Tình hình sức khỏe răng miệng của học sinh tại hai trường Tiểu học có và không có nha học đường ở quận 5 thành phố Hồ Chí Minh

Thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng Thói quen chải răng - Số học sinh trường HKH chải răng trên 3 lần một ngày chủ yếu vào buổi tối và sau khi ăn chiếm tỉ lệ 76,4%, trong khi đó trường HMĐ chỉ chiếm 49,5%, sự khác biệt về các thời điểm chải răng trong ngày rất có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 - Thời gian mỗi lần chải răng của học sinh khác biệt không có ý nghĩa giữa hai trường (p> 0,05). So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Hồng(8) thì tỉ lệ học sinh chải răng vào buổi tối và sau khi ăn thấp hơn rất nhiều so với trường HKH và tương đương kết quả của trường HMĐ là 48,86%. Sự khác biệt có ý nghĩa về thời điểm chải răng giữa trường HKH với trường HMĐ là một ghi nhận mới, lạc quan cho công tác dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh Khám răng định kì - Đa số học sinh trường HKH được khám răng thường xuyên (83,4%), khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với trường HMĐ (37,4%). So với các nghiên cứu khác trong nước(8,10) thì tỉ lệ này cũng cao hơn rất đáng kể. So với một số nghiên cứu trên thế giới, trường HKH cũng chiếm tỉ lệ cao(1,3,5).

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình sức khỏe răng miệng của học sinh tại hai trường Tiểu học có và không có nha học đường ở quận 5 thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 137 TÌNH HÌNH SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH TẠI HAI TRƯỜNG TIỂU HỌC CÓ VÀ KHÔNG CÓ NHA HỌC ĐƯỜNG Ở QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thái Kim Châu*, Nguyễn Thị Thanh Hà**, Trần Đức Thành** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tình hình sức khỏe răng miệng của học sinh tại một trường tiểu học có hoạt động nha học đường ở quận 5 và so sánh với một trường tiểu học khác ở cùng địa phương không có hoạt động này. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ, khám ghi nhận tình trạng răng miệng theo chỉ số SMT, CPI, OHI-S (WHO 1997) của 157 học sinh trường tiểu học Huỳnh Kiến Hoa (nơi áp dụng chương trình nha học đường) và 107 học sinh trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (không có nha học đường). Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi về kiến thức và cách dự phòng bệnh sâu răng, nha chu, thói quen chăm sóc SKRM. Nghiên cứu thực hiện bởi các điều tra viên đã được chuẩn hóa. Sử dụng phép kiểm χ2, kiểm định t cho 2 mẫu độc lập. Kết quả: Tỉ lệ sâu răng và SMT-R của học sinh trường Huỳnh Kiến Hoa và Huỳnh Mẫn Đạt đều thuộc loại thấp nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ sâu răng, SMT-R, chỉ số OHI-S giữa học sinh của hai trường này (p<0,001). Kiến thức về bệnh sâu răng, viêm nướu và các kiến thức cơ bản về SKRM của học sinh trường Huỳnh Kiến Hoa cũng tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với trường Huỳnh Mẫn Đạt. Kết luận: Sức khỏe răng miệng của học sinh trường tiểu học Huỳnh Kiến Hoa không chỉ tốt hơn về mặt kiến thức, thói quen và cách phòng ngừa bệnh sâu răng, nha chu mà còn tốt hơn về mặt lâm sàng so với trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt. Từ khóa: Tăng cường sức khỏe răng