- Nhiều kết quả dự báo mới dừng lại ở
các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Hiện vẫn thiếu một cơ chế kết hợp
hữu hiệu giữa các nhóm nghiên cứu mô
hình, giữa những người làm công tác mô
hình, các nhà thống kê và các nhà hoạch
định chính sách. Các phương pháp tích hợp
thông tin từ mô hình, từ ngoài mô hình và từ
ý kiến chuyên gia để có được các kết quả
phân tích và dự báo kinh tế có chất lượng
cao hơn chưa được chú ý thích đáng.
- Thiếu cơ chế và hình thức tổ chức
thích hợp để trao đổi và tích hợp các kết
quả dự báo.
Nguyên nhân
- Các ứng dụng chưa tạo ra luận cứ
thực sự đáng tin cậy cho việc ra chính sách.
- Đầu tư cho việc xây dựng và ứng
dụng mô hình chưa thoả đáng, trừ một số
cơ quan có sự hỗ trợ về chuyên môn và tài
chính của các tổ chức quốc gia/quốc tế.
- Số lượng cán bộ tham gia vào công
tác mô hình hoá nhìn chung còn thiếu về số
lượng và yếu về chất lượng.
- Nhiều số liệu thống kê còn thiếu hụt,
hoặc chưa tin cậy, thiếu nhất quán.
Để khắc phục những tồn tại và phát
triển mạnh hơn công tác mô hình hoá cần:
- Lập các nhóm chuyên môn về mô
hình ở một số cơ quan có chức năng nhiệm
vụ phân tích, dự báo và hoạch định chính
sách vĩ mô. Tập trung đầu tư thích đáng để
các nhóm đó có đủ điều kiện cần thiết làm
việc.
- Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực
xây dựng và ứng dụng mô hình, đồng thời
có chính sách khuyến khích người có khả
năng, kể cả trong nước và ở nước ngoài về
làm việc tại cá đơn vị đó.
- Tăng cường và mở rộng hợp tác giữa
các đơn vị làm mô hình dự báo, cả trong và
ngoài nước.
- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống
thống kê của Việt Nam để giúp cung cấp các
số liệu thống kê tin cậy, cập nhật và nhất
quán cho các mô hình. Minh bạch hoá và
công khai hoá các số liệu cho đến nay vẫn
chưa được công bố công khai và rộng rãi
(như số liệu liên quan đến tài chính - tiền tệ,
nợ nước ngoài)
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình xây dựng và ứng dụng mô hình kinh tế tại một số cơ quan, tổ chức ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyªn san dù b¸o 21
T×nh h×nh x©y dùng vµ øng dông m« h×nh kinh tÕ
t¹i mét sè c¬ quan, tæ chøc ë viÖt nam
TS. Lê Quốc Phương, Đặng Huyền Linh(*)
(*) Ban Phân tích và Dự báo Vĩ mô (Trung tâm Thông tin Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia)
ô hình kinh tế đã được phát triển
và ứng dụng ở nhiều nước từ khá
lâu, đặc biệt là các nước công nghiệp phát
triển, như một công cụ hữu ích phục vụ cho
phân tích kinh tế và hoạch định chính sách.
Đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập
ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, việc
xây dựng các mô hình kinh tế phục vụ phân
tích và dự báo kinh tế là một nhu cầu cấp
thiết. Tại một số cơ quan quản lý và nghiên
cứu ở Việt Nam, việc xây dựng và ứng dụng
mô hình kinh tế đã được tiến hành trong thời
gian qua. Các mô hình chủ yếu thuộc 3 loại
chính:
1. Mô hình kinh tế lượng vĩ mô
a) Đặc điểm mô hình
Mô hình kinh tế lượng vĩ mô thuộc loại
mô hình thực chứng, được xây dụng dựa
trên cơ sở các chuỗi dữ liệu lịch sử. Tuy mô
hình này cũng dựa trên lý thuyết kinh tế,
song nó không quá phụ thuộc vào nhiều giả
định của các trường phái kinh tế như mô
hình cân bằng tổng quát (CGE). Ưu điểm
chính của loại mô hình này là việc xây dựng
không quá phức tạp (so với mô hình CGE).
Tuy nhiên, nhược điểm của nó là đòi hỏi
nhiều số liệu, mỗi biến số cần chuỗi số liệu
càng dài càng tốt để thiết lập mô hình.
b) Phát triển và ứng dụng ở Việt Nam
Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế
Trung ương (CIEM)
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện
Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương
(CIEM) với Viện Nghiên cứu Kinh tế của
Cộng hoà Liên bang Đức (DIW), các chuyên
gia hai viện đã xây dựng mô hình kinh tế
lượng vĩ mô có khả năng dự báo từ 1 đến 3
năm. Mô hình này được CIEM sử dụng để
dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam hàng
năm. Các biến số được dự báo là tốc độ
tăng trưởng GDP, lạm phát, xuất nhập khẩu
và thâm hụt ngân sách.
Cấu trúc của mô hình dựa trên khung
khổ hạch toán tổng thể nền kinh tế Việt
Nam, nên cơ sở dữ liệu của mô hình có tính
cập nhật và nhất quán khá cao. Mô hình sử
dụng chuỗi số liệu năm từ 1990 đến nay. Mô
hình này gồm
- 51 phương trình (26 phương trình
hành vi và 25 đồng nhất thức)
- 60 biến (51 biến nội sinh và 9 biến
ngoại sinh)
Mô hình được chia thành 5 khối: khối
GDP thực theo các ngành sản xuất, khối
GDP giá hiện hành theo sử dụng cuối cùng,
khối phân phối thu nhập, khối giá cả, khối
ngân sách Nhà nước.
Viện Chiến lược Phát triển (DSI)
a) Mô hình xây dựng với sự hỗ trợ của
Nhật Bản
Trong khuôn khổ Dự án NIPPON, các
chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản đã xây
dựng mô hình kinh tế lượng vĩ mô phục vụ
dự báo ngắn hạn (theo năm). Mô hình này
gồm có:
- 52 phương trình (15 phương trình
hành vi và 37 đồng nhất thức)
M
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 22
- 68 biến (16 biến ngoại sinh và 52 biến
nội sinh)
Các tác giả đã lựa chọn cách tiếp cận
cầu để xây dựng mô hình vì đây là loại tiếp
cận được nhiều nước áp dụng để xây dựng
mô hình dự báo ngắn hạn. Thực tiễn vận
dụng loại mô hình này ở các nước cho thấy
chúng phản ánh khá tốt các quan hệ kinh tế
dưới tác động của cơ chế thị trường. Các số
liệu thống kê của Việt Nam cũng chứng tỏ
cách tiếp cận này là thích hợp.
