Tình hình nhiễm giun đường ruột và hiệu quả tẩy giun hàng loạt bằng Mebendazole 500 mg sau 12 tháng tại 3 trường Tiểu học thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La năm 2007-2009

BÀN LUẬN Tỷ lệ nhiễm giun chung ban đầu trước khi điều trị là 61,1%, dao động từ 49,5% đến 95,4%. Cao nhất là trường Chiềng Xôm 95,4% và thấp nhất là trường Lò Văn Giá. Kết quả trên thấp hơn nghiên cứu 5 xã huyện Quỳnh Lưu Nghệ An năm 2003 (98%)(6,9), cao hơn nghiên cứu tại một số vùng Nghệ An năm 2006 (39%), Xấp xỉ bằng nghiên cứu ở huyện Phú Lộc Thừa Thiên Huế 70,2%)(3,8), Ninh Bình (63,2%)(5,9), huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định (63,53%). Nhiễm giun đũa cao nhất 51,9%, sau đến là giun tóc 17,0% và tỷ lệ thấp nhất là giun móc 7,9%. Nhiễm giun đũa và giun móc cao hơn ở Ninh Bình. Sau điều trị hàng loạt 12 tháng đã giảm tỷ lệ nhiễm giun chung từ 61,1% xuống 11,4%, trong đó tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm 97,3%, giun tóc giảm 42,35% và giun móc giảm 94,94%. Tỷ lệ nhiễm giun tóc sau 12 tháng được điều trị giảm chậm tại các trường được điều tra so với sau 6 tháng điều trị. Tỷ lệ giảm trứng sau 12 tháng điều trị giảm mạnh đặc biệt đối với trứng giun đũa và giun móc (giảm từ 97,5% đến 99,5%). Kết quả điều tra bước đầu cho thấy số học sinh trả lời nội dung thói quen không hợp vệ sinh “Có” thấp, kể cả những thói quen không hợp vệ sinh reo rắc trứng giun ra ngoài môi trường. Tỷ lệ này có liên quan tới tỷ lệ nhiễm giun cao tại các trưởng được điều tra (bảng 2,3 và bảng 4). Tuy nhiên về kiến thức của các em học sinh trong việc rửa tay để đề phòng nhiễm giun số trả lời rất cao. Tỷ lệ các em học sinh được điều tra biết tác hại của bệnh giun còn thấp (thấp hơn so với kết quả điều tra của Cấn Thị Cúc và công tác viên Trung tâm YTDP tỉnh Quảng Ninh)(Error! Reference source not found.,9,10). Tuy vậy số em học sinh được tẩy giun chiếm khá cao (84,5%) và chủ yếu được tẩy tại nhà.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 32 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình nhiễm giun đường ruột và hiệu quả tẩy giun hàng loạt bằng Mebendazole 500 mg sau 12 tháng tại 3 trường Tiểu học thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La năm 2007-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 172 TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT VÀ HIỆU QUẢ TẨY GIUN HÀNG LOẠT BẰNG MEBENDAZOLE 500 MG SAU 12 THÁNG TẠI 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ SƠN LA – TỈNH SƠN LA NĂM 2007- 2009 Nguyễn Văn Sơn* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm giun đường ruột, đánh giá hiệu quả điều trị hàng loạt bằng Mebendazole 500 mg liều duy nhất sau 6 tháng, 12 tháng và bước đầu tìm hiểu về sự hiểu biết đối với việc phòng chống giun sán của học sinh tiểu học TP.Sơn La. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Dịch tễ học mô tả (điều tra cắt ngang xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm) và dịch tễ học can thiệp ( tẩy giun) trên 630 học sinh tiểu học TP. Sơn La, tỉnh Sơn La Kết quả: Tỷ lệ nhiễm giun chung ban đầu trước khi điều trị là 61,1%, dao động từ 49,5% đến 95,4%. Cao nhất là trường Chiềng Xôm 95,4% và thấp nhất là trường Lò Văn Giá. Sau 2 đợt điều trị đã giảm tỷ lệ nhiễm giun chung từ 61,1% xuống 11,4%, trong đó tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm 97,3%, giun tóc giảm 42,35% và giun móc giảm 94,94%. Tỷ lệ nhiễm giun tóc sau 2 đợt điều trị giảm chậm tại các trường được điều tra so với 6 tháng điều trị. Tỷ lệ giảm trứng sau 2 đợt điều trị giảm mạnh đặc biệt đối với trứng giun đũa và giun móc (giảm từ 97,5% đến 99,5%). Tỷ lệ đơn nhiễm: Trước điều trị tỷ lệ đơn nhiễm chiếm 46,2%, sau 2 đợt điều trị là 11,2% giảm 75,8%. Tỷ lệ đa nhiễm: Nhiễm 2 loại giun trước điều trị là 0,6% sau 2 đợt điều trị tỷ lệ còn 0%, giảm 100%. Cường độ nhiễm các loại giun sau 2 đợt điều trị đều giảm. Về sự hiểu biết của học sinh tiểu học đối với việc phòng chống giun sán còn thấp. Tuy nhiên về kiến thức của các em học sinh trong việc rửa tay để đề phòng nhiễm giun số trả lời đúng rất cao. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm giun chung ban đầu trước khi điều trị là 61,1%, dao động từ 49,5% đến 95,4%. Tỷ lệ đơn nhiễm trước điều trị là 46,2%, sau 2 đợt điều trị là 11,2% giảm 75,8%. Tỷ lệ đa nhiễm 2 loại giun trước điều trị là 0,6%, sau 2 đợt điều trị là 0%, giảm 100%. Cường độ nhiễm các loại giun sau 2 đợt điều trị đều giảm. Từ khóa: Giun đường ruột, Mebendazole, Sơn La. ABSTRACT SITUATION OF INTESTINAL WORMS AND EFFICIENCY OF MASS DEWORMING WITH MEBENDAZOLE 500 MG AFTER 12 MONTHS IN 3 PRIMARY SCHOOL SON LA CITY - SON LA PROVINCE YEAR 2007 – 2009 Nguyen Van Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 172 - 178 Objective: Determine the prevalence of intestinal worms and effectiveness of mass treatment with mebendazole 500 mg single dose after 6 months, 12 months in elementary school. The first step to learn about the knowledge of primary school pupils for the prevention of worms. Subjects and methods: descriptive epidemiology (Cross-sectional survey to determine the rate and intensity of infection) and epidemiological intervention (deworming) by mass treatment with Mebendazonle 500 mg single dose on 630 primary school pupils in Son La City, Son La province Results: the initial worm infection rate before treatment was 61.1%, ranged from 49.5% to 95.4%. The * Trung tâm phòng chống sốt rét – KST, CT Sơn La Tác giả liên lạc: BSCKI Nguyễn Văn Sơn, ĐT: 0912164637, Email: nguyenvansonsr@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 173 highest prevalence of Chieng Xom primary school was 95, 4% and the lowest was Lo Van Gia primary school. After two courses of treatment worm infection rate decreased from 61.1% to 11.4%, including roundworm infection rates decreased by 97.3%, 42.35% hair worm and hookworm reduce 94.94 percent. Hair worm infection rate after two courses of treatment decreased slowly in the surveyed schools compared with 6 months of treatment. Egg reduction rate after two courses of treatment significantly reduced especially for roundworm