Tình hình kinh tế xã hội của lạng sơn, môi trường của Lạng Sơn, hiện trạng

* Công tác chuẩn bị trước giờ làm việc: Đối với mọi công nhân đều phải đến địa điểm làm việc của mình trước giờ làm việc của mình là 5 phút để làm công tác chuẩn bị như trang bị bảo hộ, dụng cụ lao động. * Trang bị bảo hộ lao động: - Để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động thì mỗi công nhân phải mặc bảo hộ lao động mà công ty đã quy định như sau: 1. Mặc quần áo bảo hộ lao động. 2. Đeo khẩu trang găng tay. 3. Đội nón, mũ. 4. Đi dầy, ủng, cục chèn bánh xe gom và chuông. 5. Mang quần áo mưa thường xuyên. 6. Xà phòng rửa tay. - Vệ sinh môi trường là công việc rất dễ gây ô nhiễm cho người lao động cho nên công nhân phải tuyệt đối chấp hành công tác này.

doc26 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình kinh tế xã hội của lạng sơn, môi trường của Lạng Sơn, hiện trạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Ngày nay, tình trạng tăng dân số, công nghiệp hoá hiện đại hoá đô thị hoá diễn ra nhanh chóng đã dẫn đến nạn "đất chật người đông" và "tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt". Các chất phế thải tràn ngập làm ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến: đất, nước, không khí, thảm động thực vật. Đòng nghĩa với sự phát sinh thiên tai bệnh tật bước ra khỏi cửa là bụi, là ồn ào, là không khí cay nồng, ngột ngat, nước sạch ngày một khan hiếm làm cho tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và một lượng khổng lồ chất thải từ các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, các nhà máy điện nguyên tử hạt nhân, các cuộc thử nghiệm vũ trụ hạt nhân… thải ra của con người ngày này qua ngày khác thải vào không khí, nước, đất những chất thải này đủ dạng: rắn, lỏng, khí, vô cơ và hữu cơ… đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Với bất kỳ góc độ nào chúng đều độc hại. ở nước ta hiện nay môi trường vẫn đang tiếp tục bị ô nhiễm và suy thái bị xuống cấp nhanh, có nơi có lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá. Chất lượng nguồn nước bị suy giảm mạnh, không khí ở nhiều đô thị khu dân cư bị ô nhiễm nặng: khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng. Tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch: đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng: điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không đảm bảo. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp dịch vụ, quá trình đô thị hoá, sự gia tăng dân số trong khi mật độ dân số đã quá cao, tình trạng đói nghèo chưa được khặc phục tại một số vùng nông thôn, miền núi, các thảm hoạ do thiên tai và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng gây áp lực lớn lên tài nguyên và môi trường, đặt công tác bảo vệ môi trường trước những thách thức gay gắt. Vì thế nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Thực hiện luật bảo vệ môi trường chỉ thị số 36 - CT/TƯ của bộ chính trị (khoá VIII) về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua đã có chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp các ngành và nhân dân đã được nâng lên: mức độ gia tăng ô nhiễm suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Những kết quả đó đã tạo tiên đề tót cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới. Tuy nhiên những yếu kém, khuyết điểm trong công tác bảo vệ môi trường do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan những chủ yếu là do chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, chưa biến nhận thức trách nhiệm thành hành động cụ thể của từng cấp từng ngành và từng người cho việc bảo vệ môi trường, chưa bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thường chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà ít quan tâm đến việc bảo vệ môi trường: nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường của Nhà nước, của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư rất hạn chế. Công tác quản lý Nhà nước về môi trường còn rất nhiều yếu kém, phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm. Với chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua đã khẳng định quan điểm phát triển đất nước là: "Phát triển nhanh hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường". Để giải quyết vấn đề về môi trường trong giai đoạn đẩy mạng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước theo quan điểm trên, cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, sự đổi mới trong lãnh đạo chỉ đạo, điều hành và đặc biệt trong tổ chức, triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong toàn Đảng và toàn xã hội. Vì thế mà khi được học về ngành công nghệ môi trường em rất vinh hạnh là một sinh viên khoá đầu tiên của một ngôi trường mới được thành lập em lại càng thấy tự hào hơn khi trường mình đã có khoa môi trường mà hiện nay ở nước ta còn rất ít. Tuy là một ngôi trường còn trẻ với biết bao khó khăn về điều kiện vật chất chưa đầy đủ, các thiết bị về thực hành còn thiếu, những buổi thực tế còn rất ít nhưng nhà trường vẫn tạo điều kiện cho chúng em học tập. Em rất mong sẽ có được nhiều tài liệu tham khảo, sẽ có các thiết bị để thực hành và có những buổi đi thực tế nhiều hơn nữa để chúng em hiểu về thế giới xung quanh mình. Với mong muốn đó nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được đi thực tập lần này tại công ty môi trường đô thị Huy Hoàng thành phố Lạng Sơn tuy ngắn nhưng cũng giúp cho em làm quen với quản lý chất thải rắn đô thị với công việc làm là công tác vệ sinh đô thị, cách xử lý và biện pháp xử lý cải tạo môi trường sinh thái nhằm mục đích "Cân bằng hệ sinh thái". Với giới hạn của thời gian thực tập này em xin trình bày những vấn đề sau: - Tìm hiểu về điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Lạng Sơn. - Làm quen với hoạt động của công ty môi trường đô thị Huy Hoàng thành phố Lạng Sơn. - Thu gom. - Các phương pháp xử lý. - Vận hành bãi chôn lấp. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong khoa công nghệ môi trường và người hướng dẫn Đông Hải Âu trong công ty MTĐT Huy Hoàng. Toàn thể bạn bè trong lớp đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để váo cáo thực tập sớm được hoàn thành. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không thể tránh được những thiếu sót, em xin tiếp thu ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. Hà Nội ngày 25 tháng 11 năm 2004 Sinh viên Phạm Thị Phương Chương I Tình hình kinh tế xã hội của Lạng Sơn . Môi trường của Lạng Sơn. Hiện trạng I. Khái quát I.1. Vị trí địa lý Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới thuộc khu vực Đông Bắc của Tổ quốc Việt Nam. Diện tích là 830.521ha (830521km2) đường biên giới Trung Quốc dài 253km. - Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55km. - Phía đông bắc giáp Trung Quốc: 253km. - Phí nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148km. - Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 48km. - Phía tây giáp tỉnh Bắc Cạn: 73km. - Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60km. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, có hai cửa khẩu quốc gia là: Chi Ma (huyện Lộc Bình), Bình Nghị (huyện Tràng Định) và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc. Có một vị thế chiến lược quan trọng của vùng Đông Bắc của Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện của một thành phố, 223 xã phường thị trấn bao gồm: thành phố Lạng Sơn và các huyện Hữu Lũng, Chi Làng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, Văn Lãng, Tràng Định, Văn Quan, Bính Gia, Bắc Sơn. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị kinh tế xã hội của tỉnh. I.2. Địa hình Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252m so với mặt nước biển, nơi thấp nhất là 20m. ở phía Nam huyện Hữu Lũng và nơi cao là núi Mẫu Sơn 1541. Đồi núi chiếm 78% diện tích của cả tỉnh. I.3. Dân số Dân số tỉnh Lạng Sơn nói chung là 733.700 người năm 2001. Mật độ 88người/ km2. Tỷ lệ tăng dân số 0,97%. II. Thành phố Lạng Sơn. Là một thành phố mới được thành lập từ năm 2001. Là thành phố trẻ với dân số khoảng 70000 dân, phân bố trên địa bàn 5 phường, 3 xã thành phố. II.1. Cơ cấu kinh tế: - Cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Lạng Sơn chủ yếu là về nông nghiệp chiếm đa số vì đại bộ phận dân cư Lạng Sơn là các dân tộc, trong đó dân tộc Nùng chiếm 42,97%. Tầy chiếm 35,92%, Kinh chiếm 16,5% và còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán chay, H' mông. Trong đó ngành dịch vụ, ngành công nghiệp còn đang trong giai đoạn phát triển thu hút vốn đầu tư. + Nông nghiệp chiếm 44%. + Công nghiệp ằ 22%. + Dịch vụ ằ 34%. * Nền nông nghiệp chủ yếu là các nghề trồng lúa, trồng rừng, trồng các loại cây công nghiệp như: hồi, thuốc lá, các loại cây ăn quả là: hồng không hạt, na dai, quýt vàng, đào, mận, lê. * Nền công nghiệp chỉ mới là một ngành đang trên đà phát triển đã và đang thu hút vốn đầu tư, các nhà máy công nghiệp và công ty còn rất ít, mới chỉ có các công ty xi măng và xây dựng công trình, nhà máy giấy, công ty sản xuất vật liệu xây dựng, cơ sở sản xuất bia