42,6% người chồng và 62,5% người vợ
không thoải mái về mặt tinh thần. Riêng với
tình trạng lo âu, 3,7% người chồng (5/136) và
9,6% người vợ (13/136) có lo âu. Kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của Brennan
D.Peterson(6), của Beutel(10) và của
T.Wischmann(12). Điều này có thể được giải
thích bởi những áp lực mà người phụ nữ phải
gánh chịu nhiều hơn và nặng nề hơn so với
nam giới: áp lực từ bản thân, từ xã hội, đặc
biệt là từ phía người chồng và gia đình chồng.
Tỷ lệ đối tượng bị lo âu trong khảo sát
thấp hơn khi so sánh với nghiên cứu của
H.Volgsten và cộng sự tại Thuỵ Điển(9) cho kết
quả 4,9% nam giới và 14,8% phụ nữ. Riêng ở
phụ nữ, một số nghiên cứu ở Châu Á như
nghiên cứu của Hidehiko Matsubayashi tại
Nhật Bản(6) ghi nhận 38,6% phụ nữ vô sinh bị
rối loạn về mặt cảm xúc, trong khi đó tại Đài
Bắc, 23,2% phụ nữ có lo âu khi đến phòng
khám HTSS theo báo cáo của Ting-Hsiu
Chen(3). Sự khác biệt có thể vì văn hóa khác
nhau, cách nhìn nhận vấn đề cũng như những
phương pháp hỗ trợ tâm lý về mặt xã hội
cũng sẽ khác nhau; công cụ đánh giá tâm lý
khác nhau; ảnh hưởng bởi những yếu tố khác
(kinh tế, học vấn, lo lắng khác về công việc )
Tình trạng lo âu ở người vợ không liên
quan với sự Quan tâm - Chăm sóc của chồng
(p = 0,105) nhưng lại liên quan một cách có ý
nghĩa với sự Kiểm soát - Ap chế của chồng (p
= 0,019). Theo nghiên cứu của Gulseren L ở
Thổ Nhĩ Kỳ(5), những phụ nữ vô sinh có mối
quan hệ không tốt với chồng thường có biểu
hiện
Cách thức đương đầu với vô sinh : Nam
giới thường có tâm lý vững vàng và mạnh mẽ
hơn phụ nữ, bên cạnh đó, sự quan tâm của họ
có lẽ cũng ít hơn nên vì thế tinh thần họ sẽ
thoải mái hơn. Bằng chứng là ít nam giới hơn
phụ nữ có tình trạng lo âu (3,7% so với 9,6%),
ngoài ra tỷ lệ nam giới không thoải mái về
mặt tinh thần cũng ít hơn phụ nữ (42,6% so
với 62,5%). Chính vì vậy, họ ít khi cần phải
tìm kiếm những cách thức để đương đầu với
tình trạng vô sinh hay phải nhờ đến sự hỗ trợ
về tâm lý để giảm bớt tình trạng lo âu. Về
phía người phụ nữ, họ có xu hướng bị ảnh
hưởng về mặt cảm xúc nhiều hơn nam giới
khi phải đối diện với tình trạng vô sinh(5).
Trong nghiên cứu này, nhóm người vợ lo âu
sử dụng hình thức “Tránh né chủ động”
nhiều hơn nhóm không lo âu một cách có ý
nghĩa, đây là một yếu tố dự báo mức độ stress
cao theo L.Schmidt(8).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng lo âu và ảnh hưởng của lo âu trên những cặp vợ chồng đến khám vô sinh tại bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 219
TÌNH TRẠNG LO ÂU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LO ÂU
TRÊN NHỮNG CẶP VỢ CHỒNG ĐẾN KHÁM VÔ SINH
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Nguyễn Thị Như Ngọc*, Nguyễn Thanh Hiệp**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Vô sinh được biết đến như là một nguyên nhân gây căng thẳng nghiêm trọng mà các cặp
vợ chồng đang phải gánh chịu. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về tình trạng rối loạn tâm lý ở những
cặp vợ chồng vô sinh, tuy nhiên vấn đề này vẫn ít được quan tâm ở nước ta. Chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này nhằm tìm ra tỷ lệ lo âu ở những cặp vợ chồng vô sinh, đồng thời khảo sát những ảnh hưởng của lo
âu trên mối quan hệ vợ chồng và cách thức họ đương đầu với vấn đề nầy.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 136 cặp vợ chồng vô sinh lần đầu tiên đến khám
tại khoa Hiếm Muộn bệnh viện phụ sản Hùng Vương từ 01/10/2009 đến 29/04/2010.
