Tính kháng khuẩn của tinh dầu tràm trà úc và tinh dầu hương nhu trắng trên các chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh phân lập từ bệnh phẩm

KẾT LUẬN Các chủng vi khuẩn S. aureus, K. pneumoniae, P. aeruginosa, E. coli phân lập từ bệnh phẩm tại khoa Vi sinh thuộc bệnh viện Thống Nhất đã đề kháng với tỷ lệ cao nhiều kháng sinh điều trị thông thường như amoxicillin/ clavulanic, azithromycin, erythromycin, ciprofloxacin tỷ lệ đề kháng đã lên tới trên 80% đến 100%. Trong số 13 kháng sinh thử nghiệm, chỉ có 1 kháng sinh là imipenem còn cho khả năng nhậy cảm cao. Đây là điều đáng báo động về việc sử dụng kháng sinh trong điều trị. Tinh dầu tràm trà Úc và hương nhu trắng có tính kháng khuẩn cao trên các vi khuẩn đã đề kháng với kháng sinh. Nồng độ MIC của các tinh dầu có giá trị tương đương MIC của các kháng sinh trên các vi khuẩn nhậy cảm. Việc phối hợp 2 tinh dầu trên các chủng vi khuẩn thử nghiệm đều có tính cộng lực càng làm gia tăng khả năng kháng khuẩn. Điều này mở ra khả năng sử dụng các tinh dầu này trong điều trị các tổn thương mất da do bỏng, các tai nạn cũng như các bệnh nhiễm khuẩn thông thường ngoài da khác để giảm nguy cơ đề kháng kháng sinh.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 78 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính kháng khuẩn của tinh dầu tràm trà úc và tinh dầu hương nhu trắng trên các chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh phân lập từ bệnh phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 209 TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA TINH DẦU TRÀM TRÀ ÚC VÀ TINH DẦU HƯƠNG NHU TRẮNG TRÊN CÁC CHỦNG VI KHUẨN ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH PHÂN LẬP TỪ BỆNH PHẨM Huỳnh Thị Ngọc Lan*, Hồ Ánh Nguyệt*, Lâm Thị Ngọc Phương* TÓM TẮT Đặt vấn đề: tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao của các chủng vi khuẩn, trong đó có các vi khuẩn thường gây nhiễm trùng vết thương đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng trong việc điều trị nhiễm khuẩn. Nghiên cứu tính kháng khuẩn của tinh dầu tràm trà Úc, tinh dầu hương nhu trắng trên các vi khuẩn phân lập từ bệnh phẩm và khảo sát hiệu quả phối quả phối hợp của hai loại tinh dầu này nhằm tăng tác dụng, giảm độc tính, để từ đó là cơ sở ứng dụng vào bào chế các chế phẩm có tính kháng khuẩn cao trong điều trị nhiễm trùng trên những vết thương mất da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: - Vi khuẩn thử nghiệm: Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Methicillin resistant Staphylococcus aureus(MRSA), Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae phân lập từ bệnh phẩm. - Chất thử nghiệm: tinh dầu tràm trà Úc (T.T.O.), tinh dầu hương nhu trắng (O.G). Phương pháp: - Xác định MIC của tinh dầu hương nhu trắng. và tinh dầu hương nhu trắng trên các vi khuẩn thử nghiệm bằng phương pháp pha loãng trong bản thạch. - Xác định hiệu quả phối hợp 2 tinh dầu thử nghiệm bằng phương pháp bàn cờ. Kết quả và bàn luận: Tinh dầu tràm trà Úc và tinh dầu tinh dầu hương nhu trắng có tác động kháng khuẩn tốt trên các chủng P. aeruginosa, S. aureus, K. pneumoniae, E. coli phân lập từ bệnh phẩm, trong đó tinh dầu tinh dầu hương nhu trắng cho tác động tốt hơn (MIC trên P. aeruginosa: 3,9 – 31,3 µl/ml; trên E. coli: 0,98 µl/ml) trong khi MIC của tinh dầu tràm trà Úc trên P. aeruginosa là 7,8 – 125 µl/ml; trên E. coli là 1,95 µl/ml. MIC của 2 tinh dầu trên các vi khuẩn từ bệnh phẩm thấp hơn hoặc bằng MIC trên các vi khuẩn chuẩn, cho thấy các vi khuẩn đề kháng vẫn rất nhạy cảm với 2 tinh dầu này. Phối hợp hai tinh dầu này cho tác động cộng lực, cải thiện rõ rệt tính kháng khuẩn của tinh dầu tràm trà Úc và tinh dầu dầu hương nhu trắng riêng lẻ (trên P. aeruginosa, phối hợp đã làm giảm 32 lần MIC của tinh dầu tràm trà Úc và giảm 2 lần MIC của tinh dầu hương nhu trắng; trên E. coli phối hợp làm giảm 4 lần MIC của tinh dầu tràm trà Úc và 2 lần MIC của tinh dầu hương nhu trắng. Trong các tỉ lệ phối hợp của bàn cờ thì tỉ lệ 4 O.G: 1T.T.O. cho tác động tốt nhất trên P. aeruginosa, ở tỉ lệ 1:2 cho kết quả cộng lực trên cả 3 vi khuẩn S. aureus, MRSA và K. pneumoniae. Kết luận: Tinh dầu tràm trà Úc và tinh dầu hương nhu trắng có tác động mạnh trên các chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh phân lập từ bệnh phẩm. Điều này mở ra khả năng sử dụng 2 tinh dầu này trong trị liệu một số nhiễm khuẩn thông thường. Từ khóa: Tea tree oil, ocimum gratissimum oil ABSTRACT ANTIBACTERIAL EFFECT OF TEA TREE OIL AND OCIMUM GRATISSIMUM ESSENTIAL OIL ON BACTERIAL RESISTANT ANTIBIOTIC STRAINS FROM CLINICAL SPECIMENS Huynh Thi Ngoc Lan, Ho Anh Nguyet, Lam Thi Ngọc Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 209 - 215 Introduction: A high percentage of infections caused by resistant microorganisms often fail to respond to the standard treatment, resulting in prolonged illness and greater risk of death. Research on antibacterial effect of tea * Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Huỳnh Thị Ngọc Lan ĐT: 0907123548 Email: tshuynhngoclan@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 210 tree oil, Ocimum gratissimum essential oil and the combination of them against bacterial strains from clinical specimens is in order to enhance the effect, reduce toxicity and apply in therapy. Materials and methods: Bacteria: Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, K. pneumoniae, MRSA. Substances: tea tree oil (T.T.O.), Ocimum gratissimum essential oil (O.G.). Methods: - Determine MIC of T.T.O. and O.G. by the agar dilution method. - Identify rates of combinations between T.T.O. and O.G. by dilution