Vì những ảnh hưởng nặng nề của tình trạng
suy dinh dưỡng đối với bệnh nhân ngoại khoa,
đặc biệt là trong phẫu thuật gan mật tụy, việc
đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước phẫu
thuật là rất quan trọng và cần thiết. Qua nghiên
cứu này chúng tôi nhận thấy đánh giá tình trạng
dinh dưỡng trước phẫu thuật theo SGA là phù
hợp, ít tốn kém, không xâm hại, bác sĩ và điều
dưỡng đều có thể thực hiện được. Tình trạng
suy dinh dưỡng trước phẫu thuật kéo dài thời
gian nằm viện, làm tăng chi phí điều trị và chăm
sóc, làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân.
Vì vậy, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước
phẫu thuật nhằm đề ra kế hoạch hỗ trợ dinh
dưỡng kịp thời nhằm giảm tỉ lệ biến biến chứng
sau phẫu thuật, giảm chi phí điều trị cho bệnh
nhân.
Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi không
chứng minh được mối tương quan giữa
albumin/ huyết thanh và biến chứng nhiễm
trùng sau phẫu thuật, tuy nhiên với nhiều
nghiên cứu trên thế giới cũng như theo khuyến
nghị của ESPEN guideline 2006, cần hỗ trợ dinh
dưỡng trong vòng 10 – 14 ngày trước phẫu thuật
đối với bệnh nhân có albumin/ huyết thanh dưới
3,0 g/dl hay tình trạng suy dinh dưỡng nặng
(SGA-C).
Nghiên cứu này còn cho thấy prealbumin/
huyết thanh là một chỉ số có giá trị trong đánh
giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân (kết
hợp với phương pháp SGA) đồng thời đây cũng
là một chỉ số có khả năng tiên lượng biến chứng
nhiễm trùng sau phẫu thuật.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng dinh dưỡng trước mổ và biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật gan mật tụy tại bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 387
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC MỔ VÀ BIẾN CHỨNG
NHIỄM TRÙNG SAU PHẪU THUẬT GAN MẬT TỤY
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Lưu Ngân Tâm*, Nguyễn Thùy An**
TÓM TẮT
Suy dinh dưỡng trước phẫu thuật là một yếu tố tiên lượng sau mổ. Theo Ts. Phạm Văn Năn có đến 55,7%
bệnh nhân phẫu thuật ngọai tổng quát có tình trạng suy dinh dưỡng trước mổ và tỉ lệ xảy ra biến chứng nhiễm
trùng sau phẫu thuật bụng ở nhóm bệnh nhân suy dinh dưỡng cao hơn nhóm bệnh nhân không có suy dinh
dưỡng. Song vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được quan tâm đầy đủ.
Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở bệnh nhân có bệnh lý gan mật tụy theo
BMI, SGA, albumin và prealbumin/ máu và tính tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng trước mổ với biến
chứng nhiễm trùng sau mổ. Phương pháp: mô tả cắt ngang phân tích.
Kết quả: Tỉ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật lần lượt là 25,8% theo BMI; 56,7% SGA-
B, SGA-C; 18,3% với albumin/ huyết thanh ≤ 3,5 g/dl; 55,8% với prealbumin/ huyết thanh ≤ 20 mg/dl. Suy
dinh dưỡng (SGA-B, SGA-C) trước mổ gặp ở tất cả bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng vết mổ (8/104 bệnh
nhân) và 76,5% (13/17) bệnh nhân có biến chứng xì dò sau phẫu thuật (p=0,039). Tỉ lệ bệnh nhân có biến
chứng xì dò sau mổ gia tăng ở nhóm bệnh nhân có tình trạng suy dinh dưỡng nặng (p=0,006). Đồng thời
29,1% (7/17); 75% (18/24) bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật (bao gồm nhiễm trùng vết
mổ và xì dò) có albumin/ huyết thanh < 3,5g/dL; prealbumin/ huyết thanh ≤ 20 mg/dl. Điều thú vị là
prealbumin/ huyết thanh ≤ 20 mg/dl có liên quan đến biến chứng NTSM (p=0,048), dù albumin/ huyết thanh
không tìm thấy sự tương quan này.
Kết luận: Suy dinh dưỡng theo SGA trước phẫu thuật gan mật tụy tại bệnh viện Chợ rẫy chiếm trên 50%
số bệnh nhân tại khoa và có mối tương quan với biến chứng nhiễm trùng sau mổ và thời gian nằm viện. Do đó
với những ưu điểm là dễ thực hiện, có giá trị cao trong lâm sàng thì việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh
nhân trước phẫu thuật gan mật tụy theo SGA nên được thực hiện, để từ đó người bệnh có thể nhận được những
biện pháp điều trị thích hợp và hiệu quả hơn.
Từ khóa: suy dinh dưỡng, SGA, prealbumin/ máu, nhiễm trùng sau mổ.
ABSTRACT
PREOPERATIVE MALNUTRITION AND ITS CORRELATION WITH POSTOPERATIVE INFECTION
COMPLICATIONS IN PATIENS UNDERGOING PANCREATIC BILIARY HEPATOOPERATION
IN CHO RAY HOSPITAL
Luu Ngan Tam, Nguyen Thuy An
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 387 - 396
Preoperative malnutrition is a postoperative prognostic predictor. According to Dr Pham Van Nan,
preoperative malnutrition occured 55.7% of abdominal surgery patients and the rate of postoperative infection
complications were higher in malnourished patients than well nourished patients. Unfortunately, this problem
has been underestimated.
* Khoa Dinh dưỡng Bệnh Viện Chợ rẫy
Tác giả liên lạc: Ts. Bs. Lưu Ngân Tâm ĐT: 38554137- 171 Email: tamnganluu@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 388
Objective: Access preoperative nutritional status by Subjective Global Assessment (SGA), Body Mass
Index (BMI), serum albumin and serum prealbumin and its correlation with postoperative infection
complications in patients undergoing pancreatic biliary hepatooperation.
Method: A cross – sectional descriptive.
Results: The prevalences of preoperative malnutrition were 25.8 % by BMI; 56,7% by SGA-B & C; 18.3%
with serum albumin ≤ 3.5 g/dl and was 55.8% with serum prealbumin <20 mg/dl (normal range: 20- 40mg/dL).
Preoperative malnutrition (SGA-B, SGA-C) occurred in all of patients with incisional infection (8/104 patients)
and 76.5% (13/17) patients with leakage complications (p=0.039). The ratio of patients with leakage complication
was higher in severe malnutrition patients than others (p=0.006). Furthermore, postoperative infection
complications happened 29.1% (7/17); 75% (18/24) in patients serum serum albumin < 3.5g/dL; prealbumin <20
m g/dl respectively. It was exciting that prealbumin <20 mg/dl correlated with postoperative infection
complications (p=0.048) although no relationship with serum albumin.
