Qua khảo sát 142 trường hợp nhiễm trùng
da tại Khoa Tổng Hợp cho thấy: Nam nhiều hơn
nữ (60,6% so với 39,4%) đa phần từ 1 đến 5 tuổi
(69%) lứa tuổi chưa tự chủ vệ sinh được phù hợp
với nghiên cứu của Trương Công Đầy(12) và
Nguyễn Thị Tập(4).
Đa phần ở nội thành có thể do địa bàn của
bệnh viện chủ yếu là nhận bệnh từ các quận lân
cận, tỉ lệ nhiễm trùng da đơn thuần là 74,7%.
Tuy nhiên nhiễm trùng da có thể kèm theo nhiều
bệnh lý khác đặc biệt là nhiễm trùng đường hô
hấp, điều này phù hợp với nghiên cứu của các
tác giả trong và ngoài nước(1,2,4,8,11,12,14) vì trẻ em ở
lứa tuổi này đứng hàng đầu là bệnh lý nhiễm
trùng(6).
Qua nghiên cứu của chúng tôi có:
- 21 trường hợp (14,79%) sử dụng kháng sinh
đường uống
- 118 trường hợp (0,7%) sử dụng kháng sinh
tiêm bắp
- 118 trường hợp (83,1%) sử dụng kháng sinh
tiêm mạch
- 1 trường hợp (0,7%) phải truyền tĩnh mạch.
Tuy nhiên còn nhiều trường hợp giữa lâm
sàng, cận lâm sàng với điều trị chưa phù hợp:
Trong đó có 46 trường hợp (32,6%), mặc dù CRP
và bạch cầu máu không tăng cũng vẫn được sử
dụng kháng sinh đường tĩnh mạch. Có 1 trường
hợp CRP, bạch cầu máu không tăng nhưng sử
dụng tới 3 loại kháng sinh (Cefotaxim, Zinnat,
Erythromycin).
Trong khi đó kinh phí điều trị cho một
trường hợp nhiễm trùng da dùng kháng sinh
uống là 487.470 đồng, tiêm bắp là 575.000 đồng,
tiêm tĩnh mạch 743.820 đồng. Đặc biệt cho
những trường hợp phải truyền tĩnh mạch thì
kinh phí rất cao: 3.579.000 đồng.
Thời gian nằm viện cho các nhiễm trùng da
nếu dùng kháng sinh đường uống: 4,2 ngày,
tiêm bắp 5 ngày, tiêm mạch 5,93 ngày và truyền
tĩnh mạch 10 ngày. Điều này cũng phù hợp vì
thường bệnh phải chích kháng sinh mạch liều
cao thường là những bệnh nhi nặng và cũng
chứng tỏ rằng đối với nhiễm trùng da không thể
coi thường nó sẽ diễn tiến nặng, có thể phối hợp
với các bệnh khác và đặc biệt nó làm cho tốn
kém về tiền bạc mà còn tốn cả thời gian.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình nhiễm trùng da và vấn đề sử dụng kháng sinh tại khoa nội tổng hợp năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 1
TÌNH HÌNH NHIỄM TRÙNG DA VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH
TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP NĂM 2009
Nguyễn Thanh Hương*
TÓM TẮT
Đối tượng: Bệnh nhân bị Nhiễm trùng da nằm tại Nội Tổng Hơp năm 2009.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình hình nhiễm trùng da và vấn đề sử dụng kháng sinh tại Nội Tổng Hợp
năm 2009.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Khảo sát 142 Nhiễm trùng da, nam 60,6%, 69% từ 1-5 tuổi, 59,5% ở thành phố 74,7% nhiễm
trùng da đơn thuần (không đi kèm thêm 85,1% kháng sinh dùng đường tiêm mạch; 78% kháng sinh dùng
đường tĩnh mạch nhưng bạch cầu và CRP máu không tăng; Kinh phí cho một trường hợp nhiễm trùng da dùng
kháng sinh tiêm mạch là 743820, nếu truyền tĩnh mạch là 3579000. Thời gian nằm viện nếu dùng thuốc uống là
422, tiêm mạch là 5,93 ngày còn truyền tĩnh mạch là 10 ngày.
Kết luận: Nhiễm trùng da là bệnh thường gặp, vấn đề sử dụng kháng sinh cần cân nhắc để hiệu quả, an
toàn, kinh tế.
Từ khóa: Nhiễm trùng da.
