Bài báo đã trình bày cách áp dụng phương
pháp tải trọng nghịch đảo và phương pháp đường
viền tải trọng cho việc tính toán lực nén giới hạn
cũng như kiểm tra khả năng chịu lực của cột chịu
nén lệch tâm xiên theo TCVN 5574:2012. Việc áp
dụng này khá đơn giản.
Trong bài toán thiết kế cột chịu nén lệch tâm
xiên, thường tiết diện và cốt thép được chọn và thử
dần đến khi nó thoả mãn khả năng chịu lực.
Cách xây dựng họ biểu đồ tương tác phù hợp
với TCVN 5574:2012 cũng đã được trình bày. Các
họ biểu đồ được xây dựng khá đơn giản, không phụ
thuộc vào kích thước tiết diện ngang, mà phụ thuộc
vào tỉ số cốt thép t , cường độ tính toán của vật
liệu, R R R b s sc , , , và khoảng cách từ trọng tâm cốt
thép đến mép tiết diện,a h .
6 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính toán cột chịu nén lệch tâm xiên bằng phương pháp gần đúng, kết hợp với biểu đồ tương tác theo TCVN 5574:2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY CHUẨN – TIÊU CHUẨN
62 Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2016
TÍNH TOÁN CỘT CHỊU NÉN LỆCH TÂM XIÊN BẰNG
PHƯƠNG PHÁP GẦN ĐÚNG, KẾT HỢP VỚI
BIỂU ĐỒ TƯƠNG TÁC THEO TCVN 5574:2012
ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC LOAN
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu phương pháp xác
định khả năng chịu lực của cột chịu nén lệch tâm
xiên sử dụng phương trình tải trọng nghịch đảo và
phương trình đường viền tải trọng, được giới thiệu
bởi Boris Bresler, kết hợp với các họ biểu đồ tương
tác được xây dựng theo TCVN 5574:2012.
1. Giới thiệu
Cột chịu nén lệch tâm xiên là cột chịu đồng thời
một lực nén dọc trục N, và mô men uốn theo hai
phương Mx, My lấy đối với các trục chính của tiết
diện. Hình 1 biểu thị tiết diện cột chịu nén lệch tâm
xiên.
Hình 1. Tiết diện cột chịu nén lệch tâm xiên
Có nhiều phương pháp gần đúng được sử dụng
để thiết kế cột. Trong số đó, có phương pháp cộng
tác dụng, được giới thiệu bởi Moran, cốt thép được
tính riêng với , xN M và , yN M , sau đó cộng kết
quả lại, chi tiết trong [1]. Phương pháp quy đổi lệch
tâm xiên về lệch tâm phẳng được giới thiệu trong
[2]. Phương pháp tải trọng nghịch đảo và phương
pháp đường viền tải trọng, được giới thiệu bởi
Bresler, dựa trên ý tưởng về mặt phá hoại [3]. Dựa
vào nghiên cứu của Bresler về mặt phá hoại, đã có
nhiều tác giả phát triển các công thức gần đúng để
xác định khả năng chịu lực của cột, trong đó có
Parme và cộng sự [4], Mavichak và Furlong [5], Hsu
[6]. Các đồ thị để áp dụng các phương trình của
Bresler hay của Parme được trình bày trong [7].
Một phương pháp gần đúng khác được giới
thiệu bởi Row và Paulay [8], là sử dụng trực tiếp
biểu đồ tương tác cho tiết diện chữ nhật chịu nén
lệch tâm xiên. Mỗi biểu đồ chứa bốn góc phần tư,
mỗi góc phần tư ứng với một góc đặt tải. Khi góc
đặt tải thực tế, arctan( )x
y
M h
M b
, không trùng với
góc đặt tải trong biểu đồ thì phải nội suy.
Trong bài báo này, các tác giả sử dụng công
thức tải trọng nghịch đảo và công thức đường viền
tải trọng của Bresler, kết hợp với họ biểu đồ tương
tác được xây dựng cho tiết diện chịu nén lệch tâm
phẳng, phù hợp với TCVN 5574:2012 [9], để xác
định hay kiểm tra khả năng chịu lực của cột chịu
nén lệch tâm xiên. Bresler [3] đã làm các thí nghiệm
để kiểm chứng công thức, và thấy rằng lực dọc giới
hạn được tính theo công thức khá sát với các kết
quả thí nghiệm, sai số tối đa là 9,4%, và sai số trung
bình là 3,3%.
