Những kết quả tính toán trên Bảng 2 cho
thấy, vào những ngày bình thường, sức chịu tải
môi trường của VQG Cúc Phương nhìn chung
không vượt quá khả năng cho phép, thậm chí
ở mức tải rất nhẹ, ngoại trừ khả năng đáp ứng
của hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Điều
này cho thấy lượng khách du lịch đến VQG Cúc
Phương nhìn chung ít so với năng lực hiện có
ở ngày bình thường. Tuy nhiên, vào những
dịp cuối tuần, ngày lễ lượng du khách đã vượt
ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái, về khả năng
cung cấp nước sạch, hệ thống giao thông của
VQG Cúc Phương.
Để phát triển du lịch bền vững tại VQG Cúc
Phương, cần có phương án hạn chế khách du
lịch trong mùa cao điểm, tổ chức các tuyến
tham quan hợp lý với giới hạn về thời gian và số
lượng khách cũng như số lượt tham quan/ngày
để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển bình thường của các loài
động, thực vật, đặc biệt đối với những ngày cao
điểm. Bên cạnh đó, theo tính toán nêu trên, sức
chịu tải môi trường sẽ được nâng cao nếu hạ
tầng cấp nước, hạ tầng xử lý chất thải, hạ tầng
giao thông và hệ thống cơ sở vật chất cũng như
trang thiết bị phục vụ du lịch được đầu tư xây
dựng, nâng cấp, mở rộng./.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính toán sức chịu tải môi trường du lịch của vườn quốc gia Cúc Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 12 - Tháng 12/2019
49
TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI MÔI TRƯỜNG DU LỊCH
CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
Trương Sỹ Vinh
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
Ngày nhận bài 5/12/2019; ngày chuyển phản biện 6/12/2019; ngày chấp nhận đăng 20/12/2019
Tóm tắt: Vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia (VQG) đầu tiên của Việt Nam. Nhờ những lợi
thế về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hóa và lịch sử, VQG đã trở thành
điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước,... Hiện nay, tổng lượng khách du
lịch đến VQG trung bình khoảng 85.000 lượt/năm (giai đoạn 2011-2018), trong đó khách du lịch quốc tế
chiếm khoảng 15%. Việc gia tăng các hoạt động du lịch tại đây đã gây ra nhiều hệ lụy nhất định, đặc biệt
sức ép đến môi trường sinh thái. Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của hoạt động du lịch đến môi trường
của VQG, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá về khả năng chịu tải của môi trường ở VQG dưới tác
động của hoạt động du lịch. Mục tiêu của bài báo là xác định mức độ chịu tải của các yếu tố thành phần
môi trường trong phát triển du lịch ở VQG làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững. Bài
báo sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các công thức đã được áp dụng trong nhiều nghiên
cứu có liên quan. Những kết quả tính toán cho thấy, vào những ngày bình thường, sức chịu tải môi trường
của VQG Cúc Phương nhìn chung không vượt quá khả năng cho phép, tuy nhiên, vào những ngày cao điểm,
lượng du khách đến VQG đã vượt ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái, về khả năng cung cấp nước sạch và hệ
thống giao thông.
Từ khóa: Cúc Phương, sức chịu tải môi trường du lịch, du lịch bền vững.
1. Mở đầu
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định:
“Sức chịu tải của môi trường là giới hạn chịu
đựng của môi trường đối với các nhân tố tác
động để môi trường có thể tự phục hồi”. Theo
đó, khái niệm về sức chịu tải môi trường và khả
năng tự phục hồi của môi trường được xác định
dựa trên việc nghiên cứu các chất ô nhiễm được
đưa vào môi trường tự nhiên sẽ biến đổi theo
thời gian và bị loại bỏ mà không có bất kỳ sự can
thiệp nào của con người được gọi là quá trình tự
làm sạch hay tự phục hồi.
