Trong quá trình thiết kế, mô phỏng và thử nghiệm bài
báo đã đạt được một số kết quả sau:
Bài báo đã tính toán, thiết kế MBA lõi thép VĐH công
suất 3kVA, điện áp 380/127V. Đồng thời, cũng tiến hành
mô phỏng bằng phần mềm Maxwell, MBA VĐH thiết kế
trong hai chế độ: không tải và ngắn mạch thử nghiệm. Các
kết quả mô phỏng về điện áp định mức, dòng điện, tổn hao
không tải và tổn hao ngắn mạch được so sánh với tính toán.
Bài báo đã thi công chế tạo thành công MBA lõi thép
VĐH ba pha công suất 3kVA, điện áp 380/127V. Đồng
thời, tiến hành thử nghiệm và đã chứng minh được MBA
chế tạo có tổn hao không tải thấp hơn 69% so với MBA lõi
thép silic thông thường (hiện có tại phòng thí nghiệm Máy
điện, khoa Kỹ thuật & Công nghệ, trường ĐH Quy Nhơn).
Bên cạnh đó, các kết quả về điện áp, dòng điện và công
suất ngắn mạch cũng được đo đạc.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính toán, thiết kế và sản xuất máy biến áp có lõi thép bằng vật liệu vô định hình công suất nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 2 5
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT MÁY BIẾN ÁP CÓ
LÕI THÉP BẰNG VẬT LIỆU VÔ ĐỊNH HÌNH CÔNG SUẤT NHỎ
CALCULATION, DESIGN AND MANUFACTURING AMORPHOUS
CORE SMALL POWER TRANSFORMERS
Đoàn Thanh Bảo1, Đỗ Chí Phi2
1Trường Đại học Quy Nhơn; dtbao@ftt.edu.vn
2Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng; dochiphi@gmail.com
Tóm tắt - Máy biến áp lõi thép vô định hình (MBA VĐH) có ưu
điểm vượt trội là giảm tổn hao không tải lên đến 70%. Nhờ vào
thành phần và cấu trúc vi mô đặc biệt, đó là lực kháng từ nhỏ, độ
dày lá thép rất nhỏ và điện trở suất lớn. Nên khi sử dụng làm
mạch từ cho MBA, đã giảm tổn hao không tải đáng kể so với MBA
có lõi thép silic chất lượng cao. Bài báo này nhóm tác giả thực
hiện tính toán thiết kế và sản xuất một MBA ba pha lõi thép VĐH
công suất 3kVA, điện áp 380/127V. Các kết quả đo đạc thực
nghiệm ở chế độ làm việc không tải và ngắn mạch như: dòng
điện, điện áp, tổn thất được so sánh với kết quả mô phỏng bằng
phần mềm Ansys Maxwell. Kết quả chứng minh, tổn hao không
tải của MBA lõi thép VĐH giảm nhiều so với MBA lõi thép silic.
Kết quả đã mở ra hướng tiết kiệm điện năng khi dùng MBA VĐH
công suất nhỏ và trung bình cho thiết bị trường học, nhà máy xí
nghiệp hay trong sinh hoạt khu dân cư.
Abstract - The amorphous steel core transformer has the
advantage of reducing the load loss by up to 70%. Thanks to the
special microstructure and composition, it is a small magnetic
resistance with very small steel sheet thickness and very high
resistivity. Therefore, when used as a magnetic circuit for
transformers, there is a significant reduction in no-load losses
compared to high-quality silicon steel transformers. This paper
presents the design and production of a three- phase transformer
with 3kVA, 380/127V. Experimental results in no-load and short
circuit modes such as current, voltage, and losses are compared
with simulation results with the Ansys Maxwell software.
Demonstration of no-load losses of core steel transformers
decreases significantly compared with that of the silicon steel core
transformer. The result has been the introduction of energy
efficiency when using small and medium power amorphous
transformers for school equipment, factories or in residential areas.
Từ khóa - thiết kế; máy biến áp; vô định hình; tổn hao không tải;
Ansys Maxwell.
Key words - Design; transformer; amorphous; no load loss; Ansys
Maxwell.
1. Đặt vấn đề
Xu thế hiện nay người ta ưu tiên lựa chọn các MBA có
hiệu suất cao. Các nhà sản xuất luôn tìm kiếm vật liệu mới,
đồng thời hoàn thiện thiết kế để có khả năng chế tạo MBA
có tổn hao thấp. Nói cách khác người kỹ sư luôn tìm các
biện pháp cải tiến thiết kế và công nghệ chế tạo nhằm hoàn
thiện về cấu trúc, hình dạng, thông số kỹ thuật, kinh tế
và quan trọng nhất sử dụng vật liệu mới để giảm tổn hao
của MBA [1][2].
Khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, thép vô định
hình (VĐH) (thép biến áp siêu mỏng) ra đời. Nhờ vào thành
phần và cấu trúc vi mô đặc biệt, thép VĐH đáp ứng cả 3
yêu cầu để giảm tổn hao lõi là: lực kháng từ rất nhỏ, HC ≈
5-10A/m (so với ~50-100A/m của tôn silic); độ dày tự
nhiên của lá thép rất nhỏ, td ≈ 0,03mm (so với ~ 0,3-0,5mm
của tôn silic) và điện trở suất rất lớn ρ ≈ 130-170μΩcm (so
với ~50-60μΩcm của tôn silic). Nhờ vào các tính chất trên
mà tổn hao lõi của thép VĐH giảm mạnh so với thép silic
loại tốt nhất [3]-[4].
Tổn hao sắt từ (tổn hao không tải) là tổn hao do hiện
tượng dòng điện xoáy và hiện tượng từ trễ trong lõi thép gây
ra. Tổn hao từ trễ phụ thuộc vào chất lượng vật liệu, còn tổn
hao dòng điện xoáy phụ thuộc vào bề dầy và hàm lượng silic
chứa bên trong vật liệu đó. Tổn hao không tải là tổn hao suốt
đời của MBA. Vì vậy, giảm tổn hao không tải trong MBA
mang ý nghĩa rất quan trọng. Các nhà chế tạo luôn tìm cách
giảm thiểu các tổn hao trong MBA, đồng thời họ cũng tìm
cách nâng cao độ tin cậy trong vận hành [3].
Trong lĩnh vực thiết kế MBA VĐH đã có nhiều đóng
góp của những nhóm tác giả như:
Nhóm tác giả [5] tiến hành nghiên cứu tổn thất không
tải và có tải của MBA khô VĐH. Đặc biệt, bài báo đã tập
trung phân tích, đánh giá tổn hao không tải của MBA phân
phối khô lõi VĐH 630kVA, đưa ra phương pháp cải tiến
trong thiết kế mạch từ MBA để tổn hao là thấp nhất. Đồng
thời thông qua phương pháp PTHH khảo sát mạch từ để
chứng minh đặc điểm thiết kế mạch từ mà tác giả đề ra.
Tác giả Yinshun Wang, Xiang Zhao [6], tiếp đó, đã xây
dựng thiết kế và tính toán tổn thất của một MBA 3 pha với
công suất trên 630kVA điện áp sơ cấp/thứ cấp là
10,5kV/0,4kV thông qua thí nghiệm ngắn mạch và không
tải theo tiêu chuẩn.
Phân tích mô hình mạch từ của lõi thép VĐH để phân
tích tổn hao không tải thấp thì có nhiều nhóm tác giả [7]-
[11] với các phương pháp thực hiện khác nhau. Điển hình
như nhóm tác giả D. Lin, P. Zhou, W. N. Fu, Z. Badics, and
Z. J. Cendes tại Mỹ năm 2003 [12] phân tích mô hình tổn
thất lõi bằng phương pháp PTHH 2D và 3D ở chế độ quá
độ. Kết quả tổn hao không tải giữa tính toán là 119W và đo
đạc là 126W được so sánh với nhau, trên một MBAVĐH
có công suất 250kVA.
Nhóm tác giả [13], đã thực hiện tính toán, thiết kế và
chế tạo một MBA ba pha công suất 10kVA, điện áp cao áp
(CA)/hạ áp (HA) là 22/0,4kV, đấu ∆/Y. Đồng thời, tiến
hành mô phỏng MBA làm việc ở chế độ không tải và ngắn
mạch, kết quả có được: dòng điện, điện áp, tổn thất. Sau
đó, kết quả này được so sánh với thực nghiệm, nhưng đo
đạc thực nghiệm ở điện áp thấp sau đó mới quy đổi sang
điện áp 22kV để có được các kết quả như mong muốn.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã trình
6 Đoàn Thanh Bảo, Đỗ Chí Phi
bày các kết quả về tổn hao điện - từ, tính toán thiết kế đến
mô phỏng nhưng đi vào MBA phân phối có điện áp
22/0,4kV. Trong bài báo này, nhóm tác giả đã tính toán
thiết kế MBA VĐH công suất nhỏ, thường được dùng làm
thiết bị ổn định điện áp, bộ nguồn hay bộ chuyển đổi điện
áp trong sinh hoạt dân cư, thiết bị trường học, các làng
nghề, khu công nghiệp - chế xuất, nhà máy - xí nghiệp.