chessboard method. Results and discussion: - T.T.O. and O.G. have a strong antibacterial effect on P. aeruginosa and E. coli isolated from clinical specimens. O.G. (against P. aeruginosa, MIC = 3.9 – 31.3 µl/ml; against E. coli, MIC = 0.98 µl/ml) shows stronger effect than T.T.O (against P. aeruginosa, MIC = 7.8 – 125 µl/ml; against E. coli, MIC = 1.95 µl/ml). MIC of T.T.O. and O.G. against bacteria strains isolated from clinical specimens are lower than MIC of these essential oils against bacteria ATCC strains. This result shows that the antibiotic-resistance bacteria strains are still sensitive with these essential oils. - The combination of T.T.O. and O.G. against bacteria is synergistic, which enhance the antibacterial effect (against P. aeruginosa, the combination reduces 32 times MIC of T.T.O. and 2 times MIC of O.G.; against E. coli, the combination reduces 4 times MIC of T.T.O. and 2 times MIC of O.G.). The best rate of the combination of T.T.O. and O.G. against P. aeruginosa is 4 O.G.: 1 T.T.O. and against Staphylococcus aureus, Escherichia coli, K. pneumoniae is 1 O.G: 2 T.T.O. Conclusion: The study has identified the strong antibacterial effect of tea tree oil, Ocimum gratissimum essential oil on bacteria isolated from clinical specimens, found the combination rate of 2 essential oils and applied in preparing products with effective bactericidal effect. Key words: Tea tree oil, ocimum gratissimum oil ĐẶT VẤN ĐỀ Tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao của các chủng vi khuẩn thường gây khó khăn trong trị liệu dẫn đến việc kéo dài thời gian điều trị và có thể dẫn đến tử vong. Theo chương trình giám sát quốc gia về tính kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp, thì năm 1999, tỉ lệ kháng thuốc đối với 2 loại kháng sinh Ampicilin, Amoxicilin chỉ từ 10-30%, nhưng năm 2001 tỉ lệ này là 50- 70% và hiện nay đã lên tới trên 90%(3,4). Theo báo cáo của hoạt động theo dõi sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nam năm 2005 thì trong khoảng 22.647 chủng vi khuẩn được xác định độ nhạy cảm với kháng sinh tại 8 bệnh viện đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam, kết quả cho thấy 5 vi khuẩn vẫn thường gặp nhất là: E. coli (13,3%), trực khuẩn mủ xanh (13,3%), Staphylococcus (9,3%), Acinetobacter (9,9%) và Klebsiella (15,1%). Cả 5 loại vi khuẩn này đều đề kháng với nhiều kháng sinh trong điều trị. Các tinh dầu hương nhu, tràm trà Úc đã được chứng minh có tính kháng khuẩn tốt trên các vi khuẩn S. aureus, P. aerusinosa chuẩn(1,2). Việc tiếp tục nghiên cứu tính kháng khuẩn của tinh dầu này trên các vi khuẩn đề kháng kháng sinh sẽ mở ra khả năng ứng dụng cao hơn của các tinh dầu này trên lâm sàng bởi vì việc kiểm soát sự nhiễm khuẩn một cách nhanh chóng và hiệu quả là rất cần thiết và là yếu tố quyết định trong điều trị các vết thương nhiễm trùng. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Vật liệu thử nghiệm Tinh dầu: tinh dầu hương nhu trắng do Công ty TNHH tinh dầu Y Lang cung cấp, tinh dầu tràm trà Úc do Công Ty Cổ phần Dược Phẩm 3/2 cung cấp. Vi khuẩn thử nghiệm - Các chủng vi khuẩn phân lập từ bệnh phẩm ở Khoa Vi sinh, bệnh viện Thống Nhất gồm có: 11 chủng Staphylococcus aureus, 12 chủng Klebsiella pneumoniae, 14 chủng Pseudomonas aerusinosa, 10 chủng E. coli, 1 chủng MRSA Môi trường thử nghiệm Môi trường Manitol Salt Agar (MSA), môi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 211 trường MacConkey (MC), môi trường thử nghiệm kháng sinh, môi trường phát hiện Fluorescin của Pseudomonas, môi trường dinh dưỡng Nutrient Broth (NB) Kháng sinh thử nghiệm Đĩa kháng sinh do công ty TNHH Dịch Vụ & Thương mại Nam Khoa cung cấp Phương pháp Khảo sát độ nhạy cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập từ bệnh phẩm bằng phương pháp khuếch tán (phương pháp Kirby- Bauer) - Phương pháp: phân lập các vi khuẩn MRSA và S.aureus trên môi trường MSA, K. pneumoniae trên môi trường MC, P. aerusinosa trên môi trường Pseudomonas, ấp trong 24 giờ ở 37 oC, sau đó, lấy 3-5 khóm vi khuẩn cấy sang môi trường lỏng NB, ấp ở 37 oC trong 5-6 giờ. Pha loãng huyền dịch vi khuẩn trên để đạt số lượng vi khuẩn vào khoảng 107 vk/ml. Trải vi khuẩn, ấp khô mặt thạch ở 37 oC trong không quá 15 phút. Đặt đĩa kháng sinh, ấp 37 oC trong 24 giờ. - Đọc kết quả: dùng thước có đo độ chia đến milimet đo đường kính vùng ức chế. Tra bảng biện giải theo kháng sinh, vi khuẩn và hoạt lực tương ứng để suy ra độ nhạy cảm. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) bằng phương pháp pha loãng trong môi trường rắn. - Hoạt hóa các vi khuẩn thử nghiệm và pha huyền dịch vi khuẩn này để đạt số lượng vi khuẩn vào khoảng 107 CFU/ml. - Chuẩn bị môi trường có chứa tinh dầu: dùng Tween 80 ở nồng độ 0,1% để nhũ hóa tinh dầu, pha loãng tinh dầu trong ống nghiệm chứa môi trường rắn đã được nấu chảy, theo độ pha loãng ½, tạo thành dãy các nồng độ tinh dầu trong bản thạch là: 125 µl/ ml, 62,5 µl/ ml; 31,25 µl/ ml môi trường... Chấm 1µl huyền dịch vi khuẩn đã pha loãng vào bản thạch có chứa chất kháng khuẩn trên, để ở nhiệt độ phòng. Đọc kết quả sau 24 giờ. Xác định hiệu quả kháng khuẩn của phối hợp tinh dầu tràm trà Úc và tinh dầu hương nhu trắng trên các vi khuẩn thử nghiệm. - Sử dụng phương pháp bàn cờ để xác định hiệu quả phối hợp của tinh dầu tràm trà Úc và tinh dầu hương nhu trắng trên các chủng vi khuẩn thử nghiệm. Dựa vào kết quả kháng sinh đồ chọn các chủng vi khuẩn S.aureus, MRSA, K. pneumoniae,. aeruginosa đề kháng kháng sinh để sử dụng cho thử nghiệm này. - Pha huyền dịch vi khuẩn để đạt số lượng vi khuẩn vào khoảng 107 CFU/ml. - Phối hợp tinh dầu: hai tinh dầu