Đáng chú ý trong tổng kết của chúng tôi là
nhóm tuổi trung bình bị ngộ độc rất trẻ (27 ± 10
tuổi), là độ tuổi lao động chính trong gia đình,
giới nam chiếm gần gấp hai giới nữ. Nghề
nghiệp công nhân có tỷ lệ tự tử cao hơn hẳn các
nghề khác. Theo kết quả khảo sát tình hình bệnh
nhân có hành vi tự tử tại Trung tâm Cấp cứu
Trưng Vương năm 2007 – 2008, trong 310 bệnh
nhập viện, độ tuổi <30 chiếm tới 70%, giới nữ
nhiều hơn gần gấp 3 lần nam, nghề nghiệp công
nhân có tỷ lệ cao hơn ngành nghề khác(12). Sự
khác biệt về giới tính của hành vi tự tử được
nhiều nghiên cứu đề cập. Phụ nữ có nhiều khả
năng tham gia vào các hành vi tự tử, nhưng
ít có kết quả chết như là nam giới(1). Paraquat
là chất độc mạnh, khả năng gây chết người cao
có thể là lý do để phái nam lựa chọn cho hành vi
tự tử của mình. Riêng đối với nghề nghiệp cần
có khảo sát sâu hơn để đánh giá các yếu tố tác
động như hoàn cảnh gia đình, xã hội, tính chất
ổn định và nặng nhọc của công việc. để dẫn
đến hành vi tự tử trong nghề nghiệp công nhân
cao hơn các ngành nghề khác.
Tỷ lệ tử vong của ngộ độc Paraquat luôn
cao hơn hẳn so với ngộ độc các loại khác
trong báo cáo của chúng tôi. Tử vong trong
ngộ độc Paraquat phụ thuộc vào số lượng
uống vào mà không phụ thuộc vào thời gian
nhập viện sớm hay muộn như một vài báo
cáo trước đây đề cập(6).
Nghiên cứu thực hiện tại khoa Bệnh Nhiệt
Đới, BV Chợ Rẫy, trong 4 tháng (1/1-31/5/2011)
của tác giả Nguyễn Văn Chờ, trong 102 ca ngộ
độc Paraquat có tới 58 ca tử vong (56,7%) trong
vòng 30 ngày. Tương quan giữa xét nghiệm định
tính tìm thấy Paraquat trong máu đã, trong nước
tiểu và tử vong là: Paraquat trong máu dương
tính, tử vong 100%; trong nước tiêu dương tính
mạnh (3+) tử vong 95.5%, (2+) 90%, (1+) 62,5% và
(+/_) là 50%(12).
Tỷ lệ tử vong được báo cáo ở BV Bạch Mai là
72.5%, BV Việt Tiệp Hải Phòng là 58%, và BV
Nhi Đồng 1 là 61%(8,10,12).
Khoa Thận Nhân Tạo bệnh viện Chợ Rẫy đã
thực hiện lọc hấp phụ cho bệnh nhân uống
Paraquat (xét nghiệm còn tìm thấy Paraquat
trong máu) trong vòng 6 giờ trước khi nhập viện
nhưng không cải thiện được tình trạng bệnh.
Cập nhật các báo cáo trên thế giới cho đến nay
vẫn chưa có phương pháp điều trị giải độc đặc
hiệu cho ngộ độc Paraquat(4). Bệnh nhân hầu hết
tử vong trong bệnh cảnh suy hô hấp khi xơ phổi
tiến triển.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat tại khoa bệnh nhiệt đới – bệnh viện chợ Rẫy từ năm 2004 – 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 61
TÌNH HÌNH NGỘ ĐỘC THUỐC DIỆT CỎ PARAQUAT
TẠI KHOA BỆNH NHIỆT ĐỚI – BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ NĂM 2004 – 2012
Nguyễn Thị Thủy Ngân*, Trần Minh Huy*, Hoàng Lan Phương*, Trần Quang Bính*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Paraquat (công thức hóa học là 1,1- dimethyl-4,4’- bipyridylium chloride)là thuốc diệt cỏ
độc tính cao. Cho đến nay, chưa có thuốc giải độc đặc hiệu và điều trị khỏi cho ngộ độc Paraquat, vì thế tỉ lệ
tử vong vẫn còn tăng cao. Paraquat là một mối quan ngại lớn trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nguyên
nhân tự tử nhiều bằng Paraquat là do việc có thể sử dụng rộng rãi, liều độc thấp và giá thành rẻ. Bài báo
cáo này cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình ngộ độc Paraquat tại khoa Bệnh Nhiệt Đới bệnh viện Chợ
Rẫy từ năm 2004 đến 2012.