Discussion & Conclusion: Although serum albumin was not related to infection complications that was
distinguished from the other reports, serum prealbumin did associated with the complications. Malnutrition by
SGA was seen over 50% of patients undergoing pancreatic biliary hepatooperation in Cho ray hospital and
correlated with postoperative infection complications and the lengh of hospital stay. Therefore, SGA, a simple and
valuable tool for screening nutritional status should be applied in clinical practice, thereby the patients could
achieve the optimal treatments.
Key words: malnutrition, SGA, serum prealbumin, infection complications.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng là một trong những vấn đề
quan trọng đối với bệnh nhân ngoại khoa. Suy
dinh dưỡng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn,
chậm lành vết thương, làm tăng biến chứng đặc
biệt biến chứng sau phẫu thuật, kéo dài thời
gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, tăng tỉ lệ tử
vong(1,5,7,9,13,17,18,27,29,30).
Tại Việt Nam cho đến nay chỉ có một nghiên
cứu của TS. Phạm Văn Năn tại khoa Y trường
đại học Y Dược Cần Thơ cho thấy 77,7% bệnh
nhân phẫu thuật ngọai tổng quát có tình trạng
suy dinh dưỡng trước mổ và tỉ lệ xảy ra biến
chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật bụng ở
nhóm bệnh nhân suy dinh dưỡng cao hơn nhóm
bệnh nhân không có suy dinh dưỡng(24).
Có nhiều phương pháp đánh giá tình trạng
dinh dưỡng, nhưng không có phương pháp nào
là hoàn hảo vì tình trạng dinh dưỡng tự bản
thân nó biểu hiện ở nhiều mức độ và ảnh hưởng
nhiều chức năng của cơ thể. Do vậy mà mỗi
phương pháp có tiêu chuẩn riêng, ưu khuyết
điểm riêng(2,8,11,15,19,31,34,37,36,38).
Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn
phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
tổng thể theo chủ quan-SGA (Subjective Global
Assessment). Đây là phương pháp có độ nhạy,
độ đặc hiệu cao, không xâm lấn, chi phí thấp và
dễ thực hiện(8,9,11,16,22,24,26,32). Nhằm hạn chế sai lầm
trong đánh giá chủ quan, chúng tôi kết hợp
phương pháp SGA và chỉ số BMI, nồng độ
albumin, prealbumin huyết thanh(2,4,3,10,12,38).
Mục tiêu
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở
bệnh nhân có bệnh lý gan mật tụy bằng BMI,
SGA, albumin và prealbumin/ máu.
Khảo sát tính tương quan giữa tình trạng
dinh dưỡng trước mổ với biến chứng nhiễm
trùng sau mổ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tiền cứu tại khoa
ngoại Gan Mật Tụy bệnh viện Chợ Rẫy. Từ
19/01/2010 đến 29/05/2010 bệnh nhân được phẫu
thuật theo chương trình về các bệnh lý gan, mật,
tụy được đưa vào lô nghiên cứu. Những bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 389
nhân phẫu thuật cấp cứu hay có các bệnh lý
mãn tính kèm theo như đái tháo đường, bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim, suy thận mạn
được loại khỏi nghiên cứu.
Cỡ mẫu
104 bệnh nhân.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang phân tích.
Phương pháp nghiên cứu
Một ngày trước khi phẫu thuật theo
chương trình bệnh nhân được đánh giá về tình
trạng dinh dưỡng theo tổng thể chủ quan bởi
người nghiên cứu.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bao gồm:
Đo cân nặng và chiều cao, khai thác bệnh sử: tỉ
lệ phần trăm sụt cân trong 6 tháng gần đây, triệu
chứng đường tiêu hóa, những thay đổi thói
quen ăn uống, sinh hoạt, vận động. Ngoài ra,
bệnh nhân được thăm khám để đánh giá mức
độ teo cơ, mất lớp mỡ dưới da, tình trạng phù
chân, báng bụng (nếu có). Sau đó, bệnh nhân
được lấy máu để xét nghiệm albumin/ huyết
thanh, prealbumin/ huyết thanh.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được thay băng
và theo dõi dấu hiệu sinh tồn để đánh giá tình
trạng nhiễm trùng vết mổ. Người nghiên cứu
phối hợp với phẫu thuật viên và bác sĩ điều trị
theo dõi tình trạng bụng sau phẫu thuật để đánh
giá biến chứng xì, dò. Quá trình theo dõi được
thực hiện từ ngày hậu phẫu thứ nhất đến ngày
bệnh nhân xuất viện.
Phương pháp thống kê
- Biến số độc lập: tuổi, BMI, SGA-A, SGA-
B, SGA-C, albumin huyết thanh, prealbumin
huyết thanh.
- Biến số phụ thuộc: nhiễm trùng vết mổ, xì
rò sau mổ, số ngày nằm viện.
Phép kiểm chi bình phương được sử dụng
để phân tích liên quan giữa tình trạng dinh
dưỡng với biến chứng sau mổ theo phương
pháp SGA, albumin, prealbumin huyết thanh.
Phép kiểm Anova được sử dụng để so sánh giá
trị trung bình của các biến liên tục, albumin
huyết thanh, prealbumin huyết thanh, thời gian
nằm viện ở các nhóm tình trạng dinh dưỡng
theo SGA (SGA-A, SGA-B, SGA-C), nhóm có
biến chứng và không biến chứng sau mổ. Độ tin
cậy là 95% được sử dụng trong khi phân tích và
giá trị p < 0,05 được xem như có ý nghĩa thống
kê. Tất cả các phương pháp phân tích số liệu
dựa vào phần mềm SPSS verson 13.0 (Statistical
Program for Social Science).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Đặc điểm chung
Giá trị
Thông số Thấp
nhất
Cao
nhất
Trung bình±độ
lệch chuẩn
Tuổi 15 94 53,70 ± 18,06
Chiều cao (m) 1,39 1,7 1,56 ± 0,07
Cân nặng (kg) 32 78 49,50 ± 8,87
BMI (kg/m2) 13,91 32,45 20,32 ± 3,16
Sụt cân (kg/6tháng) 0 13 2,95 ± 3,11
Albumin/huyết thanh (g/dl) 2,6 12 4,61 ± 3,64
Prealbumin/huyết thanh
(mg/dl)
2,4 72 22,41 ± 12,82
Thời gian nằm viện (ngày) 3 52 16,37±9,20
Albumin/ huyết thanh ≤ 3,5g/dL chiếm
18,3%. Prealbumin/huyết thanh, mặc dù giá trị
trung bình ở mức bình thường 22,41 ± 12,82. Tỉ lệ
bệnh nhân suy dinh dưỡng mức độ vừa theo
Prealbumin/huyết thanh (10 – 20 mg/dl) khá cao
41,3%, tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng
(Prealbumin/huyết thanh < 10mg/dl) là 14,5%.
