Tài khoản này sử dụng để ghi các khoản phải trả trong quan hệ thanh toán nội bộ doanh nghiệp, bao gồm các khoản: thu hộ, được chi hộ, phải nộp hộ theo nghĩa vụ.
2.4.2.2.1. Nguyên tắc hạch toán
Hạch toán TK336 - Phải trả nội bộ cần tuân thủ theo các qui định:
- Chỉ hạch toán vào tài khoản nà các khoản phải trả lẫn nhau giữa cấp trên, cấp dưới theo định nghĩa nội bộ đã nêu ở trên.
- Nội dung các khoản cụ thể được ghi ở TK336 - Phải trả nội bộ gồm khoản cấp duươí có nghĩa vụ phải nộp cấp trên(nộp doanh thu khoản thu nhập khoán, nộp thuế nhà nước qua cấp trên.) các khoản thu hộ phải trả, các khoản được chi hộ phải trả.
- TK336- Phải trả nội bộ được mở chi tiết theo đơn vị trực thuộc (đối với cấp trên) và chi tiết theo từng khoản phải trả đơn vị cấp trên (đối với đơn vị phụ thuộc).
56 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình tổ chức vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán t ại công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản)
- Nếu có sai lệch giữa số liệu của chứng từ ngân hàng với chứng từ của đơn vị thì đơn vị phải ghi theo số liệu chứng từ ngân hàng, số chênh lệch được theo dõi riêng và thông báo cho ngân hàng đối chiếu xác minh lại.
- Phải tổ chức kế toán chi tiết tiền gửi theo từng ngân hàng, từng kho bạc, từng công ty tài chính để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu xác minh. để theo dõi tình hình biến động các khoản tiền gửi của đơn vị tại các ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc các công ty tài chính, kế toán sử dụng TK 112- Tiền gửi ngân hàng.
1.2.3. Kết cấu TK 112 “ Tiền gửi ngân hàng”:
Bên nợ:
- Ghi các khoản tiền gửi vào ngân hàng
- Giá trị ngoại tệ tăng khi đánh giá lại ngoại tệ (TH tỷ giá ngoại tệ tăng)
Bên có:
- Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng giá trị ngoại tệ giảm khi đánh giá lại ngoại tệ (TH tỷ giá ngoại tệ giảm)
Số dư bên nợ:
Số tiền còn gửi ở ngân hàng
@. Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1121- Tiền Việt Nam: phản ánh các khoản tiền Việt Nam đang gửi tại các ngân hàng.
Tài khoản 1122- Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tại các ngân hàng.
Tài khoản 1123- Vàng, bạc, kim loại quý, đá quý đang gửi tại các ngân hàng.
1.2.4. Phương pháp hạch toán:
Phương pháp hạch toán ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến TK 112- Tiền gửi ngân hàng, cũng tương tự như đối với TK 111- Tiền mặt
@. Có một số nghiệp vụ cần chú ý như sau:
BT1: số lãi được hưởng: khi nhận được giấy báo của ngân hàng, ghi:
Nợ TK112- Tiền gửi ngân hàng
Có TK 711- Thu nhập hoạt động tài chính
BT2: Đối chiếu số liệu trên sổ kế toán tiền gửi ngân hàng của đơn vị với số liệu trên sổ kế toán của cơ quan, ngân hàng, kho bạc nếu chưa xác định rõ nguyên nhân:
Nếu số liệu ở sổ kế toán cơ quan ngân hàng lớn hơn số liệu sổ kế toán đơn vị, kế toán ghi sổ chênh lệch đó như sau:
Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng
Có TK 3381 - Phải trả phải nộp khác
- Khi xác định rõ nguyên nhân
+ Nếu do ngân hàng ghi nhầm (đơn vị ghi đúng) kế toán ghi:
Nợ TK338(1) - Phần chênh lệch thừa chờ xử lý
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
+ Nếu do đơn vị ghi nhầm sổ (ghi thiếu) kế toán ghi:
Nợ TK 338(1): Phải trả phải nộp khác
Có TK 511: Doanh thu bán hàng (hoặc có TK 711- Thu nhập HĐTC hoặc có TK 721- Thu nhập HĐBT)
Nếu số liệu của ngân hàng nhỏ hơn số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, ghi:
Nợ TK 138(1) - Phần chênh lệch thiếu chờ xử lý
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
- Khi xác định được nguyên nhân:
+ Nếu ngân hàng ghi sổ nhầm ( đơn vị ghi đúng) kế toán ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 138(1)- Phần chênh lệch thiếu chờ xử lý
+ Nếu đơn vị ghi sổ nhầm (ngân hàng ghi đúng) kế toán ghi:
Nợ TK 511 - (hoặc nợ TK 811; Nợ TK 821)
Có TK 138(1) - Phần chênh lệch thiếu chờ xử lý.
1.3. Hạch toán tiền đang chuyển:
1.3.1.Khái niệm:
Tiền đang chuyển là số vốn bằng tiền của doanh nghiệp đã gửi vào ngân hàng, kho bạc nhà nước, hoặc đã gửi vào bưu điện dể chuyển cho ngân hàng hoặc làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ, báo Có hay bảng kê sao của ngân hàng. Tiền đang chuyển của đơn vị bao gồm:
Nộp séc vào ngân hàng.
Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác.
- Thu tiền bán hàng nộp thuế ngay vào kho bạc (giao tiền tay ba giữa đơn vị, người mua và Kho bạc Nhà nước).
1.3.2. Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi các khoản tiền đang chuyển, đơn vị sử dụng TK 113 “Tiền đang chuyển”.
1.3.3. Nội dung kết cấu TK 113 “Tiền đang chuyển”:
Bên nợ:
Ghi các khoản tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ, séc)dã nộp vào ngân hàng, hoặc đã chuyển vào bưu điện để chuyển cho ngân hàng hoặc đơn vị khác.
Bên có:
Ghi kết chuyển vào TK112 - TGNH hoặc các tài khoản khác có liên quan.
Số dư bên nợ:
Các khoản tiền hiện còn đang chuyển.
@. TK113 có hai tài khoản cấp 2:
1131 - Tiền VN: Phản ánh số tiền VN đang chuyển.
1132 - Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.
1.3.4. Phương pháp hạch toán:
- Đơn vị thu tiền bán hàng, thu nợ của khách hàng bằng tiền mặt hoặc bằng séc nộp thẳng vào ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt) ghi:
Nợ TK113 - Tiền đang chuyển
Có TK511 - Doanh thu bán hàng
Có TK131 - Phải thu của khách hàng (thu nợ khách hàng)
- Đơn vị xuất quỹ tiền mặt gửi vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng - Ghi:
Nợ TK113 - Tiền đang chuyển.
Có TK112 - Tiền mặt (1111,1112).
- Đơn vị làm thủ tục chuyển tiền từ TK tièn gửi Ngân hàng để trả nợ cho chủ nợ nhưng đến cuối tháng chưa nhận đợc giấy báo Nợ của Ngân hàng - Ghi:
Nợ TK113 - Tiền đang chuyển
Có TK112 - Tiền gửi ngân hàng.
- Khách hàng ứng trước tiền hàng của đơn vị bằng séc vào ngân hàng nhưng chưa nhận được iấy báo Có của Ngân hàng - Ghi:
Nợ TK113 - Tiền đang chuyển
Có TK131 - Phải thu của khách hàng
- Đơn vị nhận được báo Có của Ngân hàng về khoản tiuền đang chuyển- Kế toán ghi:
Nợ TK112 - Tiền gửi Ngân hàng.
Có TK113 - Tiền đang chuyển.
- Đơn vị nhận được báo nợ của Ngân hàng số tiền, đã chuyển trả cho người cung cấp- Ghi:
Nợ TK331 - Phải trả người bán (338,315...)
Có TK113 - Tiền đang chuyển.