ABSTRACT
SKIN INFECTION AND USING ANTIBIOTIC IN DEPARTEMENT GENERAL OF CHILDREN‘S
HOSPITAL 2 IN 2009
Nguyen Thanh Huong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 73 - 77
Objective: To study skin infection and using antibiotic in departement general of hospital pediatric number
2 in 2009.
Methods: Descriptive study.
Results: There are 142 children skin infection; male 60.6%; 69% from 1- ≤5 years; 74.7% only skin infection
(not add diseases difference); 85.1% to treat antibiotic by intraveinnous;78% to treat antibiotic by intraveinnous
but white cell blood and CRP no increase. The cost of a case of skin infection treatment is 743 820 VND if using
antibiotic injection and 3 579 000 if using antibiotic perfusion. Duration of hospital stay if using drugs by oral,
injection and perfusion are 4.22 days, 5.93 days and 10 days.
Conclusion: Skin infection is very common. Treatment by antibiotic should be considered carefully to be
effective, safety and economic.
Key words: Skin infection
ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua khảo sát mô hình bệnh tật tại Khoa Nội
Tổng Hợp năm 2007 cho thấy bệnh da và mô
dưới da đứng hàng thứ 4 (5,2%). Kinh phí điều
trị cho bệnh này đứng hàng thứ 3 trong 10 bệnh
thường gặp tại Khoa Nội Tổng Hợp. Tình hình
nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy tỉ
lệ nhiễm trùng da ở các nước đang phát triển
còn chiếm tỉ lệ khá cao, nhất là ở Việt Nam.
* Bệnh viện Nhi đồng 2
Tác giả liên lạc: BSCK2 Nguyễn Thanh Hương, ĐT:0903330294, Email:drngantran@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 2
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát tình hình nhiễm trùng da và vấn đề
sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội Tổng Hợp
năm 2009.
Mục tiêu chuyên biệt
Đặc điểm dịch tễ của bệnh nhiễm trùng da
tại Khoa Nội Tổng Hợp: Tuổi, giới, địa chỉ.
Xác định tỉ lệ nhiễm trùng da tại Khoa Nội
Tổng Hợp theo ICD 10.
Xác định tỉ lệ nhiễm trùng da, điều trị một
loại kháng sinh, 2 loại kháng sinh, từ 3 loại
kháng sinh trở lên.
Xác định tỉ lệ nhiễm trùng da sử dụng kháng
sinh uống.
Xác định tỉ lệ nhiễm trùng da sử dụng kháng
sinh chích.
Xác định tỷ lệ:
- Bạch cầu máu, CRP tăng, dùng kháng sinh
chích
- Bạch cầu máu, CRP không tăng dùng
kháng sinh chích.
Kinh phí cho một trường hợp nhiễm trùng da:
- Sử dụng kháng sinh uống
- Sử dụng kháng sinh chích.
Thời gian nằm viện của nhiễm trùng da.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
Dân số nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Tất cả trẻ nhập Khoa Nội Tổng Hợp 2009
được chẩn đoán là nhiễm trùng da theo ICD 10.
Tiêu chuẩn loại trừ
Hồ sơ không đầy đủ hoặc đang điều trị
chuyển khoa khác (VD: Chuyển Khoa Dịch Vụ).
Thu thập dữ liệu
Liệt kê biến số
Nhiễm trùng da theo ICD 10: L02, L03, L04,
L05, L08.
Giới: Nam, Nữ.
Tuổi: 1 tháng - < 1 tuổi, 1 tuổi - < 5 tuổi, 5 tuổi
- 15 tuổi.
Địa chỉ:
- Tỉnh
- Thành phố: Nội thành
- Ngoại thành: Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ,
Duyên Hải, Thủ Đức, Nhà Bè.
Thời gian điều trị: Từ lúc nhập khoa đến khi
xuất viện.
Bạch cầu máu tăng khi ≥ 15.000/m3; CRP
trong máu tăng ≥ 20mg/l
Phương pháp thu thập dữ liệu
Xử lý và phân tích dữ liệu: Dựa trên phần
mềm Epidata.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong nước
Tình hình bệnh tật và tử vong tại bệnh viện
tỉnh Daklak trong 3 năm 1999-2001 của bác sĩ
Nguyễn Hữu Huyên cho thấy bệnh tật chủ yếu
vẫn do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng cao nhất từ 0
– 4 tuổi trong đó có cả nhiễm trùng từ da.
