Đề bài: Hãy phân tích tình hình nuôi trồng thủy sản (chọn một đối tượng cụ thể như
tôm biển, tôm càng xanh, cá tra ) trong thời gian qua. Nếu anh chị là lãnh đạo ngành
thủy sản địa phương (địa phương cụ thể), hãy đưa ra các chính sách và giải pháp cụ thể
để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững trong tương lai
Lời giới thiệu:
rong mấy tháng đầu năm 2010, bà con nông dân ở các tỉnh miền Trung đang
gặp khó khăn lớn với dịch bệnh trên tôm chân trắng khiến nhiều ao nuôi xuất
hiện tình trạng tôm chết hàng loạt. Theo bà Hoàng Thị Kim Yến, trưởng
phòng kỹ thuật của chi cục phân tích rằng, nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt là do
nhiễm virus đốm trắng tồn lưu trong môi trường.
Dù chưa đến kỳ thu hoạch nhưng trước tình trạng dịch bệnh tràn lan,
nhiều người nuôi tôm ở Quảng Nam phải vớt tôm để “chạy dịch”.
Từ cuối năm 2009, do tâm lý đón giá cao mà người dân đã “làm liều” thả tôm trái vụ
một cách tự phát khiến 10ha nuôi tôm ở Quảng Nam đã nhiễm bệnh đốm trắng.
Hơn nữa, người dân đã chủ quan không thực hiện đúng quy trình cải tạo ao, xử lý
nước, mật độ thả giống quá dày từ 150-200 con/m
2
(trong khi theo khuyến cáo của
ngành là từ 60 – 80 con/m
2
) khiến môi trường nhiễm chất hữu cơ nặng tạo điều kiện cho
virus đốm trắng phát triển.
Một nguyên nhân khác là do người dân mua tôm giống trôi nổi trên thị trường, không
qua kiểm dịch, giống không đảm bảo chất lượng góp phần tăng mầm bệnh trên tôm.
TThế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 3
Cũng theo bà Yến, do nuôi tôm chân trắng với mật độ quá dày nên mức độ ô nhiễm
môi trường cũng cao gấp 10 lần so với nuôi tôm sú trước đây.
Trước tình hình trên, sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam có công văn gửi các huyện,
thành phố trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thả nuôi
theo đúng lịch thời vụ cũng như xử lý kịp thời những ổ dịch. Sở cũng yêu cầu Chi cục
Nuôi trồng thủy sản tăng cường kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh tôm giống trên
địa bàn tỉnh, phối hợp tham với Thanh tra Sở xử phạt nghiệm những trường hợp không
đảm bảo điều kiện theo quy định đồng thời tiến hành quan trắc môi trường tại lưu vực
sông và giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi, chất lượng tôm giống.
Tuy nhiên, bất chấp khuyến cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ vẫn tái
thả giống dù chưa được sự kiểm soát về môi trường đã khiến dịch bệnh kéo dài, thiệt hại
cho hàng trăm hộ dân nuôi tôm khác trong vùng với số tiền tính bằng tỷ đồng.
14 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2941 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình nuôi trồng tôm thẻ chân trắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 1
Đề bài: Hãy phân tích tình hình nuôi trồng thủy sản (chọn một đối tượng cụ thể như
tôm biển, tôm càng xanh, cá tra…) trong thời gian qua. Nếu anh chị là lãnh đạo ngành
thủy sản địa phương (địa phương cụ thể), hãy đưa ra các chính sách và giải pháp cụ thể
để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững trong tương lai.
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 2
Lời giới thiệu:
rong mấy tháng đầu năm 2010, bà con nông dân ở các tỉnh miền Trung đang
gặp khó khăn lớn với dịch bệnh trên tôm chân trắng khiến nhiều ao nuôi xuất
hiện tình trạng tôm chết hàng loạt. Theo bà Hoàng Thị Kim Yến, trưởng
phòng kỹ thuật của chi cục phân tích rằng, nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt là do
nhiễm virus đốm trắng tồn lưu trong môi trường.
Dù chưa đến kỳ thu hoạch nhưng trước tình trạng dịch bệnh tràn lan,
nhiều người nuôi tôm ở Quảng Nam phải vớt tôm để “chạy dịch”.
Từ cuối năm 2009, do tâm lý đón giá cao mà người dân đã “làm liều” thả tôm trái vụ
một cách tự phát khiến 10ha nuôi tôm ở Quảng Nam đã nhiễm bệnh đốm trắng.
Hơn nữa, người dân đã chủ quan không thực hiện đúng quy trình cải tạo ao, xử lý
nước, mật độ thả giống quá dày từ 150-200 con/m2 (trong khi theo khuyến cáo của
ngành là từ 60 – 80 con/m2) khiến môi trường nhiễm chất hữu cơ nặng tạo điều kiện cho
virus đốm trắng phát triển.
Một nguyên nhân khác là do người dân mua tôm giống trôi nổi trên thị trường, không
qua kiểm dịch, giống không đảm bảo chất lượng góp phần tăng mầm bệnh trên tôm.
T
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 3
Cũng theo bà Yến, do nuôi tôm chân trắng với mật độ quá dày nên mức độ ô nhiễm
môi trường cũng cao gấp 10 lần so với nuôi tôm sú trước đây.
Trước tình hình trên, sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam có công văn gửi các huyện,
thành phố trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thả nuôi
theo đúng lịch thời vụ cũng như xử lý kịp thời những ổ dịch. Sở cũng yêu cầu Chi cục
Nuôi trồng thủy sản tăng cường kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh tôm giống trên
địa bàn tỉnh, phối hợp tham với Thanh tra Sở xử phạt nghiệm những trường hợp không
đảm bảo điều kiện theo quy định đồng thời tiến hành quan trắc môi trường tại lưu vực
sông và giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi, chất lượng tôm giống.