1.4. Sơ đồ ghi sổ kế toán tổng hợp về vốn bằng tiền
1.4.1. Theo hình thức hạch toán nhật ký sổ cái:
Sơ đồ 2:
Chứng từ gốc:
- Phiếu thu phiếu chi
- Giấy báo nợ, giấy báo có...
Bảng tổng hợp chứng từ gốc:
- Bảng tổng hợp chứng từ thu
- Bảng tổng hợp chứng từ chi
- Bảng tổng hợp chứng từ nợ
- Bảng tổng hợp chứng từ có
Đối chiếu
Nhật ký quỹ
NK TK tiền gửi
Nhật kí sổ cái
1.4.2. Theo hình thức nhật kí chung:
Sơ đồ 3:
Chứng từ gốc
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo có, giấy báo nợ
Sổ nhật kí chung
Đối chiếu
Sổ cái
(Các TK111, 112, 113)
- Nhật kí quỹ
- Nhật ký TGNH
1.4.3. Theo hình thức thanh toán chứng từ ghi sổ:
Sơ đồ 4:
Chứng từ gốc
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo có, giấy báo nợ
Bảng tổng hợp chứng từ thu, chi; báo Nợ, báo Có
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
TK (111, 112, 113)
Đối chiếu
Nhật kí quỹ
Nhật kí TGNH
1.4.4. Hình thức hạch toán nhật ký chứng từ:
Sơ đồ 5:
Chứng từ gốc
Phiếu thu, phiếu chi
Giấy báo Nợ, báo Có
Bảng kê số 2
Có TK112
NKCT số 2
Có TK112
NKCT số 3
Có TK113
NKCT số 1
Có TK111
Bảng kê số 1
Nợ TK111
Đối chiếu
Đối chiếu
Sổ cái TK111, 112, 113
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Ghi đối chiếu
2. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán:
2.1. Hạch toán thanh toán với nhà cung cấp:
2.1.1. Đặc điểm của quan hệ thanh toán giữa DN với nhà cung cấp:
Nghiệp vụ thanh toán của doanh nghiệp với các nhà cung cấp thường xảy ra khi doanh nghiệp tiến hành mua vật tư, hàng hoá, thiết bị, công cụ dụng cụ, dịch vụ điện nước, ga, khi sửa chữa, bảo hành sản phẩm và TSCĐ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, đối tượng thanh toán của doanh nghiệp trong mối quan hệ này là người bán hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu về xây dựng cơ bản.
Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, quan hệ thanh toán với các nhà cung cấp không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà đã mở rộng với các nhà cung cấp trên thị trường quốc tế. Khi đó hoạt động mua bán hàng hoá chính là hoạt động nhập khẩu trực tiếp hoặc thông qua nhập khâủ uỷ thác.
Dù là đối tượng nào, nghiệp vụ thanh toán chỉ phát sinh khi doanh nghiệp mua hàng theo phương thức thanh toán trả chậm tiền hoặc trả trước tiền hàng so với thời điểm thực hiện việc giao nhận hàng. Trong cả tình huống trên đều dẫn đến quan hệ nợ nần giữa doanh nghiệp với người bán hàng trong thời hạn thoả thuận. Khi doanh nghiệp mua chịu sẽ dẫn đến phát sinh 39582*1nghiệp vụ thanh toán nợphải trả với người bán, khi doanh nghiệp ứng trước tiền mua hàng sẽ nảy sinh một khoản nợ phải thu với nhà cung cấp.
Đối với các khoản thu với nhà cung cấp: Đây là hình thức tín dụng mà doanh nghiệp, với tư cách là người mua, cấp cho người bán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập hàng. Tuỳ thuộc mục đích của việc thanh toán sớm, thời gian trả tiền trước được chia làm hai loại:
Trả tiền trước cho người bán hàng ngày kể từ ngày ký hoặc sau khi ký hợp đồng. Mục đích của việc trả tiền trước này là doanh nghiệp cấp tín dụng cho người bán trong trường hợp người bán thiếu vốn do phải thực hiện các hợp đồng mua bán có kim ngạch lớn. Vì vậy, thời hạn ứng trước thường dài và mức tiền ứng trước thường lớn. Tuy nhiên, việc xác định số tiền trả trước này còn phụ thuộc vào nhu cầu vay của người bán cũng như khả năng cấp tín dụng của doanh nghiệp.
Trong giao dịch quốc tế hiện nay, các thương nhân nhập khẩu lớn ở các nước phát triển dùng hình thức ứng trước tiền, có tính chất tín dụng này cấp cho thương nhân xuất khẩu hay người sản xuất nông sản hoặc nguyên liệu ở các nước đang phát triển để khống chế và lũng đoạn thị trường xuất khẩu các mặt hàng này. cụ thể là, lợi dụng sự thiếu vốn của những nhà xuất khẩu này, các thương nhân nhập khẩu lớn thường kí các hợp đồng với điều kiện cấp tín dụng ứng trước hoàn toàn có lợi cho mình như tính lãi suất cao, giá hàng nhập khẩu thấp, phạt vi phạm hợp đồng với mức cao...
Loại thứ hai của trả tiền trước là trường hợp doanh nghiệp thanh toán cho người bán x ngày trước khi giao hàng.
Mục đích của loại này nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng hợp đồng mua bán khi người cung cấp không tin vào khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp hay đề phòng trường hợp doanh nghiệp không muốn thực hiện hợp đồng. Đây là việc đảm bảo thực hiện hợp đồng nên mức tiền ứng trước không lớn lắm và thường nhỏ hơn trường hợp cấp tín dụng cho người bán và thời gian ứng trước cũng rất ngắn từ 10 đến15 ngày. Trong trường hợp này người bán chỉ giao hàng cho doanh nghiệp khi nhận được số tiền ứng trước hoặc giấy baó có về số tiền ứng trước đó.
Số tiền ứng trước có thể khấu trừ dần vào tiền hàng khi giao hàng. Nếu tiền ứng trước có tính chất tín dụng thì người bán thường tìm mọi cách kéo dài việc hoàn trả...
Còn trong quan hệ phải trả với người bán, các khoản công nợ là những hoản nợ ngắn hạn, là các khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một chu kì kinh doanh hoặc là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong thời hạn không quá một năm. Nguồn trang trải các khoản nợ này thông thường là tài sản lưu động hoặc bằng các khoản vay ngắn hạn mới phát sinh.
Người ta phân chia các khoản nợ phải trả với người bán thành 2 loại:
Khoản nợ hợp pháp:
Là khoản nợ mà thời hạn thanh toán được thực hiện đúng như thoả thuận giữa hai bên. Với doanh nghiệp, nếu như thời hạn này kéo dài thì càng có lợi, vì doanh nghiệp có thể sử dụng khoản vốn này cho các mục đích khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách hợp pháp.
Khoản nợ bất hợp pháp:
Là khoản nợ chưa được thanh toán mặc dù đã vượt quá thời hạn thoả thuận. Tuy với khoản vốn chiếm dụng này, doanh nghiệp sẽ có thêm vốn để tiến hành kinh doanh, nhưng vì là vốn bất hợp pháp, không những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho bạn hàng, mà còn mang lại những bất lợi mang tính pháp lí cho doanh nghiệp. Bởi vậy, không nên duy trì khoản nợ này trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Trong thanh toán quốc tế, việc trả tiền chậm được thực hiện phổ biến bằng cách nhận hối phiếu và mở tài khoản.
Việc cấp tín dụng thương mại cho người bán bằng cách mở tài khoản tức là hai bên trong giao dịch kí kết với nhau hợp đồng mua bán hàng hoá, trong đó định quyền của bên bán được mở một tài khoản để ghi nợ doanh nghiệp sau mỗi chuyến hàng mà bên bán đã thực hiện. Sau từng thời gian nhất định đã qui định trong hợp đồng (tháng, quý), doanh nghiệp sẽ tiến hành thanh toán số nợ đó cho bên bán bằng cách chuyển tiền qua ngân hàng bằng séc, hoặc kỳ phiếu trả tiền ngay.
