Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ liên quan như hóa đơn GTGT của dịch vụ viễn thông, giấy thu tiền điện kế toán đội lập bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài
Nhân viên kế toán ở các đội theo dõi chi phí sản xuất, cuối tháng tập hợp chứng từ, số liệu liên quan đến chi phí sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình vào bảng kê chi phí và gửi lên công ty để quyết toán. Tại Công ty tiến hành quyết toán chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình theo tháng.
60 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình sản xuất kinh doanh công ty năm 2000-2002 và kế hoạch 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức hạch toán khấu hao TSCĐ ở cấp công ty. Cấp đội có nhiệm vụ theo dõi tình hình sử dụng TSCĐ, đặc biệt là xe máy thi công và phục vụ thi công trên 2 nội dung chính:
+ Thời gian sử dụng thực tế của từng TSCĐ.
+ Đặc điểm sử dụng thực tế của từng TSCĐ(Sử dụng cho công việc gì?tại công trình nào?)
- Cấp đội được phép chi sửa chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên và được hạch toán vào chi phí sản xuất của mình. Có trách nhiệm tập hợp chi phí sửa chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên để quyết toán với công ty(Thông qua cơ quan vật rư-xe máy và cơ quan tài chính).
- Cấp công ty tổ chức hạch toán khấu hao TSCĐ(KHCB & KHSCL) trên cơ sở kế hoạch khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn đã đăng ký với tổng công ty nhà nước.
2.3.1.1 Hạch toán tổng hợp và chi tiết TSCĐ hữu hình tại công ty:
Tài sản cố định của công ty giữa các năm biến động không nhiều, khi có nhu cầu đầu tư trang thiết bị.. công ty sẽ tiến hành mua sắm TSCĐ, bên cạnh đo có những tài sản sử dụng không mang lại hiệu quả cao hoặc ít sử dụng thì công ty tiến hành nhượng bán. Tuỳ từng trường hợp biến động cụ thể mà việc ghi nhận TSCĐ được dựa trên những căn cứ nhất định. Với nghiệp vụ mua sắm TSCĐ sẽ bao gồm các chứng từ như hoá đơn, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản kiểm nghiệm TSCĐ…Nếu TSCĐ tăng do nhận đIều chuyển từ đơn vị thành viên khác trong tổng công ty, kế toán phảI dựa vào quyết định đIều động của Tổng Công ty, biên bản giao nhận TSCĐ. Với nghiệp vụ giảm TSCĐ do nhượng bán sẽ dựa vào các chứng từ biên bản bàn giao TSCĐ và hoá đơn GTGT…Khi ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết TSCĐ kế toán phảI dựa vào những căn cứ trên.
Sổ tổng hợp TSCĐ của công ty gồm: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cáI tàI khoản 211, 214
Sổ chi tiết TSCĐ: sổ chi tiết TSCĐ cho toàn bộ công ty và sổ chi tiết TSCĐ theo đội sử dụng
2.3.1.2 Hạch toán khấu hao TSCĐ
Cuối mỗi tháng, kế toán TSCĐ tính khấu hao cho mỗi tài sản và phân bổ khấu hao cho từng công trình. Công ty tính khấu hao theo quyết định166/1999/QĐ/BTC ngày 30/12/1999.
2.3.1.3 Hạch toán sữa chữa TSCĐ
Tài sản cố định được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận, chi tiết cấu thành TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng không đều nhau. Vì vậy để phục hồi năng lực hoạt động của TSCĐ, đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất kinh doanh, cần thiết phảI tiến hành sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết của TSCĐ bị hư hỏng có ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐ. Khi phát hiện TSCĐ có những bộ phân hư hỏng cần sửa chữa bộ phận sử dụng sẽ lập giấy đề nghị sửa chữa, khi giấy đề nghị được duyệt, công ty sẽ tiến hành sửa chữa.
Trình tự ghi sổ TSCĐ
Biên bản giao nhận TSCĐ
Quyết định đIều động TSCĐ
Hoá đơn GTGT…
Sổ chi tiết tàI khoản 211
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết TK 211
Sổ cái tài khoản 211
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
2.3.2 Hạch toán vật tư:
Trong quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp , chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình. Tại công ty 17, vật liệu có nhiều loại, nguyên vật liệu chính tham gia cấu thành thực thể công trình như sắt, đá, xi măng...và nguyên liệu , vật liệu phụ tham gia phục vụ cho quá trình sản xuất thi công như: đinh, vôi,..., nhiên liệu (xăng, dầu..) và các vật liệu khác.
Công cụ dụng cụ trong công ty cũng bao gồm nhiều loại như dao tiện mũi khoan, chổi đánh ghỉ...
Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán biến động vật liệu công cụ dụng cụ. Do công ty áp dụng hình thức khoán gọn công trình cho các đội nên thường khi có công trình mới xây dựng, công ty lập dự toán vật tư cho các đội thi công, trên cơ sở đo và tình hình thực tế thi công, kế toán các đội sẽ xin tạm ứng tiền để mua vật tư, bản đề nghị cung ứng vật tư( có xét duyệt của giám đốc và kế toán trưởng), các chứng từ này được chuyển qua cho tàI vụ để làm thủ tục nhận tiền về đội để mua hoặc chuyển thẳng tới ngân hàng để trả trực tiếp cho đơn vị bán hàng. Cuối kỳ đội sẽ tập hợp chứng từ gốc liên quan đến quá trình mua sắm và sử dụng vật tư( hoá đơn, biên bản giao nhận vật tư., biên bản kiểm nghiệm vật tư..) chuyển về phòng vật tư để theo dõi. Các chứng từ này sau khi được giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt thanh toán sẽ chuyển cho tàI vụ để làm thủ tục thanh toán giảm nợ. thực chất là vật liệu các đội tự mua về và xuất dùng trực tiếp thẳng đến chân công trình do đo gía xuất dùng vật liệu là giá thực tế. Giá trị nguyên vật liệu dùng cho thi công công trình được kế toán đội tập hợp trên tàI khoản 13611(chi tiết công trình), cuối kỳ kế toán công ty quyết toán Chi phí NVL, kế toán đội sẽ ghi giảm tàI khoản này.
Đối với những loại nguyên vật liệu mang tính đặc chủng, không phổ biến trên thị trường, nhất là những nơI xa trung tâm, nhân viên đội không có đIều kiện để mua, công ty sẽ tiến hành mua nhập kho công ty, khi nào đội có nhu cầu sử dụng sẽ lập bảng đề nghị cung ứng vật tư kèm theo kế hoạch sử dụng, chứng từ này sau khi được kế toán trưởng và giám đốc duyệt thông qua lệnh duyệt xuất. Căn vào lệnh duyệt xuất, phụ trách cung ứng sẽ lập"phiếu xuất kho". Phiếu xuất kho được chuyển xuống thủ kho, thủ kho trên cơ sở này sẽ tiến hành xuất vật tư cho đội đề nghị. Sau đo phiếu xuất kho được chuyển lên phòng kế toán để ghi sổ, công ty tính giá nguyên vật liệu thực tế xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh. Thực hiện theo hình thức này công ty sẽ tăng cường được việc kiểm tra và theo dõi sát sao tình hình sử dụng NVL, tránh thất thoát. Tuy nhiên giá cả của NVL luôn biến động nếu vật liệu mua về nhập kho mà không sử dụng ngay có thẻe cao hơn giá thị trường tại thời đIểm hạch toán làm tăng giá thành sản phẩm. Mặt khác việc cung ứng vật liệu sẽ kho khăn do nhu cầu vật liệu không giống nhau giữa các kỳ nên có thể cung cấp không đủ số lượng và không cung cấp kịp thời.