miệng ABSTRACT THE ORAL HEALTH SITUATION OF SCHOOL-CHILDREN BETWEEN TWO PRIMARY SCHOOLS AT DISTRICT 5 IN HOCHIMINHCITY Thai Kim Chau, Nguyen Thi Thanh Ha, Tran Duc Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 137 - 143 Objectives: To determine the oral health situation of schoolchildren in the school-having the school based oral health promotion programme , in comparing with a control one without having the model, in HoChiMinh city, Vietnam. Method: A cross-sectional study was conducted on 157 schoolchildren in 5th grade in the school with oral health promotion program based on WHO principles (Group 1)and 107 schoolchildren in the control school with no oral health promotion program (Group 2). Total sampling technique was used. Clinical examinations for dental caries (WHO, 1997) and oral hygiene (OHI-S index) were carried-out. Data regarding knowledge of dental caries/gum diseases and oral health care attitude were collected using a questionnaire with the Face to Face interview method. Independent Sample T-test and Chi-Square test were applied. * Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM ** Bộ môn Nha Khoa Công Cộng - Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS Thái Kim Châu ĐT: 0917321089 Email: tuden_20@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 138 Results: The prevalance of dental cariesamong the schoolchildren in two groups was low. There were statistical significant differences regarding percentage of caries free, mean of DMF-T, mean of OHI-S scores, mean of knowledge scores as well as attitude scores regarding caries prevention and gingivitis prevention among the schoolchildren between the 2 schools (p<0.001). Conclusion: The oral health promotion program in primary school improved knowledge as well as attittude regarding caries and gingivitis prevention but also clinical oral health for schoolchildren during their 5 years in the school. Keywords: oral health promotion program. MỞ ĐẦU Mặc dù sức khỏe răng miệng (SKRM) của học sinh đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, nhưng sâu răng và bệnh mô nha chu mà phổ biến là bệnh viêm nướu vẫn là những vấn đề răng miệng lớn của xã hội. Theo kết quả điều tra SKRM toàn quốc trong năm 2001(10), tỷ lệ sâu răng và bệnh nha chu ở 12 tuổi là 65 % và 71,4 % và chỉ số SMT-R là 1,89. Hội nghị Ottawa đã đưa ra năm hoạt động chủ yếu để tăng cường sức khỏe nói chung cũng như SKRM nói riêng là xây dựng chính sách sức khỏe cộng đồng, tạo môi trường thuận lợi, củng cố hoạt động cộng đồng, phát triển kỹ năng cá nhân và tái định hướng các dịch vụ nha khoa(9). Dựa theo đó, chương trình chăm sóc răng miệng cho trẻ em được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Trường tiểu học Huỳnh Kiến Hoa là một trường tiểu học ở quận 5, TPHCM đã phối hợp với Khoa RHM Đại học Y Dược TPHCM thực hiện chương trình Nha học đường từ nhiều năm nay. Chương trình kết hợp các biện pháp tăng cường SKRM liên tục cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 dựa trên các nguyên tắc của WHO, gồm các hoạt động chính sau: - Chăm sóc SKRM: khám răng định kì, điều trị các bệnh răng miệng thông thường. - Thực hiện các biện pháp dự phòng bệnh sâu răng và nha chu (trám bít hố rãnh, bôi gel fluor). - Thực hiện những buổi nói chuyện với phụ huynh về các kiến thức cơ bản về răng miệng và thông báo tình trạng SKRM hiện tại của các em. - Giáo dục nha khoa: truyền đạt kiến thức về bệnh sâu răng và nha chu, kiến thức về thói quen tốt và không tốt cho SKRM, cũng như các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh lí về răng miệng. - Hướng dẫn thực hành chải răng cho học sinh. - Tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên các vấn đề về bệnh lí và SKRM. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tình hình sức khỏe răng miệng của học sinh lớp 5 ở trường tiểu học Huỳnh Kiến Hoa và trường tiểu học khác không có nha học đường. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả học sinh lớp 5 của trường tiểu học Huỳnh Kiến Hoa (HKH) có chương trình tăng cường SKRM kết hợp với nội dung Nha học đường và trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (HMĐ) cùng thuộc quận 5 TPHCM nhưng không có hoạt động này. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu toàn bộ những học sinh học liên tục từ lớp 1 đến lớp 5 tại hai trường, phụ huynh đồng ý cho phép tham gia nghiên cứu, có mặt tại thời điểm thu thập, có khả năng tham gia. Phương tiện nghiên cứu - Bộ đồ khám (gương khám, kẹp gắp, thám trâm 23) và khay đựng dụng cụ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 139 - Dung dịch sát khuẩn, gòn, găng tay, cây đo túi. - Đèn pin nhỏ để soi răng khi ánh sáng tự nhiên không đủ. - Phiếu khám lâm sàng, bảng câu hỏi phỏng vấn các trẻ. Phương pháp thu thập dữ liệu Số liệu được thu thập dựa trên khám lâm sàng tình trạng sâu răng, nha chu và ghi nhận vào phiếu điều tra dựa theo tiêu chí của WHO 1997 và bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các trẻ về kiến thức, thói quen chăm sóc SKRM. Kiểm soát sai lệch thông tin Tập huấn, định chuẩn đội điều tra, chỉ số Kappa = 0,72. Xử lí số liệu Mã hóa số liệu, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS for Window, dùng phép kiểm thống kê: thống kê mô tả tỉ lệ %, chỉ số SMT-R, CPI, OHI-S, điểm số trung bình về kiến thức và thống kê phân tích: phép kiểm χ 2, kiểm định t cho hai mẫu độc lập. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ học sinh lớp 5, với số lượng học sinh trường HKH là 157 (59,47%), trường HMĐ 107 học sinh (40,53%). Tỉ lệ giữa nam (53,79%) và nữ (46,21%); giữa dân tộc Kinh (57,95%) và Hoa (42,05%) trong mẫu không có sự cách biệt có ý nghĩa. Tình trạng sâu răng Tỷ lệ bệnh sâu răng: Bảng 1: Tỉ lệ % học sinh bị sâu răng và không sâu răng của mỗi trường Trường Sâu răng Không sâu răng n % n % Huỳnh Kiến Hoa 37 23,57 120 76,43 Huỳnh Mẫn Đạt 53 49,53 54 50,47 P (*) <0,001 (*): phép kiểm Chi bình phương - Tỉ lệ % học sinh bị sâu răng của hai trường khác biệt có ý nghĩa (p<0,001) và đều xếp vào loại thấp (WHO 2010). Tỷ lệ học sinh không sâu răng của trường HKH cao hơn (76,43%) so với trường HMĐ (23,57%), phù hợp với các kết quả nghiên cứu gần đây của học sinh 12 tuổi ở quận 5(8). Chỉ số S (sâu) – M (mất) – T (trám): (Biểu đồ 1) Biểu đồ 1: Trung bình S, M, T và chỉ số SMT-R của học sinh lớp 5 ở hai trường - SMT-R của học sinh lớp 5 của trường HKH thuộc loại rất thấp (<1,1); trường HMĐ thuộc loại thấp (1,1<SMT<2,6), khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Số