nghiên cứu sẽ được pha loãng trong ống nghiệm chứa môi trường thử nghiệm kháng sinh theo độ pha loãng ½, tạo thành 2 dãy các nồng độ tinh dầu giảm dần. Sau đó từ hai dãy nồng độ này tiếp tục phối hợp các nồng độ theo phương pháp bàn cờ và cho các phối hợp này vào các hộp petri. Chấm 1µl huyền dịch vi khuẩn đã pha loãng vào bản thạch có chứa chất kháng khuẩn trên, để ở nhiệt độ phòng. Đọc kết quả sau 24 giờ. Để xác định loại tương tác giữa các chất thử nghiệm, dựa vào hệ số FIC Tính toán giá trị FIC (Fractional Inhibitory Concentration) FIC ≤ 0,5: hiệp lực bội tăng (synergism) FIC ≤1: cộng lực (additive) 1 < FIC ≤ 4: tác dụng riêng rẽ (indiferent) FIC > 4: đối kháng (antagonism) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 212 KẾT QUẢ Khảo sát độ nhạy cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập từ bệnh phẩm Bảng 1: Kết quả khảo sát tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập từ bệnh phẩm Kháng sinh Tỷ lệ vi khuẩn đề kháng kháng sinh (%) S. aureus n=11 E. coli n =10 K. pneumoniae n = 12 P. aeruginosa n = 14 Oxacillin 100 58,3 Amoxicillin/ clavulanic 81,8 40 Ceftazidim 63,6 50 50 28,6 Imipenem 9,09 0 8,3 0 Ciprofloxacin 90,9 30 75 35,6 Ofloxacin 54,5 30 Azithromycin 100 Erythromycin 100 Gentamycin 90 91,6 35,7 Amikacin 30 83,3 28,6 Piperacillin + tazobactam 30 50 0 Ticarcillin + clavulanic 83,3 35,6 Tobramycin 35,7 Nhận xét: các chủng S.aureus đề kháng với nhiều kháng sinh điều trị thông thường như: oxacillin (100%), azithromycin (100%), erythromycin (100%), ciprofloxacin (90,91%) và amoxicillin/ clavulanic (81,82%). Trong 11 chủng S. aureus khảo sát, đa số đều nhạy cảm với imipenem. Trên 10 chủng E. coli được phân lập từ mẫu bệnh phẩm cho thấy các vi khuẩn này đã đề kháng với ít nhất 1 kháng sinh. Các chủng đề kháng đa kháng sinh đang được dùng để điều trị hiện nay như ciprofloxacin, ofloxacin, amikaxin, amoxcillin/acid clavulanic, piperacillin/tazbactam, ceftazidim (tỉ lệ đề kháng trên 30 %), tuy nhiên các chủng này vẫn nhạy cảm 100% với imipenem. Trên 14 chủng P. aeruginosa trích từ mẫu bệnh phẩm, trong đó có 5 chủng đề kháng với đa số kháng sinh đang được dùng để điều trị hiện nay như gentamycin, amikacin, tobramycin, ciprofloxacin, tcarcillin/acid clavulanic, ceftazidime (tỉ lệ đề kháng trên 30%). Tuy nhiên các chủng này vẫn còn nhạy cảm với Imipenem và Pipera- tazobactam. Các chủng K. pneumoniae đề kháng với nhiều loại kháng sinh điều trị thông thường như gentamycin (91,67%), amikacin (83,33%), ticarcillin/ clavulanic (83,33%). Trong 12 chủng K. pneumoniae khảo sát, có 11 chủng vẫn còn nhạy cảm với imipenem. Tính kháng khuẩn của tinh dầu tràm trà Úc và tinh dầu hương nhu trắng trên các chủng vi khuẩn thử nghiệm Bảng 2: MIC của tinh dầu tràm trà Úc và hương nhu trắng trên các chủng vi khuẩn thử nghiệm Vi khuẩn n MIC (µl/ml môi trường) Tinh dầu tràm trà Úc Tinh dầu hương nhu trắng S. aureus 11 3,9 0,98 MRSA 1 3,9 0,98 E. coli 10 1,95 0,98 K. pneumoniae 12 3,9 0,98 P. aeruginosa 14 7,8 - 125 3,9 – 31,3 Tinh dầu tràm trà Úc có tính kháng khuẩn tốt trên các chủng S. aureus và K. pneumoniae phân lập từ bệnh phẩm và ngay cả với MRSA. (Bảng 2) MIC trên các chủng này là 3,9 µl/ml môi trường. Trong 14 chủng P. aeruginosa thử nghiệm, MIC của T.T.O nằm trong khoảng khá rộng 7,8 – 125 µl/ml môi trường. MIC trên 10 chủng E. coli (100%) là 1,95 µl/ml môi trường. Như vậy so với các chủng P.aeruginosa, sự nhạy cảm đối với T.T.O của các chủng E. coli, S. aureus và K. pneumoniae ít thay đổi. Tinh dầu hương nhu trắng có tính kháng khuẩn mạnh trên các chủng S. aureus và K. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 213 pneumoniae phân lập từ bệnh phẩm và ngay cả với P. aeruginosa và MRSA. MIC trên các chủng S. aureus và K. pneumoniae là 0,98 µl/ml môi trường, trên P. aeruginosa thay đổi từ 31,3 – 3,9 µl/ml môi trường. Như vậy, tính kháng khuẩn của tinh dầu hương nhu trắng tốt hơn tinh dầu tràm trà Úc. MIC của hương nhu trắng trên các vi khuẩn S. aureus, MRSA, K.pneumoniae thấp hơn 4 lần so với tinh dầu tràm trà Úc.. Xác định hiệu quả kháng khuẩn của phối hợp tinh dầu tràm trà Úc và tinh dầu hương nhu trắng trên các chủng vi khuẩn thử nghiệm Tiến hành xác định hiệu quả kháng khuẩn của phối hợp tinh dầu hương nhu trắng và tinh dầu tràm trà Úc bằng phương pháp bàn cờ. Xác định hiệu quả kháng khuẩn của phối hợp tinh dầu tràm trà Úc và tinh dầu hương nhu trắng trên vi khuẩn S. aureus, MRSA và K. pneumoniae Bảng 3: Hiệu quả phối hợp tinh dầu hương nhu trắng và tràm trà Úc trên S. aureus và MRSA Nồng độ tinh dầu hương nhu trắng (µl / ml môi trường) B1 62,5 B2 31,2 B3 15,6 B4 7,8 B5 3,9 B6 1,95 B7 0,98 B8 0,49 + B9 0,24 + N ồn g độ ti nh d ầu tr àm tr à Ú c (µ l / m l m ôi tr ư ờ ng A1 62,5 A1 B1 _ A1 B2 ___ A1 B3 _ A1 B4 _ A1 B5 _ A1 B6 _ A1 B7 _ A1 B8 _ A1 B9 _ A2 31,2 A2 B1 _ A2 B2 _ A2 B3 _ A2B4 _ A2 B5 _ A2 B6 _ A2 B7 _ A2 B8 _ A2B9 _ A3 15,6 A3B1 _ A3 B2 _ A3 B3 _ A3B4 _ A3 B5 _ A3B6 _ A3B7 _ A3 B8 _ A3B9 _ A4 7,8 A4 B1 _ A4B2 _ A4 B3 _ A4B4 _ A4 B5 _ A4 B6 _ A4 B7 _ A4 B8 _ A4B9 _ A5 3,9 A5 B1 _ A5 B2 _ A5 B3 _ A5B4 _ A5 B5 _ A5 B6 _ A5 B7 _ A5 B8 _ A5B9 _ A6 1,95 + A6 B1 _ A6 B2 _ A6 B3 _ A6B4 _ A6 B5 _ A6 B6 _ A6B7 _ A6B8 _ A6B9 _ A7 0,98 + A7 B1 _ A7B2 _ A7 B3 _ A7B4 _ A7 B5 _ A7 B6 _ A7 B7 _ A7 B8 _ A7B9 + A8 0,49 + A8 B1 _ A8B2 _ A8 B3 _ A8B4 _ A8 B5 _ A8 B6 _ A8 B7 _ A8 B8 + A8B9 + A9 0,24 + A9 B1 _ A9B2 _ A9 B3 _ A9B4 _ A9 B5 _ A9 B6 _ A9 B7 _ A29B8 + A9B9 + Ghi chú: (-): vi khuẩn bị ức chế, (+): vi khuẩn phát triển A: nồng độ tinh dầu tràm trà Úc, B: nồng độ tinh dầu hương nhu trắng AB: phối hợp hai tinh dầu ở các nồng độ Bảng 4 : Hiệu quả phối hợp tinh dầu hương nhu