước giáp Malaysia, Brunei và Indonesia với mùa vụ khai thác từ tháng 2 - 10. Có
trên 13 loài cá nhám/mập được khai thác với năng suất trung bình của nghề câu cao nhất
(0,53 tấn/ghe/tháng), tiếp đến là nghề lưới vây (0,50 tấn/ghe/tháng) và nghề câu cá ngừ
đại dương (0,18 tấn/ghe/tháng), trong đó ưu thế là cá nhám đuôi dài và cá nhám búa.
Tổng sản lượng khai thác hiện nay ước đạt 1.130 tấn/năm, cao nhất là nghề câu cá mập
(1.126 tấn/năm). Các địa phương có sản lượng cao là Bình Thuận (886 tấn/năm), Bình
Định (201 tấn/năm) và Phú Yên (186 tấn/năm). Nhìn chung, có sự giảm mạnh số lượng
phương tiện (giảm 16,7 - 85,8%), năng suất (giảm 14,4 - 83,8%) và sản lượng khai thác
(giảm 58,4 - 99,4%) của từng loại nghề tại từng địa phương ở thời điểm hiện nay so với 10
năm trước đây. Điều này phản ảnh thực trạng là nguồn lợi cá nhám/mập đã bị khai thác
quá mức, đặc biệt ở vùng ven bờ.
I. MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu cá nhám/mập được tiến hành trong những năm 1970 - 1980,
tuy nhiên những kết quả này chủ yếu tập trung mô tả hình thái của một số loài trong các tài
liệu phân loại [1]. Gần đây, Viện Nghiên cứu Hải sản đã có thực hiện một số chuyến điều tra
liên quan đến cá nhám/mập trong khuôn khổ của dự án hợp tác với Trung tâm Phát triển nghề
cá Đông Nam Á (SEAFDEC) giai đoạn 2003 - 2004 và của một số đề tài, dự án khác những
năm sau đó. Trên cơ sở tập hợp các tư liệu từ các chuyến khảo sát nói trên, Nguyễn Long và
Nguyễn Khắc Bát [2] đã thống kê được 16 loài cá nhám/mập phân bố trong vùng biển Việt
Nam trong đó vịnh Bắc bộ có 8 loài, Đông Nam bộ có 11 loài và Tây Nam bộ có 8 loài.
Nghiên cứu này bước đầu cũng cung cấp một số dẫn liệu về mùa vụ và sản lượng khai thác
của các tàu câu cá mập cũng như một số thông tin liên quan đến tình hình buôn bán và sử
dụng cá nhám/mập tại hai tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa-Vũng Tàu trong giai đoạn 2003 - 2004.
Mặc dù đã có một số nghiên cứu liên quan đến cá nhám/mập đã được tiến hành trong
thời gian qua. Tuy nhiên, có thể nói rằng việc nghiên cứu đối tượng này ở vùng biển Việt
30
Nam còn rất sơ bộ và chưa được quan tâm nhiều, đặc biệt các tư liệu thống kê liên quan đến
tình hình khai thác và sử dụng nhóm nguồn lợi này. Vì vậy, trong khuôn khổ của đề tài độc
lập cấp nhà nước về “Nghiên cứu cơ sở khoa học của hiện tượng cá dữ tấn công người
tắm biển tại vùng biển ven bờ Quy Nhơn và đề xuất các giải pháp phòng ngừa”, chúng tôi
đã tiến hành điều tra và tham vấn cộng đồng ở những khu vực ven bờ từ Quảng Ngãi đến
Bình Thuận nhằm góp phần cung cấp những thông tin cần thiết làm cơ sở phân tích, đánh
giá và định hướng khai thác và sử dụng bền vững nguồn lợi này trong thời gian sắp đến.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Việc điều tra và tham vấn về tình hình khai thác nguồn lợi cá nhám/mập được tiến
hành tại các địa phương có nghề khai thác nhóm cá này tại 6 tỉnh ven biển gồm Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tại mỗi tỉnh, các cơ
quan chuyên ngành về quản lý thủy sản đã được tham vấn để xác định các địa phương đã
và đang tiến hành hoạt động khai thác cá nhám/mập. Sau đó, với sự hỗ trợ của các trạm
khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đóng trên địa bàn hoặc chính quyền địa phương 5 -
10 ngư dân đại diện có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động khai thác cá nhám/mập thuộc
các loại nghề khác nhau đã được mời để tiến hành tham vấn thu thập thông tin. Đối với
một số địa phương có ít người khai thác, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin trực tiếp tại
từng gia đình. Tổng số có 180 phiếu điều tra và tham vấn được thực hiện tại 20 thôn/xã/thị
trấn/thành phố của 6 tỉnh nói trên vào tháng 8/2010, tháng 2/2011 và tháng 8/2011, nhiều
nhất là Phú Yên (5 xã - 50 người), tiếp đến là Bình Định (5 phường xã - 42 người), Quảng
Ngãi (26 người), Bình Thuận (22 người), Khánh Hòa và Ninh Thuận (mỗi tỉnh 20 người).