2. Phương pháp
2.1 Mặt phá hoại và các phương pháp biểu diễn
xấp xỉ
Lực nén giới hạn Nu tác dụng lên cột với các độ
lệch tâm exvà ey phụ thuộc chủ yếu vào kích thước
tiết diện cột, đặc trưng cơ học của vật liệu, số lượng
và cách bố trí cốt thép trong tiết diện, ngoài ra nó
cũng phụ thuộc vào chiều dày lớp bê tông bảo vệ,
loại và cách bố trí cốt đai. Việc thành lập công thức
giải tích để xác định lực dọc giới hạn của cột, phụ
thuộc vào các tham số nêu trên là khá phức tạp, do
sự phức tạp của việc xác định vị trí trục trung hòa.
Biểu diễn toán học của lực dọc giới hạn được giả
thiết là một hàm tạo nên một mặt phá hoại
1 , ,u x yS N e e , hình 2. Mặt 1 , ,u x yS N e e có thể
được biểu diễn xấp xỉ như mặt 2
1
, ,x y
u
S e e
N
, hình
3, hay mặt 3 , ,u x yS N M M , hình 4.
QUY CHUẨN – TIÊU CHUẨN
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2016 63
Hình 2. Mặt phá hoại
1 , ,u x yS N e e
Hình 3. Mặt phá hoại
2
1
, ,x y
u
S e e
N
Hình 4. Mặt phá hoại
3 , ,u x yS N M M
Phương pháp tải trọng nghịch đảo: Phương
pháp này được xây dựng dựa vào mặt S2, và được
biểu diễn xấp xỉ như phương trình (1). Chi tiết của
việc biểu diễn xấp xỉ xem trong [3]
uoyoxou NNNN
1111
(1)
trong đó, uN - giá trị gần đúng của lực nén giới
hạn của cột chịu nén lệch tâm xiên, với các độ lệch
tâm là , x ye e . 0xN - lực nén giới hạn của cột chịu
nén lệch tâm phẳng, với độ lệch tâm là xe . 0yN - lực
nén giới hạn của cột chịu nén lệch tâm phẳng, với
độ lệch tâm là ye . 0uN - lực nén giới hạn của cột
chịu nén đúng tâm.
Phương pháp đường viền tải trọng: Phương
pháp này được xây dựng dựa vào mặt S3, và được
biểu diễn như phương trình (2). Chi tiết của việc
biểu diễn xấp xỉ xem trong [3].
21
1yx
xo yo
MM
M M
(2)
trong đó: , x yM M lần lượt là mô men thiết kế lấy
đối với trục x và trục y, 0 0, x yM M lần lượt là mô
men giới hạn khi lực dọc chỉ đặt lệch tâm theo
phương y, và theo phương x. Các số mũ 1 2,
phụ thuộc vào kích thước mặt cắt ngang, diện tích
và cách bố trí cốt thép, cường độ của vật liệu, và
được xác định bằng thực nghiệm. Bresler gợi ý lấy
1 2 , khi đó, đường tương tác được thể
hiện trong hình 5. Trong thiết kế thực hành, có thể
lấy 1,5 cho tiết diện chữ nhật, 1,5 2,0 cho
tiết diện vuông.
Hình 5. Đường tương tác để xác định hệ số
2.2 Họ biểu đồ tương tác theo TCVN 5574:2012
Hình 6 biểu thị cột chịu nén lệch tâm phẳng, cốt
thép đặt theo chu vi.
Từ hình 6, viết phương trình cân bằng lực lên
phương trục cột, và phương trình cân bằng mô men
với trục cột, lần lượt được
u b si siN R bx A (3)
0 2 2u u b si si si
h x
M N e R bx A z
(4)
trong đó, uN - lực nén giới hạn, uM - mô men
giới hạn trong mặt phẳng chứa cạnh h, - hệ số
kể đến ảnh hưởng của uốn dọc, bR - cường độ
chịu nén tính toán của bê tông. Các kí hiệu còn lại
xem trên hình 6.
Ứng suất trong lớp cốt thép thứ i, si được tính
theo công thức thực nghiệm (5), như dưới đây. Ta
thấy rằng, ứng suất si phụ thuộc vào hai tham số
cơ bản, là cường độ chịu nén tính toán của bê tông
bR , và chiều cao vùng nén quy đổi x , (tương ứng là
vị trí trục trung hòa).
QUY CHUẨN – TIÊU CHUẨN
64 Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2016
, 1
1
1,1
sc u
si
i
(5)
0
i
i
x
h
(6)
trong đó: , 500sc u (MPa), 0,85 0,008 bR ,
0ih là khoảng cách từ trọng tâm lớp thép thứ i đến
mép chịu nén AB, xem trên hình 6.
