KẾT LUẬN
Qua số liệu thu thập được, chúng tôi có một
số kết luận như sau:
- Trong 3 thời điểm được khảo sát, số lượng
vi khuẩn tăng có ý nghĩa ở mọi vị trí (kể cả khu
vực không diễn ra việc điều trị) tại thời điểm
trong điều trị so với trước và sau điều trị.
- Đánh giá riêng từng loại hình điều trị cho
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các
loại hình điều trị khác nhau (có hay không có sử
dụng dụng cụ quay) lên số lượng vi khuẩn trong
không khí tại từng thời điểm khảo sát.
- Tại mỗi ghế nha, số lượng vi khuẩn thu
được ở vị trí gần miệng BN cao hơn ở vị trí sau
lưng BN và sự khác biệt là có ý nghĩa.
- Các khúm vi khuẩn trong mẫu không khí
sau đánh giá bằng phương pháp nhuộm gram
và soi dưới kính hiển vi cho thấy đa số là cầu
khuẩn và trực khuẩn Gram (+).
- Đối với mẫu nước, kết quả cho thấy mẫu
nước trước điều trị không có vi khuẩn nhưng
sau điều trị thì mẫu nước từ tay khoan có nhiễm
khuẩn, sau khi định danh cho thấy là
Staphylococcus spp và Bacillus spp.
- Ngoài ra, trong các mẫu không khí, ghi
nhận được xuất hiện đáng kể của vi khuẩn tiêu
huyết và nấm với tần số từ 35-55%.
Đây là nhận định bước đầu về tình hình
nhiễm khuẩn trong không khí và nước ở các khu
điều trị khoa RHM trường ĐHYD qua các thời
điểm trong ngày. Tuy quy mô nghiên cứu nhỏ
và thời gian theo dõi không dài nhung kết quả
cho thấy tình trạng nhiễm khuẩn trong không
khí và nước rất đáng quan tâm. Cần có những
nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo với cỡ mẫu và
quy mô lớn hơn để có thể đánh giá đúng mức
ảnh hưởng khác nhau của các loại hình điều trị
lên mức nhiễm khuẩn môi trường, cũng như
những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nhằm
tìm ra phương pháp thích hợp để kiểm soát lây
nhiễm tốt hơn.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng nhiễm khuẩn nước và không khí ở các khu điều trị khoa RHM, Đại học Y dược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 169
TÌNH TRẠNG NHIỄM KHUẨN NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ
Ở CÁC KHU ĐIỀU TRỊ KHOA RHM, ĐHYD
Đặng Thị Minh Trang*, Ngô Thị Quỳnh Lan*
TÓM TẮT
Sự nhiễm khuẩn không khí và nước trong các khu điều trị là hậu quả của quá trình phát tán vi khuẩn vào
môi trường khi thực hiện các thủ thuật nha khoa. Đây là nguồn lây nhiễm chéo quan trọng đối với cả bác sĩ lẫn
bệnh nhân.
Mục tiêu: Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn trong không khí và nước tại các khu điều trị khoa RHM,
ĐHYD TPHCM.
Phương pháp nghiên cứu: Đối với đánh giá nhiễm khuẩn trong không khí, nghiên cứu sử dụng thạch
máu, tiến hành lấy mẫu tại khu vực không diễn ra điều trị (phòng chờ-nhận bệnh và hành lang) và tại khu vực
điều trị (ghế nha). Tại ghế nha, thu thập mẫu tại hai vị trí (trước mặt và sau lưng bệnh nhân) với các hoạt động
điều trị định trước (cạo vôi siêu âm, trám răng, phục hình, nhổ răng thường và nhổ răng khôn) qua ba thời điểm
(trước, trong, sau điều trị). Đối với đánh giá nhiễm khuẩn trong nước, sử dụng hộp thạch thường. Mẫu nước
được lấy từ bình chứa và tay khoan vào hai thời điểm trước và sau điều trị. Sau đó ủ các hộp thạch ở 37oC trong
24 giờ và tiến hành đếm số khúm vi khuẩn, nhuộm Gram. Mức độ nhiễm khuẩn trong không khí được đánh giá
bằng chỉ số AMI (Air Microbial Index) và mức nhiễm khuẩn cho phép trong nước là 500 CFU/ml (theo APHA).
Tất cả các đánh giá trên được lập lại lần thứ hai sau lần thứ nhất hai tháng.