Việc định tên của cá nhám/mập được thực hiện dựa trên hình ảnh của những loài khai
thác khá quen thuộc do ngư dân có kinh nghiệm xác định. Phương pháp này chắc chắn có
một số hạn chế nhất định, song có thể cung cấp những thông tin hữu ích. Việc xây dựng sơ
đồ khu vực khai thác chính của cá nhám/mập được dựa trên cơ sở tọa độ các khu vực khai
thác tập trung mà ngư dân cung cấp. Để thuận lợi cho việc tham khảo, chúng tôi tạm phân
chia các vùng khai thác thành 3 khu vực chính dựa theo hướng dẫn phân vùng biển, tuyến
khai thác thủy sản của Nghị định 123/2006/NĐCP, trong đó vùng khai thác < 6 hải lý tính
từ bờ được xếp vào khu vực tuyến bờ, từ 6 - 24 hải lý là khu vực tuyến lộng và > 24 hải lý
là tuyến khơi. Năng suất và sản lượng khai thác của từng loại nghề được tính toán dựa trên
sản lượng ước tính của từng phương tiện tham gia khai thác cung cấp trong quá trình tham
vấn. Năng suất khai thác của từng loại nghề trình bày trong báo cáo là số trung bình của
các tàu thuyền được điều tra. Sản lượng khai thác của từng loại nghề bằng năng suất khai
thác trung bình nhân với số lượng tàu thuyền tham gia khai thác của nghề đó và nhân với
số tháng khai thác trung bình/năm.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Cơ cấu nghề khai thác cá nhám/mập
Kết quả phân tích từ 180 phiếu điều tra và tham vấn cho thấy có khoảng 530 phương
tiện đang tham gia khai thác cá nhám/mập tại 6 tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Bình
Thuận, nhiều nhất là Bình Thuận (181 chiếc), Bình Định (140 chiếc), Khánh Hòa (98
chiếc), Phú Yên (74 chiếc), Quảng Ngãi (32 chiếc) và Ninh Thuận (5 chiếc) (bảng 1).
31
Bảng 1. Số lượng phương tiện của từng loại nghề hiện đang khai thác
cá nhám/mập tại các địa phương.
TT Địa phương
Tuyến bờ Tuyến lộng Tuyến khơi
Tổng Câu mập
Lưới
vây
Lưới
ba
màng
Lặn Câu
mập
Lưới
cản
Câu
mập
Câu
ngừ
Lưới
cản
1 Quảng Ngãi 3 2 5 22 32
Phổ An 20
Phổ Thạnh 5 2
Bình Châu 3 2
2 Bình Định 6 40 15 44 5 30 140
Tam Quang
Bắc 15 10
Hoài Hải 10
Tân Phụng 3 25 20
Nhơn Lý 3 12 20
Quy Nhơn 15 2 5
3 Phú Yên 4 8 62 74
An Chấn 1
An Ninh
Đông 12
An Ninh Tây 30
Tuy Hòa 8 20
Hòa Hiệp
Nam 1
Hòa Tâm 2
4 Khánh Hòa 38 60 98
Nha Trang 38 60
5 Ninh Thuận 5 5
Phan Rang 5
6 Bình Thuận 11 70 100 181
Tuy Phong 11 19
Phan Thiết 1
La Gi 30 100
Phú Quý 20
Tổng cộng 13 2 40 20 44 16 130 100 165 530
Nhìn chung nghề khai thác cá nhám/mập tương đối đa dạng gồm câu cá mập (câu mập,
câu to, câu vàng), câu cá ngừ đại dương (câu ngừ, câu vàng), lưới cản (lưới rê tầng mặt),
lưới ba màng, lưới vây và lặn. Phân tích số liệu theo từng loại nghề trong bảng 1 cho thấy
nghề câu cá mập có số lượng phương tiện khai thác nhiều nhất (187 chiếc) và khu vực
khai thác khá rộng từ bờ ra khơi, cao nhất là Bình Định (80 chiếc; chủ yếu tại Nhơn Lý,
Tân Phụng và Tam Quan Bắc), Bình Thuận (70 chiếc; La Gi, Phú Quý và Liên Hương),
32
Quảng Ngãi (27 chiếc; Phổ An) và Phú Yên (12 chiếc; Tuy Hòa). Riêng hai tỉnh Khánh
Hòa và Bình Thuận dường như không còn nghề chuyên câu cá mập hoạt động.
Nghề câu cá ngừ đại dương chủ yếu hoạt động ở tuyến khơi với khoảng 100 chiếc, tập
trung tại An Ninh Tây và Tuy Hòa của tỉnh Phú Yên (62 chiếc) và tại Nha Trang của tỉnh
Khánh Hòa (38 chiếc). Nghề lưới cản (lưới rê tầng mặt) có khoảng 181 phương tiện và
cũng khai thác tập trung ở tuyến khơi (165 chiếc) và một số ở tuyến lộng (16 chiếc), nhiều
nhất tại La Gi của tỉnh Bình Thuận (100 chiếc), Nha Trang của tỉnh Khánh Hòa (60 chiếc)
và Phan Rang của tỉnh Ninh Thuận (5 chiếc).
