Tình hình thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt Nam

Tuy nhiên, điều này không phải là hoàn toàn khó hiểu. Doanh nghiệp càng lớn càng đòi hỏi nhiều kỹ năng đặc biệt để phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp. Vậy điều gì là bất thường ở đây? 85% doanh nghiệp với quy mô hơn 259 lao động gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động. Như đã đề cập ở những phần trước, đối với lao động yêu cầu kỹ năng đơn giản, sự thiếu hụt này không chỉ gây ra bởi lạm phát tiền lương mà còn do người lao động bỏ việc và để lại những khoảng trống về việc làm cho doanh nghiệp. Sự khác biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn thường là tốc độ phát triển. Tốc độ phát triển của doanh nghiệp lớn thường có xu hướng như tốc độ phát triển chung của cả nền kinh tế. Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ thường sử dụng lao động có kỹ năng đơn giản và trả lương thấp. Điều đó một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải tạo ra một liên kết mạnh giữa các chương trình giáo dục đào tạo và thị trường lao động, việc làm.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 26/Quý I- 2011 75 TÌNH HÌNH THIẾU HỤT LAO ĐỘNG KỸ NĂNG Ở VIỆT NAM TS. Goran O. Hultin - Th.s Nguyễn Huyền Lê ể từ sau đổi mới năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển đầy ấn tượng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,2%/năm trong thời kỳ 2001 tới năm 2010, GDP bình quân đầu người tăng nhanh, năm 2008, thu nhập bình quân đầu người đã vượt ngưỡng của nước có thu nhập trung bình là 1000 USD/người, gấp hơn 10 lần so với thu nhập bình quân đầu người những năm đầu thực hiện Đổi mới, Việt Nam đã ra khỏi danh sách những nước nghèo nhất và là một trong những nước thuộc nhóm có thu nhập trung bình thấp. 1. Tình hình chung về phát triển kinh tế và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam Cơ cấu kinh tế đang được chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ lệ đóng góp của nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP. Tỷ lệ đóng góp trong GDP của ngành công nghiệp và xây dựng đã phản ánh trực tiếp sự tăng trưởng của hai ngành này, đây là hai ngành đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng GDP của cả nước (chiếm 50%), đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia trong hơn 10 năm qua. Nông- lâm-ngư nghiệp là ngành có đóng góp ít nhất vào sự tăng trưởng GDP của quốc gia (10%). Tuy nhiên, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn là ngành kinh tế đóng góp một phần quan trọng vào việc giữ ổn định tình hình kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp và xuất khẩu, tạo việc làm ổn định cho lao động. Một điểm đáng lưu ý trong ngành dịch vụ là các dịch vụ sử dụng lao động có tay nghề thấp và tạo ra ít giá trị gia tăng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong ngắn hạn, các nghề sử dụng lao động tay nghề và chi phí dịch vụ thấp giữ vị trí quan trọng, đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tạo cơ hội việc làm cho lao động trình độ thấp. Tuy nhiên, trong dài hạn, việc thiếu kỹ năng của lao động sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế, giảm khả năng cạnh tranh của quốc gia trong các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh có giá trị cao như công nghệ thông tin, truyền thông, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, nghiên cứu phát triển (R&D). Trên thực tế, vào năm 2007, các ngành này mới đóng góp tỷ lệ rất khiêm tốn trong GDP: Nghiên cứu phát triển chiếm 0.6%, tài chính ngân hàng chiếm 1.8%. Các hoạt động trung gian như vận tải và kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn trong GDP của ngành dịch vụ. Luật Doanh nghiệp ban hành năm 1999, có hiệu lực từ 01/01/2000 đánh dấu bước đột phá trong đổi mới về chủ trương chính sách của Nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng, thực sự thổi một luồng gió mới cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành kinh tế phát triển nhanh chóng cả về số lượng, quy mô và chất lượng. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển nhanh nhất về số lượng doanh nghiệp và tạo việc làm mới cho người lao động. Tính đến thời điểm 01/01/2009, số doanh nghiệp ngoài nhà nước thực tế đang hoạt động là 196.779 doanh nghiệp, chiếm 95,7% tổng số doanh nghiệp, gấp 5,6 lần năm 2000, tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp bình quân hàng năm là 24,1%. Khu vực này hiện K Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 26/Quý I- 2011 76 giải quyết cho 4,72 triệu lao động có việc làm thường xuyên, chiếm 57,1% tổng số việc làm của khu vực doanh nghiệp, bình quân mỗi năm tăng thêm 8,7% lao động. Khu vực này cũng đang thu hút vốn đầu tư khá lớn với 42,3% tổng vốn của khu vực doanh nghiệp, trong đó tài sản cố định chiếm 36,4% và tạo ra tới 57,5% tổng doanh thu năm 2008 của toàn bộ doanh nghiệp. Xét về hiệu quả kinh doanh, tuy khu vực này chiếm tỷ trọng chi phối về số doanh nghiệp, lao động, vốn kinh doanh và doanh thu nhưng các chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế và đóng góp cho ngân sách nhà nước năm 2008 lại có tỷ trọng thấp, chỉ với 16,6% và 30,8%. Giai đoạn 2000-2008, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chủ yếu phát triển nhanh về chiều rộng, giải quyết được nhiều việc làm, tuy nhiên, kết quả sản xuất kinh doanh cũng cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp ngoài nhà nước là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh còn nhỏ lẻ, hiệu quả còn thấp. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tuy số lượng doanh nghiệp ít, nhưng phát triển nhanh về quy mô đầu tư và đặc biệt đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp: Tính đến thời điểm 01/01/2009, số doanh nghiệp FDI thực tế đang hoạt động là 5.625 doanh nghiệp, chỉ chiếm 2,7% tổng số doanh nghiệp, gấp 5,3 lần số doanh nghiệp năm 2000, bình quân mỗi năm tăng 23,5% số doanh nghiệp. Khu vực này tuy số lượng doanh nghiệp ít nhưng cũng đã thu hút tới 1,83 triệu lao động, chiếm 22,2% tổng số lao động toàn doanh nghiệp, gấp 4,5 lần năm 2000, bình quân m i năm thu hút thêm 20,7% lao động. Năm 2008, mặc dù vốn đầu tư chỉ chiếm 16,9%, doanh thu chỉ chiếm 19,5% so với toàn bộ doanh nghiệp, nhưng khu vực FDI lại thể hiện là khu vực đạt hiệu quả kinh doanh cao với lợi nhuận trước thuế chiếm tới 48,1% và đóng góp cho ngân sách nhà nước chiếm tới 40,4% so với toàn bộ doanh nghiệp. So với năm 2000, lợi nhuận của khu vực này gấp 4,9 lần và đóng góp cho ngân sách nhà nước gấp 5 lần. Giai đoạn 2000-2008, khu vực FDI tuy quy mô về số doanh nghiệp và số lao động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng thấp nhưng hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng được thu hẹp về quy mô theo chủ trương cổ phần hóa và sắp xếp lại của nhà nước để đảm bảo kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn: Tại thời điểm 01/01/2009, số doanh nghiệp nhà nước thực tế đang hoạt động chỉ còn 3.328 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 khu vực doanh nghiệp với 1,6%, bằng 45% số doanh nghiệp năm 2000. Khu vực này hiện thu hút khoảng 1,71 triệu lao động, chiếm 20,7% toàn bộ khu vực doanh nghiệp (trong khi tỷ lệ lao động trong toàn bộ doanh nghiệp năm 2000 là xấp xỉ 60%). Năm 2008, xét về mặt hiệu quả đóng góp cho ngân sách nhà nước theo tỷ lệ vốn đầu tư thì khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước là tương đương. Khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 40,8% vốn, đóng góp 28,8% cho ngân sách nhà nước, trong khi khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 42,3% vốn và đóng góp 30,8% cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên nếu xét về hiệu quả tạo ra lợi nhuận so với vốn đầu tư thì khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn hiệu quả hơn. Qui mô vốn của hai