Tuy nhiên, bất chấp khuyến cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ vẫn tái
thả giống dù chưa được sự kiểm soát về môi trường đã khiến dịch bệnh kéo dài, thiệt hại
cho hàng trăm hộ dân nuôi tôm khác trong vùng với số tiền tính bằng tỷ đồng.
Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên gia nhập vào Việt Nam năm 2000 và được phát triển
tại nhiều địa phương như Ninh Thuận, Bình huận, Phú Yên, Khánh Hòa và lan rộng
khắp cả nước. Trong mấy năm gần đây, nhiều hộ nuôi tôm sú đã bị lỗ, khi chuyển sang
nuôi tct đã thắng to. Do thời gian thu hoạch của tôm chân trắng ngắn hơn tôm sú
(khoảng 3 tháng với năng suất 15 tấn/ha) nên việc phòng bệnh và tránh rủi ro tốt hơn.
Theo hiệp hội nuôi tôm thế giới, các mặt hàng chế biến từ tôm chân trắng chiếm 2/3
tiêu thụ tôm toàn cầu. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang trên đà phát triển, tôm cỡ
nhỏ và giá thành rẽ đang là lựa chọn số một. Theo tính toán của các chuyên gia thủy sản,
giá thành nuôi 1kg tôm chân trắng nguyên liệu chỉ gần 30000đ, trong khi nuôi 1kg tôm
sú tốn hơn gấp đôi, từ 65000 – 75000đ. Giá đầu tư thấp, năng suất cao, kích cỡ tôm phù
hợp với nhu cầu tiêu dùng thế giới là điều kiện để tct lên ngôi.
Trong khi đó, giai đoạn từ 2001 đến 2006, trong khi tôm sú duy trì ở một sản lượng
nhất định, thì ở châu Á , sản lượng tôm chân trắng nhảy vọt lên từ 1,5 – 1,6 triệu tấn và
ước đoán đạt 1,8 triệu tấn vào năm 2009.
1. Tình hình năm 2007:
Năm 2007, nhiều hộ nuôi tôm sú đã mạnh dạn chuyển sang nuôi tôm chân trắng vì
nhu cầu thực tế thị trường lúc bấy giờ. Thị trường đã ưu chuộng loại tôm chân trắng
khiến tình hình xuất khẩu tôm sú gặp khó.
Tổng sản lượng nuôi tôm trên toàn thế giới năm 2007 đạt khoảng 3,3 triệu tấn, trong
đó, tct chiếm khoảng 63%. Ngay tại châu Á, “quê nhà” của tôm sú, trong tổng sản lượng
tôm năm 2007 ước tính khoảng 2,65 triệu tấn thì tôm chân trắng cũng chiếm tới 57%,
riêng Trung Quốc tôm chân trắng chiếm gần 80% trong tổng sản lượng 1 triệu tấn của
nước này.
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 4
Bài báo cáo của TS. James Anderson trong hội nghị dự báo toàn cầu cho lãnh đạo
nuôi trồng thủy sản tháng 11/2007 tại Tây Ban Nha nêu rõ tổng sản lượng tôm nuôi toàn
cầu tăng trưởng chủ yếu do sự gia tăng mạnh mẽ của sản lượng tôm chân trắng, loài tôm
có nguồn gốc Nam Mỹ được đưa vào nuôi tại các nước châu Á từ năm 2001. Với những
tiến bộ vượt bậc tại châu Á, tôm chân trắng đang và sẽ quyết định thị trường tôm toàn
cầu trong những năm sắp tới.
Thế nhưng, chúng ta đã đi chậm sau Thái Lan về tôm thẻ chân trắng. Năm 2000,
nước này chuyển mạnh từ tôm sú sang tôm chân trắng, năm 2001 đã đạt thành công và
đến nay tôm chân trắng chiếm trên 90% diện tích nuôi tôm của Thái Lan. Hiện công
nghệ nuôi tôm chân trắng của nước này đã tiến rất xa.
Còn tại Việt Nam, vào năm 2007, đã có thông tin cho rằng Bộ Thủy sản (củ) đã ra
quyết định cấm nuôi tôm chân trắng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân
của lệnh cấm này đó là vào khoảng năm 2003, một vài tỉnh miền Trung và Công ty
Duyên Hải (tỉnh Bạc Liêu) đã nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng. Ở miền Trung, kết
quả thử nghiệm tương đối khá, nông dân thu được lợi nhuận, nhưng ở Bạc Liêu thì thất
bại. Sau này, nguyên nhân mới xác định là do Công ty Duyên Hải nhập giống kém chất
lượng và không vững kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng.
Cùng thời điểm đó, dư luận (cả một số nhà khoa học) cho rằng tôm thẻ này là nguyên
nhân lan truyền bệnh Taura. Từ chuyện Bạc Liêu nuôi không thành công và những lo
lắng về mầm bệnh trên tôm thẻ chân trắng, nên vào khoảng năm 2004, Bộ Thủy sản đã
quyết định cấm- kể cả nuôi thử nghiệm giống tôm này ở ĐBSCL, do sợ ảnh hưởng tôm
sú.
Sau khi có lệnh cấm, Bộ Thủy sản đã tổ chức hai hội thảo về con tôm này, nhưng ý
kiến “bênh” cũng như “chống” vẫn chưa rõ ràng.
