1. Tình hình chung về sức khỏe của thanh thiếu
niên sẽ được cải thiện nếu chính phủ, đặc biệt là
ngành y tế cải thiện vấn đề an toàn thực phẩm và
dành nhiều ưu tiên hơn cho vấn đề này.
2. Các chương trình truyền thông thay đổi hành
vi (Behavior change communication - BBC) nhằm
vào việc giảm tỷ lệ mắc các bệnh về thị lực sẽ có hiệu
quả hơn nếu chúng ta nhằm vào các nhóm nguy cơ
cao như là học sinh nữ, trẻ em ở những khu vực
thành thị, trẻ em ở tầng lớp kinh tế-xã hội cao).
3. Chương trình tuyên truyền về phòng tránh
bướu cổ và thiếu i-ốt sẽ đạt tỉ lệ thành công cao hơn
nếu chúng ta tập trung vào các vùng núi và các vùng
khó khăn; nếu chúng ta tạo điều kiện thuận tiện hơn
trong việc tiếp nhận muốn i-ốt và các sản phẩm
tương tự cho người nghèo kết hợp với các chương
trình truyền thông thay đổi hành vi tốt hơn để nâng
cao tỉ lệ sử dụng các sản phẩm này. Đặc biệt, chương
trình cần ưu tiên nhắm tới đối tượng đích là nữ vị
thành niên vì họ đang là nhóm có nguy cơ cao và sẽ
làm mẹ sau này.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình sức khỏe chung của thanh thiếu niên Việt Nam: Một số kết quả từ điều tra quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
1
TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CHUNG CỦA THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM:
MỘT SỐ KẾT QUẢ TỪ ĐIỀU TRA QUỐC GIA
Lê Cự Linh
TÓM TẮT
Gánh nặng bệnh tật và các vấn đề sức khỏe của vị thành niên đang ngày càng gây sự quan tâm từ chính phủ
cũng như từ cộng đồng.
Mục tiêu Nghiên cứu này nhằm: mô tả sơ bộ sức khỏe và một số bệnh tật của vị thành niên và thanh niên Việt
Nam.
Phương pháp: Nghiên cứu dựa trên phân tích số liệu của cuộc điều tra quốc gia về sức khỏe vị thành niên và
thanh niên 2003 với thiết kế điều tra cắt ngang trên cộng đồng. Tổng số 7.584 thanh thiếu niên độ tuổi 14-25 đã
tham gia trả lời phiếu phát vấn.
Kết quả cho thấy tỷ lệ ốm trong 12 tháng trước cuộc điều tra ở nông thôn cao hơn thành thị, giảm dần khi tình
trạng kinh tế hộ tốt hơn, và có liên quan đến việc hút thuốc lá, từng say rượu bia. Các bệnh tật mạn tính phổ biến
nhất ở thanh thiếu niên là đường tiêu hóa (5,6%), cận/loạn/viễn thị (4,8%), bướu cổ (3,2%). Một số yếu tố liên
quan tới bệnh mắt và bướu cổ được mô tả. Các khuyến nghị tập trung vào vấn đề an toàn thực phẩm, dành ưu tiên
phòng chống thiếu Iod và phòng chống các tật về mắt, đặc biệt ở đô thị.
Từ khóa: Điều tra Quốc gia Vị thành niên và Thanh niên, bệnh tật, vị thành niên.
ABSTRACT
HEALTH STATUS OF VIETNAMESE YOUTH: FINDINGS FROM THE SURVEY ASSESSEMENT OF
VIETNAMESE YOUTH DATA
Le Cu Linh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 1 - 2008: 19 -
Objective: To provide key descriptive information about the illness of adolescents and youth in Vietnam as well
as the related factors with regard to common diseases patterns, chronic diseases.
Methods: Cross-sectional survey data from Survey Assessement of Vietnamese Adolescents and Youth 2003.
Binary and multivariate analysis was performed. In total 7,584 young people aged 14-25 completed the
questionnaire.
Results: About 39.7% of the sampled youth reported an illness in the period twelve months prior to the survey.