Nghề lưới ba màng khai thác ở tuyến bờ với khoảng 40 phương tiện, tập trung tại Tam
Quan Bắc và Tân Phụng của tỉnh Bình Định. Nghề lưới vây chỉ có ở hai thôn An Hải và
Châu Thuận thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), tuy nhiên toàn xã chỉ có
2 hộ tham gia khai thác. Nghề lặn khai thác cá nhám/mập có khoảng 20 phương tiện, chủ
yếu tập trung tại Quy Nhơn - Bình Định (15 chiếc) và Phổ Thạnh - Quảng Ngãi (5 chiếc).
2. Khu vực và mùa vụ khai thác
Hình 1. Sơ đồ khu vực khai thác cá nhám/mập.
Theo phân tích ở trên có thể thấy rằng hoạt động khai thác cá nhám/mập của 6 tỉnh ven
biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận diễn ra tại nhiều khu vực khác nhau tùy từng loại
nghề, trong đó tập trung tại 3 khu vực chính là vùng ven bờ (từ bờ ra đến 24 hải lý) từ
Quảng Ngãi đến Phú Yên, khu vực Bố Khám - Trường Sa - giàn khoan và vùng nước giáp
các nước Malaysia, Brunei, Indonesia (hình 1). Ở tuyến bờ (< 6 hải lý), số lượng phương
tiện tham gia khai thác rất ít (12 chiếc) với các loại nghề câu mập (câu tay, câu vàng), lưới
vây, lưới ba màng và lặn. Khu vực khai thác chủ yếu tập trung trên rạn san hô và ghềnh đá
ven bờ xóm Lá Ngái - Mũi Bàn Than - Hòn Ông (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), Hòn Từ
33
- Hòn Khô - Hòn Đụn đến Lao Đề Gi (huyện Phù Mỹ - Bình Định), Hòn Khô Lớn - Hòn
Khô Nhỏ - Hòn Đất - Hòn Ngang - Hòn Nhàn (Quy Nhơn - Bình Định) và Hòn Khô - cửa
Đà Nông (huyện Đông Hòa, Phú Yên). Đối với tuyến lộng (6 - 24 hải lý) có các loại nghề
là câu mập (câu vàng) và lưới cản do ngư dân ở Nhơn Lý, Quy Nhơn (Bình Định) và Tuy
Phong (Bình Thuận) tham gia khai thác. Khu vực khai thác tập trung xung quanh khu vực
Hòn Cân - Hòn Cỏ - Mũi Thử - Cồn Sỏi - Cù Lao Xanh (Bình Định) và ngoài Mũi Dinh -
Bình Thạnh (Bình Thuận). Ở tuyến khơi chủ yếu là do ngư dân các địa phương Phổ An và
Phổ Thạnh (Quảng Ngãi), Tam Quan Bắc (Bình Định), Tuy Phong, Phan Thiết, La Gi và
Phú Quý (Bình Thuận) tham gia khai thác xung quanh khu vực Bố Khám - Trường Sa và
các nước lân cận (Malaysia - Brunei - Indonesia).
Phân tích tư liệu từ 68 phiếu tham vấn của các ngư dân tại Quảng Ngãi và Bình
Định là những địa phương có nghề khai thác cá nhám/mập ở vùng nước ven bờ từ
trước đến nay và hoạt động trên ngư trường rộng từ Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) - Cù Lao
Xanh (Bình Định) - Mũi Dinh (Ninh Thuận) thì có 26 người (chiếm 38%) cho rằng khu
vực ven bờ Bình Định (Hòn Đụn - Lao Đề Gi - Hòn Cân - Hòn Cỏ - Cù Lao Xanh)
thường đánh bắt được nhiều cá nhám/mập con hơn những khu vực khác. Bên cạnh đó,
phần lớn cá mập cái khai thác được thường trong tình trạng mang thai (theo dân gọi là
có em trong bụng). Điều này cho thấy rằng khu vực này có khả năng là bãi đẻ của
nhiều loại cá nhám/mập.
Nhìn chung, mùa vụ khai thác của hầu hết các loại nghề không có sự khác nhau nhiều
và chủ yếu tập trung từ tháng 2 đến tháng 10 (tức tháng giêng đến tháng 9 âm lịch). Ở
tuyến bờ, mùa vụ khai thác của các loại nghề tập trung vào các tháng 2 - 8, trong khi đó
các nghề hoạt động ở tuyến khơi có thời gian đánh bắt dài hơn từ tháng 2 đến tháng 10.
Theo thông tin từ ngư dân thì tháng 5 - 7 là các tháng khai thác tập trung và có năng suất
cao nhất. Như vậy, có thể thấy rằng thời gian khai thác trung bình hàng năm của mỗi loại
nghề khoảng 6 tháng.
3. Thành phần loài khai thác
Kết quả tham vấn ghi nhận có khoảng 13 loài cá nhám/mập được ngư dân khai thác,
trong đó hầu hết các loài đều bắt gặp vùng tuyến khơi. Một số loài khai thác phổ biến gồm
cá nhám đuôi dài (Alopias pelagicus), cá nhám đá (Carcharhinus albimarginatus), cá mập
da trơn (Carcharhinus falciformis), cá mập thâm (Carcharhinus limbatus), cá mập sọc
trắng (Carcharhinus amblyrhynchoides), cá mập vây đuôi có chấm (Carcharhinus
sorrah), cá nhám thu (Isurus oxyrinchus) và cá nhám búa (Sphyrna lewini) (bảng 2).