Mục tiêu: Qua nghiên cứu đánh giá tình trạng ngộ độc Paraquat đang ngày càng tăng trong 9 năm trở lại
đây, chúng tôi muốn đưa ra một số khuyến cáo về loại hóa chất độc hại này.
Phương pháp: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu cắt ngang ngộ độc Paraquat bằng cách thu thập dữ liệu về
bệnh trong 9 năm từ 2004 đến 2012.
Kết quả: Có 1561 bệnh nhân ngộ độc Paraquat tại khoa Bệnh Nhiệt Đới bệnh viện Chợ Rẫy từ năm
2004 đến 2012. Tuổi trung bình là 27,7, nam giới chiếm đa số (tỉ lệ nam và nữ là 1,7:1). Bệnh nhân ngộ độc
đa phần là công nhân, sống ở các tỉnh phía Nam. Số lượng bệnh tăng dần theo từng năm. Tỉ lệ bệnh nặng
và tử vong là 27,4%.
Kết luận: Ngộ độc Paraquat đang là vấn đề lớn ở nước ta. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần có những thay
đổi trong quy định quản lý độc chất nhằm giảm tỉ lệ ngộ độc Paraquat.
Từ khóa: ngộ độc Paraquat, thuốc diệt cỏ.
ABSTRACT
OVERVIEW OF PARAQUAT POISONING IN THE DEPARTMENT OF TROPICAL DISEASES,
CHO RAY HOSPITAL FROM 2004 TO 2012
Nguyen Thi Thuy Ngan, Tran Minh Huy, Hoang Lan Phuong, Tran Quang Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 61 - 65
Background: Paraquat (1,1- dimethyl-4,4’- bipyridylium chloride) is a highly toxic herbicide. Until now, no
proven antidote or cure exists for paraquat poisoning, so the mortality rate is still increasing. Paraquat has been a
matter of grave concern around the world, including Vietnam. The reason paraquat is such a widely used suicide
agent in our country is due to its widespread availability, low toxic dose and relative low cost. The purpose of this
article is to provide an overview of paraquat poisoning in the department of Tropical diseases, Cho Ray hospital
from 2004 to 2012.
Objective: Through research, assessing the increasing of Paraquat poisoning in 9 years, we want to
give some recommendations on this toxic chemical.
Method: a cross-sectional retrospective study of paraquat poisoning by collecting data for 9 years, from 2004
to 2012.
* Khoa Bệnh Nhiệt Đới – BV Chợ Rẫy.
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trần Quang Bính, ĐT: 0903841479, Email: binhtq.tranquangbinh@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 62
Result: There were 1561 patients of paraquat poisoning admitted to the department of Tropical diseases Cho
Ray hospital from 2004 to 2012. The average age of patients was 27.7 and most of them were male (the ratio
between male and female is 1.7:1). Workers accounted for 44.7% of all reported cases who lived mainly in
southern provinces. The amount of poisoned cases were increasing every year. Overall severity and mortality rate
is 27.4%.
Conclusion: Paraquat poisoning is seen as a major medical problem in our country. The study result
supports the changing of a poison control rules and sees its existence as a way of decreasing the suicide cases due
to paraquat poisoning.