hơi, cơ sỏ chế biến hoa quả,…Tuy nhiên thành phố cũng đang có những định hướng phát triển là ưu tiên cho phát triển công nghiệp, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hàng xuất khẩu, công nghệ lắp ráp máy công nghiệp khai khoáng mỏ. * Nền dịch vụ là ngành đứng thứ hai trong nền kinh tế của thành phố Lạng Sơn vì thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn những danh lam thắng cảnh đẹp nền dịch vụ phát triển cũng không kém. - Với những điều kiện, cơ cấu kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn như đã trình bày ở trên chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy những thách thức và khó khăn mà cán bộ và nhân dân Lạng Sơn phải đối mặt trong thực tại. Trong đó vấn đề môi trường cũng cần quan tâm: Vì ô nhiễm môi trường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những rủi ro trong cuộc sống mà hàng ngàn đời nay không ít người cho rằng đó là "ma quỷ và số phận". Con người sống trong môi trường tác động vào môi trường, những tác động đó tốt hay xấu sẽ được trả lời bằng chính những gì mà con người nhận biết được như khói nhà, khói nhả ra từ động cơ các phương tiện giao thông, nước thải và chất thải rắn, khí hậu nguồn nước, nạn thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc, phân bón thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản pha chế… Sức khoẻ cong người liệu có đảm bảo? Do vậy quan tâm đến môi trường không bao giờ là sớm, không bao giờ là thừa. Có một số người có quan điểm sai lầm rằng nhân dân ta còn nghèo, còn phải lo cái ăn, cái mặc, cái ở thì lấy đâu ra kinh phí để quan tâm tới môi trường. Nhưng thực tế đã lời được là do quan điểm lệch lạc này mà chúng ta phải hứng chịu bao tai hoạ do chính chúng ta gây ra, trước thực tại xuống cấp nghiêm trọng của môi trường sống "để sống khoẻ mạnh, sống lâu tránh hoạ tìm phúc sang giàu phú quý" nếu chỉ dựa vào thuật phong thuỷ cổ truyền thì không thể giải quyết được vấn đề đa dạng, phức tạp của cuộc sống thời kinh tế thị trường. Xác định đúng đắn được điều này, thành phố Lạng Sơn đã có những chính sách quan tâm thích đáng tới vấn đề môi trường phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương. Do hoạt động có hiệu quả của công ty môi trường nên thành phố Lạng Sơn tương đối sạch đẹp, lượng rác thải ra hàng ngày được thu gom và xử lý ằ 95% qua hoạt động của công ty TNHH Hoàng Hà, ý thức người dân về đổ rác bừa bãi đã được thay đổi nhận thức. Mọi người đã xác định được công tác giữ gìn và bảo vệ môi trường là nghĩa vụ và trách nhiệm của mình vì sự văn minh trong cuộc sống và đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và mỹ quan đường phố. - Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những khó khăn nhất định: mật độ dân số thấp đã gây những trở ngại không nhỏ cho việc hoạch định và thực thi những biện pháp nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường của thành phố vì phần đông dân số là người dân tộc và có sự cách biệt về ngôn ngữ nên đã có không ít những khó khăn về việc tuyên truyền bảo vệ môi trường. Hơn nữa đồng bào các dân tộc thiểu số thường định cư ở những vùng núi cao, sống thưa thớt, cộng với giao thông đi lại khó khăn và trong quy hoạch của thành phố có những điểm chợ cóc, bán hàng rong chưa cấm được nên việc vứt rác bừa bãi gây nhiều khó khăn cho việc thu gom rác thải. Thứ hai là một số người dân ý thức bảo vệ môi trường còn thấp kém đời sống sinh hoạt của người dân chưa cao, nước sinh hoạt còn thiếu và nhiều nơi còn bị ô nhiễm và không có trách nhiệm như đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định mà vứt rác thải bừa bãi ra đường, chợ. Đó là những thuận lợi và khó khăn mà thành phố Lạng Sơn đã và đang phát triển nền kinh tế và đi đôi với nó là những chính sách và biện pháp bảo vệ môi trường. Chương II Làm quen với hoạt động của Công ty môi trường đô thị Huy Hoàng - Thành phố Lạng Sơn II.1. Khái quát về Công ty môi trường đô thị Huy Hoàng - Công ty môi trường đô thị Huy Hoàng được thành lập ngày 22 tháng 6 năm 1993 theo Quyết định số 436 QĐ/UBKT của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Công ty có trụ sở chính tại số 67 đường Lê Lợi - thành phố Lạng Sơn. - Lĩnh vực hoạt động của Công ty là về bảo vệ môi trường bao gồm: Dịch vụ vệ sinh môi trường quét dọn thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt đô thị, trồng rừng, trồng cây xanh bóng mát đô thị. - Công ty hoạt động trên địa bàn 6/11 huyện, thành phố của tỉnh Lạng Sơn. Có 6 thị trấn là: Hữu Lũng, Cao Lộc, Đồng Đăng, Na Sầm, Thất Khê, Tu Đồn và 3 cửa khẩu: Hữu Nghị, Cốc Nam, Tân Thanh. II.1.1. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Công ty môi trường đô thị bao gồm các phòng ban: Sơ đồ các phòng ban Giám đốc Đội quản lý xe Tài vụ Đội sản xuất Kế toán Thủ quỹ Đội trưởng Các lái xe Tổ SX huyện Tổ SX TP Tổ SX thành thị Kế toán viên Kế toán trưởng Nhóm SX Nhóm SX Nhóm SX Số lượng tuỳ theo địa bàn - Giám đốc là người điều hành, quyết định mọi hoạt động của Công ty. - Phòng Tài vụ: gồm có kế toán trưởng và thủ quỹ + Kế toán có 2 người: 1 Kế toán trưởng 1 Kế toán viên + Thủ quỹ: 1 người - Phòng điều hành xe gồm có đội trưởng và nhân viên lái xe bao gồm gần 30 người. - Đội sản xuất được chia thành các tổ sản xuất theo từng địa bàn như: Huyện, thành phố, thành thị. - Các phòng ban chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của giám đốc có trách nhiệm báo cáo với giám đốc về hoạt động của mình theo định kỳ 1 tuần. II.1.2. Số lượng công nhân Số lượng công nhân đang làm việc tại công ty là 300 người. II.2. Phương hướng phát triển trong tương lai của Công ty Phát triển trong tương lai của công ty là đầu tư phương tiện hiện đại như máy hút bụi đường, xe chuyên dụng và đặc biệt nâng cao năng suất lao động bằng cách bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ công nhân, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân bằng cách tuyên truyền cho người dân nhận thấy tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống. Có quy hoạch khu vực cụ thể, đề cao việc trồng cây, bảo vệ cây xanh cho thành phố. II.3. Vấn đề an toàn lao động sản xuất Căn cứ vào Bộ luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Căn cứ vào quyết định số 436/QĐ-UB ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc thành lập công ty TNHH Huy Hoàng và quy chế hoạt động của Công ty. Nay giám đốc Công ty TNHH Huy Hoàng công bố nội quy lao động của Công ty. II.3.1. Những qui định chung - Nội quy lao động của Công ty TNHH Huy Hoàng được xây dựng trên cơ sở các điều khoản của Bộ Luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm 6 chương 33 điều quy định chi tiết trong mối quan hệ lao động giữ người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động là giám đốc Công ty. - Nội quy lao động của Công ty TNHH Huy Hoàng được sửa đổi bổ sung trên cơ sở những ý kiến tham gia của Ban chỉ huy công đoàn công ty và cán bộ công nhân viên trong toàn công ty để phù hợp với những quy định pháp luật về lao động của Nhà nước và tình hình thực tiễn trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty. Toàn thể cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty phải nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản trong bản nội quy lao động này. 1. Để đảm bảo an toàn lao động sản xuất thì công tác bảo hộ lao động luôn được quan tâm nhiều nhất. - Trong quá trình lao động dù sử dụng công cụ lao động thông thường hay máy móc hiện đại dù áp dụng công nghệ giản đơn hay áp dụng công nghệ phức tạp tiên tiến đều phát sinh và có tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. - Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm có hại. Nếu không có phòng ngừa cẩn thận chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện lao động, bảo đảm nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Chính vì vậy công tác bảo hộ lao động luôn luôn được Đảng và Nhà nước coi là một lĩnh vực công tác lớn nhằm mục đích: 1. Bảo đảm an toàn thân thể người lao động 2. Bảo đảm người lao động khoẻ mạnh không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra. 3. Bồi dưỡng kịp thời và duy trì sức khoẻ, năng suất lao động cho người lao động. - Công tác bảo hộ lao động có vị trí rất quan trọng và là một trong những yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh. * ý nghĩa: - Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khoẻ mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn luôn được bảo vệ và phát triển. - Bảo hộ lao động là chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của người lao động, bảo hộ lao động vừa là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời là nguyện vọng chính đáng của người lao động. * Lợi ích kinh tế - Trong sản xuất, nếu người lao động được bảo vệ tốt có sức khoẻ, không ốm đau, bệnh tật điều kiện làm việc thoáng mát không lo sợ bị tai nạn lao động, bị mắc các bệnh nghề nghiệp thì sẽ yên tâm, phấn khởi sản xuất thì sẽ có ngày công cao, giờ công cao và tăng năng suất lao động. Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm những điều kiện để cải thiện đời sống tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động, nó có tác dụng tích cực hoặc đảm bảo đoàn kết nội bộ để đẩy mạnh sản xuất. * Với những điều khoản trong bản nội quy lao động thì với an toàn lao động vệ sinh lao động ở nơi làm việc cũng không thể không nhắc tới: - Khi làm việc phải đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động, nếu không may tai nạn lao động xảy ra phải kịp thời báo cáo ngay về văn phòng Công ty để Công ty giải quyết và làm thủ tục bảo hiểm. - Người lao động làm việc tiếp xúc với xe, máy móc, thiết bị luôn phải bảo quản xe, máy móc, thiết bị, bôi mỡ, bảo dưỡng xe thường xuyên. Trước giờ 14 phút phải kiểm tra xe, máy móc thiết bị khi thấy đã đảm bảo an toàn mới sử dụng. - Trong thời gian làm việc người lao động phải tuyệt đối chấp hành luật lệ giao thông. - Nghiêm túc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn lao động + Mặc quần áo bảo hộ lao động + Đeo khẩu trang, găng tay + Đội nón, mũ + Mang áo mưa thường xuyên + Trời nắng đi giày, trời mưa đi ủng. II.3.2. Các thiết bị cơ khí đặc thù của Công ty môi trường đô thị Huy Hoàng - Xe thu gom: Rác được quét thành từng đống xe thu gom dùng để chứa rác đến nói tập kết rác sau đó đưa rác lên xe ép rác. - Xe ép rác: Xe ép rác đi đến nơi tập kết xe rác đỗ sát lề đường công nhân đẩy miệng xe gom vào miệng xe ép, bấm nút điện để xe ép guồng rác vào trong khoang xe. - Xe cẩu rác: Thùng côngtenơ được đặt đúng vào địa điểm quy định của công ty kỹ thuật vận hành bộ phận co xe lùi gần đến côngtenơ hạ cần cẩu từ từ vào vị trí móc cửa thùng tiếp tục nâng cần cẩu để kéo thùng lên khi thùng đã nằm trên xe phải ấn đóng khoá thùng côngtenơ lại để kiểm kê. - Xét quét hút bụi Xe làm việc vào lúc nửa đêm khi ngoài đường lượng người tham gia giao thông ít. - Xe phun nước: Xe làm việc khi sáng sớm: từ 5h30 ' đ 6h30' Chương III Thu gom III.1. Lượng rác thu gom Đối với lượng rác sinh hoạt trong một ngày là mỗi ngày công ty thu gom vận chuyển xử lý chôn lấp khối lượng rác thải từ 230 á 250M3. III.2. Phương pháp thu gom, thời gian thu gom. III.2.1. Phương pháp thu gom: * Công tác chuẩn bị trước giờ làm việc: Đối với mọi công nhân đều phải đến địa điểm làm việc của mình trước giờ làm việc của mình là 5 phút để làm công tác chuẩn bị như trang bị bảo hộ, dụng cụ lao động. * Trang bị bảo hộ lao động: - Để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động thì mỗi công nhân phải mặc bảo hộ lao động mà công ty đã quy định như sau: 1. Mặc quần áo bảo hộ lao động. 2. Đeo khẩu trang găng tay. 3. Đội nón, mũ. 4. Đi dầy, ủng, cục chèn bánh xe gom và chuông. 5. Mang quần áo mưa thường xuyên. 6. Xà phòng rửa tay. - Vệ sinh môi trường là công việc rất dễ gây ô nhiễm cho người lao động cho nên công nhân phải tuyệt đối chấp hành công tác này. * Dụng cụ lao động. - Để không ảnh hưởng đến công việc thì công nhân phải mang đầy đủ dụng cụ lao động như: - Chổi có 2 loại chổi: chổi tre, chổi cọ. - Xẻng. - Xe thu gom. - Chổi tre dùng quét ở địa bàn gồ ghề, nhiều rác trong khi hót thì chổi tre dụng chặn rác và đỡ rác trên xẻng được gọn gàng. - Chổi cọ: Khi cấp phát công ty có người hướng dẫn buộc - Xe gom dùng để chứa rác đưa rác đến địa điểm tập kết rác. Xe gom là dụng cụ lao động rất quan trọng do đó công nhân phải luôn luôn kiểm tra xe ở các bộ phận như bánh xe các mối hàn… thường xuyên tra dầu mỡ vào các bộ phận khởi động của xe, nếu thấy xe không an toàn thì phải đẩy đến xưởng để sửa chữa, công nhân tuyệt đối không đẩy đi làm. III.2.2. Trong thời gian làm việc: Sau khi đã làm công tác chuẩn bị trước giờ làm việc xong thì bắt đầu vào giờ lao động chính thức. Xe gom được đẩy từ các địa điểm tập kết xe đến địa bàn làm việc của công nhân, do vậy mọi dụng cụ trên xe phải được để gọn gàng tránh không được để nghênh ngang trên xe làm va quệt vào người đi đường, chổi cọ có cán chổi dài nên công nhân phải chú ý không cài chổi ngang xe gom mà cán chổi luôn để song song với trục đường chính. - Đẩy xe ở bên phải đường mình làm, tuyệt đối không đẩy xe ngược chiều với các loại xe đang chạy trên đường và không đẩy xe nghênh ngang giữa đường. Ngã ba, ngã tư khi ở nơi đông người xe gom phải đi chậm lại nếu thấy đèn đỏ thì phải dừng lại. - Đến địa bàn làm việc xe gom kéo lên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè thì để sát vào nề đường. - Nhiệm vụ đầu tiên của công nhân là dùng chổi quét ở đây có thể là chổi tre chổi cọ tuỳ thuộc vào từng địa điểm dễ khó. - Trên các trục đường chính có vỉa hè dùng chỏi cọ quét vỉa hè trước sau đó mới quét