Of the diseases and disabilities listed in the study, digestive problems were the most commonly reported disease
among youth with the proportion of 5.6%, followed by vision problems (4.8%), goiter (3.2%). Several related factors
were described, particularly related to socio-economic status, ethnicity, gender. The policy implications focused on
food safety, iodine defficiency and vision problems preventio especially in urban area.
Key word: Survey Assessement of Vietnamese Youth, health problems, adolescents.
* Bộ môn Dân số Trường Đại học Y tế Công cộng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gánh nặng bệnh tật và các vấn đề sức khỏe của
vị thành niên đang ngày càng gây sự quan tâm từ
chính phủ cũng như từ cộng đồng. Về khía cạnh sức
khỏe và bệnh tật toàn dân của Việt Nam, Điều tra Y
tế Quốc gia 2001-2002 được xem là nghiên cứu hộ gia
đình đầu tiên đặc biệt phân tích các vấn đề sức khỏe
trên phạm vi toàn quốc. Các kết quả chính của
nghiên cứu này chỉ ra rằng tỉ lệ ốm đau trong thời
gian 4 tuần giữa hai cuộc phỏng vấn thấp nhất trong
lứa tuổi 15-24 (7%) so với các nhóm tuổi khác (Bộ Y
tế, 2003). Theo nghiên cứu này, giới trẻ là nhóm dân
số khỏe mạnh nhất xét về các vấn đề sức khỏe nói
chung. Chưa có chính sách hay chiến lược sức khỏe
nào được xây dựng một cách cụ thể và dành riêng
cho đối tượng thanh thiếu niên dựa trên các kết quả
của Điều tra Y tế Quốc gia. Thủ tướng cũng đưa ra
Quyết định 70/2003/QĐ-TTg phê chuẩn Chiến lược
Phát triển Thanh niên Việt Nam đến năm 2010. Mục
tiêu số 4 trong chiến lược này đề cập tới việc nâng
cao sức khỏe, đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống
văn hóa, ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn xã hội và tình
trạng phạm pháp trong thanh thiếu niên (Chính
phủ, 2003). Tuy nhiên chiến lược này không hề đề
cập trực tiếp đến những vấn đề sức khỏe quan trọng
ở thanh thiếu niên Việt Nam. Có thể nói rằng cho
đến lúc này chưa có nghiên cứu nào ở qui mô quốc
gia có thể cho chúng ta sự hiểu biết toàn diện về
gánh nặng bệnh tật chung của giới trẻ Việt Nam. Vì
thế vấn đề sức khỏe của thanh thiếu niên đòi hỏi cần
được chú ý cả ở lĩnh vực chính sách lẫn phạm vi các
chương trình trên toàn toàn quốc.
Cuộc Điều tra Quốc gia về Vị thành niên ở Việt
Nam (gọi tắt là SAVY) là cuộc điều tra mang tính
quốc gia đầu tiên trong lĩnh vực này nhằm cung cấp
một mô tả toàn diện tình trạng hiện tại của cuộc sống
cá nhân và xã hội cũng như các vấn đề sức khỏe của
thanh thiếu niên Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của
nghiên cứu này nhằm: mô tả gánh nặng bệnh tật của
vị thành niên và thanh niên Việt Nam cũng như các
yếu tố liên quan trên cơ sở xem xét các loại hình
bệnh tật phổ biến và các bệnh mạn tính.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU
Nghiên cứu phân tích này sử dụng số liệu của
cuộc Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh
niên Việt Nam năm 2003 (SAVY). Đối tượng nghiên
cứu của SAVY là các vị thành niên và thanh niên từ
14-25 tuổi. SAVY được thực hiện trên cơ sở chọn
mẫu đại diện cho toàn bộ vị thành niên và thanh
niên từ 14-25 tuổi sống trong hộ gia đình trên toàn
quốc, theo 8 vùng kinh tế, khu vực thành thị/nông
thôn. Đây là mẫu hệ thống được lựa chọn từ dàn
mẫu 45.000 hộ của cuộc khảo sát mức sống hộ gia
đình năm 2002 (VLSS 2002). Mẫu của cuộc điều tra
SAVY bao gồm 42 tỉnh thuộc 61 tỉnh và thành phố
trong mẫu của VLSS 2002, chọn theo xác suất tỷ lệ
với qui mô dân số (PPS) để đảm bảo tính đại diện.