Key words: paraquat poisoning, herbicide.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Paraquat với công thức hóa học N,N′-
dimethyl-4,4′-bipyridinium dichloride
(C12H14Cl2N2), là thuốc diệt cỏ được sản xuất cho
mục đích thương mại kể từ năm 1961. Paraquat
có tác dụng diệt nhanh chóng không lựa chọn
những loại cây cỏ màu xanh, bất hoạt ngay khi
chạm đất, không để lại tác dụng độc hại cho đất
cũng như nguồn nước và rẻ tiền(1). Mặc dù được
phân loại T+ là loại thuốc rất độc theo hệ thống
đồng thuận toàn cầu về phân loại và dán nhãn
hóa chất (GHS- Globally Harmonized System of
Classification and Labelling of Chemicals- UN
2009), Paraquat vẫn được sử dụng rộng rãi nhất
thế giới hiện nay. Tuy nhiên, hàng năm trên toàn
thế giới, sự sử dụng sai mục đích của Paraquat
(chủ yếu là tự tử) đã dẫn đến hàng ngàn ca tử
vong và rất nhiều trường hợp ngộ độc gây hậu
quả cấp hay mãn do tổn thương trên phổi, thận,
da, đường tiêu hóa...Cho đến nay không có điều
trị giải độc nào (lọc thận theo phương pháp hấp
phụ, corticoid và độc tế bào....) được chứng minh
có hiệu quả rõ ràng(3,4,7).
Ở Việt Nam, một đất nước nông nghiệp,
Paraquat được sử dụng phổ biến, việc mua bán
Paraquat khá dễ dàng. Các số liệu thống kê về
ngộ độc Paraquat, mặc dù chỉ là các báo cáo của
từng đơn vị riêng lẻ cũng cho thấy có sự gia tăng
hàng năm của số ca bệnh ngộ độc(6,8,9,10,12).
Khoa Bệnh Nhiệt Đới, đơn vị Hồi sức
chống độc -Bệnh viện Chợ Rẫy hàng năm đều
tiếp nhận một số lượng bệnh ngộ độc thuốc
diệt cỏ chuyển đến từ các bệnh viện khu vực
phía Nam. Trong bài này, chúng tôi báo cáo
cập nhật tình hình ngộ độc paraquat trong 9
năm (2004 - 2012).
PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu hồi cứu bệnh nhân có chẩn đoán
ra viện: “Ngộ độc thuốc diệt cỏ nhóm Paraquat”
từ năm 2004 đến năm 2012. Số liệu được Tổ
Thống kê phòng Kế hoạch tổng hợp cung cấp.
Thông tin thu thập bao gồm: tuổi, giới, nghề
nghiệp, địa chỉ, ngày nhập viện và tình trạng
bệnh khi xuất viện. Phân tích thống kê: tuổi
trung bình, yếu tố nghề nghiệp, phân bố theo địa
phương, tỷ lệ tử vong.
KẾT QUẢ
Trong thời gian 9 năm, từ năm 2004 đến năm
2012 có tổng cộng 5385 bệnh nhân nhập viện vì
ngộ độc nói chung (đã loại trừ ngộ độc không
chủ ý như ngộ độc thức ăn), 1561 bệnh nhân là
ngộ độc Paraquat với tuổi trung bình 27,7 (±10,5),
tỷ lệ nam: nữ 1,7:1, nghề nghiệp công nhân
(44,7%), nông dân (30,2%), buôn bán (9,5%), khác
(15,6%). Bảng 1 trình bày số liệu ngộ độc theo
từng năm và theo giới tính.
Bảng 1: Ngộ độc Paraquat: giới tính và tuổi trung
bình hàng năm.
Năm
Tổng
cộng
Giới Tuổi trung bình
Nữ Nam Nữ Nam Chung
2004* 79 33 46 24,09 27,4 26,0
2005 82 34 48 28,3 26,1 27,0
2006 133 74 59 24,5 24,1 24,3
2007 124 49 75 27,3 28,2 27,7
2008 172 67 105 27,1 28,3 27,9
2009 172 65 107 25,6 29,1 27,9
2010 241 78 163 26,4 26,9 26,8
2011 295 103 192 25,3 27,8 26,9
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 63
Năm
Tổng
cộng
Giới Tuổi trung bình
Nữ Nam Nữ Nam Chung
2012 263 73 190 26,5 28,7 28,1
Tổng cộng 1561 576 985 26,0 27,7 27,1
*Năm 2004 bao gồm 5 ca của tháng 12 năm 2003
Bệnh nhân được chuyển đến từ 32 tỉnh thành
phía Nam, trong đó tỉnh Long An, Đồng Nai,
Tây Ninh, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh
và Bình Thuận chiếm tỷ lệ cao trong số bệnh
nhân ngộ độc (bảng 2).
Bảng 2: Phân bố ngộ độc Paraquat theo địa phương
Tỉnh Số ca % Tỉnh Số ca %
Khu vực Đông
Nam Bộ
797 50,6
Khu vực Tây
Nam Bộ
602
38,2
Đồng Nai 161 10,2 Long An 216 13,7
Tây Ninh 158 10,0 Tiền Giang 149 9,5
Thành phố Hồ
Chí Minh
147 9,3 Đồng Tháp 41
2,6
Bình Thuận 115 7,3 Trà Vinh 42 2,7
Tỉnh Số ca % Tỉnh Số ca %
Bình Phước 76 4,8 Bến Tre 32 2,0
Bà Rịa- Vũng
Tàu
66 4,2 Bạc Liêu 27
1,7
Bình Dương 48 3,0 An Giang 21 1,3
Ninh Thuận 26 1,7 Sóc Trăng 21 1,3
Khu vực Tây
Nguyên
153 9,7 Kiên Giang 15
1,0
Lâm Đồng 60 3,8 Hậu Giang 14 0,9
Đak Lak 56 3,6 Vĩnh Long 11 0,7
Đắc Nông 20 1,3 Cần Thơ 07 0,4
Gia Lai 13 0,8 Cà Mau 06 0,4
KonTum 04 0,3
Khu vực Nam
Trung Bộ
13
0,8
06 ca không xác định địa phương
Bệnh tử vong và nặng về là 432 ca (27.4%),
trong đó tử vong tại khoa là 50 ca (3.1%). Phân
bố bệnh và số ca nặng /tử vong từng năm theo
giới được trình bày trong biểu đồ.
Biểu đồ. Phân bố bệnh nhân ngộ độc Paraquat và số ca nặng/tử vong theo năm
BÀN LUẬN
Paraquat được sản xuất với mục đích diệt
cỏ đã đem lại lợi ích cho hàng trăm triệu nông
dân trên gần160 quốc gia trên thế giới(11). Mặc
dù vậy, hậu quả của sử dụng nhóm thuốc diệt
cỏ này để tự gây ngộ độc (tự tử) là nghiêm
trọng. Ở châu Âu đã cấm sản xuất thuốc này,
ở Mỹ chỉ những người đươc cấp phép sử
dụng(5,2). Việc cấm hay cho phép sản xuất
Paraquat vẫn còn đang là vấn đề tranh cãi của
các tổ chức và chính phủ các nước. Tuy nhiên,
số người ngộ độc Paraquat ngày càng tăng.
Nếu như trong 3 năm 1995 - 1997, tổng số
bệnh ngộ độc Paraquat nhập bệnh viện Chợ
Rẫy là 42 ca theo báo cáo của tác giả Lê Hồng
Hà thì trong 9 năm vừa qua, số bệnh nhân đã
tăng đến con số đáng kể 1561 ca(6). Tổng kết
của chúng tôi tuy chưa phản ánh đầy đủ mức
độ ảnh hưởng của Paraquat trên cộng đồng
nhưng có thể xem là báo cáo lớn nhất về tình
hình ngộ độc Paraquat ở người lớn trong gần
một thập niên qua tại các tỉnh phía Nam. Ở trẻ
nhỏ, từ năm 1998 - 2007 có 41 trẻ ngộ độc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 64
Paraquat nhập bệnh viện Nhi Đồng 1, TP Hồ
Chí Minh(13). Ngộ độc Paraquat không phải là
vấn đề của các tỉnh phía Nam mà ở các tỉnh
phía Bắc, báo cáo của Trung tâm chống độc
Bệnh viện Bạch Mai cho thấy trong 3 năm
(2004 - 2007) có 16 bệnh nhân, 9 và ở bệnh viện
Việt Tiệp, Hải Phòng từ 1/2010 – 7/2011 là 50
trường hợp(10).