Còn đối với việc cấp tín dụng bằng cách chấp nhận hối phiếu được hiểu là: doanh nghiệp ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu có kỳ hạn của người bán ký phát cho họ để nhận bộ chứng từ hàng hoá thông qua ngân hàng hoặc người bán trực tiếp gửi cho họ. Thời hạn của tín dụng này phụ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên. tuy nhiên, để đề phòng rủi ro xảy ra với số tiền bán chịu luật của các nước thường can thiệp bằng cách định ra thời hạn này từ 30 đến 90 ngày, luật của Mĩ quy định tới 180 ngày, còn luật của Nhật Bản quy định từ 180 ngày đến 360 ngày, có khi kéo dài tới 720 ngày.
2.1.2. Nguyên tắc hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp:
Xuất phát từ đặc điểm của quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, đồng thời nhằm thực hiện đúng những nhiệm vụ đặt ra đối với công tác kế toán thanh toán, tổ chức hạch toán thanh toán với người bán cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Mọi khoản thanh toán với người bán (nhà cung cấp) phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng, theo từng khoản công nợ, trong đó phải hạch toán cụ thể số nợ phải trả, đã trả và số nợ còn phải trả. Nguyên tắc hạch toán này giúp cho doanh nghiệp tránh được nhầm lẫn trong thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ, đặc biệt đối với những đối tượng mà doanh nghiệp có nhiều khoản nợ phải trả; đồng thời đôn đốc việc thanh toán đúng thời hạn tránh sự chiếm dụng vốn của nhau.
- Không phản ánh vào tài khoản này những vật tư, hàng hoá trả tiền ngay( tiền mặt, séc hoặc đã qua ngân hàng)
- Những vật tư, hàng hoá nhập kho, đã nhận nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hoá đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi vào sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hoá đơn hoặc thông báo chính thức của người bán.
- Khi hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại để xác định những người bán, người cung cấp chấp nhận giảm giá hàng ngoài hoá đơn.
- Tuyệt đối không được bù trừ giữa hai bên nơ và có. Số dư bên nợ thể hiện số tiền ứng trước của doanh nghiệp cho người bán hoặc số đã trả lớn hơn số phải trả.
2.1.3. Các chứng từ trong hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán:
Chứng từ là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh doanh phát sinh, vừa là thông tin về kết quả nghiệp vụ kinh tế đó.
Như đã nói ở trên, nghiệp vụ thanh toán nói chung, nghiệp vụ thanh toán với người bán nói riêng chỉ tồn tại trên sổ sách giấy tờ. Bởi vậy, chứng từ là bằng chứng đầu tiên cho loại nghiệp vụ phát sinh này.
Hạch toán chi tiết và tổng hợp công nơ phải trả với nhà cung cấp dựa trên bộ chứng từ sau:
- Hợp đồng mua hàng; phiếu nhập kho.
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá
- Biên bản giao nhận tài sản cố định.
Ngoài ra, còn có các chứng từ thanh toán tiền mua hàng khi đến hạn trả; trực tiếp thông qua ngân hàng: phiếu chi, phiếu báo nợ hoặc bảng kê sao nợ.
Tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động SXKD và trình độ quản lí tổ chức của doanh nghiệp mà lựa chọn chủng loại và số lượng chứng từ sao cho thích hợp. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng những chứng từ không có trong quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác thanh toán với nhà cung cấp tại đơn vị cần có văn bản cho phép của Nhà nước.
2.1.4. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
2.1.4.1. Tài khoản sử dụng:
TK sử dụng để hạch toán nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp là: TK331- Phải trả người bán.
2.1.4.2. Nội dung và kết cấu TK331:
Bên nợ:
- Số nợ phải trả đã trả cho người bán(vật tư, hàng hoá) người cung cấp lao vụ dịch vụ, người nhận thầu XDCB.
- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu nhưng chưa nhận được hàng hoá, dịch vụ.
- Chiết khấu mua hàng được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào số nợ phải trả.
- Số kết chuyển về phần giá trị vật tư hàng hoá thiếu hụt khi kiểm nhận và trả lại người bán.
Bên có:
- Số nợ phải trả cho nhà cung cấp phát sinh khi hàng hoá, dịch vụ hay đầu tư XDCB.
- Trị giá hàng nhận theo số tiền đã ứng
- Điều chỉnh giá tạm tính về giá thực tế của số vật tư hàng hoá dịch vụ đã nhận khi có hoá đơn hoặc có thông báo giá chính thức của nhà cung cấp.
Số dư bên có:
- Số tiền còn phải trả người bán, người cung cấp, người nhận thầu XDCB
Số dư bên nợ : (nếu có)
- Phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả theo dõi chi tiết của từng đối tượng cụ thể.
Khi lập bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi vào bên tài sản - khoản người mua trả trước (số bên nợ) và bên nguồn vốn - Số dư có TK331.
2.1.4.3. Phương pháp hạch toán
@. Các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp:
Trường hợp doanh nghiệp mua chịu (mua trả chậm):
Mua chịu vật tư, hàng hoá, tài sản, lao vụ dịch vụ là người bán chấp nhận cho doanh nghiệp (người mua) thanh toán khối lượng hàng mà họ đã bán, đã bàn giao cho người mua. Mua chịu còn được gọi là mua trả chậm hay mua thanh toán. Khi mua chịu, kế toán căn cứ vào trị giá hàng mua phản ánh các bút toán sau:
Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
- Khi mua vật tư, hàng hoá nhập kho căn cứ vào chứng từ (hoá đơn, biên bản giao nhận, phiếu nhập kho) kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153,156 - NVL, CCDC, hàng hóa thực nhập(PP KKTX)
Nợ TK 611 - Mua hàng (theo phương pháp KKĐK)
Nợ TK133 - Thuế GTGT đầu vào
Có TK 331 - Phải trả nhà cung cấp
- Trường hợp hàng mua về nhưng chưa có chứng từ, theo nguyên tắc quản lí tài sản, kế toán tiến hành thủ tục kiểm nhận nhập hàng và ghi sổ nợ nhà cung cấp theo giá tạm tính.
Nợ TK 152,153,156 - NVL,CCDC, hàng hóa thực nhập (PPKKTX)
Nợ TK 611 - Mua hàng
Có TK 331 - Phải trả nhà cung cấp.
- Khi nhận được bộ chứng từ của lô hàng đã nhập, căn cứ vào giá mua thực tế, kế toán tiến hành điều chỉnh số tạm tính của khoản nợ
+ Nếu giá tạm tính < giá thực tế, kế toán tiến hành ghi sổ bổ sung nợ phải trả người bán:
NợTK152, 153, 156: NVL,CCDC, hàng hoá thực nhập(KKTX).
Nợ TK 611 : Mua hàng (KKĐK)
Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào
Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp (phần chênh lệch)
+ Nếu giá tạm tính > giá thực tế kế toán dùng bút toán ghi số âm để giảm nợ phải trả nhà cung cấp.
- Khi mua tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh, căn cứ hoá đơn bán hàng, biên bản giao nhận tài sản cố định và các chứng từ hạch toán có liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK211 - TSCĐ hữu hình
Nợ TK213 -TSCĐ vô hình
Nợ TK 133(1332) - Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ
Có TK 331 - Phải trả nhà cung cấp.