mặt đường, quét rác thu gom vào từng đống gạt sát vào lề đường phải quét đi trước xe gom là 50m sau đó mới được hót lên xe. - Khi hót phải chú ý nhìn người qua lại không đưa chổi quá xa, tránh tình trạng va vào người đi đường gây tai nạn. - Rác chất lên xe phải gọn gàng, không chất quá cao vượt quá tầm nhìn trong trường hợp trười mưa không quét được chổi cọ, thì công nhân dùng chổi tre để quét. Gặp trời mưa to công nhân phải tập trung cửa jố ga trên đoạn đường mình làm, để khơi thông hố ga cho thoát nước,nếu cần thiết phải dùng tay để kéo rác thải khỏi miệng hố ga, để không gây ứ đọng trên đường. - Khi xe gom đẩy rác, đẩy xe đến địa điểm tập kết rác đã quy định, rồi dùng xe khác đi làm, nếu địa điểm tập kết rác là thùng công tơ thì phải gạt rác vào thùng công tơ, để xe gòn gàng không chiếm làng đường gây cản trở giao thông. - Khi xe gom chở đất, chở bằng miệng xe, tránh tình trạng xe gẫy gây tai nạn, ở những đoạn đường dốc chú ý để xe chắc chắn cần thiết phải chèn bánh xe gom bằng công cụ chèn mới tiếp tục làm, tránh tình trạng xe tự động trôi gây tai nạn. - Kết thúc một ca làm việc công nhân phải đẩy xe đến địa điểm tập kết xe gom đã quy định, cần thiết dùng khoá để khoá xe gom lại. Mỗi tuần phải rửa xe và tra dầu mỡ trước khi nghỉ một tuần làm việc. - Tóm lại phương pháp thu gom là quét và xúc vào xe gom rác. Trong thời gian thu gom: Các phố chính phải thu gom xong trước 6 đ 6h30'sáng Từ 7 đ 8h công nhân vào khu dân cư thời gian này là thích hợp vì người dân đã thức dậy. - Từ 19h đ22 h tối ở các phố chính và phố nhỏ - Có những khu vực từ 1h đ5h sáng vì 19h đ 1hsáng người ta phục vụ ăn đêm. III.3. Trạm trung chuyển Trạm trung chuyển là nời mà ở đó rác thải từ các xe thu gom được chuyển sang xe vận chuyển lớn hơn nhằm tăng cường hiệu quả vận chuyển. * Vai trò của trạm trung chuyển: góp phần giảm nhiên liệu khí thải, giảm ô nhiễm. * Mục đích: Nâng cao năng suất lao động tăng hiệu quả kinh tế. - Đối với thành phố Lạng sơn trạm trung chuyển được đặt cách xa thành phố 7 km, trạm trung chuyển nằm trên bãi chôn lấp đã được hoạt động từ năm 1993 - 2003 đã được chôn lấp đầy và đóng cửa. Hiện nay bãi chôn lấp đã được phủ đất lên trên để trồng cây xanh. - Lượng rác được đưa đến trạm trung chuyển mỗi ngày lớn hơn 200 khối do các xe ép rác đưa rác đến. Mỗi tiếng 1 xe, ngoài ra xe chuyển hút phân có chuyển đến trạm trung chuyển được đưa đến trạm xử lý và cho vào bể phốt lâu ngày đem làm phân để trồng cây và cỏ voi để chăn nuôi hươu, nai. - Các thiết bị tại trạm trung chuyển: + Xe ép rác từ các điểm tập kết đến trạm trung chuyển gồm có 10 xe ép hoạt động trong toàn thành phố. + Xe phun nước + 1 xe hút bể phút + Xe hút bụi + Số lượng công nhân tại trạm trung chuyển khi xe ép rác đổ vào công te nơ chỉ cần 2 người: 1 lái xe và 1 phụ xe. - Quá trình hoạt động của trạm trung chuyển đã nâng cao được năng suất lao động, mang hiệu quả kinh tế và đặc biệt giảm sự ô nhiễm khí thải. - Hoạt động của trạm trung chuyển. - Xe ép ra đưa rác đến trạm trung chuyển khối lượng rác đưa đến mỗi xe là 1,5 khối được đổ qua máng vào xe côngtenơ. Xe côngtenơ đó có khối lượng là 40 khối, rác được đổ từ xe ép xuống có một vài người xung quanh vùng nhặt rác và đổ phê thải, những người dân dùng cào để cào. Trong quá trình cào phân loại rác: 30% là hữu cơ; 70% là vô cơ; 20 % là nilon. Trạm trung chuyển của Công ty TNHH Huy Hoàng đã tạo điều kiện cho người dân xung quanh vùng không có việc làm với công việc nhặt đồ phế thải, mỗi người cũng kiếm được từ việc nhặt rác để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Sơ đồ trạm trung chuyển thành phố Lạng Sơn ủ phân vi sinh Xe ép rác Xe phun nước Xe ép rác 10m 3m 3m 450 Xe trung chuyển rác thải (40đ50m3) Bãi đỗ xe Xe hút bụi Văn phòng Đường xuống Đường vào Rừng cây Rừng cây Rừng núi Rừng cây Máng trượt rác thải Chương IV Các phương pháp xử lý chất thải rắn IV.1. Phân loại rác thải từ nguồn (platis, rác thải dễ phân huỷ sinh học, rác vô cơ) - Mục tiêu: giảm được hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải như các chất độc hại hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và năng lượng trong chất thải. - Các công nghệ được xử lý + ở thành phố Lạng Sơn chất thải sinh ra hàng ngày chủ yếu là do quá trình sinh hoạt dov vậy khi lượng rác được sinh ra chủ yếu là rác thải hữu cơ chiếm 50%, vô cơ chiếm 30% và nilon 20%. + ở thành phố Lạng sơn chủ yếu rác không được phân loại mà chỉ do một số người nhặt rác tìm kiếm những vỏ chai có thể tái chế và sử dụng lại được. Những khó