Tại mỗi tỉnh được chọn, tiến hành chọn các địa bàn
điều tra. Đối tượng điều tra là tất cả các thanh niên
độ tuổi từ 14 – 25 của 20 hộ điều tra thuộc địa bàn
được chọn của VLSS 2002. Trong dàn mẫu 42 tỉnh
điều tra của SAVY có 446 địa bàn được chọn để
tham gia điều tra SAVY. Dân số tại 446 địa bàn này
là 40.140 người, trong đó ước tỉnh 24.5% là thanh
thiếu niên tuổi 14-25. SAVY có số thanh thiếu niên
thực tế tham gia trả lời phỏng vấn là 7.584 người.
Số liệu được Tổng cục Thống kê làm sạch và
quản lý, sau đó kết xuất dưới dạng dành cho phần
mềm SPSS, xử lý trên phiên bản SPSS 12.0. Trong
quá trình phân tích có sử dụng phương pháp thống
kê đơn biến và đa biến để kiểm soát các yếu tố gây
nhiễu.
KẾT QUẢ
Tình hình bệnh tật chung ở thanh thiếu niên
Trong cuộc điều tra SAVY, thanh thiếu niên Việt
Nam được hỏi một số câu hỏi nhằm xác định xem:
đối tượng có từng ốm đau trong 12 tháng qua hay
không, đối tượng có những triệu chứng bệnh tật
trong tháng ngay trước cuộc điều tra, đối tượng có
một số bệnh tật mạn tính hay không, và việc đối
tượng đã sử dụng dịch vụ y tế như thế nào trong lần
chấn thương hoặc bệnh tật gần đây nhất.
Hình 1 thể hiện tỷ lệ đã từng ốm đau trong vòng
12 tháng trước cuộc điều tra dẫn tới việc phải nghỉ
làm hoặc nghỉ học. Tỷ lệ này ở nông thôn nhìn
chung cao hơn ở thành thị và ở nữ cao hơn ở nam
giới.
Khi so sánh theo nhóm dân tộc, tỷ lệ ốm đau ở
các nhóm tuổi dân tộc khác đều cao hơn các nhóm
người Kinh và người Hoa. Phân tích theo vùng địa
lý cho thấy tỷ lệ này cao nhất ở vùng Tây Nguyên
(50,6%) và thấp nhất ở vùng Bắc Trung bộ (35,2%)
(χ2= 35,3, p<0,001).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
3
Hình 1. Tỷ lệ ốm trong 12 tháng qua
45.3
35.5 35.0
48.2
39.1
30.6
53.7
39.4
31.6
47.9
37.2
32.9
0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
Nghèo Trung bình Khá - Giàu
14-17 18-21 22-25 14-25
Hình 2. Tỷ lệ ốm trong 12 tháng qua theo tình trạng kinh
tế hộ gia đình
Phân tích theo các nhóm điều kiện kinh tế của hộ
gia đình cho thấy tỷ lệ ốm trong 12 tháng trước cuộc
điều tra giảm dần khi tình trạng kinh tế hộ tốt hơn
(Hình 2). Nhìn chung, chỉ có 32,9% các thanh thiếu
niên trong nhóm được phân loại là “khá – giàu” nói
rằng họ từng bị ốm đau trong 12 tháng qua so với
47,9% ở nhóm có tình trạng kinh tế hộ thuộc diện
“nghèo” (χ2= 89,7, p<0,001). Sự khác biệt này cũng
tồn tại trong tất cả các nhóm tuổi 14-17, 18-21 và 22-
25.
Mô hình hồi qui logic cũng cho thấy những biến
số sau có liên quan tới việc thanh thiếu niên bị ốm
đau trong 12 tháng trước cuộc điều tra: dân tộc ít
người (OR hay nguy cơ tăng thêm 1,5 lần, số biểu
hiện bệnh tật hoặc tàn tật mạn tính (OR=1,53), hút
thuốc lá (OR=1,20), thuộc gia đình nghèo (OR=1,39),
từng bị say rượu bia ít nhất một lần trong tháng
trước (OR=1,23). Những kết quả này một lần nữa
khẳng định rằng dân tộc ít người và thanh thiếu niên
nghèo là những nhóm có nguy cơ cao hơn. Đặc biệt,
việc hút thuốc lá và say rượu có liên quan tới việc bị
ốm đau của thanh thiếu niên.