Kết quả: Tỷ lệ lo âu được tìm thấy 3,7% ở nhóm người chồng và 9,6% ở nhóm người vợ, trong đó
2,2% đều có lo âu cả hai vợ chồng.
Ở người vợ có mối tương quan giữa tình trạng lo âu và sự kiểm soát – áp chế từ người chồng, nhưng
chúng tôi không tìm thấy mối tương quan giữa lo âu ở người chồng với sự kiểm soát – áp chế hay được sự
quan tâm – chăm sóc từ người vợ.
Trong bốn hình thức đương đầu với vô sinh, nhóm người vợ sử dụng hình thức “đương đầu chủ
động” nhiều hơn ở người chồng. Riêng ở người vợ, nhóm có lo âu sử dụng hình thức “Tránh né chủ
động” nhiều hơn nhóm không lo âu, ngoài ra không có sự khác biệt nào giữa hai nhóm về các hình thức
đương đầu còn lại. Ở người chồng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa lo âu với viêc sử dụng 4 hình thức
đương đầu.
Kết luận: Tình trạng lo âu chiếm tỷ lệ cao ở phụ nữ và có liên quan đến một số yếu tố có thể làm nặng
thêm tình trạng này như: điều kiện kinh tế, thời gian vô sinh, sự kiểm soát – áp chế của người chồng đối
với người vợ. Do đó việc nhận biết các yếu tố này sẽ giúp làm giảm tình trạng lo âu ở các cặp vợ chồng vô
sinh cũng như góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị.
Từ khóa: Vô sinh, rối loạn tâm lý.
ABSTRACT
PSCHYCHOLOGICAL DISORDERS IN INFERTILE COUPLES COME TO THE INFERTILITY CLINIC
OF HUNG VUONG HOSPITAL
Nguyen Thi Nhu Ngoc, Nguyen Thanh Hiep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 – 2011: 219 - 223
Background: Childlessness is known as a potential cause of stress that many couples are currently
suffering. Many studies about pschychological disorders were undertaken in infertile couples in several
countries, but little is known in Viet Nam. This study aims to determine the prevalance of anxiety as well
as its impacts on marital relationships and how to cope with infertility in childless couples.
Patients and Method: A cross – sectional survey on 136 infetile couples first come to the infertility
clinic of Hung Vuong hospital was done from 01/10/2009 to 29/04/2010.
* ThS. BS. Giảng viên Bộ môn Dịch Tễ Học Lâm Sàng, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch; ** TS. BS. Phó Trưởng
Phòng Nghiên Cứu Khoa Học và Hợp Tác Quốc Tế - Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch - ĐT: 0902652435
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Thị Như Ngọc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 220
Results: Prevalence of anxiety was 3.7% in male, 9.6% in female, in which only three couples (2.2%)
both have anxiety in both.
In wives, there was significant relationship between anxiety and control manner from their husbands
(p =0.019) but we did not find out any similar concern in husbands.
Among four ways of coping, active-confronting was used more frequently in female than in male (p =
0.000). Specially in women, there was significant diferrence in using active-avoidance pattern between
anxiety group and non anxiety group (p = 0.000).
Conclusions: In general, anxiety disorder was high in women and related to some factors such as:
economic condition, infertility duration, and control manner from their husbands, which might raise the
level of this state. Therefore, the indentification of these one would help to reduce psychological disorders in
infertile couples as well as contribute to increase the outcome of their treatment.