khăn và thuận lợi khi không phân loại rác: + Thuận lợi : trong quá trình xử lý chất thải rắn khi phân loại thì tiết kiệm được thời gian xử ký, không tốn kém chi phí kinh tế giảm được thời gian làm việc. + Khó khăn: Khi không phân loại được chất thải rắn thì không tận dụng được những loại chất có thể tái chế lại được gây khó khăn cho việc xử lý. Bãi tập kết và xử lý rác là nơi có mức độ ô nhiễm rất lớn, nó không những ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong. Vì vậy công tác bảo hộ và an toàn vệ sinh lao động đối với công nhân làm việc xử lý rác ở đây rất quan trọng. Bắt buộc người lao động trong khu vực này phải tuyệt đối chấp hành công tác trang bị bảo hộ lao động: - Quần áo bảo hộ lao động. - Đội nón mũ. - Đi ủng. - áo mưa. - Xà phòng rửa tay. - Bình phun thuốc xử lý. Dụng cụ lao động: - Cào răng cưa 3 lưỡi. - Cuốc xẻng. - Chổi tre. - Bình phun thuốc xử lý rác. Trong giờ làm việc ta dùng cuốc, xẻng, chổi tre làm sạch lối xe vào đổ rác trong khu vực bãi rác để tránh những vật cứng như đinh, chai lọ sành gạch làm thủng lốp xe gây ảnh hưởng đến tiến độ năng suất lao động. Khi xe chở rác đến bãi rác phải báo hiệu và hướng dẫn lái xe đổ rác theo đúng quy định để việc phun thuốc, san lấp xử lý rác được thuận lợi đúng quy trình. Hàng ngày vào sáng sớm phải tiến hành phun thuốc xử lý rác theo quy trình kỹ thuật đã định, nâng cao năng suất lao động mang lại hiệu quả kinh tế cao. IV.2. Lượng rác tái chế, lượng rác làm phân vi sinh và lượng rác chôn lấp Do trong quá trình thu gom không có phân loại rác do vậy lượng rác tái chế được rất ít chủ yếu là người nhặt vỏ chai, lượng rác làm phân vi sinh không được tận dụng và chủ yếu là rác được đốt và chôn lấp. Chương V Vận hành bãi chôn lấp V.1. Tìm hiểu địa hình, địa chất, thủy văn khu vực bãi chôn lấp - Chôn lấp là phương pháp hữu cơ giữ chất thải trong 1 bãi và có phủ đất lên phía trên. - Địa hình bãi chôn lấp: Chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên bãi chôn lấp là một thung lũng tự nhiên được bao quanh là núi. - Địa chất: chủ yếu là đồi núi, các khe đá. V.2. Diện tích, thời gian sử dụng bãi chôn lấp - Diện tích bãi chôn lấp khoảng 6 ha - Thời gian sử dụng bãi chôn lấp khoảng 60 á 100 năm V.3. Công nghệ chôn lấp được sử dụng Tại thành phố Lạng Sơn rác được chuyển đến bãi chôn lấp và xử lý bằng cách đập và nén. Do điều kiện kinh tế ở Lạng Sơn đang trong giai đoạn phát triển mà Công ty môi trường đô thị Huy Hoàng là công ty tư nhân do vốn của người dân tự đóng góp chưa được sự đầu tư của nhà nước. Do vậy vốn đầu tư cho một bãi chôn lấp hợp vệ sinh rất tốn kém như vậy công ty đã vận dụng các điều kiện tự nhiên để vận hành bãi chôn lấp. Công nghệ chôn lấp: Chôn đốt, dùng xe lu nún rác xuống, dùng thiết bị xe ủi lấp đất lên. Lớp đất ở trên phổ dưỡng để trồng cây cỏ để trở lại vị trí ban đầu. Thông thường các công nghệ xử lý rác thải khác thường chỉ tách được phần hữu cơ, phần chất thải rắn vẫn không được xử lý đành phải để lại bãi rác. V.4. Thiết bị sử dụng trong bãi chôn lấp Trong bãi chôn lấp thường được sử dụng dùng xe ủi lấp đất lên, xe lu nén. - Máy ủi hoạt động từ 7h đ 11h. Sơ đồ mặt bằng bãi chôn lấp Rác được chôn lấp Chỗ nghỉ Bể lắng II Đường cầu Bể lắng I Bãi đỗ xe Đường vào cầu Mương Rừng núi Đường vào bãi chôn lấp Mương Đường đi Trồng lúa và các cây khác Thung lũng Suối Kết luận Công ty môi trường đô thị Huy Hoàng mới được thành lập còn gặp nhiều khó khăn, vốn đầu tư cho các thiết bị máy móc còn thấp kém. Mặc dù với bao khó khăn đó nhưng công ty luôn hoàn thành tốt những gì đã làm. Trong quá trình thu gom và xử lý các chất thải rắn thì công ty đã có những biện pháp và sáng kiến rất có hiệu quả hạn chế được nhiều thời gian vận chuyển, không những thế còn tiết kiệm được cho nhà nước hàng tỷ đồng. Với những hoạt động có hiệu quả của công ty mà lượng rác thải trong đô thị đã được thu gom và xử lý, mỹ quan thành phố được nâng cao. Những tuyến đường đã được công ty cho xe phun nứoc hạn chế sự bụi bặm do cát gây ra. Nhưng bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công ty môi trường đô thị Huy Hoàng còn có những thiếu sót là những thùng rác công cộng chưa được phân bố ở tất cả các tuyến đường phố. Các rạch, mương của thành phố Lạng sơn chưa được xử lý một cách có hiệu quả, rác thải trên các mương, rạch còn tồn đọng nhiều rác thải như: chai, lọ, nilon. Việc thu gom và xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp đó thì công ty cũng chưa có xưởng để tái chế tái sử dụng khối lượng rác thải mà phần lớn