Trong nghiên cứu của Trương Công Đầy
năm 2002 – 2003 tại khoa Nhi bệnh viện Đa Khoa
Tiền Giang, nhiễm trùng da đứng hàng thứ 5.
Còn theo Lê Thị Tập khảo sát mô hình bệnh tật
trẻ em tại khoa Nhi bệnh viện Bạc Liêu năm
2003, cho thấy bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh
trùng đứng hàng đầu, nhiễm trùng da đứng
hàng thứ 4.
Nước ngoài
Theo tác giả Joseph G. Morelli 17% bệnh
nhân tới khám tại Mỹ là bị nhiễm trùng da trong
đó chủ yếu là chốc, kế đó là nhọt và viêm mô
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 3
dưới da. Tác giả Dennis L.Stevens cũng có nhận
xét tương tự và nguyên nhân chủ yếu là do
Staphylococcus aureus.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dịch tễ
Của nhiễm trùng da tại Khoa Nội Tổng Hợp
qua 142 trường hợp nhiễm trùng da điều trị tại
Khoa Nội Tổng Hợp năm 2009.
Giới:
- Nam: 86 (60,6%)
- Nữ: 56 (39,4%)
Tuổi:
- 1tháng – < 1 tuổi: 36 (25,4%)
- 1 tuổi - < 5 tuổi: 96 (69%)
- > 5 tuổi – 15 tuổi: 8 (5,6%)
Địa chỉ:
- Tỉnh: 49 (34,5%)
- Thành phố:
+ Nội thành: 70 (49,3%)
+ Ngoại thành: 23 (10,2%)
Tỉ lệ nhiễm trùng da (ICD 10)
L02: Nhọt 115 (81%)
L03: Viêm mô tế bào: 12 (8,5%)
L08: Nhiễm trùng da và mô dưới da khu trú
khác 14 (9,9%)
L30: Viêm da khác 1 (0,7%)
Tỉ lệ nhiễm trùng da có bệnh đi kèm:
Nhiễm trùng da đơn thuần: 106 (74,7%)
Nhiễm trùng da + viêm đường hô hấp trên:
11 (7,7%)
Nhiễm trùng da + viêm đường hô hấp dưới:
6 (4,2%)
Nhiễm trùng da + tiên chảy: 9 (6,3%)
Nhiễm trùng da + nhiễm EBV, CMV: 2
(1,4%)
Nhiễm trùng da + sốt co giật: 3 (2,1%)
Nhiễm trùng da + rối loạn tiêu hóa: 2 (1,4%)
Nhiễm trùng da + suy dinh dưỡng: 1 (0,7%)
Nhiễm trùng da + abces hạch: 1 (0,7%)
Nhiễm trùng da + chấn thương mặt: 1 (0,7%)
Tỉ lệ nhiễm trùng da và kháng sinh điều trị
Kháng sinh uống:
- Amoxicillin: 5 (3,5%)
- Augmentin: 2 (1,4%)
- Ceclor: 1 (0,7%)
- Erythromycin: 2 (1,47%)
- Oxacillin: 7 (2,8%)
Kháng sinh chích:
- Cefotaxim: 2 (1,4%)
- Cefotaxim + Amikacin: 1 (0,7%)
- Cefotaxim + Oxalipen: 5 (3,5%)
- Oxalipen: 112 (78,9%)
- Oxalipen + Zinnat + Erythromycin: 1 (0,7%)
Đường dùng của kháng sinh
Đường dùng Bạch
cầu máu
CRP
máu
Uống Tiêm
bắp
Tiêm
mạch
Truyền
tĩnh mạch
Tổng
cộng
Không
tăng
13
(9,2%)
0 (0,0%) 46
(32,6%)
0 (0,0%) 59
(41,8%)
Tăng 6 (4,3%) 1 (0,7%) 74
(52,5%)
1 (0,7%) 82
(58,2%)
Tỉ lệ Bạch cầu máu + CRP tăng và đường
dùng kháng sinh
Bạch cầu, CRP máu không tăng:
- Uống: 13 (22%)
- Tiêm bắp: 0 (0%)
- Tiêm mạch: 46 (78%)
Bạch cầu, CRP máu tăng:
- Uống: 6 (7,3%)
- Tiêm bắp: 1 (1,2%)
- Tiêm mạch + truyền tĩnh mạch: 75 (91,4%)
Sử dụng 1 kháng sinh: 79 (96%)
Số kháng sinh dùng Bạch cầu
máu
CRP máu
1 loại kháng
sinh
2 loại
kháng sinh
3 loại
kháng sinh
Tổng
cộng
Không tăng 58 (40,8%) 1 (0,7%) 1 (0,7%) 60 (42,3%)
Tăng 79 (55,6%) 3 (2,1%) 0 (0,0%) 82 (57,7%)
Kinh phí cho một trường hợp nhiễm trùng
da
Sử dụng kháng sinh uống: 487.470 đồng.