Trên cơ sở đó, bài báo thực hiện tính toán, thiết kế và
thi công một MBA VĐH ba pha công suất 3kVA, điện áp
sơ cấp 380V, điện áp thứ cấp 127V, đấu Y/Yn. Đồng thời
tiến hành mô phỏng bằng phần mềm Ansys Maxwell để tìm
ra các thông số điện không tải, định mức, tổn hao không tải
và ngắn mạch. Sau đó, kết quả mô phỏng được so sánh với
kết quả thực nghiệm.
2. Tính toán thiết kế
2.1. Tính toán mạch từ
Hình 1. Hình dạng máy biến áp
Công suất máy biến áp Sđm = 3000VA
Tiết diện mặt cắt mạch từ: T = c x d (cm2)
Công suất biến áp phụ thuộc vào chất lượng của thép và
tiết diện lõi thép, công thức tính gần đúng như sau [2, 3]:
tST C
f
(1)
Với thép vô định hình chọn B = 1 T và C = 9
Quấn MBA kiểu bọc, tức sơ cấp (SC) và thứ cấp (TC)
đều quấn trên một trụ, có trụ bên ngoài bọc cạnh.
St= S/3 = 1000VA.
Vì bề rộng băng thép d = 7 cm.
Do đó, còn lại chiều dày của c = 3 cm (hay 2c= 6)
Từ công thức (1), tiết diện lõi thép:
T = 2c x d = 6 x 7 = 42 cm2
2.2. Tính toán dây quấn
2.2.1. Tính số vòng dây quấn:
Gọi nv là số vòng dây quấn /volt:
8 8
v 4
t
10 10
n 1,1
4,44.B .T.f 4,44.1.42.10 .50
(2)
Tính được: W1 = 250 vòng và W2 = 83 vòng
2.2.2. Tính kích thước dây quấn:
Chọn mật độ dòng điện J = 5 A/mm2. Theo tài liệu [3],
đường kính dây tính theo công thức: Id 2
.J
+ Tính dây quấn sơ cấp:
Kích thước dây quấn sơ cấp:
1 1pd 0,4 I 0,4. 4,56 0,9mm
Chọn dây: d1 = 0,8 mm; tiết diện dây quấn sơ cấp:
2 2
21
1
d 0,8
s . . 0,5mm
2 2
+ Tương tự, kích thước dây quấn thứ cấp: d2 = 1,2mm
Và tiết diện s2 = 1,1mm2
2.2.3. Diện tích cửa sổ mạch từ:
Theo Hình 1 và [3], tỉ lệ giữa chiều cao và chiều rộng
cửa sổ nên chọn như sau:
h
k 2 3
w
(3)
Với các điều kiện quấn dây và cách điện lớp ta chọn:
h = 10 cm.
Theo (3) ta chọn k = 2,5 nên chiều rộng cửa sổ w = 4cm.
2.2.4. Tính chiều dày dây quấn:
+ Tính chiều dày dây quấn sơ cấp Δ1:
Số lớp dây quấn sơ cấp: 1
1
1
W 250
2,5
100
m
n
(4)
chọn m1 = 3 lớp
Bề rộng dây quấn sơ cấp:
1 1 1 1m (d ) 3(0,8 2) 8,4mm
γ1 là chiều dày cách điện lớp; Chọn Δ1 = 10 mm
+ Tính chiều dày dây quấn thứ cấp Δ2:
Tương tự, tính chọn m2 = 2 lớp
Bề rộng dây quấn thứ cấp:
2 2 2 2m (d ) 2(1,2 2) 6,4mm
γ2 chiều dày cách điện lớp; Chọn Δ2 = 8 mm
2.2.5. Chiều rộng cửa sổ:
0 12 3 1 2w 2 2 2 2
2.2 2.1 5 2.10 2.8 47mm
(5)
Chiều rộng cửa sổ được tính hơn 20% - 30% do các lớp
dây không thật phẳng. Nên chọn w = 50mm.
Diện tích cửa sổ mạch từ: Sc = h x w = 10 cm x 5 cm
Tất cả các kích thước thiết kế được cụ thể ở Hình 2.
