Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của công ty thương mại khách sạn Đống Đa

Công ty Thương mại khách sạn đống đa là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ tuy mới được sát nhập và chính thức đi vào hoạt động với cái tên công ty thương mại khách sạn đống đa kể từ ngày 26-04-1996. Bước đầu công yy gặp không ít những khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ban Giám đốc cùng sự đoàn kết toàn tâm toàn ý của toàn bộ cán bộ coong nhân viên toàn Công ty ,đến nay Công ty đã khẳng định được vị thế tren thương trường với doanh thu hàng năm tới hàng trăm tỷ đồng tạo công ăn việc làm cho trên 400 lao động góp phần ổn định giá cả trên thị trường, nộp đầy đủ các nghĩa vụ của mình đốivới ngân sách nhà nước Có được như vậy cũng là do bộ máy quản lý, cách thức hoạt động kinh doanh hợp lý có khoa học và nhất là công tác hạch toán kế toán phù hợp , chính xác, khoa học , làm việc đúng theo cơ chế chính sách nhà nước. Với những hiệu quả kinh doanh trong những năm qua và truỳền thống tốt đẹp của Công ty , hoạt động kinh doanh của Công ty thương mại khách sạn đống đa sẽ ngày càng tăng trưởng góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong thời gian thực tập vừa qua đã giúp tôi tiếp cận với điều kiện thực tế , có cơ hội để vận dụng những kiến thức đã được học ở nhà trường. Tuy thời gian thực tập để hoàn thành báo cáo thực tập có hạn. Song, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty nói chung, phòng kế toán nói riêng và sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô ở trường, tôi đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp .

doc24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của công ty thương mại khách sạn Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở Đầu Đại Hội đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu một bước ngoặt lớn cho nền kinh tế Việt Nam chuyển nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động trong cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Cùng với sự chuyển mình đó thì ngành thương mại dịch vụ nói riêng và các ngành kinh tế xã hội nói chung có nhiều cơ hội để phát huy thế mạnh của mình. Trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp phải tự điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển tiến bộ của khoa học kỹ thuật . Ngày nay với sự bùng nổ của hàng loạt các loaị hình kinh tế khác nhau thì ngành thương mại dịch vụ cũng hoà mình vào xu hướng phát triển chung của xã hội . Chấp nhận sự thử thách để vươn lêntự khẳng định mình. Hoạt động thương mại ngày càng phát triển, trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp thương mại đóng vai trò quan trọng là cầu nối trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Nhờ vậy mà hàng hoá đến tay người tiêu dùng được hoàn thiện hơn cả về số lượng và chất lượng đảm bảo thời gian nhanh nhất và kịp thời nhất . Tuy nhiên doanh nghiệp có hoạt động tốt được hay không điều đó không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan mà còn cả yếu tố khách quan của doanh nghiệp. Một trong những yếu tố đó là bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Trong đó công tác tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp , kế toán giữ vai trò quan trọng vì nó là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính có vai trò tích cực trong quản lý điều hành các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp Xuất phát từ thực tế trong quá trình kinh doanh ta thấy tài chính - kế toán là phương tiện hiệu quả nhất để giám đốc cũng như lãnh đạo kiểm tra tính toán và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế của doanh nghiệp. Cũng từ những lý do trên đồng thời kết hợp trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Thương Mại, được sự giúp đỡ, truyền đạt của thầy cô và liên hệ thực tế tại Công ty Thương mại Khách sạn Đống Đa, tôi đã phần nào nắm được những nội dung cơ bản về lý thuyết của công tác