LỜI NÓI ĐẦU
Ngày này, Khi internet băng rộng phát triển mạnh mẽ, đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực truyền hình. Hiện nay bên cạnh truyền hình tương tự, truyền hình số, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình internet, chúng ta còn biết đến IPTV. IPTV thường được cung cấp cùng với dịch vụ Video-on-Demand (VoD) và cũng có thể cung cấp cùng với các dịch vụ Internet khác như truy cập Web và VoIP, do đó còn được gọi là “Triple Play” và được cung cấp bởi nhà khai thác dịch vụ băng rộng sử dụng chung một hạ tầng mạng. IPTV có cơ hội rất lớn để phát triển nhanh chóng khi mà mạng băng rộng đã có mặt ở khắp mọi nơi và hiện nay đã có trên 100 triệu hộ gia đình sử dụng dịch vụ băng rộng trên toàn cầu. Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn trên thế giới đang triển khai thăm dò IPTV và xem như một cơ hội mới để thu lợi nhuận từ thị trường hiện có của họ và coi đó như một giải pháp tự bảo vệ trước sự lấn sân của các dịch vụ truyền hình cáp. Tại thị trường cung cấp dịch vụ ở Việt Nam, dịch vụ IPTV đã bắt đầu được cung cấp với một số dịch vụ cơ bản. Điều này xem như là cơ hội kinh doanh dịch vụ mới của các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, khi mà cơ sở hạ tầng mạng băng rộng đã và đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự đòi hỏi nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. Nội dung bài viết sẽ cho chúng ta thấy rõ tiềm năng to lớn của dịch vụ IPTV trong mạng băng rộng và khả năng ứng dụng triển khai IPTV trên trường viễn thông Việt Nam. Trong bài tiểu luận này em trình bày tổng quan về IPTV, các khái niệm cơ bản, các dịch vụ ứng dụng của IPTV,các tiêu chuẩn chất lượng của dịch vụ IPTV triển khai trên thực tế và xu hướng phát triển của IPTV ở Việt Nam cũng như trên toàn thê giới.
Chương I: Giới thiệu chung về IPTV, trình bày khái niệm IPTV và các ưu điểm nhược điểm của nó so với các dịch vụ truyền hình khác. Mô tả các thành phần chính của hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV và các dịch vụ cơ bản.
Chương II: Xây dựng chất lượng dịch vụ của IPTV
Chương III: Thực trạng triển khai IPTV ở VNPT, tìm hiểu tình hình triển khai các dịch vụ IPTV của VNPT và giải pháp triển khai dịch vụ.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng , nhưng do còn nhiều hạn chế về trình độ cũng như thời gian nên chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự phê bình và góp ý của các thầy cô giáo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Gerard O’Driscoll, Next Generation IPTV Services And Technologies, 2008
Gilbert Held, Understanding IPTV, 2007
David Ramirez, IPTV Security, 2008
Wes Simpson, Video Over IP 2nd Edition, 2008
Welcome VASC
Trần Thế Tuynh., “Đánh giá chất lượng truyền dẫn video MPEG trong mạng IP”., TCBCVT, 2006
Bộ TTTT, Đề tài 91-07-KHKT-RD “Nghiên cứu công nghệ IPTV và khả năng triển khai trên mạng Viễn thông Việt Nam”, Hà Nội 2007
ETSI TS 181 016 V3.1.1 “ Service layer requirements to integrate NGN services and IPTV”, July, 2009.
Gerard O’Driscoll., Next Generation IPTV Services Networks., Wiley, 2008
Gilbert Held., Understanding IPTV, Auerbach. 2007
Các bài báo trên internet
46 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3543 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình triển khai các dịch vụ IPTV của VNPT và giải pháp triển khai dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cổng vào là điểm gắn vào liên kết vật lý và là điểm đi vào của các gói đi đến. Cơ cấu chuyển mạch liên kết các cổng đầu vào với các cổng đầu ra. Phân loại router là hàng đợi đầu vào hay hàng đợi đầu ra phụ thuộc vào quan hệ tốc độ của các cổng đầu vào và cơ cấu chuyển mạch. Nếu cơ cấu chuyển mạch có băng thông lớn hơn tổng băng thông của các cổng đầu vào, thì các gói chỉ đợi ở đầu ra, được gọi là router hàng đợi đầu ra. Mặt khác, các hàng đợi có thể xây dựng tại đầu vào, được gọi là router hàng đợi đầu vào. Cổng đầu ra chứa các gói và dự định chúng cho dịch vụ tại liên kết đầu ra. Cuối cùng, xử lý định tuyến tham gia vào các giao thức định tuyến và tạo một bảng định tuyến để chuyển gói.
1.2.3 Các thành phần thuộc khách hàng (Client)
1.2.3.1 Set top box
Set top box được sử dụng để kết nối IPTV headend với TV. Chức năng chính của bộ phận này là hiểu và chuyển đổi các yêu cầu từ các thuê bao sau đó gửi các bản tin tới headend, các dịch vụ và các nội dung yêu cầu riêng. Set top box sẽ nhận các nội dung đã được mã hóa và giải mã chúng. Hình 1.6 miêu tả kiến trúc IP set top box. Các thành phần của set top box bao gồm:
Hình 1.6: Kiến trúc IP set top box điển hình
a, Phần cứng CPU
Các set top box hướng tới bộ vi xử lý giá rẻ. Bộ nhớ và khả năng xử lý bị giới hạn so với các PC chuẩn. Các nhà sản xuất hướng tới việc lựa chọn các CPU cơ sở để cung cấp đủ khả năng xử lý các chức năng cơ bản và tương ứng với số lần đáp ứng.
b, Hệ thống lõi
Phần cứng lõi bao gồm các thành phần điện tử khác nhau hỗ trợ cho set top box vận hành, thông tin trao đổi giữa các thành phần, bộ nhớ và khả năng quan trọng nhất của một vi mạch chuyên dụng là để lưu trữ DRM và khóa PKI được yêu cầu cho truy nhập và nhận thực. Với việc sử dụng vi mạch chuyên dụng để lưu trữ khóa, các đe dọa về việc truy nhập trái phép giảm đi, trái ngược với giải pháp dựa trên phần mềm lưu trữ tất cả các thành phần an ninh trên đĩa cứng hoặc ROM.
c, Thiết bị ngoại vi
Có một số thiết bị ngoại vi kết nối tới set top box, bao gồm dây cáp, đầu ra video, thành phần hồng ngoại cho điều khiển từ xa hoặc bàn phím, USB hoặc các kỹ thuật lưu trữ.
d, DRM và hệ thống truy nhập điều kiện
Set top box yêu cầu một thành phần chuyên dụng để phân phối với các chức năng liên quan DRM. Nó cần thiết để cập nhật và yêu cầu khóa DRM, mã hóa nội dung và cung cấp luồng mã hóa tới các bộ phận khác. Set top box cần tự nhận thực dựa vào hệ thống truy nhập điều kiện để cho phép truy nhập nội dung. Nhà cung cấp dịch vụ IPTV cần đảm bảo tương thích các ứng dụng CAS và DRM được đặt trên set top box. Yêu cầu đặc trưng này gây khó khăn cho một thị trường mở về các dịch vụ IPTV. Nó không giống như việc các thuê bao chuyển đổi các nhà cung cấp dịch vụ IPTV mà không cần thay đổi set top box. Ngoài ra, nó không giống như tập hợp nội dung có thể hoạt động trong thị trường mà các nội dung đưa ra từ số lượng lớn nhà cung cấp nội dung hoặc cung cấp dịch vụ IPTV, do mỗi nhà cung cấp dịch vụ có thể có hệ thống DRM khác nhau. Theo thời gian, các chuẩn sẽ được phát triển để đảm bảo tương kết giữa các hệ thống CAS và DRM. Trong khi đó, các thuê bao sẽ được liên kết đến nhà cung cấp dịch vụ của chính họ.
e, MPEG-2 và MPEG-4
Set top box cần có MPEG-2, MPEG-4 nói chung là các trình điều khiển mã hóa-giải mã để cho phép mã hóa luồng dữ liệu và cung cấp đầu ra để hiển thị trên TV. Nhà cung cấp dịch vụ cần đảm bảo tương thích các bộ mã hóa-giải mã được đặt vào set top box. Các bộ mã hóa-giải mã được sử dụng trên headend cần được nạp vào set top box.