Mô hình xem xét mối quan hệ giữa 68
biến kinh tế khác nhau trong hệ thống tài
khoản quốc gia (SNA) và các biến thống kê
khác. Các biến số ngoại sinh như tiêu dùng
của Nhà nước, đầu tư của Nhà nước... có
thể xem là biến công cụ, còn các biến khác
là những biến dữ liệu. Trong các biến nội
sinh thì các biến như tổng sản phẩm trong
nước GDP, lao động đang làm việc hoặc chỉ
số lạm phát có thể được chọn là các biến
mục tiêu.
b) Mô hình xây dựng với sự hỗ trợ của Pháp
Năm 2001, các chuyên gia Viện Chiến
lược Phát triển đã hợp tác với các chuyên
gia mô hình ở Viện Thống kê và Nghiên cứu
Kinh tế Quốc gia Pháp (INSEE) cải biên mô
hình trên nhằm nghiên cứu tác động của
chính sách mở cửa lên tăng trưởng kinh tế.
Hiện tại mô hình cải biên đã được ứng dụng
để mô phỏng tác động của việc gia tăng FDI
và tác động của chính sách phá giá đồng
Việt Nam trong nỗ lực gia tăng khả năng
cạnh tranh cả ngắn hạn và trung hạn.
Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư
Các chuyên gia của Vụ đã xây dựng
mô hình kinh tế lượng vĩ mô sử dụng số liệu
quý (được xem là mô hình vĩ mô quý đầu
tiên của Việt Nam). Mô hình này sử dụng
cách tiếp cận cầu của Keynes. Mô hình mô
phỏng được các quan hệ nhân quả giữa các
yếu tố tài chính, tiền tệ với các yếu tố trong
khu vực thực của nền kinh tế. Đây cũng là
quan điểm chung khi xây dựng các mô hình
ngắn hạn ở nhiều nước trên thế giới, do khu
vực tài chính, tiền tệ đang ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong quá trình tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu. Mô hình bao
gồm:
- 44 phương trình (23 phương trình
hành vi và 21 đồng nhất thức)
- 62 biến số kinh tế (18 biến ngoại sinh
và 44 biến nội sinh)
Các tác giả đã nghiên cứu các xu thế
mới nảy sinh trong nền kinh tế nước ta và
cố gắng thể hiện điều đó trong mô hình, đó
là:
- Mức độ phụ thuộc ngày càng cao của
tăng trưởng kinh tế vào công nghiệp và dịch
vụ
- Vốn đầu tư không chỉ là nhân tố cung
(đầu vào) đối với sản xuất mà dần trở thành
nhân tố cầu (đầu ra)
- Xuất khẩu hàng công nghiệp của khu
vực doanh nghiệp có vốn FDI ngày càng
quan trọng đối với nền kinh tế
Mô hình cũng thành công trong việc
khảo sát các mối quan hệ giữa khu vực tài
chính tiền tệ với khu vực thực, các tác động
của môi trường kinh tế quốc tế lên cán cân
thương mại. Các kết quả mô phỏng của mô
hình cho thấy sai số thấp, các quy luật của
các biến số trong mô hình phù hợp với thực
tiễn của Việt Nam. Mô hình đã được sử
dụng để thực hiện xây dựng các dự báo
quý.
(2) Để có những thông tin cần thiết làm
cơ sở ban đầu để xây dựng các kế hoạch
chuyªn san dù b¸o 23
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm trình Chính
phủ và Quốc hội thông qua, các tác giả đã
xây dựng mô hình kinh tế lượng vĩ mô hỗn
hợp cung - cầu nhằm dự báo khả năng tăng
trưởng kinh tế Việt Nam đến 2010. Cách
tiếp cận của mô hình này là đi từ phía cung
trong đó có bổ sung một số nhân tố cầu. Mô
hình bao gồm:
- 75 phương trình (34 phương trình
hành vi, 41 đồng nhất thức)
- 88 biến số kinh tế (13 biến ngoại sinh,
75 biến nội sinh)
Quá trình xây dựng mô hình cho thấy
hầu hết các quan hệ kinh tế vĩ mô trong nền
kinh tế nước ta đều phù hợp với lập luận
trong các lý thuyết kinh tế thị trường. Điều
này chứng tỏ về mặt trung hạn, nền kinh tế
thị trường ở nước ta, dù còn nhiều khiếm
khuyết và chưa hoàn chỉnh, cũng đã bắt đầu
vận hành trên cơ sở quy luật khách quan
của cơ chế kinh tế thị trường.
Để dự báo tăng trưởng kinh tế đến
2010, các tác giả đã xây dựng 3 kịch bản:
kịch bản cơ bản, kịch bản cao và kịch bản
thấp, tạo thành 3 phương án dự báo cơ sở,
lạc quan và bi quan. Kết quả dự báo cho
thấy nhìn chung nền kinh tế nước ta sẽ tiếp
tục tăng trưởng khả quan trong kế hoạch 5
năm tới. Tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt
từ 7,4%/năm (phương án bi quan) đến
9,2%/năm (phương án lạc quan) tuỳ theo
môi trường thuận lợi hay khó khăn, chính
sách tài chính tiền tệ mở rộng hay thắt chặt,
và nhất là chất lượng tăng trưởng được cải
thiện nhiều hay ít.
Tổng cục Thống kê (GSO)
Trong khuôn khổ dự án hoàn thiện hệ
thống thống kê Việt Nam, các chuyên gia
của Viện INSEE (Pháp) đã giúp GSO xây
dựng 2 mô hình kinh tế lượng vĩ mô: 1 khu
vực và 3 khu vực. Đặc điểm chung của 2 mô
hình này là:
- Đều thuộc loại toán kinh tế cơ cấu,
xuất phát từ một khung kế toán kinh tế vĩ mô
và hình thành các hành vi cho các tác nhân
chính của nền kinh tế, bằng việc áp dụng
các kỹ thuật thống kê để xác định trước các
công thức lý thuyết. Công cụ thu được cho
phép kích thích toàn bộ nền kinh tế trong
tương lai tại một cấp độ tương đối tổng hợp,
và đánh giá các hệ quả thay đổi trong các
giả thiết, có thể liên quan tới môi trường
quốc tế, thông số cơ cấu hoặc các công cụ
chính sách trong nước. Cả 2 mô hình đều
miêu tả cụ thể các công cụ chính sách sẵn
có đối với Nhà nước và cơ trúc ngân sách
kèm theo.
- Đều xem xét nền kinh tế với 5 khu vực
thể chế: các doanh nghiệp, các hộ gia đình,
chính phủ, thể chế tài chính và phần còn lại
của thế giới. Mô hình được chia thành 8
khối là: Sản xuất, Giá cả, Tài khoản doanh
nghiệp, Tài khoản hộ gia đình, Tài khoản
Chính phủ, Ngoại thương, Lãi suất và khối
các phương trình còn lại.
- Sử dụng các chuỗi số liệu năm. Nhiều
chỉ tiêu có độ dài từ năm 1986 đến 2006.
Tuy nhiên một số chỉ tiêu khác chỉ có từ năm
1990 hoặc 1995.
Điểm khác của 2 mô hình này là:
- Mô hình thứ nhất đơn giản phân chia
nền kinh tế thành các yếu tố thị trường và
phi thị trường. Mô hình này (được gọi là mô
hình một khu vực) có 94 phương trình, trong
đó có 15 phương trình hành vi và 79 đồng
nhất thức.
- Mô hình thứ hai phân chia khu vực thị
trường thành 3 khu vực: sơ cấp, thứ cấp
(bao gồm khai khoáng) và cấp ba. Mô hình 3
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 24
khu vực này có 397 phương trình, trong đó
có 46 phương trình hành vi.
Các mô hình này đã được sử dụng để
đánh giá một số quy luật vận hành của nền
kinh tế Việt Nam. Một vấn đề được khảo sát
là cơ chế truyền dẫn tác động của việc giảm
thuế suất, hạn ngạch và trợ cấp đến các
biến số kinh tế vĩ mô cơ bản như huy động
vốn đầu tư, thu hút FDI, tiêu dùng tư nhân,
cán cân thương mại, lạm phát, thu chi ngân
sách.
Kết quả mô phỏng của mô hình sẽ giúp
hiểu thêm quá trình điều chỉnh của nền kinh
tế khi có sự thay đổi về thuế suất, hạn
ngạch và trợ cấp, thậm chí cả các biến
ngoại sinh chính sách và phi chính sách
khác.
Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh
tế-Xã hội Quốc gia
Từ 7/2007 đến 3/2008, với sự tài trợ
của KOICA và hỗ trợ kỹ thuật của chuyên
gia Hàn Quốc, Trung tâm tiến hành xây
dựng mô hình kinh tế lượng vĩ mô có khả
năng phân tích chính sách và dự báo kinh tế
trong ngắn hạn và trung hạn. Mô hình bao
gồm:
- 79 phương trình (32 phương trình
hành vi và 47 đồng nhất thức)
- 119 biến số kinh tế (40 biến ngoại sinh
và 79 biến nội sinh)
Mô hình sử dụng chuỗi số liệu năm, từ
1990 đến 2005 hoặc 2006. Mô hình phân
nền kinh tế thành 6 khối lớn là: thu nhập
quốc dân (13 phương trình), ngân sách
chính phủ (14 phương trình), thương mại và
cán cân thanh toán (36 phương trình), lao
động-tiền lương (7 phương trình), tiền tệ (3
phương trình) và giá cả trong nước (6
phương trình). Chi tiết cụ thể về mô hình
này được nêu trong Sang-Woo Nam và Lê
Quốc Phương (2007).
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS)
Trung tâm Phân tích và Dự báo (CAP)
thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
(VASS) phát triển mô hình kinh tế lượng vĩ
mô cỡ nhỏ. Mô hình này bao gồm các khối:
Sản xuất, Thu nhập, Tổng cầu, Giá cả &
Tiền tệ, Chính phủ, và Khối Ngoại thương.
Khối Sản xuất bao gồm các hàm sản xuất
của các ngành kinh tế như Nông nghiệp,
Xây dựng, Chế tạo, Dịch vụ, và phần còn lại
của nền kinh tế. Mô hình chứa 50 phương
trình (trong đó có 30 phương trình hành vi
và 20 đồng nhất thức). Mô hình sử dụng cho
công tác dự báo ngắn hạn (cho từng năm
một, hoặc vài năm một) các các chỉ tiêu vĩ
mô. Mô hình cũng đã cho phép thực hiện
phân tích kịch bản phát triển kinh tế vĩ mô.
2. Mô hình Cân bằng tổng quát (CGE)
a) Đặc điểm mô hình
CGE là loại mô hình cấu trúc. Cơ sở
toán học của mô hình CGE là lý thuyết cân
bằng tổng quát và cơ sở kinh tế của nó là lý
thuyết kinh tế tân cổ điển. Các đặc diểm
chính của mô hình CGE:
- Là mô hình đa ngành nên mô tả chi
tiết nền kinh tế theo từng ngành và sự
tương tác giữa các ngành. Do đó, mô hình
CGE rất phù hợp cho việc phân tích chính
sách. Mỗi thay đổi trong chính sách được
mô hình mô phỏng như một cú sốc, sẽ dịch
chuyển nền kinh tế từ một trạng thái cân
bằng này sang một trạng thái cân bằng
khác. Sự thay đổi này được mô hình lượng
hoá, do vậy có thể đánh giá được tác động
của chính sách đối với toàn bộ nền kinh tế
cũng như đối với từng ngành kinh tế được
mô tả trong mô hình.
chuyªn san dù b¸o 25
- Không dựa quá nhiều vào số liệu như
mô hình kinh tế lượng, không đòi hỏi chuỗi
số liệu nhiều năm. Số liệu cơ bản của mô
hình CGE là bảng I/O (vào/ra) hoặc Bảng
SAM (Ma trận hạch toán xã hội) của quốc
gia cho một năm. Bảng này mô tả mối quan
hệ tương tác giữa các ngành kinh tế - xã hội
của một quốc gia tại một thời điểm nhất
định.
- Tuy nhiên, mô hình CGE lại dựa nhiều
hơn vào lý thuyết kinh tế, do đó phụ thuộc
khá nhiều vào các giả định của trường phái
kinh tế.
Mô hình CGE bắt đầu được xây dựng
tại các nước công nghiệp từ thập kỷ 1960,
và đặc biệt phát triển mạnh từ thập kỷ 1980
với sự ra đời của máy tính các nhân (PC). Ở
Việt Nam, loại mô hình này bắt đầu được
xây dựng và ứng dụng vào phân tích kinh tế
từ khoảng giữa thập kỷ 1990 trở lại đây.
b) Phát triển và ứng dụng mô hình
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế
Trung ương (CIEM)
Dự án hợp tác CIEM-SIDA
Trong khuôn khổ dự án CIEM-SIDA
"Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách
để thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH
của Việt Nam thời kỳ 2001-2010", các
chuyên gia của CIEM đã xây dựng mô hình
CGE tĩnh. Mô hình gồm có 31 ngành sản
xuất, 3 yếu tố đầu vào (vốn, lao động và đất
đai), 4 tác nhân kinh tế (người sản xuất, hộ
gia đình, chính phủ và nước ngoài).
Các tác giả đã áp dụng mô hình này để
đánh giá tác động của việc gia nhập WTO
đến kinh tế Việt Nam theo 4 kịch bản khác
nhau. Các kết quả cho thấy về tổng thể, hội
nhập có tác động tích cực đến phần lớn các
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (tăng trưởng GDP, việc
làm, thu nhập, xuất khẩu, chỉ số giá tiêu
dùng) do các nguồn lực trong nền kinh tế
được phân bổ lại và sử dụng có hiệu quả
hơn. Cơ cấu kinh tế cũng có những điều
chỉnh đáng kể. Tuy nhiên, mức độ điều
chỉnh chính sách trong nước càng cao thì lợi
ích gặt hái được từ hội nhập càng lớn.
Dự án hợp tác CIEM-TDRI
Trong khuôn khổ hợp tác với Viện
Nghiên cứu Phát triển Thái Lan (TDRI), các
chuyên gia của CIEM đã sử dụng một mô
hình CGE động để dự báo khả năng tăng
trưởng của nền kinh tế và các ngành đến
2019. Mô hình bao gồm 112 ngành/sản
phẩm, 14 yếu tố nguồn lực (12 loại hình lao
động, vốn và đất đai), 16 nhóm hộ gia đình,
3 loại hình doanh nghiệp, 4 tác nhân kinh tế.
Cơ sở dữ liệu của mô hình là bảng ma trận
hạch toán xã hội năm 2000. Phần mềm chạy
mô hình là WSAMLIB do TDRI xây dựng.
Các tác giả đã phác họa 3 kịch bản
tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2019
tùy theo mức độ hội nhập và chính sách của
chính phủ. Kết quả mô phỏng cho thấy Việt
Nam có thể đạt tăng trưởng trên 8% trong
giai đoạn 2007-2019. Ngoài ra, mô hình
cũng dự báo tăng trưởng của 20 ngành kinh
tế, tổng cầu, xuất khẩu và nhập khẩu.
Viện Chiến lược Phát triển (DSI)
Để phục vụ xây dựng kế hoạch 5 năm,
Viện Chiến lược Phát triển, được sự hỗ trợ
của GS Ezaki (Đại học Nagoya, Nhật Bản)
đã xây dựng mô hình CGE của nền kinh tế
Việt Nam dựa trên bảng I/O 1995 của Việt
Nam với 25 ngành kinh tế. Mô hình có các
ưu điểm sau.
Về lý luận: mô hình đã phản ánh những
đặc trưng cơ bản nhất của hệ thống kinh tế
được mô tả đưới dạng các phần tử (các
biến số) và các quan hệ. Mô hình không đòi
hỏi chuỗi số liệu của quá khứ mà chỉ đòi hỏi
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 26
dữ liệu kinh tế của năm lấy làm điểm xuất
phát. Các chỉ tiêu dự báo từ mô hình có tính
tương thích cao, không mâu thuẫn, đảm bảo
cân đối giữa cung với cầu, gắn mục tiêu với
nguồn lực thực hiện.
Về thực tiễn: Thực tiễn sử dụng mô
hình trong dự báo cho thấy mô hình đã phản
ánh được các cân đối trong nền kinh tế và
có thể sử dụng trong việc hình thành các
mục tiêu kế hoạch về giá trị sản xuất của
các ngành, GDP giá cố định và giá hiện
hành, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, các chỉ
tiêu về nhu cầu lao động. Các kết quả mô
phỏng từ mô hình có thể vận dụng trong quá
trình phân tích và xây dựng chính sách.
Mô hình xem xét hệ thống kinh tế phức
tạp dưới giác độ của các thị trường như thị
trường hàng hoá, thị trường lao động, thị
trường bất động sản, thị trường tiền tệ, v.v...
Mỗi thị trường được mô tả bằng một số
phương trình. Các mô hình đó được liên kết
lại với nhau trong khuôn khổ của hệ thống
tài khoản quốc gia. Giá cả, tiền lương, lãi
suất tạo nên véctơ giá được xác định trên
cơ sở cân bằng tổng thể của các thị trường.
Chính vì vậy, các kết quả dự báo bảo đảm
được sự cân đối giữa cung và cầu, mục tiêu
và nguồn lực.
Viện Công nghệ Thông tin (Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
Dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên
gia Canada trong khuôn khổ dự án MIMAP,
các chuyên gia của Viện Công nghệ Thông
tin đã phát triển mô hình CGE để đánh giá
tác động của tự do hoá thương mại (giảm
thuế nhập khẩu) đối với toàn bộ nền kinh tế
cũng như các nhóm hộ gia đình (xem
Nguyễn Chân và Trần Kim Dung, 2001).
Mô hình sử dụng Bảng I/O 1996 của
Việt Nam với 33 ngành kinh tế, kết hợp với
số liệu Điều tra mức sống (VLSS) 1997/98.
Kết quả mô phỏng cho thấy về tổng thể, nền
kinh tế được hưởng lợi từ tự do hoá thương
mại. Tuy nhiên, lợi ích các nhóm dân cư
khác nhau được hưởng là không đồng đều.