- Khi doanh nghiệp mua chịu dịch vụ, vật tư, hàng hoá không lưu chuyển qua kho, chi phí thẳng cho hoạt động sản xuất kinh doanh căn cứ hoá đơn kế toán ghi:
Nợ TK 641, 642- Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK241- XDCB dở dang
Nợ TK142 - Chi phí trả trước
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào
Có TK331 - Phải trả nhà cung cấp
- Khi thanh toán nợ phải trả, kế toán ghi:
Nợ TK 331- Phải trả người bán
Có TK111, 112 - Tiền mặt, TGNH
Có TK 311, 341 - Vay ngắn, dài hạn trả nợ
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng trả nợ
Có TK 3331 - Thuế GTGT tương ứng với DTBH trừ nợ
- Khi nhà cung cấp chiết khấu cho doanh nghiệp thanh toán trước hạn, kế toán ghi số nợ phải trả được giảm:
Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp
Có TK 711: Thu hoạt động tài chính
- TH chấp nhận giảm giá hoặc cho phép DN trả lại số hàng DN đã mua (nhưng chưa thanh toán) vì không đúng quy cách, chất lượng, kế toán ghi:
Nợ TK331 - Phải trả nhà cung cấp
Có TK152, 153, 156 - NVL,CCDC,hàng hoá (KKTX)
Có TK 611 - Mua hàng (KKĐK)
Có TK 133 - Thuế GTGT đầu vào (của hàng mua trả lại)
Sơ đồ 6:
Sơ đồ hạch toán thanh toán với người bán
(Doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
TK111,311
Nợ
TK331
Có
TK211,2411
Trả nợ nhà cung cấp (Cả phần ứng trước)
Mua chịu TSCĐ, phải trả nhà cung cấp TSCĐ
TK511
TK2412, 2413
Trả nợ bằng hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm.
M.chịu c.trình XDCB p.trả người nhận thầu
TK156,611
TK156, 611
Giảm giá hàng mua, trả lại hàng cho người mua
Mua chịu vtư CCDC, hàng hoá... ctrả nhà c2
TK133
TK627, 642...
Thuế GTGT của số tiền hàng hoá được giảm giá, hàng trả lại.
Hàng hoá mua về dùng thẳng cho HĐSXKD
TK711
TK133
Chiết khấu t.toán được hưởng trừ vào nợ ptrả.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
TK131
TK111,112
Thanh toán bù trừ
Thu hồi tiền trả thừa
Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay với những hàng hoá không thuộc diện chịu thuế VAT
- Phản ánh giá trị vật tư, tài sản dịch vụ mua chịu phải trả người bán:
Nợ TK liên quan (TK 152,153,156) - Tổng giá thanh toán
Nợ TK211, 213 - Giá mua có thuế VAT
Nợ TK241 (chi tiết công trình) - XDCB (Tổng giá thanh toán)
Nợ TK (611, 627, 641, 642, 811, 821) - Tổng giá thanh toán.
Có TK331 (chi tiết đối tượng) - Tổng giá thanh toán
- Phản ánh só giảm giá, chiết khấu, hàng mua trả lạiđược người bán chấp nhận trừ vào số nợ phải trả:
Nợ TK331 - Phải trả nhà cung cấp
Có TK 152, 153, 156, 211, 213 Số giảm giá hàng mua, hàng trả lại theo giá có thuế VAT
Có TK 711 - Số chiết khấu thanh toán được hưởng
Sơ đồ 7:
Sơ đồ thanh toán với người bán
(Tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp)
TK111,112,31
Nợ
TK331
Có
TK111,112
Thanh toán bằng tiền (kể cả phần ứng trước)
Thu hồi tiền hàng trả thừa
TK511
TK152,211,241..
Thanh toán bằng SP, hàng háo, dịch vụ
Giá trị Vtư, TSCĐ mua chịu.
TK131
TK627,641,642
Thanh toán bù trừ
Dịch vụ mua chịu tính vào c.phí SXKD
TK152,211...
Hàng được giảm giá, hàng mua trả lại
TK711
Chiết khấu được hưởng trừ vào nợ phải trả
Trường hợp doanh nghiệp ứng trước tiền mua hàng(đặt trước tiền hàng):
Theo yêu cầu của người bán, doanh nghiệp (người mua) sẽ đặt trước một số tiền mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ hay ứng trước tiền XDCB. Sau khi người bán bàn giao hay nghiệm thu công trình XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ, số tiền ứng đặt trước cho người bán sẽ được trừ vào tiền hàng đã mua, nếu thiếu thì sẽ được thanh toán bổ sung. Ngược lại, nếu thừa sẽ được người bán trả lại.
- Khi ứng trước tiền cho nhà cung cấp để mua hàng
Nợ TK331 - Phải trả nhà cung cấp
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
- Khi nhận hàng mua theo số tiền ứng trước, căn cứ vào chứng từ thực tế nhận hàng, kế toán ghi:
Nợ TK152, 153, 156: Nhập hàng theo
Nợ TK611: Nhập hàng theo phương pháp KKĐK
Nợ TK211, 213: Nhập TSCĐ
Nợ TK241: Nhận công trình giao thầu.
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp
- Thanh toán số chênh lệch giữa giá trị hàng nhập với số tiền ứng trước:
+ Nếu số ứng trước nhỏ hơn giá trị hàng nhập thì doanh nghiệp phải trả người bán, khi trả kế toán ghi:
Nợ TK331: Phải trả nhà cung cấp (số thiếu)
Có TK111: Tiền mặt.
Có TK112: TGNH
+ Nếu ứng trước > giá trị hàng nhập, thì doanh nghiệp phải thu. khi nhập lại tiền ứng trước thừa, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Số tiền thực thu bằng tiền mặt, TGNH
Có TK331: Phải trả người bán
- Trong trường hợp người bán hoàn lại số tiền doanh nghiệp đã ứng trước vì không có hàng, khi nhận tiền kế toán ghi:
Nợ TK111: Tiền mặt
Nợ TK 112: TGNH
Có TK331: Phải trả nhà cung cấp
- Trường hợp “Nợ phải trả” vắng chủ nợ hoặc không xác định được chủ nợ, chủ nợ không đòi, kế toán ghi tăng “Thu nhập bất thường” của niên độ báo cáo:
Nợ TK331: Kết chuyển xoá nợ vắng chủ
Có TK721: Thu nhập bất thường
2.2. Hạch toán thanh toán với khách hàng:
2.2.1. Đặc điểm quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng:
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là giai đoạn có vai trò quan trọng, quyết định đến vốn sản xuất kinh doanh doanh nghiệp có thu hồi được và có sinh lời hay không. Trong khâu này, lại nảy sinh mối quan hệ thanh toán mới, đó là thanh toán các khoản phải thu, phải trảkhách do việc bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo phương thức trả chậm hay theo phương thức trả trước. Thông thường việc bán hàng theo các phương thức nêu trên chỉ xảy ra trong các nghiệp vụ buôn bán hàng hoá hoặc bán hàng qua các đại lý của doanh gnhiệp.
Đối tượng thanh toán trong quan hệ này gồm khách hàng trong nước, khác hàng ngoài nước (Thông qua quan hệ xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc dịch vụ xuất khẩu uỷ thác). Tuy nhiên, trong quan hệ thanh toán với người mua đặc biệt quan trọng hơn cả là khoản nợ phải thu của khách hàng, bởi vì đây chính là vốn của doanh nghiệp bị người khác chiếm dụng.
Số tiền cho khách hàng nợ ước tính trong cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp và có thể chuyển thành tiền trong thời hạn thanh toán thoả thuận - được biểu hiện qua các chỉ tiêu “phải thu của khách hàng” bên tài sản của bảng cân đối kế toán.
Trên thị trường hiện nay, không doanh nghiệp nào muốn đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác, trong khi laại không muốn vốn của mình bị doanh nghiệp khác chiếm dụng. Trên thực tế, điều này rất khó có thể xảy ra, mà vấn đề ở đây là: Doanh nghiệp phải lamf thế nào để hạn chế tối đa số vốn bị chiếm dụng rút ngắ thời hạn cho khách hàng nợ. Nếu như trong quá trình hạch toán các yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất, uy tín của doanh nghiệp và trách nhiệm pháp lý đóng vai trò không nhỏ trong việc giải quyết các khoản phải trả nhà cung cấp, thì trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ điều làm doanh nghiệp quan tâm nhất là rủi ro trong việc thu các khoản nợ của khách hàng.