Bảng 2. Tình trạng dinh dưỡng theo SGA
SGA Tần suất Tỷ lệ %
A 45 43,3
B 26 25
C 33 31,7
Tổng 104 100
Trong 104 bệnh nhân được đánh giá tình
trạng dinh dưỡng theo tổng thể chủ quan, 45
(43,3%) bệnh nhân được phân loại SGA-A, 26
(25%) bệnh nhân được phân loại SGA-B, 33
(31,7%) bệnh nhân được phân loại SGA-C. Tỉ
lệ bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng mức độ
SGA-B, SGA-C trong nghiên cứu này là 56,7%
thấp hơn so với nghiên cứu của tiến sĩ Phạm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 390
Văn Năn tại bệnh viện đa khoa trung ương
Cần Thơ 77,7%(24).
Bảng 3. Biến chứng nhiễm trùng sau mổ
Biến chứng Tần suất Tỷ lệ %
Không biến chứng 79 75,9
Dịch vết mổ 7 6,7
Nhiễm trùng vết mổ
Vết mổ hở da 1 1
Rò sau mổ 17 16,4
Tổng 104 100
Trong 104 bệnh nhân, 79 (75,9%) bệnh nhân
không có biến chứng, 8 (7,7%) bệnh nhân nhiễm
trùng vết mổ, 17 bệnh nhân (16,4%) có biến
chứng rò mật, rò tụy sau mổ.
Bảng 4. Liên quan giữa phân loại SGA với phân loại
bệnh
Phân loại bệnh Tình trạng
dinh dưỡng Gan Mật Tụy Chung
SGA-A 9 (81,8) 30 (44,1) 6 (24) 45
SGA-B 1 (9,1) 17 (25) 8 (32) 26
SGA-C 1 (9,1) 21 (30,9) 11 (44) 33
Tổng 11 68 25 104
Ở nhóm bệnh lý gan, tỉ lệ bệnh nhân có tình
trạng dinh dưỡng tốt (SGA-A) chiếm đa số với
81,8% cao hơn so với 2 nhóm bệnh nhân có suy
dinh dưỡng (SGA-B, SGA-C). Ngược lại, đối với
nhóm bệnh nhân có bệnh lý tụy, đa số bệnh
nhân có tình trạng suy dinh dưỡng (SGA-B,
SGA-C) 76% cao hơn so với nhóm có tình trạng
dinh dưỡng tốt (p = 0,033). Đối với bệnh lý túi
mật và đường mật, sự khác biệt về tình trạng
dinh dưỡng theo SGA không lớn, tuy nhiên tỉ lệ
bệnh nhân suy dinh dưỡng vẫn cao hơn 55,9%
(SGA-B, SGA-C) so với 44,1% (SGA-A).
Bảng 5. Liên quan giữa phân loại SGA với xét
nghiệm cận lâm sàng
Tình trạng dinh dưỡng
Xét nghiệm
SGA-A SGA-B SGA-C
Chung
4,72 ±
1,22
5,43 ±
7,07
3,80 ±
0,61
4,61 ± 3,64Albumin /huyết
thanh
p = 0,222
27,39 ±
13,74
21,89 ±
12,82
16,03 ±
8,00
22,41 ±
12,82
Prealbumin
/huyết thanh
p < 0,001
Sự khác biệt về nồng độ albumin/ huyết
thanh giữa 3 nhóm bệnh nhân có tình trạng dinh
dưỡng SGA-A, SGA-B, SGA-C là không có ý
nghĩa thống kê (p = 0,222). Đối với prealbumin/
huyết thanh, trong nhóm bệnh nhân có tình
trạng suy dinh dưỡng nặng (SGA-C), giá trị
trung bình của prealbumin/ huyết thanh thấp
hơn so với 2 nhóm bệnh nhân có tình trạng dinh
dưỡng tốt, suy dinh dưỡng nhẹ hay nghi ngờ
suy dinh dưỡng (SGA-A, SGA-B) (p < 0,001).
Bảng 6 Liên quan giữa phân loại SGA với
Albumin /huyết thanh p < 0,001
Tình trạng dinh dưỡng
Albumin
SGA-A SGA-B SGA-C
Chung
< 3 g/dl 0 0 4 (12,1) 4 (3,8)
3 – 3,5 g/dl 2 (4,4) 4 (15,4) 9 (27,3) 15 (14,4)
> 3,5 g/dl 43 (95,6) 22 (84,6) 20 (60,6) 85 (81,7)
Tổng 45 26 33 104
Bảng 7 Liên quan giữa phân loại SGA với
Prealbumin /huyết thanh p < 0,009
Tình trạng dinh dưỡng
Prealbumin
SGA-A SGA-B SGA-C
Chung
< 10 mg/dl 5 (11,1) 3 (11,5) 7 (21,2) 15 (14,4)
10 – 20 mg/dl 12 (26,7) 12 (46,2) 19 (57,6) 43 (41,3)
> 20 mg/dl 28 (62,2) 11 (42,3) 7 (21,2) 46 (44,2)
Tổng 45 26 33 104
78,8% bệnh nhân ở nhóm có tình trạng suy
dinh dưỡng nặng (SGA-C) có chỉ số
Prealbumin/huyết thanh ≤ 20mg/dl so với 37,8%
ở nhóm bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng tốt
(SGA-A) và 57,7% ở nhóm bệnh nhân suy dinh
dưỡng nhẹ hay nghi ngờ suy dinh dưỡng (SGA-
B). Tỉ lệ prealbumin/huyết thanh ≤ 20mg/dl càng
cao ở nhóm bệnh nhân có tình trạng suy dinh
dưỡng càng nặng (p < 0,009). Kết quả này cho
thấy prealbumin/huyết thanh cũng ảnh hưởng
đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.