Kết quả: Tại thời điểm trong khi đang điều trị, số lượng vi khuẩn trong không khí tăng có ý nghĩa tại mọi
khu vực, cao hơn tại vị trí gần miệng bệnh nhân so với vị trí sau lưng bệnh nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa
đánh giá được ảnh hưởng của các loại hình điều trị khác nhau lên chất lượng không khí. Về đánh giá tình trạng
nhiễm khuẩn trong nước, nghiên cứu cho thấy mẫu nước trước điều trị không bị nhiễm khuẩn nhưng ghi nhận
sự nhiễm khuẩn của mẫu nước từ tay khoan sau điều trị.
Kết luận: Tình trạng nhiễm khuẩn trong không khí tăng liên quan đến điều trị răng miệng sử dụng tay
khoan cao tốc.
Từ khóa: Nhiễm khuẩn không khí, nhiễm khuẩn nước.
ABSTRACT
ATMOSPHERIC AND WATER CONTAMINATION IN THE DENTAL CLINIC OF THE FACULTY OF
ODONTO-STOMATOLOGY
Dang Thi Minh Trang, Ngo Thi Quynh Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 169 - 176
The aim of this study was to assess atmospheric and water contamination at different areas of the dental
clinic of the Faculty of Odonto-Stomatology, University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City.
Material and method: Atmospheric contamination was evaluated by using blood agar plate. The tested
areas consisted of: non-treatment areas (patients’ lounge and walking areas) and treatment areas (at the dental
chair: in front of the patient’s mouth and behind the chair). Samples were collected before, during and after
predetermined dental procedures such as: ultrasonic scaling, filling, restorative work and extraction (including
*: Khoa RHM - Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Ngô Thị Quỳnh Lan ĐT: 0903125864; Email: ngothiquynhlan@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 170
that of wisdom tooth). Water line bacterial contamination was assessed on nutrient agar plate with samples taken
from both the water reservoir and dental hand pieces before and after treatment. All samples were incubated at
37oC for 24 hours, then stained and counted for visible colony forming units (CFU). Atmospheric contamination
was evaluated using the Air Microbial Index (AMI) and water bacterial contamination limit was based on
American Public Health Association (APHA) standard of 500 CFU/ml. All procedures and measurements were
repeated two months after, to check for reproducibility.
Results from the study showed that the amount of bacteria present in the atmosphere increased significantly
during dental procedures at all treatment areas, it was higher at locations in front of the patient compared to
behind the dental chair. However, the study had not determined the impact of different types of dental treatment
on air quality. It also showed that the water line samples collected before treatment were not contaminated, the
source of after treatment contamination could probably come from dental hand pieces.
Conclusion: Air and water spray used in combination with rotating instruments may cause atmospheric
contamination in areas where dental treatments are conducted.
Key words: Atmospheric contamination, water contamination.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Không khí luôn tồn tại một lượng nhất định
vi khuẩn thường trú, khả năng gây bệnh thấp.
Trong điều trị nha khoa, việc sử dụng một số
dụng cụ như tay khoan tốc độ cao, máy cạo vôi
siêu âm... đã làm gia tăng đáng kể sự nhiễm
khuẩn không khí do sự tạo thành các hạt khí
dung với nguồn vi khuẩn chủ yếu từ các nhiễm
trùng của bệnh nhân. Theo tạp chí của ADA(7),
nguy cơ lây nhiễm cao nhất đến từ hạt khí dung
loại nhỏ (đường kính dưới 50 μm, đặc biệt từ 0,5
đến 10 μm) vì thời gian tồn tại lâu trong không
khí và khả năng xâm nhập sâu vào đường hô
hấp gây ra các bệnh như: viêm phổi, lao, cúm,
bệnh Legionnaires, SARS, vv Ngoài ra, nước
sử dụng trong điều trị nha khoa có thể bị nhiễm
các nhóm vi khuẩn như Pseudomonas, Legionella,
và Mycobacteria(20) do sự thành lập lớp màng sinh
học (biofilm) trong hệ thống ống dẫn của ghế
nha theo thời gian. Đây là 2 nguồn lây nhiễm
chéo quan trọng giữa các bệnh nhân, đặc biệt là
những bệnh nhân suy giảm miễn dịch và ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe lâu dài của bác
sĩ điều trị.