Trong các loài đã xác định, cá mập trắng lớn (Carcharodon carcharias) và cá mập báo
(Galeocerdo cuvier) là những loài tấn công người. Tuy nhiên những loài này chủ yếu khai
thác ở tuyến lộng và tuyến khơi. Thành phần loài ghi nhận trong tham vấn này thấp hơn
nhiều so với vùng biển bang Queensland Australia (19 loài) [4] và ít hơn 2 loài so với kết
quả tổng quan của Nguyễn Long và Nguyễn Khắc Bát [2] nhưng nhiều hơn 2 loài so với
kết quả điều tra thành phần loài cá nhám/mập khai thác ở vùng biển Quy Nhơn trong
khuôn khổ của đề tài này. Tuy nhiên, khi xem xét tính chất thành phần loài thì tất cả 13
loài nói trên đều được bắt gặp trong các tài liệu nghiên cứu trước đây của Nguyễn Hữu
Phụng và Trần Hoài Lan [3]; Nguyễn Khắc Hường [1]; Nguyễn Long và Nguyễn Khắc
Bát [2] và kết quả điều tra của đề tài này ở vùng biển Quy Nhơn.
34
Bảng 2. Thành phần loài cá nhám/mập khai thác theo các tuyến.
TT Tên địa
phương
Tên thường gọi Tên khoa học Tuyến
bờ
Tuyến
lộng
Tuyến
khơi
1 Cá nhám
chuột, nhám tí
Cá nhám đuôi
dài
Alopias pelagicus
+ + +
2 Cá nhám đá Cá mập mõm
trắng
Carcharhinus
albimarginatus + + +
3 Cá mập phản Cá mập da trơn Carcharhinus
falciformis + + +
4 Cá mập thâm,
mập én
Cá mập thâm Carcharhinus
limbatus + + +
5 Cá mập khơi Cá mập sọc
trắng
Carcharhinus
amblyrhynchoides + + +
6 Cá cồn, bóng,
đăng
Cá mập mắt
trắng vây cao
Carcharhinus
plumbeus + +
7 Cá mập Cá mập vây
đuôi có chấm
Carcharhinus
sorrah + + +
8 Cá nhám thu,
nhám nhọn
Cá nhám thu,
nhám chuột
Isurus oxyrinchus
+ + +
9 Cá nhám ngừ Cá mập trắng
lớn
Carcharodon
carcharias + +
10 Cá mập xà,
mập lằn
Cá mập hoa,
mập báo
Galeocerdo cuvier
+ +
11 Cá mập bung,
mập trắng Cá mập
Carcharinus
galapagensis + +
12 Cá nhám cào Cá nhám búa
vây đen
Sphyrna lewini
+ + +
13 Cá mập đen,
mập lắc Cá mập đen
Carcharhinus
melanopterus + +
Tổng cộng 11 10 13
4. Năng suất và sản lượng khai thác cá nhám/mập
Số liệu thống kê từ bảng 3 cho thấy nghề câu cá mập có năng suất khai thác cao nhất
(trung bình: 0,53 tấn/ghe/tháng), trong đó tuyến khơi có năng suất cao gấp 2 lần (0,80
tấn/ghe/tháng) so với tuyến bờ (0,45 tấn/ghe/tháng) và tuyến lộng (0,33 tấn/ghe/tháng).
Các tỉnh Bình Thuận (1,78 tấn/ghe/tháng; đặc biệt tại La Gi: 2,80 tấn/ghe/tháng) và Bình
Định (0,88 tấn/ghe/tháng; chủ yếu là Tam Quan Bắc) có năng suất khai thác cao ở tuyến
khơi, trong khi đó Phú Yên (0,85 tấn/ghe/tháng; chủ yếu là Hòa Hiệp Nam và Hòa Tâm)
lại có năng suất cao trong tuyến bờ. Nghề lưới vây hoạt động trong tuyến bờ ở khu vực xã
Bình Châu (Quảng Ngãi) có năng suất đạt khoảng 0,50 tấn/ghe/tháng. Nghề câu cá ngừ
đại dương khai thác ở tuyến khơi với năng suất trung bình 0,18 tấn/ghe/tháng, cao nhất ở
Phú Yên (0,33 tấn/ghe/tháng). Nghề lưới ba màng và nghề lặn khai thác ở tuyến bờ và
nghề lưới cản hoạt động vùng tuyến lộng và tuyến khơi đều có năng suất trung bình thấp
35
nhất, dao động trong khoảng 0,02 - 0,13 tấn/ghe/tháng. Nhìn chung, các loài cá mập khai
thác có sản lượng lớn hiện nay chủ yếu là cá nhám đuôi dài và cá nhám cào.
Bảng 3. Năng suất khai thác trung bình (tấn/tháng) cá nhám/mập
theo từng phương tiện tàu thuyền tại các địa phương năm 2010.