Sử dụng kháng sinh tiêm bắp: 575.000 đồng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 4
Sử dụng kháng sinh tiêm mạch: 743.820
đồng.
Sử dụng kháng sinh truyền đường tĩnh
mạch: 3.579.000 đồng.
Thời gian nằm viện của nhiễm trùng da
Dùng kháng sinh:
- Uống: 4,22 ngày
- Tiêm bắp: 5 ngày
- Tiêm mạch: 5,93 ngày
- Truyền tĩnh mạch: 10 ngày
BÀN LUẬN
Qua khảo sát 142 trường hợp nhiễm trùng
da tại Khoa Tổng Hợp cho thấy: Nam nhiều hơn
nữ (60,6% so với 39,4%) đa phần từ 1 đến 5 tuổi
(69%) lứa tuổi chưa tự chủ vệ sinh được phù hợp
với nghiên cứu của Trương Công Đầy(12) và
Nguyễn Thị Tập(4).
Đa phần ở nội thành có thể do địa bàn của
bệnh viện chủ yếu là nhận bệnh từ các quận lân
cận, tỉ lệ nhiễm trùng da đơn thuần là 74,7%.
Tuy nhiên nhiễm trùng da có thể kèm theo nhiều
bệnh lý khác đặc biệt là nhiễm trùng đường hô
hấp, điều này phù hợp với nghiên cứu của các
tác giả trong và ngoài nước(1,2,4,8,11,12,14) vì trẻ em ở
lứa tuổi này đứng hàng đầu là bệnh lý nhiễm
trùng(6).
Qua nghiên cứu của chúng tôi có:
- 21 trường hợp (14,79%) sử dụng kháng sinh
đường uống
- 118 trường hợp (0,7%) sử dụng kháng sinh
tiêm bắp
- 118 trường hợp (83,1%) sử dụng kháng sinh
tiêm mạch
- 1 trường hợp (0,7%) phải truyền tĩnh mạch.
Tuy nhiên còn nhiều trường hợp giữa lâm
sàng, cận lâm sàng với điều trị chưa phù hợp:
Trong đó có 46 trường hợp (32,6%), mặc dù CRP
và bạch cầu máu không tăng cũng vẫn được sử
dụng kháng sinh đường tĩnh mạch. Có 1 trường
hợp CRP, bạch cầu máu không tăng nhưng sử
dụng tới 3 loại kháng sinh (Cefotaxim, Zinnat,
Erythromycin).
Trong khi đó kinh phí điều trị cho một
trường hợp nhiễm trùng da dùng kháng sinh
uống là 487.470 đồng, tiêm bắp là 575.000 đồng,
tiêm tĩnh mạch 743.820 đồng. Đặc biệt cho
những trường hợp phải truyền tĩnh mạch thì
kinh phí rất cao: 3.579.000 đồng.
Thời gian nằm viện cho các nhiễm trùng da
nếu dùng kháng sinh đường uống: 4,2 ngày,
tiêm bắp 5 ngày, tiêm mạch 5,93 ngày và truyền
tĩnh mạch 10 ngày. Điều này cũng phù hợp vì
thường bệnh phải chích kháng sinh mạch liều
cao thường là những bệnh nhi nặng và cũng
chứng tỏ rằng đối với nhiễm trùng da không thể
coi thường nó sẽ diễn tiến nặng, có thể phối hợp
với các bệnh khác và đặc biệt nó làm cho tốn
kém về tiền bạc mà còn tốn cả thời gian.
KẾT LUẬN
Nhiễm trùng da là một bệnh thường gặp
đứng hàng thứ 4 trong 10 bệnh thường gặp tại
Khoa Nội Tổng Hợp (Nguyễn Thanh Hương,
“Mô hình bệnh tật”(9).
Thường gặp ở nam (60,6%), nhiều hơn nữ
(39,4%), đa phần ở lứa tuổi từ 1 đến dưới 5
tuổi (69%), phần lớn ở thành phố (59,5%).