Sức chịu tải môi trường du lịch là một khái
niệm có nội hàm rộng và được hiểu theo nhiều
cách khác nhau. Đã có nhiều khái niệm được
đưa ra, nhưng nhìn chung đều thống nhất cho
rằng sức chịu tải môi trường du lịch là khả năng
đáp ứng lượng khách tối đa trong không gian
khu điểm du lịch mà không gây tổn hại tới môi
trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội và ảnh
hưởng tới chất lượng trải nghiệm của khách du
lịch [5-7]. Tùy theo tính chất của khu, điểm du
lịch, sức chịu tải môi trường du lịch có thể bao
gồm sức chịu tải của các yếu tố thành phần như
sức chịu tải hệ sinh thái, sức chịu tải của hạ tầng
kinh tế - xã hội (hệ thống cấp nước, giao thông,
thu gom và xử lý chất thải,), trong không gian
phát triển du lịch. Mức độ quan trọng của các
yếu tố thành phần này và mối liên hệ giữa chúng
đối với sức chịu tải môi trường của điểm đến du
lịch không như nhau, phụ thuộc vào điều kiện,
hoàn cảnh không gian và thời gian cụ thể [7].
Việc tính toán sức chịu tải môi trường của
điểm đến du lịch nhằm đánh giá mức chịu tải
hiện tại của điểm đến và trên cơ sở kết quả đánh
giá, khuyến cáo các nhà quản lý phải có các biện
pháp để kiểm soát các tác động từ hoạt động
du lịch nằm trong ngưỡng chịu tải của các thành
phần môi trường tự nhiên cũng như phù hợp
Liên hệ tác giả: Trương Sỹ Vinh
Email: vinhts.itdr@vietnamtourism.gov.vn
50 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 12 - Tháng 12/2019
với khả năng đáp ứng của các điều kiện về kinh
tế - xã hội tại mỗi khu, điểm du lịch. Chính vì vậy,
sức chịu tải môi trường của điểm đến du lịch có
thể được coi là một trong các chỉ số quan trọng
phản ánh mức độ phát triển bền vững của điểm
đến [1, 2, 5].
VQG Cúc Phương là một trong những điểm
du lịch sinh thái nổi tiếng ở Việt Nam. Sự phát
triển của hoạt động du lịch ở đây đã góp phần
hỗ trợ cho công tác bảo tồn, nâng cao nhận thức
về môi trường cho du khách. Tuy nhiên, sự phát
triển của du lịch ở đây cũng đã có những tác
động nhất định đến cảnh quan, tài nguyên du
lịch sinh thái do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là
do sự quá tải về lượng du khách trong thời gian
cao điểm. Đã có nhiều nghiên cứu về tác động
của hoạt động du lịch đến môi trường của VQG
Cúc Phương, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào
đánh giá về khả năng chịu tải của môi trường ở
VQG dưới tác động của hoạt động du lịch.
Nghiên cứu này tập trung đánh giá sức chịu
tải môi trường du lịch hiện tại của VQG Cúc
Phương làm căn cứ giúp các nhà quản lý đề ra
các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại
điểm du lịch này.
2. Số liệu và phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này các số liệu thống kê về
khách du lịch, số phòng lưu trú, hệ thống thu
gom và xử lý chất thải, hệ thống cung cấp nước,
hệ thống giao thông, được thu thập từ các báo
cáo thống kê hàng năm của VQG Cúc Phương.
Các số liệu liên quan khác được thu thập từ các
đề án về bảo tồn và phát triển du lịch của VQG
Cúc Phương.
Phương pháp nghiên cứu chính được sử
dụng trong nghiên cứu là tính toán và phân
loại các yếu tố thành phần của sức chịu tải môi
trường du lịch của VQG Cúc Phương theo các
công thức đã được mô tả trong các tài liệu [4,
5, 9]. Cụ thể:
- Sức chịu tải của hệ sinh thái
E1=U/PCC (1)
U - Số lượt khách du lịch/ngày.
PCC - Số lượng khách du lịch có thể tải được
trong một ngày của không gian xác định. PCC
được tính toán theo phương pháp của Cifuentes
(đã được IUCN sử dụng trong [4]).