tài chính- kế toán. Tôi xin trình bày những nội dung chính của báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận nội dung báo cáo gồm 4 phần: Phần I : Tổng quan thực tế của công ty TMKS Đ Đ Phần II : Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của công ty Phần III : Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty. Phần IV : Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Phần I Tổng quan về công ty thương mại khách sạn đống đa I/ Quá trình hình thành và phát triển Ngày 7/9/1992 Công ty ăn uống và khách sạn Đống Đa được UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 1880/QĐUB thành lập doanh nghiệp nhà nước. Căn cứ nhu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh ngày 26/4/1996 Công ty ăn uống và khách sạn Đống Đa đã sát nhập với Công ty Thương mại và dịch vụ tổng hợp quận Đống Đa, thành lập Công ty Thương mại Khách sạn Đống Đa trực thuộc UBND quận Đống Đa nay thuộc Sở Thương mại Hà Nội. Từ đó đến nay, Công ty không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động kinh doanh, với đội ngũ CBCNV là 427 người, vốn kinh doanh của Công ty đạt 7.151.605.779 đồng. Sau khi sát nhập, công ty đã khẩn trương củng cố hoàn thiện cơ chế tổ chức bộ máy, tổ chức sản xuất kinh doanh đồng thời hoàn thiện cơ chế quản lý, mạnh dạn huy động vốn để đổi mới cơ sở vật chất, kỹ thuật phấn đấu có chỗ đứng trên thị trường và cho đến nay hoạt động của công ty đã đi vào ổn định và có kết quả cao. Trong hai năm trở lại đây do ảnh hưởng của luật thuế GTGT hoạt động của công ty có nhiều biến động cũng như việc đề ra một số các quy định mới về chính sách mở cửa của nhà nước đã có nhiều tác động vừa tích cực vừa có mặt hạn chế đối với công ty đứmg trươc sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường tìm ra một hướng đi đúng đắn là nhiệm vụ của công ty không chỉ hiện tại mà còn có ý nghĩa trong thời gian dài . II/ Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của công ty Chức năng : một doanh nghiệp thương mại khách sạn, Công ty Thương mại Khách sạn Đống Đa chủ yếu là kinh doanh dịch vụ ăn uống. Công ty có chức năng tổ chức quá trình nghiệp vụ kinh tế kinh doanh , nhập hàng, bảo quản giới thiệu , tiêu thụ, cung ứng hàng hoá cho cả đơn vị trực thuộc và nhu cầu thị trường. Đồng thời công ty còn quản lý về tài chính, kế toán lưu chuyển hàng hoá và các hoạt động khác của công ty. Nhiệm vụ : công ty thực hiện theo đúng mục đích thành lập kinh doanh và dịch vụ các mặt hàng đã đăng ký, thực hiện theo đúng quy định của nhà nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật bảo toàn và phát triển vốn được giao, kinh doanh có hiệu quả. Công ty tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động . Nâng cao chất lượng phục vụ , chất lượng sản phẩm, thực hiện các chế độ, chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn vật tư, tài sản, các nguồn lực , thực hiện hạch toán kinh tế, bảo quản và phát triển vốn thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. Đặc điểm kinh doanh : là một doanh nghiệp thương mại-khách sạn, Công ty Thương mại Khách sạn Đống Đa hoạt động kinh doanh chủ yếu là dịch vụ ăn uống, công nghệ thực phẩm, vải sợi may mặc, thủ công mỹ nghệ và khách sạn - cửa hàng điện máy và đồ gia dụng. Hình thức sở hữu vốn : vốn do nhà nước cấp + vốn tự bổ sung Phương thức kinh doanh : bán buôn và bán lẻ Hình thức hoạt độn g: kinh doanh và dịch vụ. Lĩnh vực kinh doanh : trong nước Mạng lưới kinh doanh : gồm 8 đơn vị cơ sở nằm trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. III/ Bộ máy tổ chức quản lý của công ty Để củng cố lại tổ chức, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi bộ máy của công ty phải được củng cố và kiện toàn làm sao gọn nhẹ và có đủ năng lực quản lý điều hành sản xuất kinh doanh thật tốt . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Giám Đốc phó giám đốc Phòng kế toán tài vụ các đơn vị trực thuộc Phòng tổ chức Phòng nghiệp vụ kinh doanh … trung tâm TM ASEAN Cửa hàng Hàng Bột cửa hàng Thanh Xuân Giám đốc : là người có quyền lực và trách nhiệm cao nhất trong công ty là đại diện cho người lao động trong công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty, theo pháp luật hiện hành , toàn quyền giám sát và quản lý trực tiếp việc kinh doanh của các cửa hàng trực thuộc để đề ra các quyết định kịp thời giúp cho sự phát triển của toàn công ty. Phó giám đốc: là người chỉ đạo công việc trực tiếp đến các phòng ban tham mưu theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp rồi báo lên ban giám đốc. phó giám đốc là người thay thế khi giám đốc vắng mặt. Phòng tổ chức hành chính : là phòng có chức năng giúp công ty quản lý và sắp xếp lao động nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, xây dựng các phương án quản lý tổ chức nhân sự trong công ty. Phòng kế toán : là một trong những phòng quan trọng giúp cho công ty thấy được hoạt động kinh doanh và kết quả ra sao là nơi kiểm tra các số liệu chứng từ làm căn cứ cho việc ghi chép vào sổ sách liên quan một cách chính xác từ đó lập báo cáo quyết toán và xác định lãi lỗ đồng thời phòng kế toán có vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho ban giám đốc kế hoạch kinh doanh. Phòng nghiệp vụ kinh doanh: thông báo kịp thời về sự biến động của thị trường hàng ngày, hàng giờ, đưa ra những thông tin chính xác cho các phòng liên quan để lập kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới. các đơn vị trực thuộc: Gồm cửa hàng Nguyễn Huệ- TTTM Nguyễn Trãi- TTTM ASEAN cửa hàng Thanh xuân Cửa hàng ngã tư sở , cưả hàng hàng bột , cưả hàng kim liên, cửa hàng Nhật Hồng. IV/ Bộ máy kế toán của công ty Với bất kỳ một doanh nghiệp nào , thì tổ chức công tác kế toán đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự sthành công hay thất bại của doanh nghiệp mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận kết quả đó được phản ánh qua từng con số cụ thể, kế toán là việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp , đưa ra con số đó. Trong công ty thương mại khác sạn đống đa, phòng kế toán là một trong những phòng quan trọng , vai trò của nó không nằm ngoài vai trò đã nói trên Tổ chức kế toán của công ty được biểu hiện qua sơ đồ sau Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Tổ chức bộ máy kế toán của công ty + Kế toán trưởng: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp trên về toàn bộ công tác kế toán của Công ty, đồng thời thực hiện chức năng giám sát về vấn đề tài chính của Công ty - kế toán trưởng còn có vụ chỉ cho các đơn vị thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành. + Kế toán tổng hợp: Tổng hợp tất cả các sổ sách từ các đơn vị trực thuộc gửi lên, đồng thời là người hỗ trợ cho kế toán trưởng kiểm tra các báo cáo tài chính khi cần thiết. + Kế toán mua hàng và thanh toán: Là người phải xác định được lượng hàng mua vào trong kỳ về số lượng và giá cả chính xác theo dõi tình hình biến động của hàng hoá mua vào qua từng lần nhập. + Kế toán tài sản cố định: Theo dõi sự biến động của tài sản cố định trong kỳ và lập kế hoạch trích khấu hao tài sản cố định, đồng thời kế toán ở bộ phận này theo dõi sự biến động của chi phí trong toàn Công ty, trong thời kỳ có những khoản chi phí nào phát sinh, tập hợp những chi phí này để từ đó có kết quả kinh doanh chính xác, tìm hướng giải quyết và điều chỉnh chi phí cho cân đối với doanh thu đạt được nếu chi phí cao quá, hoặc thấp quá. + Kế toán bán hàng: có nhiệm vụ theo dõi việc tiêu thụ của hàng hoá, phản ánh chính xác doanh thu bán hàng và số thuế GTGT đầu ra cũng như việc tính lãi lỗ. * Nhận xét: Qua bảng số liệu và kết quả kinh doanh của Công ty qua hai năm 2001 và 2002 ta thấy hoạt động của Công ty năm 2002 so với năm 2001 là tốt, tổng doanh thu tăng 3.829.493.917 (đồng) với tỷ lệ 5,18%, giá vốn hàng bán tăng do doanh thu tăng như vậy là hợp lý. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 5.730.080 (đồng) do chi phí bán hàng và quản lý tăng hơn năm 2001. Thu nhập bất thường năm 2002 giảm, song Công ty đã giảm các khoản chi phí bất thường. Cụ thể mức giảm chi phí bất thường cao gấp nhiều lần mức giảm của thu nhập bất thường. Do vậy tổng lợi nhuận của Công ty tăng 9.838.713 (đồng) với tỷ lệ tăng là 4,85% thu nhập bình quân của người lao động tăng 11.000 đồng/tháng. Qua đó ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty có hiệu quả, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Phần II Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của Công ty thương mại khách sạn đống đa I. Tình hình phân cấp quản lý tài chính tại Công ty Tổ chức công tác tài chính có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của doanh nghiệp. Do đó công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp luôn được chú ý sao cho hợp lý khoa học và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp . Đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty là giám đốc: là người chỉ đạo cao nhất và giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Công ty. Nội dung công tác phân cấp: - Nguồn vốn ngân sách: Là ngân sách nhà nước cấp từ khi thành lập dưới hai hình thức: + Vốn cố định: bao gồm nhà cửa, kho tàng, quầy hàng . + Vốn lưu động bằng tiền. - Vốn tự có: từ nguồn vốn được cấp ban đầu sau nhiều năm kinh doanh đến nay Công ty đã có thêm nguồn vốn tự có do tích luỹ được bao gồm: + Nguồn vốn bổ xung bằng nguồn vốn trích quỹ. + Nguồn vốn huy động khác (từ CBCNV đóng góp). II. Công tác kế hoạch hoá tài chính doanh nghiệp Công ty Thương mại khách sạn Đống Đa luôn đề cao công tác kế hoạch hoá tài chính vì đây là khâu rất quan trọng trong quá trình thực hiện quản lý tài chính và định hướng phấn đấu trong năm kế tiếp. ////// . Từ những kế hoạch tài chính, ban lãnh đạo sẽ chỉ đạo các bộ phận chức năng tổ chức . 1. Thực hiện nhằm đạt được kế hoạch hay nói cách khác những kế hoạch chỉ ra đích phấn đấu, phương thức thực hiện và phương án dự phòng trong hoạt động tài chính của Công ty. Trên cơ sở đó Công ty lập kế hoạch kinh doanh, tài chính theo từng tháng, quý, năm. - Các kế hoạch này bao gồm: + Kế hoạch về nhu cầu sử dụng vốn. + Kế hoạch về mua vào, bán ra. + Kế hoạch khấu hao TSCĐ. + Kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. + Kế hoạch định mức lao động và tiền lương. - Tổ chức thực hiện kế hoạch: Căn cứ vào báo cáo tháng, quý , năm thực hiện, ban giám đốc dựa vào kế hoạch để phân tích theo từng đơn vị kinh doanh xem xét về mức độ hoàn thành chỉ tiêu đề ra nhằm phát hiện những khó khăn thuận lợi, nhằm tìm ra những biện pháp khắc phục, đề xuất các biện pháp cải tiến việc quản lý tài chính, quản lý vốn, quản lý tiền tệ, đảm bảo cho Công ty có thể bảo tồn và phát triển vốn. Sau khi thực hiện kế hoạch Công ty sẽ tiến hành quyết toán, xem xét, đánh giá những gì đạt được và chưa đạt được làm căn cứ cho việc lập kế hoạch trong năm tới. III. Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty Vốn là điều kiện đầu tiên quyết định cho sự ra đời của một doanh nghiệp theo pháp lý và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp lâu dài. Mặt khác, nó còn phần nào phản ảnh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là bảng tình hình vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp. * Nhận xét: Qua số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty năm 2002 so với năm 2001 tăng 3.802.772.693 (đồng) với tỷ lệ tăng 31,43%, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu tăng 42,79% ứng với số tiền là 2.290.987.349 (đồng) nguồn vốn kinh doanh tăng 48,91% ứng với số tiền tăng là 2.298.295.040 (đồng). Quỹ đầu tư phát triển tăng 18,52% tương ứng với số tiền là: 25.370.142 (đồng), quỹ dự phòng tài chính tăng 8.000.000 (đồng) với tỷ lệ tăng là 11, 97%. Nguồn vốn XDCB giảm 24.353.403 (đồng) với tỷ lệ giảm là 9,07%. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và quỹ khen thưởng phúc lợi đều tăng cao. Nợ phải trả tăng 1.511.785.342 (đồng) với tỷ lệ tăng 22,42% điều này không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vì mức tăng nguồn vốn cao hơn nhiều. Qua đó, ta thấy rằng năm 2002 Công ty đã chú trọng nhiều đến hoạt động kinh doanh của mình. IV. Tình hình tài chính của Công ty 1. Các chỉ tiêu về hiệu quả vốn kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 1. Doanh thu thực hiện trong kỳ 73.862.883.882 77.692.377.799 2. Tổng doanh thu tính theo giá vốn 66.891.904.449 69.843.024.395 3. Tổng lợi nhuận thực hiện trong kỳ 298.531.155 312.999.850 4. VDK bình quân trong kỳ 4.802.570.455 7.151.605.779 5. Tổng chi phí kinh doanh 6.727.777.657 7.611.811.709 Tổng doanh thu (Tính theo giá vốn) * Vòng quay VKD = –––––––––––––––––––––––––––– Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ 66.891.904.449 Năm 2001 = ––––––––––––– = 13,92 4.802.570.455 69.843.024.395 Năm 2002 = –––––––––––––– = 9,7% 7.151.605.7 Từ số liệu trên ta thấy vòng quy vốn kinh doanh năm 2002 thấp hơn năm 2001. Tổng mức DT thực hiện trong kỳ * Hệ số phục vụ của VKD = ––––––––––––––––––––––––––––––– VKD bình quân trong kỳ 73.862.883.882 Năm 2001 = -–––––––––––––– = 15,38 4.802.570.455 77.692.377.799 Năm 2002 = -–––––––––––––– = 10,86 7.151.605.779 Từ số liệu trên ta thấy hệ số phục vụ của vốn kinh doanh năm 2002 thấp hơn năm 2001. Tổng mức lợi nhuận thực hiện trong kỳ * Hệ số lợi nhuận VKD = -––––––––––––––––––––––––––––––––– VKD bình quân trong kỳ 298.531.155 Năm 2001 = -–––––––––––––– = 0,062 4.802.570.455 312.999.850 Năm 2002 = -–––––––––––––– = 0,044 7.151.605.779 Từ số liệu trên ta thấy hệ số lợi nhuận của vốn kinh doanh năm 2002 thấp hơn so với năm 2001. Năm 2001 đơn vị bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh thì thu được 0,062 đồng lợi nhuận trước thuế còn năm 2001 khi bỏ ra 1 đồng vốn thì đơn vị thu được 0,044 đồng. Từ số liệu trên ta thấy tỷ suất chi phí năm 2002 cao hơn năm 2001. Như vậy để có 1 đồng doanh thu năm 2001 doanh nghiệp phải bỏ ra 0,091 đồng chi phí còn năm 2002 là 0,098 đồng. Tổng DT thực hiện trong kỳ * Hệ số phục vụ chi phí = -––-––––––––––––––––––––––––––––––– Tổng mức chi phí giá thành thực hiện trong kỳ 73.862.883.882 Năm 2001 = -–––––––––––––– = 10,97 6.727.777.657 77.692.377.799 Năm 2002 = -–––––––––––––– = 10,21 7.611.881.709 Từ số liệu trên ta thấy hệ số phục vụ của chi phí giá thành năm 2001 cao hơn năm 2002. Tổng mức lợi nhuận thực hiện * Hệ số lợi nhuận chi phí, Z= -–-––––––––––––––––––––––––– Tổng mức chi phí giá thành 298.531.155 Năm 2001 = -–––––––––––––– = 0,042 6.727.777.657 312.999.850 Năm 2002 = -–––––––––––––– = 0,041 7.611.881.709 3.Các chỉ tiêu về công tác bảo toàn VKD mức bảo toàn vốn chủ sở hưũ vốn CSH hệ số tăng trưởng = hiện có cuối năm - hiện có đầu năm * trượt giá vốn hàng năm năm 2001 = 5.353.702.976-4,957.505.128*1=396.179.848 năm 2002=7.644.690.325-5.353.702.976*1=2.290.987.349 tốc độ hưởng vốn hàng năm=Vcn- Vdn*k Vdn*k năm 2001 =5.353.702.976-4.957.505.128*1 = 0,08 5.957.505.128 năm 2002 = 7.644.690.325-5.353.702.976*2 =0,427 5.353.702.976 4. Tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước Là đơn vị kinh doanh thương mại nên hàng tháng, quý , công ty thực hiện nộp đầy đủ các khoản thúe cho nhà nước, cụ thể qua 2 năm như sau chỉ tiêu năm 200-1 năm 2002 so sánh số tiền tỷ lệ 1.thuế GTGT 9.66.939.309 919.547.084 -47.382.225 2.thuế thu nhập 95.529.970 100.159.952 4.629.982 -4,85 3.thu trên vốn 64.771.429. 