khu vực chênh lệch không đáng kể (40,8% và 42,3% so với toàn bộ doanh nghiệp) nhưng khu vực doanh nghiệp nhà nước tạo ra tới 35,3% tổng lợi nhuận của khu vực doanh nghiệp, trong khi khu vực ngoài nhà nước chỉ chiếm 16,6%. Giai đoạn 2000- Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 26/Quý I- 2011 77 2008 tuy tiến độ cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước còn chậm so với kế hoạch, nhưng doanh nghiệp này đang được nhà nước quản lý, sắp xếp lại theo hướng hiệu quả hơn. 2. Tình hình thiếu hụt lao động kỹ năng của Việt Nam và nghiên cứu so sánh với Trung Quốc và Ấn độ 52 Thời kỳ 2000-2010 vừa qua, Việt Nam mới bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ tiền công nghiệp hóa, nền kinh tế có một số đặc trưng đó là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, lao động có tay nghề thấp, tuy nhiên, với thành tựu phát triển kinh tế thời kỳ qua, cùng với đó là sự gia tăng nhanh chóng của các doanh nghiệp và mục tiêu phấn đấu tới 2020, Việt Nam cơ bản đạt là nước công nghiệp hoá và hiện đại hoá, thì nhu cầu về lao động, đặc biệt lao động kỹ năng cũng sẽ gia tăng. Tuy nhiên, thị trường lao động hiện nay vẫn bị phân mảng, vẫn tồn tại khá lớn tình trạng bất cân đối giữa cung và cầu lao động, người sử dụng lao động vẫn không thể tuyển đủ lao động, hệ thống đào tạo cũng không thể theo kịp tốc độ thay đổi của cầu lao động. So sánh với Trung Quốc, đặc điểm nổi bật của kinh tế Trung Quốc là dựa trên chi phí sản xuất thấp. Chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia này là sử 52 Phần đánh giá này dựa trên kết quả của Điều tra về thực trạng thiếu hụt lao động kỹ năng được tiến hành lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2010 do Viện Khoa học Lao động và Xã hội thực hiện. Cuộc điều tra này sẽ được thực hiện thường xuyên và lặp lại, cung cấp các thông tin về xu hướng và mức độ của thực trạng thiếu lao động kỹ năng và trong từng loại hình doanh nghiệp. Với quy mô mẫu điều tra trong đợt thử nghiệm năm 2010 là 1054 doanh nghiệp phân bố trên 9 tỉnh đại diện 3 miền Bắc – Trung – Nam và theo 7 nhóm ngành gộp từ 20 ngành kinh tế quốc dân qua phương pháp phỏng vấn qua điện thoại và các kết quả điều tra tương tự về phương pháp luận được Manpower thực hiện ở Trung Quốc và Ấn độ. dụng nhiều lao động, tạo ra nhiều việc làm đòi hỏi tay nghề thấp. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giới chủ Trung Quốc ngày càng quan ngại sự thiếu hụt lao động có kỹ năng như thợ máy, kỹ thuật viên và lao động quản lý... Tại Ấn Độ, trong nhiều năm qua, tỷ lệ tăng trưởng thấp, chủ yếu dựa trên lĩnh vực công nghệ thông tin và các dịch vụ kết nối công nghệ thông tin. Xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng từ lâu đã được Ấn Độ xác định là một ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đã cam kết sử dụng nguồn ngân sách lớn để giải quyết các thách thức như yêu cầu phát triển các kỹ năng hiện nay lao động còn đang thiếu hụt, đặc biệt là đào tạo nghề cho người lao động. Trong những năm qua, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đầu tư 1 khối lượng vốn đáng kể cho đào tạo nghề kỹ thuật cao. Trung Quốc bổ sung đào tạo tại nước ngoài, Ấn Độ tập trung vào công nghệ thông tin. Không có quốc gia nào tuyên bố thiếu hụt lao động trình độ cao (Hình 1). Điều này không có nghĩa là hai quốc gia này đã đảm bảo đủ lao động có kỹ năng mà là sự thiếu hụt xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau như thiếu công nhân kỹ thuật, lao động vận hành máy móc, lao động quản lý ở Trung Quốc và thiếu thợ thủ công ở Ấn Độ. Mặc dù xuất phát muộn hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam đã đạt được tốc độ phát triển nhanh trong những năm qua. Việt Nam còn thiếu hụt lao động kỹ năng ở mọi cấp độ: lao động quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật Kết quả cuộc điều tra cho thấy sự thiếu hụt phổ biến trung bình là thiếu công nhân kỹ thuật. Tuy nhiên, nhu cầu này được đặt trong bối cảnh đất nước đang phát triển công nghiệp hoá. Khi nền kinh tế đã tăng trưởng và Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 26/Quý I- 2011 78 phát triển, đòi hỏi ngày càng nhiều lao động có kỹ năng, việc thiếu hụt công nhân kỹ thuật là điều được dự báo trước. Cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng trong những năm tới, để bắt kịp sự phát triển của kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực của lao động trình độ thấp và hoạt động kinh tế kém hiệu quả. Hình 1. Mức độ thiếu hụt lao động có kỹ năng Trung Quốc Ấn Độ Việt Nam Lao động quản lý Cao Trung bình Cao Kỹ sư Thấp Thấp Cao Công nhân kỹ thuật Cao Trung bình Trung bình Thợ thủ công Thấp Cao Cao Dịch vụ khách hàng Trung bình Trung bình Thấp Lao động phổ thông Thấp Thấp Cao Nguồn: ILSSA/Manpower điều tra thiếu hụt lao động có kỹ năng ở Việt Nam, 2010 Cuộc điều tra thiếu hụt lao động kỹ năng đã chỉ ra rằng lạm phát tiền lương bắt đầu xuất hiện ở mức 25 – 30%. Tại Việt Nam, khi lạm phát tiền lương đạt mức 40% hoặc hơn, người sử dụng lao động sẽ gặp khó khăn không chỉ vì những hệ luỵ của lạm phát tiền lương mà còn vì không thể tuyển dụng được đủ lao động theo nhu cầu. Khi so sánh trường hợp của Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy các ngành thiếu hụt lao động kỹ năng ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở Trung Quốc. Đây là điều dễ hiểu khi các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng tăng cường các hoạt động kinh doanh quốc tế cũng như các lĩnh vực đòi hỏi lao động có kỹ thuật cao như tài chính, bảo hiểm, bất động sản. Sự khó khăn trong tuyển dụng nhanh chóng tăng lên, 52% chủ sử dụng lao động ghi nhận gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động được đào tạo đúng ngành nghề. Tương tự, rất khó khăn để tuyển dụng lao động có trình độ cao sau khi nâng cao công nghệ và đầu tư nhiều vốn sản xuất kinh doanh. 42% người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp ở Trung quốc ghi nhận gặp khó khăn trong tuyển dụng. Tại Ấn Độ, các dự án cơ sở hạ tầng lớn đã được thực hiện, không có gì ngạc nhiên khi chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp khai thác mỏ và xây dựng gặp khó khăn trong tuyển dụng, 1/3 trong số họ không thể tuyển dụng được lao động có kỹ năng cần thiết. Ở Việt Nam, ngoại trừ công nghiệp khai khoáng và khu vực nhà nước, Việt Nam phải đối mặt với tình hình thiếu lao động có kỹ năng tương tự như Trung Quốc (hình 2). Tuy nhiên, Việt Nam lựa chọn con đường phát triển kinh tế như Trung Quốc đã từng đi, do đó, mức độ trầm trọng của vấn đề cũng không thay đổi và vì xuất phát sau nên người sử dụng lao động ở Việt Nam sẽ phải đối mặt với khó khăn cao hơn trong việc Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 26/Quý I- 2011 79 tuyển dụng lao động có kỹ năng so với Trung Quốc và Ấn Độ (Hình 3). Mức độ nghiêm trọng của vấn đề sẽ không thay đổi chừng nào có sự thay đổi một cách hợp lý chi phí dành cho lao động. Việt Nam có thuận lợi là chi phí lao động thấp, tuy nhiên, điều này sẽ không tiếp tục được kéo dài. Với sự tác động mạnh mẽ của yêu cầu phát triển kinh tế và năng suất lao động, nhu cầu về lao động có kỹ năng sẽ tăng lên. Trong một tương lai gần, điều này sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng khi người sử dụng lao động không thể tuyển dụng được lao động có kỹ năng cần thiết. Hình 2. Khó khăn trong tuyển dụng lao động chia theo khu vực kinh tế so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc Nguồn: ILSSA/Manpower Điều tra tình hình thiếu lao động kỹ năng tại Việt Nam năm 2010 Manpower - Điều tra tình hình thiếu lao động kỹ năng năm 2010 Vấn đề cấp thiết được đưa ra để giải quyết tình trạng thiếu lao động kỹ năng là phải thiết lập một mối liên kết chặt chẽ, phù hợp giữa các chương trình giáo dục/đào tạo với các yêu cầu về kỹ năng mà thị trường lao động đang cần. Cuộc điều