Nhằm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn
không khí và nước ở các khu điều trị của khoa
RHM, ĐHYD, chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này với các mục tiêu cụ thể sau:
(1) Đánh giá và so sánh về số lượng vi khuẩn
trong không khí giữa các thời điểm: trước, trong
và sau điều trị tại từng khu điều trị và với
những loại hình điều trị khác nhau.
(2) Đánh giá và so sánh về số lượng vi khuẩn
trong không khí giữa các loại hình điều trị.
(3) Đánh giá và so sánh về số lượng vi khuẩn
trong không khí tại hai vị trí khảo sát: trước mặt
và sau lưng bệnh nhân tại các thời điểm.
(4) Đánh giá về mặt vi khuẩn trong nước của
máy nha khoa: từ bình chứa và từ tay khoan siêu
tốc tại các thời điểm: trước và sau buổi điều trị.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu quan sát cắt ngang mô tả,
thuộc nghiên cứu hợp tác đa trung tâm giữa
các trường đại học nha khoa các nước khu vực
sông Mê Kông.
Đối tượng nghiên cứu
- Không khí: tại các khu điều trị (khu điều trị
đa khoa, khu điều trị răng trẻ em - chỉnh hình
răng mặt, phòng tiểu phẫu) với các hoạt động
điều trị khác nhau như cạo vôi siêu âm, chữa
răng (trám răng, chữa tủy), nhổ răng thông
thường & nhổ răng khôn và phục hình răng; và
khu vực không trực tiếp điều trị là phòng chờ -
nhận bệnh và hành lang ngoài khu vực điều trị.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 171
- Nước: từ bình chứa của ghế nha và từ tay
khoan (tại khu điều trị khu điều trị đa khoa, khu
điều trị răng trẻ em - chỉnh hình răng mặt).
Phương tiện nghiên cứu
- Lấy mẫu không khí: hộp Petri đường kính
9 cm chứa thạch máu (Blood Agar-BA).
- Lấy mẫu nước: ống nghiệm vô trùng, đèn
cồn, ống bơm vô trùng, pipet 1ml, hộp Petri
đường kính 9 cm chứa thạch thường (Nutrient
Agar-NA).
Phương pháp nghiên cứu
Không khí
Thời điểm lấy mẫu: trước, trong, và sau khi
kết thúc buổi điều trị.
Quy trình lấy mẫu tại ghế nha tại mỗi thời
điểm lấy mẫu gồm:
- 1 hộp Petri đặt ngang tầm ngực và cách
miệng bệnh nhân 40cm, mở nắp hộp trong
5 phút.
- 1 hộp Petri đặt trên ghế thấp, cao 1m,
cách 1,5m sau lưng nha sĩ và bệnh nhân, mở
nắp 20 phút.
Tại các vị trí không thuộc khu vực điều trị:
mở nắp hộp Petri trong 20 phút.
Nước
Thời điểm lấy mẫu: buổi sáng, trước điều trị
và sau khi hoàn tất buổi điều trị.
Quy trình lấy mẫu: lấy 1ml nước theo quy
trình vô khuẩn.
Phương pháp nuôi cấy
Hộp thạch lấy mẫu không khí được ủ trong
tủ ấm ở nhiệt độ 37oC, trong vòng 24 giờ.
Mỗi mẫu nước được tráng trên 3 hộp thạch
Petri ở 3 nồng độ: nguyên chất, tỉ lệ 1/10, tỉ lệ
1/100 rồi ủ trong tủ ấm với nhiệt độ 37oC, trong
vòng 24 giờ.
Phân tích và đọc kết quả
Các khúm khuẩn hình thành được đếm (số
khúm/hộp với mẫu không khí và số khúm/ml
với mẫu nước) và nhuộm Gram.
Mức độ nhiễm khuẩn trong không khí: đánh
giá bằng chỉ số AMI (Air Microbial Index).
Số AMI CFU/ dm2 / h Chất lượng không khí
0 – 5 0 – 9 Rất tốt
6 – 25 10 – 39 Tốt
26 – 50 40 – 84 Trung bình
51 – 75 85 – 124 Xấu
≥ 76 ≥ 125 Rất xấu
Mức độ nhiễm khuẩn nước: mức nhiễm
khuẩn cho phép là 500 CFU/ml (theo APHA).
Xử lý thống kê
Thống kê mô tả: - Tính số lượng vi khuẩn TB
theo thời điểm, vị trí, loại hình điều trị.
- Tính tần số xuất hiện của vi khuẩn tiêu
huyết và nấm.