Vậy rủi ro đó là gì? Đó là bán được hàng nhưng không thu được tiền, các khoản nợ trở nên khó đòi hoặc không đòi được, gây ách tắc vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhưng rủi ro trong quá trình thanh toán các khoản phải thu là điều rất khó có thể tránh khỏi. Thực tế doanh nghiệp thường gặp các trường hợp sau:
- Khách hàng khó đòi hoặc không có khả năng trả nợ(trường hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng tài chính khó khăn hoặc bị phá sản).
Các con nợ chây lì không muốn thanh toán cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp, vì một lý do nào đấy không xác định được đối tượng nợ.
Các khoản nợ của doanh nghiệp ở vào các trường hợp trên gọi là nợ phải thu khó đòi. Đối với các khoản nợ này, doanh nghiệp không nên để thời gian kéo dài mà bằg mọi cách, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ. Chẳng hạn như đối với những khách hàng khó đòi, ngoài việc gửi giấy đòi nợ, doanh nghiệp có thể viế thư (thường là 3 lần) mà con nợ vẫn không thanh toán thì doanh nghiệp có thể nhờ pháp luật can thiệp.
Tuy nhiên, cách giải quyết này nên hạn chế áp dụng , bởi, không những tác động xấu đến quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà tiếng tăm cũng như lợi ích của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Để tránh tình trạng phải thu khó đòi, trước khi cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp nên:
- Tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp xúc với khách hàng để biết rõ tình hình kinh doanh nói chung, mà cụ thể là tình hình tài chính của khách hàng, đồng thời là uy tín của họ trong thanh toán các khoản công nợ để dựa trên cơ sở đó, đưa ra được những quyết định đúng đắn trong việc cấp tín dụng cho người mua.
- Xác định được cơ cấu giá, điều kiện thnh toán, mức chiết khấu, điều kiện tăng giảm giá. Bởi việc thực hiện chiết khấu hay giảm giá trong bán hàng không chỉ nhằm tăng doanh số, mà đồng thời cũng có tác dụng khuyến khích nhu cầu thanh toán của khách hàng.
- Ngoài ra, doanh nghiệp nên áp dụng các dịch vụ sau bán hàng như: Bao sửa chữa sản phẩm... nhằm củng cố lòng tin của khách hàng, kích thích nhu cầu thanh toán ngay của khách hàng, bởi vìlúc đó khách hàng yên tâm về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Nói tóm lại, để tránh tình trạng mất mát, những rủi do trong quan hệ phải thu với khách hàng, doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác kế toán thanh toán với từng đối tượng khách hàng, đặc biệt đối với những khách hàng có số tièn phải thu lớn, khách hàng dây dưa nợ... góp phần nâng cao hiẹu quả quản lí và sử dụng vốn của doanh nghiệp, đông thời tạo cơ sở tài chính để thực hiện quá trình SXKD tiếp theo.
2.2.2. Nguyên tắc hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng:
Để quản lý tốt các khaỏan phải thu của khách hàng kế toán cần hạch toán theo các nguyên tắc sau đây:
- Nợ phải thu hoặc số tiền ứng trước của khách hàng phải hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng lần phát sinh nợ và thanh toán; đồng thời , thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng chiếm dụng vốn và nợ nần dây dưa.
- Những khách hàng nợ có quan hệ giao dịch mua hàng thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn, thì định kỳ hoặc cuối tháng, kế toán doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, đã thu hồi hoặc và số còn nợ nhằm tránh sai sót, gây hiểu nhầm giữa hai bên.
- Tài khoản 131 không theo dõi khoản tiền bán hàng đã thu trực tiếp tại thời điểm xảy ra nghiệp vụ bán hàng .
- Phải hạch toán chi tiết những số nợ lớn, số nợ quá hạn, đến hạn, số nợ khó đòi hoặc không có khả năng thanh toán để có kế hoạch lập dự phòng nợ khó đòi và có đối chiếu sổ sách thu nợ kịp thời.
- Trường hợp doanh nghiệp chấp thuận cgiảm giá cho khách hàng thì số tiền nợ do giảm bớt do nghiệp vụ trên xảy ra được ghi trực tiếp vào TK131.
- Trường hợp doanh nghiệp bán hàng trả góp, thì TK131 phản ánh tổng số tiền nợ phải thu của khách hàng mua trả góp (gồm số nợ gốc và lãi trả chậm phải thu).
Tài khoản thanh toán với người mua chủ yếu có số dư bên Nợ, nhưng trong quan hệ thanh toán với từng khách hàng có thể phát hiện số dư bên Có trong trương hợp doanh nghiệp nhận tiền ứng trước hoặc số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu. Trong trường hợp này, kế toán có thể hạch toán bù trừ giữa khoản nợ phải thu và khoản nợ phải trả của cùng một đối tượng. Song, tuyệt đối không được tiến hành thao tác đối với các tài khoản tổng hợp các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng. Cuối kì, khi tính toán các chỉ tiêu “Phải thu của khách hàng” và “Tiền ứng trước của khách hàng” trong bảng cân đối kế toán, cho phép tổng cộng số dư chi tiết của từng khách hàng để lên 2 chỉ tiêu bên Tài sản và bên nguồn vốn này.
2.2.3. Tổ chức chứng từ thanh toán với người mua:
Hạch toán thanh toán với người mua được tiến hành trên cơ sở các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập và hoàn thành các thủ tục pháp lý theo phương thức mua bán (giao nhận, thanh toán) đã thoả thuận. Các chứng từ đó thường gồm:
- Hoá đơn bán hàng
- Bản giao nhận hàng
- Các chứng từ liên quan từ khâu thu hồi nợ, thu tiền ứng trước(Trường hợp khách hàng trả trước một phần hoặc toàn bộ tiền hàng)như phiếu thu, giấy báo Có...
- Chứng từ liên quan đến nghiệp vụ giảm, bớt giá nợ phải thu.
- Các chứng từ lập cho nghiệp vụ khiếu nại hàng bán từ phía khách hàng, nghiệp vụ trả lại, từ chối mua số hàng đã bán từ phía khách hàng...
Tuỳ theo qui mô và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà lựa chọn chủng loại và số lượng chứng từ phù hợp. Chẳng hạn như, đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ , chứng bán hàng hoá sẽ là hoá đơn GTGT. Nếu hàng hóa tiêu thụ có số lượng lớn, doanh nghiệp sẽ sử dụng hoá đơn GTGT mẫu số 01- GTKT-3LL (Tức là gồm 3 liên), còn trong trương hợp doanh nghiệp bán lẻ hàng sẽ được lập theo mẫu số 01-GTKT-2LN (tức là gồm 2 liên). Cũng tương tự như vậy, khi doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thì chứng từ bán hàng sẽ có mẫu số 02-GTTT-3LL và 02-GTTT-2LN. Còn đối với các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hay thuế tiêu thụ đặc biệt, thì hoá dơn bán hàng được ban hành theo quyết định 1141/BTC(1/11/1995)sẽ được sử dụng làm chứng từ thanh toán với người mua.
Các chứng từ được tiếp nhận, phân loại trước khi kế toán thanh toán ghi sổ tài khoản cho đối tượng chi tiết và tổng hợp cho từng đối tượng.
2.2.4. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
2.2.4.1. Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán các khoản phải thu của khách hàng kế toán sử dụng TK131-Phải thu của khách hàng.
2.2.4.2. Kết cấu và nội dung TK131- Phải thu của khách hàng:
Bên nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm hàng hoá đã giao, lao vụ đã cung cấp được khách hàng chấp nhận.
- Số tiền thừa doanh nghiệp trả lại cho khách hàng.
Bên có:
- Số tiền đã nhận trước, trả trước của khách hàng
- Các khoản chiết khấu, giảm giá và doanh thu của hàng bán chưa thu tiền bị khách hàng trả lại.
Số dư bên nợ:
Số tiền còn phải thu ở khách hàng
Số dư bên có (nếu có):
Số tiền đã nhận trước
Số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng.