Nhóm thu nhập cao được hưởng lợi nhiều,
trong khi nhóm giữa và nhóm dưới được
hưởng lợi ít hơn. Điều này có thể sẽ dẫn
đến tăng khoảng cách giàu nghèo ở nước ta
dưới ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc
tế.
Phạm Lan Hương (2003) phát triển mô
hình CGE cho Việt Nam dựa trên cấu trúc
mô hình ORANI của nền kinh tế Australia
nhằm đánh giá tác động của gia nhập WTO
đối với phân bố thu nhập của Việt Nam. Cơ
sở dữ liệu của mô hình dựa trên Bảng I/O
1996 của Việt Nam với 31 ngành kinh tế, kết
hợp với số liệu Điều tra mức sống ở Việt
Nam (VLSS). Hai kịch bản mô phỏng được
thiết kế là giảm thuế quan 5% đối với tất cả
các hàng Việt Nam nhập khẩu, kết hợp với 2
công cụ bù đắp thất thu ngân sách do giảm
thuế quan là tăng thuế gián thu và tăng vay
nợ nước ngoài.
Kết quả mô phỏng kịch bản 1 cho thấy
tăng thuế gián thu để bù đắp thất thu ngân
sách do giảm thuế quan dẫn đến “méo mó”
khác. Hậu quả là tăng trưởng kinh tế giảm
và lợi ích mà các hộ gia đình có được từ tự
do hoá thương mại cũng giảm. Kết quả mô
phỏng kịch bản 2 cho thấy nền kinh tế cũng
như mỗi hộ gia đình đều hưởng lợi từ tăng
vay nợ nước ngoài để bù đắp thất thu ngân
sách. Tuy nhiên, nếu tính đến việc sẽ phải
trả nợ trong tương lai thì lợi ích thực sự
không lớn.
3. Mô hình toàn cầu
a) Đặc điểm mô hình
Phần lớn mô hình toàn cầu thuộc loại
mô hình CGE với cấu trúc đa ngành (multi-
chuyªn san dù b¸o 27
sector). Song mô hình toàn cầu có các đặc
điểm riêng của nó:
- Là mô hình đa khu vực (multi-region)
bao gồm nhiều nước trong đó
- Cơ sở dữ liệu mang tính “toàn cầu”,
tức là dựa trên bảng I/O (hoặc SAM) của
nhiều nước (đã được hiệu chỉnh để đảm
bảo tính thống nhất và giảm sự khác biệt về
thời điểm dữ liệu và cách phân chia ngành
của mỗi nước).
- Mô hình rất phù hợp để phân tích từng
quốc gia trong bối cảnh toàn cầu
- Mô hình được xây dựng sẵn để mỗi
người sử dụng không phải mất công xây
dựng, mà có thể ứng dụng nó vào phân tích
theo mục đích riêng của mình.
Tuy nhiên, mô hình cũng có những
nhược điểm nhất định:
- Do CSDL của mô hình được tích hợp
từ số liệu của rất nhiều nước, với sự khác
biệt về thời gian và cấu trúc, nên tính nhất
quán và thống nhất không cao (dù đã được
hiệu chỉnh)
- Mô hình toàn cầu khá phức tạp nên
người sử dụng phải mất nhiều công sức để
hiểu và vận dụng được.
Hiện có 2 mô hình toàn cầu dạng CGE
được sử dụng phổ biến là:
- Mô hình GTAP do Trung tâm GTAP tại
Đại học Perdue, Mỹ, phát triển.
- Mô hình MIRAGE do Viện Nghiên cứu
CERPII, Pháp, phối hợp với Trung tâm
thương mại Quốc tế ITC thuộc UNCTAD,
phát triển.
Ngoài ra còn có mô hình LINKAGE do
Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển, song
đây là mô hình kinh tế lượng và chưa được
ứng dụng nhiều ở Việt Nam. Do đó Bài viết
chỉ điểm qua việc ứng dụng 2 mô hình
GTAP và MIRAGE.
b) Ứng dụng tại Việt Nam
Lê Quốc Phương (1999) áp dụng mô
hình GTAP với cơ sở dữ liệu phiên bản 4
vào đánh giá tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam ở các cấp độ khác nhau.
Cơ sở dữ liệu phiên bản 4 (công bố năm
1998) gồm 45 nước/khu vực, 50 ngành kinh
tế. Cơ sở dữ lịêu của Việt Nam trong phiên
bản 4 này dựa trên bảng I/O 1989 của nước
ta, được cập nhật số liệu cho năm 1995.
Tác giả thiết kế 4 kịch bản để đánh giá
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là ULTR
(đơn phương tự do hoá), AFTA (thực hiện
các cam kết của AFTA), APEC (thực hiện
các cam kết của APEC), WTO (thực hiện
các cam kết của WTO). Kết quả mô phỏng
cho thấy:
- Tự do hoá thương mại ở mọi cấp độ
đều mang lại lợi ích tổng thể cho nền kinh tế
Việt Nam
- Chỉ trừ kịch bản AFTA, còn đối với các
kịch bản khác, qui mô tự do hoá càng mở
rộng thì lợi ích Việt Nam nhận được càng
lớn. Riêng tự do hoá theo cam kết với AFTA
không đem lại nhiều lợi ích, chủ yếu do tính
chất cạnh tranh giữa các nền kinh tế
ASEAN.
- Các ngành được hưởng lợi từ tự do
hoá thương mại là dệt may, dịch vụ và điện
tử. Trong khi đó, ngành nông nghiệp sẽ chịu
nhiều tá động tiêu cực của việc mở cửa thị
trường.
Fukase và Martin (1999a và 1999b) áp
dụng mô hình GTAP với cơ sở dữ liệu phiên
bản 4 đánh giá tác động của:
- Quá trình hội nhập AFTA của Việt Nam
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 28
- Hiệp định thương mại song phương
Việt - Mỹ (BTA)
Kết quả mô phỏng các kịch bản khác
nhau cho thấy AFTA không mang có nhiều
tác động tích cực đáng kể đối với Việt Nam,
trong khi đó Hiệp định BTA Việt - Mỹ mang
lại nhiều lợi ích cho cả 2 nước.