Thống kê suy lý: - Test Friedman: đánh
giá sự thay đổi số lượng vi khuẩn TB qua các
thời điểm.
- Test Wilcoxon: so sánh bắt cặp sự khác biệt
về số lượng vi khuẩn giữa các thời điểm, các vị
trí và các loại hình điều trị.
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
Số lượng vi khuẩn trong không khí theo
thời điểm lấy mẫu
So sánh về số lượng vi khuẩn tại các thời
điểm trước, trong và sau điều trị, kết quả cho
thấy thời điểm trong điều trị có số lượng vi
khuẩn tăng có ý nghĩa so với trước điều trị ở
tất cả khu điều trị, kể cả khu vực phòng chờ -
nhận bệnh (p ≤ 0,05: test Friedman). Sau đó,
mật độ vi khuẩn giảm nhanh ngay sau khi kết
thúc buổi điều trị, ở mức tương tự trước điều
trị. Sự thay đổi số lượng vi khuẩn TB trong
không khí ở hành lang qua 3 thời điểm là
không đáng kể (p = 0,607).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 172
Biểu đồ 1: Số lượng vi khuẩn TB ở từng thời điểm tại 5 khu vực khảo sát.
Bảng 1: So sánh số lượng vi khuẩn TB qua 3 thời
điểm khảo sát (Test Friedman).
Số lượng vi khuẩn trung bình
Tổng
cộng
(N =
34)
Khu
ĐT I (n
= 16)
Khu ĐT
III (n =
8)
P. tiểu
phẫu
(n = 4)
Phòng
chờ
(n = 4)
Hành
lang
(n = 2)
Trước
ĐT
47 44 109 53 129 103
Trong
ĐT
119 159 183 252 259 122
Sau ĐT 51 88 77 54 73 96
p 0,000 0,000 0,007 0,050 0,039 0,607
Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu
trên thế giới, chứng tỏ việc điều trị nói chung có
gây nhiễm khuẩn không khí ở mức độ nhất
định. Tình trạng nhiễm khuẩn tăng cao ở khu
vực phòng chờ - nhận bệnh trong thời gian diễn
ra điều trị gợi ý khả năng phát tán xa của vi
khuẩn qua các hạt khí dung (Grenier(6),
Rautemaa(19)). Khu vực hành lang không có sự
thay đổi lớn về số lượng vi khuẩn giữa các thời
điểm do môi trường khí trời luân chuyển và ít
chịu ảnh hưởng từ các điều trị trong phòng.
Bảng 2: So sánh bắt cặp số lượng vi khuẩn TB giữa
các thời điểm (Test Wilcoxon).
P
Trước -
Trong điều trị
Trước - Sau
điều trị
Trong - Sau
điều trị
Khu ĐT I 0,001 0,008 0,021
Khu ĐT III 0,051 0,150 0,012
Phòng tiểu phẫu 0,068 0,854 0,068
Hành lang 0,655 0,655 0,180
Phòng chờ 0,068 0,144 0,068
Số lượng vi khuẩn trong không khí theo
loại hình điều trị
Trong điều trị, số lượng vi khuẩn ghi nhận
với mọi điều trị đều tăng nhưng có sự khác biệt
giữa các điều trị khác nhau. Tuy nhiên sử dụng
test Wilcoxon để so sánh sự khác biệt trong ảnh
hưởng của các hoạt động điều trị lên mức nhiễm
khuẩn trong không khí qua các thời điểm điều
trị, kết quả không cho thấy sự khác biệt có ý
nghĩa giữa các hoạt động điều trị khác nhau.
Biểu đồ 2: Số lượng vi khuẩn TB so sánh giữa các loại hình điều trị qua các thời điểm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 173
Tuy không chứng minh được ảnh hưởng
khác nhau của việc sử dụng dụng cụ quay/máy
cạo vôi siêu âm trong việc tạo ra các hạt khí
dung, nhưng sau 2 lần lấy mẫu, ghi nhận được
số lượng vi khuẩn TB trong điều trị cạo vôi siêu
âm cao hơn khoảng 25% so với các điều trị khác
ở cùng khu. Tuy vậy, sự khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê, có thể do mẫu chưa đủ lớn và
do đặc điểm thiết kế của khu điều trị I và III là
khu điều trị đa khoa, gồm nhiều ghế và không
có sự ngăn cách giữa các ghế nha. Vì vậy mẫu
thu được có thể bị nhiễu từ các hoạt động nha
khoa lân cận, do đó khó có thể kết luận chính
xác về ảnh hưởng của từng loại hình điều trị.
Số lượng vi khuẩn trong không khí theo vị
trí đặt mẫu
Biểu đồ 3: Số lượng vi khuẩn TB giữa các vị trí đặt
mẫu.
Bảng 3: So sánh số lượng vi khuẩn TB giữa 2 vị trí ở
các khu vực (test Wilcoxon).
Địa điểm khảo sát
Khu ĐT I
(n = 24)
Khu ĐT III
(n = 12)
Phòng tiểu
phẫu (n = 6)
Vị trí
khảo sát
Trước mặt 124 156 125
Sau lưng 70 90 114
p 0,004 0,002 0,462
Tại khu điều trị đa khoa và khu điều trị
răng trẻ em- chỉnh hình răng mặt, số lượng vi
khuẩn TB của các mẫu thạch đặt trước mặt BN
cao hơn gần gấp 2 lần so với các mẫu đặt sau
lưng BN, khác biệt này có ý nghĩa (test
Wilcoxon). Tại phòng tiểu phẫu, sự khác biệt
số lượng vi khuẩn TB trong không khí giữa 2
vị trí là không có ý nghĩa.
Kết quả cho thấy số lượng vi khuẩn thu
được ở gần miệng BN cao hơn so với sau lưng
BN ở hầu hết các thời điểm phù hợp với giả
thuyết cho rằng vùng gần miệng bệnh nhân là
vùng không khí dễ bị nhiễm khuẩn nhất và
vùng sau lưng bệnh nhân ít nhiễm khuẩn hơn
(Timmerman và cs(25), Prospero và cs(18)) do các
hạt khí dung lớn (đk 50-100 μm) ít bị ảnh hưởng
bởi chuyển động của không khí, không phát tán
được xa và nhanh chóng lắng đọng trên các bề
mặt được tiếp xúc đầu tiên nên sẽ thu được khi
lấy mẫu ở vị trí gần và vào giai đoạn sớm của
việc điều trị. Mặt khác, sự tăng đáng kể số lượng
vi khuẩn ở vị trí sau lưng BN vào thời điểm
trong điều trị, gợi ý khả năng phát tán của vi
khuẩn qua các hạt khí dung nhỏ (đk nhỏ hơn 50
μm) tồn tại lâu và phát tán xa.
Đánh giá chất lượng không khí theo tiêu
chuẩn AMI
Bảng 4: Đánh giá chất lượng không khí theo tiêu
chuẩn AMI.
Khu vực khảo sát Thời điểm n TB Đánh giá
Khu ĐT I
Trước ĐT 16 44 Trung bình
Trong ĐT 16 159 Rất xấu
Sau ĐT 16 88 Xấu
Khu ĐT III
Trước ĐT 8 109 Xấu
Trong ĐT 8 183 Rất xấu
Sau ĐT 8 77 Trung bình
Phòng mổ
Trước ĐT 4 53 Trung bình
Trong ĐT 4 252 Rất xấu
Sau ĐT 4 54 Trung bình
Phòng chờ
Trước ĐT 4 129 Rất xấu
Trong ĐT 4 259 Rất xấu
Sau ĐT 4 73 Trung bình
Hành lang
Trước ĐT 2 103 Xấu
Trong ĐT 2 122 Xấu
Sau ĐT 2 96 Xấu
Nhìn chung, ở các khu điều trị, sau khoảng
13 tiếng không làm việc (từ 5 giờ chiều đến 6 giờ
sáng hôm sau), chất lượng không khí đầu giờ ở
khu I và phòng tiểu phẫu ở mức trung bình,
riêng không khí ở khu điều trị III ở mức xấu.
Trong điều trị, mức nhiễm khuẩn ở các khu điều
trị tăng lên từ xấu/rất xấu rồi khi kết thúc điều
trị giảm nhẹ còn trung bình/xấu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 174
Việc đánh giá chất lượng không khí theo
tiêu chuẩn AMI chỉ mang tính chất tương đối.