trung bình răng trám (T- R) của học sinh tại hai trường khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Biểu đồ 2: Nhu cầu điều trị sâu răng của học sinh lớp 5 ở hai trường *: p < 0,05 ***: p < 0,001 (Phép kiểm t cho 2 mẫu độc lập) - Tỉ lệ học sinh không sâu răng và trung bình SMT-R giữa hai trường khác nhau rất có ý nghĩa thống kê, tỉ lệ sâu răng và SMT-R của trường HKH thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu trước(8), chứng tỏ chương trình tăng cường *** * * *** *** Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 140 SKRM đã tác động tích cực lên tình trạng sâu răng của học sinh trong trường. * Nhu cầu điều trị bệnh sâu răng của mỗi trường: (Biểu đồ 2) - Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai trường (p> 0,05) về nhu cầu nhổ, trong khi đó, nhu cầu trám một mặt, hai mặt và chữa tủy khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Bảng 2: So sánh nhu cầu điều trị với nghiên cứu khác Trường Trám 1 mặt Trám≥2 mặt Điều trị tủy Nhổ Huỳnh Kiến Hoa (Thái Kim Châu) 0,1 0,03 0 0,01 Huỳnh Mẫn Đạt (Thái Kim Châu) 0,74 0,12 0,1 0,04 Quận 5 (Nguyễn T Cẩm Hồng)(8) 0,71 0,06 0 0,07 Tình trạng bệnh nha chu - Sự phân bố về tỉ lệ % các mức độ tình trạng mô nha chu theo chỉ số CPI khác nhau có ý nghĩa (Bảng 3). Số trung bình sextant có vôi răng của trường HKH thuộc loại thấp (0,49) khác biệt có ý nghĩa (p<0,001) với trường HMĐ (1,34) xếp vào loại trung bình. Số trung bình sextant có mô nha chu lành mạnh của trường HKH (3,08) cao hơn trường HMĐ (2,16) với p<0,001. Không có sự khác nhau về số trung bình sextant chảy máu nướu của giữa hai trường. (Biểu đồ 3) Biểu đồ 3: Số trung bình sextant lành mạnh và có bệnh nha chu theo chỉ số CPI Bảng 3: Tỉ lệ % bệnh nha chu của học sinh mỗi trường theo chỉ số CPI Trường Lành mạnh Chảy máu nướu Vôi răng trên hoặc dưới nướu Huỳnh Kiến Hoa 13,4 15 62,4 47,7 24,2 37,4 Huỳnh Mẫn Đạt p(*) 0,043 (*): phép kiểm Chi bình phương Bảng 4: So sánh tỉ lệ bệnh nha chu và trung bình sextant có vôi răng lứa tuổi 12 với các nghiên cứu trong nước và thế giới Địa điểm Năm Tỉ lệ % Trung bình sextant có vôi răng Long An(7) 2000 75,67 1,83 Đồng bằng sông Cửu Long(10) 2001 89 2,55 Thủ Dầu Một-Bình Dương(4) 2009 88,55 1,74 Lào(6) 2007 99,0 - Bồ Đào Nha(2) 2012 95,0 - Trường HKH 2013 86,6 0,49 Tình trạng vệ sinh răng miệng: Bảng 5: Số trung bình sextant của các mức độ theo chỉ số PI của mỗi trường Trường Mã số 0 TB ± ĐLC Mã số 1 TB ± ĐLC Mã số 2 TB ±ĐLC Mã số 3 TB ±ĐLC Huỳnh Kiến Hoa 1,48 ± 1,65 0,87 ± 1,15 3,49 ± 1,64 2,81 ± 2,16 0,90 ± 1,21 0,88 ± 1,38 0,12 ± 0,40 1,40 ± 2,44 Huỳnh Mẫn Đạt Giá trị p(*) <0,001 0,007 0,875 <0,001 (*): Phép kiểm t cho 2 mẫu độc lập - Số trung bình sextant không có mảng bám (Mã số 0) của trường HKH cao hơn trường HMĐ. HMĐ có số trung bình sextant có mảng bám phủ trên 2/3 bề mặt răng (Mã số 3) cao hơn trường HKH. Cả hai mức độ này đều khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,001). - HKH có số trung bình sextant không có vôi răng (5,55) nhiều hơn có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,001) so với trường HMĐ (4,65). *** *** Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 141 Bảng 6: Số trung bình sextant của các mức độ theo chỉ số CI của mỗi trường Trường Mã số 0 TB ± ĐLC Mã số 1 TB ± ĐLC Mã số 2 TB ±ĐLC Mã số 3 TB ±ĐLC Huỳnh Kiến Hoa 5,55 ± 1,09 0,41 ± 1,01 0,01 ± 0,11 0,02 ± 0,18 Huỳnh Mẫn Đạt 4,65 ± 2,12 1,26 ± 2,08 0,05 ± 0,21 0,00 ± 0,00 Giá trị p(*) <0,001 <0,001 0,131 0,181 (*): Phép kiểm t cho 2 mẫu độc lập Biểu đồ 4: Chỉ số OHI-S của mỗi trường *** p < 0,001 ; Phép kiểm t cho 2 mẫu độc lập - Theo phân loại của WHO, OHI-S của trường HKH được xếp loại tốt (OHI-S<1,2), trường HMĐ xếp loại trung bình (1,2<OHI-S<3), sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê cho cả PI, CI và OHI-S (Biểu đồ 4). Kiến thức về sức khỏe răng miệng - 87,3 % học sinh trường HKH đạt chuẩn kiến thức về bệnh sâu răng, với điểm trung bình là 38,73 ± 7,73; khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trường HMĐ (67,3% , 34,43 ± 8,73) (p<0,001). Số học sinh có kiến thức chuẩn về nguyên nhân, diễn tiến, hậu quả và cách phòng ngừa bệnh viêm nướu (≥ 25/40 điểm) của trường HKH cao hơn đáng kể (73,2 %, 28,47±8,1) so với trường HMĐ (48,6%, 22,55±9,24). Các kiến thức chuẩn về bàn chải, thức ăn, thói quen tốt và không tốt cho SKRM, trường HMĐ có tỉ lệ % học sinh đạt được ít hơn đáng kể so với trường HKH. (Biểu đồ 5 và bảng 7). Bảng 7: Điểm trung bình kiến thức về sức khỏe răng miệng Kiến thức Huỳnh Kiến Hoa TB ± ĐLC Huỳnh Mẫn Đạt TB ± ĐLC P (*) Bệnh sâu răng 38,73 ± 7,73 34,43 ± 8,73 <0,001 Bệnh viêm nướu 28,47 ± 8,11 22,55 ± 9,24 <0,001 Thức ăn tốt và không tốt cho SKRM 16,39 ± 4,15 13,16 ± 5,26 <0,001 Thói quen tốt và không tốt cho SKRM 17,03 ± 4,61 12,77 ± 3,83 <0,001 Lựa chọn bàn chải 6,31 ± 2,46 5,40 ± 2,34 0,003 (*): Phép kiểm t cho 2 mẫu độc lập Biểu đồ 5: Tỉ lệ % học sinh trả lời đạt kiến thức về SKRM của hai trường A: kiến thức bệnh sâu răng. B: kiến thức bệnh viêm nướu. C: kiến thức về thức ăn tốt và không tốt cho SKRM. D: kiến thức về thói quen tốt và không tốt cho SKRM. E: kiến thức về lựa chọn bàn chải *** * * % Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 142 Thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng Thói quen chải răng - Số học sinh trường HKH chải răng trên 3 lần một ngày chủ yếu vào buổi tối và sau khi ăn chiếm tỉ lệ 76,4%, trong khi đó trường HMĐ chỉ chiếm 49,5%, sự khác biệt về các thời điểm chải răng trong ngày rất có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Bảng 8: Thời điểm chải răng của học sinh lớp 5 ở hai trường Thời điểm chải răng Huỳnh Kiến Hoa Huỳnh Mẫn Đạt P (*) n % n % chỉ chải 1 lần/ngày (sáng hoặc tối) 26 16,6 45 42,1 <0,001 chải 2 lần/ngày (sáng và tối) 11 7,0 9 8,4 chải ≥3 lần/ngày (sáng, tối và sau khi ăn) 120 76,4 53 49,5 (*): Kiểm định Chi bình phương - Thời gian mỗi lần chải răng của học sinh khác biệt không có ý nghĩa giữa hai trường (p> 0,05). So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Hồng(8) thì tỉ lệ học sinh chải răng vào buổi tối và sau khi ăn thấp hơn rất nhiều so với trường HKH và tương đương kết quả của trường HMĐ là 48,86%. Sự khác biệt có ý nghĩa về thời điểm chải răng giữa trường HKH với trường HMĐ là một ghi nhận mới, lạc quan cho công tác dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh. Bảng 9: Thời lượng chải răng của học sinh lớp 5 ở hai trường Thời lượng chải răng Huỳnh Kiến Hoa Huỳnh Mẫn Đạt P(*) n % n % < 3 phút/lần 74 47,1 