f, Hệ điều hành và trình điều khiển hệ điều hành
Các hệ điều hành nhẹ được sử dụng cho set top box. Một số hệ điều hành độc quyền và nguồn mở được sử dụng cho chức năng này. Một ưu điểm của các hệ điều hành này là tính mềm dẻo đưa ra để phát triển set top box cơ bản, vì chúng hỗ trợ trình duyệt cũng như thư điện tử, tin nhắn tức thời và hỗ trợ mạng. Cần sao chép bản gốc của được cấu hình chính xác, áp dụng các bản vá lỗi và biết chắc chắn khả năng bị tấn công trước khi đưa set top box tới các thuê bao. Ngoài ra, tất cả các cổng không cần thiết cần được khóa lại.
g, Middleware khách hàng
Một khách hàng liên lạc với máy chủ middleware. Khách hàng này có thể sử dụng trình duyệt web để trao đổi thông tin với máy chủ middleware cũng như tải về EPG để hiển thị với thuê bao. Middleware khách hàng có thể bao gồm các chức năng DRM trong một số trường hợp
h, Giải mã - thu thập video
Chức năng này sẽ nhận luồng ra từ chức năng DRM và sẽ giải mã dữ liệu MPEG-4 thành dạng sử dụng được. Nó có thể giải mã dữ liệu thành NTSC/PAL đầu ra
i, Trình duyệt web
Các máy chủ middlewave hướng tới việc vận hành như các dịch vụ web. Một số cài đặt sẽ cung cấp tất cả các truy nhập sử dụng SSL (HTTPS, cổng 443). Trình duyệt web được sử dụng bởi set top box để truy nhập các nội dung và hiển thị thông tin cho các thuê bao. Một số set top box cũng cho phép sự tương tác giữa thuê bao với set top box và cho phép trình duyệt web Internet đặt bởi thuê bao.
k, Tin nhắn tức thời khách hàng
Một số set top box hiện hành có thể bao gồm một bản tin tức thì của khách hàng và các chức năng tương tự khác như gọi ID và báo giá tức thời.
l, Thư điện tử của khách hàng
Nhà cung cấp set top box có thể cài sẵn một thư điện tử để cho phép thuê bao gửi và nhận các bản tin. Ứng dụng này bao gồm chương trình đọc các tập tin cơ bản như các hồ sơ, bảng tính và thuyết trình.
Hình 1.7 mô tả set top box xử lý lưu lượng, bắt đầu với việc yêu cầu IP và nhận nội dung, các chức năng trình duyệt web, tương tác middleware và giải mã nội dung, sau đó đến các luồng mã hóa và giải mã cho NTSC/PAL hoặc các chuẩn thích hợp và cuối cùng cung cấp đầu ra cho TV.
Hình 1.7: Quá trình xử lý cơ bản của set top box
1.2.3.2 Cổng giao thiếp thuê bao (Residential Gateway – RG)
Cổng giao tiếp thuê bao ở giữa mạng truy nhập băng rộng IP và mạng trong nhà cho phép các thiết bị số trong nhà chia sẻ một kết nối IP đơn. Ngoài các ứng dụng truy nhập Internet tốc độ cao, RG cũng có khả năng định tuyến thông minh dịch vụ IPTV tới thiết bị số cụ thể.
RG thế hệ thứ ba có khả năng hỗ trợ nhiều công nghệ mạng trong nhà và băng rộng. Phần cứng được thiết kế theo kiểu modul. Hỗ trợ modul có nghĩa là các RG bắt đầu phát triển thành một kiểu máy chủ ứng dụng, thuê bao sử dụng để phân phối các dịch vụ VoIP, IPTV và băng rộng vào nhà của họ. Từ góc độ nhà cung cấp dịch vụ IPTV, RG là một kỹ thuật quan trọng. Chúng cho phép nhà điều khiển mạng giới thiệu các sản phẩm mạng trong nhà, phân biệt các dịch vụ của họ với dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Một RG cần có hệ thống phần mềm và phần cứng tin cậy để điều tiết phân phối các dịch vụ đảm bảo và tương thích. RG thường kết hợp chức năng của modem, router, hub để truy nhập các dịch vụ IPTV. Có nhiều kiểu RG khả dụng khác nhau dựa trên yêu cầu về chức năng
Hình 1.8: RG cung cấp kết nối IP
Đơn giản – RG đơn giản giới hạn các ứng dụng, khả năng xử lý kết nối và định tuyến. Kiểu RG này hỗ trợ cầu nối tại lớp hai của IPTVCM. Đây không phải là thiết kế phổ biến bởi lưu lượng mạng được gửi tới tất cả các thiết bị.
Đầy đủ – Hầu hết RG có khả năng cung cấp dữ liệu tiên tiến, định tuyến video và âm thanh trong nhà. Một RG đầy đủ bao gồm phần mềm mạng amodemand và không phụ thuộc vào PC để hoạt động. Chức năng định tuyến được hỗ trợ để cung cấp kết nối lớp 3 giữa địa chỉ IP cá nhân được gán cho IPTVCD kết nối tới mạng trong nhà và mạng truy nhập băng rộng.
Khi mạng băng rộng phát triển liên tục, RG cũng phát triển các chức năng của nó. Tuy nhiên, về cơ bản nó bao gồm và kết hợp ba thành phần kỹ thuật riêng biệt
(1) Một modem số
(2) Các vi xử lý mạng nhà
(3) Phần mềm thích hợp
Nhiều cầu hình linh hoạt được đưa đến bởi một RG hỗ trợ các kiểu modem khác nhau. Các modem này cung cấp kết nối tới các kiểu mạng truy nhập băng rộng:
(1) Truyền hình vệ tinh trực tiếp
(2) Các hệ thống Wi-fi, Wireless và WiMax
(3) Mạng truyền hình cáp quang lai hai chiều
(4) Hệ thống DSL, ADSL, VDSL
(5) Các mạng quang tới nhà (FTTH)
Hầu hết các RG đều có một cổng điều khiển cho phép sửa chữa RG nếu có vấn đề phát sinh.
1.3 Các dịch vụ IPTV cơ bản
Live TV
Digital TV
Premium TV
Pay-per-view
Near video-on-demand
Program guide
Entertainment
Gaming
Gambling
Karaoke
Internet TV
Stored TV
Video on demand
Subscription VoD
Time-dhifting PRV
Network PVR
Commerce
Telecomerce
Targeted/interactive advesting
Communictaion
Residental VoIP portal
SMS/MMS mesaging
Instant messaging
Mobile services portal
Video conferencing
Emergency alert system
ASP
Distance learning
Home automation portal
Converged services
Hospitality
IPTV không chỉ đơn thuần là IP video. Trên thực tế, các nhà khai thác viễn thông đang tập trung vào dịch vụ này để tạo ra sự khác biệt của dịch vụ họ cung cấp với các dịch vụ mà các nhà khai thác mạng truyền hình cáp hay vệ tinh cung cấp. Tất cả các lựa chọn cấu trúc và công nghệ cơ sở tập trung vào việc phân phối nhiều loại dịch vụ video theo yêu cầu và video quảng bá, nhưng với kinh nghiệm về các dịch vụ thoại và số liệu tốc độ cao cho phép các nhà khai thác viễn thông cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tích hợp bổ xung là một phần của gói dịch vụ IPTV lớn.
Bảng 1.1: Ví dụ về các dịch vụ IPTV
Các dịch vụ chính thường được triển khai trước là dịch vụ video theo yêu cầu và video quảng bá, tuy nhiên các nhà khai thác viễn thông đều có kế hoạch bổ xung các dịch vụ này với các dịch vụ trò chơi, quảng cáo, âm thanh, thông tin…Điều cần biết là định nghĩa và phạm vi của các dịch vụ này sẽ liên tục được tiến triển theo thời gian.
Bảng 21 mô tả tổng quan các loại dịch vụ IPTV khác nhau hiện đang được dự kiến và triển khai [17].
Các dịch vụ video IPTV
Các dịch vụ IPTV video có thể phân thành hai nhóm: phát quảng bá và phát theo yêu cầu.
a) Các dịch vụ video quảng bá
Về cơ bản, các dịch vụ video quảng bá không khác gì so với các dịch vụ video mà các nhà khai thác truyền hình cáp, vệ tinh, mặt đất cung cấp ngày nay. Điều này góp phần tạo thành tiêu chuẩn đối với dịch vụ TV, không kể đến các cơ chế truyền tải: lai cáp đồng/quang, DSL hay FTTx…Các kênh video quảng bá bao gồm các kênh truyền hình quốc gia, địa phương và các kênh trả tiền (như HBO).