TT
Địa phương
Tuyến bờ Tuyến lộng Tuyến khơi
Câu
mập
Lưới
vây
Lưới
ba
màng
Lặn Câu
mập
Lưới
cản
Câu
mập
Câu
ngừ
Lưới
cản
1 Quảng Ngãi 0,15 0,50 0,05 0,15
Phổ An 0,15
Phổ Thạnh 0,05 0,16
Bình Châu 0,15 0,50
2 Bình Định 0,35 0,10 0,16 0,33 0,08 0,88
Tam Quang
Bắc 0,07 0,88
Hoài Hải 0,21
Tân Phụng 0,23 0,14 0,23
Nhơn Lý 0,63 0,63
Quy Nhơn 0,20 0,16 0,25 0,08
3 Phú Yên 0,85 0,38 0,33
An Chấn 0,04
An Ninh
Đông 0,01 0,52
An Ninh Tây 0,20 0,18
Tuy Hòa 0,92 0,30
Hòa Hiệp
Nam 1,12
Hòa Tâm 1,40
4 Khánh Hòa 0,04 0,02
Nha Trang 0,04 0,02
5 Ninh Thuận 0,02
Phan Rang 0,02
6 Bình Thuận 0,18 1,78 0,01
Tuy Phong 0,18 1,5
Phan Thiết 1,2
La Gi 2,8 0,01
Phú Quý 1,6
Trung bình 0,45 0,50 0,10 0,11 0,33 0,13 0,80 0,18 0,02
36
Bảng 4. Sản lượng khai thác (tấn/năm) của các loại nghề tại các địa phương.
TT Địa phương Câu
mập
Câu
ngừ
Lưới
cản
Lưới
vây
Lưới ba
màng
Lặn Tổng
1 Quảng Ngãi 13,6 6,0 1,6 21,2
Phổ An 9,0 9,0
Phổ Thạnh 1,9 1,6 3,5
Bình Châu 2,7 6,0 8,7
2 Bình Định 158,3 2,3 26,3 14,2 201,0
Tam Quang Bắc 52,5 6,1 58,6
Hoài Hải 12,6 12,6
Tân Phụng 31,1 20,3 51,3
Nhơn Lý 56,7 56,7
Quy Nhơn 5,4 2,3 14,2 21,8
3 Phú Yên 80,0 105,8 185,9
An Chấn 0,2 0,2
An Ninh Đông 9,7 37,4 47,2
An Ninh Tây 2,4 32,4 34,8
Tuy Hòa 44,2 36 80,2
Hòa Hiệp Nam 6,7 6,7
Hòa Tâm 16,8 16,8
4 Khánh Hòa 8,2 7,2 15,4
Nha Trang 8,2 7,2 15,4
5 Ninh Thuận 0,7 0,7
Phan Rang 0,7 0,7
6 Bình Thuận 874,2 12,2 886,4
Tuy Phong 171,0 11,9 182,9
Phan Thiết 7,2 7,2
La Gi 504,0 0,3 504,3
Phú Quý 192,0 192,0
Tổng cộng 1.126 114 22,3 6,0 26,3 15,8 1.310
Với thời gian khai thác trung bình 6 tháng trong năm thì tổng sản lượng khai thác cá
nhám/mập hiện nay của 6 tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận ước đạt khoảng
1.310 tấn/năm, trong đó Bình Thuận có sản lượng cao nhất (886,4 tấn/năm; chủ yếu là La
Gi), tiếp theo là Bình Định (201 tấn/năm; chủ yếu là Tam Quan Bắc, Tân Phụng và Nhơn
Lý), Phú Yên (185,9 tấn/năm; chủ yếu là Tuy Hòa), Quảng Ngãi (21,2 tấn/năm; chủ yếu là
Phổ An và Bình Châu), Khánh Hòa (15,4 tấn/năm; chủ yếu là Nha Trang) và thấp nhất là
Ninh Thuận (0,7 tấn/năm) (bảng 4).
Trong số các loại nghề tham gia khai thác cá nhám/mập, nghề câu cá mập có sản lượng
cao nhất (1.126 tấn/năm), chiếm đến 86% tổng sản lượng khai thác, tiếp theo là câu cá ngừ
37
đại dương (114 tấn/năm; chiếm 7,8%), nghề lưới ba màng và lưới cản có sản lượng khai
thác gần tương đương nhau (26,3 và 22,3 tấn/năm), trong khi đó nghề lưới vây và lặn có
sản lượng khá thấp (bảng 4).