Key words: infertility, pschychological disorders.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay việc tìm hiểu tâm lý của những
người bị vô sinh (đặc biệt là người phụ nữ)
ngày càng được quan tâm ở nhiều nươc trên
thế giới. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng
mức độ trầm cảm ở những phụ nữ vô sinh
thường cao, mức độ lo âu và trầm cảm ở họ
tương đương với những phụ nữ bị ung thư
hay có bệnh lý tim mạch(7). Tuy nhiên, ở nước
ta, hiện nay việc tìm hiểu tâm lý bệnh nhân vô
sinh trước và trong khi điều trị dường như
vẫn chưa được chú ý nhiều, và cũng ít có
nghiên cứu nào thống kê về tỷ lệ những cặp
vợ chồng vô sinh có vấn đề về tâm lý. Nghiên
cứu này nhằm tìm ra tỷ lệ có rối loạn tâm lý ở
những cặp vợ chồng vô sinh, đồng thời khảo
sát những ảnh hưởng của tình trạng này trên
mối quan hệ vợ chồng và cách thức họ đương
đầu với vấn đề vô sinh.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên
những cặp vợ chồng vô sinh khám lần đầu
tiên tại khoa Hiếm Muộn Bệnh viện phụ sản
Hùng Vương từ 01/10/2009 đến 29/04/2010.
Cở mẫu 136 cặp vợ chồng được xác định
dựa vào công thức xác định một tỷ lệ với p =
14,8% (tỷ lệ bị lo âu ở người vợ trong số
những cặp vợ chồng điều trị vô sinh ở Thụy
Điển theo nghiên cứu của H.Volgten và cộng
sự từ năm 2005 - 2007)(9).
Tình trạng lo âu: được đánh giá dựa trên
Thang điểm Zung tự đánh giá lo âu.
Mức độ quan tâm, chăm sóc và sự kiểm
soát, áp chế trong mối quan hệ vợ chồng: dựa
vào Thang điểm Intimate Bond Measure
(IBM) đánh giá mối quan hệ vợ chồng(8).
Biến số nghiên cứu được thu thập qua
phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn
sẳn gồm 88 câu chia làm 5 phần:
Phần 1: Thông tin chung (13 câu).
Phần 2: Đánh giá sức khoẻ tinh thần
chung (12 câu).
Phần 3: Đánh giá lo âu (20 câu).
Phần 4: Đánh giá mối quan hệ vợ chồng
(24 câu).
Phần 5: Đánh gía cách thức đương đầu
với vấn đề vô sinh (19 câu).
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu : 136
cặp vợ chồng
- Tuổi: tuổi trung bình của người chồng là
33,07 ± 5,51 trong đó tập trung nhiều nhất ở
lớp tuổi 30-34 tuổi (37,5%). Ở người vợ, độ
tuổi trung bình trẻ hơn so với người chồng
(30,29±5,16) và 41,9% trong độ tuổi 25-29.
- Trình độ học vấn: phân bố tương tự
nhau trong nhóm người chồng và người vợ,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 221
và hơn 50% các cặp vợ chồng có trình độ từ
cấp III trở lên, trong đó tỷ lệ học trên cấp III
chiếm nhiều nhất (31,6% - 33,1%).
- Nghề nghiệp: không có đối tượng thất
nghiệp trong dân số nghiên cứu. Chiếm tỷ lệ
cao nhất ở cả 2 nhóm vợ và chồng là công
nhân – viên chức (48,5% -52%), kế đến là
nhóm lao động tự do (bao gồm: thợ may, thợ
hồ, thợ làm tóc, buôn bán). Nhóm tự kinh
doanh (gồm kinh doanh mỹ phẩm, vật liệu
xây dựng) chiếm tỷ lệ tương đương ở nhóm
vợ và chồng (8-11,8%).
- Kinh tế gia đình: gần 90% các cặp vợ
chồng có tình trạng kinh tế gia đình vừa đủ
sống, trong khi đó những cặp vợ chồng có
mức sống khá giả và khó khăn chiếm một tỷ
lệ nhỏ ngang nhau (5,1%).