Vanzetti và Phạm Lan Hương (2006)
đã áp dụng mô hình GTAP với cơ sở dữ liệu
phiên bản 6 (bao gồm 87 nước/khu vực và
57 ngành kinh tế) vào đánh giá tác động của
Việt Nam gia nhập WTO. Các tác giả đã xây
dựng 6 kịch bản với mức độ tự do hóa
thương mại khác nhau, gồm: đơn phương,
hài hoà hóa, song phương, khu vực, đa
phương và toàn cầu. Kết quả mô phỏng cho
thấy tự do hóa thương mại đơn phương có
thể mang lại những lợi ích đáng kể mà
không cần phải đàm phán với các nước
khác. Hài hòa thuế suất ở mức thuế suất
bình quân như hiện nay cũng mang lại lợi
ích thông qua tăng nguồn thu thuế mà
không cần phải điều chỉnh nhiều. Mở rộng
AFTA mang lại lợi ích vừa phải, cũng giống
như cải cách thương mại đa phương giảm
50% mức thuế suất hiện nay. Các ngành
nông nghiệp và sử dụng tài nguyên thu
được lợi ích rất hạn chế vì những ngành
xuất khẩu này đã có hàng rào thuế suất
thấp. Tuy nhiên, thị trường giành cho hàng
dệt may Việt Nam vẫn đóng vai trò rất quan
trọng.
Viện Chiến lược Phát triển (DSI)
Năm 2007, trong khuôn khổ Dự án Diễn
đàn Việt - Pháp về Kinh tế và Tài chính, các
chuyên gia của Viện Chiến lược Phát triển
đã hợp tác với các chuyên gia của Trung
tâm thông tin và Dự báo Cộng hòa Pháp
(CEPII) ứng dụng mô hình MIRAGE để đánh
giá các tác động có thể có đối với nền kinh
tế Việt Nam khi thực hiện lộ trình giảm thuế
theo cam kết gia nhập WTO. Đây là mô hình
cân bằng tổng quát động đa ngành, đa vùng
chuyên dùng để phân tích thương mại do
CEPII xây dựng. Mô hình thể hiện tác động
của vốn đầu tư FDI nhất quán cả về mặt lý
thuyết (với hành vi của doanh nghiệp, và với
đầu tư trong nước) và với các kết quả
nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh
hưởng tới FDI và mức độ quan trọng của
chúng. Mô hình cho phép phân biệt sự khác
biệt của sản phẩm theo chiều dọc thông qua
việc phân biệt hai loại chất lượng theo xuất
xứ của sản phẩm (nước sản xuất ra sản
phẩm).
Mô hình mô tả các rào cản thương mại
nhờ sử dụng cơ sở dữ liệu MacMap do
UNCTAD xây dựng. Đây là cơ sở dữ liệu
cung cấp giá trị thuế tương đối (thuế theo tỷ
lệ phần trăm) và các giá trị thuế tương
đương thuế tương đối của thuế tuyệt đối,
thuế hạn ngạch, các loại thuế cấm và chống
bán phá giá, ở cấp độ song phương, cho
137 nước với 220 đối tác. Thông tin loại này
được mô tả cho 5.000 đến 10.000 sản phẩm
(theo danh mục phân loại HS6 cho từng
nước), được sử dụng không những để mô
tả mức rào cản thuế ban đầu mà còn dùng
để xây dựng các kịch bản mô phỏng. Các
cam kết gia nhập WTO mới nhất của Việt
Nam cũng được đưa vào cơ sở dữ liệu thuế
này.
Kết quả phân tích cho thấy:
- Về mặt phúc lợi xã hội: việc gia nhập
WTO đem lại lợi ích cho toàn thể người dân
Việt Nam, thể hiện qua việc phúc lợi của
toàn nền kinh tế tăng lên khi người tiêu dùng
được mua những hàng hóa chất lượng tốt
hơn với giá rẻ hơn, cũng như góp phần
giảm bớt chênh lệch giàu nghèo trong nền
kinh tế khi lương của lao động phổ thông
trong khu vực nông nghiệp tăng nhanh hơn
khu vực phi nông nghiệp
chuyªn san dù b¸o 29
- Về tăng trưởng ngành: các ngành may
mặc, xuất khẩu giày và điện tử là ba nhóm
ngành có xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất
sau khi gia nhập WTO. Đây cũng là những
ngành sử dụng nhiều lao động mà Việt Nam
có lợi thế so sánh. Việt Nam cũng gia tăng
nhập khẩu hầu hết các loại sản phẩm thuộc
mọi ngành sau khi hạ hàng rào thuế quan
theo cam kết với WTO;
- Năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp về cơ bản được gia tăng.
Qua việc xây dựng và ứng dụng các mô
hình kinh tế ở Việt Nam có thể rút ra một số
nhận xét:
- Các dạng mô hình chủ yếu đang được
sử dụng rộng rãi trên thế giới (mô hình kinh
tế lượng, mô hình cân bằng tổng thể và mô
hình toàn cầu) đều được phát triển hoặc
ứng dụng tại Việt Nam.
- Các mô hình đã được ứng dụng thử
nghiệm trong công tác phân tích và dự báo
kinh tế phục vụ xây dựng và điều chỉnh kế
hoạch ngắn hạn và dài hạn như quý, năm,
kế hoạch 5 năm, chiến lược phát triển dài
hạn.
- Cùng với các mô hình đã hình thành
các cơ sở dữ liệu, bao gồm số liệu thống kê
và các số liệu được xử lý đảm bảo tính hệ
thống và tương thích. Đây là nguồn thông tin
rất có ích để nghiên cứu thực trạng kinh tế.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu và sử dụng
chúng trong mô hình đã đặt ra những yêu
cầu về chất lượng thông tin thống kê, góp
phần đổi mới và hoàn thiện công tác thống
kê của nước ta.
- Quá trình xây dựng và ứng dụng mô
hình đã giúp đào tạo được đội ngũ cán bộ
làm mô hình.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc
xây dựng và ứng dụng các mô hình kinh tế
ở Việt Nam đã bộc lộ một số tồn tại:
- Công tác mô hình hoá ở Việt Nam đã
bắt đầu được thực hiện từ những năm 1990
nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Các ứng
dụng của mô hình chưa đóng góp thực sự
thiết thực cho công tác hoạch định chính
sách.