5. Xu thế thay đổi hoạt động khai thác cá nhám/mập
a. Cơ cấu tàu thuyền khai thác
Nhìn chung, số lượng phương tiện tham gia khai thác cá nhám/mập có xu thế giảm
mạnh theo thời gian, trong đó trên phạm vi toàn vùng giảm từ 1.059 chiếc cách đây 10
năm xuống còn 530 chiếc hiện nay (tức giảm khoảng 50%) và tại mỗi tỉnh có mức giảm
trong khoảng 50,9 - 95,5%, trừ Bình Thuận lại tăng lên 81 chiếc trong cùng khoảng thời
gian nói trên (hình 2). Nghề câu cá nhám/mập có sự thay đổi lớn nhất về cơ cấu phương
tiện khai thác với xu thế giảm mạnh số lượng tàu thuyền theo thời gian. Ở tuyến bờ số
lượng phương tiện giảm nhiều nhất với trên 85,8% (từ 106 chiếc vào thời điểm cách đây
10 năm nhưng hiện nay chỉ còn 15 chiếc), nhiều nhất là tại Bình Định (chủ yếu tại Quy
Nhơn, Nhơn Lý và Tân Phụng), trong khi đó nghề câu tay ở Phú Yên (Hòa Hiệp Nam và
Hòa Tâm) lại tăng từ 1 lên 4 chiếc trong cùng thời gian nói trên. Tiếp theo là tuyến khơi
giảm khoảng 75,9% (từ 435 chiếc xuống còn 105 chiếc trong cùng khoảng thời gian tương
tự), đáng kể nhất tại Quảng Ngãi (Phổ An và Phổ Thạnh), Bình Định (Tam Quan Bắc) và
Phú Yên (An Ninh Đông, An Ninh Tây và Tuy Hòa). Ở tuyến lộng lại có tỉ lệ giảm thấp
nhất là 37,1% (từ 70 chiếc xuống còn 44 chiếc), chủ yếu tại Bình Định (Hoài Hải và Tân
Phụng). Đối với nghề câu cá ngừ đại dương, mặc dù có sự gia tăng số lượng phương tiện
khai thác trong giai đoạn cách đây 5 - 10 năm (chủ yếu tăng tại Phú Yên), nhưng vào thời
điểm hiện nay số lượng phương tiện giảm khoảng 16,7% so với cách đây 10 năm về trước
cho cả khu vực Phú Yên và Khánh Hòa.
0
200
400
600
800
1000
1200
Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Ninh Thuận Bình Thuận Tổng số
S
ố
lư
ợ
ng
p
hư
ơn
g
tiệ
n
(c
hi
ếc
)
>10 năm 5-10 năm 2010
Hình 2. Xu thế biến động số lượng phương tiện khai thác cá nhám/mập
tại các địa phương theo thời gian.
Số phương tiện của nghề lưới cản hoạt động ở tuyến lộng không nhiều và mức độ giảm
hiện nay chiếm khoảng 36% so với 10 năm trước đây ở cả Bình Định và Bình Thuận,
38
trong khi đó ở tuyến khơi hiện nay cũng giảm khoảng 34% so với trước đây (chủ yếu giảm
tại Khánh Hòa và Ninh Thuận), nhưng lại tăng khoảng 50% (từ 50 chiếc vào thời điểm
cách đây 5 - 10 năm lên 100 chiếc so với hiện nay).
Nghề lặn có khá ít phương tiện hoạt động ở tuyến bờ và cũng có sự suy giảm theo thời
gian, đặc biệt tại Quảng Ngãi giảm khoảng 37,5% so với 10 năm trước đây. Riêng nghề
lưới ba màng và lưới vây có số lượng phương tiện khai thác ít nên cũng không có sự thay
đổi đáng kể theo thời gian.
b. Khu vực khai thác
Do tình trạng khai thác quá mức, nguồn lợi cá nhám/mập ở vùng ven bờ (gồm tuyến
bờ và tuyến lộng) ngày càng ít đi nên phần lớn các loại nghề có xu hướng thay đổi ngư
trường khai thác. Phần lớn các địa phương có nghề câu cá mập thuộc 6 tỉnh từ Quảng
Ngãi đến Bình Thuận đều đã chuyển ngư trường khai thác ở tuyến lộng trước đây 10
năm sang tuyến khơi ở khu vực Hoàng Sa, Bố Khám - Trường Sa - giàn khoan Vũng
Tàu hoặc thậm chí ở những vùng nước tiếp giáp với các nước Malaysia, Brunei,
Indonesia. Riêng Tuy Phong, La Gi và Phú Quý của tỉnh Bình Thuận hầu như đã chuyển
gần như hoàn toàn sang khai thác ở vùng nước giáp ranh với các nước xung quanh.
Ngược lại, một số địa phương như Bình Châu (Quảng Ngãi), Tân Phụng, Nhơn Lý và
Quy Nhơn có nghề câu cá mập, vây lưới, lưới ba màng và lặn ven bờ nên không có sự
thay đổi đáng kể ngư trường khai thác so với các khu vực khác. Ngoài ra, việc thay đổi
ngư trường khai thác còn phụ thuộc vào mùa trong năm. Đối với nghề câu mập tuyến
khơi thường khai thác ở vùng nước giáp với Malaysia, Brunei, Indonesia vào các tháng 2
- 7, các tháng còn lại ở khu vực trong nước.
c. Năng suất và sản lượng khai thác
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Toàn vùng
N
ăn
g
su
ất
(
tấ
n/
th
án
g)
>10 năm 5-10 năm 2010
Hình 3. Xu thế thay đổi năng suất khai thác của nghề câu mập
tại các địa phương theo thời gian.