Hình 6. Cột chịu nén lệch tâm phẳng, cốt thép
đặt theo chu vi
Trong phương trình (5), nếu 0si thì lớp cốt
thép thứ i chịu nén, nếu 0si thì lớp cốt thép thứ
i chịu kéo. Trong mọi trường hợp, ứng suất trong
cốt thép phải thỏa mãn điều kiện sc si sR R , với
,sc sR R lần lượt là cường độ chịu nén tính toán và
cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép. Chi tiết
của các phương trình (3) đến (6) xem trong [9].
Phương trình (3) đến (6) là bốn phương trình cơ
bản được sử dụng để xây dựng các họ biểu đồ
tương tác. Thông thường, các họ biểu đồ được xây
dựng không phụ thuộc vào kích thước tiết diện, mà
phụ thuộc vào cường độ tính toán của vật liệu,
, ,b s scR R R , hàm lượng cốt thép dọc t , khoảng
cách từ trọng tâm cốt thép đến mép tiết diệna h . Ví
dụ, áp các phương trình (3) đến (6) cho tiết diện có
12 thanh cốt dọc (trên mỗi cạnh có 4 thanh), hình 7,
ta được các phương trình để xây dựng họ biểu đồ
tương tác như sau:
1 2
1 1
1
3 6
u
b t sc s t s s
N a
R R
bh h
(7)
1 22
1 1 1 1 1
1 1
2 2 3 2 18 2
u
b sc s t s s t
M a a a a
R R
bh h h h h
(8)
0
1 1
01 01
0,85 0,0081 500
3 ; 1
0,85 0,008 11 31
11,1
b
s
b
h Rx a h
R a hh h a h
a h
(9)
QUY CHUẨN – TIÊU CHUẨN
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2016 65
0
2 2
02 02
1 0,85 0,0083 500
; 1
0,85 0,008 12 1 2 31
1,1 2 1 2
b
s
b
a hh Rx
R a hh h a h
a h
(10)
Hình 7. Tiết diện có 12 thanh cốt dọc
Trong hình 7, ứng suất trong cốt thép 'sA luôn
đạt scR , ứng suất trong cốt thép sA có thể là ứng
suất kéo hay ứng suất nén, và có thể đạt giới hạn
chảy hay không, phụ thuộc vào giá trị cho trước.
Nếu R thì s sR , nếu R thì s được
tính theo công thức (11) cho bê tông không lớn hơn
B30, hoặc công thức (5), cho bê tông lớn hơn B30,
và phải thỏa mãn điều kiện sc s sR R
02 2 1
1s sR
x h
R
(11)
Từ các phương trình (7) và (8), chọn trước
, , , b s scR R R a h và cho chạy trong khoảng [0,
1], cho t stA bh chạy trong khoảng [0,5%, 6%] ta
sẽ vẽ được họ biểu đồ tương tác không phụ thuộc
vào kích thước tiết diện ngang, với trục đứng là u
N
bh
, và trục ngang là
2
uM
bh
.
3. Ví dụ
Tính toán cốt dọc cho cột của khung siêu tĩnh
chịu nén lệch tâm xiên. Biết kích thước tiết diện là
300 500mm . Độ lệch tâm ngẫu nhiên theo
phương x là 15axe mm , theo phương y là
10aye mm . Lực nén tính toán N = 1500kN, mômen
uốn tính toán theo hai phương lần lượt là
200 xM kNm , 100 yM kNm . Bê tông B25 có
14,5 bR MPa , hệ số điều kiện làm việc của bê
tông, 1b , cốt thép nhóm CIII có
365 s scR R MPa . Hệ số kể đến ảnh hưởng của
uốn dọc 1,0x y . Chiều dày lớp bê tông bảo
vệ 0 20 c mm .
Lời giải: Chọn trước cốt thép chịu lực 12 18 có
23052 , 2,03%stst t
A
A mm
bh
, bố trí như hình 8,
mỗi cạnh có bốn thanh thép, sau đó kiểm tra tiết
diện đã chọn theo phương pháp tải trọng nghịch
đảo và phương pháp đường viền tải trọng. Họ biểu
đồ tương tác cho tiết diện 12 thanh, ứng với
0,06
a
h
và 0,1
a
h
được xây dựng theo TCVN
5574, và được thể hiện trên hình 9 và hình 10. Từ
các họ biểu đồ này, ta tra được 0 0,x yN N để thay
vào phương trình (1), hoặc 0 0,x yM M để thay vào
phương trình (2).