2.2.4.3. Phương pháp hạch toán:
- Khi bán chịu vật tư, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng, căn cứ vào hoá đơn bán hàng và các chứng từ kế toán liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK131- Phải thu của khách hàng(theo giá thanh toán)
Có TK511- Doanh thu bán hàng (theo giá bán)
Có TK333 - Thuế và các khoản phải nộp ngân sách (DN tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ)
- Khi bán chịu TSCĐ căn cứ chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK131 - Phải thu của khách hàng
Có TK721 - Thu nhập bất thường
Có TK333 - Thuế và các khoản phải nộp ngân sách (DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ )
- Các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại- Kế toán ghi:
Nợ TK531 - Hàng bán bị trả lại
Nợ TK532 - Giảm giá hàng bán
Có TK131- Phải thu của khách hàng
- Khách hàng trả tiền (kể cả số lãi do trả chậm – nếu có), kế toán ghi:
Nợ TK111,112 - Tiền mặt, TGNH
Có TK131 - Phải thu của khách hàng (nợ gốc)
Có TK711 - Thu nhập hoạt động tài chính
- Đổi hàng ở đơn vị áp dụng heo phương pháp khấu trừ thuế GTGT:
+ Kế toán ghi doanh thu đổi hàng:
Nợ TK131 - Phải thu của khách hàng (giá trị trao đổi)
Có TK511 - Doanh thu bán hàng
Có TK333(3331) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
+ Nhận được vật liệu hàng hoá do đổi hàng:
Nợ TK611 - (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Nợ TK152,156 - (Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Có TK331 - Phải trả người bán
+ Thanh toán bù trừ (vì khách hàng vừa là người mua vừa là người bán)
Nợ TK331 - Phải trả người bán
Có TK131 - Phải thu của khách hàng
- Kế toán xoá sổ các khoản nợ khó đòi đã lập dự phòng nhưng không đòi được:
Nợ TK642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK131: Phải thu của khách hàng
Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK004 “Nợ khó đòi đã xử lý”
- Trường hợp khoản Nợ khó đòiđã đựoc xử lý được truy thu thì ghi vào niên độ báo cáo coi như thu nhập bất thường:
Nợ TK111,112: Tiền nợ khó đòi đã thu
Có TK721: Thu nhập bất thường
Đồng thời ghi: Có TK004 “Nợ khó đòi đã thu”
Biểu 2:
Sổ chi tiết : TK131- Phải thu của khách hàng
Đối tượng: Công ty A
NT
Ctừ
Diễn giải
TKĐƯ
Thời hạn được chiết khấu
Số phát sinh
Số dư
Số
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Dư đầu kì
P/sinh trong kỳ
Cộng P/sinh
Dư cuối kỳ
2.3. Hạch toán nghiệp vụ thanh toán với nhà nước:
2.3.1. Khái niệm và nhiệm vụ hạch toán:
Các khoản còn phải nộp nhà nước là những khoản thuế GTGT thuế tài nguyên, thuế nhà đất và các loại thuế, phí, lệ phí khác mà doanh nghiệp, phải nộp vào ngân sách nhà nước nhưng chưa nộp.
Các khoản thuế phải nộp định kì cho Nhà nước là khoản thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các khoản thu nộp nhà nước mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện. Hạch toán các khoản phải nộp Nhà nước phải thực hiện được các nhiệm vụ hạch toán sau:
Tính, kê khai đúng các khoản thuế, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước theo đúng chế độ quy định.
Phản ánh kịp thời số tiền của các khoản phải nộp tạm thời theo kê khai hoặc số chính thức theo mức duyệt của cơ quan thuế, tài chính trên hệ thống bảng kê khai, sổ chi tiết các khoản thanh toán và hệ thống ghi sổ tổng hợp.
Giám đốc tình hình thực hiện nghĩa vụ Nhà nước để đảm bảo nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời các khoản phải nộp.
Trường hợp doanh nghiệp nộp các khoản bằng ngoại tệ, thì việc ghi sổ tiến hành trên cơ sở quy đổi số ngoại tệ thuế ra tiền Việt Nam đồng (VNĐ) theo tỷ giá thực tế thời điểm.
2.3.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
2.3.2.1. Nguyên tắc hạch toán:
Hạch toán trên tài khoản 333- cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Doanh nghiệp phải kê khai, xin xác nhận mức nghĩa vụ về từng khoản phải nộp để ghi tài khoản chi tiết tổng hợp 333.
- Các khoản kê khai, xác nhận của cơ quan thuế, tài chính đã nộp trực tiếp tại cùng thời điểm thì không phải phản ánh chi tiết, tổng hợp trên tài khoản 333.
- Trường hợp đơn vị được miễn, giảm thuế hoặc nị truy thu, tăng thu thuế so với nghĩa vụ đã xác nhận đã nộp, đã phản ánh sổ thì phải điều chỉnh số chênh lệch trên sổ tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
2.3.2.2. Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán các khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, kế toán sử dụng tài khoản 333-Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
2.3.2.3. Kết cấu, nội dung ghi chép như sau:
Bên có:
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp nhà nước(số thuế được duyệt hoặc tạm ghi sổ kê khai)
- Các khoản nghĩa vụ phải nộp thêm do truy thu, tăng thu.
- Số tiền nộp thừa được thanh toán hoặc đã kết chuyển.
Bên nợ:
- Thuế, phí , lệ phí đã nộp.
- Khấu hao phải nộp, đã nộp
- Các khoản tiền thuế được miễn, giảm đã được thông báo.
Số dư bên có:
Các khoản nghĩa vụ còn phải nộp ở thời điểm đầu và cuối kì.
Số dư bên nợ (nếu có):
- Các khoản khác đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp, hoặc số thuế đã nộp được xét miễn giảm cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
TK333. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước được chi tiết phản ánh từng tài khoản phải nộp theo qui định:
+ Tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:
TK33311 - Thuế GTGT đầu ra
TK33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
+ Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Tài khoản 3333 - Thuế xuất nhập khẩu.
+ Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và tình hình nộp thuế TNDN và ngân sách Nhà nước.
+ Tài khoản 335 - Thu tiền vốn
+ TK336 - Thuế tài nguyên.
+ TK337 - Thuế nhà đất.
+ TK338 - Các loại thuế khác (thuế thu nhập, thuế môn bài, thuế trước bạ)
+ TK339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (lệ phí giao thông)
2.3.2.4. Phương pháp hạch toán:
- Doanh nghiệp nhập khẩu vật tư, hàng hoá khi xác định số thuế phải nộp tính trên giá vật tư, hàng hoá nhập khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 152,153,156 - NVL,CCDC, hàng hoá....
Nợ TK611 - Mua hàng
Có TK333(3339) - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
- Thuế trước bạ của TSCĐ mua về khi đăng ký quyền sử dụng, ghi:
Nợ TK211 - Tài sản cố định hữu hình
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)
- Thuế thu nhập phải nộp của CNV, kế toán ghi:
Nợ TK334 - Phải trả CNV.
Có TK3338 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
- Thuế môn bài, thuế nhà đất phải nộp.
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK333.(3337, 3338) - Thuế nhà đất, các loại thuế khác.
- Thu sử dụng vốn ngân sách, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.
Có TK 333(5) - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
- Thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp phải nộp, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
Có TK 333 (3336) - Thuế tài nguyên.
- Khấu hao cơ bản phải nộp nhà nước theo qui định:
Nợ TK411 - Vốn kinh doanh
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
- Thuế GTGT phải nộp của hàng bán ra (theo phương pháp khấu trừ), ghi:
Nợ TK111,112,131
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
- Thuế GTGT phải nộp của hàng hoá bán ra (theo phương pháp trực tiếp), ghi:
Nợ TK511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 3331 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- Thuế thu nhập phải nộp, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.
Có TK3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Khi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí vào ngân sách Nhà nước căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng (uỷ nhiệm chi), kế toán ghi:
Nợ TK333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi.