Bảng 8. Liên quan giữa phân loại SGA với tình
trạng vết mổ p = 0,039
Tình trạng dinh dưỡng
Vết mổ
SGA-A SGA-B SGA-C
Chung
Khô 45 (100) 23 (88,5) 28 (84,8) 96 (92,3)
Dịch vết mổ 0 2 (7,7) 5 (15,2) 7 (6,7)
VM hở da 0 1 (3,8) 0 1 (1,0)
Tổng 45 26 33 104
Tất cả bệnh nhân có nhiễm trùng vết mổ
(8/104) có suy dinh dưỡng trước phẫu thuật. Tỉ
lệ xảy ra biến chứng nhiễm trùng vết mổ ở
nhóm bệnh nhân có tình trạng suy dinh dưỡng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 391
nặng (SGA-C) 15,2% cao hơn so với nhóm bệnh
nhân có tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ (SGA-B)
11,5%. Biến chứng nhiễm trùng vết mổ chỉ xảy
ra ở nhóm bệnh nhân có tình trạng suy dinh
dưỡng mức độ nhẹ đến nặng hay nghi ngờ suy
dinh dưỡng (SGA-B, SGA-C) (p = 0,039).
Bảng 9. Liên quan giữa phân loại SGA với rò sau mổ
Tình trạng dinh dưỡng
Rò sau mổ
SGA-A SGA-B SGA-C
Chung
Không 41 (91,1) 24 (92,3) 22 (66,7) 87 (83,7)
Có 4 (8,9) 2 (7,7) 11 (33,3) 17 (16,3)
Tổng 45 26 33 104
p = 0,006
16,4% (17/104) bệnh nhân có biến chứng xì
dò sau phẫu thuật trong đó chủ yếu là dò mật
và dò tụy. 76,5% (13/17) bệnh nhân có biến
chứng xì dò sau phẫu thuật có tình trạng suy
dinh dưỡng trước phẫu thuật (SGA-B, SGA-C).
Trong 33 bệnh nhân có tình trạng suy dinh
dưỡng nặng có 11 (33.3%) bệnh nhân có biến
chứng rò sau mổ. Tỉ lệ bệnh nhân có biến
chứng rò sau mổ gia tăng ở nhóm bệnh nhân
có tình trạng suy dinh dưỡng nặng (p = 0,006).
Bảng 10. Liên quan giữa phân loại SGA với thời
gian nằm viện
Tình trạng dinh dưỡng Thời gian SGA-A SGA-B SGA-C Chung
10,76 ±
4,96
17,85 ±
6,88
22,82 ±
10,61 16,36 ± 9,20Thời gian nằm viện (ngày)
p < 0,001
Thời gian nằm viện trung bình của bệnh
nhân ở nhóm suy dinh dưỡng nặng (SGA-C) dài
hơn so với 2 nhóm bệnh nhân khác (p < 0,001).
Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân ở
nhóm SGA-C là 23 ngày dài gấp 2 lần so với
nhóm SGA-A là 11 ngày. Kết quả này phù hợp
với nhiều nghiên cứu trước.
Bảng 11. Liên quan giữa biến chứng NTSM với
Prealbumin /huyết thanh
Biến chứng NTSM Prealbumin
(mg/dl) Không Có
Chung
< 10 12 (15,0) 3 (12,5) 15 (14,4)
10 – 20 28 (35,0) 15 (62,5) 43 (41,3)
> 20 40 (50,0) 6 (25,0) 46 (44,2)
Tổng 80 24 104
p = 0,048
75% bệnh nhân ở nhóm có biến chứng
NTSM có giá trị Prealbumin /huyết thanh ≤ 20
mg/dl. Ở nhóm bệnh nhân không có biến chứng
NTSM, 50% bệnh nhân có giá trị Prealbumin
/huyết thanh ≤ 20 mg/dl, và 50% bệnh nhân có
giá trị Prealbumin /huyết thanh >20 mg/dl.
BÀN LUẬN
Tình trạng dinh dưỡng theo BMI
66,7% bệnh nhân trong nghiên cứu có chỉ số
BMI trong giới hạn bình thường (BMI từ 18,5
đến dưới 25), 25,8% bệnh nhân suy dinh dưỡng
(BMI dưới 18,5). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
theo chỉ số BMI là phương pháp rất đơn giản, dễ
thực hiện. BMI dưới 16 được xem là suy dinh
dưỡng nặng, có nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên,
đối với bệnh nhân nằm viện đặc biệt bệnh nhân
có bệnh lý gan mật tụy chỉ số này không còn
chính xác trong những trường hợp mất nước,
phù, báng bụng, hoặc khi bệnh nhân có tình
trạng sụt cân không chủ ý trên 10% trong lượng
cơ thể trong một thời gian nhất định nhưng chỉ
số BMI vẫn trong giới hạn bình thường(2). Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi gần như tương
đương với nghiên cứu của Lưu Ngân Tâm và
cộng sự cũng được thực hiện tại bệnh viện Chợ
Rẫy(20) với 24,5% trong tổng số 710 bệnh nhân
suy dinh dưỡng (BMI dưới 18,5) và 75,5% bệnh
nhân có chỉ số BMI trong giới hạn bình thường (
BMI từ 18,5 đến dưới 25).
Tình trạng dinh dưỡng theo SGA
SGA là phương pháp đánh giá nhanh tình
trạng dinh dưỡng. Đây là phương pháp có độ
nhạy, độ đặc hiệu cao trong đánh giá tình trạng
dinh dưỡng ở bệnh nhân ngoại khoa(16,26,31,33). Đặc
biệt, phương pháp SGA cũng là phương pháp có
giá trị trong tiên lượng biến chứng nhiễm trùng
sau mổ(9,24,33). Phương pháp SGA tập trung vào
tình trạng sụt cân nhanh của người bệnh, tình
trạng mất lớp mỡ dưới da, mức độ teo cơ cùng
với những triệu chứng đường tiêu hóa(8).
Kết quả cho thấy 43% bệnh nhân có tình
trạng dinh dưỡng tốt (mức độ A theo phân
loại SGA), 25% bệnh nhân có tình trạng suy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 392
dinh dưỡng mức độ vừa (SGA-B), 31,7% bệnh
nhân suy dinh dưỡng nặng (SGA-C). Như vậy,
56,7% bệnh nhân với bệnh lý ngoại khoa gan
mật tụy có tình trạng suy dinh dưỡng mức độ
vừa và nặng. Như vậy, so sánh với tỉ lệ suy
dinh dưỡng theo chỉ số BMI, tỉ lệ suy dinh
dưỡng đánh giá bằng SGA cao hơn 2 lần. Điều
này cho thấy giới hạn của chỉ số BMI trong
đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so
với 43% trên tổng số 710 bệnh nhân (bao gồm cả
ngoại khoa lẫn nội khoa) có tình trạng suy dinh
dưỡng vừa và nặng lúc nhập viện tại bệnh viện
Chợ Rẫy (theo phương pháp SGA)(20). So sánh
với kết quả 55,7% bệnh nhân phẫu thuật bụng
có tình trạng suy dinh dưỡng từ vừa đến nặng
trong nghiên cứu của tiến sĩ Phạm Văn Năn tại
bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ (trong
nhóm 274 bệnh nhân phẫu thuật bụng có 35,4%
bệnh nhân có tình trạng suy dinh dưỡng mức độ
B, 42.3% mức độ C) thì kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng tương đương(24).
Suy dinh dưỡng và biến chứng NTSM
Suy dinh dưỡng làm suy giảm chức năng
của hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Suy dinh
dưỡng ảnh hưởng đến chức năng tâm thần,
chức năng cơ, làm suy giảm chức năng của thận,
tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, đặc biệt suy dinh
dưỡng làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ
thể, làm chậm lành vết thương(2). Bệnh nhân suy
dinh dưỡng mức độ vừa và nặng (SGA-B, SGA-
C) có nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật cao
gấp 3 đến 4 lần, so với những bệnh nhân có tình
trạng dinh dưỡng tốt(13). Trong nghiên cứu này,
chúng tôi ghi nhận không có biến chứng nhiễm
trùng vết mổ ở nhóm bệnh nhân có tình trạng
dinh dưỡng tốt (SGA-A), 8 (7,7%) trường hợp có
biến chứng nhiễm trùng vết mổ đều ở nhóm
bệnh nhân có tình trạng suy dinh dưỡng vừa
đến nặng (SGA-B, SGA-C) (p = 0,039). 17/104
(16,3%) bệnh nhân có biến chứng xì rò sau mổ
trong đó tỉ lệ xảy ra biến chứng này tăng cao
(gấp 3,5 lần) ở nhóm có tình trạng suy dinh
dưỡng nặng (SGA-C) so với nhóm bệnh nhân có
tình trạng dinh dưỡng tốt (SGA-A) (p=0,006).
Trong số bệnh nhân có biến chứng sau mổ, 1
trường hợp bệnh nhân vừa có nhiễm trùng vết
mổ, vừa có rò mật sau mổ ( bệnh nhân này có
tình trạng suy dinh dưỡng nặng, SGA-C). Như
vậy, tỉ lệ bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng
sau mổ (bao gồm nhiễm trùng vết mổ và xì rò
sau mổ) trong nghiên cứu này là 23%. Tỉ lệ này
gần như tương đương với nghiên cứu của tiến sĩ
Phạm Văn Năn 24,4%(24). Tuy nhiên nếu so sánh
với một số nghiên cứu khác trên thế giới thì kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.
Theo Putwatana P và cộng sự, trong
nghiên cứu trên 430 bệnh nhân phẫu thuật
bụng, tỉ lệ biến chứng nhiễm trùng sau mổ là
17,2% (74 bệnh nhân) bao gồm biến chứng
nhiễm trùng vết mổ, xì rò, áp xe tồn lưu sau
mổ, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng
liên quan đến ống dẫn lưu (26). Trong nghiên
cứu ảnh hưởng của tình trạng dinh dưỡng và
biến chứng sau phẫu thuật bụng, Sungurtekin
H và cộng sự báo cáo 44% bệnh nhân suy dinh
dưỡng lúc nhập viện (đánh giá bằng phương
pháp SGA), tỉ lệ tử vong cao hơn cũng như
nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật tăng được
tìm thấy ở nhóm bệnh nhân suy dinh
dưỡng(32).
Như vậy, mặc dù cỡ mẫu trong nghiên cứu
của chúng tôi không đủ để kết luận mối tương
quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng trước
phẫu thuật và biến chứng nhiễm trùng sau
phẫu thuật trong bệnh lý gan mật tụy, tuy
nhiên với kết quả như trên cùng với nhiều
nghiên cứu khác trong và ngoài nước chúng
tôi cho rằng cần có sự quan tâm đúng mức và
có kế hoạch hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân
suy dinh dưỡng đặc biệt là những bệnh nhân
có tình trạng suy dinh dưỡng nặng (SGA-C)
trước phẫu thuật (Theo khuyến nghị ESPEN
guideline 2006 in Enteral nutrition in
surgery)(21,33).
Suy dinh dưỡng và thời gian nằm viện
Trong nghiên cứu này, chúng tôi còn ghi
nhận bệnh nhân có tình trạng suy dinh dưỡng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 393
mức độ vừa và nặng (SGA-B, SGA-C) thì thời
gian nằm viện dài hơn so với bệnh nhân có tình
trạng dinh dưỡng tốt ( SGA-A) lần lượt là SGA-
C 23 ngày, SGA-B 18 ngày, SGA-A 11 ngày
(p<0,001). Rõ ràng, thời gian nằm viện của bệnh
nhân có tình trạng suy dinh dưỡng năng dài hơn
gấp 2 lần so với bệnh nhân có tình trạng dinh
dưỡng bình thường. điều này một lần nữa
khẳng định rằng tình trạng suy dinh dưỡng
trước phẫu thuật của bệnh nhân ảnh hưởng đến
thời gian nằm viện, tăng chi phí chăm sóc và
điều trị(6,7,14,15,19,23,25,28,35,39).
Năm 1995, Cederholm và cộng sự báo cáo
thời gian nằm viện của bệnh nhân suy dinh
dưỡng dài hơn 2,5 lần so với nhóm bệnh nhân
có tình trạng dinh dưỡng tốt (trung bình 43
ngày đối với bệnh nhân suy dinh dưỡng và 18
ngày đối với bệnh nhân không suy dinh
dưỡng) (p< 0,01)(5).
Theo Correira và Campos trong một nghiên
cứu gần đây tại châu Mỹ Latin với 9348 bệnh
nhân, thời gian nằm viện trung bình 16,7 ngày ở
bệnh nhân suy dinh dưỡng so với 10,1 ngày ở
bệnh nhân không suy dinh dưỡng (p<0,01)(6).
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy suy dinh
dưỡng làm kéo dài tiến trình điều trị và thời
gian nằm viện(25,35). Theo Norman K và cộng sự,
tình trạng suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến tiến
trình bệnh tật bởi suy dinh dưỡng làm giảm sự
lành vết thương, suy giảm chức năng của hệ
thống miễn dịch từ đó làm gia tăng tỉ lệ biến
chứng nhiễm trùng và không nhiễm trùng, đồng
thời suy dinh dưỡng cũng làm giảm khả năng
hồi phục của bệnh nhân(23). Hậu quả của tiến
trình này là sự gia tăng tỉ lệ tử vong, ảnh hưởng
đến hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian nằm
viện, làm tăng chi phí điều trị.
Như vậy, vì những ảnh hưởng nặng nề của
tình trạng suy dinh dưỡng đối với bệnh nhân
ngoại khoa, đặc biệt là trong phẫu thuật bụng,
việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước phẫu
thuật là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên,
chọn lựa phương pháp đánh giá tình trạng dinh
dưỡng phù hợp, ít tốn kém, hạn chế xâm lấn, có
thể được thực hiện bởi bác sĩ lẫn điều dưỡng
cũng không kém phần quan trọng. Phương
pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo SGA
gần như đáp ứng được những yêu cầu trên.
Tình trạng dinh dưỡng theo albumin/
huyết thanh
Nồng độ albumin/ huyết thanh trước mổ
không chỉ dùng để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng, độ nặng của bệnh mà còn là một yếu tố
có ý nghĩa trong tiên lượng biến chứng, và tử
vong sau phẫu thuật(2,3,5,12). Nếu nồng độ
albumin/ huyết thanh càng giảm thì nguy cơ
biến chứng nguy cơ tử vong càng tăng sau phẫu
thuật(12).
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
81,7% bệnh nhân có albumin/ huyết
thanh>3,5g/dl, 18,3% bệnh nhân có
albumin/huyết thanh ≤ 3,5 g/dl (trung bình 4,61
± 3,64). Theo Putwatana và cộng sự, 80 trong
tổng số 430 bệnh nhân (18.9%) có giá trị
albumin/ huyết thanh< 3,5g/dl (kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cũng tương đương)(26). Mặc dù
giá trị albumin/ huyết thanh trung bình nằm
trong giới hạn bình thường, nhưng chúng tôi ghi
nhận albumin/huyết thanh giảm ở nhóm bệnh
nhân có tình trạng suy dinh dưỡng nặng (SGA-
C) (p<0,001). Giá trị trung bình albumin/ huyết
thanh ở 3 nhóm bệnh nhân tương ứng theo
phân loại SGA A, B, C là 4,72, 5,43, 3,8 g/dl. Kết
quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của
tiến sĩ Lưu Ngân Tâm tại bệnh viện Chợ Rẫy,
albumin huyết thanh trung bình ở 3 nhóm SGA-
A, SGA-B, SGA-C lần lượt là 4,2; 3,6; 3,8 g/dl
(20). Theo Sungurtekin và cộng sự, giá trị
albumin trung bình ở nhóm SGA-C là 3,1±0.6
thấp hơn so với nhóm SGA-A 3,8±0,6 (p<0,01)(32).
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 29,1%
bệnh nhân trong nhóm có biến chứng NTSM
có giá trị albumin/ huyết thanh < 3,5g/dl cao
hơn so với 15% trong nhóm bệnh nhân không
có biến chứng, tuy nhiên sự khác biệt ở 2
nhóm không có ý nghĩa thống kê (p=0,226).
Theo Putwatana và cộng sự, 38,9% bệnh nhân
có biến chứng NTSM có giá trị albumin/ huyết
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 394
thanh <3,5 g/dl cao hơn so với 14,8% ở nhóm
bệnh nhân không có biến chứng (p<0,001)(32).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể do cỡ
mẫu trong nghiên cứu nhỏ (n=104).
Trong khi đó, theo khuyến nghị của Hội
dinh dưỡng lâm sàng Châu Âu (ESPEN 2006),
đối với bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng
SGA-C nên được hỗ trợ dinh dưỡng ít nhất 10-
14 ngày trước phẫu thuật. Vì vậy, trong vài năm
trở lại đây, tại khoa ngoại Gan Mật Tụy bệnh
viện Chợ Rẫy, chỉ số albumin/ huyết thanh trước
mổ là một xét nghiệm thường quy, hầu hết
những bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật đều
được thực hiện xét nghiệm này. Vì vậy, bệnh
nhân có thể được hỗ trợ dinh dưỡng trước phẫu
thuật nếu albumin/huyết thanh dưới 3,0 g/dl.
Tình trạng dinh dưỡng theo prealbumin/
huyết thanh
Ngoài albumin, nghiên cứu của chúng tôi
còn ghi nhận chỉ số prealbumin/ huyết thanh.
Prealbumin/ huyết thanh là protein có thời gian
bán hủy ngắn (48 giờ), có giá trị trong sự thay
đổi của tình trạng dinh dưỡng. Prealbumin/
huyết thanh có khả năng đánh giá tình trạng suy
dinh dưỡng và là thông số thay đổi sớm nhất
trong việc theo dõi hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh
nhân(2,4,3,10). Tuy nhiên, hiện nay không phải
phòng xét nghiệm nào cũng thực hiện được xét
nghiệm này, vì vậy prealbumin/ huyết thanh
vẫn chưa được xem như một xét nghiệm thường
quy trước phẫu thuật. Trong 2 năm trở lại đây,
bệnh viện Chợ Rẫy có thể thực hiện xét nghiệm
này, tuy nhiên giá thành vẫn còn khá đắt so với
xét nghiệm albumin/huyết thanh.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
prealbumin/ huyết thanh trung bình 22,41 (chỉ
số bình thường 20 – 40 mg/dl), trong đó 14,5%
bệnh nhân có tình trạng suy dinh dưỡng nặng
(prealbumin < 10 mg/dl), 41,3% suy dinh
dưỡng mức độ vừa (prealbumin từ 10 mg/dl
đến 20 mg/dl), tỉ lệ bệnh nhân có tình trạng
dinh dưỡng tốt (prealbumin > 20) là 44,2%.
Chúng tôi thấy rằng có sự phù hợp giữa việc
đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo phương
pháp SGA và prealbumin/ huyết thanh, bệnh
nhân có tình trạng suy dinh dưỡng càng nặng,
prealbumin/ huyết thanh càng giảm (p<0,001,
bảng 12), đồng thời tỉ lệ bệnh nhân có
prealbumin < 20 ở nhóm bệnh nhân có tình
trạng dinh dưỡng SGA-B, SGA-C cao hơn so
với nhóm bệnh nhân SGA-A (p<0,009, biểu đồ
8). Theo nghiên cứu của Devoto G và cộng sự
cũng cho thấy có sự phù hợp giữa phương
pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo
SGA và prealbumin/ huyết thanh. Với 108
bệnh nhân có 44% bệnh nhân suy dinh dưỡng
mức độ vừa, 17% bệnh nhân suy dinh dưỡng
mức độ nặng (đánh giá theo phương pháp
SGA), 44% bệnh nhân suy dinh dưỡng mức độ
vừa, 16% bệnh nhân suy dinh dưỡng mức độ
nặng (đánh giá theo prealbumin/ huyết
thanh)(12). Prealbumin/ huyết thanh giảm chỉ
sau 3 ngày nếu cung cấp dinh dưỡng không
đủ nhu cầu và prealbumin/ huyết thanh tăng
1mg/ngày khi chất dinh dưỡng được cung cấp
đủ theo nhu cầu. Tuy nhiên, prealbumin/huyết
thanh cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh lý
suy thận cấp hay mãn tính(2).
Khi vẫn chưa có phương pháp hoàn hảo để
đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chúng tôi nghĩ
rằng phối hợp nhiều phương pháp nhằm đánh
giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân và đề
ra kế hoạch hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời là cần
thiết. Xét nghiệm Prealbumin/ huyết thanh là
công cụ đáng tin cậy trong việc đánh giá tình
trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trong thời gian
nằm viện cũng như đánh giá hiệu quả các biện
pháp hỗ trợ dinh dưỡng(2).
Một kết quả khá thú vị mà chúng tôi ghi
nhận trong nghiên cứu này, tỉ lệ bệnh nhân có
giá trị prealbumin ≤ 20 mg/dl ở nhóm bệnh nhân
có biến chứng NTSM cao hơn so với bệnh nhân
nhóm không có biến chứng (p=0,048). Mặc dù cỡ
mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ để
khẳng định mối tương quan giữa
prealbumin/huyết thanh và biến chứng NTSM
trong bệnh lý gan mật tụy, tuy nhiên 75% bệnh
nhân có biến chứng NTSM có giá trị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 395
prealbumin/huyết thanh ≤ 20 mg/dl là một con
số đáng lưu ý.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân trước
phẫu thuật lần lượt là 25,8% theo BMI; 56,7%
SGA-B, SGA-C; 18,3% với albumin/ huyết thanh
≤ 3,5 g/dl; 55,8% với prealbumin/ huyết thanh ≤
20 mg/dl. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
tương đối phù hợp với các nghiên cứu khác tại
Việt Nam cho thấy phương pháp SGA có độ
nhạy, độ đặc hiệu cao.
Suy dinh dưỡng (SGA-B, SGA-C) trước mổ
gặp ở tất cả bệnh nhân có biến chứng nhiễm
trùng vết mổ (8/104 bệnh nhân) (p=0,039) và
76,5% (13/17) bệnh nhân có biến chứng xì dò sau
phẫu thuật. Tỉ lệ bệnh nhân có biến chứng xì dò
sau mổ gia tăng ở nhóm bệnh nhân có tình trạng
suy dinh dưỡng nặng (p=0,006). Bên cạnh đó
chúng tôi còn ghi nhận bệnh nhân bị suy dinh
dưỡng mức độ vừa và nặng có số ngày nằm
viện nhiều hơn so với bệnh nhân có tình trạng
dinh dưỡng tốt (p<0,001). Nồng độ prealbumin/
huyết thanh ≤ 20 mg/dl gặp ở 75% bệnh nhân có
biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật (bao
gồm nhiễm trùng vết mổ và xì dò) có và có mối
liên quan với biến chứng NTSM (p=0,048). Vì
vậy nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa
khẳng định tầm quan trọng của đánh giá tình
trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật cũng như
những ảnh hưởng của suy dinh dưỡng với kết
quả điều trị.
Vì những ảnh hưởng nặng nề của tình trạng
suy dinh dưỡng đối với bệnh nhân ngoại khoa,
đặc biệt là trong phẫu thuật gan mật tụy, việc
đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước phẫu
thuật là rất quan trọng và cần thiết. Qua nghiên
cứu này chúng tôi nhận thấy đánh giá tình trạng
dinh dưỡng trước phẫu thuật theo SGA là phù
hợp, ít tốn kém, không xâm hại, bác sĩ và điều
dưỡng đều có thể thực hiện được. Tình trạng
suy dinh dưỡng trước phẫu thuật kéo dài thời
gian nằm viện, làm tăng chi phí điều trị và chăm
sóc, làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân.
Vì vậy, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước
phẫu thuật nhằm đề ra kế hoạch hỗ trợ dinh
dưỡng kịp thời nhằm giảm tỉ lệ biến biến chứng
sau phẫu thuật, giảm chi phí điều trị cho bệnh
nhân.
Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi không
chứng minh được mối tương quan giữa
albumin/ huyết thanh và biến chứng nhiễm
trùng sau phẫu thuật, tuy nhiên với nhiều
nghiên cứu trên thế giới cũng như theo khuyến
nghị của ESPEN guideline 2006, cần hỗ trợ dinh
dưỡng trong vòng 10 – 14 ngày trước phẫu thuật
đối với bệnh nhân có albumin/ huyết thanh dưới
3,0 g/dl hay tình trạng suy dinh dưỡng nặng
(SGA-C).
Nghiên cứu này còn cho thấy prealbumin/
huyết thanh là một chỉ số có giá trị trong đánh
giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân (kết
hợp với phương pháp SGA) đồng thời đây cũng
là một chỉ số có khả năng tiên lượng biến chứng
nhiễm trùng sau phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abel RM, Fischer JE, Buckley MJ, Barnett GO, Austen WG.
(1976). Malnutrition in cardiac surgical patients. Results of a
prospective, randomized evaluation of early postoperative
parenteral nutrition. Arch Surg, 111, pp. 45-50
2. Barendregt K, Soeters PB, Allison SP, Kondrup J. (2004).
Diagnosis of malnutrition- Screening and Assement. Basic in
clinical nutrition. ESPEN, pp. 11-17
3. Benrnstein LH, Lenkhardt-Fairfield CJ, Pleban W, Rudolph R.
(1989). Use fulness of data on albumin and prealbumin
concentrations in determining effectiveness of nutrition
support. Clinical chemistry, 35, pp. 271-274
4. Benrnstein LH, Pleban W. (1996). Prealbumin in nutrition
evaluation. Nutrition, 12, pp. 255-259
5. Cederholm T, Jagren C, Hellstrom K. (1995). Outcome of
protein-energy malnutrition in elderly medical patients.
American Journal Medicine, 98, pp. 67-74
6. Correia MI, Campos AC. (2003). Prevalence of hospital
malnutrition in Latin America: the multicenter ELAN study.
Nutrition, 19, pp. 823-825.
7. Correia MI, Waitzberg DL. (2003). The impact of malnutrition
on morbidity, mortality, length of hospital stay, and costs
evaluated through a multivariate model analysis. Clinical
Nutrition, 22, pp. 2–5.
8. Desky AS, McLaughlin JR, Baker JP, Jonhnston N, Whittaker
S, Mendelson RA and Jeejeebhoy KN. (1987). “What is
subjective global assessment of nutritional status?”. Journal of
Parenteral and enteral nutrition, 11, (1), pp.8-13
9. Detsky AS, Baker JP, O’Rourke K, et al. (1987). Predicting
nutrition-associated complications for patients undergoing
gastrointestinal surgery. JPEN, 11, pp 440–446.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 396
10. Devoto G, Gallo F, Marchello C, Racchi O, et al. (2006).
Prealbumin serum concentrations as a useful tool in the
assessment of malnutrition in hospitalized patients. Clinical
chemistry, 52, (12), pp. 2281-2285.
11. Ferguson M, Capra S, Bauer J, Banks M. (1999). Development
of a valid and reliable malnutrition screening tool or adult
acute hospital patients. Nutrition, 15, pp. 458-464.
12. Gibbs J, Cull W, Henderson W, Daley J, Hur K, Khuri SF.
(1999). Preoperative serum albumin level as a preditor of
operative mortality and morbidity. Arch Surg, 134, pp. 136-
142
13. Haydock DA, Hill GL. (1986). Impaired wound healing in
surgical patients with varying degrees of malnutrition. Journal
of Parenteral and Enteral Nutrition, 10, pp. 550-554
14. Hill GL, Blackett RL, Pickford I, Burkinshaw L, Young GA,
Warren JV, Schorah CJ, Morgan DB. (1997). Malnutrition in
surgical patients. An unrecognised problem. Lancet, 26,
1(8013), pp. 689–692.
15. Janice S, Kondrup J et al. (2008). EuroOOPS: An internal
multicentrestudy to implement nutritional risk screening and
evaluate clinical outcome. Clinical nutrition.
16. Kondrup J, Allison SP, Elia M, Vellas B, Plauth M.(2003).
Educational and Clinical Practice Committee, European
Society of Parenteral and Enteral Nutrition (ESPEN). ESPEN
Guidelines for nutrition screening 2002. Clinical nutrition, 22,
415-421.
17. Kondrup J, Johansen N, Plum LM, Bark L, Larsen IH,
Martinsen A, et al. (2002). Incidence of nutritional risk and
causes of inadequate nutritional care in hospitals. Clinical
nutrition, 21, 461-468.
18. Kondrup J, Rasmussen HH, et al. (2003). Nutritional risk
screening (NRS 2002): a new method based on an analysis of
controlled clinical trials. Clinical nutrition, 22, 321-336.
19. Kyle UG, Pirlich M, Lochs H, Schuetz T, Pichard C. (2004). Is
nutritional depletion by Nutritional Risk Index associated
woth increased length of hospital stay? A population-based
study. J Parenteral Enteral Nutrition, 28, pp. 99-104
20. Lưu N T, Nguyễn T Q H. (2009). Tình trạng dinh dưỡng bệnh
nhân lúc nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học, Đại
học Y Dược TP.HCM, tập 13, tr 305-312.
21. Manoj K. Maloo, R. Armour Foorse. Perioperative nutritional
suport. In: John L. Rombeau, Rolando H. Rolandelli, eds.
(2001). Clinical nutrition: parenteral nutrition. Philadelphia:
W.B.Sauders, pp.172-176.
22. McWhirte JP, Pennington CR. (1994). Incidence and
recognition of malnutrition in hospital. Br Med J, 308, p. 945
23. Norman K, Pichard C, Lochs H, et al (2008). Prognostic
impact of disease-related malnutrition. Clinical nutrition, 27,
pp 5-15.
24. Pham NV, Cox-Reijven PL, Greve JW, Soeters PB. (2006).
Application of subjective global assessment as a screening
tool for malnutrition in surgical patients in Vietnam. Clinical
Nutrition, 25, pp.102-108
25. Pirlich M, Schutz T, Norman K, Gastell S, Lubke HJ, Bischoff,
et al. (2006). The German hospital malnutrition study. Clinical
nutrition, 25, pp. 563-572.
26. Putwatana P, Reodecha P, Sirapo-ngam Y, Lertsithichai P, và
Sumboonnanonda K. (2005). Nutrition screening tools and the
prediction of postoperative infectious and wound
complications: comparison of methods in presence of risk
adjustment. Nutrition, 21, pp. 691-697.
27. Rai J, Gill SS, Kumar BR. (2002). The influence of preoperative
nutritional status in wound healing after replacement
arthroplasty. Orthopedics, 25, pp. 417-421
28. Reilly JJ Jr, Hull SF, Albert N, Waller A, Bringardener S.
(1988). Economic impact of malnutrition: a model system for
hospitalized patients. JPEN, 12(4), pp. 371–376.
29. Schneider SM, Veyres LA, Pivot X, Soummer AM, Jambou P,
Filippi J, et al. (2004). Malnutrition is an independent factor
associated with nosocomial infections. Br J Nutr, 92, pp. 105-
111
30. Stratton RJ, Green CJ, Elia M. (2003). Disease related to
malnutrition: An evidence based approach to treatmen.
Oxford: CABI publishing.
31. Studley HO. (1936). Percentage of weight loss, a basic
indicator of surgical risk in patients with chronic peptic ulcer.
JAMA, 106, pp. 458-460.
32. Sungurtekin H, Sungurtekin U, Balci C, Zencir M, Erdem E.
(2004). The Influence of Nutritional Status on Complications
after Major Intraabdominal Surgery. Journal of the American
College of Nutrition, 23, (3), pp. 227–232.
33. The Veterans Affairs Total parenteral Nutrition Cooperative
study group. (1991). Preoperative total parental nutrition in
surgical patients. N Engl J Med, 325, pp. 525-532.
34. Vellas B, Guigoz Y, Garry PJ, Nourhashemi F, Bennahum D,
Lauque S, et al. (1999). The Mini Nutritional Assessment
(MNA) and its use in grading the nutritional state of elderly
patients. Nutrition, 15, 116-122.
35. Waitzberg DL, Caiaffa WT, Correia MI. (2001). Hospital
malnutrition: the Brazilian National Survey (IBRANUTRI): A
study of 4,000 patients. Nutrition, 17, pp. 573–580.
36. Windsor JA, Hill GL. (1988). Grip strength: a measure of the
proportion of protein loss in surgical patients. Br J Surg, 75,
pp. 880-882
37. Windsor JA, Hill GL. (1988). Weight loss with physiologic
impairment. A basic indicator of surgical risk. Ann Surg, 207,
pp. 290-296
38. World Health Organization. Physical status (1995): the use
and interpretation of anthropometry. Geneva: WHO.
39. Wyszynski DF, Perman M, Crivelli A. (2003). Prevalence of
hospital malnutrition in Argentina: preliminary results of a
population-based study. Nutrition, 19, pp. 115-119.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_trang_dinh_duong_truoc_mo_va_bien_chung_nhiem_trung_sau.pdf