Hình 8. Tiết diện cột cho ví dụ
QUY CHUẨN – TIÊU CHUẨN
66 Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2016
Hình 9. Họ biểu đồ tương tác, a/h=0,06
Hình 10. Họ biểu đồ tương tác, a/h=0,1
3.1 Kiểm tra cột theo phương pháp tải trọng nghịch đảo
Lực dọc giới hạn của cột chịu nén đúng tâm, 0uN
0 14,5 300 500 365 3052 3288u b sc stN R bh R A kN
Lực dọc giới hạn của cột chịu nén lệch tâm theo phương x, 0xN
1
200 1000
133
1500
x
x
M
e mm
N
0 1max( , ) 133x x axe e e mm
6
2 2
200 10
2,67
300 500
xM
bh
Từ biểu đồ hình 9, tra được 0 15x
N
bh
0 15 300 500 2250xN kN
Lực dọc giới hạn của cột chịu nén lệch tâm theo phương y, 0yN
1
100 1000
66,7
1500
y
y
M
e mm
N
0 1max( , ) 66,7y y aye e e mm
6
2 2
100 10
2,22
500 300
yM
hb
Từ biểu đồ hình 10
30
0,1
300
a
h
, tra được 0 16y
N
bh
0 16 500 300 2400yN kN
Kiểm tra theo phương trình tải trọng nghịch đảo, phương trình (1)
1 1 1 1 1 1 1 1
2250 2400 3288 1795u xo yo uoN N N N
0 1795 1500yN kN N . Cột an toàn
3.2 Kiểm tra cột theo phương pháp đường viền tải trọng
31500 10
10
300 500
N
bh
Tính mômen giới hạn theo phương x, 0xM
Tra biểu đồ hình 9, với 10
N
bh
, 0,0203t và 0,06
a
h
ta được 0
2
4x
M
bh
QUY CHUẨN – TIÊU CHUẨN
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2016 67
2
0 4 300 500 300xM kNm
Tính mômen giới hạn theo phương y, 0yM
Tra biểu đồ hình 10, với 10
N
bh
, 0,0203t và 0,1
a
h
ta được 0
2
3,6y
M
hb
2
0 3,6 500 300 162yM kNm
Kiểm tra theo phương trình đường viền tải trọng, phương trình (2).
Từ hình 5, có
200 100
0,67; 0,62
300 162
yx
xo yo
MM
M M
, vậy 1,6
1,6 1,6
200 100
0,98 1,0
300 162
yx
xo yo
MM
M M
. Cột an toàn.
4. Kết luận
Bài báo đã trình bày cách áp dụng phương
pháp tải trọng nghịch đảo và phương pháp đường
viền tải trọng cho việc tính toán lực nén giới hạn
cũng như kiểm tra khả năng chịu lực của cột chịu
nén lệch tâm xiên theo TCVN 5574:2012. Việc áp
dụng này khá đơn giản.
Trong bài toán thiết kế cột chịu nén lệch tâm
xiên, thường tiết diện và cốt thép được chọn và thử
dần đến khi nó thoả mãn khả năng chịu lực.
Cách xây dựng họ biểu đồ tương tác phù hợp
với TCVN 5574:2012 cũng đã được trình bày. Các
họ biểu đồ được xây dựng khá đơn giản, không phụ
thuộc vào kích thước tiết diện ngang, mà phụ thuộc
vào tỉ số cốt thép t , cường độ tính toán của vật
liệu, , ,b s scR R R , và khoảng cách từ trọng tâm cốt
thép đến mép tiết diện,a h .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] R. Park and T. Paulay (1975). Reinforced concrete
structures. New York.
[2] BS 8110-1:2005. Structural use of concrete, Part 1:
Code of practice for design and construction.
[3] B. Bresler (1960). Design Criteria for Reinforced
Columns under Axial Load and Biaxial Bending.
Journal of the American concrete institute.
[4] Parme A. L., Nieves J. M., Gouwens A. (sept. 1966).
Capacity of Reinforced Rectangular Columns
Subject to Biaxial Bending. ACI Journal,
Proceedings V.63, No. 9, pp. 911-923.
[5] V. Mavichak and R.W.Furlong (1976). Strength and
stiffness of RC columns under biaxial bending.
Texas State 5
Department of Highways and Public Transportation;
Transportation Planning Division.
[6] T. Hsu (1988). Analysis and Design of Square and
Rectangular Columns by Equation of Failure
Surface. ACI Structural Journal.
[7] ACI 340R-97. ACI Design Handbook, Design of
Structural Reinforced Concrete Elements in
Accordance with the Strength Design Method of ACI
318-97.
[8] Row D. G., Paulay T.(September 1973). Biaxial
flexural and axial load interaction in short rectangular
reinforced concrete columns. Bulletin of the N.Z.
Society for Earthquake Engineering, Vol. 6, No. 3.
[9] TCVN 5574:2012 (2012), Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu
bê tông cốt thép, Nhà Xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
Ngày nhận bài:13/6/2016.
Ngày nhận bài sửa lần cuối:19/9/2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1481701506ngocloan_5778.pdf