Tình hình sâu răng số 6 ở trẻ em lứa tuổi 7-15 tại bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, năm 2008

Trong nghiên cứu này, một phần ba mẫu có nhu cầu trám phục hồi nhưng không trẻ nào được thực hiện. Lý do chủ yếu là trám răng không được bảo hiểm y tế chi trả và tâm lý phụ huynh chờ không có triệu chứng mới điều trị. 99 % trẻ không được chăm sóc răng định kỳ đã giải thích phần nào tỷ lệ sâu răng cao nhưng không có chế độ điều trị thích hợp. Con số này cũng nói lên rằng sức khỏe răng miệng chưa nhận được sự quan tâm của cộng đồng và hệ thống y tế chưa làm tốt vai trò tuyên truyền giáo dục sức khỏe. Gần một phần ba mẫu (29,9%) chỉ chải răng 1 lần/ngày thì đó là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Tỷ lệ chải răng 2 lần/ ngày khá cao: 67,3%. Tuy nhiên, phần lớn trẻ không biết được tầm quan trọng của chải răng sau khi ăn và trước khi ngủ vào buổi tối nên chủ yếu là siêng chải răng vào buổi sáng mới thức dậy. Ở nhóm trẻ 7-11 tuổi, tỷ lệ sâu răng khá cao: 41,31% dù 95,65% trẻ trả lời được cô giáo dạy phải chải răng sau khi ăn. Như vậy, có thể do hiệu quả không cao do thiếu sự quan tâm, kiểm soát của người nuôi dưỡng. Nghiên cứu này tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng sâu răng với yếu tố số lần chải răng trong ngày và thói quen chải răng trước khi ngủ. Thời gian sử dụng bàn chải cũng ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh răng nhưng không tìm thấy liên quan có ý nghĩa trong mẫu nghiên cứu này.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình sâu răng số 6 ở trẻ em lứa tuổi 7-15 tại bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 1 TÌNH HÌNH SÂU RĂNG SỐ 6 Ở TRẺ EM LỨA TUỔI 7-15 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CAI LẬY, NĂM 2008 Phan Thị Kim Tuyết* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sâu răng, mất, trám răng số 6 ở trẻ em lứa tuổi 7 – 15, xác định mối liên quan giữa một số yếu tố thuận lợi với bệnh sâu răng và đề ra các khuyến nghị phòng ngừa và điều trị sớm. Phương pháp: Cắt ngang mô tả trên 107 trẻ em tuổi từ 7 đến 15 (sinh năm 1993 – 2001) đến khám tại phòng khám Răng hàm mặt từ tháng 6 đến hết tháng 7 năm 2008. Kết quả: Tỷ lệ sâu răng số 6 khá cao: 47,2%; 0,97 % răng số 6 đã mất do sâu; không có răng sâu nào được trám. Có mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng sâu răng với yếu tố: số lần chải răng trong ngày và thói quen chải răng trước khi ngủ. Kết luận: Tỷ lệ sâu răng số 6 cao ở mức đáng được quan tâm của y tế địa phương và ngành chức năng. Cần có chương trình nha học đường họat động đúng chức năng và công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe răng miệng của nhân viên y tế chuyên khoa. Từ khóa: Sâu răng, mất, trám răng. ABSTRACT STUDY ON OF TOOTH DECAY, LOSS, TOOTH FILLINGS OF 6 CHILDREN AGES 7-15 IN CAILAY GENERAL HOSPITAL Phan Thi Kim Tuyet * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 146 - 150 Objective: To determine rate of tooth decay, loss, tooth fillings of 6 children ages 7-15, determine the relationship between a number of favorable factors for tooth decay and propose recommendations to prevent and early treatment. Method: Cross-sectional study of 107 children aged 7 to 15 (born in 1993 - 2001) to check in stomatological clinic from June to the end of July 2008. Results: The rate of decay of the sixth teeth (the first molar) high: 47.2%; 0.97% were lost due to tooth decay; all the cavities were not filled. There is significant correlation between dental caries status with factors: the number of times a day brushing and brushing habits before bedtime. Conclusion: The