28.9
26.2
17.6
8.7
4.8
0
5
10
15
20
25
30
35
sốt - đau đầu cảm cúm đau bụng khó thở tiêu chảy
Hình 3. Tỷ lệ mắc các triệu chứng bệnh trong tháng trước
Các đối tượng điều tra cũng được hỏi trong
tháng trước cuộc điều tra có bị các triệu chứng ốm
đau không. Tỷ lệ này nhìn chung ở nữ cao hơn ở
nam, tỷ lệ ở nữ ở thành thị là 46,1% so với ở nông
thôn là 45,7%; nam ở thành thị là 34,3% so với ở
nông thôn là 37,2%. Trong số 3120 thanh thiếu niên
có biểu hiện ốm đau trong tháng trước (chiếm
41,1% mẫu nghiên cứu), 70,2% có biểu hiện sốt, đau
đầu, 63,8% cảm cúm, 42,8% có đau bụng, 21,2% có
biểu hiện khó thở và 11,8% bị tiêu chảy. Tỷ lệ xuất
hiện các triệu chứng này trong toàn bộ mẫu nghiên
cứu được mô tả trong hình 3. Trong số các trường
hợp có triệu chứng bệnh, số triệu chứng trung bình
ở thanh thiếu niên nông thôn là 2,21, cao hơn so với
thanh thiếu niên ở thành thị là 2,06 (p<0,01).
Bệnh tật mạn tính ở thanh thiếu niên
Điều tra SAVY cũng tìm hiểu các thông tin về
tình trạng bệnh tật mạn tính ở thanh thiếu niên
thông qua một số câu hỏi về những biệu hiện bệnh
mạn tính và tàn tật. Trong số các bệnh tật mạn tính,
những biểu hiện sau đây là phổ biến nhất ở thanh
thiếu niên: các biểu hiện đường tiêu hóa (5,6%),
cận/loạn/viễn thị (4,8%), bướu cổ (3,2%). Ngoài ra
những bệnh tật khác ít phổ biến hơn bao gồm: bệnh
tim mạch 2,4%, hen 1,9%, các bệnh hô hấp khác
1,9%, cong vẹo cột sống 0,5%, lao 0,3%, bại liệt 0,2%.
Các biểu hiện bệnh tiêu hóa ghi nhận được ở nữ là
6,0% so với nam là 5,3%, ở thành thị là 6,4% so với ở
nông thôn là 5,4%, tuy nhiên những sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê.
Khác với những biểu hiện bệnh đường tiêu hóa,
các biểu hiện bệnh mắt thể hiện sự khác biệt rõ nét
giữa thành thị và nông thôn cũng như giữa hai giới
(hình 4). Tỷ lệ bị các bệnh về mắt nói chung ở nữ cao
hơn ở nam một cách có ý nghĩa thống kê (5,6% ở nữ
so với 3,9% ở nam, p<0,001), ở thành thị cao hơn ở
nông thôn (13,9% so với 1,8%, p<0,001); và ở người
Kinh-người Hoa cao hơn ở các nhóm dân tộc khác
(5,4% so với 0,9%, p<0,001). Hình 4 cũng cho thấy tỷ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
4
lệ bệnh mắt khá cao ở nhóm nữ trong độ tuổi 14-17 ở
thành thị (20,1%) so với các nhóm tuổi, giới và địa dư
khác. Tỷ lệ này ở nhóm nữ cùng độ tuổi ở nông thôn
chỉ là 2,4%.