Hoặc Có TK 311 - Vay ngắn hạn.
- Số thuế phải nộp thu từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường:
Nợ TK711 - Thu nhập HĐTC.
Nợ TK721 - Thu bất thường.
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp.
- Trường hợp doanh nghiệp bị truy thuế:
+ Thuộc nghĩa vụ năm nay thì ghi bổ sung thuế truy theo tăng theo các cách ghi của từng loại đã nêu trên.
+ Thuộc nghĩa vụ phải nộp của năm trước thì ghi số thuế phải nộp thêm đã nộp hoặc phải nộp vào các khoản chi phí bất thường.
Nợ TK 821. Chi phí bất thường.
Có TK 333. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Sơ đồ 8:
Sơ đồ hạch toán thanh toán với nhà nước.
(Thuế và các khoản phải nộp)
Có
TK511
Nợ
TK333
TK111,112
Nộp thuế bằng tiền mặt, TGNH
Thuế tính trên doanh thu hoạt động
TK131
TK642,711,721
Tính vào chi phí KD, TN HĐTC, HĐBT
Nộp nhà nước bằng các khoản khách hàng nợ
TK421,334
TK311
Vay ngắn hạn nộp các khoản nợ nhà nước
Thuế lợi tức và thuế thu nhập.
TK151,211,611
Thuế nhập khẩu và thuế trước bạ
TK133
Cuối kì xác định số thuế GTGT được khấu trừ
TK627
Thuế tài nguyên phải nộp
2.4. Hạch toán các khoản thanh toán nội bộ
2.4.1. Nội dung và đặc điểm:
Nghiệp vụ thanh toán nội bộ phát sinh trong đơn vị kinh doanh có sự phân cấp kinh doanh, quản lý và nâng cao công tác kế toán. Một đơn vị pháp nhân kinh tế dược cấu tạo thành bởi nhiều đơn vị trực thuộc thành viên không có tư cách pháp nhân đầy đủ ở mức độ phân cấp khác nhau sẽ tạo nên các mối quan hệ nội bộ về tài chính. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp độc lập với các thành viên của nó chủ yếu về các khoản phát sinh sau:
- Quan hệ nội bộ cấp phát điều chuyển.
- Quan hệ nội bộ về các khoản thu hộ, chi hộ giữa cấp trên và cấp dưới trực thuộc.
Các khoản phải thu, phải trả nội bộ phát sinh được kế toán ghi chép ở cấp trên và cấp dưới trực thuộc theo nguyên tăcs ngược chiều.
2.4.2. Tài khoản sử dụng và các qui định hạch toán:
Tài khoản hạch toán thanh toán phải thu, phải trả nội bộ gồm:
2.4.2.1. TK136 - Phải thu nội bộ:
Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của các cấp trong quan hệ nội bộ.
2.4.2.1.1. Nguyên tắc hạch toán:
- Chỉ dùng để theo dõi các khoản phải thu giữa cấp trên và cấp dưới, trong đó, cấp trên là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không thuần tuý là một cấp quản lý; Các đơn vị thành viên phải là trực thuộc cấp trên, nhưng được phân cấp về nhiệm vụ kinh doanh quản lý, tổ chức sổ sách bộ máy kế toán riêng.
- Nội dung phản ánh trên TK136 “Phải thu nội bộ” gồm: Vốn kinh phí cấp phát chưa thu hồi của cấp trên cho cấp dưới; Phải thu nộp tài chính của cấp dưới các khoản nhờ cấp dưới tu hộ hoặc cấp dưới nhờ cấp trên thu hộ; các khoản chi hộ và các khoản thu vãng lai khác.
- TK136 “Phải thu nội bộ” được chi tiết theo nguyên tắc:
Đối với đơn vị cấp trên: chi tiết TK136 theo đơn vị trực thuộc -136: phải thu nội bộ-đơn vị “X” và chi tiết từng khoản thu ở cấp dưới.
Đối với đơn vị trực thuộc: chi tiết từng khoản phải thu ở cấp trên.
Cuối kỳ, phải đối chiếu từng khoản nợ phải thu ở TK136 với nội dung tương ứng với TK336- Phải trả nội bộ của cấp thanh toán theo nguyên tắc thanh toána ngược chiều: phải ghi sổ cấp trên là khoản ghi phải trả ở đơn vị cấp dưới và ngược lại khoản thu ở sổ cấp dưới là khoản ghi phải trả ở sổ cấp trên.
Các chênh lệch khi phát hiện đối chiếu với sổ tài khoản thanh toán nội bộ cần xử lý kịp thời trong kỳ, niên độ kế toán.
2.4.2.1..2. Kết cấu, nội dung TK136- phải thu nội bộ
Bên nợ:
- Các khoản vốn đã cấp cho đơn vị trực thuộc.
- Số tiền cấp dưới phải thu về, các khoản trên phải cấp xuống .
- Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, các khoản cấp dưới phải nộp.
- Số vốn kinh doanh đã cấp cho đơn vị cấp dưới.
Bên có:
- Số tiền đã thu về các khoản thu trong nội bộ.
- Bù trừ số phải thu với số phải trả trong nội bộ cùng một đối tượng.
- Thu hồi vốn quỹ ở các đơn vị thành viên; quyết toán với các đơn vị thành viên, về kinh phí sự nghiệph đã cấp, đã sử dụng.
Số dư bên nợ:
Số còn phải thu ở các đơn vị nội bộ trong doanh nghiệp.
@. TK136 “Phải thu nội bộ”có 2 tài khoản cấp hai:
- TK1361-Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc (TK này chỉ ở có ở đơn vị cấp trên): Phản ánh số vốn kinh doanh hiện có ở các đơn vị phụ thuộc do cấp trên trực tiếp hoặc hình thành bằng các phương pháp khác.
- TK1368- Phải thu nội bộ khác: Phản ánh tất cả các khoản phải thu giữa các đơn vị nộ bộ tronng doanh nghiệp. Ngoài ra TK136 còn hạch toán chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ theo dõi riêng từng khoản phải thu.
2.4.2.2. TK336- Phải trả nội bộ:
Tài khoản này sử dụng để ghi các khoản phải trả trong quan hệ thanh toán nội bộ doanh nghiệp, bao gồm các khoản: thu hộ, được chi hộ, phải nộp hộ theo nghĩa vụ.
2.4.2.2.1. Nguyên tắc hạch toán
Hạch toán TK336 - Phải trả nội bộ cần tuân thủ theo các qui định:
- Chỉ hạch toán vào tài khoản nà các khoản phải trả lẫn nhau giữa cấp trên, cấp dưới theo định nghĩa nội bộ đã nêu ở trên.
- Nội dung các khoản cụ thể được ghi ở TK336 - Phải trả nội bộ gồm khoản cấp duươí có nghĩa vụ phải nộp cấp trên(nộp doanh thu khoản thu nhập khoán, nộp thuế nhà nước qua cấp trên...) các khoản thu hộ phải trả, các khoản được chi hộ phải trả.
- TK336- Phải trả nội bộ được mở chi tiết theo đơn vị trực thuộc (đối với cấp trên) và chi tiết theo từng khoản phải trả đơn vị cấp trên (đối với đơn vị phụ thuộc).
2.4.2.2.2. Kết cấu, nội dung TK336-phải trả nội bộ
Bên nợ:
- Số tiền đã cấp cho đơn vị cấp dưới.
- Số tiền đã nộp cho đơn vị cấp trên.
- Số tiền đã trả và các khoản mà đơn vị nội bộ chi hộ hoặc thu hộ đơn vị nội bộ.
- Bù trừ các khoản phải thu với các khoản phải trả đối với một đơn vị có quan hệ thanh toán.
Bên có:
- Số tiền phải nộp cấp trên.
- Số tiền phải cấp cho đơn vị cấp dưới.
- Số tiền phải trả cho các đơn vị khác trong nội bộ về các khoản đã được đơn vị khác chi hộ và các khoản thu hộ đơn vị khác.