Nhưng sau đó, báo chí lại đưa tin Bộ Thủy sản không cấm mà chỉ có chỉ thị yêu cầu
nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú riêng biệt, không được nuôi chung vì dễ lây lan dịch
bệnh.
Từ những tin tức không thiết thực như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư nuôi
tct của người dân. Họ đã không dám mạnh dạng phát triển các mô hình nuôi có thể đem
lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng-Phó Chủ tịch VASEP, Việt Nam
càng lừng chừng với con tôm thẻ chân trắng bao nhiêu, Thái Lan càng mừng thầm trong
bụng vì như vậy họ bớt đi một đối thủ vô cùng tiềm năng. Ông Dũng nói thẳng những
bức xúc của mình về vấn đề tôm thẻ chân trắng: “Đầu tiên phải đặt câu hỏi là tại sao lại
có chủ trương nuôi một con mà không nuôi đồng thời cả hai con (tôm sú và tôm thẻ chân
trắng). Giữa hai con đó không nên chọn một, thay vào đó chọn cả hai có hay hơn không.
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 5
Trong ngành nông nghiệp còn có chủ trương đa cây, đa con cơ mà. Nói tóm lại chúng ta
không nên độc canh, một khi thế giới thay đổi khẩu vị chúng ta sẽ trở tay không kịp”.
Năm 2007, một vấn đề khác đã khiến giới khoa học cũng như quản lý thủy sản nước
ta e ngại là khả năng lây bệnh Taura của tôm chân trắng sang tôm sú cũng được ông
Dũng thông tin: “Hiện tôm chân trắng, nước ngoài đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch
bệnh còn tôm sú thì chưa. Tôi không hiểu sao lại có ý kiến cho rằng tôm chân trắng lây
bệnh sang tôm sú trong khi bản thân con tôm sú lại đang có rất nhiều bệnh. Sợ tôm chân
trắng đổ bệnh cho tôm sú khác gì chuyện bệnh nhân muốn vào viện nhưng lại sợ lây
bệnh từ bác sĩ.
Ông còn nhận định rằng: “Nuôi tôm chân trắng ở ĐBSCL là đòi hỏi bức thiết, đúng
quy luật sản xuất và đáp ứng theo nhu cầu thị trường. Thống kê cho thấy trong 10 tháng
của năm 2007, khối lượng tôm đông lạnh của Việt Nam giảm 4%, giá trị giảm 0,2%
cũng bởi chúng ta vẫn chỉ chú trọng vào mỗi con tôm sú. Tôi phải nhấn mạnh năng lực
cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam đang đi xuống nên rất cần phải phát triển tôm chân
trắng chứ không phải là ý kiến tranh luận cá nhân".
Bên cạnh đó, giá trị kinh tế mà tôm chân trắng mang lại rất cao. Những ưu điểm của
tôm chân trắng: năng suất cao, vỏ mềm dễ chế biến còn có ưu điểm nổi trội là sức đề
kháng tốt và thời gian thu hoạch nhanh. Tôm chân trắng nuôi đến tháng thứ 3 đã thu
hoạch được trong khi đó tôm sú phải nuôi trên 4 tháng. Đặc điểm của tôm nuôi nói
chung từ tháng thứ 3 trở đi rất dễ nhiễm bệnh nên tôm chân trắng đỡ rủi ro hơn vì thu
hoạch sớm.
Sở dĩ quá trình nuôi tôm chân trắng lúc đầu gặp khó khăn là do quản lý lỏng lẻo, dân
toàn mua phải giống tôm chân trắng thải loại từ Trung Quốc nên nuôi dễ bị bệnh. Khi đã
bị bệnh rồi, các nhà quản lý lại cho rằng tôm chân trắng hay bị bệnh. Còn tại đất nước
lán giềng Thái Lan, họ có cách làm giống tôm chân trắng rất hay. Họ quản lý chặt chẽ,
chỉ cho 7 cơ sở (những cơ sở này đều đạt chuẩn) nhập tôm bố mẹ sạch bệnh về nhân
giống. Cách làm thông minh đó chính là quản lý từ gốc. Sản xuất giống tôm chân trắng
sạch bệnh rất dễ với một điều kiện duy nhất là cần có tôm bố mẹ sạch bệnh. Hiện trên
thế giới có 2 nơi sản xuất được tôm chân trắng sạch bệnh là Thái Lan và Hawaii. Từ đó,
có thể rút ra bài học là: chúng ta nên cấm nhập tôm giống mà nên nhập tôm bố mẹ sạch
bệnh và chỉ cho những cơ sở đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia sản xuất mà thôi.
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 6
Phó chủ tịch VASEP Nguyễn Hữu Dũng khẳng
định trong những năm tới, Việt Nam có thể theo kịp
Thái Lan về xuất khẩu tôm chân trắng là mặt hàng
thuỷ sản giá rẻ đang được thế giới ưa chuộng.
2. Tình hình năm 2008:
Từ những lợi ích cũng như hiệu quả của việc
nuôi tôm chân trắng mang lại, năm 2008, Việt Nam
cho phép người dân nuôi tôm chân trắng theo hình
thức thâm canh nhưng phải đảm bảo các điều kiện
theo tiêu chuẩn 28 mà Bộ vừa ban hành. Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận vẫn
được nuôi tôm chân trắng theo nhu cầu của nhà đầu tư và nằm trong vùng quy hoạch của
địa phương.
Chủ trương này của Bộ NN-PTNT được cụ thể hoá tại Chỉ thị 228 về việc phát triển
nuôi tôm chân trắng, do Thứ trưởng Nguyễn Việt Thắng ký ngày 25/1. Theo đó, trại sản
xuất tôm giống tại các tỉnh thuộc ĐBSCL phải nằm trong vùng sản xuất giống tập trung
đã được Bộ quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, có công suất 500 triệu tôm
PL15 trở lên.