decay rate as high as the first molar deserve attention of local health and functional. Need a home school program activities and proper functioning educational propagation oral health of specialized medical staff. Key words: Tooth decay, loss, tooth fillings. ĐẶT VẤN ĐỀ Bộ răng con người đóng một vai trò quan trọng trong đời sống với 3 chức năng cơ bản: Ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ. Răng cối lớn thứ nhất, còn gọi là răng số 6, là răng rất quan trọng của bộ răng vì đây là răng chủ lực trong nhai nghiền, có chức năng giữ chỗ, hướng dẫn các răng khác mọc đúng vị trí trên cung răng và kích thích sự phát triển xương hàm(1-4). * Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, Tiền Giang Tác giả liên lạc: Ths.BS. Phan Thị Kim Tuyết, ĐT: 0909503383, Email: khthbvtg@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 2 Việc nhổ bỏ răng số 6 hàm dưới không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến các răng còn lại có khuynh hướng xô lệch, nghiêng, dẫn đến rối loạn khớp cắn, giảm chức năng nhai và còn có thể bị rối loạn khớp thái dương hàm. Thực tế ở tuyến y tế cơ sở là răng số 6 nói riêng và răng vĩnh viễn nói chung khi bị đau do sâu răng thường bị bệnh nhân yêu cầu nhổ bỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là thiếu hiếu biết – không điều trị ở giai đọan sớm, chờ đến khi có triệu chứng mới đến cơ sở y tế thì không chấp nhận được chí phí điều trị khi sâu răng đã ảnh hưởng đến tuỷ răng và phá hủy mô răng nhiều. Tuy xã hội ngày nay nhìn chung đã rất phát triển nhưng khái niệm “trám răng, chữa răng” còn rất xa lạ với người dân nông thôn vì thiếu hiểu biết về bệnh lý răng miệng và người làm công tác y tế không chuyên khoa cũng không hiểu và quan tâm nhiều về ảnh hưởng của sức khoẻ răng miệng đến sức khoẻ toàn thân. Chương trình nha học đường là một chương trình chăm sóc răng miệng cơ bản nhất dành cho trẻ em nhưng chỉ hoạt động hiệu quả ở thành phố lớn, do đó rất ít trẻ em được hưởng lợi ích thật sự của chương trình này, nhất là trẻ em ở huyện thị-nông thôn. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ sâu răng, mất, trám răng số 6 ở trẻ em lứa tuổi 7 - 15. Xác định mối liên quan giữa một số yếu tố thuận lợi với bệnh sâu răng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 107 trẻ em tuổi từ 7 đến 15 (sinh năm 1993 – 2001) đến khám tại phòng khám Răng hàm mặt từ tháng 6 đến hết tháng 7 năm 2008 thoả tiêu chuẩn chọn mẫu. Tiêu chuẩn chọn mẫu Đã mọc ít nhất 1 răng cối lớn thứ nhất trên cung răng. Trẻ em có địa chỉ ở huyện Cai Lậy Có người nuôi dưỡng trực tiếp đi theo. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Chọn mẫu Thuận tiện. Công cụ - Bộ đồ khám nha khoa. - Phiếu điều tra. Tiến hành - Điều tra viên khám tình trạng răng miệng theo yêu cầu của bệnh nhân. Sau đó khám đánh giá cụ thể tình trạng răng số 6 hiện diện trên cung răng, ghi nhận mã số tình trạng răng và nhu cầu điều trị vào phiếu điều tra. - Phỏng vấn bệnh nhân và người nưôi dưỡng để tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Nhập và xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Excel 2000 và SPSS 12.0. KẾT QUẢ Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu này chỉ đánh giá răng số 6 trên đối tượng nghiên cứu, tổng số răng số 6 hiện diện trên cung răng được đánh giá trong mẫu này là 413 răng (do có răng chưa mọc hoặc đã bị nhổ bỏ). Biểu đồ 1: phân bố giới tính Nữ 44,9% Nam 55,1% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 3 Biểu đồ 2: Phân bố địa phương cư ngụ Nhận xét: Tỷ lệ nam cao hơn nữ, trên 2/3 mẫu nghiên cứu thuộc các xã trong huyện Cai Lậy. Bảng 3.1: Tình trạng