- Nơi cư trú: đối tượng nghiên cứu đến từ
22 quận, huyện trong thành phố Hồ Chí
Minh, trong đó cư trú nhiều nhất tại quận 11
và huyện Hóc Môn (cùng chiếm tỷ lệ 10,3%).
- Tôn giáo: ở người chồng và người vợ
tương tự nhau: nhóm không theo tôn giáo
chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 70%.
Đặc điểm về tiền căn sản khoa của các cặp vợ
chồng:
Đặc điểm về tiền sử khám hiếm muộn trước đây:
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÂM LÝ:
Các áp lực gia đình phải gánh khi vô sinh, các
vấn đề khác đang lo lắng ngoài vô sinh
CHỒNG VỢ
YẾU TỐ KHẢO SÁT Tần số Tỷ lệ
(%)
Tần số Tỷ lệ
(%)
Các áp lực gia đình phải gánh khi vô sinh
Không 120 88,2 111 81,6
Có 16 11,8 25 18,4
Đang lo lắng về các vấn đề khác ngoài vấn đề vô sinh:
Không 109 80,1 109 80,1
Có 27 19,9 27 19,9
Vấn đề lo lắng của các cặp vợ chồng khi đến
khám và điều trị tại BV phụ sản Hùng Vương
- Tình trạng lo âu chiếm tỷ lệ không cao
trong trong nhóm đối tượng lần đầu đến
khám vô sinh tại BV phụ sản Hùng Vương,
trong đó tỷ lệ lo âu ở người vợ (9,6%) cao gần
gấp ba lần so với người chồng (3,7%).
Khảo sát các mối tương quan:
- Khảo sát các mối tương quan giữa lo âu
với các đặc điểm về trình độ học vấn, điều
kiện kinh tế gia đình, áp lực gia đình và tiền
căn khám vô sinh thì có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về tình trạng lo âu giữa nhóm
có kinh tế gia đình khó khăn và nhóm đủ
sống trở lên (p = 0,002).
- Thời gian vô sinh trung bình ở nhóm có
lo âu cao hơn nhóm không lo âu, sự khc biệt
ny cĩ ý nghĩa thống k (p = 0,021).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 222
- Mối tương quan giữa lo âu và mối quan
hệ vợ chồng:
Vợ Chồng Mối quan
hệ vợ
chồng
Lo âu Điểm
trung
bình
p
Điểm
trung
bình
p
29,35 0,105 29,74 Quan tâm -
Chăm sóc
Không
Có 25,38 32,20 0,309
13,46 0,019 16,95 Kiểm soát -
Ap chế
Không
Có 18,08 22,40
0,065
Mối tương quan giữa các hình thức đương đầu
với vô sinh ở người vợ và người chồng
Hình thức
đương đầu Nhóm
Điểm
trung
bình
Độ lệch
chuẩn t p
3,02 2,463 Tránh né
chủ động
Vợ
Chồng 2,60 2,563 1,399 0,163
4,88 2,517 Tránh né bị
động
Vợ
Chồng 4,37 2,570 1,644 0,101
11,72 4,510 Đương đầu
chủ động
Vợ
Chồng 9,08 4,676 4,739 0,000
9,89 3,187 Đương đầu
có ý nghĩa
Vợ
Chồng 9,10 3,396 1,970 0,050
BÀN LUẬN
42,6% người chồng và 62,5% người vợ
không thoải mái về mặt tinh thần. Riêng với
tình trạng lo âu, 3,7% người chồng (5/136) và
9,6% người vợ (13/136) có lo âu. Kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của Brennan
D.Peterson(6), của Beutel(10) và của
T.Wischmann(12). Điều này có thể được giải
thích bởi những áp lực mà người phụ nữ phải
gánh chịu nhiều hơn và nặng nề hơn so với
nam giới: áp lực từ bản thân, từ xã hội, đặc
biệt là từ phía người chồng và gia đình chồng.