Trong đó 71,7% nhiễm trùng da đơn thuần,
phần còn lại nhiễm trùng da có thể kèm với
một bệnh lý khác.
Kháng sinh hiện giờ vẫn còn sử dụng khá
hiệu quả với nhiễm trùng da vẫn là Oxalipen
(cả uống và chích) nghiên cứu của chúng tôi
là 78,9%.
Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh cần được
cân nhắc hơn vì có tới 46 trường hợp (32,6%0 CRP
và bạch cầu máu không tăng nhưng vẫn sử dụng
kháng sinh đường tiêm mạch.
Kinh phí cho một trường hợp nhiễm trùng
da nếu sử dụng kháng sinh uống: 487.470 đồng,
tiêm bắp 575.000 đồng, tiêm mạch 743.820 đồng,
đặc biệt sử dụng kháng sinh truyền đường tĩnh
mạch 3.579.000 đồng và thời gian nằm viện của
nhiễm trùng da cũng tỉ lệ thuận với đường dùng
kháng sinh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 5
KIẾN NGHỊ
Cần giáo dục cho các bà mẹ trên các phương
tiện truyền thông, tại các nhà trẻ, mẫu giáo cách
vệ sinh cá nhân, vệ sinh da khi có tổn thương để
làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng da nhất là nhiễm
trùng da nặng.
Cần có phác đồ chuẩn để hướng dẫn cách
sử dụng kháng sinh trong nhiễm trùng da vì
nó còn phụ thuộc cảm nhận của bác sỹ trước
người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2000), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD
10), NXB Y Học Hà Nội.
2. Đào Ngọc Diễn và cs (1981 – 1990),”Mô hình bệnh tật suy dinh
dưỡng trẻ em tại Viện Nhi”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu
khoa học viện BVSKTE, tr.75 – 86.
3. Đoàn Thị Minh Thúy (2000-2004) “Mô hình bệnh tật và tử
vong tại bệnh viện đa khoa khu vực Xuân Lộc”.
4. Lê Thị Tập (2003) “Mô hình bệnh tật và tử vong trẻ em tại bệnh
viện đa khoa tỉng Bạc Liêu”.
5. Lê Văn Thiềng, Đinh Thị Hiền (1991 – 1993), “Mô hình bệnh tật
và tử vong tại bệnh viện bảo vệ sức khỏe trẻ em”. Tạp chí Y
học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 5 (4), tr. 165 – 174.
6. Mai Văn Thành và cs (2001). “Mô hình bệnh tật và tử vong tại
khoa nhi Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai trong vòng 10 năm
(1991 – 2000)”. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản
tập 5 (4), tr. 165 – 174.
7. Nguyễn Hữu Huyên (2002), “Nghiên cứu tình hình bệnh tật và
tử vong trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đalak trong 3 năm
(1999 – 2001)”. Hội nghị Nhi khoa toàn quốc, tr. 36 – 42.
8. Nguyễn Thanh Hương và cs (2007). “Khảo sát tình hình bệnh
tật tại Nội Tổng Hợp năm 2007”
9. Nguyễn Thu Nhạn và CS (1980 – 1985), “Điều tra cơ bản về
tình sức khỏe và bệnh tật trẻ em ở Tây Nguyên và hậu Giang”.
Kỷ yếu viện BVBMTE, tr. 14 – 21.
10. Tô Văn Hải, Vũ Thúy Hồng (2000), “Cơ cấu bệnh tật và yếu tố
liên quan tới các bệnh thường gặp tại khoa Nhi Bệnh viện
Thanh Nhàn trong 3 năm (1997 – 1999)”. Hội nghị Nhi khoa
toàn quốc, tr. 43 – 50
11. Trương Thị Thanh Ngân (2000), “Tình hình bệnh tật và tử
vong trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Đalak trong 5 năm (1995 –
1999)”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản
Y học Hà Nội, tr. 27 – 40.
12. Trương Công Đầy (2004), “Mô hình bệnh tật và tử vong trẻ em
tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm
2000 – 2002”. Luận án chuyên khoa cấp II.
13. UNICEF (2000), “Adolescent health and development”, pp. 47
– 48.
14. UNICEF (2000), “Children health balance sheet”, pp. 20 – 25.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 6
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_nhiem_trung_da_va_van_de_su_dung_khang_sinh_tai_kh.pdf