PCC = A × D × Rf (2)
A - diện tích/chiều dài; D - mật độ khách
hay là diện tích/chiều dài chiếm dụng của một
khách; Rf - là yếu tố quay vòng (số lượng khách
cho phép thăm trong ngày) và được tính theo
công thức sau: Rf = chu kỳ mở cửa/thời gian
trung bình của một chuyến thăm.
Các thông số A và Rf được xác định trên cơ
sở các quy định và số liệu thống kê của VQG Cúc
Phương [3]. Tham số mật độ khách D (khoảng
cách tối thiểu giữa các nhóm tham quan, khoảng
cách giữa mỗi khách trong nhóm) phụ thuộc vào
đặc điểm của từng khu vực tham quan và được
lấy theo số liệu thống kê của VQG Cúc Phương
và kinh nghiệm tính toán đối với một số VQG
nêu trong [8].
- Sức chịu tải của hạ tầng kinh tế - xã hội
+ Sức chịu tải của hệ thống cấp nước
E
2
= P
yc
/P
hc
(3)
P
hc
là tổng công suất nước cấp hiện có của
điểm du lịch (m3/ngày.đêm)
P
yc
là tổng công suất nước cấp cần có của
điểm du lịch, đảm bảo cho sinh hoạt của dân cư
và khách du lịch (m3/ngày.đêm)
+ Sức chịu tải của hệ thống xử lý chất thải
E
3
= M / N (4)
M: Tổng lượng chất thải rắn/ngày hoặc tổng
lượng chất thải lỏng/ngày
N: Lượng CTR đã được thu gom và vận
chuyển đi xử lý/ngày hoặc tổng lượng chất thải
lỏng đã được xử lý/ngày.
+ Sức chịu tải của hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch
E
4
=U/B (5)
U - Số lượt khách du lịch/ngày
B - Số lượng giường ngủ hiện có của điểm
du lịch
+ Sức chịu tải của hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông bao gồm các tuyến giao
thông và các bãi đỗ xe của khu, điểm du lịch. Sức
chịu tải của hệ thống giao thông được tính theo
công thức:
E
5
= U/X (6)
U - Số lượng khách du lịch/ngày
X - Số lượng khách du lịch cao nhất mà các
tuyến giao thông hoặc các bãi đỗ xe có thể đáp
ứng. X được xác định bằng cách sử dụng công
thức Boullón (1985):
X = n x L/D (7)
Trong đó, đối với các tuyến giao thông: L -
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 12 - Tháng 12/2019
51
chiều dài tuyến đường; D - mật độ xe lưu thông
hay là chiều dài chiếm dụng của một xe lưu
thông (D = K+ Lx, trong đó K là khoảng cách an
toàn cho phép giữa hai xe và Lx là chiều dài của
xe tham gia giao thông); n - số khách/xe
Đối với các bãi đỗ xe, L là diện tích của bãi
đỗ, D là diện tích chiếm chỗ của mỗi xe và n là
số bãi đỗ xe.
Các kết quả tính toán sức chịu tải nêu trên
đều là các giá trị không thứ nguyên. Theo Cui
Fengjun (1995) và LiuShi-dong (2009) [5, 9],
kết quả tính toán thường được phân thành ba
loại: Nhỏ hơn 1, bằng 1 và lớn hơn 1. Nếu kết
quả nhỏ hơn 1, điều đó có nghĩa là sức chịu tải
không vượt quá khả năng cho phép và có thể
được coi là điều kiện tải nhẹ; nếu kết quả bằng
1, có nghĩa là sức chịu tải ở trạng thái phù hợp
hay điều kiện tải phù hợp; nếu kết quả lớn hơn
1 có nghĩa là sức chịu tải hiện tại đã vượt quá
khả năng cho phép, có thể coi là tình trạng quá
tải.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Sức chịu tải của hệ sinh thái
VQG Cúc Phương có nhiều tuyến, điểm tham
quan khác nhau. Tùy vào đặc thù của mỗi tuyến,
điểm tham quan, các thông số tính toán A,D, Rf
có thể khác nhau. Việc tính toán tham số PCC sẽ
được thực hiện cho từng tuyến tham quan, theo
công thức (1), sau đó sẽ tính tổng PCC của toàn
bộ các tuyến, trên cơ sở đó sẽ xác định sức chịu
tải của toàn tuyến du lịch.