Số các kênh quảng bá khu vực có thể thay đổi theo thị trường, các kênh này thường hỗ trợ các phiên bản theo khu vực của các mạng gốc (ABC, CBS, NBC và Fox..). Một số trong các kênh quảng bá có định dạng độ trung thực cao (HD), điều đó có nghĩa các nhà khai thác viễn thông có thể cung cấp cho khách hàng cả hai loại kênh quảng bá tiêu chuẩn (SD) và độ trung thực cao (HD). Một phần nội dung quảng bá có thể được lưu lại trong mạng và sử dụng sau đó.
b) Các dịch vụ video lưu trữ
Các dịch vụ video lưu trữ có nhiều dạng và là nền tảng để phân biệt với các nội dung video khác được truyền tải qua các mạng IP. Nội dung video lưu trữ đáp ứng được nhiều các sở thích khác nhau của người xem. Tùy theo vị trí lưu trữ, khách hàng có thể tận dụng được các ưu điểm của nội dung video lưu tại thiết bị khách hàng hoặc mạng để điều khiển một các linh hoạt khi sử dụng dịch vụ như: tua nhanh, tua ngược, tạm dừng.. như khi họ sử dụng VCDs/DVDs. Nội dung video lưu trữ là động lực chính thúc đẩy sự phát triển phần mềm lớp dịch vụ trong các mạng IPTV cũng như các tùy chọn của set-top box. Các tùy chọn nội dung video lưu trữ bao gồm:
VoD lưu trữ cục bộ: Nội dung được xem là phổ biến rộng rãi sẽ được phát quảng bá tới CPE qua mạng IP và lưu cục bộ để khách hàng có thể xem theo yêu cầu. Các nội dung này thường gắn với quá trình xác thực quyền sử dụng khi xem đối với từng thuê bao.
VoD lưu trên mạng: VoD lưu trên mạng dành cho các nội dung được coi là không phổ biến cho nhiều thuê bao tại cùng thời điểm. Khách hàng có thể yêu cầu xem nội dung ngay lập tức và/hoặc sau khi yêu cầu. Nội dung có thể xem ngay được truyền tải dưới dạng unicast trên mạng IP, trong khi nội sung xem sau yêu cầu được tập hợp theo nhóm các thuê bao và có thể truyền tải dạng broadcast hay narrowcast dựa trên thứ tự tương đương đối với các thuê bao khác. Điều này sẽ cho phép nhà cung cấp dịch vụ sử dụng tối ưu các tài nguyên mạng một cách linh hoạt.
VoD thuê bao: VoD thuê bao là biến thể của hai dịch vụ trên, cho phép khác hàng quyền xem một số nội dung được đã được cho phép trước đó trong một hoảng thời gian xác định, tận dụng ưu điểm của cả hai nội dung vdeo luuw trên mạng và cục bộ.
Ghi lại nội dung video theo yêu cầu cá nhân: PVR (Personal Video Recorder) cho phép người dùng quyền ghi lại các chương trình quảng bá/theo yêu cầu để xem lại sau đó. Các quyền xem nội dung thay đổi tùy theo việc sử dụng một lần, nhiều lần hay không giới hạn nội dung và phần mềm quản lý bản quyền (DRM) là yếu tố quan trọng trong các trường hợp này để kiểm soát quá trình chia sẻ nội dung giữa các thiết bị trong nhà thuê bao.
Ghi lại nội dung video và lưu trên mạng (Network-based PVR): tương tự như dịch vụ PVR, sự khác nhau chủ yếu là vị trí lưu nội dung, trong trường hợp này là trên mạng, thay vì sử dụng thiết bị của khách hàng. Dịch vụ này cho phép các thuê bao với set-top box đơn giản tận dụng được các ưu điểm của các dịch vụ video lưu trữ và cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tập hợp các nội dung lưu trữ trong mạng một cách tối ưu nhờ đó giảm chi phí so với việc thuê bao phải sử dụng set-top box phức tạp. Dịch vụ này cũng cung cấp một cách tốt nhất cho thuê bao khả năng linh hoạt trong việc lựa chọn chương trình vì mạng có khả năng lưu nhiều nội dung hơn soa với set-top box của khách hàng.
Các dịch vụ IPTV audio
Nếu chỉ có dịch vụ IPTV audio thì chắc chắn không đủ kích thích các thuê bao chuyển nhà cung cấp dịch vụ và cũng không đủ để nhà cung cấp dịch vụ đầu tư một lượng lớn tiền vào hạ tầng mạng để phân phối dịch vụ IPTV. Tuy nhiên, khi kết hợp với các tùy chọn khác nó sẽ nâng cao tính hấp dẫn của gói dịch vụ tổng thể.
a) Dịch vụ radio broadcast
Dịch vụ này cho phép khách hàng dò tìm bất kỳ đài phát nào trên thế giới và nghe qua lối ra âm thanh của TV hay hệ thống loa kèm theo.
b) Dịch vụ music broadcast
theo quan điểm dịch vụ âm thanh, dịch vụ này rất giống uqangr bá vido cơ bản, nghĩa là người dùng có thể sử dụng nhiều kênh âm nhạc khác nhau. Dịch vụ này đã khá phổ biến và được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp dịch vụ cáp/MSO. Dịch vụ âm nhạc này thường đi kèm với thông tin đồ họa về nội dung nhạc hiển thị trên TV của khách hàng. Hướng dẫn chương trình chọn kênh cũng tương tự như đối với các kênh video.
c) Music on demand
Tương tự như VoD, quyền yêu cầu và nghe tương tự như đối với các dịch vụ VoD. Mối quan hệ giữa các nhà cung cấp nội dung và phương tiện là yếu tố quan trọng như đối với dịch vụ VoD để đảm bảo có được thư viện lớn các file nhạc.
d) Music subscription service
Cho phép thuê bao lưu trữ và sắp xếp theo sở thích của mình.
Dịch vụ âm nhạc theo yêu cầu sẽ được truyền tải qua mạng IP theo cách tương tự như các dịch vụ VoD sử dụng các cơ cấu broadcast hay unicast, theo thời gian và mức độ tương đương với các thuê bao khác.
Các dịch vụ IPTV gaming
Chơi game (một người hay nhiều người cùng lúc) trên truyền hình là dịch vụ riêng biệt mà các nhà khai thác viễn thông đang xúc tiến tích hợp vào các gói dịch vụ IPTV của họ. Sẽ có nhiều loại chò trơi cho nhiều loại đối tượng khác nhau cũng như cũng như các trò chơi cho 1 người và nhiều người chơi cùng lúc. Khách hàng có thể lựa chọn người chơi cùng cũng như lên kế hoạch thời gian chơi với người khác.
Các dịch vụ thông tin tích hợp
Dịch vụ thông tin IPTV tích hợp là lĩnh vực trong đó các nhà khai thác viễn thông có ưu thế hơn so với các nhà cung cấp đa dịch vụ/truyền hình cáp. Các dịch vụ thông tin tích hợp sẽ tận dụng các lợi thế về tài nguyên của các nhà nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khi cung cấp các dịch vụ thoại và truy cập Internet tốc độ cao. Các ví dụ về dịch vụ thoại và Internet tích hợp được mô tả như sau:
a) Dịch vụ thoại tích hợp
Dịch vụ thoại tích hợp cho phép các thuê bao sử dụng TV của họ mở rộng các chức năng dịch vụ thoại di động và cố định. Ví dụ:
Dịch vụ thông báo cuộc gọi đến (Incoming Call Notification Service): Hiển thị biểu tượng trên TV, thông báo cho thuê bao có cuộc gọi thọai/vdieo đến. Ngoài ra còn hỗ trợ các chức năng hiển thị số thuê bao và ghi lại cuộc gọi.
Dịch vụ thông báo bản tin (Message Notification Service): Hiển thị biểu tượng trên TV, thông báo cho thuê bao có lời nhắn (voice mail) trong hộp thư kèm theo dịch vụ thoại cố định và/hoặc di động.
Dịch vụ thiết lập kết nối (Connection Establishment Service): cho phép thuê bao gọi thoại/video từ TV của họ.
Dịch vụ hội nghị thoại/video (Voice/Video Conferencing Service): cho phép thuê bao tham gia và/hoặc khởi tạo hội nghị thoại/video.
Dịch vụ danh bạ (Directory Service): Cung cấp cho thuê bao danh bạ điện thoại điện tử có thể truy cập qua TV.
b) Các dịch vụ Internet tích hợp
Các dịch vụ internet tích hợp sẽ cho phép sử dụng TV để sử dụng các ứng dụng Internet trước đây phải sử dụng bằng máy tính cá nhân. Các dịch vụ này không nhằm để thay thế các ứng dụng Internet dựa trên PC mà chúng cung cấp các biện pháp thuận tiện hơn để truy cập thông tin trong những khu vực khác nhau trong nhà thuê bao hay ở các thời điểm khác nhau.
Duyệt web bằng TV (TV web browsing): cho phép thuê bao xem các trang web trên TV của họ.
Nhắn tin bằng TV (TV Instant Messaging): cho phép thuê bao thông tin qua IM trong khi đồng thời sử dụng các dịch vụ video/audio hay gaming khác.
TV Email: cho phép thuê bao sử dụng các ứng dụng client trên TV để đọc, gửi và nhận thư điện tử.
Telecommerce Service: tương tự như các dịch vụ e-commerce, các dịch vụ này được thiết kế để cho phép thuê bao sử dụng TV của mình để tìm kiếm và đặt mua hàng.
Các dịch vụ quảng cáo
Hỗ trợ các quảng cáo quảng bá truyền thống và xen vào cùng với quảng bá cục bộ tại các điểm khác nhau trong mạng IPTV. Khả năng tương quan giữa các set-top box và các mức ưu tiên dịch vụ cho phép nhà cung cấp dịch vụ đưa ra các dịch vụ quảng cáo có hướng đối tượng.
Việc tích hợp các dịch vụ quảng cáo hướng vào đối tượng sử dụng với các dịch vụ mua bán từ xa cho phép nhà cung cấp dịch vụ có thể giúp khách hàng của mình thực hiện được những thỏa thuận mua bán theo yêu cầu. Với bản chất hai chiều của mạng thông tin và các dịch vụ kết hợp, các thuê bao có thể cung cấp ý kiến đánh giá của mình đối với quảng cáo trên IPTV để làm cho dịch vụ quảng cáo này sát với đối tượng hơn, phù hợp hơn.
Tổng kết chương 1
Chương này giới thiệu tổng quan về hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV, ưu nhược điểm của hệ thống này so với các hệ thống truyền hình khác. Mô tả các thành phần cơ bản của hệ thống IPTV: các thành phần thuộc nhà cung cấp, các thành phần thuộc nhà mạng, các thành phần thuộc thuê bao.
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ IPTV
Qua phân tích tình hình tiêu chuẩn hóa IPTV trên thế giới, có thể thấy hiện nay có nhiều tổ chức tham gia vào quá trình tiêu chuẩn hóa liên quan đến IPTV. Hiện nay để đánh giá chất lượng dịch vụ IPTV, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải dựa vào các tiêu chuẩn được tổng hợp từ nhiều khuyến nghị và tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn hóa trên thế giới.
Hiện tại, ITU-T đang trong quá trình soạn thảo hai tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ IPTV và giám sát chất lượng dịch vụ IPTV G.1080 [16] và IPTV-GSI [25]. Trong [16], tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ IPTV được đánh giá qua các tham số như:
QoE for video and audio:
Requirements for network transmission
QoE for text and graphics
QoE for control functions
QoE for other IPTV services
Accessibility requirements
Đây là khuyến nghị đề cập đầy đủ nhất các tham số, chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ IPTV. Tuy nhiên, trong khuyến nghị này một số mục được đề xuất nhưng còn chưa có giá trị quy định cụ thể, và ITU-T khuyến nghị các nhà khai thác viễn thông đặt ra các giá trị phù hợp với tìn hình thực tế.
Một điểm đáng chú ý là phần khuyến nghị về tiêu chuẩn đối với video, audio và các tham số truyền dẫn mạng truyền tải trong [16] có rất nhiều điểm tương tự như trong DSL TR-126 [12]. Tuy nhiên, tiêu chuẩn TR-126 có khuyến nghị cụ thể giá trị thời gian tương tác dịch vụ và đưa ra các giá trị chỉ tiêu độ khả dụng dịch vụ của một số nhà khai thác viễn thông trên thế giới.
Khuyến nghị TS 181 016 của ETSI cũng mới chỉ đưa ra các đề mục và hầu như không quy định giá trị cụ thể nào mà có thể sử dụng được trong quá trình đo kiểm.
Kết luận:IPTV là dịch vụ mới đang được triển khai tại nhiều nước trên thế giới. hiện tại có nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa tham gia vào quá trình tiêu chuẩn hóa đối với dịch vụ IPTV. Hiện tại tiêu chuẩn đối với dịch vụ IPTV chưa được hoàn thiện chính thức. Cho đến nay, hai tiêu chuẩn quốc tế có thể coi là sở cứ tốt nhất để đánh xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ IPTV là TR-126 của DSL Forum và G.1080 của ITU-T.
2.1 Phân tích lựa chọn sở cứ xây dựng tiêu chuẩn
2.1.1 ITU-T G.1080 và DSL TR-126
Trong các chương trước, báo cáo đã đề cập đến các loại hình dịch vụ IPTV, tình hình phát triển dịch vụ IPTV trên thế giới, các tổ chức tiêu chuẩn hóa và các tiêu chuẩn hiện tại của các tổ chức này liên quan đến dịch vụ IPTV. Hiện tại, hai tiêu chuẩn quốc tế có thể coi là sở cứ tốt nhất để đánh xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ IPTV là TR-126 của DSL Forum và khuyến nghị đang trong quá trình hoàn thiện G.1080 của ITU-T với các lý do sau:
Khuyến nghị G.1080 đề xuất khá đầy đủ các tham số chất lượng dịch vụ IPTV: QoE đối với video và audio, QoE đối với text và đồ họa, QoE đối với các chức năng điều khiển, QoE đối với các dịch vụ IPTV khác và các yêu cầu truy cập. Tuy nhiên, một số tham số chưa có giá trị quy định cụ thể.
Về cơ bản mục 6 trong khuyến nghị G.1080 dựa trên mục 6 (Entertainment Video Service QoE Objectives) trong TR-126 của DSL Forum. Những điểm khác biệt là G.1080 đề xuất thêm một số chỉ tiêu khác mà TR-126 không có. Có thể thấy được điểm khác biệt này là do G.1080 tập trung vào dịch vụ IPTV là một phần trong gói dịch vụ triple-play được đề cập đến trong TR-126.
Hiện tại, phần lớn dịch vụ IPTV được cung cấp đến khách hàng qua mạng truy cập xDSL. DSL Forum là diễn đàn chung cho các nhà cung cấp thiết bị mạng xDSL, các nhà cung cấp dịch vụ và nhà khai thác mạng viễn thông băng rộng. Các khuyến nghị của DSL Forum đưa ra rất phù hợp với các thiết bị mạng và dịch vụ truyền tải trên mạng DSL. Chính vì lý do này, trong TR-126 có khuyến nghị con số cụ thể về thời gian tương tác dịch vụ mà trong G.1080 không đề xuất được giá trị cụ thể.
Hiện nay, quá trình phát triển dịch vụ IPTV tại Việt nam đang trong giai đoạn đầu và dịch vụ này sẽ triển khai chủ yếu trên các thuê bao ADSL hiện có. Như vậy việc áp dụng các chỉ tiêu trong TR-126 là rất khả thi.
Giai đoạn tiếp theo, các nhà khai thác mạng sẽ phát triển các mạng cáp quang hoặc lai ghép quang-vô tuyến băng rộng... để đáp ứng nhu cầu về băng thông ngày càng cao và nâng cao chất lượng truyền tải. Trên thực tế, phần lớn các yếu tố gây suy giảm chất lượng dịch vụ IPTV xuất phát từ mạng truy cập. Xét theo quan điểm của người sử dụng, không quan tâm tới hạ tầng và công nghệ mạng truyền tải dịch vụ, thì khi được triển khai trên các mạng cáp quang, các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ IPTV dựa trên cơ sở mạng truy cập là xDSL sẽ được đáp ứng một cách dễ dàng. Do vậy, trong tương lai, các tham số chỉ tiêu kỹ thuật về truyền dẫn cần cập nhật và nâng cao hơn.
TR-126 được ban hành tháng 12 năm 2006 và khuyến nghị G.1080 có phiên bản mới nhất được sửa vào tháng 12 năm 2008. Cả hai khuyến nghị này đều đảm bảo tính cập nhật.