13.6
20.1
1.7
2.4
13.1
14.3
0.9
3.5
7.9
10.7
0.8 0.6
12.1
15.8
1.2
2.4
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
Thành thị - Nam Thành thị - Nữ Nông thôn - Nam Nông thôn - Nữ
14-17 18-21 22-25 14-25
Hình 4. Tỷ lệ mắc các bệnh mắt ở hai giới theo thành thị /
nông thôn
Nhằm hiểu rõ hơn về các yếu tố liên quan tới
bệnh mắt ở thanh thiếu niên, phương pháp phân tích
đa biến (multivariate analysis) sử dụng hồi qui logic
đã được sử dụng. Mô hình hồi qui (logistic model)
đã được xây dựng nhằm dự đoán nguy cơ bị các tật
ở mắt (thông qua tính toán tỷ suất chênh – odds
ratios), dựa trên một loạt các biến số độc lập như: độ
tuổi, giới tính, thành thị/nông thôn, dân tộc, tình
trạng giàu nghèo, thời gian tiếp xúc với TV, tần suất
xem các chương trình video hàng ngày, sử dụng
Internet, v.v. Mô hình hồi qui thể hiện rõ một số yếu
tố liên quan tới tình trạng bệnh mắt: so sánh với
nhóm tuổi từ 22-25 nhóm tuổi học trung học (14-17)
có nguy cơ bệnh mắt cao gấp 2 lần, nhóm tuổi 18-21
có nguy cơ cao gấp 1,7 lần. Nữ giới có nguy cơ cao
gấp 1,57 lần so với nam giới. Thanh thiếu niên nông
thôn có ít nguy cơ bị bệnh mắt hơn thanh thiếu niên
thành thị khoảng 70% (OR=0,32). Trong 3 nhóm tình
trạng kinh tế, nhóm thanh thiếu niên thuộc các hộ
trung bình có khả năng bị bệnh mắt cao gấp 1,8 lần
các thanh thiếu niên trong các hộ nghèo. Nguy cơ
này còn cao hơn ở nhóm kinh tế khá-giàu (4,5 lần).
Tần suất xem TV không có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê với tỷ lệ bệnh mắt. Tuy nhiên, tần suất xem
các chương trình video (có thể là băng đĩa, phim
ảnh) có liên quan tới tình trạng bệnh mắt. Cụ thể,
những thanh thiếu niên xem không nhiều quá hoặc
ít quá có nguy cơ bệnh mắt thấp hơn những người
không xem video trong tháng qua. Kết quả tuy vậy
chưa chỉ ra rằng những người xem nhiều (hàng
ngày) có nguy cơ cao hơn so với những người không
xem. Đặc biệt, việc sử dụng Internet có liên quan rõ
rệt với tình trạng bệnh mắt: những người đã từng
dùng Internet có nguy cơ mắc các bệnh mắt cao gấp
3,2 lần so với những người chưa từng dùng. Tuy
nhiên tất cả các phát hiện này có thể bi ảnh hưởng
bởi tình trạng kinh tế chung từng nhóm vì thanh
thiếu niên trong nhóm thu nhập cao có điều kiện tiếp
cận nhiều hơn với các phương tiện điện tử cũng như
điều kiện khám thị lực.
Vấn đề sức khỏe mạn tính phổ biến khác ở
thanh thiếu niên mà SAVY quan tâm là bệnh bướu
cổ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt
rõ nét giữa thành thị và nông thôn, giữa nhóm dân
tộc ít người so với người Kinh, người Hoa, cũng
như giữa hai giới. So sánh hai biến cho thấy tỷ lệ bị
bướu cổ ở nữ cao hơn ở nam một cách có ý nghĩa
thống kê (5,4% ở nữ so với 1,1% ở nam, p<0,001), ở
nông thôn cao hơn ở thành thị (3,5% so với 2,5%,
p<0,05); và các nhóm dân tộc ít người có tỷ lệ mắc
cao hơn ở người Kinh-người Hoa (6,8% so với 2,6%,
p<0,001).
Nghiên cứu cho thấy nhóm nữ người dân tộc ít
người có tỷ lệ mắc bướu cổ cao nhất, đặc biệt trong
độ tuổi 18-21(13,2%), tiếp đó là nhóm tuổi 14-17
(11,3%). Các tỷ lệ này chứng tỏ bướu cổ do thiếu Iod
vẫn còn là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm đối
với nữ thanh thiếu niên, đặc biệt ở những vùng dân
tộc ít người. Phân tích theo giới ở các vùng địa lý
sinh thái (hình 5) cũng cho thấy tỷ lệ mắc bướu cổ ở
nữ luôn luôn cao hơn ở nam trên cả nước và cao
nhất ở những vùng miền núi: miền núi Đông bắc:
12,1%, Tây bắc: 8,4%, và Tây nguyên: 9,1%.