TK111,112,152
TK136(chi tiết đội)
ứng tiền cho đội hoặc chuyển trả cho
người bán qua ngân hàng, hoặc xuất NVL
từ kho công ty
kế toán đội:
TK336 TK111,331,152 TK13611
mua hoặc xuất NVL thẳng đến
Nhận tiền ứng trước của công
ty, nhận NVL về nhập kho công trình
nhận NVL xuất thẳng đến công trình
Trình tự ghi sổ:
Sổ chi tiết tài khoản 152, 153
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp N-X-T NVL, CCDC
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Hoá đơn GTGT,
biên bản kiểm nghiệm vật tư
biên bản giao nhận vật tư
biên bản kiểm kê vật tư
Bảng cân đối số phát sinh
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản 152, 153
Báo cáo kế toán
Hạch toán chi tiết vật tư
Công ty hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song. Công việc cụ thể tại kho và phòng kế toán như sau:
-Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn vật tư về mặt số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho.Thẻ được mở cho từng danh điểm vật tư. Cuối tháng thủ kho tiến hành tổng cộng số nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm vật tư.
-Tại phòng kế toán: Kế toán vật tư mở thẻ kế toán chi tiết vật tư cho từng danh điểm vật tư tương ứng với thẻ kho mở ở thẻ kho. Thẻ này có nội dung tương tự thẻ kho, chỉ khác là theo dõi cả về mặt giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ kế toán vật tư phải kiểm tra, đối chiếu và ghi đơn giá hạch toán vào thẻ kế toán chi tiết vật tư và tính ra số tiền. Sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập, xuất vào các thẻ kế toán chi tiết vật tư có liên quan. Cuối tháng tiến hành cộng thẻ và đối chiếu với thẻ kho.
Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và chi tiết, kế toán căn cứ vào các thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất tông kho về mặt giá trị của từng loại vật tư, số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp. Ngoài ra để quản lý chặt chẽ thẻ kho nhân viên kế toán vật tư còn mở sổ đăng ký thẻ kho khi giao thẻ kho cho thủ kho kế toán phải ghi vào sổ.
Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song.
Thẻ kho
Phiếu nhập kho
Thẻ hoặc sổ chi tiết vật tư
Phiếu xuất kho
Bảng tổng hợp nhập, xuất,tồn kho vật tư
Kế toán tổng hợp
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
2.3.3 Hạch toán tiền lương:
Để đảm bảo sự công bằng trong thanh toán trả lương cho người lao động theo nguyên tắc có làm có hưởng, không làm không hưởng và giảm bớt những bất hợp lý giữa các thang bảng lương của QNCN, CNVQP, LĐHĐ. Công ty quyết định áp dụng trả lương sản phẩm đối với tất cả các đơn vị trong toàn công ty kể từ ngày 01/01/1999. Căn cứ vào định mức nội bộ hoặc định mức tiên tiến , đơn vị tự xây dựng cho tất cả công việc hiện có của đội mình. Cơ quan Tổ chức-lao động thẩm tra trình giám đốc công ty phê duyệt thực hiện. Quĩ lương sản phẩm bằng khối lượng thực hiện * đơn giá tiền lương.
- Lương gián tiếp phụ thuộc vào lương sản phẩm trong tháng hoặc kỳ sản xuất. Do vậy lương sản phẩm của lực lượng trực tiếp đạt bao nhiêu % lương kỳ I thì lương gián tiếp được hưởng bấy nhiêu % lương kỳ I.
- Lương công nhật: Là lương ngày theo cấp bậc thợ đối với những công việc không xác định được khối lượng chi tiết hoặc chưa xác định đơn giá tiền lương sản phẩm, nên buộc phải tính theo công nhật(Lương ngày theo cấp thợ= lương tháng cấp bậc /26 ngày công)
- Lương bảo hiểm: Là lương chi trả cho những ngày ốm đau theo qui định (có xác nhận của quân y hoặc bệnh viện), thì được hưởng 75% lương cấp bậc.
- Các khoản phụ cấp làm đêm làm thêm giờ áp dụng theo Bộ luật lao động.
- Phụ cấp thâm niên của sĩ quan, QNCN được đảm bảo 100% và cộng vào lương sản phẩm để trả lương.
Các khoản lương nói trên được hạch toán vào giá thành sản phẩm của đơn vị.
Phương pháp chi trả lương: Toàn công ty thực hiện trả lương theo sản phẩm với các chức danh được Hội đồng công ty áp dụng cho từng đối tượng cụ thể gồm: Lao động trực tiếp, lao động gián tiếp các đối tượng hưởng chế độ chính sách, hưởng BHXH. Đồng thời phân theo cấp quản lý cấp đội-cấp công ty. Hàng tháng, quí đội báo cáo kết quả sản xuất(sản lượng) lên phòng kinh tế kế hoặch, phòng kinh tế kế hoặc tổng hợp kết quả toàn công ty chuyển cho phòng tổ chức lao động làm căn cứ tính lương, kết quả quí trước tính lương cho quý sau, tháng đầu quý chưa tính kịp thời thì ứng lương Quốc phòng và được cộng thêm hoặc trừ đi khi quyết toán quý. Khi có kết quả lương công ty sẽ tổ chức phát lương hoặc giao cho đội được quyền chủ động chi trả lương cho người lao động. Công ty chỉ kiểm tra giám sát và uốn nắn để đơn vị thực hiện đúng qui chế.
Phương pháp hạch toán:
TK 111 TK 334 TK 336
ứng lương kỳ I
Quyết toán
lương cho đội
Trả lưong kỳ II
*Công ty:
TK 136 TK 334 TK 622,627
giảm nợ cho đội
về lương phân bổ lương
vào SX
B-BHXH,BHYT,kinh phí công đoàn
*Đội sản xuất:
TK 338 TK136 TK 336
Trích vào giá Quyết toán BHXH
thành phần trích
vào giá thành
TK 334
Trừ vào lương
Nộp BHXH...cho công ty
bằng nhận nợ
*Công ty:
TK 338 TK136 TK627
trích BHXH... Quyết toán
của đội bằng BHXH...vào CF
báo nợ giá thành
Trình tự ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Sổ chi tiết tàikhoản 334, 3382, 3383,..
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 334
Bảng chấm công
Bảng thanh toán lương
Bảng phân bổ tiền lương
Bảng thanh toán BHXH…
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản334, 3382, 3383,..