Theo Pasquarella và Pitzurra(16), mỗi khu vực
sẽ có mức nhiễm khuẩn giới hạn cho phép
tương ứng với đặc thù riêng của hoạt động
diễn ra nơi đó. Với môi trường bệnh viện nói
chung thì mức nhiễm khuẩn trung bình là
chấp nhận được. Ngoài ra số lượng vi khuẩn
trong không khí còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ
điều kiện thời tiết và khí hậu của từng vùng,
từng mùa, cần chú ý điều kiện khí hậu Việt
Nam là nóng ẩm và bụi bẩn nhiều. Bụi và độ
ẩm cao là môi trường thích hợp cho vi khuẩn
và nấm tồn tại và phát triển. Vì vậy cần có
thêm nhiều nghiên cứu trong cùng khu vực để
có thể thiết lập tiêu chuẩn thích hợp đánh giá
nhiễm khuẩn ở khu vực khí hậu nhiệt đới.
Mặt khác, còn có các yếu tố khác ảnh hưởng
chất lượng không khí của các khu điều trị. Yếu
tố thứ nhất là loại và kích thước của hạt khí
dung do liên quan trực tiếp đến khả năng phát
tán. Điển hình là cạo vôi siêu âm/sóng âm là loại
hình gây nhiễm khuẩn không khí cao nhất(7) vì
khả năng phát tán vật chất từ vùng làm việc do
áp suất nước cao và hơi thổi mạnh. Yếu tố thứ
hai là thành phần vi khuẩn sẵn có trong không
khí và mật độ người qua lại. Khu vực càng đông
người qua lại thì khả năng ô nhiễm không khí
càng cao (phòng chờ-nhận bệnh dù không diễn
ra việc điều trị nhưng lại có mức nhiễm khuẩn
tương đối cao do mật độ bệnh nhân ra vào lớn).
Và yếu tố cuối cùng cần quan tâm là hiệu quả
của hệ thống lọc và kiểm soát luồng khí lưu
thông trong phòng. Ngoài việc làm lạnh ra các
hệ thống điều hoà cần phải được bảo trì và nâng
cấp thường xuyên để không là nguồn ô nhiễm
không khí trong phòng điều trị.
Số lượng vi khuẩn trong nước
Trước điều trị, các mẫu nước hoàn toàn
không phát hiện vi khuẩn. Sau điều trị, tuy
nguồn nước từ bình chứa vẫn không có sự hình
thành khúm khuẩn, nhưng các mẫu nước từ tay
khoan có sự nhiễm khuẩn đáng kể. Tuy nhiên
do mẫu nhỏ, số lần khảo sát không nhiều, nên
không thể thực hiện các test kiểm định sự khác
biệt giữa hai thời điểm trước và sau điều trị.
Trước điều trị, mẫu nước từ 2 nguồn: bình
chứa và tay khoan, sau nuôi cấy không phát
hiện vi khuẩn chứng tỏ nguồn nước ta sử
dụng cho điều trị là sạch. Sau điều trị, nước từ
tay khoan cho thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn nhẹ
ở cả 2 lần lấy mẫu ở 2 khu điều trị. Mặc dù số
lượng vi khuẩn thu được không vượt quá mức
nhiễm khuẩn cho phép của Hiệp hội sức khỏe
cộng đồng Mỹ (APHA) nhưng vẫn gợi lên mối
quan ngại về nguồn nhiễm khuẩn nước từ các
dịch miệng của bệnh nhân. Giả thuyết được đề
ra là việc sử dụng áp lực hơi làm quay tay
khoan có thể tạo ra 1 áp lực âm khi tay khoan
dừng lại. Áp lực âm này có tác dụng làm rút
ngược 1 lượng nhỏ nước hòa lẫn dịch miệng từ
vùng làm việc vào tay khoan. Đây có khả năng
là nguồn lây nhiễm chéo khi sử dụng cùng 1
tay khoan cho nhiều bệnh nhân. Dù loại vi
khuẩn thu được là vi khuẩn thu được là vi
khuẩn thường trú trong miệng bệnh nhân này
thì vẫn có khả năng gây bệnh trên bệnh nhân
có vấn đề về hệ thống miễn dịch.
Đặc điểm vi sinh của các khúm vi khuẩn
Nhìn chung, các khúm khuẩn thu được từ
các mẫu không khí chủ yếu là loại cầu khuẩn và
trực khuẩn Gram (+). Dựa trên một số hình ảnh
sắp xếp đặc trưng của vi khuẩn trên kính hiển vi
và kinh nghiệm của kĩ thuật viên vi sinh, một số
khúm vi khuẩn được đánh giá là Streptococcus,
Staphylococcus và Bacillus. Tuy nhiên kết quả này
chỉ mang tính chất tham khảo.