* Tuyến Động người xưa - cây Đăng cổ thụ
Chiều dài của tuyến khoảng 3.000m. Khách
đi theo nhóm, mỗi nhóm 10 người, chiều dài
tiêu chuẩn của mỗi nhóm trên tuyến là 110m.
Thời gian mở cửa cho khách du lịch tham quan
hàng ngày là 10h (từ 7h00-17h00); thời gian
tham quan trung bình của 1 nhóm khách cho
tuyến này là 6h (hệ số luân chuyển Rf = 10/6 =
1,66 lần/ngày).
Theo công thức (2) ta có:
* Tuyến Trung tâm Bống - cây Chò nghìn năm
Chiều dài của tuyến khoảng 3.500m. Khách
đi theo nhóm, mỗi nhóm 10 người, chiều dài
tiêu chuẩn của mỗi nhóm trên tuyến đường là
110m. Thời gian mở cửa cho khách du lịch tham
quan hàng ngày là 10h (từ 7h00-17h00); thời
gian tham quan trung bình của 1 nhóm khách
là 5h (hệ số luân chuyển Rf = 10/5 = 2 lần/ngày).
Theo công thức (2) ta có:
Tính toán tương tự cho các tuyến tham quan
khác ta có kết quả tính toán PCC cho 7 tuyến
tham quan chính của VQG Cúc Phương (Bảng 1).
(khách/ngày)
(khách/ngày)
Bảng 1. Kết quả tính toán PCC của các tuyến tham quan chính tại VQG Cúc Phương
TT Tên tuyến tham quan Chiều dài
(m)
Rf
(lần/ngày)
PCC
(khách/ngày)
1 Vườn thực vật và các trung tâm cứu hộ động vật 3.000 2,00 565
2 Động Người xưa - cây Đăng cổ thụ 3.000 1,66 469
3 Trung tâm Bống - cây Chò nghìn năm 3.500 2,00 656
4 Cây Đăng Đồng Cơn 2.000 2,50 480
5 Đỉnh Kim giao - động Trăng khuyết 5.000 1,00 465
6 Trung tâm Bống - đỉnh Mây Bạc 3.500 2.00 656
7 Hai cây Đăng mới 3.500 1,66 545
Tổng 23.500 3.836
Theo thống kê lượng khách du lịch tại VQG
Cúc Phương năm 2018 là 120.900 hay trung
bình 1 ngày có 331 khách du lịch đến.
Theo công thức (1) ta có:
E1= 331/3836 = 0,086 (8,6%)
Tuy nhiên, vào ngày cao điểm, có tới
9.000 lượt khách du lịch/ngày đến VQG. Khi đó,
E1= 9.000/3.836 =2,35 (235%).
Như vậy, vào những ngày bình thường VQG
Cúc Phương vẫn đủ sức đón khách, tuy nhiên vào
3.000 1 10 1,66
110
PCC = + × ×
3.000 1 10 2
110
PCC = + × ×
52 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 12 - Tháng 12/2019
ngày cao điểm lượng du khách đã vượt ngưỡng
chịu tải về sinh thái của VQG Cúc Phương.
3.2. Sức chịu tải của hạ tầng kinh tế - xã hội
- Sức chịu tải của hệ thống cấp nước
Công suất hiện có của hệ thống cấp nước
là 30m3/ngày.đêm. Số lượng khách du lịch lưu
trú trung bình một ngày trong năm 2018 là
26.255/365=72. Số khách du lịch cao nhất trong
ngày là 206 (lấp đầy toàn bộ cơ sở lưu trú). Số
lượng cán bộ của vườn hoạt động thường xuyên
trong ngày là 20. Nếu mỗi khách du lịch cần
320 lít/ngày.đêm thì đối với ngày thường:
E2 = (92x0,32)/30=0,98 (98%)
Ngày cao điểm:
E2 = (226x0,32)/30=2,41 (241%)
Như vậy, vào ngày thường, nước sạch đủ
dùng cho khách du lịch lưu trú tại VQG Cúc
Phương. Tuy nhiên, ngày cao điểm thì công suất
nước hiện tại là không đủ.