Bảng cân đối số phát sinh
báo cáo kế toán
2.3.4 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp hạch toán chi phí đã được xác định tương ứng, kế toán tiến hành hạch toán và tổng hợp chi phí sản xuất theo trình tự sau:
- Căn cứ vào đối tượng hạch toán đã xác định mở sổ hoặc thẻ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất , mỗi thẻ mở cho một đối tượng hạch toán.
- Các chi phí phát sinh trong tháng có liên quan tới đối tượng hạch toán nào thì ghi vào thẻ(sổ) của đối tượng đó
- Đối với các chi phí cần phân bổ phải được tập hợp riêng và tính phân bổ cho từng đối tượng liên quan
- Cuối tháng, quý tiến hành tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh cho từng đối tượng và toàn xí nghiệp
Thẻ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất là cơ sở để tổng hợp chi phí sản xuất thực tế hàng tháng, quý, năm cho từng đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo 4 khoản mục:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sản xuất chung
Các tài khoản sử dụng: TK621, 622, 623, 627, 154
A - Tập hợp chi phí sản xuất
Tại cấp đội , kế toán đội mở sổ tập hợp chi phí sản xuất, chủ yếu chỉ tập hợp chi phí vật liệu và một số khoản chi của phần chi phí chung. Mọi chi phí sản xuất ở đội trực tiếp phản ánh lên tài khoản 136(1361) khi được phê duyệt chi phí sẽ giảm nợ cho đội qua tài khoản này. Riêng một số khoản chi hộ cấp công ty phải theo dõi riêng tại tàikhoản136(1368) để tránh nhầm lẫn khi tính chi phí của đội của từng công trình(kể cả nộp thuế doanh thu hộ công ty).
Tại cấp công ty, tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí của công ty trong kỳ, cụ thể là các chi phí sản xuất giao trực tiếp cho đội đã được phản ánh ở sổ kế toán đội sản xuất đồng thời phải tập hợp thêm một số khoản chi phí sản xuất được phản ánh ở cấp công ty, chủ yếu là khấu hao TSCĐ, chi phí chung, chi phí quản lý doanh nghiệp. Riêng chi phí tiền lương, căn cứ vào khối lượng hoàn thành, đơn gía tiền lương(giá nội bộ do công ty xây dựng và được phê duyệt) để quyết toán quỹ lương cho đội sản xuất, đồng thời căn cứ vào tình hình sử dụng lao động để làm cơ sở phân bổ tiền lương vào các công trình
B Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.3.4.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình, nên việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng hao phí vật liệu đã tiêu hao cho quá trình sản xuất thi công và đảm bảo chính xác giá thành công trình.
Khi công ty nhận được một công trình mới (trúng thầu, chỉ định thầu), căn cứ vào hợp đồng giao nhận thầu xây dựng công trình, phòng kế hoạch lập thiết kế thi công, phương án thi công. Tùy theo quy mô, yêu cầu của từng công trình Công ty sẽ tiến hành giao cho một đội thi công hoặc 2, 3 đội phối thuộc cùng thi công. Theo nhu cầu sản xuất, chỉ huy công trường hay kế toán đội đang tiến hành thi công công trình viết giấy đề nghị tạm ứng lên Công ty xét duyệt cấp vốn. (được GĐ ký duyệt), Nhân viên đội tuỳ theo công trình thi công của mình và trên dự toán chi phí NVL để tiến hành mua NVL xuất thẳng đến công trình, với những NVL mang tính đặc chủng có thể được nhận từ kho của công tỵ. kêa toán đội sử dụng TK13611 để theo dõi chi phí NVL cho từng công trình. Cuối tháng, kế toán đội tiến hành tập hợp chứng từ gốc (hoá đơn, biên bản giao nhận vật tư..) chuyển lên phòng kế toán của công ty để quyết toán:
Quyết toán chi phí NVL:
công ty: Nợ TK 621(chi tiết công trình)
Có TK136(chi tiết công trình)
Kế toán đội : Nợ TK 336
Có TK13611(chi tiết công trình)
Toàn bộ chi phí NVL trực tiếp được kế toán công ty tập hợp trên tàI khoản 621 đến cuối kỳ kế toán mới tiến hành tổng hợp và kết chuyển sang bên Nợ TK154 để tính giá thành sản phẩm xây lắp.
2.3.4.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí công nhân trực tiếp ở Công ty 17 bao gồm lương đơn vị (thợ nề, thợ sửa chữa ...), lương của nhân công thuê ngoài (thuê công nhân trồng cỏ, xây kè, bốc đất ..), việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện như sau:
w Dưới đội:
- Lương đơn vị: Trả lương cho công nhân, định khoản theo:
Nợ Tài khoản 334:Phải trả công nhân
Có Tài khoản 338 : Phải trả, phải nộp khác (BHXH, BHYT)
Có Tài khoản 111: Tiền mặt
- Lương nhân công thuê ngoài:
Đối với nhân công thuê ngoài thì trước khi thuê chỉ huy trưởng phải lập hợp đồng lao động với bên thuê. Theo đúng thời hạn hoàn thành đã ghi trong hợp đồng, đội lập ban chỉ huy công trường tiến hành kiểm tra. Căn cứ vào khối lượng hoàn thành thực tế kế toán đội lập “Văn bản nghiệm thu khối lượng” hoàn thành
+ Khi tính lương phải trả cho công nhân làm thuê, định khoản:
Nợ Tài khoản 334: Phải trả công nhân
Có Tài khoản 331: Phải trả tiền lương thuê ngoài
+ Khi trả tiền, định khoản:
Nợ Tài khoản 331: Tiền lương thuê ngoài
Có Tài khoản 111: Tiền mặt
Cuối tháng kết chuyển lương phải trả vào chi phí sản xuất chờ quyết toán:
Nợ Tài khoản 136: Chi phí sản xuất chờ duyệt
Có Tài khoản 334: Phải trả công nhân trực tiếp
w Trên Công ty: Khi có chứng từ quyết toán của đội gửi lên, quyết toán theo định mức và định khoản:
a/ Nợ Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có Tài khoản 334: Phải trả công nhân trực tiếp
b/ Nợ Tài khoản 334: Phải trả công nhân trực tiếp
Có Tài khoản 136: Chi phí sản xuất đã xét duyệt
2.3.4.3. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công:
Hiện nay ở Công ty 17 được quản lý theo 5 tài khoản cấp 2:
- Lương lái xe, lái máy trực tiếp (TK 6231)
- Chi phí vật liệu (TK 6232)
+ Nhiên liệu
+ Vật tư phụ tùng.
- Chi phí khấu hao máy thi công (TK 6234)
- Chi phí dịch vụ mua ngoài xe máy thi công (TK 6237)
- Chi phí bằng tiền khác xe máy thi công (TK 6238)
sLương lái xe, lái máy trực tiếp:
Công ty trả lương sản phẩm cho công nhân lái máy, lái xe theo giờ, ca xe, ca máy. Cuối tháng kế toán đội tính lương cho lái xe, lái máy căn cứ vào định mức kế hoạch:
*Lương sản phẩm = định mức x ca, giờ (máy, xe).
Đồng thời, tính lương quốc phòng cho từng lái xe, lái máy để làm căn cứ trích BHXH (5%) và BHYT (1%):
* Lương cơ bản quốc phòng = Hệ số lương cấp bậc x Mức lương tối thiểu .
* Tổng tiền tính BH = Lương cơ bản quốc phòng + Thâm niên + Chức vụ(Đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp)
Đối với CNV Quốc phòng + Lao động hợp đồng dài hạn = Lương cơ bản + 30% phụ cấp Quốc phòng.
* Trích BH (phần khấu trừ vào lương) = Tổng tiền tính BH x 6%.
(Phần khấu trừ vào lương bao gồm: tiền ăn , tiền tạm ứng và 6% tiền trích BH)
+ Đối với nhân viên lái máy: Căn cứ vào phiếu theo dõi ca xe máy thi công (Mẫu TL7), nhân viên kế toán tính lương cho mỗi lái máy theo định mức.
(Phần khấu trừ vào lương bao gồm: tiền ăn , tiền tạm ứng và 6% tiền trích BH)
+ Đối với nhân viên lái xe: Căn cứ vào bảng báo cáo khối lượng xe máy thực hiện (Mẫu TL8) nhân viên kế toán tính lương cho lái xe theo định mức.
Cuối tháng, nhân viên kế toán đội lập “Bảng thanh toán tiền lương” cho lái xe, lái máy theo định mức. Căn cứ vào dòng tổng cộng của bảng này kế toán ghi sổ theo bút toán:
Nợ Tài khoản 334:
Có Tài khoản 338:
Có Tài khoản 111:
Kết chuyển chi phí tiền lương lái xe,lái máy chờ duyệt
Nợ Tài khoản 136:
Có tài khoản 334
s Chi phí vật liệu:
+ Nhiên liệu: Công ty tính theo định mức do phòng xe máy – vật tư lập ra. Theo nhu cần sản xuất nhân viên vật tư tạm ứng tiền mua nhiên liệu về, kế toán đội ghi sổ theo định khoản.
Nợ Tài khoản 152: Chi phí vật liệu
Nợ Tài khoản 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có Tài khoản 141: Tạm ứng
Khi đội cấp ứng nhiên liệu cho lái xe, lái máy theo định mức (Mẫu TL9) nhân viên tế toán đội hạch toán theo định khoản:
Nợ Tài khoản 141
Có Tài khoản 152:
Căn cứ theo dõi ca máy, giờ máy và báo cáo xe máy thực hiện làm được thực tế của lái xe, lái máy nhân viên thống kê sẽ tính nhiên liệu thực tế được hưởng cho từng lái xe,lái máy theo định mức nhiên liệu xe máy thi công (định mức do phòng xe máy – vật tư lập ra). Từ phiếu theo dõi ca xe máy, báo cáo khối lượng xe máy thực hiện và bảng cấp ứng nhiên liệu lập bảng tổng hợp nhiên liệu thực tế được hưởng của lái xe, lái máy .
Căn cứ vào bảng tổng hợp nhiên liệu, nhân viên kế toán đội ghi phần nhiên liệu được hưởng, định khoản theo:
Nợ Tài khoản 136: 3 (nhiên liệu được hưởng)
Có Tài khoản 141: (nhiên liệu cấp ứng)
Có Tài khoản 111: (nhiên liệu còn cấp thiếu)
Có Tài khoản 338: Nếu tạm thu chờ trả.
Trường hợp, nhiên liệu cấp ứng đúng bằng nhiên liệu được hưởng, hoặc cấp nhiều hơn nhiên liệu được hưởng định khoản:
Nợ Tài khoản 136 : Chi phí chờ kết chuyển
Có Tài khoản 141 : Phần nhiên liệu được hưởng
+ Vật tư phụ tùng xe máy thi công: Trình tự hạch toán vật tư phụ tùng xe máy thi công giống như trình tự hạch toán nhiên liệu.
s Chi phí khấu hao máy thi công: Vì các đội hạch toán tập trung tại Công ty nên dưới đội không sử dụng tài khoản 211, 214, 411, 441 ...Công ty 17 sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính và tiến hàng trích vào cuối mỗi tháng.
Nguyên giá
+ Mức khấu hao năm =
Thời gian sử dụng theo quy định
Mức khấu hao năm
+ Mức khấu hao tháng =
12 tháng
+ Giá trị còn lại (năm) = Thời gian sử dụng còn lại x Mức khấu hao năm
+ Thời gian SD còn lại = Thời gian SD theo quy định - Thời gian đã SD
Cuối tháng, kế toán Công ty lập “ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ” toàn Công ty.
Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, ghi theo định khoản:
Nợ Tài khoản 623 (6234) :
Có Tài khoản 214
Đồng thời ghi
Nợ Tài khoản 009:
s Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các chi phí thuê ngoài sửa chữa xe, máy thi công, bảo hiểm xe, máy thi công.
s Chi phí bằng tiền khác: là các chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe máy thi công.
2.3.4.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung ở Công ty 17 được quản lý thành 5 tài khoản cấp 2, bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý đội công trình(TK 6271)
Chi phí vật liệu (TK 6272)
Chi phí dụng cụ sản xuất (TK 6273)
Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6274)
Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác (TK 6278)
s Chi phí nhân viên quản lý đội công trình:
Chi phí này bao gồm lương nhân viên quản lý đội xây dựng,tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng,của công nhân xây lắp,khoản trích bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ (%)quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp,nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế của Công ty).Lương nhân viên quản lý đội được tính theo hệ số lương chức danh, việc hạch toán lương nhân viên quản lý đội thực hiện như sau.
Cuối mỗi tháng nhân viên kế toán đội lập danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp bảo hiểm (Mẫu TL12) và bảng cấp phát tiền lương (Mẫu TL13) – bao gồm cả bộ phận quản lý công trường và bộ phận lái xe,lái máy.
* Lương chức danh = Hệ số lương chức danh x mức lương tối thiểu
Đồng thời tính lương quốc phòng cho nhân viên quản lý để làm căn cứ trích BHXH (5%), BHYT (1%).
Cách tính giống như tính cho nhân viên lái xe, lái máy.
Khi trả lương cho nhân viên quản lý, ghi theo định khoản.
Nợ Tài khoản 334:
Có tài khoản 338:
Có tài khoản 111
Kết chuyển chi phí chờ duyệt.
Nợ Tài khoản 136
Có Tài khoản 334
wTrên Công ty:
Căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp bảo hiểm của các đội gửi lên. Công ty tiến hành lập bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ (Mẫu TL14) cho toàn công ty theo chế độ hiện hành (15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ) - phần chi phí này Công ty phải chi ra cho người lao động.
Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ :
*Tổng số tiền trích BH = Lương cơ bản quốc phòng + Thâm niên + Chức vụ
*Lương cơ bản quốc phòng = Hệ số lương cấp bậc x Mức lương tối thiểu.
*Khoản trích BH, KPCĐ = Tổng số tiền trích BH x19%.