- Các mô hình được xây dựng chủ yếu
tập trung trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Trong
khi đó, hiện đang có nhu cầu mở rộng các
chỉ tiêu dự báo liên quan tới các lĩnh vực
chuyên ngành như tài chính, tiền tệ, hàng
hoá, dịch vụ.
- Nhiều mô hình được xây dựng và ứng
dụng bước đầu, nhưng sau đó đã không
được tiếp tục duy trì/cập nhật/mở rộng, nên
không còn tác dụng thực sự.
- Các mô hình được xây dụng chủ yếu
nhờ sự trợ giúp về chuyên môn và/hoặc hỗ
trợ tài chính của các tổ chức quốc gia/quốc
tế. Đầu tư trong nước vào lĩnh vực này còn
chưa hạn chế.
- Từ năm 1993 nước ta chính thức đưa
hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) vào hoạt
động thay cho hệ thống thống kê MPS trước
đây. Mặc dù Tổng cục Thống kê có nhiều cố
gắng để nâng cao chất lượng số liệu thống
kê, song vẫn còn thiếu nhiều số liệu cần
thiết và có sự không đồng bộ giữa các chuỗi
số liệu, gây khó khăn cho xây dựng và ứng
dụng mô hình.
- Nhu cầu về phân tích, dự báo kinh tế
và mô phỏng chính sách của các đơn vị làm
dự báo khác nhau nên việc xây dựng kịch
bản cũng đa dạng. Do vậy khi cần một số
dự báo chung để sử dụng rất khó so sánh
các kết quả. Thực tế này hạn chế khả năng
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 30
tích hợp các dự báo riêng lẻ để có một kết
quả có chất lượng tốt hơn.
- Nhiều kết quả dự báo mới dừng lại ở
các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Hiện vẫn thiếu một cơ chế kết hợp
hữu hiệu giữa các nhóm nghiên cứu mô
hình, giữa những người làm công tác mô
hình, các nhà thống kê và các nhà hoạch
định chính sách. Các phương pháp tích hợp
thông tin từ mô hình, từ ngoài mô hình và từ
ý kiến chuyên gia để có được các kết quả
phân tích và dự báo kinh tế có chất lượng
cao hơn chưa được chú ý thích đáng.
- Thiếu cơ chế và hình thức tổ chức
thích hợp để trao đổi và tích hợp các kết
quả dự báo.
Nguyên nhân
- Các ứng dụng chưa tạo ra luận cứ
thực sự đáng tin cậy cho việc ra chính sách.
- Đầu tư cho việc xây dựng và ứng
dụng mô hình chưa thoả đáng, trừ một số
cơ quan có sự hỗ trợ về chuyên môn và tài
chính của các tổ chức quốc gia/quốc tế.
- Số lượng cán bộ tham gia vào công
tác mô hình hoá nhìn chung còn thiếu về số
lượng và yếu về chất lượng.
- Nhiều số liệu thống kê còn thiếu hụt,
hoặc chưa tin cậy, thiếu nhất quán.
Để khắc phục những tồn tại và phát
triển mạnh hơn công tác mô hình hoá cần:
- Lập các nhóm chuyên môn về mô
hình ở một số cơ quan có chức năng nhiệm
vụ phân tích, dự báo và hoạch định chính
sách vĩ mô. Tập trung đầu tư thích đáng để
các nhóm đó có đủ điều kiện cần thiết làm
việc.
- Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực
xây dựng và ứng dụng mô hình, đồng thời
có chính sách khuyến khích người có khả
năng, kể cả trong nước và ở nước ngoài về
làm việc tại cá đơn vị đó.
- Tăng cường và mở rộng hợp tác giữa
các đơn vị làm mô hình dự báo, cả trong và
ngoài nước.
- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống
thống kê của Việt Nam để giúp cung cấp các
số liệu thống kê tin cậy, cập nhật và nhất
quán cho các mô hình. Minh bạch hoá và
công khai hoá các số liệu cho đến nay vẫn
chưa được công bố công khai và rộng rãi
(như số liệu liên quan đến tài chính - tiền tệ,
nợ nước ngoài) ■
Tài liệu tham khảo
1. Fukase, E. and W. Martin (1999a), ‘The
Effects of the US Granting MFN Status to
Vietnam”, WB Policy Working Research Paper
2219, Washington D.C: WB (Ngân hàng Thế
giới)
2. Fukase, E. and W. Martin (1999b),
‘Evaluating the Implications of Vietnam’s
Accession to AFTA: A CGE Approach”, WB
Policy Working Research Paper 2220,
Washington D.C: WB (Ngân hàng Thế giới)
3. Lê Quốc Phương (1999), “Assessing
Vietnam’s Trade Reforms in the Regional and
Global Context: GTAP Model”, Bài trình bày tại
Hội nghị Nghiên cứu sinh Tiến sỹ về Kinh tế và
Kinh doanh, tại Perth, Australia
4. Lê Anh Sơn và Ezaki (1997), “Prospects
of the Vietnamese Economy in the Medium and
Long Run: A Dynamic CGE Analysis”, APEC
Discussion Paper Series, No.10, Đại học Nagoya
5. Lê Việt Đức (2007), “Dự báo bằng mô
hình kinh tế lượng - một công cụ mạnh có thể sử
dụng tốt ở Việt Nam”, Bài trình bày tại Hội thảo
quốc tế về Dự báo Kinh tế, Hà Nội, 14-
15/12/2007
chuyªn san dù b¸o 31
6. Nguyễn Chân và Trần Kim Dung (2001),
Further Development of CGE Model to Evaluate
Tariff Policy in Vietnam, Bài trình bày tại Hội thảo
Mô hình MIMAP, Singapore, 23-28/4/2001
7. Phạm Lan Hương (2003), “The Impact of
Vietnam’s Accesion to WTO on Income
Distribution”, ANU Asia Pacific School of
Economics and Governance Working papers,
No.03-7
8. Sang-Woo Nam và Lê Quốc Phương
(2007), “Macroeconomic Model of the
Vietnamese Economy”, Bài trình bày tại Hội thảo
quốc tế về Dự báo Kinh tế, Hà Nội, 14-
15/12/2007
9. Vanzetti và Phạm Lan Hương (2006),
“Một số kịch bản cho chính sách thương mại Việt
Nam”, Bài trình bày tại Hội thảo hàng năm của
mạng lưới GTAP, Addis Abeba, 15-17/6/2006.