2.1.2 Các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông
Các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông [32-37] thường bao gồm hai phần chính là:
Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật: quy định các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến dịch vụ. Phần lớn các tham số này liên quan chủ yếu đến nhà cung cấp dịch vụ và nhà khai thác mạng còn người sử dụng có thể không quan tâm hoặc không biết khái niệm. Ví dụ như: trong tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ truy nhập Internet ADSL, chỉ tiêu lưu lượng sử dụng trung bình của mỗi hướng kết nối ISP trong khoảng thời gian 7 ngày liên tiếp ≤ 70% [36]. Hoặc chẳng hạn trong TCN-68-176, và TCN- 68-253, chất lượng thoại được quy định theo MOS với giá trị lần lượt là lớn hơn 3,5 và 3,0.
Chỉ tiêu chất lượng phục vụ: trong phần chỉ tiêu này, các tiêu chuẩn đều quy định độ khả dụng dịch vụ liên quan trực tiếp đối với nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Các chỉ tiêu về thời gian thiết lập dịch vụ và trả lời khiếu nại khách hàng là những chỉ tiêu mà mọi khách hàng đều biết và quan tâm.
Trong các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ, TCN 68-277: 2006 có thể làm sở cứ để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ IPTV vì:
Xét về phương diện kỹ thuật, cả dịch vụ truy cập Internet và dịch vụ IPTV đều được truyền tải qua mạng truy cập và mạng lõi của nhà khai thác viễn thông. Tiêu chuẩn này đã được áp dụng trên thực tế đối với dịch vụ truy nhập Internet sử dụng ADSL. Như vậy, các chỉ tiêu về chất lượng phục vụ sẽ rất phù hợp khi áp dụng cho dịch vụ IPTV được triển khai trên mạng DSL.
Xét về đối tượng áp dụng, hiện tại, ở Việt Nam, phần lớn các nhà cung cấp mạng đều cung cấp luôn dịch vụ như VNPT, Viettel... Thời gian thiết lập dịch vụ và độ khả dụng dịch vụ tùy thuộc vào khả năng thiết bị và hạ tầng mạng của nhà khai thác viễn thông. Các nhà khai thác này cũng đều có kế hoạch phát triển dịch vụ IPTV trên mạng của mình, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ IPTV dựa trên tiêu chuẩn dịch vụ truy cập Internet ADSL có khả năng đạt được sự đồng thuận chung.
Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn
2.2.1 Phương pháp xây dựng
Dự thảo tiêu chuẩn được xây dựng theo phương pháp xây dựng mới trên cơ sở tham khảo, áp dụng áp dụng tiêu chuẩn quốc tế DSL TR-126, ITU-T G.1080. Nội dung của các tiêu chuẩn quốc tế này được chấp nhận đưa vào dự thảo tiêu chuẩn, có bổ sung một số chỉ tiêu về chất lượng phục vụ dựa trên TCN 68-227: 2006.
2.2.2 Nội dung dự thảo tiêu chuẩn
Tương tự như các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ viễn thông đã ban hành. Nội dung Tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng dịch vụ IPTV bao gồm các phần chính:
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chỉ tiêu chất lượng cho dịch vụ IPTV trên mạng Viễn thông công cộng.
Tiêu chuẩn này là sở cứ để người sử dụng giám sát chất lượng dịch vụ; cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ IPTV theo các quy định của Nhà nước và của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tài liệu viện dẫn
[1] TR-126 “Triple-Play Services Quality of Experience (QoE) Requirements”, DSL Forum, Dec. 2006 (Các yêu cầu chất lượng thực tế cho các dịch vụ Triple-Play).
[2] ITU-T G.1080 “Quality of experience requirements for IPTV services”, Dec, 2008 (Các yêu cầu chất lượng thực tế cho dịch vụ IPTV).
[3] TCN 68-227: 2006 “Dịch vụ truy nhập Internet ADSL - Tiêu chuẩn chất lượng”, 2006.
Thuật ngữ và định nghĩa
Dịch vụ IPTV (IPTV service)
Dịch vụ đa phương tiện như truyền hình/video/audio/văn bản/đồ họa/số liệu truyền tải trên các mạng dựa trên IP được kiểm soát nhằm cung cấp mức chất lượng dịch vụ, độ mãn nguyện, độ bảo mật và tin cậy theo yêu cầu
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ IPTV
Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ IPTV theo các quy định của Nhà nước và Bộ Thông tin và Truyền thông
Khách hàng
Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài sử dụng dịch vụ IPTV
Chất lượng dịch vụ
Kết quả tổng hợp của các chỉ tiêu thể hiện mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ đối với dịch vụ đó.
Sự cố
Hư hỏng của một hoặc một số phần tử của mạng của DNCCDV dẫn đến việc làm gián đoạn cung cấp dịch vụ.
Phương pháp xác định
Các phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ với mức lấy mẫu tối thiểu được quy định để cơ quan quản lý Nhà nước và DNCCDV áp dụng trong việc đo kiểm chất lượng dịch vụ. Mỗi chỉ tiêu chất lượng được quy định một hay nhiều phương pháp xác định khác nhau. Trong trường hợp chỉ tiêu chất lượng dịch vụ được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau quy định tại tiêu chuẩn này thì tiêu chuẩn chất lượng được đánh giá là phù hợp khi kết quả đánh giá bởi mỗi phương pháp đều phù hợp với mức chỉ tiêu quy định.
Ký hiệu và thuật ngữ
DNCCDV
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ IPTV
HDTV
Truyền hình độ trung thực cao
IPTV
Truyền hình dựa trên giao thức Internet
SDTV
Truyền hình độ trung thực tiêu chuẩn
VoD
Video theo yêu cầu
EPG
Hướng dẫn chương trình điện tử
Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ IPTV
Các chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật
Chỉ tiêu chất lượng tín hiệu video
Chất lượng tín hiệu video
Định nghĩa: Chất lượng tín hiệu video là chỉ số tích hợp chất lượng truyền video được xác định bằng cách tính điểm trung bình với thang điểm MOS từ 1 đến 5 theo khuyến nghị ITU-R BT.500-11 của Liên minh Viễn thông quốc tế.
Chỉ tiêu: Điểm chất lượng hình ảnh trung bình MOS ≥ 3,0. Phương pháp xác định: Phương pháp mô phỏng. Sử dụng phương pháp đo theo khuyến nghị ITU-T J.144 rev.1 và quy đổi ra tháng điểm MOS.
Các tham số lớp truyền dẫn
Định nghĩa: các tham số truyền dẫn tại lớp chuyển tải có giá trị được khuyến nghị để đảm bảo chất lượng dịch vụ video trong IPTV.
Chỉ tiêu: Để đảm bảo chất lượng dịch vụ video, các tham số lớp truyền dẫn phải tuân theo các giá trị quy định trong các bảng từ 1 đến 4.