Phân tích tư liệu tham vấn về sản lượng khai thác cho thấy năng suất khai thác trung
bình của từng phương tiện tàu thuyền của tất cả các loại nghề khai thác cá nhám/mập đều
39
cho thấy xu thế giảm dần theo thời gian, trừ nghề câu cá mập ở tuyến bờ của Phú Yên
(gồm Hòa Hiệp Nam và Hòa Tâm) lại có sự tăng lên so với trước đây 10 năm. Nghề câu
cá mập giảm rõ rệt nhất với năng suất trung bình toàn vùng giảm từ 2,57 tấn/tháng ở thời
điểm trước đây 10 năm nhưng đến năm 2010 chỉ còn 0,77 tấn/tháng (giảm 70%), trong đó
đáng kể nhất là Quảng Ngãi, Bình Định và Bình Thuận (hình 3). Nhìn chung, năng suất
khai thác tuyến bờ trong năm 2010 giảm không nhiều so với 10 năm trước (từ 1,58
tấn/ghe/tháng xuống còn 1,36 tấn/ghe/tháng; giảm khoảng 14,4%), nhưng lại giảm mạnh ở
tuyến khơi từ 14,81 tấn/ghe/tháng xuống còn 3,18 tấn/ghe/tháng (khoảng 78,5%) và tuyến
lộng từ 1,33 tấn/ghe/tháng xuống còn 0,33 tấn/ghe/tháng (khoảng 75,2%).
Tương tự, năng suất khai thác của nghề câu cá ngừ cũng giảm đáng kể theo thời gian,
từ 2,28 tấn/ghe/tháng vào thời điểm 10 năm trước đây nhưng đến năm 2010 chỉ còn 0,37
tấn/ghe/tháng (giảm khoảng 83,8%), trong đó cả hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa đều bị
giảm mạnh. Năng suất của nghề lưới cản hiện nay so với 10 năm trước đây đều giảm
khoảng 74,5%) ở cả tuyến lộng (từ 1 tấn/ghe/tháng xuống còn 0,26 tấn/ghe/tháng) và
tuyến khơi (từ 0,22 tấn/ghe/tháng xuống còn 0,06 tấn/ghe/tháng), trong đó Bình Định,
Khánh Hòa và Ninh Thuận giảm mạnh nhất. Nghề lưới vây và nghề lưới ba màng có mức
độ giảm năng suất khai thác khá tương tự nhau (khoảng 63%) trong cùng khoảng thời gian
nói trên. Riêng nghề lặn có năng suất khai thác thấp nên duy trì tương đối ổn định theo
thời gian (trung bình: 0,10 tấn/ghe/tháng).
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Ninh Thuận Bình Thuận Tổng cộng
S
ản
l
ư
ợ
ng
(
tấ
n/
nă
m
)
>10 năm 5-10 năm 2010
Hình 4. Biến động sản lượng khai thác cá nhám/mập tại các địa phương theo thời gian
So sánh số liệu biến động sản lượng khai thác trong toàn khu vực và theo từng địa
phương cũng cho thấy xu thế giảm mạnh theo thời gian từ 11.290 tấn/năm (> 10 năm)
nhưng đến năm 2010 - 2011 chỉ còn 1.130,5 tấn/năm, tức giảm khoảng 88% (hình 4). Xét
theo từng địa phương thì hầu hết các tỉnh đều có xu thế giảm mạnh sản lượng khai thác (>
90%) trong cùng khoảng thời gian tương tự, trừ Bình Thuận có mức độ giảm thấp hơn
(58,4%). Điều này phản ảnh thực trạng là nguồn lợi cá nhám/mập trong vùng biển Việt
Nam đã bị khai thác quá mức. Riêng Bình Thuận có mức độ suy giảm thấp hơn là do phần
40
lớn đội tàu khai thác tại Tuy Phong, La Gi và Phú Quý đều đã chuyển ngư trường đánh bắt
ở vùng nước bên ngoài giáp Malaysia, Brunei và Indonesia nên sản lượng khai thác vẫn
còn cao so với các tỉnh khác.
IV. NHẬN XÉT
Kết quả tham vấn cho thấy hiện có khoảng 530 phương tiện tham gia khai thác cá
nhám/mập, trong đó cao nhất là Bình Thuận (181 chiếc), tiếp theo là Bình Định (140
chiếc), Khánh Hòa (98 chiếc), Phú Yên (74 chiếc), Quảng Ngãi (32 chiếc) và thấp nhất là
Ninh Thuận (5 chiếc).
Nghề khai thác cá nhám/mập tương đối đa dạng gồm câu cá mập, câu cá ngừ, lưới
cản, lưới ba màng, lưới vây và lặn hoạt động tại 3 ngư trường tập trung là khu vực ven bờ
Bình Châu (Quảng Ngãi); Tân Phụng, Nhơn Lý và Quy Nhơn (Bình Định); Hòa Hiệp
Nam và Hòa Tâm (Phú Yên); khu vực Bố Khám - Trường Sa - giàn khoan Vũng Tàu và
vùng nước giáp Malaysia, Brunei và Indonesia với mùa vụ khai thác diễn ra từ tháng 2 -
10 hàng năm.
Nhìn chung, vùng biển ven bờ từ Tân Phụng xuống đến Cù Lao Xanh thường đánh bắt
được nhiều cá mang thai (có em) và cá con của nhiều loài cá nhám/mập hơn so với các
khu vực khác. Điều này cho thấy rằng khu vực này có thể là bãi đẻ/ương nuôi của cá
nhám/mập.