- Sức chịu tải của hệ thống thu gom và xử lý
chất thải
+ Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
Theo số liệu thống kê, trung bình mỗi ngày
hoạt động du lịch, bảo tồn và các hoạt động
khác ở VQG sẽ thải ra 25,5m3/ngày. Vào ngày cao
điểm, lượng nước thải có thể cao gấp 2 lần. Hiện
nay, tại VQG Cúc Phương đã xây dựng 24 bể xử
lý theo công nghệ Bastaf, thể tích mỗi bể là 2m3.
Theo tiêu chuẩn thiết kế của bể loại này, lượng
nước thải xử lý được vào khoảng 1/3 thể tích.
Như vậy, hệ thống trên sẽ xử lý được khoảng
(24 x 2)/3= 16m3 nước thải mỗi ngày, tương
đương 5.840m3/năm.
Theo công thức (4) ta có sức chịu tải của
hệ thống thu gom và xử lý nước thải là ngày
thường: E
3n
= 25,5/16 =1,59(159%) và ngày cao
điểm là E
3n
= 51/16 =3,18(318%)
Như vậy, nếu toàn bộ nước thải của khu du
lịch đều qua 24 bể Bastaf thì các bể không đủ
năng lực xử lý ở cả ngày thường và ngày cao
điểm.
+ Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn
Hiện nay, VQG Cúc Phương có khoảng 500
thùng nhựa đựng rác loại 200 lít và 100 lít; 03
điểm lưu chứa rác tạm thời với thể tích mỗi
điểm chứa rác là 30m3. Nếu được vận chuyển
đi xử lý trong ngày, mỗi điểm chứa rác sẽ chứa
được khoảng 11,25 tấn rác thải, vậy hệ thống
thu gom rác thải tại VQG Cúc Phương sẽ đáp
ứng được khoảng 33,75 tấn/ngày, tương đương
với 12,320 tấn/năm. Ước tính lượng phát sinh
CTR tại VQG Cúc Phương trung bình là khoảng
222kg/ngày.
Theo công thức (4) ta có sức chịu tải của
hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn là:
E
3r
= 222/33.750 =0,0065 (0,65%).
Đối với ngày cao điểm, theo thống kê, lượng
rác thải có thể tăng cao gấp 20 lần. Khi đó:
E
3r
= 222x 20/33.750 =0,13 (13%).
- Sức chịu tải của hệ thống cơ sở lưu trú
VQG Cúc Phương hiện có 372 giường phục
vụ khách du lịch. Như vậy, theo công thức (5) ta
có: E
4
= 72/372 =0,193 (19,3%)
Theo số liệu thống kê của VQG Cúc Phương,
tỷ lệ khách lưu trú ở VQG khoảng 22-28% trong
tổng số khách đến. Như vậy, vào ngày cao điểm,
lượng khách có nhu cầu lưu trú có thể đạt xấp xỉ
2.000 khách. Khi đó, E
4
= 2.000/372 =5,38 (538%).
- Sức chịu tải của hệ thống giao thông
Sức chịu tải của hệ thống giao thông được
tính cho tuyến giao thông chính nối từ trung tâm
hành chính (cổng Vườn) đến trung tâm Bống và
hệ thống các bãi đỗ xe của VQG.
Tuyến giao thông nối từ trung tâm hành
chính (cổng Vườn) đến trung tâm Bống được
xem là tuyến quyết định đến khả năng đáp ứng
của hệ thống giao thông của VQG. Tuyến giao
thông này dài khoảng 20.000m, một làn xe. Các
tham số để tính toán sức chịu tải của tuyến giao
thông này được xác định như sau: Chiều dài của
xe tham gia giao thông tính quy đổi cho ô tô loại
45 chỗ ngồi là 12,2m; khoảng cách an toàn cho
phép giữa hai xe là 24,4m. Theo đó, số lượng
xe tối đa có thể di chuyển trên tuyến này là:
20.000/36,6 = 546 (xe).