răng số 6 của mẫu nghiên cứu Tình trạng răng n % Lành mạnh 216 51,8 Sâu răng 197 47,2 Mất răng 4 1 Trám răng 0 0,0 Tổng cộng 417 100 Nhận xét: sâu răng số 6 khá cao: 47,2%, chiếm gần một nữa răng số 6 của mẫu nghiên cứu. Bảng 3.2: Nhu cầu điều trị răng số 6 của mẫu nghiên cứu Nhu cầu ñiều trị n % Không cần ñiều trị 150 36,3 Đặt sealant 66 16 Trám 1 mặt 128 31 Trám 2 mặt 5 1,2 Điều trị tuỷ 37 9 Răng cần nhổ 27 6,5 Tổng cộng 413 100 Nhận xét: Chỉ khoảng 1/3 răng số 6 của mẫu thật sự không có nhu cầu điều trị. Bảng 3.3: Tần số khám răng định kỳ Khám răng ñịnh kỳ n % Có 1 0,9 Không 106 99,1 Nhận xét: Gần 100% mẫu không có thói quen chăm sóc răng miệng định kỳ. Bảng 3.4: Mối liên quan giữa tình hình sâu răng và số lần chải răng Tình hình sâu răng Số lần chải răng/ngày n % 1 lần 32 29,9 Tình hình sâu răng Số lần chải răng/ngày n % 2 lần 72 67,3 3 lần 3 2,8 *Kiểm định Anova 1yếu tố, p = 0,003 (p< 0,05). Nhận xét: Tình trạng sâu răng liên quan có ý nghĩa thống kê với số lần chải răng. Bảng 3.5: Mối liên quan giữa tình hình sâu răng và chải răng trước khi ngủ Tình hình sâu răng Chải răng trước khi ngủ n % Có 49 45,8 Không 58 54,2 Tổng cộng 107 100 *Kiểm định Anova 1 yếu tố, p = 0,000 (p <0,05). Nhận xét: Tình trạng sâu răng giữa trẻ có chải răng trước khi ngủ vào buổi tối khác biệt với nhóm không chải răng có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.6: Mối liên quan giữa sâu răng và tần suất thay bàn chải Tình hình sâu răng Tần suất thay bàn chải n % 3 tháng/lần 10 9,3 6 tháng/lần 50 46,7 Khi bàn chải hư 47 43,9 Kiểm định Anova 1 yếu tố, p = 0,033 (p> 0,05). Nhận xét: Hơn 90% mẫu thay bàn chải 6 tháng/lần hoặc khi hư, nhưng trong nghiên cứu này không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa sâu răng và thời gian thay bàn chải. BÀN LUẬN Trong mẫu nghiên cứu này, tỷ lệ nam cao hơn nữ. Trẻ em đến khám bệnh từ các xã trong huyện Cai Lậy nhiều hơn ở thị trấn: 86,9% so với 13,1%. Chăm sóc răng miệng thật sự hiệu quả khi được thực hiện tích cực và thường xuyên, tình trạng sâu răng khác biệt có ý nghĩa thống kê khi số lần chải răng khác nhau (bảng 3.4). Trong mẫu nghiên cứu này, chỉ một nữa răng số 6 lành mạnh, không có răng sâu nào được trám (bảng 3.1). Tỷ lệ sâu răng số 6 khá cao: 47,2%, so với nghiên cứu của Trần Thị Thanh và cs ở trẻ em 10-11 tuổi thì tỷ lệ này là 52,1%. 0,97 % răng số 6 mất do sâu. Trẻ em lứa tuổi 7-8, răng số 6 vừa Xã 86,9% Thị trấn 13,1% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 4 mọc 1-2 năm nhưng đã sâu rất nhiều, nhất là các răng số 6 hàm dưới. Tình trạng sâu răng trong mẫu này cũng phù hợp với tình hình chung về kinh tế và xã hội, đây là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến bệnh sâu răng. Kinh tế xã hội phát triển kéo theo nguồn thực phẩm đa dạng nhưng thiếu biện pháp kiểm soát tiêu thụ hợp lý và kiến thức chăm sóc sức khỏe. Hệ quả là bệnh răng miệng và những bệnh liên quan ăn uống ngày một gia tăng. Nhu cầu điều trị Chỉ khoảng 1/3 mẫu không có nhu cầu điều trị (36,3%) (bảng 3.2). 16% răng cần được đặt sealant dự phòng sâu răng, tuy nhiên không có răng nào được đặt. Đặt sealant dự phòng sâu răng rất hiệu quả đối với các răng có nhiều trũng rãnh, tuy nhiên rất ít được cộng đồng biết đến do các yếu tố khách quan: chương trình nha học đường tại địa phương hoạt động không hiệu quả (không có cán bộ chuyên trách hoặc cán bộ chuyên trách không thực hiện đúng chức năng), chưa có hoạt động thông tin tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện truyền thông của nhân viên y tế chuyên ngành. 9% cần điều trị tuỷ bảo tồn răng số 6 nhưng 100% phụ huynh trong nghiên cứu này chọn giải pháp nhổ răng để giải quyết triệu chứng đau của trẻ dù được giải thích chức năng quan trọng của răng này. Lý do chủ yếu là do không chấp nhận được chi phí và thời gian điều trị. Đặc biệt có những trẻ đã bị nhổ răng số 6 ở tuổi còn rất nhỏ (8 tuổi) dù chải răng 2 lần và tối trước khi ngủ. Đây có thể là do chải răng không hiệu quả và thiếu sự quan tâm kiểm soát của người lớn. Có trẻ 7 tuổi vừa mọc răng số 6 đã bị sâu răng, nhất là răng số 6 hàm dưới: mọc sớm hơn răng hàm trên, nhiều trũng rãnh dễ đọng thức ăn nhưng trẻ không biết cách vệ sinh thích hợp. 6,5% răng số 6 có chỉ định nhổ răng do sâu vỡ lớn không phục hồi được, đặc biệt phải nhổ bỏ cả 4 răng số 6 trên trẻ 14 tuổi. 70% răng chỉ định nhổ rơi vào răng hàm dưới. Trong nghiên cứu này, một phần ba mẫu có nhu cầu trám phục hồi nhưng không trẻ nào được thực hiện. Lý do chủ yếu là trám răng không được bảo hiểm y tế chi trả và tâm lý phụ huynh chờ không có triệu chứng mới điều trị. 99 % trẻ không được chăm sóc răng định kỳ đã giải thích phần nào tỷ lệ sâu răng cao nhưng không có chế độ điều trị thích hợp. Con số này cũng nói lên rằng sức khỏe răng miệng chưa nhận được sự quan tâm của cộng đồng và hệ thống y tế chưa làm tốt vai trò tuyên truyền giáo dục sức khỏe. Gần một phần ba mẫu (29,9%) chỉ chải răng 1 lần/ngày thì đó là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Tỷ lệ chải răng 2 lần/ ngày khá cao: 67,3%. Tuy nhiên, phần lớn trẻ không biết được tầm quan trọng của chải răng sau khi ăn và trước khi ngủ vào buổi tối nên chủ yếu là siêng chải răng vào buổi sáng mới thức dậy. Ở nhóm trẻ 7-11 tuổi, tỷ lệ sâu răng khá cao: 41,31% dù 95,65% trẻ trả lời được cô giáo dạy phải chải răng sau khi ăn. Như vậy, có thể do hiệu quả không cao do thiếu sự quan tâm, kiểm soát của người nuôi dưỡng. Nghiên cứu này tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng sâu răng với yếu tố số lần chải răng trong ngày và thói quen chải răng trước khi ngủ. Thời gian sử dụng bàn chải cũng ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh răng nhưng không tìm thấy liên quan có ý nghĩa trong mẫu nghiên cứu này. KẾT LUẬN Tỷ lệ sâu răng số 6 là 47,2%; 1% đã mất do sâu; không có răng sâu nào được trám. Tìm thấy tình trạng sâu răng liên quan có ý nghĩa với yếu tố: số lần chải răng, thói quen chải răng trước khi ngủ. Kiến nghị Nhân viên y tế chuyên khoa nên lập kế hoạch truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng cơ bản đến cộng đồng nhằm tăng cường sự quan tâm và hiểu biết của nhân dân về chăm sóc răng miệng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 5 Ngành giáo dục nên sắp xếp thời khóa biểu học tập hợp lý để bệnh nhân có thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân, hoặc phối hợp tích cực với y tế phát triển tốt y tế học đường, theo dõi và điều trị sớm tại trường học góp phần làm giảm thời gian điều trị phức tạp và chi phí cho gia đình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn nha khoa công cộng (1999), “Giáo trình nha khoa công cộng tập 2”, khoa răng hàm mặt, Đại Học Y Dược TP HCM. 2. Bộ môn nha khoa công cộng (1999), “Phòng ngừa và kiểm soát bệnh sâu răng”, giáo trình nha khoa phòng ngừa, khoa Răng hàm mặt, Đại Học Y Dược TP HCM. 3. Bộ môn răng trẻ em (2004). Giáo trình bệnh học răng trẻ em, khoa Răng hàm mặt, Đại Học Y Dược TP HCM. 4. Bộ môn răng trẻ em (2004). Sâu răng ở trẻ em. Giáo trình điều trị răng trẻ em, khoa Răng hàm mặt, Đại Học Y Dược TP HCM. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 6 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_sau_rang_so_6_o_tre_em_lua_tuoi_7_15_tai_benh_vien.pdf
Tài liệu liên quan