Hình 2. Mô hình các kích thước của MBA
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 2 7
Các thông số điện cơ bản và thông số về kích thước
thiết kế của MBA công suất 3kVA - 380/127V (Bảng 1).
Bảng 1. Các thông số điện cơ bản và
kích thước thiết kế máy biến áp
Thứ tự Thông số Giá trị
1 Số pha 3
2 Tần số [Hz] 50
3 Công suất [kVA] 3
4 Nối dây Y/Y
5 Điện áp dây SC/TC [V] 380/127
6 Số vòng dây quấn/pha SC/TC [vòng] 250/83
7 Dòng điện pha SC/TC [A] 4,56/13,64
8 Đường kính dây SC/TC (V) 0,8/1,5
9 Mật độ dòng điện J [A/mm2] 5
10 Chiều dày lõi c [mm] 30
11 Chiều rộng cửa sổ của lõi thép w[mm] 50
12 Chiều cao cửa sổ lõi thép h[mm] 100
3. Mô phỏng máy biến áp theo các thông số thiết kế
3.1. MBA lõi thép VĐH thiết kế trong Maxwell
Các thông số về điện và kích thước thiết kế của MBA
này là dữ liệu đầu vào phần mềm Ansys Maxwell V16.02
Hình 3 cho thấy hình dạng của một mô hình MBA trong
môi trường phân tích Maxwell 3D.
Hình 3. Mô hình MBAVĐH trong phân tích Ansys Maxwell 3D
Trong tính toán Maxwell đã dùng phần mềm Maxwell
Circuit Editor V16.02 để thiết kế mạch điện cho cuộn SC
và TC nhằm mô phỏng quá trình làm việc của MBA trong
2 trường hợp: không tải, ngắn mạch thử nghiệm.
3.2. Mô phỏng ở chế độ không tải
3.2.1. Phân bố từ trường
Hình 4. Phân bố từ cảm B trong mạch từ
Từ cảm trong mạch từ B = 1,57T khi làm việc ở chế độ
không tải và từ thông đi trong mạch từ và từ cảm tản trên
cuộn SC và TC rất nhỏ và gần như bằng không.
3.2.2. Giá trị điện áp và dòng điện
Ta tiến hành đo đạc các giá trị điện áp SC và TC của
MBA, được thể hiện ở Hình 5 và Hình 6 như sau:
Hình 5. Điện áp sơ cấp định mức
Hình 6. Điện áp thứ cấp định mức
Ở chế độ không tải, dòng điện TC bằng 0 và dòng điện
SC có giá trị như Hình 7. Ta cũng có kết quả tổn hao không
tải như Hình 8.
Hình 7. Dòng điện không tải sơ cấp
Hình 8. Tổn hao không tải
Hình 5 cho thấy giá trị điện áp pha hiệu dụng SC, mô
phỏng là 219V so với giá trị điện áp pha là 220V. Tương
tự, Hình 6 giá trị điện áp hiệu dụng pha TC, mô phỏng là
8 Đoàn Thanh Bảo, Đỗ Chí Phi
72,8V so với giá trị điện áp TC là 73V.
Ở Hình 7 và 8 ta thấy rằng dòng điện không tải SC là
0,034A và tổn hao không tải trung bình P0 = (8,5+12)/2=
10,2W.
3.3. Mô phỏng ở chế độ ngắn mạch thử nghiệm
Ở chế độ ngắn mạch thử nghiệm, ta ngắn mạch 3 cuộn
dây TC. Sau đó cấp điện áp Un = 27V vào cuộn SC. Ta
được kết quả dòng điện định mức và tổn hao ngắn mạch
của MBA như Hình 9 và 10.
Hình 9. Dòng điện sơ cấp định mức
Hình 10. Dòng điện thứ cấp định mức
Hình 11. Tổn hao công suất ngắn mạch
Hình 9 cho thấy, giá trị dòng điện định mức hiệu dụng
SC, mô phỏng là 4,51A so với tính toán dòng điện định
mức hiệu dụng SC là 4,56A. Tương tự, Hình 10, giá trị
dòng điện định mức hiệu dụng TC, mô phỏng là 13,57A so
với tính toán dòng điện TC là 13,64A.
4. Thi công chế tạo MBA
Tiến hành thi công chế tạo MBA ba pha lõi thép VĐH
công suất 3kVA - 380/127V.
4.1. Chế tạo mạch từ
Theo thiết kế với chiều rộng mạch từ 7cm. Sau khi chuẩn
bị lớp thép silic bên trong thì bắt đầu quấn băng từ VĐH lên
trên và tiếp tục quấn đến chiều dày mạch từ là c =4cm.
Hình 12. Công đoạn hoàn thiện mạch từ
Hình 12 thể hiện mạch từ sau khi đã quấn băng vải xong.
Đến đây xem như quá trình chế tạo mạch từ đã hoàn tất. Việc
còn lại là thực hiện quấn dây SC và TC lên mạch từ.
4.2. Quấn dây sơ cấp và thứ cấp
Quấn dây SC và TC
Hình 13. Công đoạn quấn dây SC và TC
Hình 13, thực hiện quấn dây cuộn SC và TC cho các
pha A, B và C. Với số vòng cuộn SC W1 = 250, quấn dây
TC (nằm ngoài) với số vòng cuộn W2 = 83vòng.
4.3. Máy biến áp hoàn thiện
Tiếp tục thiết kế vỏ MBA như Hình 14, còn bên ngoài có
aptomat, đèn báo, 6 đầu nối cuộn SC và 6 đầu nối cuộn TC.
Hình 14. MBA hoàn thiện
5. Thử nghiệm máy biến áp
Tiến hành đo đạc dòng không tải và tổn hao không tải
của 3 MBA có cùng công suất S = 3kVA,
U1/U2 = 380/127V.
- MBA lõi thép silic: tại phòng thí nghiệm máy điện
gồm 2 máy, kí hiệu: MBA Si_1 và MBA Si_2
- MBA lõi thép VĐH: kí hiệu: MBA VĐH
5.1. Thử nghiệm không tải
Hình 15. Sơ đồ mạch điện thí nghiệm
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 2 9
Thực hiện nối mạch như sơ đồ [3], MBA thí nghiệm là
MBA lõi thép VĐH đã chế tạo.
Kết quả đo dòng điện không tải và công suất không tải
như sau:
Bảng 2. Kết quả đo thực nghiệm MBA VĐH
Thông số Giá trị
I0 (A) - Dòng điện không tải
Pha A 0,157
Pha B 0,193
Pha C 0,171
P0 (W) - Công suất không tải 11W
U1 (V) - Điện áp SC 380,8
U2 (V) - Điện áp TC 126,3
5.2. Thí nghiệm ngắn mạch
Nối mạch theo sơ đồ ngắn mạch [3], tiến hành đo đạc
dòng định mức và tổn hao ngắn mạch:
Kết quả đo thể hiện Bảng 3.
Bảng 3. Kết quả đo thực nghiệm MBA VĐH
Inm = I1đm (A) Unm (V) Pnm (W)
4,5 26 57
6. So sánh dòng điện và tổn hao không tải giữa các MBA
Với các số liệu thí nghiệm về dòng không tải và tổn hao
không tải của 3 MBA có cùng công suất 3kVA; 380/127V:
MBA Si_1; MBA Si_2 và MBA VĐH. Ta làm phép so
sánh để biết được MBA VĐH thiết kế giảm tổn hao được
bao nhiêu phần trăm. Kết quả so sánh cụ thể ở Bảng 4.
Bảng 4. Bảng kết quả so sánh tổn hao không tải các MBA
Thông số MBA Si_1 MBA Si_2 MBA
VĐH
TL[3]
P0(W) 70 62 11
I0 (A) 0,86 0,55 0,17
I1đm 4,56 4,56 4,56
i0% 18,8% 9,8% 3,7% 10%
So sánh > TL[3] ≈ TL[3] < TL[3]
Bảng 4, MBA lõi thép VĐH thiết kế có dòng điện i0%
nhỏ nhất trong 3 MBA và khi so sánh với TL [3]:
i0% = 3,7% < 10% thì MBA VĐH thiết kế đã giảm được:
0,55 0,17
.100% 69%
0,55
I
.
7. Kết luận
Trong quá trình thiết kế, mô phỏng và thử nghiệm bài
báo đã đạt được một số kết quả sau:
Bài báo đã tính toán, thiết kế MBA lõi thép VĐH công
suất 3kVA, điện áp 380/127V. Đồng thời, cũng tiến hành
mô phỏng bằng phần mềm Maxwell, MBA VĐH thiết kế
trong hai chế độ: không tải và ngắn mạch thử nghiệm. Các
kết quả mô phỏng về điện áp định mức, dòng điện, tổn hao
không tải và tổn hao ngắn mạch được so sánh với tính toán.
Bài báo đã thi công chế tạo thành công MBA lõi thép
VĐH ba pha công suất 3kVA, điện áp 380/127V. Đồng
thời, tiến hành thử nghiệm và đã chứng minh được MBA
chế tạo có tổn hao không tải thấp hơn 69% so với MBA lõi
thép silic thông thường (hiện có tại phòng thí nghiệm Máy
điện, khoa Kỹ thuật & Công nghệ, trường ĐH Quy Nhơn).
Bên cạnh đó, các kết quả về điện áp, dòng điện và công
suất ngắn mạch cũng được đo đạc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Văn Bình, Lê Văn Doanh, “Máy biến áp lõi thép vô định hình
giải pháp đột phá tiết kiệm điện”, Tạp chí tự động hóa ngày nay, số
126, 2011.
[2] Winders John J., Transformers Principles and Applications, 2002.
[3] Phạm Văn Bình, Lê Văn Doanh, Máy biến áp – lý thuyết – vận hành
– bảo dưỡng – thử nghiệm, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, lần
2, 2011, tr 1–619.
[4] Materials Magic - Hitachi Metals, “Amorphous Alloys for
Transformer Cores”, Metglas, Inc, 2014.
[5] Steinmetz Thorsten, Bogdan Cranganu-Cretu, Jasmin Smajic,
“Investigations of no-load and load losses in amorphous core dry-type
transformers”, XIX Int. Conf. Electr. Mach. - ICEM, 2010, pp. 1–6.
[6] Wang Yinshun, Xiang Zhao, Junjie Han, Huidong Li, Ying Guan,
Qing Bao, Liye Xiao, Liangzhen Lin, Xi Xu, Naihao Song,
Fengyuan Zhang, “Development of a 630 kVA Three-Phase HTS
Transformer With Amorphous Alloy Cores”, IEEE Trans. Appl.
Supercond., vol. 17, no. 2, 2007, pp. 2051–2054
[7] Hsu Chang-hung, Chun-yao Lee, Yeong-hwa Chang, Faa-jeng Lin,
Chao-ming Fu, Jau-grace Lin, “Effect of Magnetostriction on the
Core Loss, Noise, and Vibration of Fluxgate Sensor Composed of
Amorphous Materials”, IEEE Trans. Magn., vol. 49, no. 7, 2013, pp.
3862–3865.
[8] Lenke R. U., S. Rohde, F. Mura, R. W. De Doncker,
“Characterization of amorphous iron distribution transformer core
for use in high-power medium-frequency applications”, IEEE
Energy Convers. Congr. Expo., 2009, pp. 1060–1066.
[9] Li Deren, Liang Zhang, Guangmin Li, Zhichao Lu, Shaoxiong
Zhou, “Reducing the core loss of amorphous cores for distribution
transformers”, Prog. Nat. Sci. Mater. Int., vol. 22, no. 3, 2012, pp.
244–249.
[10] Flur R. Ismagilov; Viacheslav E. Vavilov; Anton A. Mednov; Denis
V. Gusakov, “The impact of amorphous steel on the increase of a
transformer rectifier unit efficiency of an aircraft”, Dynamics of
Systems, Mechanisms and Machines (Dynamics), 2017, page 1 – 5.
[11] Gaurav Upadhyay; Amita Singh; Santanu Kumar Seth; R.K. Jarial,
“FEM based no-load loss calculation of triangular wound core
transformer”, IEEE 1st International Conference on Power
Electronics, Intelligent Control and Energy Systems, 2016, page 1-4.
[12] Lin D., P. Zhou, W. N. Fu, Z. Badics, Z. J. Cendes, “A Dynamic
Core Loss Model for Soft Ferromagnetic and Power Ferrite
Materials in Transient Finite Element Analysis”, IEEE Trans.
Magn., vol. 40, no. 2, 2004, pp. 1318–1321
[13] Đỗ Chí Phi, Đoàn Thanh Bảo, Phùng Anh Tuấn, Lê Văn Doanh,
“Thiết kế và đo đạc thực nghiệm máy biến áp có lõi thép bằng vật
liệu vô định hình”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Đà
Nẵng, ISSN 1859 -1531, số. 11 (2), 2015, tr 42–43.
(BBT nhận bài: 04/10/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 25/10/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_toan_thiet_ke_va_san_xuat_may_bien_ap_co_loi_thep_bang.pdf