Riêng đối với trại giống tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận có thêm yêu cầu
là phải nằm trong vùng đã được địa phương quy hoạch, nhưng công suất giảm một nửa
so với trại tôm ở ĐBSCL (tối thiểu 250 triệu tôm PL15/năm).
Việc nuôi tôm phải được thực hiện nghiêm theo tiêu chuẩn 28 TCN 191: 2004 vùng
nuôi tôm; điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được ban hành kèm theo Quyết
định số 02/2004/QĐ-BTS, ngày 14/1/2004, của Bộ Thủy sản trước đây.
Tôm chân trắng phát triển tốt, cho năng suất cao, giá thành thấp, góp phần đa dạng
hóa đối tượng nuôi và sản phẩm xuất khẩu. Song, việc nuôi tôm chân trắng hiện chỉ hạn
chế ở một số tỉnh, thành nhất định. Thời gian qua, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản
III đã nghiên cứu sản xuất giống và nuôi khảo nghiệm tôm chân trắng, nhìn chung quản
lý và phát triển đúng hướng, cơ bản đảm bảo an toàn sinh học, trình độ kỹ thuật nhiều
nơi được cải thiện.
Tôm chân trắng đã và đang nuôi phát triển theo chiều hướng tốt trên vùng đất thịt,
đất cát từ Quảng Ninh đến Bình Thuận. Sản lượng tôm chân trắng chiếm 5-7% sản lượng
tôm nuôi trên phạm vi cả nước. Nhiều cơ sở nuôi đạt năng suất cao, từ 12-14 tấn/ha, hiệu
quả kinh tế khá, thị trường thế giới có nhu cầu lớn.
Thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy, tại các tỉnh ĐBSCL, việc nuôi tôm sú cũng bị
“đe dọa” do phải cạnh tranh gay gắt với tôm chân trắng. Giá thành nuôi 1kg tôm chân
Tôm chân trắng đang được các nước
nhập khẩu ưa chuộng.
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 7
trắng nguyên liệu chỉ gần 30.000 đồng, trong khi nuôi 1kg tôm sú tốn 65.000-75.000
đồng, nếu bán ở mức đó thì người nuôi thường bị lỗ. Thị phần mặt hàng tôm sú chế biến
giảm mạnh do ảnh hưởng của việc tăng sản lượng xuất khẩu tôm chân trắng từ các nước
Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan.
Trong khi đó, người tiêu dùng thế giới có xu hướng chuyển qua ăn tôm chân trắng do
giá loại tôm này đang rẻ hơn tôm sú Việt Nam từ 30-50%. Giá tôm sú nguyên liệu tại Cà
Mau đang ở mức 160.000 đồng/kg loại 20 con; 104.000 đồng/kg loại 30 con. Đây là một
thực trạng đáng lo ngại: tôm sú khó cạnh tranh, trong khi đó tôm chân trắng chiếm
khoảng gần 70% tổng sản lượng tôm toàn cầu.
Do vậy, mặc dù cho phép đa dạng hoá đối tượng nuôi, Bộ NN-PTNT khuyến cáo
trong những năm tới tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ lực tại ĐBSCL. Chủ trương của
Bộ là cho phép nuôi tôm chân trắng để đa dạng hoá đối tượng nuôi và sản phẩm xuất
khẩu trong thời kỳ hội nhập, tận dụng tiềm năng diện tích đủ điều kiện nuôi. Song, cần
tránh tình trạng nuôi ồ ạt không đủ điều kiện dẫn đến rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Những thành quả đạt được tại các địa phương: sau 3 tháng nuôi thả, năng suất bình
quân đạt từ 10-12 tấn/ha, với giá bán 60.000-65.000 đồng/kg (loại 70-75 con/kg), tính ra
mỗi ha lợi nhuận khoảng 250 triệu đồng, cao hơn nhiều so với tôm sú. Tôm thẻ chân
trắng có ưu thế là thời gian nuôi ngắn hơn, tôm phát triển đồng đều, sử dụng nguồn thức
ăn cho tôm ít hơn và giá cao hơn tôm sú khoảng 5%. Tuy nhiên, qui trình kỹ thuật nuôi
tôm thẻ chân trắng được thực hiện nghiêm ngặt hơn so với nuôi tôm sú, nhất là khâu xử
lý ao nuôi, môi trường nước và nhiều yếu tố khác có liên quan quá trình phát triển của
con tôm. Một khó khăn nữa là tôm giống phải nhập về từ các tỉnh miền Trung với giá
thành cao tù 50-55 đồng/con. Còn muốn sản xuất tôm giống thì các doanh nghiệp lớn, có
công nghệ cao mới có thể sản xuất được và phải nhập giống bố mẹ từ nước ngoài về.
Cũng trong năm 2008, tại một số tỉnh như Sóc
Trăng, Trà Vinh, Cà Mau…, bà con đã nuôi tôm
thẻ chân trắng ngoài vùng qui hoạch với hy vọng
gỡ lại thua lỗ trong nuôi tôm sú.
Còn tại Thanh Hóa, mặc dù diễn biến thời tiết
bất lợi, việc nuôi tôm gặp nhiều khó khăn, nhưng
tại cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Trần
Văn Đồng, thôn 1, xã Hải An, huyện Tĩnh Gia vẫn
đạt sản lượng 2 vụ là 85 tấn, thu lợi nhuận trên 1,5
tỷ đồng. Để đạt được kết quả như trên là do anh Đồng đã mạnh dạn đầu tư khu ao nuôi,
thực hiện đúng quy trình khoa học nuôi tôm công nghiệp.
