Nhu cầu khuyến nghị của người bệnh đái
tháo đường phụ thuộc vào tuổi, giới, mức lao
động, tình trạng sinh lý và bệnh lý. Theo kết
quả nghiên cứu năng lượng khẩu phần trung
bình/ngày là 1634 ± 577,2 kcal cao hơn so với
kết quả của Phạm Thị Thùy Hương là 1560,2
± 477,5 kcal [15]. Tỷ lệ protein, lipid và carbohydrat lần lượt là 19,7%; 22,4% và 57,9% đã
phù hợp với nhu cầu khuyến nghị của Bộ Y tế
có tỷ lệ protein (15 - 20%), lipid (20 - 30%) và
carbohydrat (55 - 60%). Lượng chất xơ là
11,92 ± 5,4g, chỉ đạt 52% nhu cầu chất xơ
trong 1 ngày (14g/1000 kcal), chất xơ đóng vai
trò quan trọng đối với sức khỏe, có tác dụng
giúp điều hòa glucose máu và giảm cholesterol máu. Theo kết quả nghiên cứu lượng
vitamin và chất khoáng canxi, sắt, kẽm,
vitamin A, vitamin C, vitamin D lần lượt là
883,3 mg; 15,2 mg; 12,17 mg; 918 µg; 235,8
mg; 1,03 µg. Đa số các vitamin và khoáng
chất như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin C
đều đạt riêng lượng vitamin D chưa đạt theo
nhu cầu khuyến nghị.
Tình trạng các chỉ số hóa sinh đạt mục tiêu
thấp rất phù hợp với tỷ lệ tình trạng thừa cân
béo phì cao, tỷ lệ vòng bụng, vòng bụng/vòng
mông vượt ngưỡng cho phép trong nghiên
cứu của chúng tôi. Vì vậy cần phải kiểm soát
và theo dõi sát sao hơn tình trạng rối loạn lipid
máu và hướng dẫn người bệnh thay đổi lối
sống tập trung vào việc giảm chất béo bão
hòa, giảm thực phẩm giàu cholesterol, tăng
omega-3 acid béo, tăng chất xơ, tăng các
pectin và đi cùng là giảm cân (nếu có thừa
cân béo phì), tăng hoạt động thể lực cần được
khuyến cáo để cải thiện tình trạng rối loạn lipid
máu ở người đái tháo đường type II.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II khi nhập viện tại bệnh viện nội tiết trung ương, năm 2017 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38 TCNCYH 113 (4) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II KHI NHẬP VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG, NĂM 2017 - 2018
Vũ Thị Ngát1, Nguyễn Trọng Hưng2, Nguyễn Thị Thu Hà3,
Phan Hướng Dương4, Nguyễn Thị Thịnh3, Nguyễn Thị Đào1
1Trường Đại học Y Hà Nội; 2 Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế
3Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
4Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Nghiên cứu cắt ngang mô tả tình trạng dinh dưỡng của 180 bệnh nhân đái tháo đường type II khi nhập
viện tại khoa Dinh dưỡng Lâm sàng & Tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2017 - 2018. Kết quả
cho thấy, tỷ lệ thừa cân béo phì ở mức báo động, chiếm 53,1% (trong đó thừa cân, tiền béo phì và béo phì
lần lượt là 27,2%, 23,9% và 2,2%), tình trạng dinh dưỡng bình thường là 41,7%, thấp nhất là thiếu năng
lượng trường diễn chiếm 5%. Chỉ số khối cơ thể BMI trung bình là 23,3 ± 3,2 kg/m2. Vòng bụng trung bình
của nữ là 88,2 ± 8,5 cm và nam là 87 ± 9,3 cm. Tỷ lệ vòng bụng/vòng mông cao của đối tượng là 91,6%.
Khẩu phần thực tế đối tượng ăn được là 1634 ± 577,2 kcal/ngày. Tỷ lệ các chất sinh nhiệt protein: lipid: car-
bohydrat tương ứng là 19,7: 22,4: 57,9 đã cân đối theo Bộ Y tế khuyến cáo. Các vitamin và chất khoáng:
canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin C đã đạt, riêng vitamin D chưa đạt so với nhu cầu khuyến nghị.