VQG Cúc Phương hiện tại có 3 bãi đỗ xe (tại
cổng vườn, khu Hồ Mạc và trung tâm Bống)
với tổng diện tích là 2.400m2. Diện tích chiếm
chỗ tiêu chuẩn cho xe 45 chỗ là 40m2. Theo
đó, số lượng xe tối đa có thể chứa được là:
2.400/40 =60 (xe).
Giả thiết xe lên Cúc Phương và chờ để đón
khách về trong ngày, khi đó tổng số xe chờ lớn
nhất tương đương số xe có thể đỗ tại các bãi đỗ,
có nghĩa là trong một ngày, số lượng xe tối đa có
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 12 - Tháng 12/2019
53
thể đến Cúc Phương chỉ là 60 xe (mặc dù tuyến
giao thông có thể cho phép tới 546 xe), tương
đương 2.700 khách.
Theo công thức (6) ta có:
Đối với ngày thường: E
5
= 331/2.700 = 0,123
(12,3%).
Đối với ngày cao điểm: E
5
= 9.000/2.700
=3,33(333%).
Trên cơ sở các tính toán nêu trên, ta có bảng
tổng hợp các thành phần của sức chịu tải môi
trường du lịch của VQG Cúc Phương (Bảng 2).
Từ bảng trên có thể thấy, nếu không xem xét
đến khả năng đáp ứng của hệ thống thu gom và
xử lý nước thải thì những ngày thường, lượng
khách du lịch đến VQG còn ít và dưới mức chịu
tải của khu du lịch. Tuy nhiên, vào những ngày
cao điểm, VQG đã quá tải với mức độ cao ở
hầu hết các chỉ số, đặc biệt đối với sức chịu tải
hệ sinh thái vì đây là dạng tài nguyên du lịch
chính của khu du lịch. Nếu kết quả tính toán
đưa thêm vào các yếu tố ảnh hưởng đến sức
chịu tải hệ sinh thái như các hệ số hạn chế về
thời tiết, địa hình, về sự tác động tới động vật
và thảm thực vật tự nhiên từ khách du lịch,
thì chỉ số quá tải ngày cao điểm còn cao hơn
nhiều. Trong bảng trên cũng chỉ ra sự quá tải
của hệ thống có sở lưu trú vào ngày cao điểm,
tuy nhiên, đây không phải là chỉ số đáng quan
ngại bởi thực tế không khuyến khích việc lưu
trú quá nhiều trong VQG.
4. Kết luận
Những kết quả tính toán trên Bảng 2 cho
thấy, vào những ngày bình thường, sức chịu tải
Bảng 2: Tổng hợp kết quả tính toán các thành phần của sức chịu tải môi trường du lịch
của VQG Cúc Phương
Các thành phần của sức chịu tải môi trường du lịch Chỉ số ngày thường (%) Chỉ số ngày cao điểm (%)
Sức chịu tải hệ sinh thái (E1) 8,6 235
Sức chịu tải môi trường hạ tầng KTXH
+ Hệ thống cấp nước (E2) 98 241
+ Hệ thống thu gom và xử lý nước thải (E3n) 159 318
+ Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn (E
3r
) 0,65 13
+ Hệ thống cơ sở lưu trú (E
4
) 19,3 538
+ Hệ thống giao thông (E
5
) 12,3 333
môi trường của VQG Cúc Phương nhìn chung
không vượt quá khả năng cho phép, thậm chí
ở mức tải rất nhẹ, ngoại trừ khả năng đáp ứng
của hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Điều
này cho thấy lượng khách du lịch đến VQG Cúc
Phương nhìn chung ít so với năng lực hiện có
ở ngày bình thường. Tuy nhiên, vào những
dịp cuối tuần, ngày lễ lượng du khách đã vượt
ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái, về khả năng
cung cấp nước sạch, hệ thống giao thông của
VQG Cúc Phương.