Các mô hình nuôi tôm chân trắng được phát triển rộng rãi. Trong đó, mô hình nuôi
đem lại hiệu quả cao như nuôi tôm chân trắng trong ao nước lợ có độ mặn thấp, nuôi tôm
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 8
trên cát… Trong đó, mô hình nuôi tôm trong ao nước lợ có độ mặn thấp đem lại hiệu quả
khả quan:
Tại điểm hộ ông Lê Minh Ký ở TP Tam Kỳ, 200 nghìn con tôm giống được thả
nuôi từ ngày 18/4. Sau 2,5 tháng, kết quả bước đầu cho thấy, tôm thẻ sống và sinh
trưởng tốt ở ao nuôi có nồng độ muối thấp (đầu vụ nuôi độ mặn 0,5-1‰ và cuối vụ là 5-
6 ‰); tỉ lệ sống đạt trên 65%. Trọng lượng bình quân tôm đạt 100 con/kg. Sản lượng
tôm đạt trên 1,2 tấn, năng suất trên 4 tấn/ha, với giá bán 54.000 đồng/kg, tổng thu 64,8
triệu (216 triệu đồng/ha), sau khi trừ chi phí (34,8 triệu đồng) lãi 30 triệu đồng (lãi 100
triệu đồng/ha).
Tại TP Hội An, 0,7 ha tôm được thả nuôi từ ngày 16/5, tỉ lệ sống gần 100%. Đến
ngày 04/8 vừa qua (sau 80 ngày nuôi), tôm đã được thu hoạch với sản lượng 3,5 tấn,
năng suất 5 tấn/ha, với giá bán 43.000 đồng/kg, tổng thu 150,5 triệu (215 triệu đồng/ha),
sau khi trừ chi phí (125,5 triệu đồng) lãi 25 triệu đồng (lãi 35,7 triệu đồng/ha).
Còn tại Quảng Bình, nuôi tôm trên cát cũng thu được lãi lớn:
Xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch có rất nhiều diện tích đồi cát bị bỏ hoang do
không thích hợp với việc cánh tác các loại cây lương thực, thực phẩm. Qua quá trình đọc
sách báo, xem truyền hình, thấy ở các tỉnh Nam Trung Bộ như Khánh Hoà, Ninh Thuận,
Bình Thuận có nhiều mô hình nuôi tôm trên cát đưa lại hiệu quả kinh tế cao, trong khi đó
ở quê mình diện tích đồi cát bỏ hoang thì nhiều vô kể, anh Nguyễn Thanh Sơn, một nông
dân ở thôn Xuân Hoà đã mạnh dạn nhận đấu thầu 9.000m2 đất cát để cải tạo thành lập
trang trại nuôi tôm.
Trên diện tích này, anh Nguyễn Thanh Sơn đã đầu tư 800 triệu đồng để đào dựng
ao hồ và xây dựng hệ thống đường giao thông phục vụ cho trang trại. Vụ nuôi tôm năm
nay, trên 9.000m2 ao tôm, gia đình anh Sơn đã thả nuôi 15 vạn con tôm thẻ chân trắng.
Nhờ áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn, sau 3 tháng, đến nay
trang trại của anh đã thu về 15 tấn tôm, trừ các khoản chi phí còn lãi 300 triệu đồng. Từ
những thành công ban đầu, anh Sơn dự định sẽ mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân
trắng lên 20.000m2.
3. Tình hình năm 2009:
Bước sang những tháng đầu năm 2009, ngươi nuôi tôm chân trắng ở các tỉnh lại gặp
phải dịch bệnh Taura.
Theo thông tin cập nhật ngày 27/03/2009, kết quả xét nghiệm của Viện Nghiên cứu
nuôi trồng thủy sản II Nha Trang tại hai cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng của TP
Tuy Hòa, hai hồ nuôi tôm thẻ thương phẩm ở huyện Đông Hòa cho biết đã xuất hiện
bệnh Taura. Hiện nay, huyện Đông Hòa đã có 1,4ha, huyện Tuy An hơn 2,5ha mắc bệnh
này.
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 9
Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn Phú Yên đã yêu cầu phòng kinh tế, nông
nghiệp-phát triển nông thôn các huyện, thành phố ven biển tập trung chỉ đạo giải quyết
bệnh taura trên tôm thẻ chân trắng. Đối với tôm thẻ chân trắng thương phẩm nhiễm
bệnh, tiến hành điều trị bằng dung dịch Chlorine theo chương trình phòng chống bệnh
thủy sản. Đối với tôm thẻ chân trắng giống nhiễm bệnh thì tiêu hủy, cách ly, tăng cường
kiểm tra chất lượng tôm trước khi xuất trại. Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra
quan trắc môi trường các vùng nuôi, có kết quả kịp thời giúp người nuôi tôm chủ động
hơn trong phòng ngừa dịch bệnh.
Ngày 25/09/2009, nhằm hạn chế việc phát sinh và lây lan dịch bệnh trên tôm sú và
tôm thẻ chân trắng trên địa bàn trong mùa vụ nuôi tôm 2010, tỉnh Tiền Giang thực hiện
việc ngắt lịch thời vụ đối với các vùng nuôi tôm.