Từ khóa: Tình trạng dinh dưỡng, Đái tháo đường type II, Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Thu Hà, Viện Đào tạo Y học
Dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
Email: hanguyenhmu89@gmail.com
Ngày nhận: 8/6/2018
Ngày được chấp thuận: 15/8/2018
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính
không lây nhiễm có tỷ lệ gia tăng và phát triển
nhanh trên thế giới, đặc biệt cứ 4 trong số 5
người mắc bệnh đái tháo đường sống trong
những quốc gia ở mức thu nhập thấp đến
trung bình [1]. Theo Liên đoàn Đái tháo đường
Quốc tế, năm 2017 (trong độ tuổi 20 - 79) có
425 triệu người mắc đái tháo đường với trên
50% con số chưa được chẩn đoán và điều trị
[1]. Hiện nay, Châu Á là châu lục gia tăng
nhanh chóng đái tháo đường đặc trưng bởi
chỉ số khối cơ thể BMI thấp và trẻ tuổi so với
người da trắng [2; 3]. Khu vực Tây Thái Bình
Dương có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhất,
năm 2017 có khoảng 159 triệu người và dự
tính tới năm 2045 con số lên tới 183 triệu
người mắc đái tháo đường, tăng 15% [4].
Theo ước tính chi phí toàn cầu dành cho bệnh
đái tháo đường hàng năm là 1,7 nghìn tỉ USD
trong đó 900 tỉ USD là các nước phát triển và
800 tỉ USD của các nước có thu nhập thấp và
trung bình [5]. Việt Nam là quốc gia có số ca
mắc đái tháo đường cao trong khu vực Đông
Nam Á, theo điều tra, năm 2015 trong nhóm
tuổi 18 - 69 là 4,1% mắc đái tháo đường và
3,6% mắc tiền đái tháo đường [6], theo thống
kê tỷ lệ bệnh tăng 8 - 20 % mỗi năm [7]. Theo
công bố của Bệnh viện Nội tiết Trung ương
trong vòng 10 năm (2002 - 2012) tỷ lệ đái tháo
đường tăng 211% [8].
TCNCYH 113 (4) - 2018 39
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Hiện nay, đái tháo đường type II được coi
là “căn bệnh của lối sống” [9]. Thêm vào đó,
nền kinh tế thay đổi, lối sống thay đổi làm mất
cân bằng giữa nhận năng lượng và tiêu thụ
năng lượng, kết hợp với lối sống tĩnh tại góp
phần tăng thừa cân béo phì, rối loạn chuyển
hóa [10] dẫn đến các bệnh mạn tính ngày
càng gia tăng, đặc biệt đái tháo đường type II
là một con số báo động. Vì vậy, nghiên cứu
được thực hiện nhằm mục tiêu: mô tả tình
trạng dinh dưỡng khi nhập viện của bệnh
nhân đái tháo đường type II tại khoa Dinh
dưỡng Lâm sàng & Tiết chế - Bệnh viện Nội
tiết Trung ương, năm 2017 - 2018.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Đối tượng từ 20 tuổi nhập viện lần đầu
hoặc đã nhập viện nhiều lần được chẩn đoán
xác định đái tháo đường type II và được điều
trị nội trú tại khoa Dinh dưỡng Lâm sàng &
Tiết chế - Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Khoa Dinh dưỡng lâm sàng &
Tiết chế - Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Thời gian: từ 8/2017 đến 4/2018.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu, chọn mẫu:
Cỡ mẫu áp dụng công thức tính cho
nghiên cứu ước lượng một tỷ lệ:
Trong đó:
n = cỡ mẫu nghiên cứu; p = 0,208 là tỷ lệ
thừa cân béo phì mắc đái tháo đường type II
ở một nghiên cứu năm 2017 [11]. Z1–α/2 = 1,96
là giá trị của hệ số giới hạn tin cậy ứng với
α = 0,05 với độ tin cậy của -ước lượng là
95%. ɛ = 0,3 là sai số cho phép. Từ công thức
trên ta tính được n = 163. Ước tính có khoảng
10% đối tượng bỏ cuộc hoặc di chuyển trong
quá trình nghiên cứu nên số mẫu sẽ là 180
bệnh nhân.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện cho tới
khi lấy đủ 180 bệnh nhân.
Phương pháp đánh giá
Các số đo cân nặng, chiều cao của bệnh
nhân được thu thập khi bắt đầu nhập viện.
Đánh giá dựa vào phân loại chỉ số khối cơ thể
(BMI) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế
giới dành cho người châu Á năm 2004 [12]:
Thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5);
bình thường (18,5 ≤ BMI ≤ 22,9); thừa cân (23
≤ BMI ≤ 24,9); tiền béo phì (25 ≤ BMI ≤ 29,9)
và béo phì (BMI > 30).
Phân loại mỡ cơ thể theo Tổ chức Y tế
Thế giới năm 2008 [13]: Béo bụng (vòng bụng
≥ 90 cm ở nam và vòng bụng ≥ 80 cm ở nữ
hoặc vòng bụng/vòng mông ≥ 0,9 ở nam và
vòng bụng/vòng mông ≥ 0,8 ở nữ).
Xét các chỉ số sinh hóa theo Bộ Y tế [8] lúc
bắt đầu nhập viện: Glucose máu lúc đói: 4,4 -
7,2 mmol/l (80 - 130mg/dl); Lipid máu: LDL - C
< 100 mg/dl (2,6 mmol/l) nếu chưa có biến
chứng tim mạch, LDL - C < 70 mg/dl (1,8
mmol/l) nếu đã có biến chứng tim mạch, HDL
– C > 40 mg/dl (1,0 mmol/l) với nam, > 50mg/
dl (1,3 mmol/l) với nữ; Triglycerid < 150mg/dl
(1,7 mmol/l); Cholesterol toàn phần 3,1 - 5,2
mmol/l.
Điều tra khẩu phần 24 giờ: điều tra khẩu
phần ăn uống trước khi vào viện 1 ngày của
đối tượng nghiên cứu.
n = Z2(1- α/2)
(p.(1 - p)
(εp)2
40 TCNCYH 113 (4) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
3. Phân tích số liệu
Xử lý và phân tích số liệu nhân trắc dinh
dưỡng bằng phần mềm Epi data 3.1 của
WHO, phần mềm nhập khẩu phần ăn 24 giờ
và phần mềm Stata 12.0.
4. Đạo đức nghiên cứu
Đối tượng được giải thích đầy đủ về mục
đích nghiên cứu và tự nguyện tham gia. Các
thông tin thu thập chỉ sử dụng cho mục đích
nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
1. Các đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu
Trong 180 đối tượng nghiên cứu có 41,7%
là nam và 58,3% là nữ; 50,6% đối tượng sống
tại nông thôn, 49,4% sống ở thành thị. Độ tuổi
trung bình của đối tượng là 62 ± 10,2 trong đó
60 - 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 45,6%, tỷ
lệ < 40 tuổi chiếm thấp nhất là 3,3%. Phần lớn
đối tượng là hưu trí chiếm 42,2% và đa số có
trình độ cao đẳng/đại học trở lên (34,4%). Có
33,3% đối tượng có tiền sử gia đình mắc bệnh
đái tháo đường và tiền sử điều trị tăng huyết
áp có tỷ lệ cao nhất là 46,1% sau đó là rối
loạn mỡ máu chiếm 26,7%. Có tới 79% đối
tượng không bao giờ kiểm tra đường huyết và
chỉ có 11% đối tượng kiểm tra đường huyết.
1. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng
nghiên cứu
Biểu đồ 1. Phân bố tình trạng dinh dưỡng theo phân loại WHO
* TNLTD: thiếu năng lượng trường diễn.
Kết quả biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ đối tượng thiếu năng lượng trường diễn thấp nhất chiếm 5%,
tỷ lệ đối tượng bình thường chiếm 41,7%, tỷ lệ đối tượng thừa cân béo phì là 53,3% trong đó
thừa cân là 27,2%, tiền béo phì, béo phì (BMI ≥ 30) lần lượt là 23,9% và 2,2%.
Kết quả bảng 1 cho thấy vòng bụng trung bình của đối tượng nghiên cứu là 87,7 ± 8,8 cm,
vòng bụng của nam giới sống tại thành thị 87,4 ± 9,9 cm, tại nông thôn 86,4 ± 8,5 cm và vòng
bụng của nữ giới sống tại thành thị 90,3 ± 9,2 cm, tại nông thôn 86,5 ± 7,5 cm. Vòng bụng trung
bình của nữ là 88,2 ± 8,5 cm và nam là 87 ± 9,3 cm. Tỷ lệ đối tượng có vòng bụng/vòng mông
cao chiếm 91,6% trong đó đối tượng sống ở thành thị chiếm tỷ lệ 44,4% thấp hơn đối tượng sống
tại nông thôn chiếm tỷ lệ 47,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,001.
TCNCYH 113 (4) - 2018 41
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Chỉ số
Thành thị Nông thôn
p
Nam Nữ Nam Nữ
n (%)
Vòng bụng
Bình thường 25 (13,9) 4 (2,2) 20 (11,1) 11 (6,1)
Cao 18 (10) 42 (23,3) 12 (6,7) 48 (26,7) < 0,001*
Trung bình
(X ± SD)
87,4 ± 9,9 90,3 ± 9,2 86,4 ± 8,5 86,5 ± 7,5
87 ± 9,31
88,2 ± 8,52
Vòng bụng/
vòng mông
Bình thường 8 (4,4) 1 (0,6) 6 (3,3) 0 (0,0) < 0,001*
Cao 35 (19,4) 45 (25) 26 (14,4) 59 (32,8)
Khu vực
Bảng 1. Đặc điểm phân bố béo bụng theo khu vực sống
* fisher’s exact test.
1 nam, 2nữ .
Bảng 2. Thực trạng tiêu thụ lương thực, thực phẩm của đối tượng nghiên cứu
Tên nhóm thực phẩm
Tiêu thụ thực phẩm trung bình trong 24h (g/ngày/người)
( ± SD)
Gạo 135,8 ± 59,6
Lương thực khác 113,5 ± 20,3
Khoai củ 130 ± 100,2
Đậu đỗ 79,8 ± 51
Đậu phụ 100,6 ± 77,7
Vừng lạc/hạt có dầu 46,6 ± 24,2
Rau - thân hoa lá 469,7 ± 80,4
Hoa quả 230,1 ± 73,7
Đường, bánh kẹo 31,5 ± 15
Dầu mỡ 17,3 ± 5,4
Thịt 84,2 ± 62,6
Trứng sữa 77,4 ± 24,1
Cá 187,5 ± 110,2
Hải sản khác 70 ± 71,2
X
42 TCNCYH 113 (4) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Kết quả bảng 2 cho thấy 180 đối tượng nghiên cứu lượng thức ăn trung bình trong 24 giờ là
131,3 g/ngày lương thực và ngũ cốc trong đó có 52,4 g gạo 731,5g rau/ngày; 296,9g quả chín/
ngày; 261,9g cá và hải sản.
Bảng 3. Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần 24 giờ
Giá trị dinh dưỡng X ± SD
Năng lượng (kcal) 1634 ± 577,2
Protein (g) 80,5 ± 35,4
Protein động vật(g) 44,4 ± 29,6
Protein thực vật(g) 36,1 ± 15,2
Lipid (g) 40,7 ± 19,1
Lipid thực vật (g) 20,1 ± 11,7
Carbohydrat (g) 236,9 ± 98,7
Chất xơ 11,92 ± 5,4
Tỷ lệ Protein động vật /tổng số (%) 55,2
Tỷ lệ Lipid thực vật/tổng số (%) 49,3
Canxi (mg) 883,3
Sắt (mg) 15,2
Kẽm (mg) 12,17
Vitamin A (µg) 918,0
Vitamin C (mg) 235,8
Vitamin D (µg) 1,03
Kết quả bảng 3 cho thấy năng lượng trung bình của 180 đối tượng là 1634 ± 577,2 kcal/ngày.
Lượng protein, lipid và carbohydrat trung bình ăn vào của đối tượng nghiên cứulần lượt là 80,5g;
40,7g và 236,9g. Lượng vitamin và chất khoáng canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin C, vitamin D
lần lượt là 883,3 mg; 15,2 mg; 12,17 mg; 918 µg; 235,8 mg; 1,03 µg.
Kết quả bảng 4 cho thấy tỷ lệ đối tượng có glucose máu đói không đạt (75%) gấp 3 lần đạt
(25%). Có 17,2% đối tượng đạt mục tiêu HbA1c và đối tượng nghiên cứu có Triglycerid - đói,
Cholesterol - toàn phần, HDL - C và LDL - C kiểm soát đạt có tỷ lệ lần lượt là 38,3%; 43,9%;
38,3% và 40%.
TCNCYH 113 (4) - 2018 43
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Biến số Bình thường
Đạt Không đạt Không có
n (%)
Glucose máu đói 4,4 - 7,2 mmol/l 45 (25,0) 135 (75,0) 0 (0,0)
HbA1c < 7 % 31 (17,2) 92 (51,1) 57 (31,7)
Triglycerid < 1,7 mmol/l 69 (38,3) 95 (52,8) 16 (8,9)
Cholesterol - toàn phần 3,1 - 5,2 mmol/l 79 (43,9) 86 (47,8) 15 (8,3)
HDL - C
nam > 1,0 mmol 45 (25,0) 26 (14,4) 4 (2,2)
nữ > 1,4 mmol 24 (13,3) 71 (39,4) 10 (5,6)
LDL - C < 2,6 mmol/l 72 (40,0) 74 (41,1) 34 (18,9)
Bảng 4. Mức độ kiểm soát các chỉ số sinh hóa theo ADA 2017
IV. BÀN LUẬN
Trên 180 đối tượng nghiên cứu của chúng
tôi, tỷ lệ thừa cân béo phì chiếm 53,3% cao
hơn kết quả của Trần Văn Hiên (2007) tỷ lệ
bệnh nhân thừa cân béo phì (BMI ≥ 23) là
33,8% [14]. Kết quả nghiên cứu này cũng phù
hợp tình trạng BMI cao đóng vai trò quan
trọng trong tiến triển bệnh tiền đái tháo đường
và bệnh đái tháo đường type II. Đặc biệt đối
với người Việt nói riêng và người châu Á nói
chung, bệnh đái tháo đường type II đang là
gánh nặng lớn nhất và có tỷ lệ mắc bệnh đang
gia tăng một cách nhanh chóng, với BMI chỉ ở
mức cao nhẹ đã là nguy cơ mắc đái tháo
đường type II chính vì vậy người Châu Á có
tiêu chuẩn phân loại BMI riêng để sớm xác
định nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển
hóa khi có thể trạng thừa cân béo phì. Nhiều
tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu
béo phì đặc biệt béo phì trung tâm là yếu tố
nguy cơ cao của bệnh đái tháo đường type II.
Chỉ số vòng bụng/ vòng mông là một yếu
tố có giá trị để đánh giá tình trạng béo bụng và
là phương pháp xác định sự phân bố mỡ của
cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ béo
trung tâm chiếm 66,7% cao hơn nghiên cứu
của Phạm Thị Thùy Hương có tỷ lệ vòng bụng
cao là 55,4%. Kết quả cho thấy có tỷ lệ vòng
bụng/ vòng mông cao chiếm 91,6% trong đó
đối tượng ở thành thị (44,4%) thấp hơn ở
nông thôn (47,2%) có ý nghĩa thông kê [15].
Điều này cho thấy tình trạng béo trung tâm có
nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn chuyển hóa
như đái tháo đường type II và rối loạn dung
nạp glucose, tăng huyết áp, xơ vữa động
mạch cao hơn những người không béo trung
tâm. Theo Solomon, vòng bụng càng lớn sẽ
gây ra sự để kháng insulin càng nhiều do đó
tỷ lệ các biến chứng càng cao. Do vòng bụng
càng lớn vòng đời càng ngắn nên cần kiểm
soát tỷ lệ vòng bụng/ vòng mông ở ngưỡng
bình thường theo khuyến cáo để ngăn ngừa
các biến chứng như tim mạch, thận.
Nhu cầu khuyến nghị của người bệnh đái
tháo đường phụ thuộc vào tuổi, giới, mức lao
động, tình trạng sinh lý và bệnh lý. Theo kết
quả nghiên cứu năng lượng khẩu phần trung
bình/ngày là 1634 ± 577,2 kcal cao hơn so với
44 TCNCYH 113 (4) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
kết quả của Phạm Thị Thùy Hương là 1560,2
± 477,5 kcal [15]. Tỷ lệ protein, lipid và carbo-
hydrat lần lượt là 19,7%; 22,4% và 57,9% đã
phù hợp với nhu cầu khuyến nghị của Bộ Y tế
có tỷ lệ protein (15 - 20%), lipid (20 - 30%) và
carbohydrat (55 - 60%). Lượng chất xơ là
11,92 ± 5,4g, chỉ đạt 52% nhu cầu chất xơ
trong 1 ngày (14g/1000 kcal), chất xơ đóng vai
trò quan trọng đối với sức khỏe, có tác dụng
giúp điều hòa glucose máu và giảm choles-
terol máu. Theo kết quả nghiên cứu lượng
vitamin và chất khoáng canxi, sắt, kẽm,
vitamin A, vitamin C, vitamin D lần lượt là
883,3 mg; 15,2 mg; 12,17 mg; 918 µg; 235,8
mg; 1,03 µg. Đa số các vitamin và khoáng
chất như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin C
đều đạt riêng lượng vitamin D chưa đạt theo
nhu cầu khuyến nghị.
Tình trạng các chỉ số hóa sinh đạt mục tiêu
thấp rất phù hợp với tỷ lệ tình trạng thừa cân
béo phì cao, tỷ lệ vòng bụng, vòng bụng/vòng
mông vượt ngưỡng cho phép trong nghiên
cứu của chúng tôi. Vì vậy cần phải kiểm soát
và theo dõi sát sao hơn tình trạng rối loạn lipid
máu và hướng dẫn người bệnh thay đổi lối
sống tập trung vào việc giảm chất béo bão
hòa, giảm thực phẩm giàu cholesterol, tăng
omega-3 acid béo, tăng chất xơ, tăng các
pectin và đi cùng là giảm cân (nếu có thừa
cân béo phì), tăng hoạt động thể lực cần được
khuyến cáo để cải thiện tình trạng rối loạn lipid
máu ở người đái tháo đường type II.
V. KẾT LUẬN
Bệnh nhân đái tháo đường type II tại bệnh
viện Nội tiết Trung ương có BMI trung bình
cao hơn mức bình thường và tỷ lệ thừa cân
béo phì ở mức đáng báo động (53,3%). Tỷ lệ
vòng bụng/vòng mông ở mức cao chiếm
91,6%. Tỷ lệ các chất sinh nhiệt Protein: Lipid:
Carbohydrat = 19,7: 22,4: 57,9 đã cân đối
theo Bộ Y tế khuyến cáo. Các vitamin và muối
khoáng (trừ vitamin D) phần lớn đã đạt theo
nhu cầu khuyến nghị.
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ
trợ, giúp đỡ của lãnh đạo Bệnh viện Nội tiết
Trung ương, Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng &
Tiết chế, các bệnh nhân đã tham gia nghiên
cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. International Diabetes Federation
(2017). The 2017 IDF Diabetes Atlas, 8th
Edition, estimates of diabetes and IGT
prevalence in adults. International Dia-betes
Federation, 20 - 79.
2. Frank B. (2011). Globlization of
Diabetes: The role of diet, lifestyle, and genes.
Diabetes Care, 34, 1249 - 1255.
3. Ramachandran A (2010). Diabetes in
Aisa. The Lancet, 375(9712), 408.
4. International Diabetes Federation
(2017). IDF Diabetes Atlas Seventh Edition
2017. International Diabetes Federation.
5. Tạ Văn Bình (2017). Tình hình mắc
bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt
Nam. Tạp chí Đái tháo đường, 2,7 - 8.
6. Bộ Y Tế (2017). Hướng dẫn và chẩn
đoán điều trị đái tháo đường năm 2017. Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Trần Hữu Dũng, Nguyễn Hải Thủy
(2013). Tổng quan về vai trò tinh bột đề kháng
trong kiểm soát đường huyết sau ăn trên bệnh
nhân đái tháo đường typ 2. Tạp chí Y Dược
học, 53(7), 6 - 12.
8. Đỗ Thị Ngọc Diệp và Phan Nguyễn
Thanh Bình (2015). Can thiệp dinh dưỡng
phòng chống bệnh đái tháo đường type 2 tại
TCNCYH 113 (4) - 2018 45
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thành phố Hồ Chí Minh: Vai trò của chuyên
khoa dinh dưỡng tiết chế. Tạp chí Dinh dưỡng
thực phẩm, 11(4), 1 - 7.
9. Campanini B. (2002). The World Health
report 2002, In Reducing Ricks, Promoting
Healthy Life. World Health Organization.
10. Franz M.J, Boucher J.L and Evert
A.B (2014). Evidence – based diabetes nutri-
tion therapy recommendations are effective:
the key is individualization. Diabetes Metab
Syndr Obes, 65 – 72.
11. Hồ Thị Thanh Tâm (2017). Đánh giá
tình trạng dinh dưỡng và thực trạng thực hiện
chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường typ
2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung
ương năm 2017. Khóa luận tốt nghiệp cử
nhân dinh dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội,
Hà Nội.
12. WHO Expert Consultation (2004).
Appro-priate body-mass index for Asian
popula-tions and its implications for policy and
intervention strategies. Lancet, 363(9403), 157
- 63.
13. World Health Organization (2008).
Waist circumference and waisthip ratio, Report
of a WHO Expert Consultation. Geneva, Swit-
zerland.
14. Trần Văn Hiên (2007). Nghiên cứu rối
loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường
type 2 lần đầu phát hiện tại BV Nội Tiết trung
ương. Hội nghị Khoa học toàn quốc chuyên
ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, Hà
Nội, 661 - 665.
15. Phạm Thị Thùy Hương (2017). Tình
trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan
của bệnh nhân đái tháo đường type II được
quản lý tại bệnh viện đa khoa trung ương
Quảng Nam năm 2016 - 2017. Luận văn Thạc
sỹ dinh dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội.
Summary
NUTRITIONAL STATUS AND FACTORS RELATED TO TYPE II
DIABETIC PATIENTS HOSPITALIZED AT THE CENTRAL ENDOCRINE
HOSPITAL, FROM 2017 - 2018
A cross-sectional study was conducted to assess the nutritional status of 180 type II diabetic
patients hospitalized in the Department of Clinical Nutrition at the Central Endocrine Hospital from
2017 to 2018. Results showed that the prevalence of higher body weight and obesity was 53.3%
(overweight, near obesity and obesity are 27.2%, 23.9% and 2.2% repectively). 41.7% achieved
normal nutritional status and 5% was at the lowest level of chronic energy deficiency. The aver-
age BMI is 23.3 ± 3.2 kg/m2. The average waist circumference in female is 88.2 ± 8.5 cm and in
male is 87 ± 9.3 cm. The high waist circumference/ buttocks was 91.6%. Actual caloric intake was
1634 ± 577.2 kcal/day. The balanced intake proportion of Protein: Lipid: Carbohydrate is 19.7:
22.4: 57.9 respectively, as recommended by the Ministry of Health. The vitamins and minerals
level Ca, Fe, Zn, vitamin A, vitamin C are normal, only vitamin D has not reached the recom-
mended needs.
Keywords: Nutrition status, Type II Diabes, Central Endocrine Hospital
Các file đính kèm theo tài liệu này:
tinh_trang_dinh_duong_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_benh_nhan.pdf