Căn cứ vào bảng này kế toán tổng hợp Công ty lập “Chứng từ ghi sổ” , định khoản theo:
Nợ Tài khoản 623(6231)
Nợ Tài khoản 627(6271)
CóTài khoản 338
(Chi tiết: TK 3381
TK 3382
TK 3383 )
sChi phí khấu hao tài sản cố định (dùng cho quản lý đội, dùng chung cho hoạt động của đội).
Mỗi đội sản xuất ở Công ty 17 được giao cho một số tài sản cố định dùng cho quản lý đội như xe cón (xe Uoat), thiết bị thí nghiệm… các tài sản cố định này cũng được tính khấu hao giống như đối với xe, máy thi công .
Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu TL11) – (trang trước), kế toán hạch tóan theo định khoản
Nợ Tài khoản 627 (6274):
Có Tài khoản 214:
Đồng thời ghi:
Nợ Tài khoản 009
s Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: bao gồm các chi phí như chi phí giao dịch, tiếp khách, phóto, nước uống, tài liệu, chi phí tiền điện, tiền nước, thuê xe ca, thuê nhà ... Chi phí phát sinh ở đội nào, công trường nào thì tính riêng cho đội, công trường đó.
w ở dưới đội: Khi trả tiền dịch vụ thuê ngoài và các chi phí khác, nhân viên kế toán ghi theo định khoản:
Nợ Tài khoản 136:
Nợ Tài khoản 133:
Có Tài khoản 111:
Hoặc Có Tài khoản 141:
Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ liên quan như hóa đơn GTGT của dịch vụ viễn thông, giấy thu tiền điện…kế toán đội lập bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài
Nhân viên kế toán ở các đội theo dõi chi phí sản xuất, cuối tháng tập hợp chứng từ, số liệu liên quan đến chi phí sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình vào bảng kê chi phí và gửi lên công ty để quyết toán. Tại Công ty tiến hành quyết toán chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình theo tháng.
Căn cứ vào bảng quyết toán chi phí, và các chứng từ liên quan kế toán Công ty hạch toán theo các bút toán sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ Tài khoản 621
(Chi tiết : Tài khoản 6211
Tài khoản 6212 )
Có Tài khoản 136
Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ Tài khoản 622
Có Tài khoản 136
Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ Tài khoản 623
(Chi tiết : Tài khoản 6231
Tài khoản 6232
Tài khoản 6234 )
Có Tài khoản 136
Chi phí sản xuất chung
Nợ Tài khoản 627
(Chi tiết : Tài khoản 6271
Tài khoản 6274
Tài khoản 6278 )
Có Tài khoản 136
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại công ty
Chứng từ gốc:
Hoá đơn, Phiếu xuất kho , Bảng thanh toán lương...
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ chi tiết TK621, 622, 623, 627...
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiếtTK 621, 622,...
Sổ cái TK621, 622, 623,627...
Báo cáo kế toán
*Tính giá thành sản phẩm
Mục tiêu hoạt động của Công ty là tối đa hóa lợi nhuận, nhưng luôn đi với yêu cầu là giữ chữ tín với khách hàng, với Tổng công ty. Để đạt được yêu cầu đó phải tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
Với mỗi hợp đồng giao nhận thầu xây dựng công trình ( trúng thầu,chỉ định công trình ) phòng kế hoạch lập thiết kế, phương án thi công (xây dựng các chi phí định mức hợp lý) làm tiền đề cho việc tính đúng, tính đủ chi phí thực tế bỏ ra khi thi công.
2.3.4.5 Đối tượng tính giá thành
Công ty có quy trình công nghệ phức tạp, sản phẩm mang tính đơn chiếc, thời gian thi công dài và tiến hành thi công theo từng hợp đồng …với những đặc thù đó nên đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ chi phí phát sinh cho mỗi công trình, hạng mục công trình theo từng hợp đồng giao nhận thầu và đối tượng tính giá thành là các công trình hoàn thành theo từng hợp đồng.
Kỳ tính giá thành được xác định phù hợp với kỳ hạch toán và đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất ở Công ty.
Tại Công ty ,kỳ hạch toán là tháng sản xuất theo từng công trình, chu kỳ sản xuất dài. Vì vậy, kỳ tính giá thành vào thời điểm cuối mỗi tháng cho tất cả các công trình đã hoàn thành.
Đánh giá sản phẩm dở dang và phương pháp tính giá thành
Công ty thi công theo từng hợp đồng giao nhận thầu, nên giá thành chỉ tính cho các công trình hoàn thành trong tháng. Thông thường các hợp đồng có giá trị lớn, hơn nữa do đặc thù riêng của nghành xây lắp nên cuối tháng ít có dở dang. Cuối tháng Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang, đối với những công trình chưa hoàn thành thì chi phí bỏ ra cho công trình đó là chi phí dở dang cuối kỳ.
Căn cứ vào bảng quyết toán chi phí, kế toán Công ty tính chi phí dở dang cuối kỳ
Căn cứ vào các bảng quyết toán chi phí của từng công trình, kế toán lập bảng kê chi phí sản xuất dở dang toàn Công ty . Căn cứ vào CTGS, bảng kê chi phí dở dang toàn Công ty, và các chứng từ liên quan khác kế toán tổng hợp lập “Sổ cái” Tài khoản 154 - CPSX KD dở dang kế toán chi tiết vào “Sổ chi tiết”
Trường hợp bàn giao thanh toán khi công trình hoàn thành toàn bộ, thì giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành. Khi có công trình hoàn thành thì giá thành được xác định:
Tổng giá thành = Lũy tích chi phí sản xuất kỳ trước + Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ.
Đối với các công trình hoàn thành bàn giao trong tháng kế toán tổng hợp lập phiếu tính giá thành riêng cho từng công trình theo mẫu sau:
phiếu tính giá thành
Công trình:...............
Tháng ....... năm
CPSX dở
CPSX PS trong kỳ
Tổng giá thành (Z)
Đầu kỳ
Cuối kỳ
CPNVLTT
CPNCTT
CPSDMTC
CPSXC
Căn cứ vào bảng này kế toán hạch toán giá thành theo định khoản
Nợ Tài khoản 632 : Giá vốn hàng bán
Có Tài khoản 154 : Chi phí sản xuất dở dang
2.3.5 Kế toán tiêu thụ sản phẩm xây lắp
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên quá trình tiêu thụ sản phẩm xây dựng có những đặc điểm sau:
+ Quá trình mua-bán hàng diễn ra trực tiếp giữa người mua (chủ đầu tư)-người bán(tổ chức xây lắp) thông qua đấu thầu và trải qua quá trình thanh toán trung gian đến thanh toán quyết toán cuối cùng.
+ Gía bán sản phẩm xây dựng được hình thành chủ yếu thông qua đấu thầu và đàm phán. Đối với những công trình xây dựng hình thành từ vốn ngân sách thì vai trò của nhà nước là quan trọng (thông qua hệ thống đơn giá, định mức, luật,..do nhà nước ban hành).