trắng và tràm trà Úc trên K. pneumoniae Nồng độ tinh dầu hương nhu trắng (µl / ml môi trường) B1 62,5 B2 31,2 B3 15,6 B4 7,8 B5 3,9 B6 1,95 B7 0,98 B8 0,49 + B9 0,24 + N ồn g độ ti nh d ầu tr àm tr à Ú c (µ l / m l m ôi tr ư ờ ng ) A1 62,5 A1 B1 _ A1 B2 ___ A1 B3 _ A1 B4 _ A1 B5 _ A1 B6 _ A1 B7 _ A1 B8 _ A1 B9 _ A2 31,2 A2 B1 _ A2 B2 _ A2 B3 _ A2B4 _ A2 B5 _ A2 B6 _ A2 B7 _ A2 B8 _ A2B9 _ A3 15,6 A3B1 _ A3 B2 _ A3 B3 _ A3B4 _ A3 B5 _ A3B6 _ A3B7 _ A3 B8 _ A3B9 _ A4 7,8 A4 B1 _ A4B2 _ A4 B3 _ A4B4 _ A4 B5 _ A4 B6 _ A4 B7 _ A4 B8 _ A4B9 _ A5 A5 B1 A5 B2 A5 B3 A5B4 A5 B5 A5 B6 A5 B7 A5 B8 A5B9 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 214 Nồng độ tinh dầu hương nhu trắng (µl / ml môi trường) B1 62,5 B2 31,2 B3 15,6 B4 7,8 B5 3,9 B6 1,95 B7 0,98 B8 0,49 + B9 0,24 + 3,9 _ _ _ _ _ _ _ _ _ A6 1,95 + A6 B1 _ A6 B2 _ A6 B3 _ A6B4 _ A6 B5 _ A6 B6 _ A6B7 _ A6B8 _ A6B9 _ A7 0,98 + A7 B1 _ A7B2 _ A7 B3 _ A7B4 _ A7 B5 _ A7 B6 _ A7 B7 _ A7 B8 _ A7B9 + A8 0,49 + A8 B1 _ A8B2 _ A8 B3 _ A8B4 _ A8 B5 _ A8 B6 _ A8 B7 _ A8 B8 + A8B9 + A9 0,24 + A9 B1 _ A9B2 _ A9 B3 _ A9B4 _ A9 B5 _ A9 B6 _ A9 B7 _ A9B8 + A9B9 + Ghi chú: (-): vi khuẩn bị ức chế, (+): vi khuẩn phát triển A: nồng độ tinh dầu tràm trà Úc, B: nồng độ tinh dầu hương nhu trắng AB: phối hợp hai tinh dầu ở các nồng độ Kết quả cho thấy MIC của phối hợp hai tinh dầu trên cả ba chủng vi khuẩn S. aureus, MRSA và K.pneumoniae đều là 0,49 µl O.G /ml. + 0,98 µl T.T.O /ml môi trường. (Bảng 3 và Bảng 4). trong khi MIC của T.T.O trên cả ba vi khuẩn S. aureus MRSA, K.pneumoniae là 3,9 µl/ml và MIC của tinh dầu O.G. trên ba vi khuẩn là 0,98 µl/ml. Giá trị FIC trên cả ba vi khuẩn thử nghiệm đều là 0,75. Vậy phối hợp tinh dầu hương nhu trắng và tinh dầu tràm trà Úc ở tỉ lệ 1:2 cho kết quả tốt nhất, có tác động cộng lực trên cả S. aureus, MRSA và K. pneumoniae. Xác định hiệu quả kháng khuẩn của phối hợp tinh dầu tràm trà Úc và tinh dầu hương nhu trắng trên vi khuẩn P. aeruginosa Bảng 5 : Hiệu quả phối hợp của T.T.O và tinh dầu HNT trên chủng P. aeruginosa Nồng độ tinh dầu hương nhu trắng (µl / ml môi trường) B1 125 B2 62,5 B3 31,2 B4 15,6 + B5 7,8 + B6 3,9 + B7 1,95 + B8 0,98 B9 0,49 + N ồn g độ ti nh d ầu tr àm tr à Ú c (µ l / m l m ôi tr ư ờ ng ) A1 125 A1 B1 _ A1 B2 ___ A1 B3 _ A1 B4 _ A1 B5 _ A1 B6 _ A1 B7 _ A1 B8 _ A1 B9 _ A2 62,5 A2 B1 _ A2 B2 _ A2 B3 _ A2B4 _ A2 B5 _ A2 B6 _ A2 B7 _ A2 B8 _ A2B9 _ A3 31,2 + A3B1 _ A3 B2 _ A3 B3 _ A3B4 _ A3 B5 _ A3B6 _ A3B7 _ A3 B8 _ A3B9 _ A4 15,6 + A4 B1 _ A4B2 _ A4 B3 _ A4B4 _ A4 B5 _ A4 B6 _ A4 B7 _ A4 B8 _ A4B9 _ A5 7,8 + A5 B1 _ A5 B2 _ A5 B3 _ A5B4 _ A5 B5 _ A5 B6 _ A5 B7 _ A5 B8 _ A5B9 _ A6 3,9 + A6 B1 _ A6 B2 _ A6 B3 _ A6B4 _ A6 B5 + A6 B6 + A6B7 + A6B8 + A6B9 + A7 1,95 + A7 B1 _ A7B2 + A7 B3 + A7B4 + A7 B5 + A7 B6 + A7 B7 + A7 B8 + A7B9 + A8 0,98 + A8 B1 + A8B2 + A8 