Phương pháp xác định: Phương pháp giám sát. Sử dụng các thiết bị đo giám sát tại thiết bị nhà thuê bao (set-top box). Điều kiện giả thiết set-top box có hoặc không có khả năng bù lỗi. Các chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với các luồng IP truyền tải nội dung video. Các đại lượng trong các cột (4), (5), (6) dưới đây được hiểu theo khuyến nghị IETF RFC 335.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu truyền dẫn đối với dịch vụ SDTV, VoD mã MPEG-2
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu truyền dẫn đối với dịch vụ SDTV,VoD mã MPEG-4 AVC hay VC-1
Tốc độ luồng
(Mbps)
(1)
Trễ, ms
(2)
Rung pha, ms
(3)
Thời gian lỗi cực đại, ms
(4)
Chu kỳ tổn thất gói IP, gói IP
(5)
Khoảng tổn thất gói, sự kiện lỗi/giờ
(6)
Tỉ lệ lỗi gói luồng IP video
(7)
1,75
< 200
< 50
≤ 16
< 4
≤ 1
≤ 6,68 E-06
2,0
< 200
< 50
≤ 16
< 5
≤ 1
≤ 7,31 E-06
2,5
< 200
< 50
≤ 16
< 5
≤ 1
≤ 5,85 E-06
3,0
< 200
< 50
≤ 16
< 6
≤ 1
≤ 5,85 E-06
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu truyền dẫn đối với dịch vụ HDTV mã MPEG-2
Tốc độ luồng
(Mbps)
(1)
Trễ, ms
(2)
Rung pha, ms
(3)
Thời gian lỗi cực đại, ms
(4)
Chu kỳ tổn thất gói IP, gói IP
(5)
Khoảng tổn thất gói, sự kiện lỗi/giờ
(6)
Tỉ lệ lỗi gói luồng IP video
(7)
15,0
< 200
< 50
≤ 16
< 24
≤ 1
≤ 1,17 E-06
17,0
< 200
< 50
≤ 16
< 27
≤ 1
≤ 1,16 E-06
18,1
< 200
< 50
≤ 16
< 29
≤ 1
≤ 1,17 E-06
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu truyền dẫn đối với dịch vụ HDTV mã MPEG-4 AVC hay VC-1
Trễ, ms
(2)
Rung pha, ms
(3)
Thời gian lỗi cực đại, ms
(4)
Chu kỳ tổn thất gói IP, gói IP
(5)
Khoảng tổn thất gói, sự kiện lỗi/giờ
(6)
Tỉ lệ lỗi gói luồng IP video
(7)
8
< 200
< 50
≤ 16
< 14
≤ 1
≤ 1,28 E-06
10,0
< 200
< 50
≤ 16
< 17
≤ 1
≤ 2,24 E-06
12
< 200
< 50
≤ 16
< 20
≤ 1
≤ 5,22 E-06
Chỉ tiêu thời gian tương tác
Bảng 2.5: Chỉ tiêu thời gian tương tác
Chỉ tiêu đồng bộ giữa tín hiệu hình và tiếng
Bảng 6 Chỉ tiêu đồng bộ giữa tín hiệu hình và tiếng
Đồng bộ giữa tín hiệu hình và tiếng
Tiếng xuất hiện trước hình
Tiếng xuất hiện sau hình
≤ 15,0 ms
≤ 45,0 ms
Các chỉ tiêu chất lượng phục vụ
Độ khả dụng của dịch vụ
Định nghĩa: Độ khả dụng của dịch vụ () là tỷ lệ thời gian trong đó DNCCDV sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng:
Trong đó:
: Thời gian xác định độ khả dụng của dịch vụ.
: Thời gian sự cố thuộc trách nhiệm của DNCCDV được tính theo công thức:
: Tổng số lần xảy ra sự cố trong thời gian xác định độ khả dụng
: Tổng số thuê bao IPTV tại thời điểm xảy ra sự cố thứ
: Số thuê bao IPTV bị ảnh hưởng trong sự cố thứ
thời gian sự cố thứ
Chỉ tiêu: Độ khả dụng của dịch vụ ≥ 99,5%.
Phương pháp xác định: Phương pháp thống kê. Thống kê toàn bộ sự cố trong thời gian xác định độ khả dụng. Thời gian xác định độ khả dụng tối thiểu là 3 tháng.
Thời gian thiết lập dịch vụ
Định nghĩa: thời gian thiết lập dịch vụ được tính từ lúc DNCCDV và khách hàng ký hợp đồng cung cấp dịch vụ IPTV cho tới khi khách hàng có thể sử dụng được dịch vụ này.
Nếu DNCCDV không thể ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thì trong vòng 3 ngày kể từ thời điểm nhận được phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ của khách hàng, DNCCDV phải có văn bản thông báo cho khách hàng về việc từ chối ký kết hợp đồng dịch vụ và nêu rõ lý do từ chối.
Chỉ tiêu: Ít nhất 90% số hợp đồng cung cấp dịch vụ có thời gian thiết lập dịch vụ trong khoảng thời gian quy định như sau:
Trường hợp không lắp đặt đường thuê bao, E ≤ 5 ngày.
Trường hợp có lắp đặt đường thuê bao, E được cộng thêm thời gian lắp đặt đường thuê bao Ei:
- Nội thành, thị xã: Ei ≤ 7 ngày.
- Thị trấn, làng, xã: Ei ≤ 15 ngày.
Phương pháp xác định: Phương pháp thống kê. Thống kê toàn bộ yêu cầu thiết lập dịch vụ IPTV của DNCCDV trong khoảng thời gian ít nhất là 3 tháng.
Thời gian khắc phục dịch vụ
Định nghĩa: Thời gian khắc phục dịch vụ được tính từ lúc DNCCDV nhận được thông báo về việc mất dịch vụ từ phía khách hàng hoặc từ hệ thống thiết bị của doanh nghiệp đến lúc dịch vụ được khôi phục.
Chỉ tiêu: Ít nhất 90% số lần mất dịch vụ được khắc phục trong khoảng thời gian quy định như sau:
- Nội thành, thị xã: R ≤ 36 giờ.
- Thị trấn, làng, xã: R ≤ 72 giờ.
Phương pháp xác định: Phương pháp thống kê. Thống kê đầy đủ số liệu khắc phục dịch vụ trong khoảng thời gian ít nhất là 3 tháng.
Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ
Định nghĩa: Khiếu nại của khách hàng là việc khách hàng phản ánh sự không hài lòng về chất lượng dịch vụ được báo cho DNCCDV bằng đơn khiếu nại.
Chỉ tiêu: Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ ≤ 0,25 khiếu nại/100 khách hàng/3 tháng.
Phương pháp xác định: Phương pháp thống kê. Thống kê toàn bộ số khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 tháng
Hồi âm khiếu nại khách hàng
Định nghĩa: Hồi âm khiếu nại của khách hàng là văn bản của DNCCDV thông báo cho khách hàng có đơn, thư khiếu nại về việc tiếp nhận khiếu nại và xem xét giải quyết.
Chỉ tiêu: DNCCDV phải có văn bản hồi âm cho 100 % khách hàng khiếu nại trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận khiếu nại.
Phương pháp xác định: Phương pháp thống kê. Thống kê toàn bộ công văn hồi âm cho khách hàng về chất lượng dịch vụ trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 tháng
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Định nghĩa: Dịch vụ hỗ trợ khách hàng là dịch vụ hỗ trợ, hướng dẫn, giải đáp cho khách hàng về dịch vụ IPTV.
Chỉ tiêu:
-Thời gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng bằng nhân công qua điện thoại là 24 h trong ngày.
-Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng chiếm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây ≥ 80%.
Phương pháp xác định: Thực hiện gọi nhân công tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng, số cuộc gọi thử tối thiểu là 250 cuộc gọi vào các giờ khác nhau trong ngày.
CHƯƠNG III: ÁP DỤNG CƠ CHẾ THỰC HIỆN DỊCH VỤ IPTV CHO VNPT
3.1 Tìm hiểu nhu cầu sử dụng IPTV ở Việt Nam
Từ năm 2006, nhìn thấy được xu hướng phát triển mạnh mẽ của IPTV, VNPT đã giao cho Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch phát triển và triển khai dịch vụ. Tại thời điểm đó, dù IPTV vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ, nhưng những kết quả nghiên cứu thị trường của VASC đã cho thấy tiềm năng của việc triển khai IPTV tại Việt Nam.
Để xây dựng phương án triển khai dịch vụ IPTV VASC đã khảo sát tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và tập trung vào các đối tượng là cá nhân trong độ tuổi 18-50, có quan tâm đến các dịch vụ giải trí truyền hình và biết sử dụng Internet. Mục tiêu của cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu thói quen giải trí của công chúng, tìm hiểu mức độ chấp nhận của công chúng đối với dịch vụ truyền hình trực tuyến, video theo yêu cầu và các các dịch vụ giá trị gia tăng của IPTV, dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ IPTV và phân tích dữ liệu thu được nhằm đề xuất các định hướng kinh doanh dịch vụ.
Kết quả cho thấy, với sự phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội, nhu cầu giải trí của người dân ngày càng cao. Gần 1/3 đối tượng được khảo sát có nhu cầu truy cập Internet, 1/8 có thói quen xem phim tại rạp và chơi video game. Đặc biệt, 1/2 đối tượng được khảo sát có đăng ký sử dụng truyền hình cáp/kỹ thuật số, cho thấy sự quan tâm của họ đối với các loại hình dịch vụ giải trí truyền hình, đặc biệt là hình thức dịch vụ TV có trả tiền. Trên cơ sở giới thiệu dịch vụ IPTV, đông đảo khách hàng được hỏi rất quan tâm đến dịch vụ này, trong đó trung bình có trên 50% đối tượng cho biết sẽ đăng ký sử dụng dịch vụ. Đây là những dự báo lạc quan cho thấy IPTV sẽ được đón nhận như một luồng gió mới về công nghệ giải trí tiện ích.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển IPTV, trong đó phải kể đến tỷ lệ dân số trẻ chiếm hơn 70%, tốc độ tăng trưởng thuê bao Internet băng rộng ngày càng cao, hạ tầng truyền dẫn mạng không ngừng được nâng cấp… Chính vì vậy, không chỉ xét trên góc độ đáp ứng nhu cầu thị trường, việc triển khai cung cấp dịch vụ IPTV sẽ tạo cơ hội kinh doanh mới cho các nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt là tạo nên sự tăng trưởng thuê bao băng, góp phần tăng doanh thu và khai thác tối đa mạng băng rộng hiện có.