and hookworm eggs (down from 97.5% to 99.5%). The one - infection rate: Before treatment the one - infection rate accounted for 46.2%, after two courses of treatment was 11.2%, down 75.8%. The two- infection rate: two worm infections before treatment was 0.6% after two courses of treatments, the rate of 0% (decrease 100%). Intensity of worm’s infection after two courses of treatment was reduced. Understanding of primary school pupils for the prevention of worms is low. However, the knowledge of students in wasthing their hands to prevent worm infections are very high. Conclusion: The initial worm infection rate before treatment was 61.1%, ranged from 49.5% to 95.4%.Monopsony rate before treatment was 46.2%, after two courses of treatment was 11.2%, down 75.8%. Multi- infected rate with two worms is 0.6%, after the two course of treatment was 0%, down 100%. Intensity of worms infection after 2 courses of treatment are reduced Key words: intestinal worms, Mebendazole, Son La. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Sơn La nói riêng có nhiều bệnh về giun lưu hành và phát triển mạnh với tỷ lệ cao. Các bệnh này gây ra những hậu quả tức thời và lâu dài không chỉ cho một thế hệ như suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ ở trẻ em, gây thiếu máu ở phụ nữ có thai, phụ nữ đang thời kỳ sinh đẻ(2)v.v. Bệnh giun đường ruột là bệnh phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ và ẩm độ cao. Điều kiện kinh tế xã hội trong các thập kỷ qua đã có nhiều thay đổi, đời sống kinh tế của người dân đã được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng được thu hẹp; tuy nhiên tại nhiều địa phương phong tục tập quán trong ăn uống vẫn còn lạc hậu, tình hình vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế, tình hình sức khỏe đối với trẻ em đang ở lứa tuổi học đường còn nhiều vấn đề cần được quan tâm đặc biệt trong đó có mối liên quan tới tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất. Việc điều trị giun hàng loạt ở nước ta cũng đã tiến hành ở một số khu vực dân cư và trong các trường học với thuốc Mebendazole, loại thuốc được WHO đưa vào danh sách thuốc thiết yếu để điều trị giun đường ruột(5,6). Ở tỉnh Sơn La chưa có đề tài nào nghiên cứu để xác định tỷ lệ nhiễm giun đối với lứa tuổi học sinh tại các trường tiểu học cũng như đánh giá hiệu quả tẩy giun hàng loạt bằng thuốc Mebendazole 500 mg. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Tình hình nhiễm giun đường ruột và hiệu quả tẩy giun hàng loạt bằng Mebendazole 500 mg sau 6 tháng và 12 tháng tại 3 trường tiểu học Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La năm 2007- 2009’’ này, với các mục tiêu: - Xác định tỷ lệ nhiễm giun đường ruột của học sinh tiểu học và hiệu quả điều trị hàng loạt bằng Mebendazole500 mg liều duy nhất sau 6 tháng, 12 tháng. - Bước đầu tìm hiểu về sự hiểu biết của học sinh tiểu học đối với việc phòng chống giun sán. VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu Trường tiểu học Chiềng Xôm, Lò Văn Giá và Trường tiểu học Quyết Thắng Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Thông tin tại các điểm nghiên cứu Chiềng Xôm: Trường xây cấp 4, sân lát gạch. Hố xí 2 ngăn nhưng không đảm bảo vệ sinh. Tại các trường lẻ, nhà tranh vách đất, vách nứa, sân đất, hố xí tự đào không đảm bảo vệ sinh. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 174 Lò Văn Giá: Nhà xây, hố xí tự hoại, sân lát gạch, công trình vệ sinh nước đầy đủ. Trường Quyết Thắng. Cơ sở vĩnh cửu, công trình vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh. hố xí tự hoại, có vòi nước dẫn tới các công trình vệ sinh. Phòng ngủ, ăn của các cháu đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Các điểm nghiên cứu - Trường Chiềng Xôm - Trường Lò Văn Giá - Trường Quyết Thắng Đối tượng nghiên cứu Học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Thời gian nghiên cứu 3 năm (2007-2009). Tẩy giun và điều tra Đợt 1 vào tháng 11 năm 2007, đợt 2 vào tháng 5 năm 2008, đợt 3 vào tháng 11 năm 2008. Tháng 3 năm 2009 tiến hành tổng hợp phân tích số liệu. Thiết kế nghiên cứu Theo phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả (Điều tra cắt ngang xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm) và dịch tễ học can thiệp (Tẩy giun). Phương pháp nghiên cứu Chọn ngẫu nhiên lớp được điều tra ở mỗi trường. Trong từng lớp lập danh sách họ tên học sinh. Những danh sách học sinh trùng họ tên đều được loại bỏ. Trong từng lớp được chọn ngẫu nhiên khoảng 30- 40 em. Nếu mỗi lớp không đủ số học sinh thì chọn lớp tiếp theo. Mỗi trường lẫy mẫu xét nghiệm phân dự kiến có 150-200 mẫu, tổng số mẫu ở 3 trường có khoảng 600. Danh sách học sinh được cố định tại mỗi lớp để lấy mẫu xét nghiệm trướcvà sau điều trị. Dùng kỹ thuật Kato-Katz cho cả 3 đợt trước và sau điều trị, khoảng cách mỗi đợt điều trị là 6 tháng để xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun đường ruột. Phân loại cường độ nhiễm theo quy định của tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1998)(4). Sau khi tiến hành xét nghiệm đợt 1 (Trước khi điều trị) tiến hành điều trị hàng loạt cho toàn bộ học sinh cấp 1 trong toàn Thành phố Sơn La với liều duy nhất Mebendazole 400 mg. Đợt 2 sau 6 tháng, đợt 3 sau 12 tháng. Điều tra sự hiểu biết của HS về phòng chống giun sán bằng bộ câu hỏi (KAP). Các chỉ số đánh giá: Chỉ số nhiễm ( prevalence of infections ) Số người nhiễm trong một cộng đồng. Chỉ số nhiễm = (Số người có xét nghiệm dương tính x 100)/ Số người được xét nghiệm + Tỷ lệ nhiễm của mỗi loại ký sinh trùng. + Tỷ lệ nhiễm chung các bệnh giun truyền qua đất (Tỷ lệ nhiễm ít nhất một loại giun truyền qua đất). + Tỷ lệ đa nhiễm. Cường độ nhiễm(4,9) Cường độ nhiễm = (Tổng số trứng trung bình / 1 gam phân của tất cả người XN) / Số người xét nghiệm Phân loại cường độ nhiễm(4). Xử lý số liệu Quản lý và xử lý số liệu trên chương trình Epi Info 6.0 và Excel. KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT Kết quả xét nghiệm phân Nhiễm giun ở HS tiểu học tại 3 trường được xét nghiệm trước khi điều trị Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 175 Hình 1. So sánh tỷ lệ nhiễm giun tại