Để phát triển du lịch bền vững tại VQG Cúc
Phương, cần có phương án hạn chế khách du
lịch trong mùa cao điểm, tổ chức các tuyến
tham quan hợp lý với giới hạn về thời gian và số
lượng khách cũng như số lượt tham quan/ngày
để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển bình thường của các loài
động, thực vật, đặc biệt đối với những ngày cao
điểm. Bên cạnh đó, theo tính toán nêu trên, sức
chịu tải môi trường sẽ được nâng cao nếu hạ
tầng cấp nước, hạ tầng xử lý chất thải, hạ tầng
giao thông và hệ thống cơ sở vật chất cũng như
trang thiết bị phục vụ du lịch được đầu tư xây
dựng, nâng cấp, mở rộng./.
54 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 12 - Tháng 12/2019
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
1. Huỳnh Tấn Hải (2015), Đánh giá sức tải du lịch sinh thái tại khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, Luận
văn Thạc sỹ, Trường Đại học Nha Trang.
2. Nguyễn Văn Hoàng (2012), “Đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch - sự cần thiết cho quy hoạch
và quản lí phát triển du lịch biển”, Tạp chí Khoa học ĐHSP Tp.HCM, số 38, năm 2012.
3. Ban Quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương (2016), Đề án du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tài liệu tiếng Anh
4. Ceballos-Lascurain, Hector (1996), Tourism, Ecotourism, and Protected Areas: The State of
Nature-Based Tourism Around the World and Guidelines for Its Development, IUCN Protected Area
Programme series, Island Press.
5. Cui Fengjun, Liu Jiaming (1998), “A study on the theory and application of tourism environmental
bearing capacity”, Progress in Geography. Vol. 17, pp. 86-91.
6. Hens, Luc (1998), Tourism and Environment, Free University of Brussels, Belgium.
7. Li, Zhiqiang (2016), “A Research on Evaluation Method of Tourism Environmental Bearing Capacity
in the Context of Ecological Environment Protection”, International Journal of Earth Sciences and
Engineering. Vol. 9.
8. Sayan, Mustafa Selcuk and Atik, Meryem (2011), “Recreation Carrying Capacity Estimates for
Protected Areas: A Study of Termessos National Park”, Ekoloji. Vol. 20(78), pp. 66-74.
9. SunRui-hong, LiuShi-dong (2009), “Research on Tourism Environmental Carrying Capacity of
ChongMing Island”, Proceedings of the 2009 International Conference on Environmental Science
and Information Application Technology. Vol. 3. July 2009.
CALCULATING TOURISM ENVIRONMENTAL CARRYING
CAPACITY OF CUC PHUONG NATIONAL PARK
Truong Sy Vinh
Institute for Tourism Development Research
Received: 5/12/2019; Accepted: 20/12/2019
Abstract: Cuc Phuong National Park is the first National Park of Viet Nam. Thanks to its advantages of
natural landscapes, diverse ecosystems, cultural and historical values, the park has become an attractive
ecotourism destination for many domestic and foreign tourists. The total number of tourist arrivals to
the Park is about 85,000/year. The development of tourism activities at the Park has caused certain
consequences, especially pressure on the ecological environment. There have been many studies on the
impact of tourism activities on the Park’ s environment, however, environmental carrying capacity under
the impact of tourism activities has not been addressed. The objective of this article is to determine carrying
capacity of different environment elements in tourism development at the Park and to propose relevant
recommendations for sustainable tourism development. The article uses quantitative research methods
with those formulas having been applied in related studies. The results show that, on normal days, the
environmental carrying capacity of the Park is acceptable. However, on peak days, the number of tourist
visits exceeds the capacity of the eco-system, clean water provision and transport systems.
Keywords: Cuc Phuong, tourism environmental carrying capacity, sustainable tourism.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_toan_suc_chiu_tai_moi_truong_du_lich_cua_vuon_quoc_gia.pdf