41 38,3 0,126 Cảm thấy sạch 47 29,9 45 42,1 > 3 phút/lần 36 22,9 21 19,6 (*): Kiểm định Chi bình phương Khám răng định kì - Đa số học sinh trường HKH được khám răng thường xuyên (83,4%), khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với trường HMĐ (37,4%). So với các nghiên cứu khác trong nước(8,10) thì tỉ lệ này cũng cao hơn rất đáng kể. So với một số nghiên cứu trên thế giới, trường HKH cũng chiếm tỉ lệ cao(1,3,5). Bảng 10: Thói quen khám răng định kì của học sinh lớp 5 ở hai trường Khám răng định kì Huỳnh Kiến Hoa Huỳnh Mẫn Đạt P(*) n % n % Thường xuyên khoảng 6- 12 tháng 131 83,4 40 37,4 <0,001 Khi có đau răng 11 7,0 37 34,6 Khi được mời xuống phòng nha 6 3,8 9 8,4 Hiếm khi 9 5,7 21 19,6 (*): Kiểm định Chi bình phương KẾT LUẬN SKRM của học sinh trường tiểu học Huỳnh Kiến Hoa không chỉ tốt hơn về mặt kiến thức, thói quen và cách phòng ngừa bệnh sâu răng, nha chu mà còn tốt hơn về mặt lâm sàng so với trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt. Hoạt động tăng cường sức khỏe răng miệng của trường tiểu học là một hoạt động tích cực, mang lại rất nhiều lợi ích cho học sinh, nhờ đó chất lượng cuộc sống của các học sinh cũng ngày càng được nâng cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Athanase Emmanuel and Elizabeth Chang’endo (2010). Oral health related behavior, knowledge, attitudes and beliefs among secondary school students in Iringa Municipality. The Dar-es- salaam Medical Students’ Journal, 9:24-30. 2. César Mexia de Almeida, Poul Erik Petersen, Sónia Jesus André1 and António Toscano (2003). Changing oral health status of 6- and 12-year-old schoolchildren in Portugal. Community Dental Health, 20(4): 6-11. 3. Cheah Whye Lian (2010). Oral health knowledge, attitude and practice among secondary school students in Kuching, Sarawak. Archives of Orofacial Sciences, 5 (1): 9-16. 4. Hồ Văn Dzi (2010). Tình hình sức khỏe răng miệng của học sinh 12 và 15 tuổi tại Thị Xã Thủ Dầu Một, Luận văn Thạc Sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM. 5. Lorna Carneiro (2011). Oral health knowledge and practices of secondary school Students, Tanga, Tanzania. International Journal of Dentistry, Hindawi Publishing Corporation. 6. Nanna Jürgensen and Poul Erik Petersen (2009). Oral health and the impact of socio-behavioural factors in a cross sectional survey of 12-year old school children in Laos. BMC Oral Health, 16: 9-29. 7. Nguyễn Hoàng Anh (2000). Khảo sát tình hình sức khỏe răng miệng của lứa tuổi 6, 12, 15 tại tỉnh Long An, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM. 8. Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2010). Kiến thức, hành vi và tình trạng sâu răng của học sinh lứa tuổi 12, 15 tại quận 5 TPHCM, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 143 9. Stella Y.L.Kwan, Poul Erik Petersen (2005). Health promoting schools: an opportunity for oral health promotion. Bulletin of the World Health Organization 83: 677-685. 10. Trần Văn Trường (2002). Điều tra SKRM toàn quốc 2001, NXB Y học, Hà Nội, 17-51. Ngày nhận bài báo: 15/01/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/02/2014 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_suc_khoe_rang_mieng_cua_hoc_sinh_tai_hai_truong_ti.pdf
Tài liệu liên quan