Có trên 13 loài cá nhám/mập được khai thác với năng suất trung bình của nghề câu
cao nhất (0,53 tấn/ghe/tháng), tiếp đến là nghề lưới vây (0,50 tấn/ghe/tháng), nghề câu cá
ngừ đại dương (0,18 tấn/ghe/tháng) với các loài ưu thế là cá nhám đuôi dài (Alopias
pelagicus) và cá nhám búa (Sphyrna lewini). Tổng sản lượng khai thác trong năm 2011
ước đạt khoảng 1.130 tấn/năm, trong đó nghề câu cá mập có sản lượng cao nhất (1.126
tấn/năm; chiếm 86% tổng sản lượng khai thác). Các địa phương có sản lượng cao là Bình
Thuận (886 tấn/năm), Bình Định (201 tấn/năm) và Phú Yên (186 tấn/năm).
Phân tích xu thế thay đổi của hoạt động khai thác cá mập theo thời gian cho thấy có sự
giảm mạnh số lượng phương tiện (giảm 16,7 - 85,8%), năng suất (giảm 14,4 - 83,8%) và
sản lượng khai thác (giảm 58,4 - 99,4%) của từng loại nghề và của từng địa phương ở thời
điểm hiện nay so với 10 năm trước đây. Điều này phản ảnh thực trạng là nguồn lợi cá
nhám/mập đã bị khai thác quá mức, đặc biệt ở vùng ven bờ.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên
cứu cơ sở khoa học của hiện tượng cá dữ tấn công người tắm biển tại vùng biển ven bờ
Quy Nhơn và đề xuất các giải pháp phòng ngừa”. Tác giả xin cảm ơn Bộ Khoa học và
Công nghệ, Viện Hải dương học, Chi Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, UBND
các xã/thị trấn/thành phố và cộng đồng các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Ban Chủ nhiệm đề tài đã tạo điều kiện thuận lợi để
chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này. Chúng tôi cũng cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của
các đồng nghiệp Phan Kim Hoàng và Nguyễn Phi Uy Vũ trong công tác thực địa thu thập
tư liệu.
41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Khắc Hường, 2001. Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, Tập 12. Nxb. Khoa
học và Kỹ thuật, tr. 23-151.
2. Nguyễn Long và Nguyễn Khắc Bát, 2011. Hiện trạng khai thác và nguồn lợi cá mập
ở vùng biển Việt Nam. Viện Nghiên cứu Hải sản. Báo cáo tổng quan, 13 trang.
3. Nguyễn Hữu Phụng và Trần Hoài Lan, 1994. Danh mục cá biển Việt Nam, Tập I.
Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 116 trang.
4. Sumpton W., Taylor S., Gribble N., McPherson G. and T. Ham, 2011. Gear
selectivity of large-mesh nets and drumplines used to catch sharks in the Quensland
Shark Control Program. African Journal of Marine Science 33(1): 1-7.
EXPLOITATION OF RESOURCES OF MARINE SHARKS IN THE WATERS
FROM QUANG NGAI TO BINH THUAN PROVINCES
NGUYEN VAN LONG, VO SI TUAN
Summary: Studies on exploitation of marine sharks were conducted by interview and
consultation with local fishing villages in six provinces including Quang Ngai, Binh Dinh,
Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan and Binh Thuan. A total of 180 fishers of some major
fishing gears were interviewed and consulted in 2010 and 2011. Results from interview
and consultation show that there were 530 boats fished marine sharks with the highest
number being found in Binh Thuan (181 boats), Binh Dinh (140 boats), Khanh Hoa (98
boats), Phu Yen (74 boats), Quang Ngai (32 boats) and Ninh Thuan (5 boats). There were
six major fishing gears to fish marine sharks (shark longline fishing, tuna longline fishing,
purse seine and hookah diving) at 3 major fishing grounds: 1) the coastal waters of Quang
Ngai, Binh Dinh and Phu Yen; 2) the area surrounding Bo Kham - Spratly island -
offshore Vung Tau; and 3) the area adjacent to Malaysia, Brunei and Indonesia with the
major fishing season occurred from February to October. A total of 13 species of marine
sharks were caught with mean catch per boat of shark longline fishing being highest (0.53
ton/boat/month), purse seine (0.50 ton/boat/month) and tuna longline fishing (0.18
ton/boat/month), of which Alopias pelagicus and Sphyrna lewini were dominant. In 2010,
total catch was about 1,130 tons/year, with the highest being recorded to sharks longline
fishing (1,126 tons/year). Some major provinces supported higher catch were Binh Thuan
(886 tons/year), Binh Dinh (201 tons/year) and Phu Yen (186 tons/year). In general, there
was a decline in number of fishing boats (from 16.7 to 85.8%), catch per boat (from 14.4
to 83.8%) and total catch (from 58.4 to 99.4%) of each fishing gear between the period of
10 years before and 2010 in each province. This indicates that resources of marine sharks
were over-exploited, especially in the coastal waters of Vietnam.
Ngày nhận bài: 28 - 2 - 2012
Người nhận xét: PGS.TS. Nguyễn Hữu Phụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2577_8486_1_pb_7633_2079557.pdf