Tỷ lệ đối tượng bị lo âu trong khảo sát
thấp hơn khi so sánh với nghiên cứu của
H.Volgsten và cộng sự tại Thuỵ Điển(9) cho kết
quả 4,9% nam giới và 14,8% phụ nữ. Riêng ở
phụ nữ, một số nghiên cứu ở Châu Á như
nghiên cứu của Hidehiko Matsubayashi tại
Nhật Bản(6) ghi nhận 38,6% phụ nữ vô sinh bị
rối loạn về mặt cảm xúc, trong khi đó tại Đài
Bắc, 23,2% phụ nữ có lo âu khi đến phòng
khám HTSS theo báo cáo của Ting-Hsiu
Chen(3). Sự khác biệt có thể vì văn hóa khác
nhau, cách nhìn nhận vấn đề cũng như những
phương pháp hỗ trợ tâm lý về mặt xã hội
cũng sẽ khác nhau; công cụ đánh giá tâm lý
khác nhau; ảnh hưởng bởi những yếu tố khác
(kinh tế, học vấn, lo lắng khác về công việc)
Tình trạng lo âu ở người vợ không liên
quan với sự Quan tâm - Chăm sóc của chồng
(p = 0,105) nhưng lại liên quan một cách có ý
nghĩa với sự Kiểm soát - Ap chế của chồng (p
= 0,019). Theo nghiên cứu của Gulseren L ở
Thổ Nhĩ Kỳ(5), những phụ nữ vô sinh có mối
quan hệ không tốt với chồng thường có biểu
hiện
Cách thức đương đầu với vô sinh : Nam
giới thường có tâm lý vững vàng và mạnh mẽ
hơn phụ nữ, bên cạnh đó, sự quan tâm của họ
có lẽ cũng ít hơn nên vì thế tinh thần họ sẽ
thoải mái hơn. Bằng chứng là ít nam giới hơn
phụ nữ có tình trạng lo âu (3,7% so với 9,6%),
ngoài ra tỷ lệ nam giới không thoải mái về
mặt tinh thần cũng ít hơn phụ nữ (42,6% so
với 62,5%). Chính vì vậy, họ ít khi cần phải
tìm kiếm những cách thức để đương đầu với
tình trạng vô sinh hay phải nhờ đến sự hỗ trợ
về tâm lý để giảm bớt tình trạng lo âu. Về
phía người phụ nữ, họ có xu hướng bị ảnh
hưởng về mặt cảm xúc nhiều hơn nam giới
khi phải đối diện với tình trạng vô sinh(5).
Trong nghiên cứu này, nhóm người vợ lo âu
sử dụng hình thức “Tránh né chủ động”
nhiều hơn nhóm không lo âu một cách có ý
nghĩa, đây là một yếu tố dự báo mức độ stress
cao theo L.Schmidt(8).
Tương tự nghiên cứu của Fatemeh
Ramezanzadeh ở Iran(1) thời gian vô sinh
trung bình của nhóm có lo âu cao hơn nhóm
không lo âu, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p = 0,021); ở người chồng không tìm
thấy sự tương quan này. Các nhà nghiên cứu
còn ghi nhận rằng tình trạng lo âu thường
xuất hiện sau 4-6 năm vô sinh và mức độ này
càng trầm trọng hơn nếu thời gian vô sinh kéo
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 223
dài 6-7 năm. Nghiên cứu khác ở Hoa Kỳ của
Berg BJ[1].
Khác với nghiên cứu của Gulseren L và
cộng sự ở Thổ Nhĩ Kỳ(5), chúng tôi không tìm
thấy mối tương quan có ý nghĩa giữa lo âu và
áp lực gia đình ở cả hai nhóm người vợ và
người chồng. Kết quả này có thể được giải
thích do sự khác nhau về văn hoá giữa hai
quốc gia cũng như do cỡ mẫu nghiên cứu
nhỏ.