Còn tại Tp HCM, ngày 12/06/2009 đã xây dựng mô hình thực nghiệm nuôi tôm thẻ
chân trắng:
Năm 2008, tình hình dịch bệnh đã gây khó khăn các mô hình nuôi tôm sú, nhiều
hộ nông dân huyện Cần Giờ, TPHCM chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, với tổng
diện tích toàn huyện trên 289ha, 243 hộ nuôi. Trước tình hình trên, Trung tâm Khuyến
nông TPHCM đã xây dựng mô hình thực nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cần
Giờ, nhằm đem lại hiệu quả và đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, an
toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng được triển khai tại hộ ông Trần Hoàng Phong,
ấp Lý Hoà Hiệp, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, với diện tích 0,8ha từ tháng 11/2008 đến
tháng 6/2009, đạt 2 vụ nuôi. Con giống loại Postlarva 8, được sản xuất từ Công ty
TNHH 101, tỉnh Ninh Thuận. Mật độ thả nuôi tôm thẻ chân trắng 80 con/m2, thức ăn
công nghiệp chuyên dùng cho tôm thẻ chân trắng, độ pH đạt trên 7.5, nuôi không thoát
nước từ ao nuôi, nước thải được bơm vào ao chứa thải để xử lý trước khi thải ra mô
trường…
Chi phí đầu tư nuôi trên 200 triệu đồng/0,8 ha/vụ gồm giống, thức ăn, nhiên liệu,
thuốc, hoá chất… Sau 80 – 90 ngày nuôi, tỷ lệ sống trên 80%, trọng lượng tôm 100 –
110 con/kg.
Vụ nuôi từ tháng 11/2008 đến tháng 02/2009, sản lượng đạt 4,9 tấn/0,8 ha, giá
bán 62.000 đồng/kg, nông hộ lãi trên 100 triệu đồng. Vụ nuôi từ tháng 3 – 6/2009, sản
lượng ước đạt trên 5 tấn, giá bán 48.000 đồng/kg, nông hộ lãi trên 40 triệu đồng. Sản
lượng vụ nuôi từ tháng 3 – 6/2009 cao hơn vụ nuôi trước, do thời tiết thuận lợi, các yếu
tố môi trường thích hợp và ổn định để tôm phát triển tốt…
Qua 2 vụ nuôi trong năm, để giảm rủi ro dịch bệnh, phát triển nuôi an toàn, Thạc
sĩ Trần Bùi Ngọc Lê, Phó trưởng Phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông TPHCM,
chủ nhiệm đề tài thực nghiệm nhận định và khuyến cáo nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
phải có vốn và nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm của huyện; nắm vững qui trình kỹ
thuật như con giống sạch bệnh, chất lượng, nguồn nước cấp được xử lý, hệ thống ao
nuôi, ao chứa, ao xử lý thải, sử dụng chế phẩm sinh học…; mật độ nuôi 80 – 100
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 10
con/mét vuông; nuôi một vụ trong năm từ tháng 3 đến tháng 6; tuyệt đối phải xử lý
nước, bùn thải trước khi thải ra môi trường xung quanh.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, năm 2009, Việt
Nam đã xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt hơn 50.000 tấn với kim ngạch xuất khẩu hơn
300 triệu USD.
Năm 2010, tuy rằng mặt hàng tôm sú vẫn còn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của
thủy sản Việt Nam, nhưng tôm thẻ chân trắng vẫn có khả năng tăng mạnh. Dự báo sản
lượng tôm thẻ chân trắng năm 2010 sẽ tăng gấp 3 lần của năm 2009, với khả năng sản
lượng đạt vào khoảng 150.000 tấn, do vậy kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng gấp 2 lần, ước
tính khoảng 500 – 600 triệu USD, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước.
Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, có nhiều khả
năng cho đến hết tháng 3/2010 giá tôm thẻ chân trắng vẫn giữ ở mức trên 60.000
đồng/kg – là mức giá cao nhất trong vòng 2 – 3 năm trở lại đây. Nguyên nhân giá tôm
thẻ chân trắng tăng chủ yếu là do các nhà máy chế biến tôm sú đang thiếu tôm nguyên
liệu nên cần thu mua tôm thẻ chân trắng để chế biến và xuất khẩu.
Hơn nữa, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang tìm cách mở
rộng thị trường sang các quốc gia châu Mỹ - là thị trường rất ưa chuộng các sản phẩm
chế biến từ tôm thẻ chân trắng.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2009 tôm là
mặt hàng thủy sản xuất khẩu duy nhất tăng cả về lượng và giá trị so với năm 2008. Dự
báo năm 2010, tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong khi xuất khẩu tôm chân
trắng sẽ tăng gấp đôi về kim ngạch.
Năm 2009 là một năm đầy biến động đối với ngành tôm nói riêng và ngành thuỷ sản
nói chung. Nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, khiến giá tôm trên thị trường thế giới giảm.
Trong khi các nhà máy chế biến trong nước thường xuyên phải đối mặt với tình trạng
khan hiếm nguyên liệu do người nuôi bỏ đầm, do dịch bệnh và thời tiết bất thuận khiến
sản lượng thu hoạch đạt thấp.
Trên thị trường thế giới, từ chỗ con tôm sú thống lĩnh thị trường tiêu thụ tôm đông
lạnh, thì đến nay theo tính toán của một tổ chức thủy sản quốc tế, tiêu thụ tôm thẻ chân
trắng đang chiếm 2/3 tiêu thụ tôm toàn cầu. Năm 2009, xuất khẩu tôm được giữ vững,
phần nhiều nhờ công đóng góp của con tôm thẻ chân trắng. Trong tình cảnh người tiêu
dùng tôm thế giới thắt chặt chi tiêu, cần mua tôm giá rẻ, tôm thẻ chân trắng càng có lợi
thế để bứt phá. Theo thống kê sơ bộ, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng năm 2009 đạt hơn
50.000 tấn với kim ngạch hơn 300 triệu USD.
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 11
Dự báo sản lượng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu năm 2010 sẽ tăng gấp 3 lần năm
2009, lên 150.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng gâp đôi, tức 500 - 600 triệu đôla Mỹ,
chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước.
Việt Nam có thể sẽ có lợi thế ở thị trường tôm chân trắng cỡ nhỏ do có tiềm năng
phát triển. Cụ thể, hiện giá tôm sú dao động 90.000 - 100.000 đồng/kg, trong khi tôm thẻ
chân trắng giá bán hơn 80.000 đồng/kg, kém tôm sú chút ít là yếu tố kích thích nông dân
đẩy mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng.
Giá thấp, năng suất cao, kích cỡ tôm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng thế giới là điều
kiện để tôm thẻ chân trắng "lên ngôi". Theo tính toán của các chuyên gia thủy sản, giá
thành nuôi 1 kg tôm thẻ chân trắng nguyên liệu chỉ gần 30.000 đồng, trong khi nuôi 1 kg
tôm sú tốn hơn gấp đôi, 65.000 - 75.000 đồng.
4. Tình hình năm 2010:
Năm 2010, Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam, thị trường
này đang gia tăng nhập khẩu tôm thẻ chân trắng, chiếm tới 18% khối lượng tôm nhập
khẩu. Năm 2010, Hàn Quốc sau khủng hoảng cũng sẽ là thị trường quan trọng đối với
tôm Việt Nam.
Qua những dự báo, nhận định khả quan như vậy, nhưng những tháng đầu năm 2010,
tôm nguyên liệu thiếu trầm trọng do dịch bệnh hoành hành.
Dịch bệnh tôm đang xảy ra ở nhiều địa phương, gây thiệt hại lớn ở các tỉnh Long An,
Bạc Liêu, Quảng Trị. Báo cáo của Chi cục Thú y Long An cho biết, trong tỉnh hiện đã có
1.153ha tôm chết, chiếm 49% diện tích thả nuôi. Tôm thẻ chân trắng thiệt hại chiếm
79,6%; tôm sú thiệt hại chiếm 61,8% diện tích nuôi. Hiện tượng tôm chết hàng loạt xảy
ra mạnh tại 3 huyện có diện tích nuôi tôm lớn trong tỉnh: Cần Đước mất hơn 827ha; Cần
Giuộc mất 154ha; Châu Thành mất 63ha...
Nguyên nhân tôm bị dịch là do chất lượng tôm giống không đảm bảo, bởi 75% tôm
giống được nhập từ bên ngoài tỉnh về không qua kiểm dịch, mặt khác nguồn nước kênh
cung cấp cho toàn vùng bị ô nhiễm do hóa chất từ nước thải các nhà máy. Tại Trà Vinh,
trong 535 triệu con tôm sú thả nuôi đầu vụ đã có hơn 100 triệu con bị chết. Tại Bạc Liêu,
khoảng 6.000ha tôm thuộc các huyện Phước Long, Giá Rai... bị thiệt hại do nắng nóng,
nhiệt độ chênh lệch cao, thiếu nước gây ra.
Các Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn trong vùng trọng điểm nuôi tôm đã thừa
nhận, chưa bao giờ tôm bị chết nhiều và chết nhanh như năm nay, đa số tôm thả được 1
tháng tuổi là nhiễm bệnh và chết tràn lan, dù người nuôi điều trị mọi cách vẫn không cứu
được.
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 12
Dịch bệnh đang đe dọa đến sản lượng thu hoạch của các đầm tôm, trong khi còn
khoảng 1,5 tháng nữa thì các vùng nuôi tôm trọng điểm của cả nước mới chính thức thu
hoạch vụ tôm nuôi đợt 1 năm 2010. Bởi vậy, doanh nghiệp thủy sản đang trong tâm
trạng đợi chờ tôm nguyên liệu, nhiều nhà máy chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu chỉ hoạt
động 50% công suất thiết kế.
Hàng trăm hộ dân nuôi tôm chân trắng của thôn Tân Lộc, thôn Lộc Ngọc và Lộc
Đông xã Tam Tiến, huyện Núi Thành - Quảng Nam đang điêu đứng vì tình trạng tôm thẻ
chân trắng nuôi thả đã được hơn tháng bỗng kéo đàn dạt bờ, đỏ thân, chết hàng loạt và
chết rất nhanh.
Một người nuôi tôm lâu năm ở thôn cho biết, so với năm 2009 thì nước nuôi tôm tốt
hơn, thời tiết cũng thuận lợi, nhưng không hiểu sao tuần vừa qua tôm lại nổi đầu và chết.
Dấu hiệu chung của tôm chết là tỷ lệ tôm chết nhanh, đỏ thân, tập trung vào số diện
tích có tôm thả nuôi gần tháng tuổi cho thấy đây là loại bệnh do vi rút đốm trắng gây ra,
cũng do người nuôi tôm thả tôm trước lịch thời vụ, các quy trình cải tạo ao như lấy nước
vào ao, xử lý nước không được đảm bảo dẫn đến việc tích tụ mầm bệnh và phát triển
trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Cả xã Tam Tiến có đến 360ha ô nuôi tôm, nhưng đầu vụ này mới thả được 140ha thì
đã có đến 14ha tôm chết. Như vậy, chỉ trong một tuần nhưng có gần chục thôn của xã
tôm bị chết hàng loạt, điển hình như thôn Tân Lộc, thôn Lộc Ngọc và thôn Lộc Đông.
Không chỉ có xã Tam Tiến và xã Tam Thanh, xã Tam Phú xảy ra trường hợp tôm chết
hàng loạt, tại xã Tam Thanh cũng xảy ra tình trạng như vậy.