1.5
3.9
2.6
0.2 0.0 0.0
1.0
0.1
4.1
12.1
8.4
4.4
3.4
9.1
5.1
3.02.8
8.2
5.6
2.3
1.5
4.5
3.1
1.5
0.0
2.0
4.0
6.0
8.0
10.0
12.0
14.0
Đồng bằng
sông Hồng
Đông bắc Tây bắc Bắc Trung
bộ
Duyên hải
miền
Trung
Tây
nguyên
Đông nam
bộ
Đồng bằng
sông Cửu
long
Nam Nữ Chung
Hình 5. Tỷ lệ mắc mắc bướu cổ ở hai giới theo vùng sinh
thái
Mô hình hồi qui logic tìm ra một số các yếu tố
liên quan tới bướu cổ (p<0,05): dân tộc ít người có
nguy cơ cao hơn dân tộc Kinh/Hoa là 1,7 lần; ở mức
ý nghĩa p<0,001: nữ có nguy cơ cao hơn nam giới 8,7
lần; thanh thiếu niên các gia đình kinh tế ở mức
trung bình và nghèo có nguy cơ cao hơn những
người ở các hộ khá-giàu là 4,8 và 3,7 lần. Như vậy,
cũng tương tự như các vấn đề sức khỏe khác, thanh
thiểu niên trong các hộ gia đình không thuận lợi về
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
5
kinh tế có nguy cơ bi bướu cổ cao hơn. Điều này đặc
biệt đúng đối với nữ thanh thiếu niên.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu SAVY chỉ ra rằng 39,7% của thanh
thiếu niên được nghiên cứu báo cáo có bệnh khiến
phải nghỉ làm, nghỉ học trong vòng 12 tháng trước
cuộc phỏng vấn. Tỉ lệ ốm đau này cao hơn ở nhóm
nông thôn so với thành thị, ở các nhóm thiểu số hơn
là Kinh/Hoa. Quan trọng là càng nghèo thì thanh
thiếu niên càng dễ đau ốm trong tháng trước hoặc 12
tháng trước cuộc khảo sát. Các kết quả này cũng cho
thấy tình hình bệnh tật nói chung cao hơn báo cáo
điều tra Y tế quốc gia (Bộ Y tế, 2003).
Trong số 12 bệnh tật và tình trạng tàn tật liệt kê
trong nghiên cứu, bệnh về đường tiêu hoá được coi
là bệnh phổ biến nhất trong thanh thiểu niên (5,6%),
tiếp theo là bệnh về mắt (4,8%), bướu cổ (3,2%). Các
vấn đề về đường tiêu hoá trong thanh thiếu niên
thành thị và nông thôn có tỉ lệ tương đương – các kết
quả này chỉ ra một số khác biệt về mô hình bệnh tật
so với một số nghiên cứu cộng đồng khác (Lê và cs,
2002; Bộ Y tế, 2003). Điều này nói lên rằng vấn đề
này là chung toàn quốc và có thể là do vấn đề an
toàn thực phẩm. Không giống như vấn đề tiêu hóa,
nhóm thanh niên thành thị có tỷ lệ gặp phải những
bệnh về mẳt cao hơn những người cùng lứa ở nông
thôn (13,9% so với 1,8%), đặc biệt là đối với nữ. Có
tới 1/5 số em gái ở thành thị có vấn đề về mắt so với
2,4% ở các vùng nông thôn. Sau khi đã kiểm soát
những yếu tố nhiễu, một số yếu tố được xác nhận là
có liên quan đến nguy cơ bệnh mắt cao. Nhóm học
sinh cấp 3 (14-17 tuổi) có tỉ lệ về bệnh mắt cao gấp
hai lần so với nhóm 22-25 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ
cao hơn nam giới 1,6 lần. Thanh thiếu niên từ các gia
đình giàu dễ có bệnh mắt hơn 4,5 lần các bạn từ các
gia đình nghèo. SAVY cũng cho thấy rằng những
người có sử dụng Internet có nguy cơ mắc phải các
vấn đề về thị lực cao hơn 3,2 lần so với những người
khác. Tình hình bệnh mắt ở trên cho thấy thanh
thiếu niên ở thành thị, nhóm dân tộc Kinh, Hoa có
nguy cơ bị cận/viễn/loạn thị cao hơn hẳn các bạn
cùng lứa ở nông thôn và các nhóm dân tộc ít người.