2.4 Báo cáo kế toán tại doanh nghiệp
Báo cáo tài chính của công ty là hệ thống báo cáo kế toán phản ánh một cách tổng hợp nhất tình hình tài sản, nguồn vốn , nợ phải trả, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin kế toán chủ yếu trong việc đánh giá , phân tích, và dự báo tình hình tài chính và kết quả kính doanh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thông tin kinh tế tài chính nhanh, kịp thời, giúp cho các nhà quản lý có những quyết định để chỉ đạo và điều hành các hoạt sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đối với những nhà quản trị doanh nghiệp, dựa vào báo cáo tài chính để nhận biết tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình công nợ, tình hình thu chi tài chính, khả năng tài chính , khả năng thanh toán... để có những quyết định về các công việc cần phải tiến hành, phương pháp tiến hành để điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh và dự tính kết quả có thể đạt được do thực hiện các quyết định đó. Hiểu được tầm quan trọng cũng như những yêu cầu của việc lập báo cáo kế toán tài chính, công ty 17 đã thực hiện rất tốt việc lập báo cáo định kỳ.
Theo quy định hiện hành, công ty phải lập 3 báo cáo định kỳ thống nhất bắt buộc sau:
- Bảng cân đối kế toán( mẫu số B01-DN)
- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02_DN)
- Bảng thuyết minh bổ sung báo cáo(mẫu số B09_DN)
Ngoài ra công ty còn lập thêm một số báo cáo chi tiết khác phục vụ cho quá trình quản lý. Một số báo cáo chính của công ty:
* Bảng cân đối kế tóan
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính,phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thức tiền tệ theo 2 cách phân loại: theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản(nguồn vốn). Bảng cân đối kế toán gồm hai phần: Phần tài sản phản ánh toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo.
Tổng số tài sản thể hiện quy mô hoạt động của công ty là rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là khối lượng tài sản công ty đang nắm giữ và sử dụng được hình thành từ những nguồn nào. Nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm pháp lý của công ty đối với từng loại tài sản cuả công ty. Nợ phải trả là nguồn vốn bên ngoài mà doanh nghiệp có thể lợi dụng để tăng quy mô sản xuất kinh doanh.
Cơ sở số liệu để lập bảng cân đối kế toán
- Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
- Căn cứ vào bảng cân đối kế toán kỳ trước
Ngyên tắc chung để lập bảng cân đối kế toán:
- Cột số đầu năm trên bảng cân đối kế toán của kỳ nào đó được ghi từ số liệu số cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của năm trước.
- Cột cuối kỳ được ghi dựa vào số dư của tài khoản trên sổ kế toán tổng hợp hoặc sổ kế toán chi tiết
- Đối với các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán ương ứng với 1 tài khoản cấp 1 koặc 2 thì dựa vào số dư cuối kỳ của các tài khoản trên sổ kế toán tổng hợp hoặc sổ kế toán chi tiết để ghi:
+ Số dư Nợ thì ghi vào chỉ tiêu tương ứng bên phần tài sản;
+ Số dư Có thì ghi vào chỉ tiêu tương ứng bên nguồn vốn;
+ Số dư của các tài khoản điều chỉnh như các tài hao mòn tài sản cố định sự phòng... thì lấy số dư Có để ghi vào chỉ tiêu bên phần tài sản nhưng phải thể hiện bằng số âm.
* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo két quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của công ty chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và các khoản phải nộp khác, giá thành sản phẩm xây lắp, doanh thu công trình, hạng mục công trình xây lắp
Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 4 phần:
Phần 1: Lãi, lỗ
Phần này phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty gồm: hoạt động kinh doanh xây lắp và các hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước(để so sánh), số liệu của kỳ báo cáo và số luỹ kế từ đầu năm đến kỳ báo cáo.
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Phần này phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Tất cả các chỉ tiêu ở phần này được trình bày theo trình tự: số còn phải nộp đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ(số phải nộp, số đã nộp),số còn phải nộp đến cuối kỳ.
Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại và được giảm
Nội dung các chỉ tiêu ở phần này dùng để phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ; số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại; số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn gỉam.
Phần 4: Giá thành sản phẩm xây lắp, doanh thu công trình, hạng mục công trình xây lắp
Tất cả các công trình, hạng mục công trình đều được trình bày: giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, gía thành toàn bộ sản phẩm xây lắp, doanh thu thuần của kỳ báo cáo và luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ
+ Nguồn số liệu để lập báo cáo
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước
- Sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9
- Căn cứ để lập báo cáo kết quả kinh doanh phần 2 là sổ kế toán chi tiết TK 333
* Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận của hệ thống báo cáo tài chính của công ty được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của hoanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính là trình bày khái quát đặc điểm họat động của doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp.
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào số liệu của:
- Các sổ kế toán kỳ báo cáo
- Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo
- Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước
Phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính:
Phương pháp chung:
- Phần trình bày bằng lời văn phài ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác
- Đối với báo cáo quý các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại công ty phải thống nhất trong cả niên độ kế toán . Nếu có sự thay đổi phải trình bày rõ ràng lý do thay đổi
- Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của công ty chỉ được sử dụng trong thuyết minh báo cáo tài chính năm:
+ Chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ của công ty được phân chia theo các yếu tố chi phí sau
- chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công , chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài,chi phí khác bằng tiền
+ Chỉ tiêu tình hình tăng giảm TSCĐ phản ánh tổng số tăng, giảm của TSCĐ hữu hình, theo từng nhóm tài sản trong kỳ báo cáo như: nhà cửa, máy móc thiết bị...về nguyên gía , giá trị hao mòn, giá trị còn lại và lý di tăng giảm chủ yếu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các Tk 211,, 213, 214 trong sổ cái, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi tài sản cố định
+ Chỉ tiêu tình hình thu nhập của công nhân viên phản ánh tổng số thu nhập bình quân của công nhân viên từ tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp phụ cấp có tính chất lương và các khoản tiền thưởng, trước khi trừ các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ TK 334 trong sổ cái, có đối chiếu với sổ kế tóan theo dõi thanh toán với công nhân viên
+ Chỉ tiêu tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu phản ánh tổng số tăng giảm các nguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo như nguồn vốn kinh doanh, quỹ dự trữ, các quỹ xí nghiệp, theo từng loại nguồn vốn và theo từng nguồn cấp như ngân sách cấp, chủ sở hữu, nhận vốn góp liên doanh, bổ sung từ lợi nhuận và lý do tăng giảm chủ yếu
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ cácTK 411, TK 414, TK416, TK431, TK441 trong sổ cái và sổ kế toán theo dõi các nguồn trên
+ Chỉ tiêu tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác phản ánh tổng số tăng giảm kết quả các khoản đầu tư vào các đơn vị khác theo từng loại đầu tư trong kỳ báo cáo như đầu tư chứng khoán..và lý do tăng giảm chủ yếu. số liệu để ghi vào các chỉ tiêu này được lấy từ các TK 121,128,221 trong các sổ cái và các sổ kế toán theo dõi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác
+ Chỉ tiêu các khoản phải thu và nợ phải trả phản ánh tình hình tăng giảm các khoản phải thu và nợ phải trả, các khoản đã quá hạn thanh toán, đang tranh chấp hoặc mất khả năng thanh toán trong kỳ báo cáo theo từng đối tượng cụ thể và lý do chủ yếu. số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả.