các trường nghiên cứu (%) Bảng 3 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm giun chung trước điều trị ở học sinh tiểu học tại 3 trường trong nghiên cứu này cao (49,5% - 95,4%), trung bình cả 3 trường là 61,1%. Có sự khác biệt giữa 3 trường (P<0,05). Tỷ lệ nhiễm giun đũa tại 3 trường từ 36,8% - 87,5%, trung bình 51,9%, có khác biệt về ý nghĩa thống kê (P<0,05), Tỷ lệ nhiễm giun tóc tại 3 trường từ 4,0% - 35,5%, trung bình 17% có khác biệt về ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tỷ lệ nhiễm giun móc từ 2,9% - 11,8%, trung bình 7,9% có khác biệt về ý nghĩa thống kê (P,0,05). Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Bá Ước ở tỉnh Nghệ An (nhiễm giun chung 39%, giun đũa 6,25%, giun tóc 10,9%, giun móc 26,5%)(4,Error! Reference source not found.), thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Võ Hinh ở trường tiểu học huyện Phú Lộc TT-Huế (Tỷ lệ nhiễm giun chung 70,20%, giun đũa 55,47%, giun tóc 26,71%, Giun móc 37,32%)(3,8). Trường tiểu học Chiềng Xôm có tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc cao hơn so với trường Lò Văn Giá và trường Quyết Thắng. Số trứng trung bình tại 3 trường: Giun đũa 6.278 trứng/gam phân, giun tóc 693 trứng/gam phân, thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Thuận tại huyện Quỳnh Lưu Nghệ An (giun đũa 14.174 trứng/gam phân, giun tóc 7910 trứng/gam phân), nhưng đối với giun móc (235 trứng/gam phân) lại cao hơn (204 trứng/gam phân)(6,9). Trường tiểu học Chiềng Xôm cao hơn so với 2 trường còn lại trong nghiên cứu. Hình 2: So sánh cường độ nhiễm giun tại các trường nghiên cứu Bảng 2. Phân loại cường độ nhiễm các loại giun trước điều trị Trường Số XN Giun đũa Giun tóc Giun móc Nhẹ TB Nặng Nhẹ TB Nặng Nhẹ TB Nặng Chiềng Xôm 152 0 132 0 0 54 0 4 18 8 Tỷ lệ% 0 86,8 0 0 35,5 0 2,6 11,8 5,3 Lò Văn Giá 204 0 75 0 0 41 0 0 6 0 Tỷ lệ% 0 36,8 0 0 20,1 0 0 2,9 0 Quyết Thắng 274 0 119 0 0 11 1 0 26 0 Tỷ lệ% 0 43,4 0 0 4 0 0 9,5 0 Tổng chung 630 0 326 0 0 106 1 4 50 8 Tỷ lệ% 0 51,7 0 0 16,8 0,2 0,6 7,9 1,3 Tại các trường được xét nghiệm, cường độ nhiễm giun đều ở mức độ trung bình. Tuy nhiên tại trường Chiềng Xôm cường độ nhiễm có cao hơn so với 2 trường còn lại. Bảng 3. Phân bố về đơn nhiễm và đa nhiễm tại các trường được xét nghiệm Trường Số XN (+) 1 loại 2 loại 3 loại Đũa Tóc Móc Đ+T Đ+M T+M Đ+T+M Chiềng Xôm 152 145 78 6 4 43 9 2 3 Lò Văn Giá 204 101 55 22 3 18 0 2 1 Quyết Thắng 174 139 106 8 9 3 9 4 0 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 176 Trường Số XN (+) 1 loại 2 loại 3 loại Đũa Tóc Móc Đ+T Đ+M T+M Đ+T+M Cộng 630 385 239 36 16 64 18 8 4 Tỷ lệ nhiễm các loại giun trước điều trị 630 385 Nhiễm 1 loại 291/630 = 46,2% Nhiễm 2 loại 90/630 = 14,3% Nhiễm 3 loại 4/630 = 0,6% Tại bảng 6 cho thấy: Tỷ lệ đơn nhiễm tại 3 trường chiếm 46,2% Tỷ lệ nhiễm 2 loại giun chiếm 14,2% trong đó trường Chiềng Xôm có tỷ lệ cao 35,5%. Tỷ lệ nhiễm 3 loại giun thấp hoặc không có tại 3 trường được xét nghiệm. So với nghiên cứu của Lê Thuận tại huyện Quỳnh Lưu Nghệ An thì tỷ lệ nhiễm 1 loại giun cao hơn (20,8%), tỷ lệ nhiễm 2 và 3 loại giun thấp hơn (54,2% và 24,8%)(6,9). Kết quả sau điều trị Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm giun trước và sau 2 lần điều trị Tên trường Trước điều trị Sau ĐT 6 tháng Sau ĐT 12 tháng Số ĐT Số nhiễm Tỉ lệ Số ĐT Số nhiễm Tỉ lệ Số ĐT Số nhiễm Tỉ lệ Chiềng Xôm 152 145 95,4 152 65 42,8 134 22 16,4 Lò Văn Giá 204 101 49,5 204 61 29,9 158 23 14,6 Quyết Thắng 274 139 50,7 274 37 13,5 200 11 5,5 Cộng 630 385 61,1 630 163 25,9 492 56 11,4 Tỷ lệ nhiễm giun chung sau 12 tháng điều trị là 11,4% giảm 81,3% so với trước khi điều trị. Trong đó tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm 97,3%, giun tóc giảm 42,4% và giun móc giảm 94,9%. Tỷ lệ nhiễm giun tóc không giảm mà ngược lại tăng hơn tại trường Quyết Thắng (tăng 25%). Bảng 5. Cường độ nhiễm trứng của từng loại giun trước và sau 2 lần điều trị Nội dung Chiềng Xôm Lò Văn Giá Quyết Thắng Đ T M Đ T M Đ T M Trước điều trị 11.439 1.505 435 4.982 817 63 4.379 151 252 Sau ĐT 6 tháng 3.335 464 69 437 296 12 838 79 0 Sau ĐT 12 tháng 0 309 20 76 237 0 17 83 0 Bảng 6. Phân loại cường độ nhiễm trước và sau điều trị Thời điểm Giun đũa Giun tóc Giun móc (+) Nhẹ TB Nặng (+) Nhẹ TB Nặng (+) Nhẹ TB Nặng Trước 327 0 326 0 107 0 106 1 50 4 50 8 % 51,9 0 51,7 0 17 0 16,8 0,2 7,9 0,6 7,9 1,3 Sau 6 tháng 106 32 74 0 68 4 65 0 8 6 2 0 % 16,8 5,1 11,7 0 10,8 0,6 10,3 0 1,3 1 0,3 0 Sau 12 tháng 6 6 0 0 48 6 38 4 2 2 0 0 % 1,2 1,2 0 0 9,8 1,2 7,7 0,8 0,4 0,4 0 0 Sau điều trị 12 tháng, cường độ nhiễm trung bình của giun đũa giảm 100%, giun tóc giảm 38,7% và giun móc giảm 96,2%. Cường độ nhiễm nặng của giun tóc và giun móc đều giảm 100%. Kết quả điều tra KAP Chúng tôi tiến hành điều tra KAP đối với 444 học sinh tiểu học kết quả cho thấy trong bảng 12. Bảng 7. Kết quả điều tra KAP ở học sinh tiểu học tại 3 trường được điều tra Nội dung Số trả lời % 1. Những thói quen nào không hợp vệ sinh - Ăn rau chưa rửa sạch 147 33,1 - Ăn thức ăn có nhiễm bẩn như bụi hoặc ruồi đậu 114 25,7 - Uống nước lã 18 4,1 - Không rửa tay trước khi ăn 16 3,6 - Không rửa tay sau khi đại tiện 39 8,8 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 177 Nội dung Số trả lời % - Không rửa tay sau khi chơi trên đất 21 4,7 - Để móng tay bẩn 5 1,1 - Đi chân đất 74 16,7 - Không biết 10 2,3 2. Những thói quen không hợp vệ sinh nào reo rắc trứng giun vào môi trường - Đại tiện ngoài đất, nước 226 50,9 - Dùng phân tươi để bón cây trồng 190 42,8 - Không biết 28 6,3 3. Luôn Rửa tay trước khi ăn - Luôn luôn rửa tay trước khi ăn 387 87,2 - Thỉnh thoảng mới rửa tay trước khi ăn 43 9,7 - Không bao giờ rửa tay trược khi ăn 14 3,2 4. Có luôn rửa tay sau khi đại tiện không - Luôn luôn rửa tay sau khi đại tiện 409 92,1 - Thỉnh thoảng mới rửa tay sau khi đại tiện 30 6,8 - Không bao giờ rửa tay sau khi đại tiện 5 1,1 5. Vì sao phải rửa tay - Đề phòng nhiễm giun 409 92,1 - Do thói quen 26 5,9 - Vì được nhắc nhở 7 1,6 - Nguyên nhân khác 2 0,5 6. Ăn chín uống sôi là cần thiết không - Cần thiết 355 80 - Không cần thiết 12 2,7 - Không biết 77 17,3 7. Có khi nào uống nước lã không - Luôn luôn uống nước lã 129 29,1 - Đôi khi uống nước lã 24 5,4 - Thỉnh thoảng mới uống nước lã 291 65,5 8. Có khi nào ăn rau sống không - Luôn luôn ăn rau sống 118 26,6 - Đôi khi ăn rau sống 31 7 - Không bao giờ ăn rau sống 295 66,4 9. Tác hại của bệnh giun sán là gì. - Đau bụng 257 57,9 - Gầy yếu 52 11,7 - Chậm phát triển 96 21,6 - Giảm trí nhớ 3 0,7 - Biến chứng nguy hiểm 34 7,7 - Không biết 2 0,5 10. Đã Tẩy giun bao giờ chưa - Đã được tẩy giun 375 84,5 - Chưa được tẩy giun 53 11,9 - Không biết 16 3,6 11. Lần tẩy gần đây nhất - Cách đây 6 tháng 311 70 - Cách đây 1 năm 54 12,2 - Cách đây hơn 1 năm 10 2,3 Nội dung Số trả lời % - Không xác định được thời gian 69 15,5 12. Tẩy giun ở đâu - Ở nhà 390 87,8 - Ở trường 5 1,1 - Trung tâm Y tế 21 4,7 - Cả 3 nơi 28 6,3 Nhận xét: Kết quả điều tra KAP cho thấy số học sinh trả lời những thói quen không hợp vệ sinh “Có” thấp kể cả những thói quen không hợp vệ sinh reo rắc trứng giun vào môi trường. Tỷ lệ này có liên quan tới tỷ lệ nhiễm giun cao tại các trường được điều tra (bảng 2,3,4). Sự hiểu biết về việc rửa tay là để đề phòng nhiễm giun chiếm tỷ lệ khá cao, tuy nhiên sự hiểu biết về tác hại của bệnh giun đối với các em học sinh chiếm tỷ lệ còn thấp. Tuy vậy hầu hết các em học sinh đã được tẩy giun, chủ yếu tẩy ở nhà (84,5%). BÀN LUẬN Tỷ lệ nhiễm giun chung ban đầu trước khi điều trị là 61,1%, dao động từ 49,5% đến 95,4%. Cao nhất là trường Chiềng Xôm 95,4% và thấp nhất là trường Lò Văn Giá. Kết quả trên thấp hơn nghiên cứu 5 xã huyện Quỳnh Lưu Nghệ An năm 2003 (98%)(6,9), cao hơn nghiên cứu tại một số vùng Nghệ An năm 2006 (39%), Xấp xỉ bằng nghiên cứu ở huyện Phú Lộc Thừa Thiên Huế 70,2%)(3,8), Ninh Bình (63,2%)(5,9), huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định (63,53%). Nhiễm giun đũa cao nhất 51,9%, sau đến là giun tóc 17,0% và tỷ lệ thấp nhất là giun móc 7,9%. Nhiễm giun đũa và giun móc cao hơn ở Ninh Bình. Sau điều trị hàng loạt 12 tháng đã giảm tỷ lệ nhiễm giun chung từ 61,1% xuống 11,4%, trong đó tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm 97,3%, giun tóc giảm 42,35% và giun móc giảm 94,94%. Tỷ lệ nhiễm giun tóc sau 12 tháng được điều trị giảm chậm tại các trường được điều tra so với sau 6 tháng điều trị. Tỷ lệ giảm trứng sau 12 tháng điều trị giảm mạnh đặc biệt đối với trứng giun đũa và giun móc (giảm từ 97,5% đến 99,5%). Kết quả điều tra bước đầu cho thấy số học sinh trả lời nội dung thói quen không hợp vệ sinh “Có” thấp, kể cả những thói quen không Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 178 hợp vệ sinh reo rắc trứng giun ra ngoài môi trường. Tỷ lệ này có liên quan tới tỷ lệ nhiễm giun cao tại các trưởng được điều tra (bảng 2,3 và bảng 4). Tuy nhiên về kiến thức của các em học sinh trong việc rửa tay để đề phòng nhiễm giun số trả lời rất cao. Tỷ lệ các em học sinh được điều tra biết tác hại của bệnh giun còn thấp (thấp hơn so với kết quả điều tra của Cấn Thị Cúc và công tác viên Trung tâm YTDP tỉnh Quảng Ninh)(Error! Reference source not found.,9,10). Tuy vậy số em học sinh được tẩy giun chiếm khá cao (84,5%) và chủ yếu được tẩy tại nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cấn Thị Cúc và cs (2003), “Thông báo kết quả Phòng chống giun sán ở học sinh tiểu học huyện Yên Hưng Tỉnh Quảng Ninh năm 2002-2003”, tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng Viện sốt rét-KST-CT Trung ương, số 6/năm 2003, trang 87 - 89. 