Số dư bên có:
Số tiền còn phải trả, phải nộp, phải cấp cho đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp.
2.4.2.2..3. Phương pháp hạch toán:
- Khi cấp trên cấp vốn kinh phí cho cấp dưới theo mức độ phân cấp nội bộ, kế toán phản ánh:
+ ở đơn vị cấp trên:
Nợ TK136(1361): Phải thu nội bộ
Có TK111,112: Tiền cấp
Có TK152,153: Vật tư cấp
Có TK211,213: TSCĐ cấp
+ ở đơn vị cấp dưới phản ánh theo nguyên tắc vốn kinh doanh nhận cấp phát:
Nợ TK111, 112,152,153,21 ...
Có TK411: Vốn kinh doanh
- Khi phát sinh các khoản thu hộ:
+ Đơn vị thu hộ:
Nợ TK111,112: Tiền mặt, TGNH
Nợ TK152,153, 211...: Vật tư, Tài sản
Có TK336: Phải trả nội bộ
+ Đơn vị nhờ thu hộ:
Nợ TK1368: Phải thu hộ khác
Có TK131: Phải thu của khách hàng
Có TK511: Doanh thu bán hàng
Có TK311: Vay ngắn hạn
. Khi thanh toán khảon thu hộ thì bút toán ghi:
Nợ TK111, 112: Tiền Mặt, TGNH
Có TK136(1368): Phải thu nội bộ
- Khi phát sinh các khoản chi hộ, kế toán ghi:
+ Đối với đơn vị chi hộ: ghi khoản chi hộ thành nợ phải thu nội bội chi tiết cho đối tượng thanh toán:
Nợ TK136(1368): Phải thu nội bộ
Có TK111: Tiền mặt
Có TK112: TGNH
Có TK641: Chi phí bán hàng
Có TK642: Chi phí QLDN
Có TK334: Phải trả CNV
+ Đối với đơn vị nhờ chi hộ: ghi khoản được chi hộ thành khoản nợ phải trả nội bộ. Chi hộ nội bộ thường có chi trả nợ nhà cung cấp, trả nợ vay, nộp thuế, trả lương công nhân viên, chi hộ tiền bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp...
Nợ TK331: Phải trả nhà cuang cấp
Nợ TK334: Phải trả CNV
Nợ TK641, 642: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK336: Phải trả nội bộ
Có TK111,112: Tiền mặt, TGNH
- Khi phát sinh khoản phải thu, phải trả theo nghĩa vụ tài chính như: Phải thu, phải trả tiần quỹ XN, tiền lãi, tiền doanh thu khoán...kế toán ghi:
Nợ TK136(1368): Phải thu nội bộ
Có TK511: Doanh thu bán hàng
Có TK451: Quỹ quản lý cấp trên
Có TK414,415,421,431...
- Khi thu các khoản phải nộp của cấp dưới kế toán đơn vị cấp trên ghi:
Nợ TK111,112: Tiền mặt,TGNH
Có TK136: Phải thu nội bộ
+ Đơn vị phải nộp, phải cấp phát:
Nợ TK111,112; Tiền mặt, TGNH
Có TK336: phải trả nội bộ
+ Khi cấp nộp số tiền theo qui định ghi:
Nợ TK336: Phải trả nội bộ
Có TK111,112: Tiền mặt, TGNH
- Trường hợp kinh doanh thua lỗ, cấp trên phải cấp bù lỗ - ghi :
Nợ TK421: Lãi chưa phân phối
Có TK336: Phải trả nội bộ
+ Khi đó cấp dưới trực thuộc ghi:
Nợ TK136(1368): Phải thu nội bộ
Có TK421: Lãi chưa phân phối
- Khi cấp trên cấp lớn hơn số bù lỗ theo số đã duyệt:
+ Cấp trên:
Nợ TK336: phải trả nội bộ
Có TK111,112; Tiền mặt, TGNH
Có TK152,153,211...: Vật tư, TSCĐ...
Có Tk 156: hàng hoá
+ Cấp dưói trực thuộc nhận khoản cấp bù lỗ của cấp trên;
Nợ TK111,112; TIền mặt, TGNH
Nợ TK 152,153,156: Vật tư, hàng hoá
Có TK136(1368): Phải thu nộ bộ
- Bù trừ các khoản thanh toán phải thu và phải trả nội bộ:
Nợ TK336: Phải trả nội bộ
`Có TK136: Phải thu nội bộ
2.5. Hạch toán các khoản thanh toán tạm ứng:
2.5.1. Khái niệm:
Tạm ứng là việc giao cho cán bộ CNV của đơn vị một khoản tiền để người đó sử dụng vào những mục đích đã định trước (như: mua hàng lặt vặt, tiếp khách, lễ tết...)
Thực chất khi xuất tiền cho các CNV tạm ứng là các khoản phải thu của đơn vị. Khi cán bộ công nhân viên thanh toán các khoản tạm ứng nó sẽ trở thànhcác khoản chi phí hoặc các tài sản trong đơn vị.
2.5.2. Nguyên tắc hạch toán:
- Người tạm ứng phải là cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
- Muốn tạm ứng, người nhận tạm ứng phải có giấy đề nghi tạm ứng được giám đốc ký duyệt và căn cứ kế toán để lập phiếu ghi tiền.
- Đến kỳ thanh toán tạm ứng phải lập báo cáo thanh toán tạm ứng (theo mẫu 04-TT) kèm theo chứng từ chứng minh số tiền tạm ứng đã được sử dụng đúng mục đích.
- Người tạm ứng chỉ được tạm ứng lần sau khi đã thanh toán số đã tạm ứng lần trước.
- Số tạm ứng không chi hết phải khấu trừ vào lương hoặc chuyển sang theo dõi ở TK138- Phải thu khác.
2.5.3. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
2.5.3.1. Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình thanh toán tạm ứng TK141- Tạm ứng.
2.5.3.2. Nội dung, kết cấu TK141- Tạm ứng:
Bên nợ:
- Ghi các khoản tiền đã đã tạm ứng cho người nhận tạm ứng.
- Số tiền tạm ứng thiếu đã chi trả cho người tạm ứng.
Bên có:
- Ghi các khoản tạm ứng đã thanh toán theo thực chi.
- Số tiền tạm ứng thừa thanh toán.
Số dư bên nợ:
Số iền tạm ứng chưa thanh toán
2.5.3.3. Phương pháp hạch toán:
- Khi chi tiền tạm ứng cho người nhận căn cứ vào các giấy tờ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK141 - Tạm ứng
Có TK111 - Tiền mặt
- Khi thanhtoán tạm ứng căn cứ vào giấy thanh toán tạm ứng (Mẫu số 04-TT) kèm theo chứng từ gốc.
+ Nếu số tạm ứng bằng số đã thanh toán:
Nợ TK liên quan TK611, 152, 153, 156, 627, 641, 642
Có TK141 - Tạm ứng
+ Nếu số đã tạm ứng lớn hơn số thanh toán(Tạm ứng không chi hết)
. Nếu nộp ngay bằng tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK111 - Tiền Mặt
Có TK141 - Tạm ứng
. Nếu không có tiền nộp phải nợ lại, kế toán ghi:
Nợ TK138 - Phải thu khác
Có TK141 - Tạm ứng
. Nếu đến kỳ lương chấp nhận khấu trừ vào lương, kế toán ghi:
Nợ TK334 - Phải trả CNV
Có TK141 - Tạm ứng
+ Nếu số đã tạm ứng nhỏ hơn số đã thanh toán:
. Kế toán lập phiếu chi tiền mặt bổ sung phần chênh lệch trả cho người tạm ứng, kế toán ghi:
Nợ TK627, 641, 642, 152...(Theo chứng từ thanh toán)
Có TK141 - Tạm ứng (Số đã tạm ứng)
Có TK111- Tiền mặt (số chênh lệch tạm ứng< số chi thực tế)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1435.doc