Các địa phương có số người ngộ độc
Paraquat cao chủ yếu ở khu vực lân cận thành
phồ Hồ Chí Minh như Long An, Đồng Nai, Tây
Ninh, Tiền Giang, Bình Thuận. Điều này có thể
do thuận tiện chuyển bệnh đến bệnh viện Chợ
Rẫy hơn là do những tỉnh trên có nhiều người
bệnh ngộ độc Paraquat do không có số liệu
thống kê cụ thể của từng địa phương được công
bố trên y văn.
Đáng chú ý trong tổng kết của chúng tôi là
nhóm tuổi trung bình bị ngộ độc rất trẻ (27 ± 10
tuổi), là độ tuổi lao động chính trong gia đình,
giới nam chiếm gần gấp hai giới nữ. Nghề
nghiệp công nhân có tỷ lệ tự tử cao hơn hẳn các
nghề khác. Theo kết quả khảo sát tình hình bệnh
nhân có hành vi tự tử tại Trung tâm Cấp cứu
Trưng Vương năm 2007 – 2008, trong 310 bệnh
nhập viện, độ tuổi <30 chiếm tới 70%, giới nữ
nhiều hơn gần gấp 3 lần nam, nghề nghiệp công
nhân có tỷ lệ cao hơn ngành nghề khác(12). Sự
khác biệt về giới tính của hành vi tự tử được
nhiều nghiên cứu đề cập. Phụ nữ có nhiều khả
năng tham gia vào các hành vi tự tử, nhưng
ít có kết quả chết như là nam giới(1). Paraquat
là chất độc mạnh, khả năng gây chết người cao
có thể là lý do để phái nam lựa chọn cho hành vi
tự tử của mình. Riêng đối với nghề nghiệp cần
có khảo sát sâu hơn để đánh giá các yếu tố tác
động như hoàn cảnh gia đình, xã hội, tính chất
ổn định và nặng nhọc của công việc... để dẫn
đến hành vi tự tử trong nghề nghiệp công nhân
cao hơn các ngành nghề khác.
Tỷ lệ tử vong của ngộ độc Paraquat luôn
cao hơn hẳn so với ngộ độc các loại khác
trong báo cáo của chúng tôi. Tử vong trong
ngộ độc Paraquat phụ thuộc vào số lượng
uống vào mà không phụ thuộc vào thời gian
nhập viện sớm hay muộn như một vài báo
cáo trước đây đề cập(6).
Nghiên cứu thực hiện tại khoa Bệnh Nhiệt
Đới, BV Chợ Rẫy, trong 4 tháng (1/1-31/5/2011)
của tác giả Nguyễn Văn Chờ, trong 102 ca ngộ
độc Paraquat có tới 58 ca tử vong (56,7%) trong
vòng 30 ngày. Tương quan giữa xét nghiệm định
tính tìm thấy Paraquat trong máu đã, trong nước
tiểu và tử vong là: Paraquat trong máu dương
tính, tử vong 100%; trong nước tiêu dương tính
mạnh (3+) tử vong 95.5%, (2+) 90%, (1+) 62,5% và
(+/_) là 50%(12).
Tỷ lệ tử vong được báo cáo ở BV Bạch Mai là
72.5%, BV Việt Tiệp Hải Phòng là 58%, và BV
Nhi Đồng 1 là 61%(8,10,12).
Khoa Thận Nhân Tạo bệnh viện Chợ Rẫy đã
thực hiện lọc hấp phụ cho bệnh nhân uống
Paraquat (xét nghiệm còn tìm thấy Paraquat
trong máu) trong vòng 6 giờ trước khi nhập viện
nhưng không cải thiện được tình trạng bệnh.