Diện tích nuôi tôm tại xã Tam Thanh chiếm đến 42ha, nhưng đã có tới gần 6ha bị
mất trắng do dịch tôm; còn xã Tam Phú có gần 40ha thì có tới gần chục ha tôm bị chết.
Vốn liếng người dân bỏ ra đã mất theo con tôm, trong đó có cả tiền vay mượn để đầu tư.
Để hạn chế dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng, Chi cục nuôi trồng thuỷ sản Quảng
Nam đã hướng dẫn các địa phương thông báo cho người nuôi phải đóng chặt cống, giữ
nguồn nước, không cho thải ra để không lây lan sang hồ nuôi khác, dùng thuốc Chlorin
để diệt mầm bệnh; sau đó cải tạo, xử lý lại hồ nuôi để xuống giống lại cho vụ 1 năm nay.
Còn tại Đồng tôm Đà Nông - vùng nuôi tôm lớn nhất tỉnh Phú Yên gần như đã bị xoá
sổ hoàn toàn, khi dịch bệnh tôm thẻ bùng phát và chết hàng loạt khi có hơn 90% diện
tích ao đìa bị treo.
Theo thống kê sơ bộ, đến thời điểm hiện tại đã có trên 90% số diện tích nuôi tôm đã
bị dịch bệnh, gây thiệt hại cho người nuôi hàng chục tỉ đồng.
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 13
Kết quả kiểm tra của các chuyên gia thuỷ sản Phú Yên cho biết, tôm nuôi ở vùng Đà
Nông có triệu chứng bỏ ăn, bị bệnh taura, đỏ thân, đốm trắng, nổi lên mặt nước rồi đâm
đầu vào bờ chết hàng loạt. Nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường nguồn nước
nghiêm trọng.
Tình trạng nắng nóng kéo dài, khô hạn làm cho dòng chảy kém lưu thông, trong khi
đó một số người nuôi thiếu ý thức cộng đồng, mạnh ai nấy thả tôm không theo thời vụ,
đã xả nước thải của những ao hồ bị dịch bệnh ra sông, khiến cho cả vùng nuôi bị ô
nhiễm nặng. Thêm vào đó, hầu hết bà con đều chuyển sang thả nuôi tôm thẻ chân trắng
với mật độ quá dày, khoảng 100con/m2 (dày gấp đôi so với quy định mật độ tôm nuôi),
trong khi nguồn tôm giống mua trôi nổi ở nhiều nơi, không qua kiểm dịch. Do đó, tình
trạng dịch bệnh xãy ra lan tràn là không thể tránh khỏi.
Chủ trương, phương hướng giải quyết của cá nhân nếu là lãnh đạo:
Với những khó khăn như vậy, trong vài tháng tới, chắc chắn sẽ có rất nhiều ao phải
bị treo. Kinh tế người dân sẽ gặp khó khăn. Theo tôi, nếu là lãnh đạo của tỉnh Quảng
Nam, để khắc phục tình trạng trên, các cơ sở nuôi cần phải: Quản lý kĩ, không được cho
tôm thoát ra môi trường nước xung quanh. Hệ thống cấp và thoát nước tại cơ sở phải
được bố trí riêng rẽ để tránh ô nhiễm, lan truyền sang cơ sở nuôi khác. Các cơ sở nuôi đã
bị dịch phải thống kê và lập hồ sơ chi tiết để tiện việc theo dõi cũng như chữa trị. Những
cơ sở chưa bị dịch hại cần xử lí tốt nguồn nước đang được thả nuôi cũng như nguồn
nước dự trữ để thay, tránh để bị lây từ nguồn nước bị nhiễm bệnh.
Điều động cơ quan chức năng và các kĩ sư chuyên ngành có nhiệm vụ khảo sát và
quy hoạch cụ thể khu vực nuôi tôm bảo đảm đúng yêu cầu, điều kiện và công bố rõ, cụ
thể cho người dân. Cần quản lí chặt các cơ sở nuôi, không để thất thoát ra môi trường
xung quanh. Xử lí nghiêm các cơ sở không tuân thủ đúng qui định. Điều tra rõ nguồn
gốc con giống của ao nuôi bị nhiễm bệnh.
Triển khai quy hoạch vùng sản xuất giống tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
hoạt động sản xuất giống, tăng cường quản lý về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống
thủy sản, yêu cầu khắc phục hoặc xử lý đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện. Đồng thời,
hướng dẫn chính quyền cơ sở thực hiện kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất đóng trên
địa bàn. Triển khai thành lập thí điểm mô hình tổ hợp tác, chi hội sản xuất, kinh doanh
tôm giống. Tăng cường phối hợp với những trung tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật
ngành Thủy sản lớn để đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các trại sản xuất, kinh doanh tôm
giống. Chuyển giao, phổ biến quy trình sản xuất giống sạch cho các trại sản xuất giống
địa phương, từng bước nâng cao chất lượng sản xuất giống tại chỗ. Phối hợp chặt chẽ với
các ngành, các cấp kiểm tra, xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất tôm giống kém chất
lượng, chưa được kiểm dịch tại gốc.
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 14
Chủ trì công tác tuyên truyền phổ biến các quy định cuả các văn bản chỉ đạo của Bộ
Nông nghiệp và PTNT. Hướng dẫn, giới thiệu các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả. Phối
hợp nhiều khu vực nuôi tôm trong tỉnh để xây đựng hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất để
liên kết phát triển nuôi tôm chân trắng theo hướng bền vững.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_the_chan_trang_5214.pdf