Đối với các mẫu nước, sau nhuộm gram cho
thấy là cầu khuẩn và trực khuẩn Gram (+), với
hình ảnh gợi ý về Staphylococcus spp. và Bacillus
spp. Nguồn nước trước điều trị không bị nhiễm
khuẩn, có thể kết luận các vi khuẩn thu được từ
mẫu nước tay khoan sau điều trị bắt nguồn từ
BN và tương đồng với vi khuẩn phát tán trong
không khí.
Do nghiên cứu chưa định danh vi khuẩn
nên không thể có kết luận về độc lực cũng như
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 175
nguy cơ gây bệnh của các vi khuẩn thu được
trong không khí và nước. Đây là những loại vi
khuẩn thường trú trên da và niêm mạc miệng,
phát tán qua tiếp xúc, bụi hay các hạt nước
nhỏ, được xếp vào nhóm vi khuẩn cơ hội. Tuy
nhiên, đây cũng là những nhân tố gây bệnh cơ
hội thường gặp ở những bệnh nhân có vấn đề
về hệ thống miễn dịch.
KẾT LUẬN
Qua số liệu thu thập được, chúng tôi có một
số kết luận như sau:
- Trong 3 thời điểm được khảo sát, số lượng
vi khuẩn tăng có ý nghĩa ở mọi vị trí (kể cả khu
vực không diễn ra việc điều trị) tại thời điểm
trong điều trị so với trước và sau điều trị.
- Đánh giá riêng từng loại hình điều trị cho
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các
loại hình điều trị khác nhau (có hay không có sử
dụng dụng cụ quay) lên số lượng vi khuẩn trong
không khí tại từng thời điểm khảo sát.
- Tại mỗi ghế nha, số lượng vi khuẩn thu
được ở vị trí gần miệng BN cao hơn ở vị trí sau
lưng BN và sự khác biệt là có ý nghĩa.
- Các khúm vi khuẩn trong mẫu không khí
sau đánh giá bằng phương pháp nhuộm gram
và soi dưới kính hiển vi cho thấy đa số là cầu
khuẩn và trực khuẩn Gram (+).
- Đối với mẫu nước, kết quả cho thấy mẫu
nước trước điều trị không có vi khuẩn nhưng
sau điều trị thì mẫu nước từ tay khoan có nhiễm
khuẩn, sau khi định danh cho thấy là
Staphylococcus spp và Bacillus spp.
- Ngoài ra, trong các mẫu không khí, ghi
nhận được xuất hiện đáng kể của vi khuẩn tiêu
huyết và nấm với tần số từ 35-55%.
Đây là nhận định bước đầu về tình hình
nhiễm khuẩn trong không khí và nước ở các khu
điều trị khoa RHM trường ĐHYD qua các thời
điểm trong ngày. Tuy quy mô nghiên cứu nhỏ
và thời gian theo dõi không dài nhung kết quả
cho thấy tình trạng nhiễm khuẩn trong không
khí và nước rất đáng quan tâm. Cần có những
nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo với cỡ mẫu và
quy mô lớn hơn để có thể đánh giá đúng mức
ảnh hưởng khác nhau của các loại hình điều trị
lên mức nhiễm khuẩn môi trường, cũng như
những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nhằm
tìm ra phương pháp thích hợp để kiểm soát lây
nhiễm tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Dental Association (2007). “Dental unit water
quality”.
2. Audurier A., Fenneteau A., Rivire R., Raoult A. (1985).
“Bacterial contamination of the air in different operating
rooms”. Rev. Epidemiol Sante Publique. 33(2). pp. 134-141.
3. Blake GC (1963). “The incidence and control of infection in
dental spray reservoirs”. Br Dent J. 115. pp. 412-416.
4. Bộ môn Vi sinh Trường Đại học Y Dược TPHCM (2002).
“Vi khuẩn học”.
5. Cellini L., Di Campli E., Di Candia M., Chiavaroli G. (2001).
“Quantitative microbial monitoring in a dental office”. Public
Health. Jul; 115(4). pp. 301-305.
6. Grenier D (1995). “Quantitative Analysis of Bacterial Aerosols
in Two Different Dental Clinic Environments”. Applied and
environmental microbiology. Aug; 61(8). pp. 3165-3168.
7. Harrel S.K., Molinari J. (2004). “Aerosols and splatter in
dentistry: A brief review of the literature and infection control
implications”. JADA. April; 135. pp. 429-437.