0 4.tièn thuế đất 128.800.000 153.661.029 24.029.861 6,5 5 các loại thuế 13.500.000 13.928.571 428.571 3,17 tổng 1.285.969.279 1.187.296.636 -97.672.642 -7.67 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước năm 2002 so với năm 2001 giảm 7,67% hay tương ứng với số tiền là 98.642(đồng ). Do trong năm 2002 doanh thu của công ty tăng nên thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên 4,85% tương ứng với số tiền là 24.861.029 (đồng) các loại thuế khác tăng 3,17% hay tăng 428.571 đồng. Hàng tháng, quý, năm công ty đều kê khai thanh toán các khoản cho ngân sách nhà nước. V.Công tác kiểm tra giám sát tài chính của công ty Công ty thương mại khách sạn đống đa trực thuộc sở thương mại Hà Nội được nhà nước cấp vốn và trực tiếp quản lý vốn để thực hiện kinh doanh . Công ty chịu trách nhiệm phát triển bảo toàn vốn, thực hiện các chỉ tiêu mà cấp trên giao cho. Công ty chịu sự giám sát về mặt tài chính của bộ tài chính với tư cách là cơ quan quản lý của nhà nước và đại diện chủ sở hữu về vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo sự quản lý của nhà nước. Các cơ quan tài chính và pháp luật cũng tiến hành theo dõi , giám sát công ty thông qua các chỉ tiêu thực hiện để đánh giá tình hình kinh doanh của Công ty, khả năng vay mượn, chi trả các khoản nợ và giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Công tác kiẻm tra tài chính nội bộ được thực hiện nề nếp thường xuyên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc và kế toán trưởng. phần III Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty thương mại khách sạn đống đa I/ Khái quát chung về phòng kế toán Như đã nêu ở mục IV phần I phòng kế toán là phòng quan trọng và còn có nhiệm vụ: Giám sát tình hình tài chính của Công ty , cân đối tài chính Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vựcquản lý tài chính Kiểm tra và sr dụng bảo quản vật tư tiền vốn Ghi chép đầy đủ kịp thời chính xác về số lượng giá trị của các loại tài sản , vật tư tiền vốn. Hạch toán kế toán các chi phí phát sinh trong kỳ Tổ chức hạch toán kế toán, ghi sổ theo các mẫu sổ sách và tài khoản kế toán nhà nước quy định Tổng hợp các báo cáo tài chính vào cuối mỗi kỳ theo chế độ quy định của nhà nước, của ngành chủ quản theo từng tháng, từng quý , từng năm. *Công ty hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. * Hình thức sổ sách mà công ty áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ(NKCT) Các sổ mà công ty sử dụng: Nhật ký chứng từ các bản kê Sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản Sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức NKCT * Chế độ hạch toán kế toán ở công ty được áp dụng theo chế độ hiện hành Một số chứng từ của một số nghiệp vụ cơ bản : +Khi mua chứng từ bao gồm : Giấy gọi hàng Hoá đơn giao hàng Hoá đơn GTGT +Khi bán chứng từ bao gồm: Hoá đơn bán lẻ Hoá đơn GTGT +Khi xuất kho chứng từ gồm : Phíêu xuất kho Sổ giao hàng Sổ nhận hàng Tất cả các chứng từ trên đều do phòng kế toán lập và quản lý II/ Tình hình thực hiện các nghiệp vụ kế toán tại công ty III /Tổ chức hệ thống sổ kế toán và chế độ báo cáo kế toán Hệ thống sổ kế toán Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, tuỳ theo yeu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức kế toán phù hợp vì mỗi mô hình kế toán sử dụng các loaị sổ và trìnhtự ghi sổ khác nhau dù dùng loại sổ nào đi nữa thì các loại sổ đó được sử dụng và ghi chép không nằm ngoài các nguyên tắc cơ bản và chuẩn mực mà kế toán nhà nước quy định. ở Công ty thương mại khách sạn đống đa sử dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ, kế toan sử dụng NKCT số 1, NKCT số 2 Bảng kê số 5 , NKCT số 7 và sổ cái TK641 2. Chế độ báo cáo kế toán. Đối với doanh nghiệp sau quá trình hoạt động kinh doanh đều phải nộp báo cáo tài chính nhằm đánh giá một cachs khái quát tình hình tài sản công nợ, nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh đẻ báo cáo các cơ quan liên quan như: Cục thuế Hà Nội, sở thương mại Hà Nội. Trên cơ sở đó doanh nghiệp tiến hành phân tích đánh giá tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến kinh doanh. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty được áp dụng theo đúng quyết định 1864/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 bao gồm Báo cáo quý và báo cáo năm Bảng cân đối kế toán (1301-D N) Báo cáo kết quả kinh doanh 91302-D N) Báo cáo chuyển lưu tiền tệ ( 1303-D N) Thuyết minh báo cáo tài chính (1309-D N) Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 Phần IV Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty thương mại khách sạn đống đa I/ Tình hình thực hiện công tác phân tích hoạt động kinh tế tại công ty Trong nền kinh tế thị trường đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đòi hỏi phải nắm bắt đầy đủ các thông tin kinh tế như: tình hình chính trị xã hội, chính sách pháp luật của nhà nước, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong hiện tại cũng như dự đoán tương lai để qua đó có nhưngx biện pháp áp dụng phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những năm qua Công ty thươn mại khách sạn đống đa luôn luôn quan tâm chú trọng chỉ đạo chặt chẽ công tác phân tích hoạt động kinh tế qua đó đẻ tìm ra những ưu, nhược điểm, đề xuất những giải pháp phù hợp .Vì vậy mà trong những năm qua, tình hình kinh doanh tại công ty luôn đạt hiệu quả kinh tế cao, doanh thu năm sau thường cao hơn năm trước. II/ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu cơ bản 1. Tỷ suất đầu tư + Tỷ suất đầu tư = x 100% Năm 2001 = x 100% = 18,43% Năm 2002 = x 100% = 26,42% + Tỷ suất đầu tư TSLĐ = x 100% Năm 2001 = x 100% = 81,29% Năm 2002 = x 100% = 73,5% Nhận xét: Qua số liệu trên ta thấy tỷ suất đầu tư TSCĐ năm 2002 so với năm 2001 tăng 7,99%. Tỷ suất đầu tư TSLĐ năm 2002 so với năm 2001 giảm 7,17%. 2. Tỷ suất tài trợ Tỷ suất tài trợ = x 100% Năm 2001 = x 100% = 44,25% Năm 2002 = x 100% = 48,08% 3. Khả năng thanh toán + Khả năng thanh toán hiện thời = Năm 2001 = = 1,45 Năm 2002 = = 1,45 Nhận xét: Qua kết quả trên ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp năm 2002 so với năm 2001 giảm 0,01, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. 4. Khả năng sinh lời Khả năng sinh lời của VKD = Năm 2001 = = 0,042 Năm 2002 = = 0,03 Nhận xét: Qua số liệu trên ta thấy năm 2001 từ 1 đồng vốn bỏ ra thì doanh nghiệp thu được 0,042 đồng lợi nhuận thuần. Năm 2002 giảm so với năm 2001, cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì doanh nghiệp thu được 0,03 đồng lợi nhuận thuần. Kết luận Công ty Thương mại khách sạn đống đa là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ tuy mới được sát nhập và chính thức đi vào hoạt động với cái tên công ty thương mại khách sạn đống đa kể từ ngày 26-04-1996. Bước đầu công yy gặp không ít những khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ban Giám đốc cùng sự đoàn kết toàn tâm toàn ý của toàn bộ cán bộ coong nhân viên toàn Công ty ,đến nay Công ty đã khẳng định được vị thế tren thương trường với doanh thu hàng năm tới hàng trăm tỷ đồng tạo công ăn việc làm cho trên 400 lao động góp phần ổn định giá cả trên thị trường, nộp đầy đủ các nghĩa vụ của mình đốivới ngân sách nhà nước Có được như vậy cũng là do bộ máy quản lý, cách thức hoạt động kinh doanh hợp lý có khoa học và nhất là công tác hạch toán kế toán phù hợp , chính xác, khoa học , làm việc đúng theo cơ chế chính sách nhà nước. Với những hiệu quả kinh doanh trong những năm qua và truỳền thống tốt đẹp của Công ty , hoạt động kinh doanh của Công ty thương mại khách sạn đống đa sẽ ngày càng tăng trưởng góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong thời gian thực tập vừa qua đã giúp tôi tiếp cận với điều kiện thực tế , có cơ hội để vận dụng những kiến thức đã được học ở nhà trường. Tuy thời gian thực tập để hoàn thành báo cáo thực tập có hạn. Song, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty nói chung, phòng kế toán nói riêng và sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô ở trường, tôi đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp . Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, phòng kế toán tài vụ công ty thươn mại khách sạn đống đa cùng các thầy cô giáo. Hà nội ngày 20 tháng 5 năm 2002 Sinh viên Nguyễn Thị Sao Chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC572.doc
Tài liệu liên quan