2. Hoàng Thị Kim, Nguyễn Thị Việt Hoà, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Dăng, Đặng Thanh Sơn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Đức, Nguyễn Thị La (2003) “Thí điểm phòng chống các bệnh giun truyền qua đất cho học sinh ở một trường tiểu học tỉnh Ninh Bình năm 1999-2000”, Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng Viện sốt rét - KST - CT Trung ương, số 4/năm 2003, trang 74. 3. Nguyễn Duy Toàn, Nguyễn Thị Việt Hoà, Nguyễn Thu Hương và cs (2004). “Kết quả giữa kỳ hoạt động Dự án phòng chống giun sán trong trường tiểu học do Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ giai đoạn 2002-2003”. Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng Viện sốt rét - KST - CT Trung ương, số 1/năm 2004 trang 82. 4. Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Khá, Bùi Văn Tuấn và cs (2000), “Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp trong phòng chống các bệnh giun truyền qua đất ở các trường tiểu học huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991-2000), Viện sốt rét - KST - CT Quy Nhơn, trang 390. 5. Nguyễn Việt Hoà, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thị Mai, Hoàng Văn Tân (2004), “Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình tẩy giun hàng loạt đến sự phát triển thể lực ở học sinh tiểu học (6-11 tuổi)”, tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng Viện sốt rét - KST - CT Trung ương, số 1/năm 2004, trang 89. 6. Nguyễn Võ Hinh, Bùi Đình Lộc, Nguyễn Văn Hường, Nguyễn Văn Uynh, Nguyễn Đức Huệ, Dương Quang Minh, Hoàng Hữu Nam, Trần Đình Oanh và cs (2004) “Hiệu quả Dự án Phòng chống giun đường ruột học sinh tiểu học huyện Phú Lộc Thừa Thiên-Huế năm 2002-2004”, Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng Viện sốt rét - KST- CT Trung Ương, số 4/năm 2004, trang 86. 7. Tổ chức Y tế Thế giới (2000)“Hướng dẫn công tác phòng chống các bệnh giun truyền qua đất và thiếu máu do giun” của Nhà XB YH. 8. Phạm Bá Ước, Hoàng Đình Ngọc, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Nga và cs (2007) “Tình hình nhiễm giun tròn đường ruột ở học sinh các trường tiểu học tại một số vùng của tỉnh Nghệ An năm 2006”, Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng Viện sốt rét - KST - CT Trung ương, số 4/năm 2007, trang 92. 9. Phan Bá Ước, Hoàng Đình Ngọc, Nguyễn Thị Nga, Hồ Duy Sỹ và cs (2009) “Tình hình nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học huyện Quỳnh Lưu Nghệ An sau 5 năm điều trị bằng Anbendazol”, Tạp chí Phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương, số 1 năm 2009, trang 73.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_nhiem_giun_duong_ruot_va_hieu_qua_tay_giun_hang_lo.pdf
Tài liệu liên quan