8. Holbrook W.P., Muir K.F., Macphee I.T., Ross P.W. (1978).
“Bacteriaological investigation of the aerosol from ultrasonic
scalers”. Brit Dent J. pp. 144-245.
9. Kohn W.G., Harte J.A., Malvitz D.M., Collins A.S., Cleveland
J.L., Eklund K.J. (2004). “Guidelines for infection control in
dental health care settings-2003”. JADA. January; 135. pp. 33-
47.
10. Larato D.C., Ruskin P.F., Martin A., et al (1966). “Effect of a
dental air turbine drill on the bacterial counts in air”. J
Prosthet Dent. 16. pp. 758-765.
11. Legnani P., Checchi L., Pelliccioni G.A., et al (1994).
“Atmospheric contamination during dental procedures”.
Quintessence International. 25. pp. 435-439.
12. Al Maghlouth A., Al Yousef Y., Al Bagieh N. (2004).
“Qualitative and Quantitative Analysis of Bacterial Aerosols”.
J Contemp Dent Pract. November; 5(4). pp. 91-100.
13. Micik R.E., Miller R.L., Mazzarella M.A., Ryge G. (1969).
“Studies on dental aerobiology, I: bacterial aerosols generated
during dental procedures”. J Dent Res. 48(1). pp. 49-56.
14. Mills SE (2000). “The dental unit waterline controversy:
defusing the myths, defining the
solutions”. JADA. October; 131. pp. 1427-1441.
15. Osorio R., Toledano M., Liebana J., et al (1995).
“Environmental microbial contamination. Pilot study in a
dental surgery”. Int Dent J. 45. pp. 352-357.
16. Pasquarella C., Pitzurra O., Savino A. (2000). “Review: The
index of microbial air contamination”. Journal of Hospital
Infection. 46. pp. 241-256.
17. Pires F.R., Santos E.B.D., Bonan P.R.F., De Almeida O.P.,
Lopes M.A. (2002). “Denture stomatitis and salivary Candida
in Brazilian edentulous patients”. J Oral Rehabil. 29. pp. 1115-
1119.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 176
18. Prospero E., Savini S., Annino I. (2003). “Microbial aerosol
contamination of dental healthcare workers' faces and other
surfaces in dental practice”. Infect Control Hosp Epidemiol.
Feb; 24(2). pp.139-141.
19. Rautemaa R., Nordberg A., Wuolijoki-Saaristo K., Meurman
J.H. (2006). “Bacterial aerosols in dental practice: a potential
hospital infection problem?”. Journal of Hospital Infection. 64.
pp. 76-81.
20. Shepherd P.A., Shojaei M.A., Eleazer P.D., Van Stewart A.,
Staat R.H. (2001). “Clearance of biofilms from dental units
waterlines through the use of hydroperoxide ionphase
transfer catalysts”. Quintessence Int. 32. pp. 755-761.
21. Shivakumar K.M., Prashant G.M., Madhu Shankari G.S.,
Subba Reddy V.V., Chandu G.N. (2007). “Assessment of
atmospheric microbial contamination in a mobile dental
unit”. Indian J Dent Res. Oct-Dec; 18(4). pp.177-180.
22. Szymańska J., Wdowiak L., Puacz E., Stojek N.M. (2004).
“Microbial quality of water in dental unit reservoirs”. Ann
Agric Environ Med. 11 (2). pp. 355-358 .
23. Szymańska J (2005). “Evaluation of mycological
contamination of dental unit waterlines”. Ann Agric Environ
Med. 12. pp. 153-155.
24. Szymanska J. (2007). “Bacterial contamination of water in
dental unit reservoirs”. Ann Agric Environ Med. 14. pp. 137-
140.
25. Timmerman M.F., Menso L., Steinfort J., Van Winkelhoff A.J.,
Van Der Weijden G.A. (2004). “Atmospheric contamination
during ultrasonic scaling”. J Clin Periodontol. 31. pp. 458-462.
26. Yamamoto N., Kubota T., Tateyama M., Koide M., Nakasone
C., Tohyama M., et al. (2003). ”Isolation of Legionella anisa from
multiple sites of a hospital water system: the eradication of
Legionella contamination”. J Infect Chemother. 9. pp. 122-125.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_trang_nhiem_khuan_nuoc_va_khong_khi_o_cac_khu_dieu_tri.pdf