là chôn lấp. Công ty môi trường đô thị Huy Hoàng cần đầu tư và áp dụng theo phương pháp xử lý chất thải rắn là: Rác sau khi được thu gom được đổ thành đống rồi phân loại những chất thải rắn có kích cỡ lớn như: gạch, đá, gỗ… được để riêng. Sau đó, qua máy truyền từ những chất thải bằng sắc được phân loại ra. Những chất thải rắn to và sắt được nghiền nhỏ sau khi chạy qua băng tải chúng sẽ được tách thành hai loại. + Loại thứ 1: là rác hữu cơ gồm: giấy vụn, nilon sẽ được sản phẩm thành phân vi sinh. + Loại thứ II: là những chất thải rắn sẽ được tách để tạo ra vật liệu có mọi cấu hình mong muốn như tấm phản ống hình trụ. Tất cả những sản phẩm này đều được đưa vào khuôn ép ở áp suất lớn, nhiệt độ cao. Trong tất cả các quá trình này đều được dùng nước ozon để khử mùi, vi khuẩn và nấm mốc. Thông thường các công nghệ xử lý rác thải khác thường chỉ tách được phần hữu cơ, phần chất thải rắn vẫn không được xử lý đành để lại bãi rác. Cái mới của công nghệ này là dùng rác hỗn hợp không được phân loại, đầu nguồn, biến những chất thải rắn thành những vật liệu dùng cho các ngành công nghiệp khác nhau. Trong lĩnh vực giao thông những sản phẩm này có thể dùng để sản xuất, xuồng cứu hộ, dải phân cách đường ống thoát nước. Tuyệt đối giữ vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường, chấm dứt nạn đổ rác và xả nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vào các sông, kênh, sạch, sao, hồ. Thu gom và xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp bằng các phương pháp thích hợp, trong đó ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa lượng rác chôn lấp. Để thực hiện được thì công ty môi trường đô thị cũng cần sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước và các nhà tư nhân, góp vốn đầu tư để công ty thực hiện những giải pháp xử lý các chất thải rắn trong toàn thành phố Lạng Sơn có hiệu quả hơn nữa. Môi trường sống là không phải của riêng ai nên mỗi chúng ta không thể thờ ơ hay dựa dẫm vào những ai mà từng cá nhân phải tự bảo vệ môi trường sống của mình. 1) Môi trường là một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những rủi ro trong cuộc sống với sự phát triển của nền văn minh công nghiệp quá nhanh và hiện đại đã làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, lượng rác thải, chất thải, khí thải từ các nhà máy đã dẫn đến nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm đang ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt do sự khai thác bừa bãi của con người. 2) Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình, và của mỗi người là biểu hiện của lớp sống văn minh trong đó bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên. Đó cũng là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao. 3) Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải bảo vệ môi trường sống. Các cấp uỷ đảng và chính quyền cần phải có sự quan tâm hơn nữa, đầu tư đúng hướng và kiểm tra chặt chẽ vấn đề chất thải công nghiệp khi mà đất nước đang trên đà phát triển. Do vậy mà mục tiêu đặt ra hiện nay được áp dụng với tất cả các cấp, các ngành thí dụ như Công ty TNHH Huy Hoàng, các cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường. 1. Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. 2. Khắc phục ô nhiễm môi trường trước hết ở những nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái từng bước nâng cao chất lượng môi trường. 3. Mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên. * Nhiệm vụ của chúng ta - Phòng ngừa và hạnchế các tác động xấu với môi trường - Khắc phục các khu vực môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái, ưu tiên phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, các hệ sinh thái đã bị suy thoái nặng. - Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các khu dân cư do chất thải trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. - Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường hình thành cho được ý thức giữ gìn vệ sinh chung. - Đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho nhân dân. - Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Khắc phục tình trạng mất vệ sinh nơi công cộng bằng cách bảo đảm các điều kiện về nơi vệ sinh, phương tiện dựng rác ở những nơi đông người qua lại. - Thu gom và xử lý hợp vệ sinh đối với các loại bao bì chứa đựng hoá chất sau khi sử dụng. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, các thông tin về môi trường là trong thanh niên, thiếu niên. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC441.doc
Tài liệu liên quan