B3 + A8B4 + A8 B5 + A8 B6 + A8 B7 + A8 B8 + A8B9 + A9 0,49 + A9 B1 + A9B2 + A9 B3 + A9B4 + A9 B5 + A9 B6 + A9 B7 + A29B8 + A9B9 + Từ kết quả Bảng 5, MIC của phối hợp hai tinh dầu là 15,6 µl O.G /ml + 3,9 µl T.T.O. /ml môi trường (tỉ lệ O.G: T.T.O là 4:1), trong khi MIC của T.T.O và tinh dầu O.G. trên P. aeruginosa lần lượt là 125 µl/ml và 31,3 µl/ml môi trường. Giá trị FIC của phối hợp là 0,53. Như vậy hiệu quả phối hợp của hai tinh dầu là phối hợp cộng lực trên vi khuẩn P. aeruginosa. Tỷ lệ phối hợp O.G:và T.T.O tốt nhất là 4:1. So với tác động riêng lẻ, phối hợp của hai tinh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 215 dầu đã làm tăng hoạt tính kháng khuẩn cụ thể làm giảm 32 lần MIC của T.T.O. và giảm 2 lần MIC của tinh dầu O.G. KẾT LUẬN Các chủng vi khuẩn S. aureus, K. pneumoniae, P. aeruginosa, E. coli phân lập từ bệnh phẩm tại khoa Vi sinh thuộc bệnh viện Thống Nhất đã đề kháng với tỷ lệ cao nhiều kháng sinh điều trị thông thường như amoxicillin/ clavulanic, azithromycin, erythromycin, ciprofloxacin tỷ lệ đề kháng đã lên tới trên 80% đến 100%. Trong số 13 kháng sinh thử nghiệm, chỉ có 1 kháng sinh là imipenem còn cho khả năng nhậy cảm cao. Đây là điều đáng báo động về việc sử dụng kháng sinh trong điều trị. Tinh dầu tràm trà Úc và hương nhu trắng có tính kháng khuẩn cao trên các vi khuẩn đã đề kháng với kháng sinh. Nồng độ MIC của các tinh dầu có giá trị tương đương MIC của các kháng sinh trên các vi khuẩn nhậy cảm. Việc phối hợp 2 tinh dầu trên các chủng vi khuẩn thử nghiệm đều có tính cộng lực càng làm gia tăng khả năng kháng khuẩn. Điều này mở ra khả năng sử dụng các tinh dầu này trong điều trị các tổn thương mất da do bỏng, các tai nạn cũng như các bệnh nhiễm khuẩn thông thường ngoài da khác để giảm nguy cơ đề kháng kháng sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Carson CF, Riley TV (1998), “Antimicrobial activity of Tea Tree Oil” Rural Industries Research and Development Corporation, Australia, pp. 14-29. 2. Nakamura CV, Ueda-Nakamura T, Bando E (1999), “Antibacterial Activity of Ocimum gratissimum L. Essential Oil”, Mem Inst Oswaldo Cruz, 94(5): 675-678. 3. Siervert DM et al. (2008), “Vancomycin-resistant Staphylococcus aureus reported in the United States, 2002- 2006”, Oxford Journal, 46(5): 668-674. 4. Halcón L, Milkus K (2004), “Staphylococcus aureus and wounds: a review of tea tree oil as a promising antimicrobial”, Am J Infect Control 2:121-124. 5. Chambers HF (2001), “The changing epidemiology of Staphylococcus aureus?”, Emerging Infectious Disease, 7(2):250 Ngày nhận bài báo: 14.12.2012 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20.3.2013 Ngày bài báo được đăng: 10.03.2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_khang_khuan_cua_tinh_dau_tram_tra_uc_va_tinh_dau_huong.pdf
Tài liệu liên quan