Các báo cáo tài chính được lập và gửi vào cuối mỗi quý (cuối tháng thứ 3, thứ 6, thứ 9, thứ 12 kể từ ngày bắt đầu biên độ kế toán ) để phản ánh tình hình tài chính quý đó và vào cuối niên độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính niên độ kế toán đó . Báo cáo tài chính quý được gửi chậm nhất là sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và báo cáo tài chính năm được gửi chậm nhất là sau 30 ngày kể từ sau ngày kết thúc niên độ kế tóan .Công ty phải gửi báo cáo tài chính đến những nới sau:Sở tài chính tỉnh, cơ quan thuế địa phương(thị trấn Văn Điển), tổng công ty, cơ quan đăng ký kinh doanh, ngân hàng thành phố , ngân hàng quân đội,và lưu tại công ty.
Trong phạm vi bài viết này em xin trích môt số báo cáo của công ty trong năm 2001(xem phần phụ lục )
Phần III
Nhận xét, đánh giá về tổ chức hạch toán kế toán
tại công ty 17
3.1 Những thành tựu đã đạt được
Với nỗ lực của mình công ty 17 đã cố gắng tìm biện pháp hoà nhập bước đi của mình cùng với nhịp điêụ chung của nền kinh tế, đặc biệt cơ chế thị trường hiện nay, sự linh hoạt nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế , quản lý sản xuất đã thực sự trở thành đòn bẩy tích cực cho việc phát triển công ty. Kết quả của việc vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường với đổi mới công nghệ xây lắp , công ty đã đạt được nhiều thành tựu , hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó, mặt khác không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay, toàn công ty đã không ngừng cố gắng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác kế toán công ty.
Với đội ngũ kế toán viên trẻ có năng lực, luôn tích cực tìm tòi, học hỏi dưới sự quản lý hướng dẫn trực tiếp của trưởng phòng và phó phòng kế toán _những người đã tham gia công tác kế toán trong công ty lâu năm, nhiều kinh nghiệm ,giàu nhiệt huyết với công ty_ đã giúp cho công tác kế toán của công ty gặt hái được những thành công nhất định.
Về tổ chức bộ máy kế toán: Trên cơ sở định hình khối lượng công tác kế toán cũng như chất lượng cần phải đạt về hệ thống thông tin kế toán, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kế toán phần hành với đầy đủ các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của công ty. Các nhân viên trong bộ máy kế toán có mối liên hệ chặt chẽ qua lại xuất phát từ sự phân công lao động phần hành. Mỗi cán bộ nhân viên đều được quy định rõ chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn từ đó tạo thành mối liên hệ có tính vị trí , lệ thuộc, chế ước lẫn nhau. Kế toán phần hành có trách nhiệm quản lý trực tiếp , phản ánh thông tin kế toán thực hiện sự kiểm tra qua ghi chép phản ánh tổng hợp đối tượng kế toán phần hành được đảm nhiệm từ: Giai đoạn hạch toán ban đầu (trực tiếp ghi chứng từ hoặc tiếp nhận và kiểm tra ) tới các giai đoạn kế toán tiếp theo: ghi sổ kế toán phần hành, đối chiếu kiểm tra số liệu trên sổ với thực tế tài sản, tiền vốn và hoạt động...lập báo cáo phần hành được giao.
Là một đơn vị thống nhất độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, công ty 17 đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung là hợp lý. Phòng kế toán trung tâm công ty thực hiện toàn bộ ghi sổ lập báo cáo kế toán , các đội trở thành đơn vị thực hiện hạch toán ban đầu theo chế độ báo sổ.
Về hệ thống chứng từ và phương pháp hạch toán:
Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo đúng quy định của Bộ tài chính. Phương pháp kế toán áp dụng tại công ty 17 là phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho quản lý.
Về hình thức sổ: Hiện nay công ty sử dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ, có ưu điểm là ghi chép đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, số liệu kế toán dễ đối chiếu dễ kiểm tra.
Về hệ thống báo cáo tài chính:
Nhìn chung công ty đã thực hiện tốt chế độ kế toán báo cáo tài chính về nội dung cũng như thời hạn lập và gửi báo cáo, ..Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc theo quy định, công ty còn quy định thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác nhằm phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế tài chính doanh nghiệp.
Về công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:
Việc xác định đối tượng đúng đắn cùng với việc sử dụng phương pháp tính hợp lý đã tạo điều kiện cho công tác hạch toán chi phí-giá thành được chính xác,trung thực, đảm bảo cung cấp số liệu đầy đủ, kịp thời cho phòng kế toán để tiến hành phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
3.2 Những tồn tại, hạn chế và biện pháp khắc phục
Có thể nói, công ty đã áp dụng theo chế độ doanh nghiệp xây lắp một cách đồng bộ từ chứng từ, tài khoản đến sổ kế toán và báo cáo tài chính. Song chế độ kế toán được ban hành chỉ là thiết lập một hành lang pháp lý, còn chất lượng kế toán sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tinh thần trách nhiệm, trình độ và năng lực của cán bộ kế toán, của cán bộ quản lý điều hành công ty, phương tiện và tổ chức thực hiện chế độ kế toán. Vì vậy tuy đã cố gắng nhiều nhưng công ty cũng không thể tránh được những hạn chế .
+ Về công tác luân chuyển chứng từ
Công ty 17 là một công ty lớn với nhiều dội thi công , địa bàn hoạt động nằm rải rác từ Bắc chí Nam nên việc luân chuyển chứng từ ban đầu về phòng kế toán tương đối chậm, việc phản ánh các khoản chi phí không đúng thời gian phát sinh, công việc kế toán dồn vào cuối kỳ dẫn đến quyết toán chậm. Điều này cũng ảnh hưởng lớn tới công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình hoàn thành.
Để khắc phục tình trạng này công ty cần quy định thời hạn cụ thể phải giao nộp chứng từ thanh toán kịp thời về phòng kế toán để tránh tình trạng chi phí phát sinh kỳ này kỳ sau mới ghi sổ, đồng thời công ty cũng cần có chế độ xử phạt rõ ràng đối với những đơn vị vi phạm quy định đã đặt ra.
+ Về công tác hạch toán
Là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp với những đặc điểm riêng như : lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh phân tán, không cố định, sản phẩm đơn chiếc ...công ty chưa hạch toán bằng chương trình máy tính, phần lớn nhân viên kế toán của công ty còn rất trẻ thiếu kinh nghiệm lại kiêm nhiệm một số phần hành, đã dẫn tới công tác hạch toán của công ty đôi khi chưa đáp ứng kịp thời yều cầu quản lý công ty.Bên cạnh đó, một số nhân viên kế toán cấp đội trình độ năng lực còn hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình hạch toán chung cuả công ty.