3.2 Tình hình triển khai IPTV của VNPT
3.2.1 Tổng quan
VNPT lựa chọn năm 2009 làm thời điểm để cung cấp dịch vụ, việc triển khai thành công dịch vụ IPTV phụ thuộc vào 3 yếu tố mấu chốt nhất là: nội dung, chất lượng đường truyền và thị trường. Với các yếu tố này, đến nay VNPT đã có hệ thống mạng băng rộng rộng khắp và chiếm tới hơn 75% thị phần băng rộng cả nước (1.5 triệu thuê bao). Cùng với đó, vừa qua, VNPT đã hoàn thành việc triển khai mạng thế hệ mới NGN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dịch vụ IPTV và các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên mạng băng rộng. Không chỉ chuẩn bị tốt các yếu tố về mặt hạ tầng, thời gian qua VNPT cũng đã không ngừng thúc đẩy việc hợp tác phát triển các dịch vụ nội dung với các đối tác trong và ngoài nước. Chính vì thế, mục tiêu của VNPT là hướng tới việc triển khai các dịch vụ IPTV đầy đủ (full-service), có chất lượng cao dựa trên một hạ tầng mạng lưới và các ứng dụng nội dung đủ năng lực phục vụ.
Theo lộ trình triển khai dịch vụ của VASC, dự kiến trong giai đoạn 1 sẽ có khoảng 14 dịch vụ IPTV được cung cấp, trong đó có các dịch vụ cơ bản như Live TV, VoD, TVoD, Mod, Information, dịch vụ quảng cáo… Giai đoạn 2 của dự án, các dịch vụ IPTV tiện ích khác như Media sharing & Photo album, Usage data, E-education… sẽ được triển khai đầy đủ đến khách hàng, nâng tổng số các dịch vụ IPTV của VNPT lên hơn 30 dịch vụ. Đối với các kênh truyền hình, bước đầu, VNPT sẽ cung cấp khoảng 32 kênh truyền hình (trong đó có 13 kênh có bản quyền nước ngoài, 4 kênh HD, có hỗ trợ các tính năng xem lại, tạm dừng) và sau đó dự kiến sẽ nâng lên 60-100 kênh truyền hình. Đặc biệt, thế mạnh vượt trội của VNPT là cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng mà hiện các doanh nghiệp khác chưa có, đó là các dịch vụ TVoD, Music, Karaoke, Game, quảng cáo,…
3.2.2 Giải pháp triển khai dịch vụ IPTV
3.2.2.1 Cấu trúc mạng
Cấu trúc mạng như hình 3.1. Tất cả các lưu lượng từ trung tâm IPTV đều được định tuyến đến thiết bị PE M20 của Công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN). Các lưu lượng dich vụ sau đó đi qua mạng core đến BRAS tại các tỉnh thành. Từ BRAS, các lưu lượng được đẩy xuống các access switch lớp 2, DSLAM, và cuối cùng tới thuê bao.
Hình 3.1: Mô hình đấu nối hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV
Do nhu cầu sử dụng cũng như băng thông chiếm dụng của dịch vụ VoD rất lớn nên để giảm tải cho hệ thống mạng, đặc biệt là mạng đường trục, các VoD server thứ cấp sẽ được triển khai tại các địa điểm gần với thuê bao hơn. Có hai vị trí có thể bố trí các VoD server thứ cấp:
Bố trí VoD server tại BRAS.
Bố trí VoD server tại access switch.
Giải pháp bố trí VoD server thứ cấp tại các BRAS khả thi hơn vì:
Bố trí VoD server tại các access đòi hỏi chi phí rất lớn cho một số lượng lớn VoD server.
BRAS là điểm tập trung lưu lượng với số lượng thuê bao hợp lý.
BRAS hoạt động ở lớp 3 nên việc cấu hình, đảm bảo QoS và quản lý cũng dễ dàng hơn.
3.2.2.2 Mô hình hoạt động
a, Mạng khách hàng (home network)
Mạng khách hàng sử dụng mô hình ánh xạ dịch vụ multi-VC
Dịch vụ IPTV được cung cấp trên các kết nối ADSL2+. Mỗi kết nối ADSL2+ đến thuê bao gồm có 2 PVC khác nhau nhằm cung cấp 2 loại dịch vụ:
PVC 1: cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao (HSI)
PVC 2: cung cấp dịch vụ video (bao gồm cả VoD, BTV,…)
Khách hàng sử dụng các thiết bị đầu cuối khác nhau cho từng loại dịch vụ:
Video: STB (Set-Top Box)
Internet: PC
Kết nối ADSL2+ được kết cuối bởi modem hoặc gateway. Các thiết bị này chuyển các lưu lượng trên các PVC đến giao diện đầu ra tương ứng kết nối với các thiết bị đầu cuối dịch vụ.
b, Mạng truy nhập (access network)
Mạng truy nhập tại các tỉnh thành được triển khai theo mô hình S-VLAN (Service VLAN hay VLAN per service). Nguyên tắc thực hiện mô hình: mcạng truy nhập tại các tỉnh thành bao gồm các thiết bị mạng, các kết nối mạng từ các DSLAM đến BRAS. Trong mạng truy nhập cấu hình các VLAN khác nhau cho từng loại dịch vụ sẽ được cung cấp. Tại biên của mạng truy nhập, các lưu lượng trước khi đi vào mạng được phân loại để ánh xạ vào các VLAN dịch vụ.
Cụ thể đối với hệ thống mạng hiện tại, mô hình S-VLAN hoạt động như sau:
Tại các IP-DSLAM, mỗi cổng ADSL2+ gồm 3 PVC, mỗi PVC dành cho một dịch vụ (Internet, VoIP, video).
Tại các giao diện chính uplink, các PVC được ánh xạ vào các S-VLAN tương ứng với từng loại dịch vụ sử dụng phương thức đóng gói 802.1q. Các S-VLAN này bao gồm:
HSI VLAN: VLAN dành cho dịch vụ truy nhập Internet
VoIP VLAN: VLAN dành cho dịch vụ VoIP
VoD VLAN: VLAN dành cho dịch vụ VoD
BTV VLAN: VLAN dành cho dịch vụ truyền hình (multicast).
Hình 3.2: Mô hình S-VLAN trong mạng truy nhập
Tại các switch lớp 2, access switch, cấu hình giao diện trunk mang lưu lượng của các S-VLAN này.
BRAS có nhiệm vụ kết cuối các S-VLAN và thực hiện định tuyến các gói tin đến đích mong muốn.
Các biện pháp đảm bảo QoS được áp dụng trên từng S-VLAN thông qua cấu hình 802.1p đối với các S-VLAN tương ứng. Tại BRAS, nơi kết cuối các S-VLAN, thực hiện QoS lớp 3 bằng DSCP (Different Service Code Point). Như vậy tại BRAS cần cấu hình chuyển đổi QoS từ 802.1p của lớp 2 sang DSCP của lớp 3.
c, Truy nhập đầu cuối và địa chỉ IP
Đối với dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao (HSI), thuê bao thực hiện quay số PPPoE đến BRAS. BRAS cấp địa chỉ IP cho từng kết nối PPPoE, thực hiện NAT (nếu cần) và chuyển tiếp các lưu lượng ra Internet.
Đối với các dịch vụ video, địa chỉ IP được cấp động bằng DHCP. Tại BRAS cấu hình DHCP relay chuyển tiếp các gói tin DHCP đến DHCP server và thực hiện định tuyến các gói tin của các dịch vụ này đến đích mong muốn.
Hình 3.3: Truy nhập đầu cuối và địa chỉ IP
d, Lưu lượng multicast
Các giao thức thực hiện tại các thiết bị như trên hình vẽ 3.4.
Một số BRAS không hỗ trợ multicast VPN đã chạy song song IP và IP/MPLS trên mạng đường trục, trong đó IP dùng để truyền lưu lượng multicast.
Các BRAS hỗ trợ multicast VPN chạy multicast VPN để truyền lưu lượng multicast qua mạng đường trục.