Điều này có thể liên quan tới nhiều yếu tố kinh tế xã
hội khác nhau, chẳng hạn như các bạn trẻ ở thành thị
tiếp cận nhiều hơn với các chương trình TV, các sản
phẩm video, cũng như các trò chơi điện tử, dùng
Internet sử dụng màn hình TV và màn hình máy
tính, cũng như có thể dành nhiều thời gian cho việc
học tập ở trường, ở nhà, học thêm hơn các bạn cùng
lứa ở nông thôn. Mặt khác, cũng có thể dịch vụ y tế
và việc khám sàng lọc, chẩn đoán các tật ở mắt chưa
được phổ biến ở nông thôn và các vùng dân tộc ít
người so với ở thành thị, do vậy một tỷ lệ nhất định
thanh thiếu niên ở những khu vực này chưa được
phát hiện và chẩn đoán.
Ngược lại với các bệnh mắt, bướu cổ tỏ ra là vấn
đề của thanh thiếu niên khu vực nông thôn và dân
tộc thiểu số, những người sinh sống ở vùng núi, đặc
biệt là nữ giới. Sau khi khống chế các yếu tố nhiễu,
nguy cơ bị bướu cổ ở nữ cao hơn gần 9 lần so với
nam. Thanh thiếu niên nghèo cũng có nguy cơ mắc
cao hơn thanh thiếu niên khá giả.
Những ý nghĩa về mặt chính sách
1. Tình hình chung về sức khỏe của thanh thiếu
niên sẽ được cải thiện nếu chính phủ, đặc biệt là
ngành y tế cải thiện vấn đề an toàn thực phẩm và
dành nhiều ưu tiên hơn cho vấn đề này.
2. Các chương trình truyền thông thay đổi hành
vi (Behavior change communication - BBC) nhằm
vào việc giảm tỷ lệ mắc các bệnh về thị lực sẽ có hiệu
quả hơn nếu chúng ta nhằm vào các nhóm nguy cơ
cao như là học sinh nữ, trẻ em ở những khu vực
thành thị, trẻ em ở tầng lớp kinh tế-xã hội cao).
3. Chương trình tuyên truyền về phòng tránh
bướu cổ và thiếu i-ốt sẽ đạt tỉ lệ thành công cao hơn
nếu chúng ta tập trung vào các vùng núi và các vùng
khó khăn; nếu chúng ta tạo điều kiện thuận tiện hơn
trong việc tiếp nhận muốn i-ốt và các sản phẩm
tương tự cho người nghèo kết hợp với các chương
trình truyền thông thay đổi hành vi tốt hơn để nâng
cao tỉ lệ sử dụng các sản phẩm này. Đặc biệt, chương
trình cần ưu tiên nhắm tới đối tượng đích là nữ vị
thành niên vì họ đang là nhóm có nguy cơ cao và sẽ
làm mẹ sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế - Tổng cục Thống kê. Báo cáo kết quả Điều tra Y tế Quốc gia
2001-2002. Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 2003.
2. Bộ Y tế - Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng, Chống Tai nạn Thương tích.
Chính sách Quốc gia Phòng, Chống Tai nạn, Thương tích, Giai đoạn
2002-2010. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2003.
3. Chính phủ Việt Nam. Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam
đến năm 2010 (ban hành kèm theo Quyết đinh số 70/2003/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ). Hà Nội, tháng 4 năm 2003.
4. Lê Cự Linh, Lê Vũ Anh, Linnan M. Đánh giá gánh nặng bệnh tật tại
huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương thông qua phân tích một số số
liệu tử vong năm 1997 – 1998. Tạp chí Y học Thực hành, Việt Nam, 5/
2002.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_suc_khoe_chung_cua_thanh_thieu_nien_viet_nam_mot_s.pdf