Tương quan giữa lo âu và điều kiện kinh
tế gia đình: Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng
điều kiện kinh tế gia đình khó khăn có liên
quan với tình trạng lo âu ở người vợ, nhưng
sự liên quan này không được tìm thấy ở
người chồng. Lý giải cho kết quả trên, chúng
tôi nghĩ rằng nguồn thu nhập của gia đình có
thể được làm ra từ người chồng, hay người vợ
hay cả hai vợ chồng, thế nhưng việc chi tiêu
trong gia đình lại thường do người vợ đảm
trách. Vì thế, khi kinh tế gia đình gặp khó
khăn thì việc cân đối các khoản chi tiêu cũng
sẽ trở nên khó khăn đối với người vợ và điều
này có thể sẽ tạo thêm áp lực cho họ trong khi
quán xuyến công việc gia đình.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có
tình trạng lo âu trong dân số nghiên cứu,
tình trạng này chiếm 3,7% ở người chồng và
9,6% ở người vợ, trong đó 2,2% cặp lo âu cả
hai vợ chồng.
Tình trạng lo âu chiếm tỷ lệ cao ở phụ nữ
và có liên quan đến một số yếu tố có thể làm
nặng thêm tình trạng này như: điều kiện kinh
tế, thời gian vô sinh, sự kiểm soát – áp chế của
người chồng đối với người vợ. Do đó việc
nhận biết các yếu tố này sẽ giúp làm giảm
tình trạng lo âu ở các cặp vợ chồng vô sinh
cũng như góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Berg B. J, Wilson J.F. Psychological functioning across stages of
treatment for infertility. J Behav Med. 1991 Feb;14(1):11-26.
2. Beutel M, Kupfer J, Kirchmeyer P, Kehde S, Kohn F. M,
Schroeder-Printzen I, et al. Treatment-related stresses and
depression in couples undergoing assisted reproductive
treatment by IVF or ICSI. Andrologia. 1999 Jan;31(1):27-35.
3. Chen Ting Hsiu, Chang Sheng Ping, Tsai Chia Fen, Juang Kai
Dih. Prevalence of depressive and anxiety disorders in an
assisted reproductive technique clinic. Hum Reprod. 2004
October 1, 2004;19(10):2313-8.
4. Domar A. D, Zuttermeister P. C, Friedman R. The psychological
impact of infertility: a comparison with patients with other
medical conditions. J Psychosom Obstet Gynaecol. 1993;14
Suppl:45-52.
5. Gulseren L, Cetinay P, Tokatlioglu B, Sarikaya O. O, Gulseren S,
Kurt S. Depression and anxiety levels in infertile Turkish
women. J Reprod Med. 2006 May;51(5):421-6.
6. Matsubayashi Hidehiko, Hosaka Takashi, Izumi Shun-ichiro,
Suzuki Takahiro, Makino Tsunehisa. Emotional distress of
infertile women in Japan. Hum Reprod. 2001 May 1,
2001;16(5):966-9.
7. Peterson BD, Newton CR, Feingold T. Anxiety and sexual stress
in men and women undergoing infertility treatment. Fertil Steril.
2007 Oct;88(4):911-4.
8. Schmidt L, Holstein BE, Christensen U, Boivin J.
Communication and coping as predictors of fertility problem
stress: cohort study of 816 participants who did not achieve a
delivery after 12 months of fertility treatment. Hum Reprod.
2005 Nov;20(11):3248-56.
9. Vivien K VC, Hendrick,. Interfinity: Psychological Implications
of diognosis and treatment. Clinical Manual of Women’s Mental
Health2007. p. 115 - 25.
10. Volgsten H, Skoog Svanberg A, Ekselius L, Lundkvist O,
Sundstrom Poromaa I. Prevalence of psychiatric disorders in
infertile women and men undergoing in vitro fertilization
treatment. Hum Reprod. 2008 Sep;23(9):2056-63.
11. Wilhelm K, Parker G. The development of a measure of intimate
bonds. Psychol Med. 1988 Feb;18(1):225-34.
12. Wischmann T, Scherg H, Strowitzki T, Verres R. Psychosocial
characteristics of women and men attending infertility
counselling. Hum Reprod. 2009 Feb;24(2):378-85.
13.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_trang_lo_au_va_anh_huong_cua_lo_au_tren_nhung_cap_vo_ch.pdf