3.2.3 Một số nhận xét
Ban đầu VNPT mới chỉ triển khai dịch vụ IPTV ở các tỉnh/thành phố lớn, chưa thể mở rộng được cả nước do chưa tìm hiểu được nhu cầu thực tế tại các địa phương và giá thành dịch vụ vẫn còn cao chưa thích hợp với đa số người sử dụng.
Hình 3.4: Mô hình truyền tải multicast của VNPT
Hệ thống truy nhập được quản lý hiệu quả do VNPT đã có hạ tầng mạng khá vững chắc, về mặt nội dung chương trình còn phụ thuộc vào các nhà cung cấp nội dung nên có thể xảy ra các vấn đề về bản quyền và sự thiếu đồng bộ giữa các nhà cung cấp nội dung với nhà cung cấp dịch vụ.
Hệ thống middleware đặt tập trung tại các trung tâm lớn như Hà Nội, TPHCM chỉ được đáp ứng được trong giai đoạn đầu mới triển khai dịch vụ vì số lượng thuê bao còn ít, khi mở rộng dịch vụ số thuê bao tăng lên thì hệ thống sẽ trở nên quá tải.
Hiện tại VNPT đang cung cấp dịch vụ IPTV trên cơ sở hạ tầng mạng truy nhập sử dụng công nghệ xDSL nên chất lượng dịch vụ mới dừng lại ở mức thỏa thuận với khách hàng.
Trong tương lai, khi nhu cầu dịch vụ được nâng cao, để triển khai dịch vụ IPTV thành công cần thay đổi công nghệ của mạng truy nhập để đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như yêu cầu về số lượng người dùng và băng thông.
3.3 Một số đề xuất cơ chế thực hiện dịch vụ IPTV cho VNPT
3.3.1 Cơ chế chung thực hiện dịch vụ IPTV
Cần tìm hiểu nhu cầu thực tế tại các địa phương để tiến hành lắp đặt hệ thống mạng truy nhập, hệ thống máy chủ một cách hợp lý để tiết kiệm chi phí khi mở rộng dịch vụ. Sau khi mở rộng dịch ra toàn quốc thì cần mở rộng hoặc phân tán một phần middleware cho các hệ thống nhỏ cấp vùng.
Để làm phong phú nội dung chương trình thì VNPT cần hợp tác với nhiều nhà cung cấp nội dung và cần có sự liên kết chặt chẽ các nhà cung cấp với nhau để đảm bảo về mặt bản quyền và tính đồng bộ về nội dung. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng dịch vụ thì mạng truy nhập nên sử dụng mạng quang do mạng cáp quang có băng thông lớn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
3.3.2 Về cơ chế thực hiện Broadcast TV
Các chương trình quảng bá được triển khai theo phương thức Multicast trên nền mạng IP. Hệ thống mạng cần phải hỗ trợ và cấu hình cho phép lưu lượng IP Multicast mang nội dung từ trung tâm hệ thống cung cấp dịch vụ tới đầu cuối khách hàng trong phạm vi cung cấp dịch vụ (tiến tới trên phạm vi toàn quốc)
Giao thức thực hiện trong hệ thống IPTV đối với các ứng dụng multicast nên là giao thức IGMP v2 vì giao thức này hỗ trợ hầu hết các ứng dụng cũng như các thiết bị mạng hiện có. Trong tương lai, khi các thiết bị đã hỗ trợ IGMP v3 thì sẽ chuyển sang sử dụng IGMP v3. Do sử dụng công nghệ truy nhập xDSL nên sử dụng giao thức H264 cho kỹ thuật mã hóa vì nó là giao thức hiệu quả cho băng thông thấp.
3.3.3 Về cơ chế thực hiện on Demand và Interactive
Các chương trình theo yêu cầu (on Demand) được triển khai theo phương thức IP Unicast trong các phạm vi nhất định (vùng, tiểu vùng, thành phố…). Các lưu lượng này phải được giới hạn chỉ trong phạm vi cung cấp dịch vụ tương ứng, không được chạy xuyên suốt giữa các vùng cung cấp dịch vụ khác nhau gây lãng phí băng thông của hệ thống đường trục.
Nên đặt các máy chủ VoD ở gần thuê bao để giảm lưu lượng tới mạng lõi. Sử dụng RTSP để truyền tải vì nó đảm bảo tính thời gian thực cho các dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Tổng kết chương 3
Chương 3 tập trung nội dung chính về đánh giá hiện trạng mạng viễn thông hiện tại của VNPT, nguyên tắc cơ bản tổ chức mạng IPTV và cấu trúc kết nối các phần tử trong mạng khi triển khai dịch vụ IPTV áp dụng cho mạng viễn thông VNPT. Đề xuất một số giải pháp thực hiện dịch vụ IPTV cho VNPT
KẾT LUẬN
Xét trên khía cạnh công nghệ, xu hướng công nghệ hiện nay là sự hội tụ của nhiều công nghệ để đưa ra những loại hình dịch vụ tổng hợp (như kết hợp các dịch vụ thoại, số liệu và băng rộng) cho khách hàng, đồng thời tận dụng được những cơ sở hạ tầng sẵn có để giảm thiểu chi phí đầu tư nâng cấp. Dịch vụ IPTV chính là một sản phẩm của sự hội tụ đó khi mà chỉ với một thiết bị đầu cuối khách hàng có thể sử dụng rất nhiều các loại hình dịch vụ con (truyền hình quảng bá, truyền hình theo yêu cầu, điện thoại thông thường, điện thoại IP, điện thoại truyền hình, truy cập Internet, v.v...). Hơn nữa việc áp dụng công nghệ để triển khai những dịch vụ với các chi phí nhỏ, tối ưu hoá hạ tầng viễn thông sẵn có sẽ tăng sức cạnh tranh. Trong thời kỳ kinh tế thị trường, khi Việt Nam đang dần hội nhập với thế giới, những dịch vụ có chất lượng cao với giá thành phù hợp với đời sống người dân sẽ ngày một trở thành một phần thiết yếu của xã hội. Với nhiều tiện ích mang lại dựa trên hạ tầng có sẵn, trong tương lai IPTV sẽ ngày một phổ biến hơn, cách dịch vụ và chương trình ngày một phong phú hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội.
Đồng thời có thể khẳng định với hạ tầng mạng truy nhập hữu tuyến và vô tuyến
băng rộng trên cơ sở mạng NGN hiện đại mà các nhà khai thác cung cấp dịch vụ của Việt Nam đã và đang hướng tới xây dựng thì việc triển khai dịch vụ IPTV là hợp lý và khả năng bảo đảm đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ này là hoàn toàn khả thi
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Đỗ Văn Tráng, em đã hoàn thành đề tài “Nghiên cứu cơ chế thực hiện dịch vụ IPTV” với những nội dung chính sau:
Giới thiệu chung về IPTV, trình bày khái niệm IPTV và các ưu nhược điểm của nó so với các dịch vụ truyền hình khác.
Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của IPTV
Trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu và tình hình triển khai các dịch vụ IPTV đề xuất áp dụng cơ chế thực hiện dịch vụ ở VNPT
Do đây là một vấn đề lớn nên đồ tài mới chỉ tập trung tìm hiểu cơ chế thực hiện các dịch vụ IPTV và giải pháp triển khai IPTV của VNPT một cách tổng quan. Hướng tiếp theo của đồ án là tiếp tục tìm hiểu sâu hơn giải pháp triển khai cùng với các giải pháp kinh doanh, mô hình khai thác dịch vụ, các giải pháp cung cấp nội dung,…
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do nội dung vấn đề còn mới, thời gian và trình độ có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thày cô giáo và các bạn để có thể tiếp tục hoàn thiện và nghiên cứu đề tài sâu hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Gerard O’Driscoll, Next Generation IPTV Services And Technologies, 2008
Gilbert Held, Understanding IPTV, 2007
David Ramirez, IPTV Security, 2008
Wes Simpson, Video Over IP 2nd Edition, 2008
Trần Thế Tuynh., “Đánh giá chất lượng truyền dẫn video MPEG trong mạng IP”., TCBCVT, 2006
Bộ TTTT, Đề tài 91-07-KHKT-RD “Nghiên cứu công nghệ IPTV và khả năng triển khai trên mạng Viễn thông Việt Nam”, Hà Nội 2007
ETSI TS 181 016 V3.1.1 “ Service layer requirements to integrate NGN services and IPTV”, July, 2009.
Gerard O’Driscoll., Next Generation IPTV Services Networks., Wiley, 2008
Gilbert Held., Understanding IPTV, Auerbach. 2007
Các bài báo trên internet
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 090..doc