Phụ lục
Bảng 1 – Tóm tắt một số mô hình kinh tế lượng vĩ mô được phát triển tại Việt Nam
Tổ chức/cá nhân
xây dựng
Tổ chức/cá nhân
hỗ trợ kỹ thuật/
tài trợ
Số liệu Số biến Số phương
trình
Số
khu
vực
Ứng dụng chính
Viện NQLKTTW
(CIEM)
DIW (CHLB Đức) Năm
Từ 1990-nay
9 biến ngoại sinh
52 biến nội sinh
26 pt hành vi
25 đồng nhất
thức
1
1
Phân tích chính sách
Dự báo ngắn hạn
(1-3 năm)
Viện CLPT (DSI) NIPPON (Nhật) Năm
Từ 1990-nay
16 biến ngoại sinh
52 biến nội sinh
15 pt hành vi
37 đồng nhất
thức
1 Phân tích chính sách
Dự báo ngắn hạn
(1-3 năm)
Viện CLPT (DSI) Viện INSEE
(Pháp)/Diễn đàn
Việt-Pháp
Năm
Từ 1990-nay
16 biến ngoại sinh
52 biến nội sinh
15 pt hành vi
37 đồng nhất
thức
1 Phân tích chính sách
Dự báo ngắn hạn
(1-3 năm)
Vụ Tổng hợp
KTQD, MPI
- Quý
Từ 1990-nay
18 biến ngoại sinh
44 biến nội sinh
23 pt hành vi
21 đồng nhất
thức
1 Phân tích chính sách
Dự báo quý
Vụ Tổng hợp
KTQD, MPI
- Năm
Từ 1990-nay
13 biến ngoại sinh
75 biến nội sinh
34 pt hành vi
41 đồng nhất
thức
1 Phân tích chính sách
Dự báo trung hạn
(3-5 năm)
Tổng cục Thống
kê (GSO)
Viện INSEE
(Pháp)/Diễn đàn
Việt-Pháp
Năm
Từ 1990-nay
- 15 pt hành vi
79 đồng nhất
thức
1 Phân tích chính sách
Dự báo ngắn hạn
(1-3 năm)
Tổng cục Thống
kê (GSO)
Viện INSEE
(Pháp)/Diễn đàn
Việt-Pháp
Năm
Từ 1990-nay
- 46 pt hành vi
51 đồng nhất
thức
3 Phân tích chính sách
Dự báo ngắn hạn
(1-3 năm)
Viện Khoa học Xã
hội VN (VASS)
- Năm
Từ 1990-nay
- 30 pt hành vi
20 đồng nhất
thức
1 Phân tích chính sách
Dự báo ngắn hạn
(1-3 năm)
Trung tâm Thông
tin Dự báo KT-XH
QG (NCSEIF)
KOICA (Hàn
Quốc)/GS Sang-
Woo Nam
Năm
Từ 1990-nay
40 biến ngoại sinh
79 biến nội sinh
32 pt hành vi
47 đồng nhất
thức
1 Phân tích chính sách
Dự báo ngắn hạn
(1-3 năm)
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 32
Bảng 2 – Tóm tắt một số mô hình CGE được phát triển/ứng dụng tại Việt Nam
Tổ chức/cá nhân
xây dựng
Tổ chức/cá nhân
hỗ trợ kỹ thuật/
tài trợ
Số liệu Dạng
mô hình
Số ngành
kinh tế
Ứng dụng
Viện NQLKTTW
(CIEM)
SIDA (Thụy
Điển)
I/O 1996 Tĩnh 31 Đánh giá tác động của gia
nhập WTO
Viện NQLKTTW
(CIEM)
TDIR (Thái Lan) I/O 2000 Động 112 Dự báo tăng trưởng dài hạn
Viện CLPT (DSI) NIPPON
(Nhật)/GS Ezaki
I/O 1996 Động 25 Dự báo tăng trưởng dài hạn
Viện CNTT (IIT) MIMAP (Canada) I/O 1996 Tĩnh 33 Đánh giá tác động của tự
do hoá thương mại đối với
nền kinh tế và thu nhập các
nhóm hộ gia đình
Phạm Lan Hương ANU (Australia) I/O 1996 Tĩnh 31 Tác động của giảm thuế
nhập khẩu kết hợp với công
cụ bù đắp thất thu ngân sách
do giảm thuế nhập khẩu
(tăng thuế gián thu hoặc
tăng vay nợ nước ngoài)
chuyªn san dù b¸o 33
Bảng 3 – Tóm tắt một số ứng dụng mô hình thương mại toàn cầu tại Việt Nam
Loại mô
hình
Tổ chức/cá
nhân ứng
dụng
Tổ chức hỗ
trợ kỹ
thuật/ tài
trợ
Cơ sở dữ
liệu
Số ngành
kinh tế
Số
nước/khu
vực
Ứng dụng
GTAP Lê Quốc
Phương (1999)
- GTAP phiên
bản 4
50 45 Phân tích tác động của
Việt Nam hội nhập
kinh tế quốc tế ở các
cấp độ khác nhau
Số liệu Việt
Nam
I/O1989 cập
nhật số liệu
1995
Fukase, Martin
(1999a)
WB GTAP phiên
bản 4
50 45 Phân tích tác động của
Việt Nam gia nhập
AFTA
Số liệu Việt
Nam I/O
1989 cập
nhật số liệu
1995
Fukase và
Martin (1999b)
WB GTAP phiên
bản 4
50 45 Phân tích tác động của
Hiệp định Thương mại
Song phương (BTA)
giữa Việt Nam và Mỹ
Số liệu Việt
Nam I/O
1989 cập
nhật số liệu
1995
Vanzetti, Phạm
Lan Hương
(2006)
WB GTAP phiên
bản 6
57 87 Phân tích tác động của
Việt Nam gia nhập
WTO
Số liệu Việt
Nam I/O
2000
MIRAGE Viện CLPT
(DSI)
Viện
INSEE
(Pháp)/Diễn
đàn Việt-
Pháp
GTAP phiên
bản 5,
MacMAp
Phân tích tác động của
Việt Nam gia nhập
WTO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_xay_dung_va_ung_dung_mo_hinh_kinh_te_tai_mot_so_co.pdf