Chẳng hạn khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ , Công ty hạch toán riêng cho nhân viên quản lý đội và nhân viên lái xe, lái máy.Việc hạch toán như thế này là không đúng với chế độ kế toán. .Bên cạnh đo lương của công nhân thuê ngoài kế toán phản ánh lên TK331 là không hợp lý. Trong quá trình hạch toán kế toán không trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép, cũng như không hạch toán, theo dõi thiệt hại trong quá trình xây dựng....
Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi công ty một mặt phải tổ chức tập huấn cho cán bộ kế toán và những nguời có liên quan đến công tác kế toán nắm vững chế độ kế toán, một mặt phải tổ chức thực hiện chế độ kế toán một cách nghiêm túc đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, định kỳ sơ kết, tổng kết và kịp thời phản ánh lên cấp có thẩm quyền về những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để nghiên cứu sửa đổi bổ sung làm cho chế độ kế toán xây lắp ngày càng hoàn thiện.
Tổng công ty xây dựng Trường Sơn
Công ty 17
Bảng cân đối kế toán
Ngày 31/12/2001
Đơn vị: đồng
Tài sản
Mã số
Số đầu năm
Số cuối năm
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
I.Tiền
1. Tiền mặt tại quỹ(gồm cả ngân phiếu)
2. Tiền gửi ngân hàng
3. Tiền đang chuyển
II Các khoản phải thu
1. Phải thu khách hàng
2. VAT được khấu trừ
3.Phải thu nội bộ
_Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
4. Trả trước cho người bán
5.Các khoản phải thu khác
III Hàng tồn kho
1. Công cụ dụng cụ trong kho
2. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
IV Tài sản lưu động khác
1. Tam ứng
2.Chi phí trả trước
V Chi sự nghiệp
1.Chi sự nghiệp năm trước
2. Chi sự nghiệp năm nay
B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
1.Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
+Nguyên giá
+Giá trị hao mòn luỹ kế
II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn
Tổng cộng tài sản
28.368.605.575
5.47.692.967
25.208.470
5.022.484.497
16.390.783.654
14.519.020.183
250.720.120
1.621.043.351
1.621.043.351
6.424.062.954
58.474.978
6.365.587.976
506.067.000
506.067.000
13.061.990.538
13.031.990.538
13.031.990.538
21.252.085.038
(8.220.094.500)
30.000.000
30.000.000
41.430.597.113
42.735.713.910
2.341.853.256
43.558.939
2.298.294.317
23.410.482.443
19.021.271.140
989.162.685
2.450.685.079
2.450.685.079
765.000.000
184.363.539
13.541.232.897
59.557.744
13.481.675.153
3.300.814.766
288.214.766
3.012.600.000
141.330.548
141.330.548
12.081.349.409
12.051.349.409
12.051.349.409
22.650.028.240
(10.598.678.831)
30.000.000
30.000.000
54.817.063.319
Nguồn vốn
Mã số
Số đầu năm
Số cuối năm
A Nợ phải trả
I Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2.Phải trả cho người bán
3. Người mua ứng trước tiền
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
5. Phải trả công nhân viên
7. Phải trả các đơn vị nội bộ
8. Các khoản phải trả phải nộp khác
II Nợ dài hạn
1. Vay dài hạn
B Nguồn vốn chủ sở hữu
I Nguồn vốn quỹ
1.nguồn vốn kinh doanh
2. Quỹ dự cấp mất việc làm
3.Quỹ đầu tư phát triển
4.Quỹ dự phòng tài chính
5. Quỹ khen thưởng phúc lợi
Tổng cộng nguồn vốn
36.642.069.844
27.441.489.767
14.806.792.697
6.113.552.469
1.800.000.000
95.345.715
3.431.244.603
1.194.554.283
9.200.580.077
9.200.580.077
4.788.527.269
4.788.527.269
3.987.464.982
69.748.353
450.600.700
53.930.068
291.322.450
41.430.597.113
49.814.725.678
39.009.720.562
21.352.225.081
7.956.235.165
5.657.104.173
161.803.078
2.770.668.778
1.111.684.350
10.805.005.116
10.805.005.116
5.002.337.641
5.002.337.641.
3.922.925.698
94.379.655
635.355.300
90.876.988
258.800.000
54.817.063.319
Tổng công ty xây dựng Trường sơn
Công ty 17
Kết quă kinh doanh
quý 4 năm 2001
Phần I: Lãi, Lỗ
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
mã số
Kỳ trước
Kỳ này
Luỹ kế từ đầu năm
Tổng doanh thu
3629073221
31629092988
42587340168
Các khoàn giảm trừ
chiết khấu thương mại
Giảm giá hàng bán
Giá trị hàng bán trả lại
Thuế TTĐB, Thuế XK
1.Doanh thu thuần
3629073221
31629092988
42587340168
Giá vốn hàng bán
3289405176
29692000314
39889059095
Lợi nhuận gộp
339668045
1937092674
2698281074
chi phí bán hàng
21663187.5
23918019
65447431.5
chi phí quản lý DN
181421591
1582920000
2130720681
Lợi nhuận từ hoạt động KD
136583267
330254655
502112961
Thu nhập từ hoạt động TC
1657806
917191.5
7677169.5
chi phí hoạt động tàI chính
Lợi nhuận từ hoạt động TC
1657806
917191.5
7677169.5
Thu nhập bất thường
35285668.5
35285668.5
Chi phí bất thường
Lợi nhuận từ hoạt động BT
35285668.5
35285668.5
Tổng lợi nhuận trước thuế
138241073
366457515
545075799
Thuế thu nhập DN phảI nộp
34560268.5
91614379.5
136268952
Lợi nhuận sau thuế
103680804
274843135.5
408806847
Mục Lục
Phần I: Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại công ty 17 1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 17 1
1.2 Loại hình và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của từng phòng trong bộ máy quản lý 4
1.4 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, và quy trình công nghệ 8
1.4.1 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 8
1.4.2 Quy trình công nghệ sản phẩm 13
Phần II: Tổ chức công tác hạch toán tại Công ty 17 14
2.1 Đặc đIểm tổ chức bộ máy kế toán 14
2.2 Vận dụng chế độ kế toán tại công ty 16
2.3 Hạch toán các phần hành kế toán chủ yếu 21
2.3.1 Hạch toán TSCĐ 21
2.3.2 Hạch toán vật tư, công cụ dụng cụ 24
2.3.3 Hạch toán tiền lương 27
2.3.4 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 31
2.3.5 Hạch toán tiêu thụ sản phẩm xây lắp 43
2.4 Báo cáo kế toán tại công ty 45
Phần III: Nhận xét đánh giá về tổ chức hạch toán kế toán tại công ty 50
3.1 Những thành tựu 50
3.2 Những tồn tại 51
Phụ lục 53
Nhận xét của cơ quan thực tập
Sơ đồ hạch toán tiêu thụ
TK331,112 TK133 TK632 TK911 TK511 TK111,112, 131
TK532
Kết chuyển Doanh thu
Bàn giao khối lượng
thầu phụ Giá vốn GGHB
TK154 KC doanh thu thuần
Bàn giao công trình TK 3331
hoàn thành
VATphải nộp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC608.doc