tra chỉ ra hai điểm thách thức: 23% người sử dụng lao động ghi nhận rằng các kỹ năng mà lao động đã được đào tạo bị lệch so với các kỹ năng mà thị trường cần; 35% ghi nhận các kỹ năng được đào tạo của lao động mới chưa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp (hình 4). Điều này cho thấy sự cấp thiết phải có liên kết mạnh mẽ hơn giữa hệ thống giáo dục đào tạo và thị trường lao động, tạo cho người lao động sau khi được đào tạo trở thành những người “sẵn sàng làm việc”, tức là sẵn sàng đáp ứng với yêu cầu của các doanh nghiệp. “Sẵn sàng làm việc” hay đơn giản hơn là “kinh nghiệm làm việc” là một khó khăn phổ biến hiện nay. Nhiều quốc gia đã giải quyết vấn đề này bằng cách thực hiện liên kết giữa các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo trong đào tạo kỹ năng cho người lao động (cho người lao động thực hành, thực tập ngay tại các doanh nghiệp liên quan). Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 26/Quý I- 2011 80 Hình 3. Khó khăn trong tuyển dụng lao động chia theo khu vực kinh tế so sánh giữa Việt Nam và Ấn Độ Nguồn: ILSSA/Manpower Điều tra tình hình thiếu lao động kỹ năng tại Việt Nam năm 2010 Manpower - Điều tra tình hình thiếu lao động kỹ năng năm 2010 Để các chính sách thực sự hiệu quả và đảm bảo các chương trình giáo dục đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của thị trường lao động, cần có các nghiên cứu sâu và chi tiết hơn nữa. Hiện nay, thực trạng thiếu lao động có kỹ năng đang được khảo sát và dự báo theo từng nhóm kỹ năng riêng biệt. Kết quả của nghiên cứu này sẽ làm rõ những khoảng trống về lao động kỹ năng theo từng khu vực và loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Hình 4. Nguyên nhân khó khăn trong tuyển dụng Nguồn: ILSSA/Manpower - Điều tra tình hình thiếu lao động kỹ năng tại Việt Nam năm 2010 Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 26/Quý I- 2011 81 Tình hình thiếu lao động kỹ năng theo quy mô doanh nghiệp: Thông thường, các doanh nghiệp lớn được cho rằng sẽ không gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động kỹ năng. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động có kỹ năng tỷ lệ thuận với số lao động trong doanh nghiệp, chỉ có 26% doanh nghiệp với quy mô ít hơn 10 lao động gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động kỹ năng, trong khi con số này ở các doanh nghiệp có quy mô hơn 259 lao động là 85%. Kết quả này phản ánh một sự khác thường: Dường như doanh nghiệp càng lớn, khó khăn trong tuyển dụng lao động có các kỹ năng cần thiết càng cao (Hình 5). Nguồn: ILSSA/Manpower - Điều tra tình hình thiếu lao động kỹ năng tại Việt Nam năm 2010 Tuy nhiên, điều này không phải là hoàn toàn khó hiểu. Doanh nghiệp càng lớn càng đòi hỏi nhiều kỹ năng đặc biệt để phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp. Vậy điều gì là bất thường ở đây? 85% doanh nghiệp với quy mô hơn 259 lao động gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động. Như đã đề cập ở những phần trước, đối với lao động yêu cầu kỹ năng đơn giản, sự thiếu hụt này không chỉ gây ra bởi lạm phát tiền lương mà còn do người lao động bỏ việc và để lại những khoảng trống về việc làm cho doanh nghiệp. Sự khác biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn thường là tốc độ phát triển. Tốc độ phát triển của doanh nghiệp lớn thường có xu hướng như tốc độ phát triển chung của cả nền kinh tế. Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ thường sử dụng lao động có kỹ năng đơn giản và trả lương thấp. Điều đó một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải tạo ra một liên kết mạnh giữa các chương trình giáo dục đào tạo và thị trường lao động, việc làm. Cao Thấp Trung bình Tuyến tính (trung bình) Dưới 10 lao động 10 – 49 lao động 50 – 250 lao động Trên 250 lao động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_thieu_hut_lao_dong_ky_nang_o_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan