4. KẾT LUẬN
Sau khi tiến hành nghiên cứu và điều tra trên 700
bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện, chúng
tôi nhận thấy
1. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân điều trị nội
trú tại Khoa Nội bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế
Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng theo
NRS2002 là 37,4% và suy dinh dưỡng theo BMI là 28,1%.
2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân
- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm
tuổi, nơi ở hiện tại, trình độ học vấn, thói quen hút
thuốc lá với tình trạng dinh dưỡng theo đánh giá
NRS2002.
- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm
tuổi, nơi ở hiện tại, trình độ học vấn, khoa điều trị,
thói quen hút thuốc lá và ăn chay với tình trạng dinh
dưỡng theo đánh giá bằng BMI.
5. KIẾN NGHỊ
- Bệnh nhân nhập viện cần có tầm soát, đánh giá
tình trạng dinh dưỡng sớm để đưa ra những can thiệp
dinh dưỡng phù hợp.
- Tăng cường công tác hỗ trợ, tư vấn về dinh
dưỡng cho bệnh nhân đang điều trị nội trú, đặc biệt
là những bệnh nhân có nguy cơ cao như người từ 60
tuổi trở lên, người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn,
người có trình độ học vấn thấp. Vận động bệnh
nhân bỏ thuốc lá.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện trường Đại học Y dược Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 2 - tháng 04/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Hoàng Thị Bạch Yến1,2, Bùi Thị Phương Anh1, Trần Thị Táo1, Hồ Thị Thanh Tâm2
Lương Thị Bích Trang3, Phạm Thị Thanh Mai3
(1) Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế
(2) Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
(3) Sinh viên, Trường Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt
Tính trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hóa sinh phản ánh mức đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Suy dinh dưỡng và thừa cân đều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mọi
người nói chung và bệnh nhân nói riêng. Suy dinh dưỡng làm kéo dài thời gian nằm viện, giảm sức đề kháng
và tăng nguy cơ mắc các biến chứng. Vì vậy việc tầm soát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân
đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Mục tiêu: 1. Tầm soát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở
bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế; 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với
tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
trên 700 bệnh nhân đang điều trị nội trú tại 2 khoa nội và 3 khoa ngoại, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược
Huế, sử dụng công cụ NRS2002 để tầm soát nguy cơ dinh dưỡng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số
BMI và sử dụng bộ câu hỏi để tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ. Kết quả: Sử dụng công cụ NRS2002 cho thấy có
37,4% bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng trong đó khoa nội 38,1%, khoa ngoại 36,8%. Đánh giá theo BMI có
28,1% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng trong đó khoa nội 24,2%, khoa ngoại 32,4%; Một số yếu tố nguy cơ suy
dinh dưỡng ở bệnh nhân bao gồm: tuổi cao (nhóm tuổi ≥ 60 có nguy cơ dinh dưỡng cao hơn so với nhóm tuổi
< 60 (p<0,001)), hút thuốc lá (bệnh nhân đang hút thuốc có nguy cơ dinh dưỡng cao hơn bệnh nhân đã từng
hút và không hút (p< 0,001)), nơi ở (những bệnh nhân sống ở nông thôn có nguy cơ dinh dưỡng cao gấp 1,6
lần so với bệnh nhân sống ở thành thị (p<0,001)). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng tại khoa
nội và khoa ngoại khá cao. Cần tiến hành sàng lọc dinh dưỡng cho tất cả bệnh nhân nhập viện, chú ý những
bệnh nhân có nguy cơ cao để có kế hoạch chăm sóc hợp lý.
Từ khóa: tình trạng dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Dược, điều trị
Abstract
NUTRITIONAL STATUS OF INPATIENTS IN HUE UNIVERSITY HOSPITAL
Hoang Thi Bach Yen1,2, Bui Thi Phuong Anh1, Tran Thi Tao1, Ho Thi Thanh Tam2
Luong Thi Bich Trang3, Pham Thi Thanh Mai3
(1)Faculty of Public Health, Hue University of Medicine and Pharmacy
(2) Nutrition and Dietetic Department, Hue University Hospital
(3) Student, Hue University of Medicine and Pharmacy
Background: Nutritional status is a set of functional, structural and biochemical characteristics that reflect the
level of nutritional needs of the body. Both undernutrition and overnutrition affect human health in general and
the health of patients in particular. Malnutrition prolongs hospital stay, reduces resistance and increases the risk of
complications. Therefore, screening and evaluating the nutrition status of patients is important in the treatment
process. Objectives: 1. To screen and assess the nutritional status of inpatients at the Hue University Hospital;
2. To find out some factors related to the patient’s nutritional status. Methodology: A cross-sectional study was
carried out on 700 inpatients at departments of internal medicine and surgery, Hue University Hospital. NRS2002
tool was used for screening nutritional risk, Body Mass Index (BMI) was used for assessing nutritional status and
questionnaires was used to understand some of the risk factors. Results: Prevalence of inpatients had nutritional
risk was 37.4%, in which 38.1% at internal medicine department and 36.8% at surgery departments. Assessment
of nutritional status by using BMI showed that 28.1% of inpatients was undernutrition (24.2% at internal medicine
departments, and 32.4% at surgery departments); Some risk factors for undernutrition of inpatients were old age (
Địa chỉ liên hệ: Hoàng Thị Bạch Yến, email: bachyenbs@gmail.com
Ngày nhận bài: 15/10/2017, Ngày đồng ý đăng: 5/2/2018; Ngày xuất bản: 27/4/2018
74
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 2 - tháng 04/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc
điểm chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [8].
Hiện nay mặc dù có nhiều tiến bộ về các kiến thức
y học nhưng vấn đề dinh dưỡng trong lâm sàng vẫn
chưa được quan tâm đúng mức. Không chỉ suy dinh
dưỡng phổ biến, mà béo phì và các bệnh liên quan
với béo phì cũng tăng nhanh và không được chú ý
trên các bệnh nhân điều trị nội trú. Suy dinh dưỡng
làm tăng thời gian nằm viện, giảm sức đề kháng của
cơ thể và tăng nguy cơ mắc các biến chứng. Vì vậy
cần phải xác định sớm nguy cơ suy dinh dưỡng trên
bệnh nhân để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cải
thiện hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ biến chứng và
giảm chi phí điều trị [2].
Những nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở
bệnh nhân điều trị nội trú ở tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn
còn rất ít. Để có được cơ sở khoa học và đưa ra những
kiến nghị nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho
bệnh nhân, chúng tôi thực hiện đề tài “Tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện
Trường Đại học Y Dược Huế” với hai mục tiêu:
1. Tầm soát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở
bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Trường Đại
học Y Dược Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với tình trạng
dinh dưỡng của bệnh nhân.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân điều trị nội trú tại 2 khoa Nội và 3
khoa Ngoại, bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong vòng 48 giờ sau khi nhập viện, bệnh nhân
được tầm soát, đánh giá nguy cơ dinh dưỡng dựa
vào bộ công cụ tầm soát dinh dưỡng NRS2002 và
đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số BMI.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang các yếu tố liên quan
bằng cách sử dụng bộ câu hỏi bao gồm các câu hỏi
đóng và mở để điều tra trên mẫu.
2.3. Phương pháp chọn mẫu
Tất cả bệnh nhân điều trị nội trú trong thời gian
nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2017, ngoại
trừ những bệnh nhân không xác định được BMI
(phù, khiếm khuyết các bộ phận cơ thể, cong vẹo cột
sống, không đo được chiều cao và cân nặng); người
trong tình trạng không tỉnh táo, sức khỏe không cho
phép trả lời những câu hỏi của người khảo sát hoặc
những người không đồng ý tham gia nghiên cứu.Cỡ
mẫu của nghiên cứu là 700 bệnh nhân.
2.4. Xử lý số liệu
Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm
Epidata và SPSS 16.0. Sử dụng các test thống kê mô
tả và test χ2để xác định các yếu tố liên quan. Giá trị
p<0,05 được chọn để tìm ra mức ý nghĩa thống kê.
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được sự cho phép của Ban Giám đốc
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và sự đồng ý
tham gia của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Trong 700 bệnh nhân nghiên cứu có 49,1% bệnh
nhân từ 60 tuổi trở lên, 52,1% bệnh nhân là nam. Đa
số sống ở vùng nông thôn (65,3%), không theo tôn
giáo nào (74,3%), trình độ học vấn của bệnh nhân
chủ yếu là tiểu học 31,4%, bên cạnh đó có 11,7%
bệnh nhân mù chữ. Có 36,1% là nông dân, phần
lớn bệnh nhân có điều kiện kinh tế khá giả, nhưng
vẫn có 18,4% thuộc hộ nghèo. Đa số các bệnh nhân
có vợ hoặc chồng (78,3%), không có tình trạng ly
thân hoặc ly dị. Bệnh nhân điều trị tại khoa Ngoại
chấn thương chỉnh hình lồng ngực chiếm tỷ lệ cao
nhất 44,6%, tiếp theo là khoa Ngoại tiêu hóa chiếm
29,7%, khoa Ngoại Tiết niệu - Thần kinh với 25,7%.
Khoa Nội tổng hợp có số lượng bệnh nhân cao hơn
Khoa Nội tim mạch 8,4% (54,2% so với 45,8%).
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng
nghiên cứu
3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng chung của đối
tượng nghiên cứu
Biểu đồ 1. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng
nghiên cứu theo NRS2002 và BMI
≥ 60 group was higher than <60 (p <0.001), smoking (smokers were at higher risk than patients used to smoke and
nonsmokers (p<0.001); living place (patients who live in rural areas had a 1.6 times higher risk of undernutrition
than those living in urban areas (p<0.001). Conclusions: Prevalence of inpatients with nutritional risk in internal
medicine and surgery was quite high. All inpatients should be screened for nutritional status for better treatment.
75
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 2 - tháng 04/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Sau khi tiến hành tầm soát dinh dưỡng ở 700
bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện theo
phương pháp NRS2002 nhận thấy có 37,4% người
có nguy cơ dinh dưỡng (NCDD). Kết quả này cao hơn
so với nghiên cứu của Estela Iraci Rabito và cộng sự
ở Brazin với tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng
là 29,3% [10], kết quả của chúng tôi thấp hơn so với
nghiên cứu của Seung Wan Ryu và c.s. (2010) trên
80 bệnh nhân đã phẫu thuật ung thư dạ dày 6 tháng,
kết quả cho thấy có 43% bệnh nhân có nguy cơ dinh
dưỡng[13]. Khi đánh giá TTDD của đối tượng này
theo BMI có 28,1% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng,
tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Phạm Thu
Hương trên bệnh nhân nhập viện khoa nội tiết và
tiêu hóa tại Bệnh viện Bạch Mai [2]. Kết quả cao hơn
so với nghiên cứu của Phùng Trọng Nghị và cs trên
414 bệnh nhân ung thư vào điều trị lần đầu tại Trung
tâm Ung bướu và Y học Hạt nhân - Bệnh viện Quân
y 103 năm 2014 (25,6%) [5].
3.2.2. Tình trạng dinh dưỡng theo khoa điều trị của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Tình trạng dinh dưỡng theo khoa điều trị của đối tượng nghiên cứu
Khoa
NRS BMI
Có NCDD (%) Không có NCDD (%) SDD (%) Không SDD (%)
Nội 38,1 61,9 24,2 75,8
Ngoại 36,8 63,2 32,4 67,6
Tầm soát dinh dưỡng theo phương pháp NRS2002,tỷ lệ bệnh nhân có NCDD ở khoa Nội (38,1%) cao hơn
khoa Ngoại (36,8%), tỷ lệ có nguy cơ dinh dưỡng ở khoa Ngoại thấp hơn kết quả nghiên cứu của Tô Thị Hải
trên bệnh nhân điều trị nội trú ở khoa Ngoại bệnh viện đa khoa Tiền Hải (năm 2014) là 62% [1]. Theo đánh
giá BMI, tỷ lệ SDD ở khoa Ngoại (32,4%) cao hơn khoa Nội (24,2%). Tỷ lệ này cao hơn kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Đỗ Huy và cs tại khoa Ngoại bệnh viện Đa khoa Điện Biên (năm 2012) là 15,7% [3].
3.2.3. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đánh giá bằng BMI so với NRS2002
Bảng 2. TTDD của bệnh nhân đánh giá bằng BMI so với NRS2002
BMI
NRS2002
SDD Không SDD
Tổng χ
2
, p
n % n %
Có NCDD 184 70,2 78 29,8 262 χ
2
= 3,667
p < 0,001Không có NCDD 13 3,0 425 97,0 438
Có 70,2% bệnh nhân vừa SDD theo BMI, vừa có NCDD theo tầm soát đánh giá NRS2002; có 29,8% bệnh nhân
có NCDD theo NRS2002 nhưng lại không SDD theo BMI; có 3% bệnh nhân không có NCDD theo NRS2002 nhưng
lại SDD theo BMI. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001), kết quả này tương tự nghiên cứu của M.J.
Bauer và cs tại bệnh viện lão khoa năm 2005[12].
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng đối tượng nghiên cứu
3.3.1. Liên quan giữa một số đặc điểm của bệnh và tình trạng dinh dưỡng đối tượng nghiên cứu
Bảng 3. Liên quan giữa một số đặc điểm của bệnh nhân và TTDD theo đánh giá NRS2002
NRS2002 Có NCDD Không có NCDD
Tổng χ
2
, p
n % n %
Nhóm tuổi
< 60 74 20,8 282 79,2 356 χ
2
= 85,669
p < 0,001≥ 60 188 54,7 156 45,3 344
Trình độ học vấn
Mù chữ 57 69,5 25 30,5 82
χ
2
= 77,563
p < 0,001
Tiểu học 106 48,2 114 51,8 220
THCS 56 29,9 131 70,1 187
THPT trở lên 43 20,4 168 79,6 211
76
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 2 - tháng 04/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Nơi ở hiện tại
Nông thôn 196 42,9 261 57,1 457 χ
2
= 16,757
p < 0,001Thành thị 66 27,2 177 72,8 243
Nhóm tuổi ≥ 60 có nguy cơ dinh dưỡng cao gấp 2,6 so với nhóm tuổi < 60, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p<0,001). Kết quả này giống với nghiên cứu của M. Leon Saiz tại một bệnh viện ở Tây Ban Nha[4].
Người già có những thay đổi về chức phận cấu trúc cơ thể như khối cơ bắp giảm, khối xương giảm, nhu cầu
năng lượng giảm, thị lực giảm, khả năng nhận thức thay đổi, do đó người già có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn,
đó là lý do dẫn đến người già có TTDD kém hơn người trẻ. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) giữa
trình độ học vấn với NCDD, bệnh nhân mù chữ có NCDD cao nhất, thấp nhất là nhóm có trình độ từ THPT trở
lên. Những bệnh nhân có trình độ học vấn thấp thì kiến thức và thái độ của họ về dinh dưỡng chưa đầy đủ,
bên cạnh đó mù chữ khiến họ ít có cơ hội tiếp xúc với các phương tiện truyền thông nên dẫn đến kiến thức họ
không được nâng cao; những người có trình độ cao hơn, họ tự ý thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng
đối với sức khỏe, nên TTDD của họ tốt hơn. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Đoàn Duy
Tân tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương [7]. Những bệnh nhân sống ở nông thôn có NCDD cao gấp 1,6 lần so với
bệnh nhân sống ở thành thị, điều kiện sống ở nông thôn thấp, thực phẩm không đa dạng dẫn đến khẩu phần
ăn không cân đối nên bệnh nhân ở nông thôn có NCDD cao hơn so với thành thị, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p<0,001). Nữ có nguy có dinh dưỡng cao hơn nam, những người theo Phật giáo có tỷ lệ NCDD cao
nhất 44,1%, tiếp đến Thiên chúa giáo 40%, thấp nhất là không theo tôn giáo 35,2%, khoa Nội có NCDD gần
bằng khoa Ngoại, những bệnh nhân thuộc hộ nghèo có nguy cơ dinh dưỡng cao hơn những người có kinh tế
khá giả tuy nhiên tất cả điều này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 4. Liên quan giữa một số đặc điểm của bệnh nhân và TTDD theo đánh giá BMI
BMI
SDD Không SDD
Tổng χ
2
, p
n % n %
Nhóm tuổi
< 60 70 19,7 286 80,3 356 χ
2
= 25,759
p < 0,001≥ 60 127 36,9 217 63,1 344
Trình độ học vấn
Mù chữ 37 45,1 45 54,9 82
χ
2
= 30,429
p < 0,001
Tiểu học 76 34,5 144 65,5 220
THCS 49 26,2 138 73,8 187
THPT trở lên 35 16,6 176 83,4 211
Nơi ở hiện tại
Nông thôn 143 31,3 314 68,7 457 χ
2
= 6,452
p = 0,011Thành thị 54 22,2 189 77,8 243
Khoa điều trị
Khoa Nội 87 24,2 273 75,8 360 χ
2
= 5,795
p = 0,016Khoa Ngoại 110 32,4 230 67,6 340
Nhóm tuổi ≥ 60 bị SDD cao hơn nhóm tuổi < 60,sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Sự lão hóa
là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trình độ học vấn tỷ lệ nghịch với tỷ lệ bệnh nhân SDD
(p<0,001), bệnh nhân sống ở nông thôn có tỷ lệ SDD cao hơn thành thị (p<0,05), kết quả này tương đương
với kết quả trong báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng 2009 - 2010 [9]. Có sự liên quan có ý nghĩa thống
77
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 2 - tháng 04/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
kê giữa tỷ lệ bệnh nhân SDD theo khoa Nội và khoa Ngoại, điều này tương đương với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Đỗ Huy tại bệnh viện Đa khoa Điện Biện năm 2012 [3]. Nữ SDD cao hơn nam, tỷ lệ SDD có sự khác
nhau theo nhóm tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế, tuy nhiên điều này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.3.2. Liên quan giữa thói quen và tình trạng dinh dưỡng
Bảng 5. Liên quan giữa thói quen và tình trạng dinh dưỡng theo đánh giá NRS2002
NRS2002 Có NCDD Không có NCDD
Tổng χ
2
, p
n % n %
Hút thuốc lá
Đang hút 68 48,6 72 51,4 140
χ
2
= 9,999
p = 0,007
Đã từng 26 39,4 40 60,6 66
Chưa hút 168 34,0 326 66,0 494
Số bữa ăn trước khi bị bệnh
≤ 3 213 38,4 341 61,6 554 χ
2
= 1,178
p = 0,278> 3 49 33,6 97 66,4 146
Ăn chay
Có 63 29,7 149 70,3 212 χ
2
= 7,722
p = 0,005Không 199 40,8 289 59,2 488
Những bệnh nhân hút thuốc lá có NCDD cao hơn so với những bệnh nhân đã từng hút và không hút, sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nicotine và các chất độc khác trong thuốc lá gây ra tình trạng khô
miệng và làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng nên gián tiếp làm giảm cân ở người hút. Đây là lý do khiến những
người hút thuốc lá có NCDD cao hơn. Những người không ăn chay có nguy cơ dinh dưỡng cao hơn những
người ăn chay, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ăn chay làm giảm số lượng chất béo bão hòa
và cholesterol, người ăn chay có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh mạn tính nói chung thấp, ăn chay giúp
giảm nguy cơ ung thư, ít mắc bệnh đường tiêu hóa [6]. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa TTDD bệnh nhân
và số bữa ăn trước khi bị bệnh.
Bảng 6. Liên quan giữa thói quen và tình trạng dinh dưỡng theo đánh giá BMI
BMI SDD Không SDD
Tổng χ
2
, p
n % n %
Hút thuốc lá
Đang hút 51 36,4 89 63,6 140
χ
2
= 7,892
p = 0,019
Đã từng 22 33,3 44 66,7 66
Chưa hút 124 25,1 370 74,9 494
Số bữa ăn trước khi bị bệnh
≤ 3 165 29,8 389 70,2 554 χ
2
= 3,535
p = 0,060> 3 32 21,9 114 78,1 146
Ăn chay
Có 48 22,6 164 77,4 212 χ
2
= 4,551
p = 0,033Không 149 30,5 339 69,5 488
78
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 2 - tháng 04/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Tương tự như tầm soát dinh dưỡng NRS2002, tỷ
lệ SDD ở những người hút thuốc lá cao nhất, kết quả
này tương đương với kết quả nghiên cứu của Garib-
alla, trọng lượng cơ thể ở những người hút thuốc lá
thấp hơn so với những người không hút, do đó BMI
họ thấp [11], có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
TTDD và ăn chay, không tìm thấy mối liên quan giữa
TTDD và số bữa ăn trước khi bị bệnh của bệnh nhân.
Như vậy, ở cả 2 cách tầm soát, đánh giá tình trạng
dinh dưỡng thì đều cho thấy đối tượng không ăn chay
thì NCDD/SDD cao hơn nhóm không ăn chay. Tuy
nhiên, 98,7% bệnh nhân của chúng tôi ăn chay 1-2
ngày/tháng và chỉ có 9 bệnh nhân ăn trường chay nên
chưa thể đánh giá đầy đủ ảnh hưởng của chế độ ăn
chay đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Vấn
đề này cần được nghiên cứu thêm.
4. KẾT LUẬN
Sau khi tiến hành nghiên cứu và điều tra trên 700
bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện, chúng
tôi nhận thấy
1. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân điều trị nội
trú tại Khoa Nội bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế
Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng theo
NRS2002 là 37,4% và suy dinh dưỡng theo BMI là 28,1%.
2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân
- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm
tuổi, nơi ở hiện tại, trình độ học vấn, thói quen hút
thuốc lá với tình trạng dinh dưỡng theo đánh giá
NRS2002.
- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm
tuổi, nơi ở hiện tại, trình độ học vấn, khoa điều trị,
thói quen hút thuốc lá và ăn chay với tình trạng dinh
dưỡng theo đánh giá bằng BMI.
5. KIẾN NGHỊ
- Bệnh nhân nhập viện cần có tầm soát, đánh giá
tình trạng dinh dưỡng sớm để đưa ra những can thiệp
dinh dưỡng phù hợp.
- Tăng cường công tác hỗ trợ, tư vấn về dinh
dưỡng cho bệnh nhân đang điều trị nội trú, đặc biệt
là những bệnh nhân có nguy cơ cao như người từ 60
tuổi trở lên, người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn,
người có trình độ học vấn thấp..... Vận động bệnh
nhân bỏ thuốc lá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tô Thị Hải (2014), “Nghiên cứu tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện
đa khoa huyện Tiền Hải năm 2014”, Hội nghị khoa học
Dinh dưỡng lâm sàng, Bộ Y tế.
2. Phạm Thu Hương và c.s. (2006), “Tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân nhập viện khoa tiêu hóa và nội
tiết tại bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực
phẩm, số 3+4, 2006.
3. Nguyễn Đỗ Huy và c.s. (2012), “Thực trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện
Biên năm 2012”, Tạp chí Y học thực hành(874) Số 6/2013,
tr3-6.
4. M. Leon Saiz et al (2011), Tỷ lệ suy dinh dưỡng trong
bệnh viện của bệnh nhân tiểu đường: phân tích phụ của
nghiên cứu PREDyCES ®, Hội Dinh dưỡng và Chuyển hóa
lâm sàng Châu Âu.
5. Phùng Trọng Nghị, 2014, Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
của bệnh nhân ung thư tại Trung tâm Ung bướu và y học hạt
nhân Bệnh viện Quân y 103, Báo cáo Hội nghị khoa học Điều
Dưỡng Bệnh viện Quân Y 103.
6. Sức khỏe đời sống (2017), Ăn chay: thầy thuốc
khuyên gì, Website: Báo sức khỏe đời sống , cập nhật
ngày 7/08/2017, truy cập ngày 28/09/2017, tại trang web
gi-n134884.html
7. Đoàn Duy Tân (2016), Tình trạng dinh dưỡng trước
mổ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân Khoa Ngoại tiêu
hóa bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2016, Báo cáo tại
cuộc thi sinh viên NCKH Eureka.
8. Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Giáo trình Thực
hành dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội
9. Viện Dinh dưỡng (2012), Báo cáo tóm tắt tổng điều
tra dinh dưỡng 2009 – 2010.
10. Estela Iraci Rabito et al (2017), Nutritional Risk
Screening 2002, Short Nutritional Assessment Question-
naire, Malnutrition Screening Tool, and Malnutrition Uni-
versal Screening Tool Are Good Predictors of Nutrition Risk
in an Emergency Service, Nutrition in Clinical Practice, 32(4),
pp 526 – 532.
11. Gariballa (2009), Effects of smoking on nutrition
status and response to dietary supplements during acute
illness, Nutrin, Clin Pract, 24(1), 84 – 90.
12. J.M. Bauer et al (2005), Comparison of the Mini
Nutritional Assessment, Subjective Global Assessment,
and Nutritional Risk Screening (NRS2002) for nutritional
screening and assessment in geriatric hospital patients,
38 (5), pp 322 – 327.
13. Seung Wan Ryu et al (2010), “Comparison of dif-
ferent nutritional assessments in detecting malnutrition
among gastric cancer patients”, World Journal of Gasreoen-
terology, pp 3310-3317.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
tinh_trang_dinh_duong_cua_benh_nhan_dieu_tri_noi_tru_tai_ben.pdf