Cập nhật các báo cáo trên thế giới cho đến nay
vẫn chưa có phương pháp điều trị giải độc đặc
hiệu cho ngộ độc Paraquat(4). Bệnh nhân hầu hết
tử vong trong bệnh cảnh suy hô hấp khi xơ phổi
tiến triển.
KẾT LUẬN
Ngộ độc Paraquat không chỉ là vấn đề của
ngành y tế mà còn là vấn đề của gia đình, xã hội.
Số lượng bệnh nhân uống Paraquat tự tử ngày
càng tăng đồng nghĩa với sự gia tăng số người tử
vong do chưa có thuốc điều trị giải độc hiệu quả.
Báo cáo về tình hình ngộ độc Paraquat của
chúng tôi mong muốn góp phần cung cấp thêm
các số liệu để giúp các cơ quan chức năng, các
nhà khoa học, tâm lý, giáo dục đưa ra những
biện pháp hữu hiệu nhất giúp hạn chế tối đa số
lượng bệnh ngộ độc Paraquat nói riêng và ngộ
độc nói chung.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Canetto S (1997). Meanings of gender and suicidal behavior
during adolescence. Suicide Life Threat.Behav., 27(4), 339-351.
2. CDC. (2013). Emergency Preparedness and Response. Facts About
Paraquat:
3. Chen GH; Lin JL, Huang YK (2002). Combined
methylprednisolone and dexamethasone therapy for paraquat
poisoning. Crit Care Med., 30(11), 2584-2587.
4. Gawarammana IB, Buckley NA (2010). Medical management
of paraquat ingestion. Br.J.Clin.Pharmacol., 72(5), 745-757.
5. Kervegant M, Merigot L, Glaizal M, Schmitt C, Tichadou L, de
Haro L. (2013). Paraquat Poisonings in France during the
European Ban: Experience of the Poison Control Center in
Marseille. J.Med.Toxicol.;9(2):144-7.
6. Lê Hồng Hà. (1997). Tình hình ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat
(Gramoxone) ở một số tỉnh phía Nam - Biện pháp phòng
ngừa và điều trị. www.antoanlaodong.gov.vn.
7. Li LR, Sydenham E, Chaudhary B, You C (2012).
Glucocorticoid with cyclophosphamide for paraquat-induced
lung fibrosis. Cochrane.Database.Syst.Rev., 7, CD008084.
8. Nguyễn Thị Dụ, Đặng Thị Xuân. (2005). Tình hình ngộ độc
cấp tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai 2001-2003.
Trong Kỷ Yếu Hội Nghị Toàn Quốc Về Hồi Sức Cấp Cứu và
Chống Độc lần thứ 5 (trang 407-413). Đà Nẵng.
9. Nguyễn Thị Kim Thoa.; Hoàng Trọng Kim. (2004). Ngộ độc
thuốc diệt cỏ Paraquat ở trẻ em. Y học thành phố Hồ Chí Minh,
8(Phụ bản 1).
10. Nguyễn Thị Minh Tâm; Nguyễn Văn Lữ. (2011). Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng độ nặng và tỷ lệ tử vong qua 50 ca ngộ độc
cấp thuốc diệt cỏ paraquat tại bệnh viện Việt - Tiệp, Hải
Phòng. Hội nghị NCKH lần thứ 37, khối Nội (11-20).
11. Paraquat Information Center. (2013).
12. Phạm Anh Tuấn. (2009). Khảo sát tình hình bệnh nhân có
hành vi tự tử tại Trung Tâm Cấp cứu Trưng Vương năm 2007
– 2008., (trang 62-73).
13. Tô Phúc Châu; Bùi Quốc Thắng. (2009). Đặc điểm ngộ độc
paraquat ở trẻ em nhập khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 1
năm 1998 -2007. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13(1), 22-27.
Ngày nhận bài: 11/02/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/08/2013
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_ngo_doc_thuoc_diet_co_paraquat_tai_khoa_benh_nhiet.pdf